Gặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu Nhất
Chương 36: Kiếp số
Bạch Lạc Mai
12/11/2014
Trải qua bao nhiêu
xuân đi thu đến, trước sau không thể đo đạc dặm đường hồng trần rốt cuộc còn bao xa. Khi bạn mệt mỏi cũng không thể dừng lại nghỉ ngơi, vì thời
gian cứ luôn vội vã đuổi theo, từ bờ bên này đuổi sang bờ bên kia.
Trải qua bao nhiêu xuân đi thu đến, trước sau không thể đo đạc dặm đường hồng trần rốt cuộc còn bao xa. Khi bạn mệt mỏi cũng không thể dừng lại nghỉ ngơi, vì thời gian cứ luôn vội vã đuổi theo, từ bờ bên này đuổi sang bờ bên kia. Một ngày nọ bạn dừng bước, có nghĩa là hành trình sinh mệnh sắp sửa kết thúc, mà bạn cũng đã hoàn thành sứ mệnh sinh tồn của mình. Có những người chán ngán phàm trần, một lòng cầu dĩnh ngộ siêu thoát, làm một ngọn cỏ gốc cây yên tịnh trước Phật, thấm nhuộm linh tính của Thiền. Có những người lại nguyện ý rời xa cảnh Thiền, cam nguyện rơi vào lưới trần, lưu lạc nơi thời loạn lạc, sống tỉnh táo mà đau khổ.
Rốt cuộc cũng có người không tin, Tsangyang Gyatso có thể giữ được bình tĩnh khi đối mặt với phán quyết. Ngài chẳng phải là một vị tình tăng ư? Ngài đúng ra phải nhu nhược, e sợ hết thảy gió mưa rung chuyển trên đời, mọi tổn thương đối với Ngài sẽ là chí mệnh. Chúng ta vẫn tranh luận, những thứ Tsangyang Gyatso có được và mất đi, rốt cuộc thứ nào nhiều hơn, thứ nào ít hơn. Không ai có thể đưa ra một câu trả lời chính xác, vì theo đuổi và mộng tưởng của mỗi người khác nhau. Còn tôi tin chắc, đời này Tsangyang Gyatso đã được sống trong hạnh phúc, tuy tình yêu Ngài muốn không có kết quả, nhưng Ngài lại từng chân thực sở hữu. Địa vị Phật sống của Ngài dù lung lay sắp đổ, nhưng muôn ngàn khách hành hương lại chưa từng từ bỏ Ngài. Lịch sử cũng vì sự tồn tại của Ngài mà ghi lại một nét bút sâu sắc, để chúng ta đời sau ghi nhớ.
Lha-bzang Khan trình thư cho Khang Hy sẽ có kết cuộc thế nào, không cần nói cũng rõ. Vua Khang Hy anh minh, từ khi đăng cơ năm tám tuổi đến nay chưa từng dám xem nhẹ giang sơn. Nhà vua nam chinh bắc chiến mấy mươi trận, luôn nhìn sự đời mờ mịt một cách sáng suốt tỉnh táo. Lần này, Lha-bzang Khan dâng thư, dụng ý là gì, nhà vua xem qua đã rõ. Thật ra về lời đồn liên quan đến Tsangyang Gyatso, Khang Hy cũng nghe được không ít, nhà vua không hề có lòng thù địch đối với vị Phật sống trẻ tuổi mà lại đa tình này. Nhà vua từng phái người đến Tây Tạng điều tra chân thân của vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 6, tuy không có kết quả xác định, nhưng nhà vua có thể dự cảm vị Phật sống này tuyệt đối không phải người thường.
Chỉ là đế quốc Đại Thanh lúc này tuy có thể xem là thái bình thịnh thế, nhưng non sông ôn nhu phương Nam không hề khiến Khang Hy một mực mê muội. Nhà vua biết rõ phiến loạn trên thảo nguyên sẽ không ngừng nghỉ, nhiều con sói xám vì không được thỏa mãn, vẫn sẽ tru lên trong đêm vắng khiến nhà vua không thể yên lòng. Lần này Lha-bzang Khan tuy giúp nhà vua trừ đi Sangye Gyatso tinh khôn mạnh mẽ, nhưng thế lực của con sói giảo quyệt Lha-bzang Khan cũng nhờ đó được mở rộng. Dù Khang Hy không cần e dè y, nhưng vẫn không thể xem thường sự tồn tại của y. Khang Hy không thể không biết, Lha-bzang Khan đến tìm nhà vua mượn dao giết người, loại trừ được Tsangyang Gyatso, Lha-bzang Khan sẽ chẳng cần kiêng kỵ, nắm giữ quyền lực chính giáo Tây Tạng.
