Chương 37
Dao Ninh
28/09/2022
… Bị em chồng quay ra nói lí, Khuê không những không thấy mình sai, mà còn thêm điên hơn nữa . Ả nhẩy bổ lên định xé xác đứa em chồng, chỉ tay vào mặt Gạo, Khuê rú lên chửi:
– Tiên sư con đĩ kia! Con nghiệt súc kia nhớ!tao nguyền rủa cả ba đờii nhà mày chết không có chỗ chôn, chết đường chết chợ chết sông chết suối ,chết sét đánh chết bất đắc kì tử nhớ. Vì cái con ranh con nhà mày nên con tao mới chết oan. Tao tha không bóp chết mày thì thôi,đừng để tao điên lên tao xiên chết đấy.
– Mình thôi… đừng nói nữa, bà Xoan cho nhà tôi vào trong nhà đi.
Hiếu nhẹ nhàng gàn vợ, bà Xoan cũng vâng dạ kéo Khuê đi khó khăn. Thế nhưng, bên này tiếng Gạo lại vang lên chất vấn:
– Tôi không biết là năm xưa nhà chị có thù hằn gì với nhà tôi, và con chị bị làm sao. Nhưng tôi nói cho chị biết, phúc đức tại mẫu, con người sinh ra đều có phúc có phần , con chị chết thì phải xem lại cách ăn ở của nhà chị. Tôi đến chỉ mong anh Hiếu về gặp u lần cuối để u đỡ vướng bận thôi. Còn chuyện gia đình chị ghét ai, thù ai đấy là việc của gia đình chị. Sau lần này tôi cũng không rảnh đũng mà đến đây làm phiền.
Mỗi lần Gạo nói thêm thì Khuê lại chẳng khác nào rót thêm dầu vào ngọn lửa đang cháu. Khuê lại lồng lộn lên gào rú. Gạo không để tâm gì đến thái độ điên loại này của chị dâu, mà cô chỉ muốn xem xem thằng ai trai bị từ mặt này có chịu theo cô về gặp u mình lần cuối không. Thế nhưng ngoài những câu khuyên vợ mình bình tĩnh ra, hắn không đả động gì đến đứa em gái năm xưa hắn đã giết hụt tí nào. Hẳn như là hắn không quan tâm Gạo, cũng như bà mẹ đang sắp chết trên viện
Cuộc tranh cãi ồn ã giữa đêm không có hồi kết. Bỗng bên trong có tiếng ho khan rồi tiếng mở cửa ra ngay lúc đó ,là ông Phóng, thầy đẻ ra Khuê. :
– đêm hôm Chúng mày định làm loạn nhà ông đấy hở? Chỗ này là chỗ để cho chúng mày cãi nhau đấy phải không?
Tất cả im lặng khi nghe tiếng ông Phóng quát , Gạo vẫn không thèm nói chuyện với ông phóng, mặc cho ông quát đến cái Khuê to mồm cũng phải im lặng. Gạo nói với anh:
– Tôi xin anh đấy , anh Hiếu, anh có ghét thầy u đến thế nào thì anh cũbg phải gặp mặt lần cuối u đi chứ. Dù gì u cũng là người đẻ ra anh, anh không bận đến nỗi gặp người sắp chết mười phút mà khó khăn vậy sao.
Gạo run giọng khuyên Hiếu, thế nhưng hắn vẫn cái vẻ lầm lì ấy, hắn dắt vợ vào trong nhà. Còn bảo bà Xoan lôi Gạo ra ngoài đóng cửa. Ông Phóng trông vợ chồng nhà Khuê dắt nhau vào, ông cười khẩy nói:
– bé người mà ghê gớm đấy. Đấy nhé, không phải tao không cho nó đi, mà nó ko không muốn liên quan đến nhà mày thôi. Sống đàng hoàng là tốt đấy, cơ mà không có tiền ,đàng hòabg cũng chẳng có ý nghĩa gì…
– Tôi chẳng cần biết đàng hoàng hay có tiền thì cái nào hơn. Nhưng nếu ông đặt mình vào vị trí của u tôi ông sẽ hiểu. Cuối đời mong gặp lại đứa con cũng không hoàn thành được tâm nguyện, thì ông chết có nhắm mắt được không. Lúc ấy ,tiền nhiều ông có sống lại được không?
