Gặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu Nhất
Chương 52: Duyên xưa
Bạch Lạc Mai
12/11/2014
Duyên là gì? Duyên là
gặp nhau nơi ngã tư đường, là nắm tay chốn hồng trần xa lạ; duyên là
muôn đóa hoa xuân đồng loạt nở rộ, là hai phiến lá thu cùng nhau rụng
xuống; duyên là đối thoại giữa non và nước, là mặt trời và mặt trăng
đồng thời xuất hiện.
Duyên là gì? Duyên là gặp nhau nơi ngã tư đường, là nắm tay chốn hồng trần xa lạ; duyên là muôn đóa hoa xuân đồng loạt nở rộ, là hai phiến lá thu cùng nhau rụng xuống; duyên là đối thoại giữa non và nước, là mặt trời và mặt trăng đồng thời xuất hiện. Gặp nhau, quen nhau giữa biển người mênh mông chính là duyên, lưu lạc giữa hồng trần lại không lãng quên chính là duyên. Gặp gỡ, là một kiếp nạn hạnh phúc, cũng là một nét đẹp sai lầm. Quên nhau, là một sự khởi đầu hoang mang, cũng là sự kết thúc trong trẻo.
Chúng ta luôn nói, tin duyên tiếc duyên, không nên dễ dàng làm tổn thương người bên cạnh, không nên để tốt đẹp trở thành dĩ vãng. Nhưng vẫn sẽ nhiều lần nghe được một vài thanh âm đang than thở: “Nhân sinh nhược chích như sơ kiến, hà sự thu phong bi họa phiến. Đẳng nhàn biến khước cố nhân tâm, khước đạo cố nhân tâm dịch biến[1]”. Lòng người dễ đổi thay, bất cứ lúc nào cũng chẳng thể chắc chắn rằng cái cảm giác tốt đẹp ấy vẫn tươi mới như cũ, không bao giờ già đi. Do đó một số người chẳng thà biệt ly lâu dài, chứ không muốn bên nhau mãi mãi. Chỉ có biệt ly, có thể khiến con người trước sau ghi nhớ sự tốt đẹp đã từng có, thời gian bên nhau lâu rồi, thì sẽ nhìn thấy nhiều khuyết điểm của đôi bên, mà xem nhẹ nỗi niềm xao xuyến thuở mới gặp gỡ.
[1] Thơ của Nạp Lan Dung Nhược, tạm dịch nghĩa: Đời người nếu chỉ như lần đầu gặp gỡ, thì sao có chuyện gió thu làm chiếc quạt đau lòng. Bỗng dưng cố nhân thay lòng, lại nói là tình người luôn dễ biến đổi.
Dịch thơ:
Giá như gặp gỡ lần đầu,
Gió thu sao nỡ giao sầu quạt tranh.
Người xưa quay ngoắt thật nhanh,
Lại than nhân thế đoạn đành đổi thay.
Sự quen biết của Tsangyang Gyatso và Ngawang Lhundrup Daji chính là duyên, nếu Tsangyang Gyatso không yêu thích thảo nguyên Alxa bình yên, Ngài và Ngawang Lhundrup Daji đời này chắc chắn sẽ đi lướt qua nhau. Khi Tsangyang Gyatso lần đầu đến Alxa, Ngawang Lhundrup Daji mới hai tuổi, còn quấn tã lót, chưa hiểu sự đời. Tsangyang Gyatso ẵm bé trong lòng, không biết mình sau này sẽ cùng bé kết nên mối duyên thầy trò sâu sắc, cũng không biết đứa bé này lại là linh đồng chuyển thế của Đệ Ba Sangye Gyatso, càng không biết bé sẽ vì Ngài viết một quyển “Bí truyện” ly kỳ, giải thích cuộc đời như hoa sen của Ngài.
Những “nhân” này trồng xuống vào lúc nào, Tsangyang Gyatso cũng không biết. Khi Ngài lần đầu tiên đến Alxa Nội Mông Cổ, đã biết mình và nơi này có duyên xưa rất sâu, do đó Ngài ngừng phiêu bạt, an thân nơi đây, gặp gỡ vương gia và vương phi A Bảo, thu nhận cao đồ Ngawang Lhundrup Daji, và bảo hộ tất cả sinh linh ở đây. Khi đến, Tsangyang Gyatso chỉ biết nơi này sẽ là quê hương thứ hai trong cuộc đời Ngài, nhưng chưa hề nghĩ, bản thân có một ngày lại giống như lá rụng, yên tĩnh chết nơi đây.
