Chương 10
Vệ Tuệ
05/07/2013
Vừa tỉnh giấc đã tới Đan Ba. Lúc này đã hơn một giờ
sáng.
Cả huyện tối om, đường xá chưa lắp bóng điện thật trống trải. Các tiệm hai bên đường vẫn đóng cửa. Nhà cửa cũng tối thui, chưa có ánh đèn. Dưới ánh sao xa xa, có thể nhìn thấy từng dãy núi nối nhau liên tiếp, bên tai vẳng tới vài tiếng chim đêm không rõ tên gì, không gian phả tới một cảm giác tha hương thật khó tả. Tôi chưa phản ứng kịp, cứ ngỡ đang ở nước ngoài. Nhớ tới Thượng Hải, lúc này chắc chắn đèn đóm đã rực rỡ, đường phố đã nhộn nhịp người qua lại.
Tôi định tìm một nhà nghỉ, nhưng Đường Cương kiên quyết bắt tôi về nhà anh. Anh nói để bạn bè phải đi ở trọ sẽ không phù hợp với lệ tiếp đón khách của người địa phương. Rõ ràng, anh đã coi tôi là bạn anh. Tôi không thể từ chối, nhận lời sẽ ở lại nhà anh đêm nay. Anh vui mừng đỡ ba lô của tôi, khoác lên vai mình, dắt tôi và con chó xuyên qua một con phố nhỏ tĩnh mịch, lại đi qua một đám cây đầy hoa trắng mà tôi cũng không biết tên, tới trước một căn nhà hai lầu có độc một cửa. Anh cười sung sướng, “Tới rồi”.
Đèn trong nhà đã bật, hiển nhiên đang đợi ông chủ về muộn. Chưa kịp gọi cửa, trong nhà đã vọng ra một loạt tiếng chó sủa ran, tiếp đó là cánh cửa kẹt mở, một phụ nữ hơn ba mươi tuổi dung mạo đoan trang xuất hiện. Trên đường đi, anh đã giới thiệu cho tôi về gia đình anh. Đây hẳn là Anh-vợ anh, người dân tộc Tạng. Gương mặt cô thanh tú, trắng ngần, trên người ăn vận rất giản dị. Nếu không nhìn kiểu tóc của dân tộc Tạng trên đầu cô, nom cô cũng không khác tôi là bao.
Sau lưng cô là một cậu bé chừng bốn, năm tuổi đang thập thò. Má cậu đỏ hây, mắt đen láy đảo qua đảo lại quan sát tôi và con chó. Bên cạnh cậu bé cũng có một con chó. Nó cũng đang quan sát Lộ Phong Thiền, như thể đang nhận ra đó là kẻ thù hay bạn hữu.
Đường Cương nói với vợ bằng tiếng địa phương. Cô ta vội vã mỉm cười, đỡ ba lô của tôi trong tay chồng, nhiệt tình đưa tôi vào nhà.
Trong phòng bày biện khá đơn giản nhưng rất sạch sẽ. Tôi nhìn thấy trước hình Phật Quan Âm là một cái khay đầy hoa quả và một lư hương nhỏ. Hương trong lư đã tắt, nhưng vẫn thoang thoảng mùi thơm rất dễ chịu.
Tôi được sắp xếp ở phòng khách trên tầng hai. Họ đã thay ga, gối mới, lại mang thêm một khăn mặt sạch và đôi dép lê. Lúc họ bận rộng dọn dẹp, cậu con trai mang một ly nước tới cho tôi. Tôi mỉm cười đón lấy, chắp hai tay lại cám ơn, rồi cúi người xuống ôm chầm lấy cậu bé. Cậu bé đỏ bừng mắt, cúi đầu xuống, tự tóm chặt lấy ngón tay mình. Tên cậu là Brazil. Ông ngoại cậu người dân tộc Tạng khi đặt tên cho cậu hẳn cũng không biết bên kia trái đất còn có một đất nước mang tên Brazil.
Cuối cùng, tôi và con chó lăn ra ngủ. Lộ Phong Thiền nhanh chóng phát ra tiếng răng nhai kèn kẹt, tiếng khịt mũi và tiếng chóp chép rất lạ đã thành thói quen như thể tiếng nhai lại các đồ ăn trong mơ. Một con chó có thể ngủ thiếp đi một cách bận rộn và nhiệt tình như vậy không khỏi khiến tôi ngưỡng mộ. Có được một con chó bầu bạn như vậy, dù có mất ngủ, tôi cũng thấy thỏa mãn.
