Ebolavior

Chương 3: Ngày phán xét – hồi 2: *sans-souci*

fantawoai

10/07/2020

Khi trời mới chỉ tờ mờ sáng và phía bên ngoài kia màn đêm vẫn còn bao phủ cảnh vật không gian, tôi đã nhanh chóng thức dậy sửa soạn cho ngày trọng đại của anh mình. Tôi bước đến nhà tắm, sẽ chẳng bao giờ tôi tắm sớm như hôm nay, nhưng có lẽ bản thân mong muốn rằng mọi việc đều diễn ra 1 cách tốt đẹp, 1 khởi đầu mới mẻ cho 2 người chẳng hạn, nên việc tắm sạch sẽ làm tâm trạng tôi thoải mái hơn hẳn.

Từng gáo nước ụp vào người từ đầu xuống chân làm tôi thoáng run 1 lúc, 2 con mắt nhắm tịt theo phản xạ tự nhiên

– Lạnh thật!

Tôi vơ lấy bàn chải và bắt đầu đánh tung mồm mình lên. Vị buốt của kem đánh răng khiến tinh thần như được tiếp thêm ngọn lửa tỉnh táo. Liếc ánh mắt nhìn vào gương, cả thân thể trần trụi của chính mình đang phơi bày ra trước mắt, tự dưng tôi lại nhớ đến thời nguyên thủy xa xưa và nổi bật trong đó là hình ảnh của Adam và Eva. Bắt đầu những hình ảnh phong phú và sinh động về cơ thể con gái trong từng bộ phim mới lớn mà tôi xem ùa về nhảy múa trong đầu. Tôi nhớ đến Chi, bỗng dưng phút chốc cảm thấy nóng mặt. Tôi bèn hít thở thật sâu và tạm không nghĩ đến những hình ảnh đen tối để tiếp tục công việc.

Bước ra ngoài và cầm trên tay bộ quần áo lịch sự, tôi nâng niu ngắm nhìn và cẩn thận trải truốt cho thật phẳng phiu rồi bắt đầu mặc. Chất vải của áo sơ mi mềm mại làm tôi thích thú

– Long ơi, sao mày đẹp trai thế Long? – tôi tự nói với chính mình trước gương

Đúng là người đẹp vì lụa, lúa tốt vì người nông dân. Chậm rãi tôi chải mái tóc hất ngược ra phía sau theo kiểu David Beckham và không quên dùng gel để giữ nếp, miệng lẩm bẩm hát bài quen thuộc.

– So as long as I live I’ll love you. Will have and hold you. You look so beautiful in white. And from now til my very last breath. This day I’ll cherish.You look so beautiful in whiteeeee.

Bỗng cánh cửa phòng mở ra, anh tôi tiến lại gần với cái vẻ mặt ngạc nhiên

– Mày là ai và mày đã làm gì em trai tao?

– Gớm! Thằng em dậy sớm mà như kiểu sinh vật lạ ấy?

– Thế mục đích của mày đến Trái Đất là gì?

Tôi vớ ngay đôi tất ném vào người anh mình

– Ha ha, trông mày hôm nay cũng đẹp trai dữ tợn đấy!

– Khổ. Em cũng không muốn thế nhưng nó lại thành ra thế

– Thôi đừng, mày hoang tưởng ít thôi! Mà sớm cái gì? 7h rồi đấy!

– Chết chết! Đã 7h rồi à, xuống xuống xem lại nhà cửa phông bạt thôi..

Tôi kéo tay anh nhanh chóng đi xuống tầng chợt anh hất phăng tay tôi ra.

– Tao không biết cho mày đi với bộ dạng này trong ngày ăn hỏi tao có phải là 1 quyết định sai lầm của tao không nữa?

– Sao vậy đại ca?

– Mặc nốt cái quần vào thằng ôn!

Tôi đứng sững lại nhìn xuống

– Chết thật! Thế nào lại quên được nhở?