Nói xong, Gạo đội cái nón rồi dắt cái xe đạp đi thẳng, để cho ông Phóng đứng đằng sau tức sàu bọt mép. Ông làm cán bộ nhà nước, người kính nể phải cúi rạp đầu, ở đâu ra cái kiểu con ranh con chỉ bằng tuổi cháu ông rủa ông chết.
Ra đến cổng, bà Xoan cũng đi theo để mở cửa cho Gạo ra ngoài. Nhìn trước ngó sau không thấy ai trông theo, bà rút trong túi ra một ít tiền, bà nói:
-Thôi thì, chú Hiếu với cô Khuê đã vậy, cô về lựa lời nói với thầy u xem sao. Còn cho chỗ tiền này, tôi biếu bà ấy. Mong bà ấy đừng giận.
Trông sấp tiền Gạo chỉ biết thở dài, khẽ gạt tay để đưa trả lại bà Xoan, cô nói:
– Tôi đến đây không phải để mong người khác thương hại, tôi chỉ muốn nghĩa tử là nghĩa tận, muốn u tôi được hoàn thành tâm nguyện. Nhưng… thôi, không có cũng chẳng sao. Bởi Vậy người ta nói, giàu thì chưa chắc đã tử tế, nhưng nghèo thì chắc chắn sẽ đàng hoàng. Chào bác ,tôi đi.
Gạo leo lên cái xe đạp cà tàng đạp nhoay ngoáy về phía đường chạy lên bệnh viện huyện. Bóng người con gái trẻ lai lưng ra vội vàng đổ bóng xuống đường. Bà Xoan thở dài, bởi vì bà biết,mất tiền ta sẽ có thể kiếm lại. Nhưng mất đi tình nghĩa thì… hoàn toàn không.
Đi đến bệnh viện thì cũng vừa lúc, các y tá kéo một cái xác che kín mặt đi ra khỏi phòng. Gạo bàng hoàng nhìn vào trong, ông Đỏ vẫn ngồi đấy bần thần. Thấy con gái đã về,nhưng chỉ đi có một mình, ông biết kết quả gặp Hiếu ra sao. Ông đỏ mệt mỏi ,vẫy tay ra hiệu cho con gái vào trong.
Hai cha con ngồi trên giường, ông Đỏ sợ con buồn ,nhưng lí nhí trình bày:
– u đi rồi con ạ , thanh thản, không đau đớn tí nào. Thôi thì xong một kiếp người, cha con mình đã rất cố gắng rồi. U được đưa xuống khu nhà xác, sáng mai hai cha con mình làm thủ tục cho u về nhà , về với ông bà tổ tiên.
Gạo gật đầu không nói năng, bởi nói ra câu nào bây giờ, cô sẽ òa lên khóc mất. Sau khi thu dọn đồ đạc ,hai người lặng lẽ đi xuống cửa nhà xác ngồi đấy chờ cho tới khi sáng hẳn.
…. Tám giờ sáng hôm sau, Thảo vừa mới dậy, nó nhìn vào trong cái rổ trên kệ bếp không còn quả trứng nào để ăn thì tặc lưỡi xoa bụng.
Kể từ khi u nó lên huyện chữa bệnh, Thảo chưa một lần lên đấy chăm u. Bà Đỏ hồi còn ở nhà nó cũng chẳng lấy cho bà được cốc nước huống huống hồ đạp xe lên tận huyện.
Khi còn làu bàu vì không có gì ăn, thì chiếc xe ba gác chở biết bao nhiêu là bạt, là cờ quạt, là rạp ,là mành ,nào vải trắng, nhang đèn vào trong sân nhà. Thấy có người chở hàng vào , Thảo xua tay nói:
– Chở hàng hả? Nhầm nhà rồi chú ơi…
– Nhầm là nhầm thế nào? U mày chết trên bệnh viện huyện từ đêm qua, thầy mày với em gái đang thuê xe cho u mày về. Cái này là anh Nhân cháu ông lang nhị báo hộ đấy. Mày xem nhà cửa dọn gọn vào cho tao còn dỡ đồ. Đúng thật, người ta chê mày cấm có sai. Trong khi em gái rõ xinh đẹp nề nếp thì con chị tệ hại chả được cái mẹ gì…. chán hẳn.