Sau khi Kelzang Gyatso tọa sàng ở cung Potala, Tsangyang Gyatso sống rất tự tại yên ổn Ở Alxa, Ngài ở nơi này hoằng dương Phật pháp, phổ độ chúng sinh. Còn Ngawang Lhundrup Daji, đệ tử thủ tọa của Tsangyang Gyatso, cũng do Ngài một tay đào tạo. Ngài từng tự gom mười ngàn làng bạc ròng, cử Ngawang Lhundrup Daji đến Tây Tạng theo Ban Thiền học kinh. Sau khi Ngawang Lhundrup Daji tu nghiệp trở về Alxa, liền được Tsangyang Gyatso xác định là linh đồng chuyển thế của Đệ Ba Sangye Gyatso, do đó ông trở thành vị Phật sống chuyển thế đầu tiên sinh ra ở Alxa. Những thành tựu của Ngawang Lhundrup Daji, đều bắt nguồn từ ân sư Tsangyang Gyatso. Vì vậy, trong “Bí truyện” ông viết, đối với các sự tích của Tsangyang Gyatso, ông gần như là si mê.
Trong khoảng thời gian này, Tsangyang Gyatso từ Alxa dời đến Enjianle[2] thuộc hồ Thanh Hải sống suốt chín năm. Mãi đến năm 1745, Ngài mới từ Enjianle hồ Thanh Hải trở về Alxa. Tháng 10, Tsangyang Gyatso nhiễm bệnh, ngày 8 tháng 5 năm sau, Đạt Lai thứ 6 Tsangyang Gyatso tọa hóa ở tu viện Chengqing[3] của Alxa, hưởng thọ sáu mươi tư tuổi. Năm 1747, nhục thân của Đạt Lai thứ 6 Tsangyang Gyatso được dời đến bên hồ Gao’erlamu[4] tu viện Zhaohua lập tháp thờ cúng. Ngawang Lhundrup Daji xác định con trai của Trấn Quốc Công Alxa là linh đồng chuyển thế của Đạt Lai thứ 6, và đích thân đảm nhiệm kinh sư giảng dạy giáo pháp. Khi Đạt Lai thứ 7 tám tuổi, Ngawang Lhundrup Daji chủ trì nghi thức tọa sàng cho Ngài ở tu viện Zhaohua, lấy pháp danh Thubten Gyatso[5], đó chính là Ôn Đô Nhĩ Cát Căn[6] nổi tiếng của Alxa.
[2] Ân Tiêm Lặc.
[3] Chengqing (Thừa Khánh) và Zhaohua (Chiêu Hóa): hai trong tám chùa lớn của Alxa, Nội Mông Cổ.
[4] Cáo Nhĩ Lạp Mộc.
[5] Đồ Đăng Gia Mục Thố.
[6] Ôn Đô Nhĩ: một họ của người Mãn Châu, Trung Quốc.
Chỉ một đoạn văn ngắn gọn đã kết thúc số mệnh mười năm sau của Tsangyang Gyatso, trực tiếp phán định cái chết của Ngài. Đó là vì tất cả truyền kỳ của Ngài kiếp trước đều đã trải qua hết, năm tháng sau này yên ổn tự nhiên, không có sóng gió, không có chìm nổi, bất cứ miêu tả nào cũng là lằng nhằng, cũng trở thành phiền toái. Có lúc, thậm chí cảm thấy câu chuyện sau hai mươi lăm tuổi của Ngài đều là dư thừa.
Tôi thậm chí rất khó tưởng tượng, hai mươi lăm tuổi đến sáu mươi tư tuổi, trong khoảng thời gian mấy mươi năm này, một vị tình tăng dựa vào cái gì để không còn vương vấn tình duyên ngày qua nữa? Lẽ nào thơ tình chính Ngài viết nên đều đã quên hết sao? Lẽ nào lời thề ước Ngài đã trao cho cô gái thuở mơ xanh ngựa gỗ đều quên hết sao? Lẽ nào lời thề non hẹn biển Ngài từng nói với cô gái Qonggyai cũng quên hết sao?
