Chương 15
Thi Định Nhu
13/06/2014
Lần đầu tiên tôi đi máy bay, ngồi khoang hạng nhất. Tiếc là tôi có một tật xấu, chính là vô cảm với hoàn cảnh xung quanh.
Nói cách khác, dù trong điều kiện tốt hay xấu, đối với tôi mà nói, chẳng có gì khác nhau. Ghế trong khoang hạng nhất rất rộng, có thể hạ xuống ngủ. Nên tôi cảm thấy rất thỏa mãn rồi.
Tôi đang ngủ thì bị Lịch Xuyên đánh thức. Anh kêu tôi đi tắm cho tỉnh táo, còn cố ý chuẩn bị nước lạnh, nhưng mà, tôi ngồi trong bồn tắm, ngồi một lúc lại ngủ quên mất. Tôi đem theo ba túi du lịch và một ba lô. Ba túi này không to lắm, nhưng không có túi nào to hơn để tôi nhét hết tất cả vào. Lịch Xuyên nói, nhìn là biết tôi không phải là người hay đi nhiều. Đi xa nhà, mang theo càng ít túi càng tốt. Anh lấy mọi thứ trong ba chiếc túi ra, bỏ vào cái va li to anh thường dùng khi đi công tác. Khóa mật mã lại. Tôi bỏ vào va li nhiều thứ linh tinh: vịt nướng đóng gói sẵn, thịt vịt muối, khô bò, cá khô, đậu phộng muối, cặp sách mới, hộp bút mới, nguyên bộ dụng cụ học tập mới - toàn là những thứ em trai tôi thích. Năm bình thuốc và một chiếc áo len loại xịn, là quà cho ba tôi. Còn lại là các loại mứt trái cây, trái cây sấy khô và kẹo để tặng bà con và bạn bè.
Tôi hâm mộ nhìn Lịch Xuyên sắp xếp hành lý giúp tôi, phân loại rõ ràng, sắp xếp gọn gàng.
“Sao trên va li của anh có một chữ thập màu trắng vậy? Sao không phải chữ thập màu đỏ?” Tôi chỉ vào logo.
“Anh là người Thụy Sĩ.”
Tôi nhìn anh, vẻ mặt không hiểu.
“Em thấy dao bấm của Thụy Sĩ bao giờ chưa?”
“Chưa.”
“Nếu anh phê bình em thiếu kiến thức về văn hóa quốc tế, em có giận không?”
“Chắc chắn là giận.”
“Vậy thì thôi.” Anh thở dài “Dù sao nhìn dáng vẻ em bây giờ, có nói cũng không nhớ đâu.”
“Ờ, cảm ơn anh sắp xếp hành lý cho em, em ngủ thêm một chút nữa đây.” Tôi dựa vào sô pha ngủ gật.
“Không được ngủ, sắp phải đi rồi.”
“10 phút thôi mà, được không?”
Anh suy nghĩ, bất đắc dĩ nhìn tôi “Ngủ đi. Nếu biết em buồn ngủ dữ vậy, anh sẽ mua vé ngày mốt.”
Tôi không biết tôi ra khỏi hoa viên Long Trạch như thế nào. Tóm lại, tôi lại ngủ gật trên xe Lịch Xuyên, tới sân bay, anh đánh thức tôi: “Tiểu Thu, lên máy bay rồi thì đừng quan tâm gì hết, cứ nằm xuống ngủ luôn đi. Đến nơi sẽ có người gọi em dậy.”
“Ờ.” Tôi mơ màng đáp “Lịch Xuyên, mua cho em một ly cà phê đi, em buồn ngủ quá.”
“Đừng uống cà phê.” Anh nói “Em ngủ không đủ giấc, uống gì cũng vậy thôi.”
“Đúng là, trước đây em cũng hay thức đêm mà…”
Trong lúc mơ mơ màng màng, tôi không nhớ mình đã nói gì với anh, tạm biệt anh như thế nào. Tóm lại, tôi lên máy bay, tìm được chỗ ngồi, chuyện đầu tiên tôi làm chính là gài dây an toàn, sau đó kéo chăn lên đắp.
Ngồi cạnh tôi là một ông bác trung niên, đồ vest lịch sự, người rất mập, vẻ phúc hậu.
“Cô đi máy bay lần đầu đúng không?” Ông bác bắt chuyện.
“Dạ.” Tuy tôi rất nhiệt tình, nhưng tôi buồn ngủ quá, nên không muốn nói tiếp.
“Tới giờ ăn trưa sẽ có Häagen-Dazs [1]. Cô nhớ hỏi tiếp viên hàng không.”
[1] Một nhãn hiệu kem nổi tiếng của Đức, được mệnh danh là kem ngon nhất thế giới.
“Dạ, cảm ơn bác.”
Tôi vốn định hỏi Häagen-Dazs là gì, nghĩ lại thấy không hỏi thì hơn, đỡ phải nói nhiều.
Đang lúc máy bay cất cánh, ai cũng yên lặng.
Thừa dịp này, tôi vội vàng đeo đồ bịt mắt.
Khi tôi tỉnh lại, ông bác kế bên nói cho tôi biết, chỉ còn 5 phút nữa là tới Côn Minh. Trong lúc ngủ, tôi đã bỏ mất những món ngon sau:
- Canh gà hầm nhừ, đồ nguội thượng hạng, trái cây các loại, bánh ngọt các loại, phô mai các loại, bánh mì các loại.
- Gà luộc Văn Xương, cá hầm nước dừa, gà hầm rau củ, gà hấp muối, cơm trái dừa, cơm chiên Dương Châu.
- Thịt bò bít tết, hải sản, các món thịt gà thịt vịt.
- Các món đặc sản Quảng Đông: canh gà hầm nhừ, bồ câu sốt nấm đông cô, vịt xiêm hầm ốc giác.
- Mì hoành thánh Quảng Đông, bánh canh bột khoai.
- Một phần cơm tây, rượu ngoại.
- Häagen-Dazs.
Ông bác nói, ông và tiếp viên hàng không cố gắng đánh thức tôi, nhưng không được. Bây giờ máy bay đang hạ cánh.
Tuy nhiên, ông bác nói thêm, ông có nhờ tiếp viên hàng không gói cơm trưa lại cho tôi rồi. Ông bác cố ý chọn rau trộn và món nguội, như vậy xuống máy bay vẫn ăn được.
Tôi cảm động rớt nước mắt, cảm ơn rối rít.
Xuống máy bay, lấy hành lý, tôi lên xe bus của sân bay tới bến xe đường dài, lại đi xe đò thêm 3 tiếng rưỡi nữa, cuối cùng cũng về tới nhà!