Khang Hy không có ý đặt Tsangyang Gyatso vào chỗ chết, thậm chí vào lúc nửa đêm không người, nhà vua thi thoảng còn lật xem tập thơ sứ giả mang từ Tây Tạng về. Nhà vua gần như không dám tin, những câu thơ nặng tình đẹp đẽ đó lại do một vị Phật sống ngồi thiền trên mây, vốn nên cắt đứt hết thảy ý nghĩ trần tục viết ra. Nhà vua bỗng nhiên bắt đầu có đôi chút kính phục, đôi chút yêu thích đối với Ngài, vì nhà vua biết Tsangyang Gyatso ngồi ở tầm cao muôn dân không thể với tới, nhưng Ngài lại dám lưu đày bản thân xuống phàm trần, nhàn du chốn dân gian, yêu cuồng nhiệt, sống chân thực. Còn Khang Hy cũng có ngôi cao như vậy nhưng lại bị giang sơn trói buộc, chẳng khi nào dám buông thả. Tsangyang Gyatso có thể sống vì lòng mình, theo đuổi tình yêu thế tục, mà Khang Hy lại phải sống vì muôn dân trăm họ, sớm đã đánh mất bản thân.
Nhà vua là quân vương, phải bảo vệ đất nước của mình, con dân của mình. Còn tình cảm cá nhân vĩnh viễn chỉ là nhỏ bé, một vị quân chủ anh minh, mãi mãi đều không thể có tình cảm mềm yếu, nếu không nhất định sẽ tạo nên đổ vỡ càng lớn. Chính trị là vô tình, bao nhiêu người phải làm vật bồi táng của nó, nhưng nó vẫn chưa thỏa mãn, một mực lạnh lùng đòi lấy. Rất đáng tiếc, Tsangyang Gyatso định sẵn phải làm vật hy sinh của chính trị, đây là điều duy nhất Ngài có thể làm được. Dù Khang Hy có lòng bảo vệ Ngài, cũng đã quá muộn.
Một vở kịch diễn đến cao trào thì không thể thay đổi vai chính. Dù bao nhiêu người không ngừng rơi lệ, chung quy vẫn phải diễn nốt kết cuộc. Đã là người xem, hà tất phải coi là thật, đã là thanh y[1], việc gì phải thương tâm. Tsangyang Gyatso không có lòng làm thanh y trong kịch, nhưng Ngài lại nhất thiết phải đeo tấm mặt nạ, lúc thì là Phật sống, lúc thì là lãng tử, trong thời gian vô tình, thực hiện luân hồi bi ai. Mọi người đều cho rằng Ngài có quyền lực chí cao vô thượng, chỉ bản thân Ngài mới hiểu rõ, mình đã sống một cách hèn mọn biết bao. Chẳng qua muốn cùng ý trung nhân ở bên nhau, chẳng qua muốn vẽ mày cho nàng suốt đời, cuối cùng trở thành mê muội mà cuộc đời này khó vượt qua.
[1] Thanh y: một vai diễn trong hý khúc, mặc áo màu xanh.
Khang Hy sáng suốt không xử sự theo tình cảm, cục diện chính trị Tây Tạng cần được ổn định, không thể dẫn đến rối loạn lớn hơn bởi một Tsangyang Gyatso. Nếu nói chính trị là một canh bạc, mọi đồ vật đều có thể làm con tính, nhưng giang sơn lại không thể đem ra cược, vì không thua nổi. Nhà vua trước giờ đều không mạo hiểm, đừng nói là vì Tsangyang Gyatso, dù là vì tình cảm của bản thân, nhà vua cũng không dám. Do đó Khang Hy biết rõ mình là lưỡi đao sắc bén Lha-bzang Khan mượn để giết Tsangyang Gyatso, cũng đành dốc túi trao ra. Đây là một mũi tên độc Lha-bzang Khan chuẩn bị sẵn sàng, y cầm chắc sẽ khiến Tsangyang Gyatso đứt ruột.