Ông chở đồ tang lễ vừa dỡ đồ xuống vừa lầm bầm chửi. Nếu là cái Thảo của ngày hôm qua, khi nghe có người so sánh mình mới em chắc nó đã sửng cồ lên để nói lại. Nhưng hôm nay lại khác, nó nghe thấy u nó chết mà không khỏi bàng hoàng. Trong thâm tâm nó không bao giờ nghĩ bà Đỏ có thể chết, bởi bệnh của bà đã kéo dài gần hai chục năm nay, trải qua nhiều loại thuốc đông thuốc tây đủ cả, vậy mà cho đến giờ này, bà cũng không thể tiếp tục sống nữa.
Tầm trưa bà Đỏ được đưa về nhà, bà con hàng xóm cùng rất nhiều người đến thăm hỏi động viên, giúp đỡ cha con ông Đỏ trong lúc tang quyến bối rối. Ở vùng này đám tang vẫn còn phải làm cỗ đãi khách. Tuy nhiên,trong vùng ai cũng biết hoàn cảnh của gia đình ông Đỏ khó khăn. Cho nên, sau khi viếng xong, họ kéo nhau về ngay không cần ăn cỗ.
Vì không có con trai, ông Đỏ đứng nép bên bàn thờ đặt di ảnh vợ đáp lễ , trông ông tiều tụy đi khá nhiều. Bên trong ,Thảo và Gạo mỗi đứa một bên quan tài mặc áo dài đội khăn trắng. Trong khi Gạo ngồi im bặt trông vào cái áo quan cô quạnh, thấy nến trên nắp quan tài tắt cái nào, lại nhanh chóng thắp cây khác nối tiếp. Cái Thảo ngồi bên kia gào lên tức tưởi, nó bò dưói đất rít lên những tiếng xé lòmg. Người ta nói, lúc sống đối xử với nhau tệ bạc, thì lúc chết lại khóc rất to. Lúc bà đỏ sống nào có nhờ vả cái Thảo được việc gì. Bị u giáo huấn nó quay ra cãi nhau tay đôi với bà. Giờ u nó cũng chết rồi, sau này lấy ai lèm bèm với nói, lấy ai mỗi lần nó ăn tranh phần của em, bà lại lấy phần của mình ra cho nó ăn.
Cả làng người thân cũng như quen đều đến thăm hỏi cha con ông Đỏ vượt qua nỗi mất mát. Ở đám tang, họ trông thấy nhà ông Lang Nhị, anh Nhân, và nhà lão Long túc trực chạy ngược xuôi lo đám. Trông Quý và Nhân nhìn là biết không ưa gì nhau, cả hai đều yêu Gạo, trong lúc lo hậu sự cho bà Đỏ, nên cũng không muốn gây ra xích mích điều tiếng không hay. Quan trong hơn, cả hai người đều có phần nghĩ bản thân mình sẽ được Gạo chọn lựa.
Trong khi Gạo cùng ông Đỏ lo đám , cái Thảo ngồi một chỗ khóc sưng hết mắt. Lúc ăn cơm nó quay sang nói với mấy người hàng xóm;
– Các cô trông có tức không? Trong khi u cháu mất vì bệnh,vậy mà con Gạo nó không rơi một giọt nước mắt nào. Trông nó thế thôi chứ nó chẳng sống tình nghĩa gì đâu các cô ạ. Còn cháu sống không được lòng thầy u, nhưng lúc nào cháu cũng thương thầy u hơn cả….
Thảo nhân cơ hội đạp em gái xuống để tâng bốc mình lên , phải như người xa lạ không hiểu gì thì chắc có nhẽ cũng bị nó dắt mũi. Nhưng mấy người hàng xóm quanh đây thì đã quá hiểu về những đứa con nhà ông đỏ. Người ta định không chấp vì nhà có đám ,nhưng cái Thảo lèm bèm chành chọe em gái khiến mấy bà nghe cũng chối tai nên chỉnh lại:
– ôi dào, người ta bảo sống không đàng hoàng, chết mới ân hận. Bà Đỏ ôm bệnh chết thật, xong không phải là ngày một ngày hai mà ra đi đột ngột. Cái Gạo nó đã chăm bà ấy trên viện quá chu toàn ,mãn nguyện rồi, nó còn thấy nhẹ lòng hơn mày nhiều. Người chết cũng đã chết rồi , khóc lóc cũng chỉ thế thôi. Thầy mày cũng có tuổi rồi ,nó lo việc là đúng. Mà mày cũng bớt bớt sân si với em gái mình đi. Toàn ruột thịt với nhau cả ,môi hở thì răng lạnh, nó xấu mặt thì mày đẹp đẽ gì đâu. Giờ u mày mất, việc của mày là giúp ông Đỏ quán xuyến việc nhà.
Thảo bị mấy bà hàng xóm xỉa xói thì mặt nghệch ra, đến người ngoài họ còn biết tính nết từng người sốmg thế nào. Những kẻ leo lẻo đạo đức nhưng chưa chắc sống đã đàng hoàng.
Tại bên nhà ông Phóng, mặc cho bên nhà mẹ chết chửa kịp chôn, Hiếu vẫn không đoái hoài ,không vân thơ gì đến, hắn cũng không có ý định sang bên ấy trông mặt u lần cuối cùng. Có thể nói , sự oán hận của thằng con sống trong cảnh nghèo khó khiến Hiếu không tài nào quên được. Và vẫn mang lòmg hận thù ,hắn nghĩ đứa con sắp sửa Chào đời bị chết oan là do ông Đỏ đuổi đánh. Tuy không nói ,nhưng trong thâm tâm, Hiếu căm ghét bản thân sinh ra trong nghèo khó. Cho nên ,Mặc dù biết tin u mình chết đấy, nhưng quay về lại mái nhà tranh rách nát tồi tàn nghèo túng, hắn lại cảm thấy rùng mình. Hiếu cảm thấy sợ cái nghèo thực sự, nó giống như một bệnh truyền nhiễm nan y khó mà thoát khỏi.
Sáng hôm nay, ông Phóng đi đón khách tận trên Hà Nội đến nhà chơi, dặn vợ chồng Khuê Hiếu ở nhà chuẩn bị cơm canh chu đáo. Không dám hỏi ông Phóng đấy là ai, xong Hiếu cũng đoán chắc được người này phải thực sự quan trọng và gớm mặt cho nên ông phóng mới tự thân đi lên Hà Nội đón về.
Đến tận chiều, khách của ông Phóng mới tới , trong nhà tất cả mọi người từ vợ chồng Hiếu đến người làm đứng thành hai hàng ngay ngắn ngoài cổng đón khách trang trọng. Ông Phóng nhanh chân xuống trước mở cửa ,trong xe có hai người đàn ông trẻ tuổi ăn mặc chỉnh chu khoan thai đi xuống, tay xách ca táp , chân đi giày da, đầu tóc người hói đầu thấy da bóng lộn, người thì vuốt keo đứng dựng toát ra vẻ uy quyền. Hiếu trông mà cũng phải lác mắt, nhìn một cái biết ngay người có tiền. Ở cái xó quê nghèo, mấy ai được chiêm ngưỡng những người giàu có sang trọng như thế này.
Sau màn chào hỏi xã giao, cả nhà kéo nhau vào trong dùng bữa. Mặc dù ngồi chung mâm, xomg vợ chồng Hiếu đa phần chỉ ngồi ăn chứ không dám xen vào. Bên cạnh ,ông Phóng kính cẩn gắp cho hai người hai cái đùi gà rồi lịch sự thưa:
– Báo cáo các anh! Xã tôi nói chung còn nghèo, dân trí còn thấp. Chiều tôi sẽ đưa các anh đi thăm vòng quanh xã một lần để đánh giá khách quan hơn. Cũng mong các anh lên trung ương nói hộ tôi vài câu ,nhất định tôi sẽ không để các anh bị thiệt thòi.
Ông Phóng nói dứt câu cuối, đôi mắt chớp nháy liên hồi ra ám thị. Hiếu ngồi cạnh nghe thì hiểu ngay vấn đề, chắc nhà nước lại rót vốn đề xã này đầu tư gì rồi ấy mà. Ông Phóng mà xuống nước lấy lòng, thì tầm cỡ chẳng phải bình thường.
– Tiên sư con đĩ kia! Con nghiệt súc kia nhớ!tao nguyền rủa cả ba đờii nhà mày chết không có chỗ chôn, chết đường chết chợ chết sông chết suối ,chết sét đánh chết bất đắc kì tử nhớ. Vì cái con ranh con nhà mày nên con tao mới chết oan. Tao tha không bóp chết mày thì thôi,đừng để tao điên lên tao xiên chết đấy.
– Mình thôi… đừng nói nữa, bà Xoan cho nhà tôi vào trong nhà đi.
Hiếu nhẹ nhàng gàn vợ, bà Xoan cũng vâng dạ kéo Khuê đi khó khăn. Thế nhưng, bên này tiếng Gạo lại vang lên chất vấn:
– Tôi không biết là năm xưa nhà chị có thù hằn gì với nhà tôi, và con chị bị làm sao. Nhưng tôi nói cho chị biết, phúc đức tại mẫu, con người sinh ra đều có phúc có phần , con chị chết thì phải xem lại cách ăn ở của nhà chị. Tôi đến chỉ mong anh Hiếu về gặp u lần cuối để u đỡ vướng bận thôi. Còn chuyện gia đình chị ghét ai, thù ai đấy là việc của gia đình chị. Sau lần này tôi cũng không rảnh đũng mà đến đây làm phiền.
Mỗi lần Gạo nói thêm thì Khuê lại chẳng khác nào rót thêm dầu vào ngọn lửa đang cháu. Khuê lại lồng lộn lên gào rú. Gạo không để tâm gì đến thái độ điên loại này của chị dâu, mà cô chỉ muốn xem xem thằng ai trai bị từ mặt này có chịu theo cô về gặp u mình lần cuối không. Thế nhưng ngoài những câu khuyên vợ mình bình tĩnh ra, hắn không đả động gì đến đứa em gái năm xưa hắn đã giết hụt tí nào. Hẳn như là hắn không quan tâm Gạo, cũng như bà mẹ đang sắp chết trên viện
Cuộc tranh cãi ồn ã giữa đêm không có hồi kết. Bỗng bên trong có tiếng ho khan rồi tiếng mở cửa ra ngay lúc đó ,là ông Phóng, thầy đẻ ra Khuê. :
– đêm hôm Chúng mày định làm loạn nhà ông đấy hở? Chỗ này là chỗ để cho chúng mày cãi nhau đấy phải không?
Tất cả im lặng khi nghe tiếng ông Phóng quát , Gạo vẫn không thèm nói chuyện với ông phóng, mặc cho ông quát đến cái Khuê to mồm cũng phải im lặng. Gạo nói với anh:
– Tôi xin anh đấy , anh Hiếu, anh có ghét thầy u đến thế nào thì anh cũbg phải gặp mặt lần cuối u đi chứ. Dù gì u cũng là người đẻ ra anh, anh không bận đến nỗi gặp người sắp chết mười phút mà khó khăn vậy sao.
Gạo run giọng khuyên Hiếu, thế nhưng hắn vẫn cái vẻ lầm lì ấy, hắn dắt vợ vào trong nhà. Còn bảo bà Xoan lôi Gạo ra ngoài đóng cửa. Ông Phóng trông vợ chồng nhà Khuê dắt nhau vào, ông cười khẩy nói:
– bé người mà ghê gớm đấy. Đấy nhé, không phải tao không cho nó đi, mà nó ko không muốn liên quan đến nhà mày thôi. Sống đàng hoàng là tốt đấy, cơ mà không có tiền ,đàng hòabg cũng chẳng có ý nghĩa gì…
– Tôi chẳng cần biết đàng hoàng hay có tiền thì cái nào hơn. Nhưng nếu ông đặt mình vào vị trí của u tôi ông sẽ hiểu. Cuối đời mong gặp lại đứa con cũng không hoàn thành được tâm nguyện, thì ông chết có nhắm mắt được không. Lúc ấy ,tiền nhiều ông có sống lại được không?
Nói xong, Gạo đội cái nón rồi dắt cái xe đạp đi thẳng, để cho ông Phóng đứng đằng sau tức sàu bọt mép. Ông làm cán bộ nhà nước, người kính nể phải cúi rạp đầu, ở đâu ra cái kiểu con ranh con chỉ bằng tuổi cháu ông rủa ông chết.
Ra đến cổng, bà Xoan cũng đi theo để mở cửa cho Gạo ra ngoài. Nhìn trước ngó sau không thấy ai trông theo, bà rút trong túi ra một ít tiền, bà nói:
-Thôi thì, chú Hiếu với cô Khuê đã vậy, cô về lựa lời nói với thầy u xem sao. Còn cho chỗ tiền này, tôi biếu bà ấy. Mong bà ấy đừng giận.
Trông sấp tiền Gạo chỉ biết thở dài, khẽ gạt tay để đưa trả lại bà Xoan, cô nói:
– Tôi đến đây không phải để mong người khác thương hại, tôi chỉ muốn nghĩa tử là nghĩa tận, muốn u tôi được hoàn thành tâm nguyện. Nhưng… thôi, không có cũng chẳng sao. Bởi Vậy người ta nói, giàu thì chưa chắc đã tử tế, nhưng nghèo thì chắc chắn sẽ đàng hoàng. Chào bác ,tôi đi.
Gạo leo lên cái xe đạp cà tàng đạp nhoay ngoáy về phía đường chạy lên bệnh viện huyện. Bóng người con gái trẻ lai lưng ra vội vàng đổ bóng xuống đường. Bà Xoan thở dài, bởi vì bà biết,mất tiền ta sẽ có thể kiếm lại. Nhưng mất đi tình nghĩa thì… hoàn toàn không.
Đi đến bệnh viện thì cũng vừa lúc, các y tá kéo một cái xác che kín mặt đi ra khỏi phòng. Gạo bàng hoàng nhìn vào trong, ông Đỏ vẫn ngồi đấy bần thần. Thấy con gái đã về,nhưng chỉ đi có một mình, ông biết kết quả gặp Hiếu ra sao. Ông đỏ mệt mỏi ,vẫy tay ra hiệu cho con gái vào trong.
Hai cha con ngồi trên giường, ông Đỏ sợ con buồn ,nhưng lí nhí trình bày:
– u đi rồi con ạ , thanh thản, không đau đớn tí nào. Thôi thì xong một kiếp người, cha con mình đã rất cố gắng rồi. U được đưa xuống khu nhà xác, sáng mai hai cha con mình làm thủ tục cho u về nhà , về với ông bà tổ tiên.
Gạo gật đầu không nói năng, bởi nói ra câu nào bây giờ, cô sẽ òa lên khóc mất. Sau khi thu dọn đồ đạc ,hai người lặng lẽ đi xuống cửa nhà xác ngồi đấy chờ cho tới khi sáng hẳn.
…. Tám giờ sáng hôm sau, Thảo vừa mới dậy, nó nhìn vào trong cái rổ trên kệ bếp không còn quả trứng nào để ăn thì tặc lưỡi xoa bụng.
Kể từ khi u nó lên huyện chữa bệnh, Thảo chưa một lần lên đấy chăm u. Bà Đỏ hồi còn ở nhà nó cũng chẳng lấy cho bà được cốc nước huống huống hồ đạp xe lên tận huyện.
Khi còn làu bàu vì không có gì ăn, thì chiếc xe ba gác chở biết bao nhiêu là bạt, là cờ quạt, là rạp ,là mành ,nào vải trắng, nhang đèn vào trong sân nhà. Thấy có người chở hàng vào , Thảo xua tay nói:
– Chở hàng hả? Nhầm nhà rồi chú ơi…
– Nhầm là nhầm thế nào? U mày chết trên bệnh viện huyện từ đêm qua, thầy mày với em gái đang thuê xe cho u mày về. Cái này là anh Nhân cháu ông lang nhị báo hộ đấy. Mày xem nhà cửa dọn gọn vào cho tao còn dỡ đồ. Đúng thật, người ta chê mày cấm có sai. Trong khi em gái rõ xinh đẹp nề nếp thì con chị tệ hại chả được cái mẹ gì…. chán hẳn.