Nhà tôi không có điện thoại, ba tôi chỉ biết đại khái tuần này tôi sẽ về, nhưng không biết ngày cụ thể. Trường trung học của em trai tôi - Tiểu Đông - cũng đã nghỉ Tết. Em trai nhìn thấy tôi, liền méc: “Chị, chị về rồi! Ba nấu cơm dở quá trời!”
Được lắm, uổng công nuôi lớn thằng nhóc này, nó chỉ nhớ cơm tôi nấu.
Để tiết kiệm, hàng ngày Tiểu Đông đều đạp xe 20 phút về nhà ăn trưa. Hồi trước tôi thường dậy sớm nấu ba hộp cơm trưa, một hộp cho ba tôi, một hộp cho em tôi, một hộp cho tôi, tự mỗi người đem đến trường hâm lại ăn. Từ khi tôi ôn thi đại học, ba tôi khăng khăng giành chức vị này, thức ăn ba tôi nấu, tôi thấy ăn tạm qua bữa cũng được, nhưng Tiểu Đông nuốt không vô. Ngày nào nó cũng than thở. Nên cuối tuần tôi chỉ có thể nấu một nồi cá kho và một chảo đậu hũ chiên ngũ vị hương, cho nó mỗi ngày đem theo ăn. Tôi vừa đi học đại học, em tôi nói, ba dạy lớp 12, trách nhiệm nặng hơn, thường quên dậy sớm nấu sẵn cơm trưa, chờ tan trường rồi, ba mới ba chân bốn cẳng chạy về nhà nấu.
“Ba đâu rồi?” Tôi hỏi.
“Đi chấm thi rồi. Nói 5 giờ về, khi nào về sẽ đổi bình gas.”
“Em đó, lớn rồi chứ nhỏ nhít gì nữa đâu, ba bị bệnh, em còn để ba đổi bình gas hả?” Tôi nghe nó nói là bực mình, đá nó một cái.
“Em đòi đi đổi mà ba không cho, sợ em còn nhỏ dễ bị cụp xương sống.”
“Ba đâu có ở nhà.” Tôi kéo bình gas ra “Vậy đi, chị không sợ cụp xương sống, để chị đi cho.”
“Chị là con gái, sau này còn sinh con nữa, không thể bị cụp xương sống được.” Tiểu Đông la lớn, chạy đến giựt bình gas lại, trong chớp mắt đạp xe đạp chạy mất tăm.
“Haiz, cuối cùng cũng lớn rồi, biết thương chị mày rồi.” Tôi vui quá, nhìn theo bóng em trai mà khen.
Tôi liền thay đồ, đổi giày, xách giỏ đi chợ.
“Tiểu Thu về rồi hả?”
“Dạ.”
“Tiểu Thu mới về hả!”
“Dạ, con chào chú Tiền.”
“Tiểu Thu về rồi, mai qua nhà chị ăn cơm nha! Chị sẽ nấu gà hầm hạt dẻ, vịt hầm chanh. Sẵn tiện em khuyên thằng con nhà chị vài câu luôn, năm nay nó thi đại học mà không lo học gì hết. Giúp chị nha!”
“Dạ được ạ!”
Đây là thị trấn nhỏ, ai cũng biết tôi.
Tôi mua thức ăn xong, liền đến quầy tạp hóa gọi điện thoại đường dài. Vừa về đến nhà tôi liền phát hiện, điện thoại vẫn đang dò sóng, đang “tìm kiếm” không bao lâu thì hết pin, tôi đổi cục pin khác, xem thử thấy vẫn chưa bắt được sóng, liền quăng điện thoại vào túi, ra ngoài tìm một chỗ gọi điện thoại đường dài. Tôi bấm số của Lịch Xuyên.
“Lịch Xuyên, tới nhà rồi!”
“Vậy à? Nhanh há.” Anh nói.
“Anh còn ở Bắc Kinh hả?”
“Anh còn ở Hạ Môn, anh tới trước em.”
“Lịch Xuyên, cảm ơn anh mua vé máy bay cho em, còn sắp xếp hành lý cho em, còn cho em mượn va li nữa. Còn…” Lịch Xuyên giúp tôi nhiều quá, cảm ơn bao nhiêu cũng không đủ.
“Không có gì, di động của em dùng được không?”
“Không được, không có sóng. Em đang gọi cho anh ở quầy tạp hóa.”
“Mắc không?”
“Rất mắc. Em không nói lâu được.”
“Đợi chút.” Anh nói “Anh có bỏ thẻ ATM vào một ngăn nhỏ trong va li cho em, mật mã là 0907. Anh biết em không muốn nhận tiền của anh, thẻ đó không nhiều tiền lắm, chỉ để đề phòng thôi.”
“Không không không, thật đó, em không cần.”
“Tiểu Thu, nghe lời anh.”
“Ừ.” Tôi nghẹn ngào “Em nhớ anh.”
“Anh cũng nhớ em.”
“Sao là 0907, có ý nghĩa gì?”
“Sinh nhật anh. Em có nhớ không, hôm đó em làm đổ cà phê đầy người anh đó?”
“Sao lại là ngày đó?” Không biết vì sao, miệng tôi mằn mặn, nước mắt lặng lẽ tuôn.
“Chứng tỏ mình có duyên với nhau.”
“Bữa đó cũng là sinh nhật em.”
“Em gạt anh.”
“Thật đó. Khi nào về em sẽ đưa chứng minh cho anh xem.”
Tôi tưởng rằng, từ khi mẹ tôi qua đời, trên đời này, sẽ không còn ai chăm sóc tôi nữa. Đối với ba tôi, em tôi, tôi vẫn cho rằng, nếu nói tôi là con gái, chị gái, chi bằng nói tôi là mẹ của hai người này. Tôi chỉ tổ chức sinh nhật ba lần, cả ba lần đều là lúc mẹ tôi còn sống. Mẹ mất rồi, ba tôi bị sốc nặng, suốt mười mấy năm trời sống như người mất hồn, không biết mình là ai. Vì vậy, tôi và Tiểu Đông chưa bao giờ tổ chức sinh nhật, thậm chí còn kị nhắc tới sinh nhật của mình. Bởi vì sinh nhật Tiểu Đông chính là ngày giỗ mẹ tôi.
“Tiểu Thu… anh làm sao liên lạc với em?”
“Em sẽ gọi điện thoại cho anh thường xuyên. Chỉ có cách này thôi.” Tôi nén nước mắt, vì dì Trương tiệm tạp hóa rất thân với ba tôi, tôi không thể để lộ cảm xúc trước mặt dì.