Cứ xem như là sự trừng phạt mà một vị Phật sống phạm giới cần gánh chịu, vì cục diện chính trị Tây Tạng, vì giang sơn Đại Thanh, Khang Hy hy sinh Ngài, cũng không tiếc. Chỉ mong sự hy sinh ấy, có thể khiến mảnh đất này từ đâu không còn sát phạt máu tanh, trở lại thánh khiết và bình yên như lúc trước. Người dân lương thiện có thể hạnh phúc chăn thả, vui vẻ ca hát, đời đời kiếp kiếp an cư lạc nghiệp trên thảo nguyên. Khang Hy rốt cuộc vẫn hao tổn tâm tư, nhà vua phái Thị lang[2] Hách Thọ đến Tây Tạng, sắc phong Lha-bzang Khan làm “Dực Pháp Công Thuận Hãn[3]”, ban cho y một chiếc ấn vàng. Ra lệnh phế bỏ chức vị ở cung Potala của Tsangyang Gyatso, “chấp hiến kinh sư”.
[2] Thị lang: Chức quan thời xưa. Thời Minh Thanh, Thị lang tương đương Thứ trưởng các bộ của chính phủ, địa vị sau Thượng thư (tương đương Bộ trường).
[2] Dực Phát: Phò tá, giúp đỡ Phật pháp.
Chấp hiến kinh sư, chính là áp giải Tsangyang Gyatso từ Tây Tạng về kinh. Trong mắt người khác đây là trừng phạt nghiêm khắc đối với Tsangyang Gyatso, thực ra là cách Khang Hy bảo vệ Ngài. Vì Khang Hy hiểu rõ, Tsangyang Gyatso bị phế bỏ chức vị ở Tây Tạng thì sẽ là tù nhân dưới thềm của Lha-bzang Khan, nhưng Ngài vẫn được muôn dân ủng hộ, với cá tính của Lha-bzang Khan, làm sao dễ dàng tha cho một người lúc nào cũng mang lại mối uy hiếp cho y? Do đó Khang Hy sai người áp giải Tsangyang Gyatso đến kinh thành, giúp Ngài thoát khỏi sự mưu hại của Lha-bzang Khan. Trước tiên phải giữ được tính mệnh thì sau này mới có thể tính toán về sự đi hay ở của Ngài.
Bất kể Tsangyang Gyatso có phải là linh đồng chuyển thế thật sự hay không, đã từng phạm sai lầm thế nào, nhưng Ngài chung quy vẫn là một người chí tình chí tính. Cá tính từ bi mềm yếu của Ngài trước giờ không gây tổn hại cho một ai, lại bị người khác thao túng số phận một cách vô tội. Đồng thời Ngài trải qua lễ lớn tọa sàng, từng được muôn dân quỳ bái, từng vào ở trong cung Potala, từng làm vương giả chân chính. Một vị vương giả, dù cùng đường bí lối, cũng không nên bị chà đạp đến mức chẳng còn tôn nghiêm. Nhưng Khang Hy cũng không thể cho Ngài tự do, vì với tính tình của Ngài, chỉ cần vừa cởi áo sư, chắc chắn sẽ tiếp tục du hý hồng trần. Lúc đó, với địa vị của Ngài trong lòng dân chúng Tây Tạng, họ sẽ hết sức ủng hộ Ngài, lẽ nào lại chẳng gây nên một trận gió mưa chẳng thể ngăn cản?
Cách làm của Khang Hy có thể nói dụng tâm vất vả, nhưng người hiểu rõ lại có mấy ai? Khi sứ giả phái đi truyền đạt ý chỉ của vua Đại Thanh sẽ gây nên sóng to gió lớn dường nào? Trăng có tối sáng tròn khuyết, người cũng như vậy, khi bạn khuyết mờ, có lẽ chính là lúc người khác tròn sáng. Lha-bzang Khan cuối cùng cũng thỏa nguyện giành được quyền lực mình muốn, trừ đi tâm phúc đại họa Sangye Gyatso, lại sắp sửa đuổi được Đạt Lai thứ 6 Tsangyang Gyatso. Từ đây mảnh đất Tây Tạng sẽ mặc cho con chim ưng hùng mạnh này dang cánh ngang dọc, khi tâm nguyện cả đời y được thỏa mãn, phải chăng cũng sẽ có một chút trống vắng nhạt nhòa?