Ngủ được một lúc, tôi lại bò dậy, mò mẫm tìm điện thoại trong bóng tối, kiểm tra xem có tin nhắn hoặc điện thoại nào gọi tới không.
Không hề có.
Tôi thở dài, ngẩng mặt lên trần nhà, ngần ngừ không biết có nên nhắn cho Triết một cái tin không. “Nhắn đi”, tiếng bố tôi đột nhiên vang lên. Tôi nhìn sang bên cạnh. Con chó đã tỉnh, đôi mắt nó tỏa ra thứ ánh sáng thật kì quái trong bóng tối.
“Bố! Tốt quá, con đang đợi bố giúp đỡ”, tôi vui sướng khi thấy bố tôi lại xuất hiện.
“Lần này, bố không thể ở lại quá lâu. Ngụy, bố chỉ muốn dặn con hai điều: khi sắp được gặp Triết, con càng phải cần bình tĩnh, tin nhắn gửi Triết phải đơn giản. Việc của vị hòa thượng già, con xử lí rất khéo, sau này con sẽ hiểu. Thôi ngủ đi, bố phải đi thăm một người bạn, sắp muộn rồi”. Nói xong, mọi thứ lại trở nên yên tĩnh như cũ.
Tôi thử gọi mấy câu: “Bố ơi”, nhưng không thấy tiếng trả lời. Tôi lại nhìn Lộ Phong Thiền bên giường. Nó lại lăn ra ngủ, có lẽ đang mơ tiếp giấc mơ dở dang bị bố tôi làm ngắt đoạn ban nãy.
Lúc nãy bố tôi nói đang vội đi gặp một người bạn, không biết có phải hẹn hò với một cô bạn ngọt ngào nào không nhỉ? Chắc hẳn thế giới của bố thú vị hơn so với những gì chúng tôi tưởng tượng rất nhiều. Tôi kinh ngạc thầm nghĩ, không khỏi lắc đầu và tự nhủ phải ghi nhớ lần sau hỏi bố về cuộc gặp với người bạn đó ra sao. Tôi tưởng tượng cảnh bố từ chỗ tôi vụt đi gặp bạn như một làn khói (hoặc như tốc độ ánh sáng nhỉ? Tôi cũng không rõ nữa), không khỏi cười thầm.
Hồi lâu, tôi cầm điện thoại lên, nhắn cho Triết bốn chữ vắn tắt như lời bố dặn: “Đã tới Đan Ba”. Bố nói rất đúng, càng mong gặp Triết bao nhiêu, càng phải giữ bình tĩnh bấy nhiêu. Không thể xảy ra sơ suất gì vào thời khắc quan trọng này. Lại liên tưởng tới tin nhắn chỉ có mấy chữ mà tôi nghi ngờ là Triết nhờ Ưu Ưu gửi hộ. Tôi càng cần phải khống chế mình, hết sức bình tâm.
Dù sao Triết cũng đã biết hành động của tôi. Thoắt một cái, tôi đầy tự tin. Tôi không tin anh không nhớ tôi, chưa biết chừng anh càng nôn nóng gặp mặt hơn tôi.
Nhưng thực lòng không muốn có điều gì bất ngờ xảy ra nữa. Trên chặng đường đi không cướp của thì gặp người chết, tuy tôi không ân hận về mọi chuyện đã xảy ra, nhưng thực tình thế là quá đủ.
Tôi cứ mơ màng nghĩ vẩn vơ như vậy, rồi lại nhanh chóng ngủ thiếp đi.
Hôm nay là ngày thứ mười Triết rời bỏ tôi. Tôi đã viết vào nhật kí như vậy.
Hôm nay trời nắng ráo, chim véo von như một khúc nhạc trầm bổng. Không khí tỏa mùi vừa ngọt vừa cay mà tôi chưa từng được ngửi qua. Nếu bạn ngửi kĩ, mỗi nơi quả thực đều có mùi khác nhau. Điều này có liên quan tới năng lượng của mỗi vùng miền, liên quan tới thời tiết và tấm lòng của người dân địa phương.