Tôi bối rối mặc nốt cái quần vào, chỉnh lại trang phục cho gọn gàng, tươm tất.

– Quá ổn.

Xuống phòng khách, đôi chim bồ câu đã được dán ngay ngắn cạnh tên 2 người. Tôi đảo mắt nhìn xuống mấy chén nước bỏ dở kèm theo hạt dưa vứt vương vãi khắp sàn nhà mà lòng cảm thấy khó chịu, liền với lấy cái chổi quét ra ngoài rồi ngồi xuống ghế thư giãn.



Bố mẹ tôi vẫn còn đang loay hoay sửa soạn chạy ra chạy vào gọi nhau í ới, ngoài nhà những người thân họ hàng bắt đầu đến dần. Chắc anh tôi cũng đang tỉ mỉ chăm chút cho bản thân, hóa ra có mình tôi là xong việc.

Đôi pháo giấy để ở 1 góc, tôi ngồi nhìn quanh cũng chán nên ra cầm chơi.

– Phụt!!!

Lỡ tay bắn luôn vào trong nhà, tiếng mẹ tôi vọng ra ngoài.

– Cái gì nổ ngoài đấy thế?!

– Pháo đểu mẹ ạ, thế nào con đang lấy chổi vơ nhầm đôi pháo tự dưng nó nổ tung 1 cái – tôi chữa cháy ngay

– Mày chẳng được cái việc gì cả, con với cái, vô tích sự!

– Nhầm tí mà mẹ, nói to thế người ta nghe thấy bây giờ.

– Quét ngay đi!!

Ấy thế là tôi lại bị mắng sa sả vào mặt, không hiểu sao bố tôi lại chịu được mẹ tôi.

– Em đến rồi nè!

Chi nhắn tin đến làm tôi như quên chuyện vừa nãy phi ngay ra ngoài. Đập vào mắt, em mặc chiếc váy ngắn màu đỏ, đi đôi giày búp bê, chiếc áo phông ngộ nghĩnh với hình totoro in trước ngực. Mái tóc đã buộc cao lên và khuôn mặt trắng trẻo xinh hẳn thường ngày.

– Em xinh như thế này thì anh biết phải làm sao?

– Không phải khen!

Tôi nắm tay em đi vào nhà mời em ngồi xuống

– Cháu chào bác ạ!

– Chi à, ngồi đi cháu, sao không bảo thằng Long đến đón!

– Thôi không cần bác ạ, mọi người cứ chuẩn bị mọi thứ cho thật hoàn hảo là được ạ!

Em nói thế làm tôi mát cả lòng, cũng may lúc này đã mặc quần không thì chết. Không khí bên ngoài đã bắt đầu đông vui hơn, tiếng nhạc đánh xập xình đủ mọi kiểu mốt. Tôi đành để em ngồi chơi đi chuẩn bị cho gia đình, thỉnh thoảng em đưa ánh mắt trìu mến nhìn tôi khiến trong lòng cảm thấy ấm áp.

Đúng 8 giờ, mọi người bắt đầu đi đến nhà gái, Chi ngồi sau xe máy tôi. Lễ vật đã được các thanh niên bê đi lên đầu đoàn: trầu và cau tươi 1 buồng, bánh cốm, bánh phu thê, bánh đậu xanh rồi tiền dẫn cưới cho vào 2 phong bì,phải có lễ vật dẫn cưới để thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô gái. Nói theo cách xưa là: nhà trai bỗng dưng được thêm người, còn nhà gái thì ngược lại. Mặt khác, lễ vật cũng biểu thị được sự quý mến, tôn trọng của nhà trai đối với cô dâu tương lai. Tất cả các lễ vật đã được sắp xếp gọn gàng và thẩm mỹ bày vào quả sơn son thếp vàng (mâm đồng đánh bóng) phủ vải đỏ.

Đoàn người đi theo hàng làm nhốn nháo cả 1 khu phố, tôi đi sau thật chậm ngắm nhìn ngày vui như trẩy hội của anh trai mình.