Trải qua bao nhiêu xuân đi thu đến, trước sau không thể đo đạc dặm đường hồng trần rốt cuộc còn bao xa. Khi bạn mệt mỏi cũng không thể dừng lại nghỉ ngơi, vì thời gian cứ luôn vội vã đuổi theo, từ bờ bên này đuổi sang bờ bên kia. Một ngày nọ bạn dừng bước, có nghĩa là hành trình sinh mệnh sắp sửa kết thúc, mà bạn cũng đã hoàn thành sứ mệnh sinh tồn của mình. Có những người chán ngán phàm trần, một lòng cầu dĩnh ngộ siêu thoát, làm một ngọn cỏ gốc cây yên tịnh trước Phật, thấm nhuộm linh tính của Thiền. Có những người lại nguyện ý rời xa cảnh Thiền, cam nguyện rơi vào lưới trần, lưu lạc nơi thời loạn lạc, sống tỉnh táo mà đau khổ.
Rốt cuộc cũng có người không tin, Tsangyang Gyatso có thể giữ được bình tĩnh khi đối mặt với phán quyết. Ngài chẳng phải là một vị tình tăng ư? Ngài đúng ra phải nhu nhược, e sợ hết thảy gió mưa rung chuyển trên đời, mọi tổn thương đối với Ngài sẽ là chí mệnh. Chúng ta vẫn tranh luận, những thứ Tsangyang Gyatso có được và mất đi, rốt cuộc thứ nào nhiều hơn, thứ nào ít hơn. Không ai có thể đưa ra một câu trả lời chính xác, vì theo đuổi và mộng tưởng của mỗi người khác nhau. Còn tôi tin chắc, đời này Tsangyang Gyatso đã được sống trong hạnh phúc, tuy tình yêu Ngài muốn không có kết quả, nhưng Ngài lại từng chân thực sở hữu. Địa vị Phật sống của Ngài dù lung lay sắp đổ, nhưng muôn ngàn khách hành hương lại chưa từng từ bỏ Ngài. Lịch sử cũng vì sự tồn tại của Ngài mà ghi lại một nét bút sâu sắc, để chúng ta đời sau ghi nhớ.
Lha-bzang Khan trình thư cho Khang Hy sẽ có kết cuộc thế nào, không cần nói cũng rõ. Vua Khang Hy anh minh, từ khi đăng cơ năm tám tuổi đến nay chưa từng dám xem nhẹ giang sơn. Nhà vua nam chinh bắc chiến mấy mươi trận, luôn nhìn sự đời mờ mịt một cách sáng suốt tỉnh táo. Lần này, Lha-bzang Khan dâng thư, dụng ý là gì, nhà vua xem qua đã rõ. Thật ra về lời đồn liên quan đến Tsangyang Gyatso, Khang Hy cũng nghe được không ít, nhà vua không hề có lòng thù địch đối với vị Phật sống trẻ tuổi mà lại đa tình này. Nhà vua từng phái người đến Tây Tạng điều tra chân thân của vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 6, tuy không có kết quả xác định, nhưng nhà vua có thể dự cảm vị Phật sống này tuyệt đối không phải người thường.
Chỉ là đế quốc Đại Thanh lúc này tuy có thể xem là thái bình thịnh thế, nhưng non sông ôn nhu phương Nam không hề khiến Khang Hy một mực mê muội. Nhà vua biết rõ phiến loạn trên thảo nguyên sẽ không ngừng nghỉ, nhiều con sói xám vì không được thỏa mãn, vẫn sẽ tru lên trong đêm vắng khiến nhà vua không thể yên lòng. Lần này Lha-bzang Khan tuy giúp nhà vua trừ đi Sangye Gyatso tinh khôn mạnh mẽ, nhưng thế lực của con sói giảo quyệt Lha-bzang Khan cũng nhờ đó được mở rộng. Dù Khang Hy không cần e dè y, nhưng vẫn không thể xem thường sự tồn tại của y. Khang Hy không thể không biết, Lha-bzang Khan đến tìm nhà vua mượn dao giết người, loại trừ được Tsangyang Gyatso, Lha-bzang Khan sẽ chẳng cần kiêng kỵ, nắm giữ quyền lực chính giáo Tây Tạng.