“Chúc anh năm mới vui vẻ, tạm biệt.”
“Em giữ gìn sức khỏe, tạm biệt.”
Tôi trốn sau gốc cây nhỏ, gạt nước mắt, trấn định cảm xúc. Tôi dặm thêm phấn, nhìn gương mặt trắng nõn. Sau đó, tôi xách giỏ lên chậm rãi đi về nhà.
Lúc sắp tới nhà, từ xa tôi đã thấy ba tôi, ông một mình cô đơn đứng trước cửa, ánh chiều nghiêng nghiêng chói lóa, tôi không thấy rõ mặt ông.
“Ba!”
“Về rồi à.” Kỳ lạ, ông không cười.
“Ba, con mua nhiều đồ ăn lắm, tối nay nấu mấy món ngon ngon cho cả nhà ăn!” Tôi bước tới ôm ông, cảm giác được cả người ông cứng lại.
“Ba! Sao vậy?”
“Con đi máy bay về?” Giọng ông lạnh lẽo.
Tim tôi gần như đóng băng ngay lập tức.
“Khoang hạng nhất?” Ông nhìn tôi chăm chăm, giống như không quen tôi “Tiền ở đâu ra?”
Tôi không nói gì. Tôi không biết nói dối, nhất là trước mặt ba tôi.
“… Dạ… một người bạn cho con mượn… con không mua được vé tàu lửa.”
“Bạn nào? Bạn trai hả?” Ông lạnh lùng nhìn tôi “Nó giúp con như vậy, con phải trả cho nó cái gì?”
“Con… con không có…”
“Đi theo ba.” Tay ông bắt lấy tay tôi như gọng kềm sắt, gần như là kéo tôi đi về đầu kia của khu phố.
Rất nhiều người nhìn hai cha con với ánh mắt hiếu kỳ. Tôi giả bộ cười, giả bộ không đau, giả bộ như đang đi dạo với ba tôi.
Càng đi thì chân tôi càng run lên. Vì tôi biết ba tôi muốn dẫn tôi đi đâu.
Chúng tôi vào trạm y tế của thị trấn, bác sĩ Triệu, bạn thân của ba tôi, ở đó. Tôi đi vào, thấy bác sĩ Triệu chuẩn bị đi ra ngoài. Ba tôi bước lên, thì thầm vào tai ông mấy câu.
Vẻ mặt bác sĩ Triệu biến sắc, giật mình nhìn tôi, lắc đầu: “Chuyện này khó làm lắm, kiểm tra cũng không dễ đâu.”
Ba tôi nghiêm giọng: “Lão Triệu!”
Bác sĩ Triệu nói với tôi: “Tiểu Thu, ba con yêu cầu bác làm… kiểm tra cho con.”
Tôi khoanh tay trước ngực, chống đối: “Con không làm.”
“Không làm chuyện gì đáng xấu hổ thì sợ gì?” Ba tôi lớn tiếng.
“Bác Triệu, năm nay bác bao nhiêu tuổi rồi?” Tôi hỏi lại.
Ông sửng sốt: “Năm mươi lăm.”
“Bác dám đụng vào con, con sẽ kiện bác quấy rối tình dục. Bác là bác sĩ nổi tiếng, bác biết rõ, nếu bệnh nhân không muốn khám, thì bác sĩ không được ép.”
Bác Triệu nhìn ba tôi, khó xử.
Ba tôi không nói gì, một lúc sau, ông lạnh lùng nói từng chữ một: “Thật ra con đã làm gì ở Bắc Kinh hả?!”
“Haiz, lão Tạ, Tiểu Thu còn nhỏ. Lại xa nhà, sống khó khăn, ông nên nghe nó giải thích, không có chuyện gì là không thể tha thứ được.”
Ba tôi rất ít khi tức giận, nhưng tôi nhận ra giọng ông run run.
Ông móc từ túi tiền ra một thứ: “Cái này nó mua cho con, đúng không?”
Điện thoại di động màu hồng. Ông đã lục túi xách của tôi.
Tôi tưởng ông không biết dùng di động, không ngờ chỉ có vài giây ông đã tìm được số điện thoại của Lịch Xuyên. Thật ra cũng rất dễ, trong máy chỉ có số của một mình anh.
Ông bấm số gọi cho anh, không có sóng nên không gọi được.
“Phiền ông, lão Triệu, cho tôi mượn điện thoại trong văn phòng ông một chút.”
Tôi im lặng đứng cạnh cửa, nghe ông nói chuyện điện thoại:
“Cho hỏi, số điện thoại XXXXXXXXX có phải là số của anh không?”
“Tôi là ba của Tiểu Thu. Cậu biết Tiểu Thu đúng không? Cậu là ai? Tên gì?” Ba tôi nghiêm giọng.
“Cậu nghe cho kỹ đây, Vương Lịch Xuyên.” Ông hét lớn vào điện thoại “Con gái tôi mới 17 tuổi, tuy rằng nó còn nhỏ không hiểu chuyện, cũng không cần cậu chăm sóc. Xin cậu giơ cao đánh khẽ, tha cho nó. Nếu cậu dám tiếp tục liên lạc với nó, cho dù phải lên trời xuống đất, cho dù phải liều mạng, tôi cũng không tha cho cậu, cậu nghe chưa? Đồ súc sinh, đồ mất dạy, đồ khốn nạn!”
Ông quăng điện thoại của tôi xuống đất, đạp nó nát bét, sau đó tiếp tục đá bàn, đá ghế.
Tôi chưa bao giờ thấy ba tôi như thế này, ngoại trừ những ngày mẹ tôi mới mất.
Ba tôi tịch thu toàn bộ tiền của tôi.
Ông dùng sức đập va li của tôi, lục tung hết các ngăn, cuối cùng ông tìm được thẻ ATM, ông lấy kéo cắt nát nó, quăng vào lửa đốt. Suốt nửa tháng, ông không nói gì với tôi, tôi cũng không để ý gì tới ông.
Chúng tôi cả ngày trợn mắt nhìn nhau.
Em tôi nói, ba tôi nhìn thấy tờ giấy ký gửi hành lý trên va li nên mới nghi ngờ. Sau đó ông kiểm tra luôn túi xách tay của tôi, tìm được vé máy bay.
Sáng hôm 30 Tết, chúng tôi vẫn không nói chuyện với nhau. Em trai tôi chịu không nổi, nói với tôi “Chị, chị chủ động xin lỗi ba đi. Ba giận tới mức đau gan, ngày nào cũng phải đi trạm y tế chích.”
Tôi suy nghĩ một lúc, thấy ba đang ngồi cạnh bếp dầu chiên thịt viên, tôi đi qua, nói: “Ba, thuốc con đem về cho ba, ba uống chưa?”
Một hồi lâu sau, ông mới nói: “Chưa uống.”
Tôi nói: “Ba, ba tưởng con mới 17 tuổi thôi sao? Con đâu có khác gì 57 tuổi đâu. Chả bù với hai người đàn ông không biết tự chăm sóc mình. Ba, ba nói con mới 17 tuổi, con còn nhỏ không hiểu chuyện mà không ngại miệng sao?”
Ông nhìn tôi, không nói gì.
“Ba, con thích Lịch Xuyên. Con thương anh ấy, ai có muốn cản cũng không được.”
“Chát!” Tôi bị ông tát một cái.
“Ba, con là con gái ba, dòng máu của ba đang chảy trong người con. Năm xưa, ba vì muốn cưới má con đã trả giá những gì.” Tôi tiếp tục nói “Con cũng sẽ vì người con yêu mà trả giá như thế. Ba nhớ giữ gìn sức khỏe.”
Nói xong câu này, tôi leo lên xe đạp của em tôi, đạp đi mà không hề ngoảnh đầu nhìn lại.
Tôi đi được khoảng nửa dặm, em tôi đuổi kịp.
“Chị, chị đi đâu?”
Tôi xuống xe, ôm nó khóc: “Chị đi Côn Minh, qua nhà dì.”
“Chị, chị đạp xe đi Côn Minh hả?”
“Sợ gì? Nhớ hồi còn nhỏ không, chị em mình đã chở nhau đi một lần, chỉ khoảng 7, 8 tiếng chứ mấy.”
“Chị, bây giờ đâu như hồi xưa nữa, đường đi lộn xộn lắm.”
“Chị không sợ.”
“Em đi với chị! Em cũng thấy ba phiền lắm rồi. Anh rể tốt với chị, mới mua vé hạng nhất cho chị, đúng không? Nếu là người khác, ai lại phí tiền như vậy?”
Tôi đang khóc sướt mướt, nghe nó nói xong, suýt nữa phì cười: “Anh rể cái gì, nói bậy không! Đừng có bắt chước chị!”
“Chị biết không, em muốn thi y, ba lại bắt em học tin học, còn nói học sư phạm tốt hơn. Em không muốn làm theo lời ba.”
“Học phí trường y mắc, ba không có tiền đóng tiền học. Em yên tâm, chị sẽ kiếm tiền cho em.”
“Chị, có một chuyện, ba vẫn giấu chị.” Tiểu Đông nắm chặt tay lại nói “Nguyện vọng học đại học của chị, là ba lén lên trường sửa lại.”
“Chị đoán ra rồi. Học phí Đại học Bắc Kinh quá mắc, nhà mình không đủ tiền. Một mình ba kiếm tiền cho hai chị em mình đi học rất khó khăn.” Tôi cười khổ “Chị không trách ba. Ba là người có tài, từng học đại học, năm xưa vì sợ hai chị em mình bị mẹ kế ngược đãi, nên gà trống nuôi con mười mấy năm. Ba cũng rất khổ rồi. Em đừng đi theo chị, về nhà với ba đi. Nói với ba, chị ở nhà dì mấy ngày, sau đó về trường.”
Tiểu Đông nhìn tôi, cuối cùng gật đầu, móc hai tờ 50 tệ trong người ra: “Đây là 50 tệ, lần trước chị gửi cho em. Còn 50 tệ này, là em để dành được.”
“Được rồi, coi như chị mượn em, chừng nào về trường chị trả lại cho.”
Tôi nhét 100 tệ vào túi áo, tạm biệt Tiểu Đông, một mình đạp xe đi Côn Minh.
Tôi đạp xe đạp liên tục mười mấy giờ mới tới Côn Minh. Trên đường đi, tôi chỉ ăn một cái bánh bao, đi toilet một lần.
Tôi dừng ngay cổng bến xe, đến một trung tâm buôn bán gần đó tìm chỗ gọi điện thoại.
Lòng tự trọng của Lịch Xuyên rất mạnh, thể hiện từ những việc nhỏ nhặt hàng ngày. Phải nghe những câu chửi không đầu không đuôi của ba tôi, không biết anh có buồn hay không.
Anh nhanh chóng bắt máy:
“Lịch Xuyên!”
“Tiểu Thu!” Giọng anh có vẻ giật mình “Em sao rồi? Có khỏe không?”
“Khỏe. Anh thì sao? Có khỏe không?”
“Anh bình thường.”
“Anh nghe em nói, tính ba em rất nóng…”
“Thật ra anh định kiểm điểm với ông, nhưng mà ông nghe không lọt lỗ tai.”
“Vậy anh… ừ, chuyện ở Hạ Môn hoàn thành rồi à?”
“Xong rồi, đang đợi kết quả.”
“Anh đang ở Bắc Kinh hả?”
“Không phải.”
Tôi nhớ ra rồi, anh nói lễ Noel năm nào anh cũng về Thụy Sĩ để đoàn tụ với gia đình.
“Anh ở Thụy Sĩ à?” Nghe giọng nói quá rõ ràng, tôi cảm thấy là lạ.
“Anh đang ở Côn Minh.” Anh nói.
“Cái gì? Cái gì?”
“Anh đang ở Côn Minh.” Anh nói lại lần nữa “Anh lo quá, muốn ở gần em hơn một chút, lỡ như có chuyện gì xảy ra, anh sẽ nghĩ cách giúp em. Nhưng đợi lâu rồi cũng không thấy em gọi điện.”
“Em vừa tới Côn Minh.” Mắt tôi lại nhòe đi.
“Cái gì? Bây giờ hả? Hôm nay là 30 Tết mà?” Ở đầu bên kia, anh lo lắng “Em cãi nhau với ba hả?”
“Có thể xem là vậy, em đạp xe đạp tới Côn Minh ở nhờ nhà dì.” Tôi vẫn đang thở hồng hộc.
“Cái gì? Đạp xe? Côn Minh cách nhà em hơn 300 km mà?” Rất ít khi tôi nghe thấy Lịch Xuyên la ai, nhưng giọng anh lúc này, chắc chắn là đang hét lớn.
“Em đạp xe mười mấy tiếng, giỏi há! Ha ha! Bội phục em rồi há!” Tôi cười to, thấy mình rất có bản lĩnh.
“Em đang ở đâu? Đứng nguyên tại đó, anh tới đón em.” Anh nói.
“À, đang ở bến xe, anh nhanh đi! Anh Hai, ngoài trời lạnh lắm.”
“Haiz! Đừng nói là ba em, ngay cả anh cũng muốn mắng em.” Anh thở dài thở ngắn “Em lớn gan quá nhỉ, dám gây chuyện như vậy.”
Nói cách khác, dù trong điều kiện tốt hay xấu, đối với tôi mà nói, chẳng có gì khác nhau. Ghế trong khoang hạng nhất rất rộng, có thể hạ xuống ngủ. Nên tôi cảm thấy rất thỏa mãn rồi.
Tôi đang ngủ thì bị Lịch Xuyên đánh thức. Anh kêu tôi đi tắm cho tỉnh táo, còn cố ý chuẩn bị nước lạnh, nhưng mà, tôi ngồi trong bồn tắm, ngồi một lúc lại ngủ quên mất. Tôi đem theo ba túi du lịch và một ba lô. Ba túi này không to lắm, nhưng không có túi nào to hơn để tôi nhét hết tất cả vào. Lịch Xuyên nói, nhìn là biết tôi không phải là người hay đi nhiều. Đi xa nhà, mang theo càng ít túi càng tốt. Anh lấy mọi thứ trong ba chiếc túi ra, bỏ vào cái va li to anh thường dùng khi đi công tác. Khóa mật mã lại. Tôi bỏ vào va li nhiều thứ linh tinh: vịt nướng đóng gói sẵn, thịt vịt muối, khô bò, cá khô, đậu phộng muối, cặp sách mới, hộp bút mới, nguyên bộ dụng cụ học tập mới - toàn là những thứ em trai tôi thích. Năm bình thuốc và một chiếc áo len loại xịn, là quà cho ba tôi. Còn lại là các loại mứt trái cây, trái cây sấy khô và kẹo để tặng bà con và bạn bè.
Tôi hâm mộ nhìn Lịch Xuyên sắp xếp hành lý giúp tôi, phân loại rõ ràng, sắp xếp gọn gàng.
“Sao trên va li của anh có một chữ thập màu trắng vậy? Sao không phải chữ thập màu đỏ?” Tôi chỉ vào logo.
“Anh là người Thụy Sĩ.”
Tôi nhìn anh, vẻ mặt không hiểu.
“Em thấy dao bấm của Thụy Sĩ bao giờ chưa?”
“Chưa.”
“Nếu anh phê bình em thiếu kiến thức về văn hóa quốc tế, em có giận không?”
“Chắc chắn là giận.”
“Vậy thì thôi.” Anh thở dài “Dù sao nhìn dáng vẻ em bây giờ, có nói cũng không nhớ đâu.”
“Ờ, cảm ơn anh sắp xếp hành lý cho em, em ngủ thêm một chút nữa đây.” Tôi dựa vào sô pha ngủ gật.
“Không được ngủ, sắp phải đi rồi.”
“10 phút thôi mà, được không?”
Anh suy nghĩ, bất đắc dĩ nhìn tôi “Ngủ đi. Nếu biết em buồn ngủ dữ vậy, anh sẽ mua vé ngày mốt.”
Tôi không biết tôi ra khỏi hoa viên Long Trạch như thế nào. Tóm lại, tôi lại ngủ gật trên xe Lịch Xuyên, tới sân bay, anh đánh thức tôi: “Tiểu Thu, lên máy bay rồi thì đừng quan tâm gì hết, cứ nằm xuống ngủ luôn đi. Đến nơi sẽ có người gọi em dậy.”
“Ờ.” Tôi mơ màng đáp “Lịch Xuyên, mua cho em một ly cà phê đi, em buồn ngủ quá.”
“Đừng uống cà phê.” Anh nói “Em ngủ không đủ giấc, uống gì cũng vậy thôi.”
“Đúng là, trước đây em cũng hay thức đêm mà…”
Trong lúc mơ mơ màng màng, tôi không nhớ mình đã nói gì với anh, tạm biệt anh như thế nào. Tóm lại, tôi lên máy bay, tìm được chỗ ngồi, chuyện đầu tiên tôi làm chính là gài dây an toàn, sau đó kéo chăn lên đắp.
Ngồi cạnh tôi là một ông bác trung niên, đồ vest lịch sự, người rất mập, vẻ phúc hậu.
“Cô đi máy bay lần đầu đúng không?” Ông bác bắt chuyện.
“Dạ.” Tuy tôi rất nhiệt tình, nhưng tôi buồn ngủ quá, nên không muốn nói tiếp.
“Tới giờ ăn trưa sẽ có Häagen-Dazs [1]. Cô nhớ hỏi tiếp viên hàng không.”
[1] Một nhãn hiệu kem nổi tiếng của Đức, được mệnh danh là kem ngon nhất thế giới.
“Dạ, cảm ơn bác.”
Tôi vốn định hỏi Häagen-Dazs là gì, nghĩ lại thấy không hỏi thì hơn, đỡ phải nói nhiều.
Đang lúc máy bay cất cánh, ai cũng yên lặng.
Thừa dịp này, tôi vội vàng đeo đồ bịt mắt.
Khi tôi tỉnh lại, ông bác kế bên nói cho tôi biết, chỉ còn 5 phút nữa là tới Côn Minh. Trong lúc ngủ, tôi đã bỏ mất những món ngon sau:
- Canh gà hầm nhừ, đồ nguội thượng hạng, trái cây các loại, bánh ngọt các loại, phô mai các loại, bánh mì các loại.
- Gà luộc Văn Xương, cá hầm nước dừa, gà hầm rau củ, gà hấp muối, cơm trái dừa, cơm chiên Dương Châu.
- Thịt bò bít tết, hải sản, các món thịt gà thịt vịt.
- Các món đặc sản Quảng Đông: canh gà hầm nhừ, bồ câu sốt nấm đông cô, vịt xiêm hầm ốc giác.
- Mì hoành thánh Quảng Đông, bánh canh bột khoai.
- Một phần cơm tây, rượu ngoại.
- Häagen-Dazs.
Ông bác nói, ông và tiếp viên hàng không cố gắng đánh thức tôi, nhưng không được. Bây giờ máy bay đang hạ cánh.
Tuy nhiên, ông bác nói thêm, ông có nhờ tiếp viên hàng không gói cơm trưa lại cho tôi rồi. Ông bác cố ý chọn rau trộn và món nguội, như vậy xuống máy bay vẫn ăn được.
Tôi cảm động rớt nước mắt, cảm ơn rối rít.
Xuống máy bay, lấy hành lý, tôi lên xe bus của sân bay tới bến xe đường dài, lại đi xe đò thêm 3 tiếng rưỡi nữa, cuối cùng cũng về tới nhà!
Nhà tôi không có điện thoại, ba tôi chỉ biết đại khái tuần này tôi sẽ về, nhưng không biết ngày cụ thể. Trường trung học của em trai tôi - Tiểu Đông - cũng đã nghỉ Tết. Em trai nhìn thấy tôi, liền méc: “Chị, chị về rồi! Ba nấu cơm dở quá trời!”
Được lắm, uổng công nuôi lớn thằng nhóc này, nó chỉ nhớ cơm tôi nấu.
Để tiết kiệm, hàng ngày Tiểu Đông đều đạp xe 20 phút về nhà ăn trưa. Hồi trước tôi thường dậy sớm nấu ba hộp cơm trưa, một hộp cho ba tôi, một hộp cho em tôi, một hộp cho tôi, tự mỗi người đem đến trường hâm lại ăn. Từ khi tôi ôn thi đại học, ba tôi khăng khăng giành chức vị này, thức ăn ba tôi nấu, tôi thấy ăn tạm qua bữa cũng được, nhưng Tiểu Đông nuốt không vô. Ngày nào nó cũng than thở. Nên cuối tuần tôi chỉ có thể nấu một nồi cá kho và một chảo đậu hũ chiên ngũ vị hương, cho nó mỗi ngày đem theo ăn. Tôi vừa đi học đại học, em tôi nói, ba dạy lớp 12, trách nhiệm nặng hơn, thường quên dậy sớm nấu sẵn cơm trưa, chờ tan trường rồi, ba mới ba chân bốn cẳng chạy về nhà nấu.
“Ba đâu rồi?” Tôi hỏi.
“Đi chấm thi rồi. Nói 5 giờ về, khi nào về sẽ đổi bình gas.”
“Em đó, lớn rồi chứ nhỏ nhít gì nữa đâu, ba bị bệnh, em còn để ba đổi bình gas hả?” Tôi nghe nó nói là bực mình, đá nó một cái.
“Em đòi đi đổi mà ba không cho, sợ em còn nhỏ dễ bị cụp xương sống.”
“Ba đâu có ở nhà.” Tôi kéo bình gas ra “Vậy đi, chị không sợ cụp xương sống, để chị đi cho.”
“Chị là con gái, sau này còn sinh con nữa, không thể bị cụp xương sống được.” Tiểu Đông la lớn, chạy đến giựt bình gas lại, trong chớp mắt đạp xe đạp chạy mất tăm.
“Haiz, cuối cùng cũng lớn rồi, biết thương chị mày rồi.” Tôi vui quá, nhìn theo bóng em trai mà khen.
Tôi liền thay đồ, đổi giày, xách giỏ đi chợ.
“Tiểu Thu về rồi hả?”
“Dạ.”
“Tiểu Thu mới về hả!”
“Dạ, con chào chú Tiền.”
“Tiểu Thu về rồi, mai qua nhà chị ăn cơm nha! Chị sẽ nấu gà hầm hạt dẻ, vịt hầm chanh. Sẵn tiện em khuyên thằng con nhà chị vài câu luôn, năm nay nó thi đại học mà không lo học gì hết. Giúp chị nha!”
“Dạ được ạ!”
Đây là thị trấn nhỏ, ai cũng biết tôi.
Tôi mua thức ăn xong, liền đến quầy tạp hóa gọi điện thoại đường dài. Vừa về đến nhà tôi liền phát hiện, điện thoại vẫn đang dò sóng, đang “tìm kiếm” không bao lâu thì hết pin, tôi đổi cục pin khác, xem thử thấy vẫn chưa bắt được sóng, liền quăng điện thoại vào túi, ra ngoài tìm một chỗ gọi điện thoại đường dài. Tôi bấm số của Lịch Xuyên.
“Lịch Xuyên, tới nhà rồi!”
“Vậy à? Nhanh há.” Anh nói.
“Anh còn ở Bắc Kinh hả?”
“Anh còn ở Hạ Môn, anh tới trước em.”
“Lịch Xuyên, cảm ơn anh mua vé máy bay cho em, còn sắp xếp hành lý cho em, còn cho em mượn va li nữa. Còn…” Lịch Xuyên giúp tôi nhiều quá, cảm ơn bao nhiêu cũng không đủ.
“Không có gì, di động của em dùng được không?”
“Không được, không có sóng. Em đang gọi cho anh ở quầy tạp hóa.”
“Mắc không?”
“Rất mắc. Em không nói lâu được.”
“Đợi chút.” Anh nói “Anh có bỏ thẻ ATM vào một ngăn nhỏ trong va li cho em, mật mã là 0907. Anh biết em không muốn nhận tiền của anh, thẻ đó không nhiều tiền lắm, chỉ để đề phòng thôi.”
“Không không không, thật đó, em không cần.”
“Tiểu Thu, nghe lời anh.”
“Ừ.” Tôi nghẹn ngào “Em nhớ anh.”
“Anh cũng nhớ em.”
“Sao là 0907, có ý nghĩa gì?”
“Sinh nhật anh. Em có nhớ không, hôm đó em làm đổ cà phê đầy người anh đó?”
“Sao lại là ngày đó?” Không biết vì sao, miệng tôi mằn mặn, nước mắt lặng lẽ tuôn.
“Chứng tỏ mình có duyên với nhau.”
“Bữa đó cũng là sinh nhật em.”
“Em gạt anh.”
“Thật đó. Khi nào về em sẽ đưa chứng minh cho anh xem.”
Tôi tưởng rằng, từ khi mẹ tôi qua đời, trên đời này, sẽ không còn ai chăm sóc tôi nữa. Đối với ba tôi, em tôi, tôi vẫn cho rằng, nếu nói tôi là con gái, chị gái, chi bằng nói tôi là mẹ của hai người này. Tôi chỉ tổ chức sinh nhật ba lần, cả ba lần đều là lúc mẹ tôi còn sống. Mẹ mất rồi, ba tôi bị sốc nặng, suốt mười mấy năm trời sống như người mất hồn, không biết mình là ai. Vì vậy, tôi và Tiểu Đông chưa bao giờ tổ chức sinh nhật, thậm chí còn kị nhắc tới sinh nhật của mình. Bởi vì sinh nhật Tiểu Đông chính là ngày giỗ mẹ tôi.
“Tiểu Thu… anh làm sao liên lạc với em?”
“Em sẽ gọi điện thoại cho anh thường xuyên. Chỉ có cách này thôi.” Tôi nén nước mắt, vì dì Trương tiệm tạp hóa rất thân với ba tôi, tôi không thể để lộ cảm xúc trước mặt dì.
“Chúc anh năm mới vui vẻ, tạm biệt.”
“Em giữ gìn sức khỏe, tạm biệt.”
Tôi trốn sau gốc cây nhỏ, gạt nước mắt, trấn định cảm xúc. Tôi dặm thêm phấn, nhìn gương mặt trắng nõn. Sau đó, tôi xách giỏ lên chậm rãi đi về nhà.
Lúc sắp tới nhà, từ xa tôi đã thấy ba tôi, ông một mình cô đơn đứng trước cửa, ánh chiều nghiêng nghiêng chói lóa, tôi không thấy rõ mặt ông.
“Ba!”
“Về rồi à.” Kỳ lạ, ông không cười.
“Ba, con mua nhiều đồ ăn lắm, tối nay nấu mấy món ngon ngon cho cả nhà ăn!” Tôi bước tới ôm ông, cảm giác được cả người ông cứng lại.
“Ba! Sao vậy?”
“Con đi máy bay về?” Giọng ông lạnh lẽo.
Tim tôi gần như đóng băng ngay lập tức.
“Khoang hạng nhất?” Ông nhìn tôi chăm chăm, giống như không quen tôi “Tiền ở đâu ra?”
Tôi không nói gì. Tôi không biết nói dối, nhất là trước mặt ba tôi.
“… Dạ… một người bạn cho con mượn… con không mua được vé tàu lửa.”
“Bạn nào? Bạn trai hả?” Ông lạnh lùng nhìn tôi “Nó giúp con như vậy, con phải trả cho nó cái gì?”
“Con… con không có…”
“Đi theo ba.” Tay ông bắt lấy tay tôi như gọng kềm sắt, gần như là kéo tôi đi về đầu kia của khu phố.
Rất nhiều người nhìn hai cha con với ánh mắt hiếu kỳ. Tôi giả bộ cười, giả bộ không đau, giả bộ như đang đi dạo với ba tôi.
Càng đi thì chân tôi càng run lên. Vì tôi biết ba tôi muốn dẫn tôi đi đâu.
Chúng tôi vào trạm y tế của thị trấn, bác sĩ Triệu, bạn thân của ba tôi, ở đó. Tôi đi vào, thấy bác sĩ Triệu chuẩn bị đi ra ngoài. Ba tôi bước lên, thì thầm vào tai ông mấy câu.
Vẻ mặt bác sĩ Triệu biến sắc, giật mình nhìn tôi, lắc đầu: “Chuyện này khó làm lắm, kiểm tra cũng không dễ đâu.”
Ba tôi nghiêm giọng: “Lão Triệu!”
Bác sĩ Triệu nói với tôi: “Tiểu Thu, ba con yêu cầu bác làm… kiểm tra cho con.”
Tôi khoanh tay trước ngực, chống đối: “Con không làm.”
“Không làm chuyện gì đáng xấu hổ thì sợ gì?” Ba tôi lớn tiếng.
“Bác Triệu, năm nay bác bao nhiêu tuổi rồi?” Tôi hỏi lại.
Ông sửng sốt: “Năm mươi lăm.”
“Bác dám đụng vào con, con sẽ kiện bác quấy rối tình dục. Bác là bác sĩ nổi tiếng, bác biết rõ, nếu bệnh nhân không muốn khám, thì bác sĩ không được ép.”
Bác Triệu nhìn ba tôi, khó xử.
Ba tôi không nói gì, một lúc sau, ông lạnh lùng nói từng chữ một: “Thật ra con đã làm gì ở Bắc Kinh hả?!”
“Haiz, lão Tạ, Tiểu Thu còn nhỏ. Lại xa nhà, sống khó khăn, ông nên nghe nó giải thích, không có chuyện gì là không thể tha thứ được.”
Ba tôi rất ít khi tức giận, nhưng tôi nhận ra giọng ông run run.
Ông móc từ túi tiền ra một thứ: “Cái này nó mua cho con, đúng không?”
Điện thoại di động màu hồng. Ông đã lục túi xách của tôi.
Tôi tưởng ông không biết dùng di động, không ngờ chỉ có vài giây ông đã tìm được số điện thoại của Lịch Xuyên. Thật ra cũng rất dễ, trong máy chỉ có số của một mình anh.
Ông bấm số gọi cho anh, không có sóng nên không gọi được.
“Phiền ông, lão Triệu, cho tôi mượn điện thoại trong văn phòng ông một chút.”
Tôi im lặng đứng cạnh cửa, nghe ông nói chuyện điện thoại:
“Cho hỏi, số điện thoại XXXXXXXXX có phải là số của anh không?”
“Tôi là ba của Tiểu Thu. Cậu biết Tiểu Thu đúng không? Cậu là ai? Tên gì?” Ba tôi nghiêm giọng.
“Cậu nghe cho kỹ đây, Vương Lịch Xuyên.” Ông hét lớn vào điện thoại “Con gái tôi mới 17 tuổi, tuy rằng nó còn nhỏ không hiểu chuyện, cũng không cần cậu chăm sóc. Xin cậu giơ cao đánh khẽ, tha cho nó. Nếu cậu dám tiếp tục liên lạc với nó, cho dù phải lên trời xuống đất, cho dù phải liều mạng, tôi cũng không tha cho cậu, cậu nghe chưa? Đồ súc sinh, đồ mất dạy, đồ khốn nạn!”
Ông quăng điện thoại của tôi xuống đất, đạp nó nát bét, sau đó tiếp tục đá bàn, đá ghế.
Tôi chưa bao giờ thấy ba tôi như thế này, ngoại trừ những ngày mẹ tôi mới mất.
Ba tôi tịch thu toàn bộ tiền của tôi.
Ông dùng sức đập va li của tôi, lục tung hết các ngăn, cuối cùng ông tìm được thẻ ATM, ông lấy kéo cắt nát nó, quăng vào lửa đốt. Suốt nửa tháng, ông không nói gì với tôi, tôi cũng không để ý gì tới ông.
Chúng tôi cả ngày trợn mắt nhìn nhau.
Em tôi nói, ba tôi nhìn thấy tờ giấy ký gửi hành lý trên va li nên mới nghi ngờ. Sau đó ông kiểm tra luôn túi xách tay của tôi, tìm được vé máy bay.
Sáng hôm 30 Tết, chúng tôi vẫn không nói chuyện với nhau. Em trai tôi chịu không nổi, nói với tôi “Chị, chị chủ động xin lỗi ba đi. Ba giận tới mức đau gan, ngày nào cũng phải đi trạm y tế chích.”
Tôi suy nghĩ một lúc, thấy ba đang ngồi cạnh bếp dầu chiên thịt viên, tôi đi qua, nói: “Ba, thuốc con đem về cho ba, ba uống chưa?”
Một hồi lâu sau, ông mới nói: “Chưa uống.”
Tôi nói: “Ba, ba tưởng con mới 17 tuổi thôi sao? Con đâu có khác gì 57 tuổi đâu. Chả bù với hai người đàn ông không biết tự chăm sóc mình. Ba, ba nói con mới 17 tuổi, con còn nhỏ không hiểu chuyện mà không ngại miệng sao?”
Ông nhìn tôi, không nói gì.
“Ba, con thích Lịch Xuyên. Con thương anh ấy, ai có muốn cản cũng không được.”
“Chát!” Tôi bị ông tát một cái.
“Ba, con là con gái ba, dòng máu của ba đang chảy trong người con. Năm xưa, ba vì muốn cưới má con đã trả giá những gì.” Tôi tiếp tục nói “Con cũng sẽ vì người con yêu mà trả giá như thế. Ba nhớ giữ gìn sức khỏe.”
Nói xong câu này, tôi leo lên xe đạp của em tôi, đạp đi mà không hề ngoảnh đầu nhìn lại.
Tôi đi được khoảng nửa dặm, em tôi đuổi kịp.
“Chị, chị đi đâu?”
Tôi xuống xe, ôm nó khóc: “Chị đi Côn Minh, qua nhà dì.”
“Chị, chị đạp xe đi Côn Minh hả?”
“Sợ gì? Nhớ hồi còn nhỏ không, chị em mình đã chở nhau đi một lần, chỉ khoảng 7, 8 tiếng chứ mấy.”
“Chị, bây giờ đâu như hồi xưa nữa, đường đi lộn xộn lắm.”
“Chị không sợ.”
“Em đi với chị! Em cũng thấy ba phiền lắm rồi. Anh rể tốt với chị, mới mua vé hạng nhất cho chị, đúng không? Nếu là người khác, ai lại phí tiền như vậy?”
Tôi đang khóc sướt mướt, nghe nó nói xong, suýt nữa phì cười: “Anh rể cái gì, nói bậy không! Đừng có bắt chước chị!”
“Chị biết không, em muốn thi y, ba lại bắt em học tin học, còn nói học sư phạm tốt hơn. Em không muốn làm theo lời ba.”
“Học phí trường y mắc, ba không có tiền đóng tiền học. Em yên tâm, chị sẽ kiếm tiền cho em.”
“Chị, có một chuyện, ba vẫn giấu chị.” Tiểu Đông nắm chặt tay lại nói “Nguyện vọng học đại học của chị, là ba lén lên trường sửa lại.”
“Chị đoán ra rồi. Học phí Đại học Bắc Kinh quá mắc, nhà mình không đủ tiền. Một mình ba kiếm tiền cho hai chị em mình đi học rất khó khăn.” Tôi cười khổ “Chị không trách ba. Ba là người có tài, từng học đại học, năm xưa vì sợ hai chị em mình bị mẹ kế ngược đãi, nên gà trống nuôi con mười mấy năm. Ba cũng rất khổ rồi. Em đừng đi theo chị, về nhà với ba đi. Nói với ba, chị ở nhà dì mấy ngày, sau đó về trường.”
Tiểu Đông nhìn tôi, cuối cùng gật đầu, móc hai tờ 50 tệ trong người ra: “Đây là 50 tệ, lần trước chị gửi cho em. Còn 50 tệ này, là em để dành được.”
“Được rồi, coi như chị mượn em, chừng nào về trường chị trả lại cho.”
Tôi nhét 100 tệ vào túi áo, tạm biệt Tiểu Đông, một mình đạp xe đi Côn Minh.
Tôi đạp xe đạp liên tục mười mấy giờ mới tới Côn Minh. Trên đường đi, tôi chỉ ăn một cái bánh bao, đi toilet một lần.
Tôi dừng ngay cổng bến xe, đến một trung tâm buôn bán gần đó tìm chỗ gọi điện thoại.
Lòng tự trọng của Lịch Xuyên rất mạnh, thể hiện từ những việc nhỏ nhặt hàng ngày. Phải nghe những câu chửi không đầu không đuôi của ba tôi, không biết anh có buồn hay không.
Anh nhanh chóng bắt máy:
“Lịch Xuyên!”
“Tiểu Thu!” Giọng anh có vẻ giật mình “Em sao rồi? Có khỏe không?”
“Khỏe. Anh thì sao? Có khỏe không?”
“Anh bình thường.”
“Anh nghe em nói, tính ba em rất nóng…”
“Thật ra anh định kiểm điểm với ông, nhưng mà ông nghe không lọt lỗ tai.”
“Vậy anh… ừ, chuyện ở Hạ Môn hoàn thành rồi à?”
“Xong rồi, đang đợi kết quả.”
“Anh đang ở Bắc Kinh hả?”
“Không phải.”
Tôi nhớ ra rồi, anh nói lễ Noel năm nào anh cũng về Thụy Sĩ để đoàn tụ với gia đình.
“Anh ở Thụy Sĩ à?” Nghe giọng nói quá rõ ràng, tôi cảm thấy là lạ.
“Anh đang ở Côn Minh.” Anh nói.
“Cái gì? Cái gì?”
“Anh đang ở Côn Minh.” Anh nói lại lần nữa “Anh lo quá, muốn ở gần em hơn một chút, lỡ như có chuyện gì xảy ra, anh sẽ nghĩ cách giúp em. Nhưng đợi lâu rồi cũng không thấy em gọi điện.”
“Em vừa tới Côn Minh.” Mắt tôi lại nhòe đi.
“Cái gì? Bây giờ hả? Hôm nay là 30 Tết mà?” Ở đầu bên kia, anh lo lắng “Em cãi nhau với ba hả?”
“Có thể xem là vậy, em đạp xe đạp tới Côn Minh ở nhờ nhà dì.” Tôi vẫn đang thở hồng hộc.
“Cái gì? Đạp xe? Côn Minh cách nhà em hơn 300 km mà?” Rất ít khi tôi nghe thấy Lịch Xuyên la ai, nhưng giọng anh lúc này, chắc chắn là đang hét lớn.
“Em đạp xe mười mấy tiếng, giỏi há! Ha ha! Bội phục em rồi há!” Tôi cười to, thấy mình rất có bản lĩnh.
“Em đang ở đâu? Đứng nguyên tại đó, anh tới đón em.” Anh nói.
“À, đang ở bến xe, anh nhanh đi! Anh Hai, ngoài trời lạnh lắm.”
“Haiz! Đừng nói là ba em, ngay cả anh cũng muốn mắng em.” Anh thở dài thở ngắn “Em lớn gan quá nhỉ, dám gây chuyện như vậy.”
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.