Nhiều câu thơ tình sâu ý nặng như thế, Ngài đều quên hết sao? Ngài làm sao có thể quên, trừ phi Ngài thật sự đã chết, trừ phi Tsangyang Gyatso dưới ngòi bút của Nagwang Lhundrup Daji là giả, là một thế thân mơ hồ. Nhưng chúng ta nên tin tưởng, đây không phải là một nhân vật hư cấu, vì trong văn của ông dù tràn đầy sự huyền ảo thần kỳ, nhưng cũng cho chúng ta chân thực và an ủi. Nếu không có quyển “Bí truyện” ấy, có lẽ cuộc đời của Tsangyang Gyatso thật sự đã vãn kịch vào hai mươi lăm tuổi, sau khi hạ màn, câu chuyện nào sẽ tiếp diễn?
Là mơ, thì nên tỉnh lại; là yêu, thì nên tiếp tục. Duyên khởi duyên diệt, xem như lâu dài, quay đầu cũng chỉ là vội vã. Tsangyang Gyatso hai mươi lăm tuổi không chết, sáu mươi tư tuổi rốt cuộc vẫn chết. Ngài tuy là Phật sống, có dung nhan không già đi, nhưng tuổi thọ lại có hạn. Tsangyang Gyatso không thể sống dần đến già nua như Bành Tổ[7], lúc đó ngài có tồn tại hay không, đã không còn quá đỗi quan trọng. Tu luyện nhiều năm kiến Ngài sớm đã kết liễu tất cả nợ cũ nghiệt duyên, được dĩnh ngộ siêu thoát, đạt đến cảnh giới niết bàn.
[7] Bành Tổ: một nhân vật trong truyền thuyết Trung Hoa được cho là sống lâu đến nghìn tuổi.
Tsangyang Gyatso không phải đã chết, mà là đã tọa hóa. Tọa hóa là người tu hành có căn cơ ngồi ngay ngắn an nhiên mà kết thúc sinh mệnh. Phật nói vạn vật do duyên mà sinh, do duyên mà diệt, thân thể hình hài đều là mộng huyễn bào ảnh[8], người chết đi không cần giữ nó lại trên thế gian. Linh hồn của Ngài được siêu thoát, sự tồn tại của nhục thân đã chẳng còn mảy may ý nghĩa, chấp nhất với nhân gian, ngược lại trở thành gánh nặng.
[8] Mộng ảo bọt bóng.
Ở Alxa có một tu viện được đông đảo mọi người biết đến, gọi là Nam Tự, còn gọi là tu viện Guangzong. Tu viện này quy mô không lớn lắm, nhưng danh tiếng lại đứng đầu trong tám tu viện lớn của Alxa. Nghe nói năm xưa linh tháp chứa nhục thân của Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 Tsangyang Gyatso được đặt ở đây, mãi đến thời Cách mạng Văn hóa[9] tu viện Guangzong bị hủy, sư trong chùa và tín đồ mới âm thầm trộm nhục thân Phật sống trong linh tháp đem ra ngoài đốt, và giữ lại hài cốt cùng xá lợi tử của Tsangyang Gyatso, xây một tòa tháp màu vàng - tháp Đồ Tì[10] Đạt Lai Lạt Ma thứ 6, dùng để đặt tro cốt của Ngài.
[9] Cách mạng Văn hóa là một giai đoạn xã hội hỗn loạn và tình trạng vô chính phủ ở Trung Quốc diễn ra trong mười năm 1966-1976, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sống chính trị, văn hóa, xã hội.
[10] Đồ Tì: dịch âm tiếng Phạn, nghĩa gốc là đốt cháy, thông thường chỉ hỏa táng.
Năm 1757, Ngawang Lhundrup Daji, đệ tử của Tsangyang Gyatso, hoàn thành “Bí truyện”. Còn Đạt Lai thứ 7 Kelzang Gyatso viên tịch ở cung Potala, đã kết thúc cuộc đời huyền diệu mà lại bình thường của mình. Cùng năm, tu viện Guangzong trong núi Hạ Lan[11] xây dựng xong, Tsangyang Gyatso được tôn làm Thượng Sư. Trong tu viện thờ cúng tháp chứa nhục thân của Đạt Lai thứ 6, mãi đến năm 1966 vẫn còn.