– Chi, ngày mai mình cũng làm 1 suất nhé!

– Thôi đi ạ, ai lấy anh làm gì, suốt ngày để anh sai vặt à?

– Làm gì mà ghê gớm thế cưng?

– Kệ anh!

Em nói xong và ôm tôi, miệng nở nụ cười. Tôi không nói gì thêm vì bỗng dưng những chiếc “sans – souci” chở đoàn người bê tráp khiến tôi bồi hồi nhớ lại kỷ niệm xưa cũ: 1 tuổi thơ êm đềm.

Ngày đó, tôi cùng bà lang thang dạo chơi khắp phố phường Hà Nội, những chiếc xích lô là phương tiện chuyên chở chủ yếu, nếu ai không từng 1 lần ngồi trên nó thì cuộc đời hẳn phải mất đi 1 nửa tâm hồn. Giờ đây bất chợt gặp một màu đỏ rực, vừa như lạ vừa như quen. Quen vì nó đã từng gắn bó máu thịt với Hà Nội ngàn năm văn hiến ở một quá khứ chưa quá xa. Lạ là vì nó không còn vẻ mộc mạc, giản dị như xưa mà được cách tân lịch sự và sang trọng hơn, lại mang một cái tên rất Tây: “Sans-Souci”.



Có thể nhiều cái đã mất nhưng xích lô thì vẫn còn đây. Không biết liệu tôi có thể tìm lại cảm giác của mình khi một ngày dạo phố Hà Nội trên những chiếc xích lô mới mẻ này hay không? Có thể là không khi mà cuộc sống đã đổi khác, và cảm giác ấy nếu không có được cũng không thể đổ tại cái xích lô.

Sans-Soucis đã từng tồn tại qua những ngày tháng khắc nghiệt nhất, khi mà xích lô bị cấm lưu thông, thì sức sống của nó cũng đáng được người ta trân trọng.

Phố Hà Nội cho người ta nhiều món quà mà không phải nơi đâu cũng có thể cho được. Đó là những con phố ngắn lãng mạn và trữ tình, là mùi hương hoa sữa, là gió heo may với một cảm giác khác lạ, là những món quà truyền thống… Và xích lô nữa! Nó đã là linh hồn của Hà Nội, của những khu phố cổ, mà nếu một ngày thiếu vắng bóng dáng xích lô, người Hà Nội sống trong khu phố cổ sẽ cảm thấy thiếu thiếu một điều gì đó. Giữa phố xá đông đúc, những chiếc xích lô đi lại thật chậm rãi và an nhàn, như một điểm nhấn làm cho phố đậm đà chất “phố” hơn.

Ngồi trên xích lô chạy chầm chậm qua những con phố nhỏ. Cảm giác thật sự tuyệt vời. Phố xá chầm chậm. Con người chầm chậm. Tự mình thoả sức ngắm nghía những hàng cây, mái nhà và quán xá. Tháp Rùa vừa ngay trước mắt thoáng chốc đã lùi về sau lưng, và chỉ vài phút sau thôi đã thấy nó thấp thoáng trong tầm mắt.

Về cái tên San-Souci có nghĩa là không lo âu, vô tư đi. Tôi cũng lấy ý nghĩa của điều này mà sống, cho cuộc sống luôn vui vẻ và thanh thản. Cũng như một người con xa nhà, cuộc sống dù có khó khăn đến mấy nhưng khi mẹ gọi điện lên vẫn luôn bảo:“Con vẫn ổn!”. Đó là cái tư tưởng. Tư tưởng vô tư sẽ giúp ta đi qua những khó khăn một cách dễ dàng. San-Souci đồng thời cũng là tên một lâu đài rất nổi tiếng của nước Đức mà tôi vô cùng yêu thích vì phong cách Gothic đặc trưng của nó. Đây là nơi diễn ra hội nghị Potsdam lịch sử sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Đoàn người đi vòng đến Hoàng Diệu, 1 trong những con phố thân thương từ lâu đã quá quen thuộc với những đứa con sinh ra và lớn lên ở chốn kinh kì, thời gian không dài cũng chẳng quá ngắn, nó “vừa đủ” để thuộc lòng từng góc phố, từng đoạn đường gắn liền với tuổi thơ cho đến lúc trưởng thành.  Phố nhiều cây, đi tới đâu mà chẳng có. Ngay ở trung tâm Sài Gòn là vô số đoạn phố phủ rợp bóng xanh mát cao vun vút. Ấy thế nhưng phố ở Hà Nội thì lại khác, khác lắm. Nhất là khi tháng 10 gõ cửa, chưa đủ lạnh, chỉ khẽ run người khi đi qua những con đường lá đang rụng trong gió.