Khang Hy không có ý đặt Tsangyang Gyatso vào chỗ chết, thậm chí vào lúc nửa đêm không người, nhà vua thi thoảng còn lật xem tập thơ sứ giả mang từ Tây Tạng về. Nhà vua gần như không dám tin, những câu thơ nặng tình đẹp đẽ đó lại do một vị Phật sống ngồi thiền trên mây, vốn nên cắt đứt hết thảy ý nghĩ trần tục viết ra. Nhà vua bỗng nhiên bắt đầu có đôi chút kính phục, đôi chút yêu thích đối với Ngài, vì nhà vua biết Tsangyang Gyatso ngồi ở tầm cao muôn dân không thể với tới, nhưng Ngài lại dám lưu đày bản thân xuống phàm trần, nhàn du chốn dân gian, yêu cuồng nhiệt, sống chân thực. Còn Khang Hy cũng có ngôi cao như vậy nhưng lại bị giang sơn trói buộc, chẳng khi nào dám buông thả. Tsangyang Gyatso có thể sống vì lòng mình, theo đuổi tình yêu thế tục, mà Khang Hy lại phải sống vì muôn dân trăm họ, sớm đã đánh mất bản thân.
Nhà vua là quân vương, phải bảo vệ đất nước của mình, con dân của mình. Còn tình cảm cá nhân vĩnh viễn chỉ là nhỏ bé, một vị quân chủ anh minh, mãi mãi đều không thể có tình cảm mềm yếu, nếu không nhất định sẽ tạo nên đổ vỡ càng lớn. Chính trị là vô tình, bao nhiêu người phải làm vật bồi táng của nó, nhưng nó vẫn chưa thỏa mãn, một mực lạnh lùng đòi lấy. Rất đáng tiếc, Tsangyang Gyatso định sẵn phải làm vật hy sinh của chính trị, đây là điều duy nhất Ngài có thể làm được. Dù Khang Hy có lòng bảo vệ Ngài, cũng đã quá muộn.
Một vở kịch diễn đến cao trào thì không thể thay đổi vai chính. Dù bao nhiêu người không ngừng rơi lệ, chung quy vẫn phải diễn nốt kết cuộc. Đã là người xem, hà tất phải coi là thật, đã là thanh y[1], việc gì phải thương tâm. Tsangyang Gyatso không có lòng làm thanh y trong kịch, nhưng Ngài lại nhất thiết phải đeo tấm mặt nạ, lúc thì là Phật sống, lúc thì là lãng tử, trong thời gian vô tình, thực hiện luân hồi bi ai. Mọi người đều cho rằng Ngài có quyền lực chí cao vô thượng, chỉ bản thân Ngài mới hiểu rõ, mình đã sống một cách hèn mọn biết bao. Chẳng qua muốn cùng ý trung nhân ở bên nhau, chẳng qua muốn vẽ mày cho nàng suốt đời, cuối cùng trở thành mê muội mà cuộc đời này khó vượt qua.
[1] Thanh y: một vai diễn trong hý khúc, mặc áo màu xanh.
Khang Hy sáng suốt không xử sự theo tình cảm, cục diện chính trị Tây Tạng cần được ổn định, không thể dẫn đến rối loạn lớn hơn bởi một Tsangyang Gyatso. Nếu nói chính trị là một canh bạc, mọi đồ vật đều có thể làm con tính, nhưng giang sơn lại không thể đem ra cược, vì không thua nổi. Nhà vua trước giờ đều không mạo hiểm, đừng nói là vì Tsangyang Gyatso, dù là vì tình cảm của bản thân, nhà vua cũng không dám. Do đó Khang Hy biết rõ mình là lưỡi đao sắc bén Lha-bzang Khan mượn để giết Tsangyang Gyatso, cũng đành dốc túi trao ra. Đây là một mũi tên độc Lha-bzang Khan chuẩn bị sẵn sàng, y cầm chắc sẽ khiến Tsangyang Gyatso đứt ruột.
Cứ xem như là sự trừng phạt mà một vị Phật sống phạm giới cần gánh chịu, vì cục diện chính trị Tây Tạng, vì giang sơn Đại Thanh, Khang Hy hy sinh Ngài, cũng không tiếc. Chỉ mong sự hy sinh ấy, có thể khiến mảnh đất này từ đâu không còn sát phạt máu tanh, trở lại thánh khiết và bình yên như lúc trước. Người dân lương thiện có thể hạnh phúc chăn thả, vui vẻ ca hát, đời đời kiếp kiếp an cư lạc nghiệp trên thảo nguyên. Khang Hy rốt cuộc vẫn hao tổn tâm tư, nhà vua phái Thị lang[2] Hách Thọ đến Tây Tạng, sắc phong Lha-bzang Khan làm “Dực Pháp Công Thuận Hãn[3]”, ban cho y một chiếc ấn vàng. Ra lệnh phế bỏ chức vị ở cung Potala của Tsangyang Gyatso, “chấp hiến kinh sư”.
[2] Thị lang: Chức quan thời xưa. Thời Minh Thanh, Thị lang tương đương Thứ trưởng các bộ của chính phủ, địa vị sau Thượng thư (tương đương Bộ trường).
[2] Dực Phát: Phò tá, giúp đỡ Phật pháp.
Chấp hiến kinh sư, chính là áp giải Tsangyang Gyatso từ Tây Tạng về kinh. Trong mắt người khác đây là trừng phạt nghiêm khắc đối với Tsangyang Gyatso, thực ra là cách Khang Hy bảo vệ Ngài. Vì Khang Hy hiểu rõ, Tsangyang Gyatso bị phế bỏ chức vị ở Tây Tạng thì sẽ là tù nhân dưới thềm của Lha-bzang Khan, nhưng Ngài vẫn được muôn dân ủng hộ, với cá tính của Lha-bzang Khan, làm sao dễ dàng tha cho một người lúc nào cũng mang lại mối uy hiếp cho y? Do đó Khang Hy sai người áp giải Tsangyang Gyatso đến kinh thành, giúp Ngài thoát khỏi sự mưu hại của Lha-bzang Khan. Trước tiên phải giữ được tính mệnh thì sau này mới có thể tính toán về sự đi hay ở của Ngài.
Bất kể Tsangyang Gyatso có phải là linh đồng chuyển thế thật sự hay không, đã từng phạm sai lầm thế nào, nhưng Ngài chung quy vẫn là một người chí tình chí tính. Cá tính từ bi mềm yếu của Ngài trước giờ không gây tổn hại cho một ai, lại bị người khác thao túng số phận một cách vô tội. Đồng thời Ngài trải qua lễ lớn tọa sàng, từng được muôn dân quỳ bái, từng vào ở trong cung Potala, từng làm vương giả chân chính. Một vị vương giả, dù cùng đường bí lối, cũng không nên bị chà đạp đến mức chẳng còn tôn nghiêm. Nhưng Khang Hy cũng không thể cho Ngài tự do, vì với tính tình của Ngài, chỉ cần vừa cởi áo sư, chắc chắn sẽ tiếp tục du hý hồng trần. Lúc đó, với địa vị của Ngài trong lòng dân chúng Tây Tạng, họ sẽ hết sức ủng hộ Ngài, lẽ nào lại chẳng gây nên một trận gió mưa chẳng thể ngăn cản?
Cách làm của Khang Hy có thể nói dụng tâm vất vả, nhưng người hiểu rõ lại có mấy ai? Khi sứ giả phái đi truyền đạt ý chỉ của vua Đại Thanh sẽ gây nên sóng to gió lớn dường nào? Trăng có tối sáng tròn khuyết, người cũng như vậy, khi bạn khuyết mờ, có lẽ chính là lúc người khác tròn sáng. Lha-bzang Khan cuối cùng cũng thỏa nguyện giành được quyền lực mình muốn, trừ đi tâm phúc đại họa Sangye Gyatso, lại sắp sửa đuổi được Đạt Lai thứ 6 Tsangyang Gyatso. Từ đây mảnh đất Tây Tạng sẽ mặc cho con chim ưng hùng mạnh này dang cánh ngang dọc, khi tâm nguyện cả đời y được thỏa mãn, phải chăng cũng sẽ có một chút trống vắng nhạt nhòa?
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.