[11] Núi Hạ Lan: nằm ở giao giới Ninh Hạ và Nội Mông Cổ, Trung Quốc, dài khoảng 200km, đỉnh núi cao nhất 3.556m.
“Nhất trần thổ, vạn thiên cốt, do lai tương tư thôi nhân khổ. Linh lung tâm, hàn băng chú, chích vi đạm mạc vô tình vật. Khả liên tuế nguyệt, mỹ mộng hư độ, vô tận tang thương vô tận lộ, mộng tỉnh lai thời nhân hà xứ?[12]” Tình cờ đọc được bài từ này, cảm giác tâm linh đôi chút xao động. Nhưng không biết là ai viết, chỉ cảm thấy người viết bài từ này chắc là một người hiện đại. Câu chữ không hẳn là tuyệt đẹp, nhưng tình cảnh trong bài từ chẳng hiểu vì sao lại thu hút tôi. Nếu bài từ này dùng với cao tăng khác, đương nhiên không hợp ý cảnh, nhưng dùng với nhất đại tình tăng Tsangyang Gyatso, dường như đã thỏa mãn tâm linh. Tuy nói cái chết của cao tăng là Niết bàn, là siêu thoát, nhưng tôi luôn cảm thấy sự ra đi của Tsangyang Gyatso mang một vẻ đẹp buồn khó nói thành lời, và một nỗi tiếc nuối không thể nào hơn.
[12] Tạm dịch: Một mảnh đất bụi chứa muôn ngàn xương cốt, xưa nay tương tư khiến người khổ sở. Trái tim hoạt bát đúc thành băng lạnh, chỉ là một vật lạnh nhạt vô tình. Nuối tiếc năm tháng, mộng đẹp uổng phí, tang thương vô tận đường dài vô tận, khi tỉnh mộng người ở nơi nào?
Người nói Tsangyang Gyatso đa tình, đa thiện, không có quá nhiều mùi vị bi lệ. Tình cảnh trong bài từ này không thích hợp với Ngài, huống chi là sau khi Ngài trải qua biển biếc nương dâu, đạt đến cõi Niết bàn Tịnh độ? Chỉ là sinh mệnh vốn dĩ cũng như đất bụi, đi qua hành trình dằng dặc, ai người có thể không tang thương? Ai lại có thể không tỉnh mộng? Không phải năm tháng vô tình, cũng chẳng phải bạn và tôi sống uổng, duyên đến duyên đi, chết sống có nhau, chẳng qua cũng là như thế.
Duyên là gì? Duyên là gặp nhau nơi ngã tư đường, là nắm tay chốn hồng trần xa lạ; duyên là muôn đóa hoa xuân đồng loạt nở rộ, là hai phiến lá thu cùng nhau rụng xuống; duyên là đối thoại giữa non và nước, là mặt trời và mặt trăng đồng thời xuất hiện. Gặp nhau, quen nhau giữa biển người mênh mông chính là duyên, lưu lạc giữa hồng trần lại không lãng quên chính là duyên. Gặp gỡ, là một kiếp nạn hạnh phúc, cũng là một nét đẹp sai lầm. Quên nhau, là một sự khởi đầu hoang mang, cũng là sự kết thúc trong trẻo.
Chúng ta luôn nói, tin duyên tiếc duyên, không nên dễ dàng làm tổn thương người bên cạnh, không nên để tốt đẹp trở thành dĩ vãng. Nhưng vẫn sẽ nhiều lần nghe được một vài thanh âm đang than thở: “Nhân sinh nhược chích như sơ kiến, hà sự thu phong bi họa phiến. Đẳng nhàn biến khước cố nhân tâm, khước đạo cố nhân tâm dịch biến[1]”. Lòng người dễ đổi thay, bất cứ lúc nào cũng chẳng thể chắc chắn rằng cái cảm giác tốt đẹp ấy vẫn tươi mới như cũ, không bao giờ già đi. Do đó một số người chẳng thà biệt ly lâu dài, chứ không muốn bên nhau mãi mãi. Chỉ có biệt ly, có thể khiến con người trước sau ghi nhớ sự tốt đẹp đã từng có, thời gian bên nhau lâu rồi, thì sẽ nhìn thấy nhiều khuyết điểm của đôi bên, mà xem nhẹ nỗi niềm xao xuyến thuở mới gặp gỡ.
[1] Thơ của Nạp Lan Dung Nhược, tạm dịch nghĩa: Đời người nếu chỉ như lần đầu gặp gỡ, thì sao có chuyện gió thu làm chiếc quạt đau lòng. Bỗng dưng cố nhân thay lòng, lại nói là tình người luôn dễ biến đổi.
Dịch thơ:
Giá như gặp gỡ lần đầu,
Gió thu sao nỡ giao sầu quạt tranh.
Người xưa quay ngoắt thật nhanh,
Lại than nhân thế đoạn đành đổi thay.
Sự quen biết của Tsangyang Gyatso và Ngawang Lhundrup Daji chính là duyên, nếu Tsangyang Gyatso không yêu thích thảo nguyên Alxa bình yên, Ngài và Ngawang Lhundrup Daji đời này chắc chắn sẽ đi lướt qua nhau. Khi Tsangyang Gyatso lần đầu đến Alxa, Ngawang Lhundrup Daji mới hai tuổi, còn quấn tã lót, chưa hiểu sự đời. Tsangyang Gyatso ẵm bé trong lòng, không biết mình sau này sẽ cùng bé kết nên mối duyên thầy trò sâu sắc, cũng không biết đứa bé này lại là linh đồng chuyển thế của Đệ Ba Sangye Gyatso, càng không biết bé sẽ vì Ngài viết một quyển “Bí truyện” ly kỳ, giải thích cuộc đời như hoa sen của Ngài.
Những “nhân” này trồng xuống vào lúc nào, Tsangyang Gyatso cũng không biết. Khi Ngài lần đầu tiên đến Alxa Nội Mông Cổ, đã biết mình và nơi này có duyên xưa rất sâu, do đó Ngài ngừng phiêu bạt, an thân nơi đây, gặp gỡ vương gia và vương phi A Bảo, thu nhận cao đồ Ngawang Lhundrup Daji, và bảo hộ tất cả sinh linh ở đây. Khi đến, Tsangyang Gyatso chỉ biết nơi này sẽ là quê hương thứ hai trong cuộc đời Ngài, nhưng chưa hề nghĩ, bản thân có một ngày lại giống như lá rụng, yên tĩnh chết nơi đây.
Sau khi Kelzang Gyatso tọa sàng ở cung Potala, Tsangyang Gyatso sống rất tự tại yên ổn Ở Alxa, Ngài ở nơi này hoằng dương Phật pháp, phổ độ chúng sinh. Còn Ngawang Lhundrup Daji, đệ tử thủ tọa của Tsangyang Gyatso, cũng do Ngài một tay đào tạo. Ngài từng tự gom mười ngàn làng bạc ròng, cử Ngawang Lhundrup Daji đến Tây Tạng theo Ban Thiền học kinh. Sau khi Ngawang Lhundrup Daji tu nghiệp trở về Alxa, liền được Tsangyang Gyatso xác định là linh đồng chuyển thế của Đệ Ba Sangye Gyatso, do đó ông trở thành vị Phật sống chuyển thế đầu tiên sinh ra ở Alxa. Những thành tựu của Ngawang Lhundrup Daji, đều bắt nguồn từ ân sư Tsangyang Gyatso. Vì vậy, trong “Bí truyện” ông viết, đối với các sự tích của Tsangyang Gyatso, ông gần như là si mê.
Trong khoảng thời gian này, Tsangyang Gyatso từ Alxa dời đến Enjianle[2] thuộc hồ Thanh Hải sống suốt chín năm. Mãi đến năm 1745, Ngài mới từ Enjianle hồ Thanh Hải trở về Alxa. Tháng 10, Tsangyang Gyatso nhiễm bệnh, ngày 8 tháng 5 năm sau, Đạt Lai thứ 6 Tsangyang Gyatso tọa hóa ở tu viện Chengqing[3] của Alxa, hưởng thọ sáu mươi tư tuổi. Năm 1747, nhục thân của Đạt Lai thứ 6 Tsangyang Gyatso được dời đến bên hồ Gao’erlamu[4] tu viện Zhaohua lập tháp thờ cúng. Ngawang Lhundrup Daji xác định con trai của Trấn Quốc Công Alxa là linh đồng chuyển thế của Đạt Lai thứ 6, và đích thân đảm nhiệm kinh sư giảng dạy giáo pháp. Khi Đạt Lai thứ 7 tám tuổi, Ngawang Lhundrup Daji chủ trì nghi thức tọa sàng cho Ngài ở tu viện Zhaohua, lấy pháp danh Thubten Gyatso[5], đó chính là Ôn Đô Nhĩ Cát Căn[6] nổi tiếng của Alxa.
[2] Ân Tiêm Lặc.
[3] Chengqing (Thừa Khánh) và Zhaohua (Chiêu Hóa): hai trong tám chùa lớn của Alxa, Nội Mông Cổ.
[4] Cáo Nhĩ Lạp Mộc.
[5] Đồ Đăng Gia Mục Thố.
[6] Ôn Đô Nhĩ: một họ của người Mãn Châu, Trung Quốc.
Chỉ một đoạn văn ngắn gọn đã kết thúc số mệnh mười năm sau của Tsangyang Gyatso, trực tiếp phán định cái chết của Ngài. Đó là vì tất cả truyền kỳ của Ngài kiếp trước đều đã trải qua hết, năm tháng sau này yên ổn tự nhiên, không có sóng gió, không có chìm nổi, bất cứ miêu tả nào cũng là lằng nhằng, cũng trở thành phiền toái. Có lúc, thậm chí cảm thấy câu chuyện sau hai mươi lăm tuổi của Ngài đều là dư thừa.
Tôi thậm chí rất khó tưởng tượng, hai mươi lăm tuổi đến sáu mươi tư tuổi, trong khoảng thời gian mấy mươi năm này, một vị tình tăng dựa vào cái gì để không còn vương vấn tình duyên ngày qua nữa? Lẽ nào thơ tình chính Ngài viết nên đều đã quên hết sao? Lẽ nào lời thề ước Ngài đã trao cho cô gái thuở mơ xanh ngựa gỗ đều quên hết sao? Lẽ nào lời thề non hẹn biển Ngài từng nói với cô gái Qonggyai cũng quên hết sao?
Nhiều câu thơ tình sâu ý nặng như thế, Ngài đều quên hết sao? Ngài làm sao có thể quên, trừ phi Ngài thật sự đã chết, trừ phi Tsangyang Gyatso dưới ngòi bút của Nagwang Lhundrup Daji là giả, là một thế thân mơ hồ. Nhưng chúng ta nên tin tưởng, đây không phải là một nhân vật hư cấu, vì trong văn của ông dù tràn đầy sự huyền ảo thần kỳ, nhưng cũng cho chúng ta chân thực và an ủi. Nếu không có quyển “Bí truyện” ấy, có lẽ cuộc đời của Tsangyang Gyatso thật sự đã vãn kịch vào hai mươi lăm tuổi, sau khi hạ màn, câu chuyện nào sẽ tiếp diễn?
Là mơ, thì nên tỉnh lại; là yêu, thì nên tiếp tục. Duyên khởi duyên diệt, xem như lâu dài, quay đầu cũng chỉ là vội vã. Tsangyang Gyatso hai mươi lăm tuổi không chết, sáu mươi tư tuổi rốt cuộc vẫn chết. Ngài tuy là Phật sống, có dung nhan không già đi, nhưng tuổi thọ lại có hạn. Tsangyang Gyatso không thể sống dần đến già nua như Bành Tổ[7], lúc đó ngài có tồn tại hay không, đã không còn quá đỗi quan trọng. Tu luyện nhiều năm kiến Ngài sớm đã kết liễu tất cả nợ cũ nghiệt duyên, được dĩnh ngộ siêu thoát, đạt đến cảnh giới niết bàn.
[7] Bành Tổ: một nhân vật trong truyền thuyết Trung Hoa được cho là sống lâu đến nghìn tuổi.
Tsangyang Gyatso không phải đã chết, mà là đã tọa hóa. Tọa hóa là người tu hành có căn cơ ngồi ngay ngắn an nhiên mà kết thúc sinh mệnh. Phật nói vạn vật do duyên mà sinh, do duyên mà diệt, thân thể hình hài đều là mộng huyễn bào ảnh[8], người chết đi không cần giữ nó lại trên thế gian. Linh hồn của Ngài được siêu thoát, sự tồn tại của nhục thân đã chẳng còn mảy may ý nghĩa, chấp nhất với nhân gian, ngược lại trở thành gánh nặng.
[8] Mộng ảo bọt bóng.
Ở Alxa có một tu viện được đông đảo mọi người biết đến, gọi là Nam Tự, còn gọi là tu viện Guangzong. Tu viện này quy mô không lớn lắm, nhưng danh tiếng lại đứng đầu trong tám tu viện lớn của Alxa. Nghe nói năm xưa linh tháp chứa nhục thân của Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 Tsangyang Gyatso được đặt ở đây, mãi đến thời Cách mạng Văn hóa[9] tu viện Guangzong bị hủy, sư trong chùa và tín đồ mới âm thầm trộm nhục thân Phật sống trong linh tháp đem ra ngoài đốt, và giữ lại hài cốt cùng xá lợi tử của Tsangyang Gyatso, xây một tòa tháp màu vàng - tháp Đồ Tì[10] Đạt Lai Lạt Ma thứ 6, dùng để đặt tro cốt của Ngài.
[9] Cách mạng Văn hóa là một giai đoạn xã hội hỗn loạn và tình trạng vô chính phủ ở Trung Quốc diễn ra trong mười năm 1966-1976, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sống chính trị, văn hóa, xã hội.
[10] Đồ Tì: dịch âm tiếng Phạn, nghĩa gốc là đốt cháy, thông thường chỉ hỏa táng.
Năm 1757, Ngawang Lhundrup Daji, đệ tử của Tsangyang Gyatso, hoàn thành “Bí truyện”. Còn Đạt Lai thứ 7 Kelzang Gyatso viên tịch ở cung Potala, đã kết thúc cuộc đời huyền diệu mà lại bình thường của mình. Cùng năm, tu viện Guangzong trong núi Hạ Lan[11] xây dựng xong, Tsangyang Gyatso được tôn làm Thượng Sư. Trong tu viện thờ cúng tháp chứa nhục thân của Đạt Lai thứ 6, mãi đến năm 1966 vẫn còn.
[11] Núi Hạ Lan: nằm ở giao giới Ninh Hạ và Nội Mông Cổ, Trung Quốc, dài khoảng 200km, đỉnh núi cao nhất 3.556m.
“Nhất trần thổ, vạn thiên cốt, do lai tương tư thôi nhân khổ. Linh lung tâm, hàn băng chú, chích vi đạm mạc vô tình vật. Khả liên tuế nguyệt, mỹ mộng hư độ, vô tận tang thương vô tận lộ, mộng tỉnh lai thời nhân hà xứ?[12]” Tình cờ đọc được bài từ này, cảm giác tâm linh đôi chút xao động. Nhưng không biết là ai viết, chỉ cảm thấy người viết bài từ này chắc là một người hiện đại. Câu chữ không hẳn là tuyệt đẹp, nhưng tình cảnh trong bài từ chẳng hiểu vì sao lại thu hút tôi. Nếu bài từ này dùng với cao tăng khác, đương nhiên không hợp ý cảnh, nhưng dùng với nhất đại tình tăng Tsangyang Gyatso, dường như đã thỏa mãn tâm linh. Tuy nói cái chết của cao tăng là Niết bàn, là siêu thoát, nhưng tôi luôn cảm thấy sự ra đi của Tsangyang Gyatso mang một vẻ đẹp buồn khó nói thành lời, và một nỗi tiếc nuối không thể nào hơn.
[12] Tạm dịch: Một mảnh đất bụi chứa muôn ngàn xương cốt, xưa nay tương tư khiến người khổ sở. Trái tim hoạt bát đúc thành băng lạnh, chỉ là một vật lạnh nhạt vô tình. Nuối tiếc năm tháng, mộng đẹp uổng phí, tang thương vô tận đường dài vô tận, khi tỉnh mộng người ở nơi nào?
Người nói Tsangyang Gyatso đa tình, đa thiện, không có quá nhiều mùi vị bi lệ. Tình cảnh trong bài từ này không thích hợp với Ngài, huống chi là sau khi Ngài trải qua biển biếc nương dâu, đạt đến cõi Niết bàn Tịnh độ? Chỉ là sinh mệnh vốn dĩ cũng như đất bụi, đi qua hành trình dằng dặc, ai người có thể không tang thương? Ai lại có thể không tỉnh mộng? Không phải năm tháng vô tình, cũng chẳng phải bạn và tôi sống uổng, duyên đến duyên đi, chết sống có nhau, chẳng qua cũng là như thế.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.