Tôi có thể khẳng định rằng, chẳng có nơi nào đẹp như Hà Nội. Bởi chỉ cần đi qua vài con phố như Hoàng Diệu, như Phan Đình Phùng…, thật lạ là ai cũng cảm nhận rõ ràng cảm xúc của mình. Một nỗi buồn rất nhẹ, như thể đang tiếc nuối điều gì đó, tự nhiên ập đến nhẹ nhàng thế thôi nhưng cũng đủ da diết, nhớ nhung lắm. Buồn, nhưng lại dễ chịu, đó chính là nét rất riêng của phố vào thu ở Hà Nội, chẳng thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu.

Nếu không phải những ai từng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, thì thật sự rất khó có thể lột tả được vẻ đẹp nơi đây qua từng câu văn đắt giá đi vào lòng người, vì có thể phải mất hơn nửa cuộc đời, sau khi đã bôn ba khắp mọi nơi, có nhiều trải nghiệm với cuộc sống tấp nập, chen chúc. Chỉ đến khi lạc lõng giữa những ngã 4, bùng binh nườm nượp người, những giao lộ vun vút xe là xe…, mới cảm nhận sâu sắc sự nhớ da diết Hà Nội vắng lặng “của riêng mình”, 1 khoảng lặng trong tâm hồn, đủ để dừng chân và nghỉ ngơi sau mọi bộn bề lo toan…

Từ khi mở mắt sinh ra, những gì là thủa sơ khai của Hà Nội đã hình thành trong tâm trí, nó nhẹ nhàng, nó ngọt ngào, nó dắt chúng ta đi từ ký ức này đến ký ức khác, là những trưa hè đổ lửa hay những đêm đông lạnh giá, tất cả đều có một đặc trung riêng mà không thể lẫn đi đâu được, đó là cái “hồn phố”.

Nếu phải tìm một cái tên khác đặt cho con phố Phan Đình Phùng, chắc tôi sẽ gọi đó là “Con đường đẹp nhất Hà Nội”, nhất là đoạn cắt ngang với Hoàng Diệu. Hai hàng cổ thụ bên đường to cao, những cành cây chĩa ra khiến ngoài trời dù nắng đến đâu, khi rọi xuống đường chỉ thấy bóng râm mát, nó giống như 1 khu rừng nguyên sinh tươi mới, mát lành mà ta chỉ muốn mê mẩn trong đó mãi.

Người Hà Nội hàng ngày đi qua con đường này, quen thuộc đến mức nhớ mùa sấu ra từng chùm hoa trắng bé tí xíu, cho đến mùa trút lá, nhuộm đường thành những góc vàng lãng mạn.

Có lẽ, người Hà Nội muốn lưu giữ nét trầm mặc, tĩnh lặng gần như tuyệt đối trên phố Phan Đình Phùng, để mỗi lần nhắc đến, họ vẫn tự hào gọi Phan Đình Phùng là con đường đẹp nhất Hà Nội.