Ông chở đồ tang lễ vừa dỡ đồ xuống vừa lầm bầm chửi. Nếu là cái Thảo của ngày hôm qua, khi nghe có người so sánh mình mới em chắc nó đã sửng cồ lên để nói lại. Nhưng hôm nay lại khác, nó nghe thấy u nó chết mà không khỏi bàng hoàng. Trong thâm tâm nó không bao giờ nghĩ bà Đỏ có thể chết, bởi bệnh của bà đã kéo dài gần hai chục năm nay, trải qua nhiều loại thuốc đông thuốc tây đủ cả, vậy mà cho đến giờ này, bà cũng không thể tiếp tục sống nữa.
Tầm trưa bà Đỏ được đưa về nhà, bà con hàng xóm cùng rất nhiều người đến thăm hỏi động viên, giúp đỡ cha con ông Đỏ trong lúc tang quyến bối rối. Ở vùng này đám tang vẫn còn phải làm cỗ đãi khách. Tuy nhiên,trong vùng ai cũng biết hoàn cảnh của gia đình ông Đỏ khó khăn. Cho nên, sau khi viếng xong, họ kéo nhau về ngay không cần ăn cỗ.
Vì không có con trai, ông Đỏ đứng nép bên bàn thờ đặt di ảnh vợ đáp lễ , trông ông tiều tụy đi khá nhiều. Bên trong ,Thảo và Gạo mỗi đứa một bên quan tài mặc áo dài đội khăn trắng. Trong khi Gạo ngồi im bặt trông vào cái áo quan cô quạnh, thấy nến trên nắp quan tài tắt cái nào, lại nhanh chóng thắp cây khác nối tiếp. Cái Thảo ngồi bên kia gào lên tức tưởi, nó bò dưói đất rít lên những tiếng xé lòmg. Người ta nói, lúc sống đối xử với nhau tệ bạc, thì lúc chết lại khóc rất to. Lúc bà đỏ sống nào có nhờ vả cái Thảo được việc gì. Bị u giáo huấn nó quay ra cãi nhau tay đôi với bà. Giờ u nó cũng chết rồi, sau này lấy ai lèm bèm với nói, lấy ai mỗi lần nó ăn tranh phần của em, bà lại lấy phần của mình ra cho nó ăn.
Cả làng người thân cũng như quen đều đến thăm hỏi cha con ông Đỏ vượt qua nỗi mất mát. Ở đám tang, họ trông thấy nhà ông Lang Nhị, anh Nhân, và nhà lão Long túc trực chạy ngược xuôi lo đám. Trông Quý và Nhân nhìn là biết không ưa gì nhau, cả hai đều yêu Gạo, trong lúc lo hậu sự cho bà Đỏ, nên cũng không muốn gây ra xích mích điều tiếng không hay. Quan trong hơn, cả hai người đều có phần nghĩ bản thân mình sẽ được Gạo chọn lựa.
Trong khi Gạo cùng ông Đỏ lo đám , cái Thảo ngồi một chỗ khóc sưng hết mắt. Lúc ăn cơm nó quay sang nói với mấy người hàng xóm;
– Các cô trông có tức không? Trong khi u cháu mất vì bệnh,vậy mà con Gạo nó không rơi một giọt nước mắt nào. Trông nó thế thôi chứ nó chẳng sống tình nghĩa gì đâu các cô ạ. Còn cháu sống không được lòng thầy u, nhưng lúc nào cháu cũng thương thầy u hơn cả….
Thảo nhân cơ hội đạp em gái xuống để tâng bốc mình lên , phải như người xa lạ không hiểu gì thì chắc có nhẽ cũng bị nó dắt mũi. Nhưng mấy người hàng xóm quanh đây thì đã quá hiểu về những đứa con nhà ông đỏ. Người ta định không chấp vì nhà có đám ,nhưng cái Thảo lèm bèm chành chọe em gái khiến mấy bà nghe cũng chối tai nên chỉnh lại:
– ôi dào, người ta bảo sống không đàng hoàng, chết mới ân hận. Bà Đỏ ôm bệnh chết thật, xong không phải là ngày một ngày hai mà ra đi đột ngột. Cái Gạo nó đã chăm bà ấy trên viện quá chu toàn ,mãn nguyện rồi, nó còn thấy nhẹ lòng hơn mày nhiều. Người chết cũng đã chết rồi , khóc lóc cũng chỉ thế thôi. Thầy mày cũng có tuổi rồi ,nó lo việc là đúng. Mà mày cũng bớt bớt sân si với em gái mình đi. Toàn ruột thịt với nhau cả ,môi hở thì răng lạnh, nó xấu mặt thì mày đẹp đẽ gì đâu. Giờ u mày mất, việc của mày là giúp ông Đỏ quán xuyến việc nhà.
