Chương 79: Chương 79
Dao Ninh
16/11/2022
ông Chín đứng hình mất năm giây, cái chữ chết từ trong mồm của bà mù phát ra văng theo cả hơi rượu khiếm ông như lú lẫn. Chữ chết nghe sao mà nó nhẹ nhàng, xomg cũng vang vọng khômg kém khiến ông đơ cả mồm không khép được vào. Bà mù không nói rõ, tất cả sẽ chết liệu có bao gồm cả vợ chồmg ông hay không. Nếu thế thì ai dám ở chung với bà Thanh làm gì nữa.
Nuốt nước bọt cái ực, ông Chín tái cả mặt đi, xong vẫn tìm một lí do thích hợp nhất để bao biện:
– Không phải chứ! Vợ chồmg con có làm gì đâu mà chết. Hơn nữa, con coi cái Hường như con gái, nó lại lỡ lòng nào…
– Hừ!!! Coi nó như con, mà con mình bị người ta động vào mồ mả lại trơ mắt ra nhìn, dẹp cái văn mẫu ấy đi. Biết mà bao che, thì nhà mày ác cũng không khác gì cái lũ ấy cả. Thôi, tao chỉ nhắc thế thôi, còn muốn gỡ nút thắt với người chết hay khômg là do các người. Nhưng đến lúc có chuyện, thì đừng trách mù tao không cảnh báo. Nay tao giữ đúng lời hứa đến cúng trăm ngày, cúng xong tao về. Chờ khi nào nhà mày có người nó hại chết thì báo tao cúng tiếp lấy tiền.
Bà Mù nói xong thì quay đi, khua khoắng cái gậy lần sờ chỗ cúng
Ông bà Chín sợ lắm rồi ,xong vẫn không biết phải làm sao liền quay ra hỏi Gạo:
– Giờ làm thế nào đây gạo ơi! Nhà bà Thanh giờ làm gì còn ai ở nhà, cháu nghĩ xem làm thế nào chứ hai bác cũng chịu đấy. Khổ! Việc nhà mụ ấy chứ có phải của mình đâu giờ lại gánh thì đúng là mang nợ.
Gạo nhìn nét mặt người nào người nấy xanh như tàu lá cũng hoang , bản thân cô cũbg thế. Nếu như không làm gì thì tất cả đều nguy hiểm, tầm này che đậy không phải là phương án tốt nhất lúc này. Tất cả đều phải sống đấy mới là mục đích cuối ,mà đúng như lời bà mù nói , người nào làm ắt phải chịu
Không nói nămg gì, gạo đến cạnh bà mù, cô nói:
– Bà! Cháu đồng ý với điều bà vừa nói, chỉ cần tất cả đều không phải chết ,con bằng lòmg làm tất cả…
– Ơ hay con này! Mày định ra điều kiện với tao à? Tao hứa khônh đứa nào phải chết bao giờ . Chuyện chết hay sống còn tùy, tao không phải là quyết , nhưng nếu chúng mày cứ ngồi im mà không làm gì thì đúng là chết thật đấy. Chuyện có bình an cho tất cả hay không phụ thuộc vào mày có thành tâm hay khômg, còn những đứa hại con bé kia thì lại là một chuyện khác. Tao nói với mày nhiều lần rồi đấy, lo cho bản thân mày an toàn trước đi ,còn những đứa khác mặc xác nó.
Bà mù trách Gạo như trách đứa cháu lo chuyện bao đồng. Tuy bà nói gay gắt, xong nghe thì ai cũng hiểu bà đang lo cho Gạo. Cô gật đầu nhất chí bảo:
– Cháu nhớ rồi, bà nói cháu nghe đi.
Bà mù bấm tay lẩm bẩm đếm ngày một lúc rồi quay ra nói:
– ngày hôm nay tao vẫn sẽ cúng trăm ngày, trong vòng từ nay đến năm hôm nữa phải làm đàn giải oan, cải támg mồ mả rước nó về nhà, công nhận nó là dâu , là cháu. Ngày đẹp nhất có lẽ là đêm ngày thứ tư sắp sang ngày thứ năm làm là đẹp nhất. Trong mấy ngày này tao sẽ ghi đồ cần để đi sắm, không được thiếu thứ gì. Và nên nhớ!mâm cao cỗ đầy quan trọng thật, xong thành tâm đón u con nó về thờ mới là chính. Nhớ chửa!