Trước đây, con đường này còn được gọi là đại lộ Carnot và sau cách mạng tháng Tám năm 1945 được đổi thành đường Phan Đình Phùng. Con phố này có những dãy nhà được xây theo kiến trúc cổ của Pháp đầu thế kỷ 20, có nhà thờ Cửa Bắc cổ kính, trường trung học phổ thông Phan Đình Phùng, 1 trong những ngôi trường cổ của Hà Nội cùng với Chu Văn An, và đặc biệt có hai bên vỉa hè rất rộng nhưng không hề ồn ào hàng quán cửa hiệu như các dãy phố đắt đỏ khác tại Hà Nội.

Đường Hoàng Diệu trong tôi, là một con đường rộng rãi vô cùng với hai hàng cây cổ thụ, vỉa hè rộng, và vắng đến độ nếu đi qua đây vào buổi trưa, mình sẽ nghe thật rõ những tiếng lá cây xào xạc bên đường. Không hiểu sao tôi lại yêu những con đường vắng vẻ đến thế, phải chăng sự yên bình ấy mới là đặc trưng không thể lẫn với bất cứ phố phường nào trên cả nước, mới khiến những người đang bôn ba phải nhớ da diết, rồi nức nở khi hồi tưởng lại.

Có lẽ, chỉ khi đi qua con phố này, người ta mới cảm nhận sâu sắc không gian Hà Nội xưa đang trải ra trước mắt. Những ngôi biệt thự xây theo kiến trúc Pháp, đặc biệt, ngôi nhà của đại tướng Võ Nguyên Giáp (số 30 đường Hoàng Diệu) là trung tâm của cụm di tích lịch sử văn hoá, nằm giữa khu phố kiến trúc Pháp điển hình của Hà Nội. Mọi thứ hòa với những tán cây xà cừ cao lớn, phủ bóng, tạo nên một tổng thể cổ kính, trầm mặc hoàn toàn không lẫn với bất cứ con phố nào khác tại Hà Nội.

Không một âm thanh tạp nham nào, một sự ồn ào náo nhiệt nào chạm được vào con phố Hoàng Diệu này. Chả trách mà khi gió lạnh đã bắt đầu rủ nhau luẩn quẩn níu chân người Hà Nội, những đứa con xa nhà lại nhớ những chiều tháng 10 vắng vẻ đến như thế. Những buổi trưa không nắng, mưa bụi ray ray, hai hàng xà cừ bên đường thi thoảng lại rào rào lên trong gió tạo nên những âm thanh chẳng thể bình yên và cổ xưa hơn được nữa.

2 hàng cây to cao 2 bên vỉa hè che nắng cho cả con đường. Tôi để xe sang 1 góc phố và kéo tay Chi lại gần, cả 2 cùng bắn pháo chúc mừng, tiếng pháo nổ giòn giã ngập trong sắc đỏ, anh tôi vận lại trang phục chỉnh tề, chậm rãi từng bước đến cùng đoàn bê tráp, bố mẹ tôi đứng nhìn con mình lấy vợ mà không kìm được niềm xúc động, bên trong chị Vân mặc chiếc áo dài đỏ truyền thống, khuôn mặt trang điểm xinh tươi, đôi mắt long lanh rạng rỡ, mái tóc xoăn bước đến. 2 người ra mắt tổ tiên bằng cách thắp hương lên bàn thờ. Xong xuôi, cầm ấm trà đi từng bàn để rót nước mời khách. Đến lượt tôi.

– Thank you thank you! – tôi đùa vui

– Bao giờ thì đến lượt em hả Long! – Chị dâu tương lai hỏi tôi

Chi ngồi cạnh chỉ biết cười mỉm, 2 anh chị tiếp tục mời những quan khách 2 họ khác.

Tiếng chuông điện thoại tôi bỗng phát ra.

– Chi, em đợi anh tí nhé!

Tôi vội vã tìm 1 chỗ vắng người để giảm tiếng ồn

– Alo?

– Chào người yêu cũ, đã lâu không gặp anh!

Không thể ngờ người chủ số điện thoại đang đứng trước mặt tôi lại là Vy…

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện bách hợp
Vạn Cổ Thần Đế

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Ebolavior

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook