Quyển 1 - Chương 11
Hoa Minh
20/07/2013
Lúc tôi từ trên giường lăn xuống, do hơi cao nên đụng phải chân bàn làm cái chén vô tội cùng tôi kêu loảng xoảng. Trong phòng tối đen, một tiếng vỡ vang lên làm cho người ta nhiệt huyết sôi trào.
Vân Châu ở ngoài cửa sổ vội vàng bảo tôi: “Bé con?”
Tôi từ trên đất đứng lên, chậm rãi đến gần cửa sổ, cầm lấy một góc áo cứ vò mãi, vò mãi, vò đi vò lại vò đến nửa ngày mà chẳng vò ra được nửa lời nào.
Trong lòng đang rối rắm quá. Vân Châu lại gõ gõ cửa sổ: “Bị con chuột bắt đi rồi sao? Muội mà không lên tiếng, huynh sẽ phá cửa vào đó”
Tôi đầu óc chợt loé, bịt mũi, kéo cao cổ họng, giả giọng nửa đêm mèo kêu, meo meo meo meo hai tiếng xem như là đáp lại.
Tiếng kêu vừa xong thì bỗng ở góc phòng thoát ra rõ là một con mèo tròn xoe tròn xoe, hai móng vuốt giơ lên, bộ dạng kiểu miêu tặc đe doạ nhìn tôi.
Tiếng Vân Châu bên ngoài trầm xuống, mãi một lúc sau lại ho nhẹ một cái nói: “Chuyện kia…Lời ta vừa mới nói với muội, muội có nghe thấy không?”
Tôi nghĩ một lúc lại vươn cổ họng kêu meo meo một tiếng. Hắn cười rộ lên: “Muội không muốn nói, ta cũng thấy là muội nghe được đi”
Tôi lại tiếp tục kêu meo meo một tiếng nữa.
Hắn lại hạ thấp giọng cười: “Vậy còn muội, tâm tư cũng giống ta sao?”
Tôi mặc kệ. Hắn lại tiếp tục cười: “Bé con, muội đang thẹn thùng đấy sao?”
Tôi sờ sờ mặt, xác thực là rất nóng.
“Muội không nói, ta đây nghĩ là muội chấp nhận”
“..”
Lại thấy hắn ngây ngốc cười: “Bé con, muội có biết không? Đêm nay sao rất đẹp, trăng lại rất tròn rất sáng nữa.”
Sao đẹp, trăng tròn đến cuối cùng lúc lặn hắn mới rời đi.
Vân Châu lần này vẫn cùng Vân lão gia tử đến, cũng không phải bệnh cũ của Vân lão gia tử tái phát mà là lão nhân gia của hắn muốn dẫn hắn từ trong sách phu tử đi ra ngoài học buôn bán ở kinh thành, thực chất là luyện tập để trở thành một thương nhân xuất sắc.
Trước một ngày chiều chạng vạng, tôi cùng Vân Châu chậm chạp đi trên bờ cát, trong ánh hoàng hôn buông dần, mặt trời đỏ tròn, lửa đỏ sơn trà, trong nước đôi vịt vỗ vỗ cánh kêu cạc cạc.
Tôi nói: “Xem kìa, đôi uyên ương”
Vân Châu lảo đảo một lát, dừng chân mới mở miệng nói: “Ta ngày mai….sẽ đi”
Tôi nga một tiếng. Hắn lại nói: “Ước chừng phải hơn nửa năm mới trở về”
Tôi lại tiếp tục nga một tiếng.
Hắn đột ngột dừng bước. Tôi cũng theo chân hắn dừng lại. Ấnh mắt hắn sáng quắc nhìn tôi, tôi cũng nhìn lại hắn, hai người nhìn nhau, anh nhìn tôi đến, tôi nhìn anh đi mãi cho đến lúc da đầu tôi run lên, tim đập thình thịch liên hồi, đang định cúi đầu tránh lại nghe hắn nói với tôi: “A Ly, ta muốn lấy muội”
Tôi kinh ngạc. Khi hết ngạc nhiên, tôi chưa kịp ngậm miệng lại thì bỗng thấy sắc trời đột nhiên thay đổi, chỉ loáng một cái mây đen kéo về đầy trời, cuồng phong rít gào, con ốc sên bị gió quăng đi xa, một chốc mưa to ầm ầm như trút nước.
Chúng tôi đứng rét run một hồi. Mãi sau lúc tôi bắt đầu hắt xì, môi run rẩy. Ngoại tổ của tôi bắt mạch, viết rất nhiều gì đó, sau nấu canh gừng, bưng một bát đến cho tôi uống.
Vân Châu thì bi kịch hơn, sốt cao nằm liệt giường.
Ban đêm Vân lão gia tử đến thăm tôi, đi đến trước mặt cười tủm tỉm vỗ vỗ đầu của tôi nói: “A Ly, Vân ca ca của con sắp rời đi rồi, chẳng lẽ con không có gì đưa cho hắn làm kỷ niệm sao?”
Tôi cảm thấy đưa vật kỷ niệm thật chả ra làm sao cả, chán lắm, nên sau một hồi lục tung lên chỉ phát hiện chân trái còn một chiếc giầy thêu.
Tôi thắc mắc một hồi rồi vui mừng tháo giầy ném lên trên cửa sổ.
Hôm sau Vân Châu giảm sốt, Vân lão gia tử dọn dẹp lên dường rời cốc.
Lúc đi, Vân Châu cầm giầy thêu của tôi nói với tôi: “A Ly, sang năm, sang năm nữa ta sẽ lấy muội”
Tôi thấy mặt nóng lên, xuay người trông thấy Vân lão gia tử cùng ngoại tổ hai người nhìn chúng tôi im lặng mỉm cười.
Tôi mặt càng nóng hơn, cúi đầu cầm góc áo vặn, lúng túng nói: “Huynh, huynh còn có thể trở về sao?”
Hắn hạ giọng cười bảo: “A Ly, muội yên tâm, cho dù cách núi đao, biển lửa, huynh cũng sẽ trở về”
Lúc lên xe ngựa, hắn cầm tay tôi nói: “Hãy nhớ kỹ lời của huynh nói nhé”
Xe ngựa lại chậm rãi đi xa dần trên con đường nhỏ, chim điểu bay đi tìm mồi, chim con kêu chiêm chiếp đòi ăn, tôi lại trèo lên tường nhìn theo bóng xe ngựa từ từ đi xa dần, trong lòng lại đột nhiên nổi lên thương cảm.
Tôi lại giống chín tuổi năm ấy lần đầu tiên tiễn hắn rời đi, cứ đứng mãi trên tường cho đến khi hoàng hôn buông xuống.
Ngoại tổ ngủ được một giấc, ngủ đến khi hoàng hôn mới tỉnh thong thả bước đến đỡ tôi từ trên tường xuống, nặng nề thở dài: “Đúng là nha đầu ngốc”
Tôi cầm tay áo của ông hỏi: “Ngoại tổ ơi, sang năm, sang năm nữa là khi nào vậy?”
Ngoại tổ trầm tư một lúc rồi đáp: “chắc là phải đợi đến năm sau năm sau nữa”
“Vậy không phải rất lâu sao?”
“Không lâu, không lâu đâu, con ăn mấy móng giò, nằm mơ vài lần là sẽ đến thôi”
Tôi nga một tiếng, rũ mắt xuống, đè ngực, buồn buồn nói: “Con cảm thấy trong lòng rất trống trải, thực khó chịu, giống như bị bệnh đó, bị bệnh thì không nên ăn thịt cá, mà đêm nay khủng hoảng thì không thể ăn móng giò được rồi.”
“Không phải vậy, A Ly con còn không biết, kỳ thật móng giò cũng có thể chữa được bệnh đó”
Tôi kinh ngạc: “Bệnh gì vậy?”
Ngoại tổ cười tủm tỉm nói: “Con còn nhớ đại thi nhân Mạch Kiếp sao, thơ về móng heo đó: trư chân nam oa, xuân đến mua mấy chỉ, nguyện quân ăn nhiều chút, vật ấy trị tương tư” (Câu này ai hiểu dịch nghĩa cho tui với)
Tôi chắc chắn rằng ngoại tổ chính là một thần y có tâm nhộn nhạo. Xuân đi xuân đến, trong nháy mắt lại một mùa xuân nữa.
Năm sau hoa sơn trà đang bắt đầu nở, giống như trước là một màu đỏ say lòng người, toàn cốc toả ra mùi hoa sơn trà, cây liễu xanh rủ xuống. Ngày đầu tiên tôi dài cổ đợi, đợi mãi cho đến hoàng hôn. Tôi lại trèo tường xuống, dẫm lên trên đất, từng bước từng bước trở về.
Ngày hôm sau vẫn đợi mà không thấy đến.
Tôi tự an ủi bản thân, không sao, thời gian còn dài, ngày hôm qua chưa đến, ngày hôm nay chưa đến thì có thể ngày mai tới thôi.
Ngày thứ ba vẫn đợi không thấy đến.
Ngày thứ tư, ngày thứ năm….mãi cho đến ngày thứ ba mươi tôi vẫn như trước leo lên tường ngồi dài cổ nhìn ra xa.
Thẳng đến một ngày, trong cốc bỗng nhiên xuất hiện một ông lão mặc đạo bào ở lại trong cốc hai ngày, đến ngày thứ ba trước khi rời đi nói với tôi: “Đừng đợi nữa, thời điểm chưa tới, có chờ cũng không đến”
Lúc đó tôi đang đứng trên tường nghe vậy sửng sốt một hồi, khi tỉnh lại mới nhảy xuống tường chạy đuổi theo ông lão hỏi một câu thì đã không thấy người đâu rồi. Tôi ngây ngốc đứng trong cốc đón gió, cảm giác trong mắt như có hạt cát cộm cộm, hốc mắt thật sự rất đau, rất đau.
Ban đêm tôi hỏi ngoại tổ: “Ngoại tổ, người nói Vân Châu sẽ trở về sao?”
Ngoại tổ trả lời: “Sẽ về, sẽ về”
Tôi chần chừ nói: “Có thật không?’
Ngoại tổ nghiêm nghị bảo: “Làm thần y trên giang hồ ai cũng kính ngưỡng, nói dối thì thật đáng xấu hổ”
Tôi cụp mắt xuống: “Nhưng, nhưng con đã chờ rất lâu”
Ngoại tổ cười to nói: “Đừng vội, đừng vội, con còn có ngoại tổ nữa, ngoại tổ sẽ cùng con từ từ chờ là được”
Từ từ mà chờ. Tôi lúc đó cũng không biết thực ra ngoại tổ cũng không có kiên nhẫn thêm ngày nào để chờ được nữa rồi.
Tôi vẫn cứ lấy “từ từ chờ” sẽ là một ngày qua tiếp một ngày, hy vọng mãi, Cho đến bây giờ tôi cũng không nghĩ tới, ngoại tổ của tôi sẽ già dần đi, ông cũng là con người, cũng có sinh, lão, bệnh, tử.
Một buổi sáng, tôi mở cửa nhìn thấy ông đang ngồi ở trước giàn hoa mùa hè, mắt hơi hơi khép, khuôn mặt thật an tường.
Tôi gọi ông, ngoại tổ, lại gần gọi ông nhiều lần, ngoại tổ, ngoại tổ, gọi mãi mà không thấy ngoại tổ trả lời.
Cứ như thế, đột nhiên mà đi không hề có dấu hiệu gì.
Tôi nghiêng ngả, lảo đảo chạy đến, nâng ông dậy, gắt gao ôm ông vào ngực, nước mắt trào ra.
Ngày thứ ba, phụ thân từ kinh thành đến Dược sư cốc. Sau khi an táng ngoại tổ xong, mấy ngày sau dục tôi cùng ông trở về.
Tôi nhìn dám hoa sơn trà chói mắt kia, nói: “Có thể chờ một chút được không?”
Tôi chờ người kia, hắn vẫn còn chưa có đến.
Tôi nghĩ chờ một chút chắc là hắn sẽ đến.
Nhưng có lẽ không đến rồi. Mãi cho đến khi hoa sơn trà tàn hắn vẫn như thế không trở về.
Hắn đã từng nói: “A Ly, ta muốn lấy muội”
Hắn từng nói: “A Ly, muội yên tâm, cho dù cách núi đao hay biển lửa, ta nhất định sẽ trở về”
Nhưng rồi, nhưng rồi không có. Lại một mùa xuân nữa trôi qua, tiếp theo một mùa xuân nữa lại đến, rồi lại đi.
Khi rời đi đã là cuối mùa xuân, sơn trà đã tàn, trong cốc sắc xuân vẫn còn đọng một chút, mà tôi vẫn thuỷ chung nhớ rõ một mùa xuân năm nào, cùng phong cảnh giống nhau, cũng có chim yến về làm tổ, trong ao có đôi vịt bơi lội, gió nhẹ, nước trong, sơn trà nhuộm đỏ.
Chỉ là thiếu đi một chút màu áo, một khuôn mặt thiếu niên đẹp đến chói mắt mà thôi.
Vân Châu ở ngoài cửa sổ vội vàng bảo tôi: “Bé con?”
Tôi từ trên đất đứng lên, chậm rãi đến gần cửa sổ, cầm lấy một góc áo cứ vò mãi, vò mãi, vò đi vò lại vò đến nửa ngày mà chẳng vò ra được nửa lời nào.
Trong lòng đang rối rắm quá. Vân Châu lại gõ gõ cửa sổ: “Bị con chuột bắt đi rồi sao? Muội mà không lên tiếng, huynh sẽ phá cửa vào đó”
Tôi đầu óc chợt loé, bịt mũi, kéo cao cổ họng, giả giọng nửa đêm mèo kêu, meo meo meo meo hai tiếng xem như là đáp lại.
Tiếng kêu vừa xong thì bỗng ở góc phòng thoát ra rõ là một con mèo tròn xoe tròn xoe, hai móng vuốt giơ lên, bộ dạng kiểu miêu tặc đe doạ nhìn tôi.
Tiếng Vân Châu bên ngoài trầm xuống, mãi một lúc sau lại ho nhẹ một cái nói: “Chuyện kia…Lời ta vừa mới nói với muội, muội có nghe thấy không?”
Tôi nghĩ một lúc lại vươn cổ họng kêu meo meo một tiếng. Hắn cười rộ lên: “Muội không muốn nói, ta cũng thấy là muội nghe được đi”
Tôi lại tiếp tục kêu meo meo một tiếng nữa.
Hắn lại hạ thấp giọng cười: “Vậy còn muội, tâm tư cũng giống ta sao?”
Tôi mặc kệ. Hắn lại tiếp tục cười: “Bé con, muội đang thẹn thùng đấy sao?”
Tôi sờ sờ mặt, xác thực là rất nóng.
“Muội không nói, ta đây nghĩ là muội chấp nhận”
“..”
Lại thấy hắn ngây ngốc cười: “Bé con, muội có biết không? Đêm nay sao rất đẹp, trăng lại rất tròn rất sáng nữa.”
Sao đẹp, trăng tròn đến cuối cùng lúc lặn hắn mới rời đi.
Vân Châu lần này vẫn cùng Vân lão gia tử đến, cũng không phải bệnh cũ của Vân lão gia tử tái phát mà là lão nhân gia của hắn muốn dẫn hắn từ trong sách phu tử đi ra ngoài học buôn bán ở kinh thành, thực chất là luyện tập để trở thành một thương nhân xuất sắc.
Trước một ngày chiều chạng vạng, tôi cùng Vân Châu chậm chạp đi trên bờ cát, trong ánh hoàng hôn buông dần, mặt trời đỏ tròn, lửa đỏ sơn trà, trong nước đôi vịt vỗ vỗ cánh kêu cạc cạc.
Tôi nói: “Xem kìa, đôi uyên ương”
Vân Châu lảo đảo một lát, dừng chân mới mở miệng nói: “Ta ngày mai….sẽ đi”
Tôi nga một tiếng. Hắn lại nói: “Ước chừng phải hơn nửa năm mới trở về”
Tôi lại tiếp tục nga một tiếng.
Hắn đột ngột dừng bước. Tôi cũng theo chân hắn dừng lại. Ấnh mắt hắn sáng quắc nhìn tôi, tôi cũng nhìn lại hắn, hai người nhìn nhau, anh nhìn tôi đến, tôi nhìn anh đi mãi cho đến lúc da đầu tôi run lên, tim đập thình thịch liên hồi, đang định cúi đầu tránh lại nghe hắn nói với tôi: “A Ly, ta muốn lấy muội”
Tôi kinh ngạc. Khi hết ngạc nhiên, tôi chưa kịp ngậm miệng lại thì bỗng thấy sắc trời đột nhiên thay đổi, chỉ loáng một cái mây đen kéo về đầy trời, cuồng phong rít gào, con ốc sên bị gió quăng đi xa, một chốc mưa to ầm ầm như trút nước.
Chúng tôi đứng rét run một hồi. Mãi sau lúc tôi bắt đầu hắt xì, môi run rẩy. Ngoại tổ của tôi bắt mạch, viết rất nhiều gì đó, sau nấu canh gừng, bưng một bát đến cho tôi uống.
Vân Châu thì bi kịch hơn, sốt cao nằm liệt giường.
Ban đêm Vân lão gia tử đến thăm tôi, đi đến trước mặt cười tủm tỉm vỗ vỗ đầu của tôi nói: “A Ly, Vân ca ca của con sắp rời đi rồi, chẳng lẽ con không có gì đưa cho hắn làm kỷ niệm sao?”
Tôi cảm thấy đưa vật kỷ niệm thật chả ra làm sao cả, chán lắm, nên sau một hồi lục tung lên chỉ phát hiện chân trái còn một chiếc giầy thêu.
Tôi thắc mắc một hồi rồi vui mừng tháo giầy ném lên trên cửa sổ.
Hôm sau Vân Châu giảm sốt, Vân lão gia tử dọn dẹp lên dường rời cốc.
Lúc đi, Vân Châu cầm giầy thêu của tôi nói với tôi: “A Ly, sang năm, sang năm nữa ta sẽ lấy muội”
Tôi thấy mặt nóng lên, xuay người trông thấy Vân lão gia tử cùng ngoại tổ hai người nhìn chúng tôi im lặng mỉm cười.
Tôi mặt càng nóng hơn, cúi đầu cầm góc áo vặn, lúng túng nói: “Huynh, huynh còn có thể trở về sao?”
Hắn hạ giọng cười bảo: “A Ly, muội yên tâm, cho dù cách núi đao, biển lửa, huynh cũng sẽ trở về”
Lúc lên xe ngựa, hắn cầm tay tôi nói: “Hãy nhớ kỹ lời của huynh nói nhé”
Xe ngựa lại chậm rãi đi xa dần trên con đường nhỏ, chim điểu bay đi tìm mồi, chim con kêu chiêm chiếp đòi ăn, tôi lại trèo lên tường nhìn theo bóng xe ngựa từ từ đi xa dần, trong lòng lại đột nhiên nổi lên thương cảm.
Tôi lại giống chín tuổi năm ấy lần đầu tiên tiễn hắn rời đi, cứ đứng mãi trên tường cho đến khi hoàng hôn buông xuống.
Ngoại tổ ngủ được một giấc, ngủ đến khi hoàng hôn mới tỉnh thong thả bước đến đỡ tôi từ trên tường xuống, nặng nề thở dài: “Đúng là nha đầu ngốc”
Tôi cầm tay áo của ông hỏi: “Ngoại tổ ơi, sang năm, sang năm nữa là khi nào vậy?”
Ngoại tổ trầm tư một lúc rồi đáp: “chắc là phải đợi đến năm sau năm sau nữa”
“Vậy không phải rất lâu sao?”
“Không lâu, không lâu đâu, con ăn mấy móng giò, nằm mơ vài lần là sẽ đến thôi”
Tôi nga một tiếng, rũ mắt xuống, đè ngực, buồn buồn nói: “Con cảm thấy trong lòng rất trống trải, thực khó chịu, giống như bị bệnh đó, bị bệnh thì không nên ăn thịt cá, mà đêm nay khủng hoảng thì không thể ăn móng giò được rồi.”
“Không phải vậy, A Ly con còn không biết, kỳ thật móng giò cũng có thể chữa được bệnh đó”
Tôi kinh ngạc: “Bệnh gì vậy?”
Ngoại tổ cười tủm tỉm nói: “Con còn nhớ đại thi nhân Mạch Kiếp sao, thơ về móng heo đó: trư chân nam oa, xuân đến mua mấy chỉ, nguyện quân ăn nhiều chút, vật ấy trị tương tư” (Câu này ai hiểu dịch nghĩa cho tui với)
Tôi chắc chắn rằng ngoại tổ chính là một thần y có tâm nhộn nhạo. Xuân đi xuân đến, trong nháy mắt lại một mùa xuân nữa.
Năm sau hoa sơn trà đang bắt đầu nở, giống như trước là một màu đỏ say lòng người, toàn cốc toả ra mùi hoa sơn trà, cây liễu xanh rủ xuống. Ngày đầu tiên tôi dài cổ đợi, đợi mãi cho đến hoàng hôn. Tôi lại trèo tường xuống, dẫm lên trên đất, từng bước từng bước trở về.
Ngày hôm sau vẫn đợi mà không thấy đến.
Tôi tự an ủi bản thân, không sao, thời gian còn dài, ngày hôm qua chưa đến, ngày hôm nay chưa đến thì có thể ngày mai tới thôi.
Ngày thứ ba vẫn đợi không thấy đến.
Ngày thứ tư, ngày thứ năm….mãi cho đến ngày thứ ba mươi tôi vẫn như trước leo lên tường ngồi dài cổ nhìn ra xa.
Thẳng đến một ngày, trong cốc bỗng nhiên xuất hiện một ông lão mặc đạo bào ở lại trong cốc hai ngày, đến ngày thứ ba trước khi rời đi nói với tôi: “Đừng đợi nữa, thời điểm chưa tới, có chờ cũng không đến”
Lúc đó tôi đang đứng trên tường nghe vậy sửng sốt một hồi, khi tỉnh lại mới nhảy xuống tường chạy đuổi theo ông lão hỏi một câu thì đã không thấy người đâu rồi. Tôi ngây ngốc đứng trong cốc đón gió, cảm giác trong mắt như có hạt cát cộm cộm, hốc mắt thật sự rất đau, rất đau.
Ban đêm tôi hỏi ngoại tổ: “Ngoại tổ, người nói Vân Châu sẽ trở về sao?”
Ngoại tổ trả lời: “Sẽ về, sẽ về”
Tôi chần chừ nói: “Có thật không?’
Ngoại tổ nghiêm nghị bảo: “Làm thần y trên giang hồ ai cũng kính ngưỡng, nói dối thì thật đáng xấu hổ”
Tôi cụp mắt xuống: “Nhưng, nhưng con đã chờ rất lâu”
Ngoại tổ cười to nói: “Đừng vội, đừng vội, con còn có ngoại tổ nữa, ngoại tổ sẽ cùng con từ từ chờ là được”
Từ từ mà chờ. Tôi lúc đó cũng không biết thực ra ngoại tổ cũng không có kiên nhẫn thêm ngày nào để chờ được nữa rồi.
Tôi vẫn cứ lấy “từ từ chờ” sẽ là một ngày qua tiếp một ngày, hy vọng mãi, Cho đến bây giờ tôi cũng không nghĩ tới, ngoại tổ của tôi sẽ già dần đi, ông cũng là con người, cũng có sinh, lão, bệnh, tử.
Một buổi sáng, tôi mở cửa nhìn thấy ông đang ngồi ở trước giàn hoa mùa hè, mắt hơi hơi khép, khuôn mặt thật an tường.
Tôi gọi ông, ngoại tổ, lại gần gọi ông nhiều lần, ngoại tổ, ngoại tổ, gọi mãi mà không thấy ngoại tổ trả lời.
Cứ như thế, đột nhiên mà đi không hề có dấu hiệu gì.
Tôi nghiêng ngả, lảo đảo chạy đến, nâng ông dậy, gắt gao ôm ông vào ngực, nước mắt trào ra.
Ngày thứ ba, phụ thân từ kinh thành đến Dược sư cốc. Sau khi an táng ngoại tổ xong, mấy ngày sau dục tôi cùng ông trở về.
Tôi nhìn dám hoa sơn trà chói mắt kia, nói: “Có thể chờ một chút được không?”
Tôi chờ người kia, hắn vẫn còn chưa có đến.
Tôi nghĩ chờ một chút chắc là hắn sẽ đến.
Nhưng có lẽ không đến rồi. Mãi cho đến khi hoa sơn trà tàn hắn vẫn như thế không trở về.
Hắn đã từng nói: “A Ly, ta muốn lấy muội”
Hắn từng nói: “A Ly, muội yên tâm, cho dù cách núi đao hay biển lửa, ta nhất định sẽ trở về”
Nhưng rồi, nhưng rồi không có. Lại một mùa xuân nữa trôi qua, tiếp theo một mùa xuân nữa lại đến, rồi lại đi.
Khi rời đi đã là cuối mùa xuân, sơn trà đã tàn, trong cốc sắc xuân vẫn còn đọng một chút, mà tôi vẫn thuỷ chung nhớ rõ một mùa xuân năm nào, cùng phong cảnh giống nhau, cũng có chim yến về làm tổ, trong ao có đôi vịt bơi lội, gió nhẹ, nước trong, sơn trà nhuộm đỏ.
Chỉ là thiếu đi một chút màu áo, một khuôn mặt thiếu niên đẹp đến chói mắt mà thôi.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.