Lời bà mù nói tất cả đều nghe, ai cũng gật đầu răm rắp. Nếu vậy tức là còn bốn ngày nữa thì vẫn thư thả được ,ông bà Chín nhắm tầm ấy nhà bà Thanh cũng đã về, lúc đó thuyết phục ông bà cũng không muộn.
Buổi cúng trăm ngày cô Hường ngay tại mộ, cô gái trẻ chết cùng với cái bụng bầu bị người ta chối bỏ. Cho đến bây giờ, khi đã biết tác giả cái bầu là của thằng Quý, mỗi lần nghĩ lại Gạo luôn hoài nghi một điều, liệu việc cái Thảo yểm bùa bằng xác cô Hường có phải là do cô Hường xui khiến , người tưởng xa hóa ra lại là người yêu cũ thề sống thề chết cho cô một danh phận ,ấy vậy mà từ đó đến nay, nó chưa thắp cho cô Hường một nén nhang nào . Bởi vậy, khôn ngoan mấy cũbg chẳng thắng nổi con đĩ tình yêu, bởi khi yêu vào, người ta có bao giờ nhìn đời bằng mắt đâu, toàn nghe con tim điều khiển hết. Nếu như cô Hường không yêu thằbg Quý, không vào ở nhà bà Thamh, có lẽ cô đã may mắn không phải chết .
– Ngồi xuống ăn đi! Ăn một lần với người chết, đã coi nó là người thân thì ăn cùng nó cho vui.
Bà mù vừa nói, vừa đưa ra đằng trước một củ khoai lang luộc. Bàn tay xương xẩu đen kịt với đường gân như dây chão nối khiến người ta liên tưởng đến mấy bộ hài cốt đến ngày cải táng vẫn còn nguyên thịt đang phân hủy. Không những thế, cái tay này còn bốc bùn trên mộ chửa rửa, ông bà Chín nhìn thấy thì cứ nghĩ ra tay bà mù mới bốc cứt trong trại lợn không dám nhận lấy. Chỉ có Gạo là ngồi bên đưa tay ra cầm, bẻ đôi , bóc vỏ rồi cho vào mồm nhai tấm tép.
Buổi lễ kéo dài từ sáng cho đến đầu giờ chiều, trong mấy tiếng ấy bà mù cúng không ngớt, ngạc nhiên ở chỗ, mắt thì mù tuổi đã cao, xong không cần sách vở hay người nhắc, bà cứ đọc vanh vách văn khấn không vấp một chữ nào. Buổi trưa nắng nóng ai nấy đều mệt, xong không ai than thở lấy điều gì.
Kết thúc Buổi lễ, bà mù bám tay người nhà đi lên đường lớn, ông bà Chín đuổi theo khẩn khoản:
– Thầy ơi! Thầy giúp cái Hường lễ lạt bao nhiêu con gửi ạ…
– Không cần! Tao thèm mà lấy. Tao thương là thương con chết sét đánh ,tao mới lặn lội sang đây. Chứ thả ra là vì tiền, thì có vài chục thậm chí là vài trăm triệu cũng chửa chắc mời được tao đâu. Tiền đấy cứ giữ lấy, sắm sửa những thứ tao đã liệt kê ra mà mua , không được thiếu bất kì thứ gì. Bốn ngày nữa tao sang rồi ta tiến hành.
Ông bà Chín vâng dạ , chắp tay kính cẩn cúi lạy bà mù. Gạo vẫn cầm túi bỏng bà mù cho để ăn, ngồi suốt buổi trưa mệt lử may có tí đồ cúng lót dạ cầm hơi.
Trước khi về, cả ba dọn dẹp sạch sẽ quanh khu mộ rồi mới rời đi , mỗi người thắp cho cô Hường một nén nhang trước khi quay về. Họ không biết, nhang trên mộ cô Hường chỉ cháy có một đoạn rồi tắt hẳn mặc dù những ngôi mộ khác nhang cháy rất đượm đến tận chân.
Trên đường đi, ba người bàn bạc nhau về chuyện bốn ngày nữa làm lễ cho cô Hường, sắm lễ phải nhờ cả hai ông bà, . Còn chuyện nói chuyện với bà Thanh thì tất cả sẽ cùng nói.
Đi thêm một đoạn nữa, ông Chín nói:
– À, còn một chuyện quan trọng không kém đấy là xin xã cho cải táng mộ. Bởi cái Hường không có người thân, cho nên việc đào bới là chuyện cấm kị, cần phải xin giấy của địa phương. Nếu không đi tù thì nguy. Anh trai cháu làm trên xã phải không, nhờ cậu ấy nói hộ dăm ba câu cho dễ làm việc.
Gạo gật đầu , tất cả mọi chuyện chuẩn bị cũng không gặp chắc chở gì, ngoài chuyện liệu nhà bà Thanh có thuận mà làm theo hay không.
Đi đến ngã tư đầu tiên họ chia tay nhau, hai ông bà Chín về trại lợn còn gạo về thẳng nhà. Nửa ngày ngồi nắng đói say sẩm mặt mày, định về nhà ăn thêm bát cơm , đi đến cổng lại thấy ông Tuất đang chẫu mồm qua hàng rào chửi Hiếu trên nhà đang xây:
– Thằng khốn nạn ! Quân ăn cướp! Cái loại cán bộ ăn cả cứt của dân.
– Ông im mồm đi!đừng để tôi điênn tôi sang bẻ gãy răng ông đấy.
Hiếu tức gào lên chửi , nhưng ông Tuất vẫn không im, chó cùng dứt giậu, ông vẫn gào lên chửi té tát;
– Chúng mày làm không khéo nó không trả công đâu, thằng này ăn ở trắng mắt lắm, nó còn lừa lấy nhà tao đây này. Gớm chửa!nhà to nhưng vợ con chẳng có thì to làm cái gì…
Đám thợ nhìn nhau ái ngại, ông Tuất nói cũng có phần đúng, bởi từ khi xây nhà cho Hiếu, hắn gần như chửa trả đồng nào. Tiền công thì khất , xong đến cái đãi ngộ cũng không. Đợt khuê còn ở đây thì dăm thì mười thọa ả mới nấu cho một nồi chè đỗ đen, chứ ngoài ra không được bồi dưỡmg được tí gì. . Từ ấy đến nay cũng ngót cả tháng, xong nghĩ Hiếu là cán bộ khi nào hoàn tất thì trả luôn một lần.
” Choang!”
Khi ông Tuất vẫn còn cao giọng nói, thì Hiếu cầm hòn gạch phi một nhát trúng đầu, khiến ông Tuất quay đơ ra. Gạo giật mình phi nhảy sang bờ tường đỡ ômg Tuất dậy, ông nằm một đống ôm đầu rên rỉ:
– Ối làng nước ơi thằng Hiếu con nhà lão Đỏ nó giết tôi,nó định cướp nhà tôi. Quân ăn cướp!
Ông Tuất gào lên như lợn chuẩn bị thịt, nhưng chẳng ai quan tâm ,và tầm này người ta lo việc đồng áng cả làm gì còn ai có nhà.
Nhai ít lá chuối đắp vào trán ông Tuất cầm máu rồi đưa ông vào trong nhà ngồi. Căn nhà sập xệ kê hai cái giường cho hai đứa con tật nguyền nồng nặc mùi sú uế. Trong đây không có thứ gì đáng giá, đến cái ghế gỗ đã mối mọt ông còn phải lấy dây chun cố định lại. Từ trong nhà đến ngoài sân chỉ duy nhất có một chiếc bóng đèn to bằng nắm tay trẻ con ch iếu ánh sáng lòe nhòe hiu hắt chính giữa cửa. Ông bảo nhà ông quanh năm không có khách vào, có người làng ghé qua cũbg chỉ dám kê ghế ngồi ngoài sân bởi trong nhà quá thối. Mà thắp nhiều đèn thì tốn điện, nhà ông Tuất nằm trong diện nghèo bền vững mỗi tháng được trợ cấp hai chục nghìn tiền điện nên không có việc bất đắc dĩ gần như ông không bật. Mùa đông thì đỡ tốn, mùa hè nóng bức ông nhường quạt cho con nằm. Nhưng cứ hết đúng hai chục nghìn tiền điện được cấp là người ta cắt không cho dùng. Muốn dùng phải lên xã nói chuyện xong đóng tiền trước để người ta mở cầu dao. Bởi họ cũng chắc ăn chuyện ông Tuất không có tiền, cho nên mới ra cái thông lệ nộp tiền trước mới được dùng.
Lấy cái bã đã khô đắp cái bã chuối khác, ông Tuất đau nhưng cắn răng chịu, đôi mắt ngấn lệ vẫn đau đáu nhìn sang bên nhà ông Đỏ ,ông nói bâng quơ:
– Chẳng lẽ là hết cách thật sao? Sao số tôi lại khổ thế này. Mất nhà cửa cha con tôi biết rúc vào đâu….
Ông tuất không cầm lòng nổi mà bật khóc thành tiếng, cứ nghĩ đến việc ông bị lừa kí vào giấy nợ , nhận được mấy đồng tiền rẻ mạt cứ ngỡ người ta thật lòng cho vay cuối cùng lại là tiền bán nhà. Nói thật, ông Tuất không thể ngờ:
– Gạo ơi!cháu về bảo anh cháu thương bác với, bảo nó đánh chết bác cũng được, nhưng đừng đụng đến ngôi nhà này, hai đứa con bác tật nguyền nó đã khổ sở lắm rồi.
Ông Tuất cầm tay Gạo thiết tha van xin, cô vỗ vai ông an ủi:
– bác cứ bình tĩnh, không ai dám lấy nhà của bác đâu. Nếu ai động đến nhà bác, bác báo chính quyền ,báo công an đến can thiệp.
Ông Tuất lau nước mắt thở dài thượt đáp:
– Không, chẳng có chính quyền nào thắng nổi kẻ có tiền cả . Trong chuyện này là bác sai, là bác đã hấp tấp vội vàng nghĩ thằng Hiếu có lòng tốt giúp đỡ mà không có chút gì nghi ngờ. Giờ tiền bác nợ nó là thật, bác kí vào tờ giấy là thật, xong không phải bác cố tình kí mà bác bị nó lừa….
Nói đến đây ông lại ấm ức khóc tiếp, gạo gặng hỏi:
– Hắn nói gì mà bác lại kí vào ấy?
– Nó đưa tiền cho bác, nó bảo là tiền này là tiền của xã ,nó đồng ý cho mượn nhưng phải ghi đôi ba dòng xác nhận. Nó chỉ cho bác kí dưới trang giấy trắng , xong bảo lên xã nó tự ghi sau. Bây giờ người ta chẳng biết ai đúng ai sai, chỉ cần dựa vào tờ giấy ấy là bác không cãi được. Bác chỉ mong nó nghĩ lại, thương bác già yếu, con cái bệnh tật sống lay lắt. Nếu nó đồng ý, thì bác hứa trong tháng này sẽ gom đủ tiền trả ,thậm chí có phải bán máu, bán thận,miễn sao nó đừ g động đến nhà bác… có chết bác cũng chấp nhận
Nuốt nước bọt cái ực, ông Chín tái cả mặt đi, xong vẫn tìm một lí do thích hợp nhất để bao biện:
– Không phải chứ! Vợ chồmg con có làm gì đâu mà chết. Hơn nữa, con coi cái Hường như con gái, nó lại lỡ lòng nào…
– Hừ!!! Coi nó như con, mà con mình bị người ta động vào mồ mả lại trơ mắt ra nhìn, dẹp cái văn mẫu ấy đi. Biết mà bao che, thì nhà mày ác cũng không khác gì cái lũ ấy cả. Thôi, tao chỉ nhắc thế thôi, còn muốn gỡ nút thắt với người chết hay khômg là do các người. Nhưng đến lúc có chuyện, thì đừng trách mù tao không cảnh báo. Nay tao giữ đúng lời hứa đến cúng trăm ngày, cúng xong tao về. Chờ khi nào nhà mày có người nó hại chết thì báo tao cúng tiếp lấy tiền.
Bà Mù nói xong thì quay đi, khua khoắng cái gậy lần sờ chỗ cúng
Ông bà Chín sợ lắm rồi ,xong vẫn không biết phải làm sao liền quay ra hỏi Gạo:
– Giờ làm thế nào đây gạo ơi! Nhà bà Thanh giờ làm gì còn ai ở nhà, cháu nghĩ xem làm thế nào chứ hai bác cũng chịu đấy. Khổ! Việc nhà mụ ấy chứ có phải của mình đâu giờ lại gánh thì đúng là mang nợ.
Gạo nhìn nét mặt người nào người nấy xanh như tàu lá cũng hoang , bản thân cô cũbg thế. Nếu như không làm gì thì tất cả đều nguy hiểm, tầm này che đậy không phải là phương án tốt nhất lúc này. Tất cả đều phải sống đấy mới là mục đích cuối ,mà đúng như lời bà mù nói , người nào làm ắt phải chịu
Không nói nămg gì, gạo đến cạnh bà mù, cô nói:
– Bà! Cháu đồng ý với điều bà vừa nói, chỉ cần tất cả đều không phải chết ,con bằng lòmg làm tất cả…
– Ơ hay con này! Mày định ra điều kiện với tao à? Tao hứa khônh đứa nào phải chết bao giờ . Chuyện chết hay sống còn tùy, tao không phải là quyết , nhưng nếu chúng mày cứ ngồi im mà không làm gì thì đúng là chết thật đấy. Chuyện có bình an cho tất cả hay không phụ thuộc vào mày có thành tâm hay khômg, còn những đứa hại con bé kia thì lại là một chuyện khác. Tao nói với mày nhiều lần rồi đấy, lo cho bản thân mày an toàn trước đi ,còn những đứa khác mặc xác nó.
Bà mù trách Gạo như trách đứa cháu lo chuyện bao đồng. Tuy bà nói gay gắt, xong nghe thì ai cũng hiểu bà đang lo cho Gạo. Cô gật đầu nhất chí bảo:
– Cháu nhớ rồi, bà nói cháu nghe đi.
Bà mù bấm tay lẩm bẩm đếm ngày một lúc rồi quay ra nói:
– ngày hôm nay tao vẫn sẽ cúng trăm ngày, trong vòng từ nay đến năm hôm nữa phải làm đàn giải oan, cải támg mồ mả rước nó về nhà, công nhận nó là dâu , là cháu. Ngày đẹp nhất có lẽ là đêm ngày thứ tư sắp sang ngày thứ năm làm là đẹp nhất. Trong mấy ngày này tao sẽ ghi đồ cần để đi sắm, không được thiếu thứ gì. Và nên nhớ!mâm cao cỗ đầy quan trọng thật, xong thành tâm đón u con nó về thờ mới là chính. Nhớ chửa!
Lời bà mù nói tất cả đều nghe, ai cũng gật đầu răm rắp. Nếu vậy tức là còn bốn ngày nữa thì vẫn thư thả được ,ông bà Chín nhắm tầm ấy nhà bà Thanh cũng đã về, lúc đó thuyết phục ông bà cũng không muộn.
Buổi cúng trăm ngày cô Hường ngay tại mộ, cô gái trẻ chết cùng với cái bụng bầu bị người ta chối bỏ. Cho đến bây giờ, khi đã biết tác giả cái bầu là của thằng Quý, mỗi lần nghĩ lại Gạo luôn hoài nghi một điều, liệu việc cái Thảo yểm bùa bằng xác cô Hường có phải là do cô Hường xui khiến , người tưởng xa hóa ra lại là người yêu cũ thề sống thề chết cho cô một danh phận ,ấy vậy mà từ đó đến nay, nó chưa thắp cho cô Hường một nén nhang nào . Bởi vậy, khôn ngoan mấy cũbg chẳng thắng nổi con đĩ tình yêu, bởi khi yêu vào, người ta có bao giờ nhìn đời bằng mắt đâu, toàn nghe con tim điều khiển hết. Nếu như cô Hường không yêu thằbg Quý, không vào ở nhà bà Thamh, có lẽ cô đã may mắn không phải chết .
– Ngồi xuống ăn đi! Ăn một lần với người chết, đã coi nó là người thân thì ăn cùng nó cho vui.
Bà mù vừa nói, vừa đưa ra đằng trước một củ khoai lang luộc. Bàn tay xương xẩu đen kịt với đường gân như dây chão nối khiến người ta liên tưởng đến mấy bộ hài cốt đến ngày cải táng vẫn còn nguyên thịt đang phân hủy. Không những thế, cái tay này còn bốc bùn trên mộ chửa rửa, ông bà Chín nhìn thấy thì cứ nghĩ ra tay bà mù mới bốc cứt trong trại lợn không dám nhận lấy. Chỉ có Gạo là ngồi bên đưa tay ra cầm, bẻ đôi , bóc vỏ rồi cho vào mồm nhai tấm tép.
Buổi lễ kéo dài từ sáng cho đến đầu giờ chiều, trong mấy tiếng ấy bà mù cúng không ngớt, ngạc nhiên ở chỗ, mắt thì mù tuổi đã cao, xong không cần sách vở hay người nhắc, bà cứ đọc vanh vách văn khấn không vấp một chữ nào. Buổi trưa nắng nóng ai nấy đều mệt, xong không ai than thở lấy điều gì.
Kết thúc Buổi lễ, bà mù bám tay người nhà đi lên đường lớn, ông bà Chín đuổi theo khẩn khoản:
– Thầy ơi! Thầy giúp cái Hường lễ lạt bao nhiêu con gửi ạ…
– Không cần! Tao thèm mà lấy. Tao thương là thương con chết sét đánh ,tao mới lặn lội sang đây. Chứ thả ra là vì tiền, thì có vài chục thậm chí là vài trăm triệu cũng chửa chắc mời được tao đâu. Tiền đấy cứ giữ lấy, sắm sửa những thứ tao đã liệt kê ra mà mua , không được thiếu bất kì thứ gì. Bốn ngày nữa tao sang rồi ta tiến hành.
Ông bà Chín vâng dạ , chắp tay kính cẩn cúi lạy bà mù. Gạo vẫn cầm túi bỏng bà mù cho để ăn, ngồi suốt buổi trưa mệt lử may có tí đồ cúng lót dạ cầm hơi.
Trước khi về, cả ba dọn dẹp sạch sẽ quanh khu mộ rồi mới rời đi , mỗi người thắp cho cô Hường một nén nhang trước khi quay về. Họ không biết, nhang trên mộ cô Hường chỉ cháy có một đoạn rồi tắt hẳn mặc dù những ngôi mộ khác nhang cháy rất đượm đến tận chân.
Trên đường đi, ba người bàn bạc nhau về chuyện bốn ngày nữa làm lễ cho cô Hường, sắm lễ phải nhờ cả hai ông bà, . Còn chuyện nói chuyện với bà Thanh thì tất cả sẽ cùng nói.
Đi thêm một đoạn nữa, ông Chín nói:
– À, còn một chuyện quan trọng không kém đấy là xin xã cho cải táng mộ. Bởi cái Hường không có người thân, cho nên việc đào bới là chuyện cấm kị, cần phải xin giấy của địa phương. Nếu không đi tù thì nguy. Anh trai cháu làm trên xã phải không, nhờ cậu ấy nói hộ dăm ba câu cho dễ làm việc.
Gạo gật đầu , tất cả mọi chuyện chuẩn bị cũng không gặp chắc chở gì, ngoài chuyện liệu nhà bà Thanh có thuận mà làm theo hay không.
Đi đến ngã tư đầu tiên họ chia tay nhau, hai ông bà Chín về trại lợn còn gạo về thẳng nhà. Nửa ngày ngồi nắng đói say sẩm mặt mày, định về nhà ăn thêm bát cơm , đi đến cổng lại thấy ông Tuất đang chẫu mồm qua hàng rào chửi Hiếu trên nhà đang xây:
– Thằng khốn nạn ! Quân ăn cướp! Cái loại cán bộ ăn cả cứt của dân.
– Ông im mồm đi!đừng để tôi điênn tôi sang bẻ gãy răng ông đấy.
Hiếu tức gào lên chửi , nhưng ông Tuất vẫn không im, chó cùng dứt giậu, ông vẫn gào lên chửi té tát;
– Chúng mày làm không khéo nó không trả công đâu, thằng này ăn ở trắng mắt lắm, nó còn lừa lấy nhà tao đây này. Gớm chửa!nhà to nhưng vợ con chẳng có thì to làm cái gì…
Đám thợ nhìn nhau ái ngại, ông Tuất nói cũng có phần đúng, bởi từ khi xây nhà cho Hiếu, hắn gần như chửa trả đồng nào. Tiền công thì khất , xong đến cái đãi ngộ cũng không. Đợt khuê còn ở đây thì dăm thì mười thọa ả mới nấu cho một nồi chè đỗ đen, chứ ngoài ra không được bồi dưỡmg được tí gì. . Từ ấy đến nay cũng ngót cả tháng, xong nghĩ Hiếu là cán bộ khi nào hoàn tất thì trả luôn một lần.
” Choang!”
Khi ông Tuất vẫn còn cao giọng nói, thì Hiếu cầm hòn gạch phi một nhát trúng đầu, khiến ông Tuất quay đơ ra. Gạo giật mình phi nhảy sang bờ tường đỡ ômg Tuất dậy, ông nằm một đống ôm đầu rên rỉ:
– Ối làng nước ơi thằng Hiếu con nhà lão Đỏ nó giết tôi,nó định cướp nhà tôi. Quân ăn cướp!
Ông Tuất gào lên như lợn chuẩn bị thịt, nhưng chẳng ai quan tâm ,và tầm này người ta lo việc đồng áng cả làm gì còn ai có nhà.
Nhai ít lá chuối đắp vào trán ông Tuất cầm máu rồi đưa ông vào trong nhà ngồi. Căn nhà sập xệ kê hai cái giường cho hai đứa con tật nguyền nồng nặc mùi sú uế. Trong đây không có thứ gì đáng giá, đến cái ghế gỗ đã mối mọt ông còn phải lấy dây chun cố định lại. Từ trong nhà đến ngoài sân chỉ duy nhất có một chiếc bóng đèn to bằng nắm tay trẻ con ch iếu ánh sáng lòe nhòe hiu hắt chính giữa cửa. Ông bảo nhà ông quanh năm không có khách vào, có người làng ghé qua cũbg chỉ dám kê ghế ngồi ngoài sân bởi trong nhà quá thối. Mà thắp nhiều đèn thì tốn điện, nhà ông Tuất nằm trong diện nghèo bền vững mỗi tháng được trợ cấp hai chục nghìn tiền điện nên không có việc bất đắc dĩ gần như ông không bật. Mùa đông thì đỡ tốn, mùa hè nóng bức ông nhường quạt cho con nằm. Nhưng cứ hết đúng hai chục nghìn tiền điện được cấp là người ta cắt không cho dùng. Muốn dùng phải lên xã nói chuyện xong đóng tiền trước để người ta mở cầu dao. Bởi họ cũng chắc ăn chuyện ông Tuất không có tiền, cho nên mới ra cái thông lệ nộp tiền trước mới được dùng.
Lấy cái bã đã khô đắp cái bã chuối khác, ông Tuất đau nhưng cắn răng chịu, đôi mắt ngấn lệ vẫn đau đáu nhìn sang bên nhà ông Đỏ ,ông nói bâng quơ:
– Chẳng lẽ là hết cách thật sao? Sao số tôi lại khổ thế này. Mất nhà cửa cha con tôi biết rúc vào đâu….
Ông tuất không cầm lòng nổi mà bật khóc thành tiếng, cứ nghĩ đến việc ông bị lừa kí vào giấy nợ , nhận được mấy đồng tiền rẻ mạt cứ ngỡ người ta thật lòng cho vay cuối cùng lại là tiền bán nhà. Nói thật, ông Tuất không thể ngờ:
– Gạo ơi!cháu về bảo anh cháu thương bác với, bảo nó đánh chết bác cũng được, nhưng đừng đụng đến ngôi nhà này, hai đứa con bác tật nguyền nó đã khổ sở lắm rồi.
Ông Tuất cầm tay Gạo thiết tha van xin, cô vỗ vai ông an ủi:
– bác cứ bình tĩnh, không ai dám lấy nhà của bác đâu. Nếu ai động đến nhà bác, bác báo chính quyền ,báo công an đến can thiệp.
Ông Tuất lau nước mắt thở dài thượt đáp:
– Không, chẳng có chính quyền nào thắng nổi kẻ có tiền cả . Trong chuyện này là bác sai, là bác đã hấp tấp vội vàng nghĩ thằng Hiếu có lòng tốt giúp đỡ mà không có chút gì nghi ngờ. Giờ tiền bác nợ nó là thật, bác kí vào tờ giấy là thật, xong không phải bác cố tình kí mà bác bị nó lừa….
Nói đến đây ông lại ấm ức khóc tiếp, gạo gặng hỏi:
– Hắn nói gì mà bác lại kí vào ấy?
– Nó đưa tiền cho bác, nó bảo là tiền này là tiền của xã ,nó đồng ý cho mượn nhưng phải ghi đôi ba dòng xác nhận. Nó chỉ cho bác kí dưới trang giấy trắng , xong bảo lên xã nó tự ghi sau. Bây giờ người ta chẳng biết ai đúng ai sai, chỉ cần dựa vào tờ giấy ấy là bác không cãi được. Bác chỉ mong nó nghĩ lại, thương bác già yếu, con cái bệnh tật sống lay lắt. Nếu nó đồng ý, thì bác hứa trong tháng này sẽ gom đủ tiền trả ,thậm chí có phải bán máu, bán thận,miễn sao nó đừ g động đến nhà bác… có chết bác cũng chấp nhận
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.