Thảo bị mấy bà hàng xóm xỉa xói thì mặt nghệch ra, đến người ngoài họ còn biết tính nết từng người sốmg thế nào. Những kẻ leo lẻo đạo đức nhưng chưa chắc sống đã đàng hoàng.
Tại bên nhà ông Phóng, mặc cho bên nhà mẹ chết chửa kịp chôn, Hiếu vẫn không đoái hoài ,không vân thơ gì đến, hắn cũng không có ý định sang bên ấy trông mặt u lần cuối cùng. Có thể nói , sự oán hận của thằng con sống trong cảnh nghèo khó khiến Hiếu không tài nào quên được. Và vẫn mang lòmg hận thù ,hắn nghĩ đứa con sắp sửa Chào đời bị chết oan là do ông Đỏ đuổi đánh. Tuy không nói ,nhưng trong thâm tâm, Hiếu căm ghét bản thân sinh ra trong nghèo khó. Cho nên ,Mặc dù biết tin u mình chết đấy, nhưng quay về lại mái nhà tranh rách nát tồi tàn nghèo túng, hắn lại cảm thấy rùng mình. Hiếu cảm thấy sợ cái nghèo thực sự, nó giống như một bệnh truyền nhiễm nan y khó mà thoát khỏi.
Sáng hôm nay, ông Phóng đi đón khách tận trên Hà Nội đến nhà chơi, dặn vợ chồng Khuê Hiếu ở nhà chuẩn bị cơm canh chu đáo. Không dám hỏi ông Phóng đấy là ai, xong Hiếu cũng đoán chắc được người này phải thực sự quan trọng và gớm mặt cho nên ông phóng mới tự thân đi lên Hà Nội đón về.
Đến tận chiều, khách của ông Phóng mới tới , trong nhà tất cả mọi người từ vợ chồng Hiếu đến người làm đứng thành hai hàng ngay ngắn ngoài cổng đón khách trang trọng. Ông Phóng nhanh chân xuống trước mở cửa ,trong xe có hai người đàn ông trẻ tuổi ăn mặc chỉnh chu khoan thai đi xuống, tay xách ca táp , chân đi giày da, đầu tóc người hói đầu thấy da bóng lộn, người thì vuốt keo đứng dựng toát ra vẻ uy quyền. Hiếu trông mà cũng phải lác mắt, nhìn một cái biết ngay người có tiền. Ở cái xó quê nghèo, mấy ai được chiêm ngưỡng những người giàu có sang trọng như thế này.
Sau màn chào hỏi xã giao, cả nhà kéo nhau vào trong dùng bữa. Mặc dù ngồi chung mâm, xomg vợ chồng Hiếu đa phần chỉ ngồi ăn chứ không dám xen vào. Bên cạnh ,ông Phóng kính cẩn gắp cho hai người hai cái đùi gà rồi lịch sự thưa:
– Báo cáo các anh! Xã tôi nói chung còn nghèo, dân trí còn thấp. Chiều tôi sẽ đưa các anh đi thăm vòng quanh xã một lần để đánh giá khách quan hơn. Cũng mong các anh lên trung ương nói hộ tôi vài câu ,nhất định tôi sẽ không để các anh bị thiệt thòi.
Ông Phóng nói dứt câu cuối, đôi mắt chớp nháy liên hồi ra ám thị. Hiếu ngồi cạnh nghe thì hiểu ngay vấn đề, chắc nhà nước lại rót vốn đề xã này đầu tư gì rồi ấy mà. Ông Phóng mà xuống nước lấy lòng, thì tầm cỡ chẳng phải bình thường.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.