Lúc tỉnh giấc, trời vẫn còn sáng. Đây là giấc ngủ đầu tiên vừa sâu vừa thoải mái kể từ ngày rời Thượng Hải. Có lẽ do tôi quá mệt.
Lộ Phong Thiền cũng tỉnh giấc, đi lại thư thái trong phòng, không ngừng với hai chân trước lên cửa sổ, ngó ra ngoài. Khung cảnh mới mẻ đẹp đẽ khiến nó rất háo hức. Khi tôi tắm xong, đang đứng trước cửa sổ hóng gió chải đầu, nó hết liếm tay tôi lại chạy tới cùng tôi ngắm cảnh bên ngoài, một lúc sau lại lăn tròn trên thảm, hoặc chổng bốn chân lên trời như trẻ con nằm ngửa, lưỡi thè ra, mặt cười thật ngốc ngếch. Chưa từng thấy nó vui vẻ đến vậy. Tôi vô cùng cảm động.
Chăm chút lại chỗ da bị viêm, cho nó ăn chút đồ ăn thừa còn sót lại và thêm nước uống mới. Tôi cũng uống mấy ngụm nước lớn, hít một hơi sâu, chưa bao giờ thấy thoải mái như vậy. Dọn dẹp xong, tôi dắt chó ra khỏi phòng. Gian phòng kế bên cửa vẫn đóng chặt, chắc chắn chủ nhà vẫn đang ngủ.
Trên sàn trải một tấm thảm lông cừu được dệt thủ công rất dày. Chúng tôi rón rén đi xuống lầu. Khi đi qua bức tranh hình Quan Âm, tôi không khỏi bất giác ngắm nghía thật kĩ. Hình Quan Âm ở đây nom rất khác với những tượng Quan Âm mà tôi đã từng gặp trước đây, màu sắc tô rất đậm, phía sau có mấy vị thần đặc trưng của Tây Tạng. Cái lư hương hình như cũng được làm thủ công, mùi hương đốt bên trong tôi cũng chưa từng được ngửi qua, mang đậm hương liệu vốn có ở đây.
Tôi chắp tay, khom lưng lạy một cái rồi dắt Lộ Phong Thiền ra cửa. Trước khi đi, tôi nhìn kĩ tên phố và số nhà của Đường Cương và ghi lại vào một mảnh giấy, cất vào túi áo.
Con phố bên ngoài khá nhỏ nhưng sạch sẽ. Nhà cửa hai bên cũng thấp, vuông vắn, không khác nào các huyện khác của Trung Quốc. Chỉ có màu sắc trên các khung cửa sổ và mái ngói là còn mang hơi hướng đặc trưng dân tộc thiểu số của vùng. Đan Ba thực sự rất nhỏ, mặt trước giáp sông, mặt sau giáp núi. Cả huyện là một mảnh đất dài nhỏ hẹp kẹp ở giữa. Tôi và chó nhanh chóng đi qua chiếc cầu, bên trên ghi dòng chữ “Chiếc cầu thứ nhất”. Còn có bia kỷ niệm hồng quân, có lẽ thời hồng quân chinh chiến đã đi qua đây.
Người trên phố rất ít, nhưng lại khá nhiều người đứng trên cầu, trong đó một nửa là khách du lịch ngoại tỉnh. Lộ Phong Thiền giành lao lên trước, tôi vội chạy theo sau ngó theo. Thì ra một chiếc ô tô màu xanh đang rơi giữa sông. Nước cũng không sâu lắm, một chiếc xe cẩu trên bờ đang ra sức kéo chiếc xe này lên.
Tôi dắt Lộ Phong Thiền đi ra hướng khác, bước vào một con đường nom rộng rãi, bằng phẳng như đường chính của huyện. Tại đây, tôi nhìn thấy nhà nghỉ, tiệm ăn, nhà hàng và một tiệm net. Tôi bước vào tiệm net, định check mail, nhưng được thông báo ở đây chỉ chơi điện tử, không lên mạng được.
Tôi lại hỏi chỗ nào có thể kiểm tra được email. Ông chủ tiệm có lẽ ngủ chưa đã giấc, chớp chớp đôi mắt đỏ quạch, nói bằng giọng rất khó chịu: các tiệm net ở Đan Ba chỉ chơi điện tử, không thể check mail.
Thoạt đầu, tôi không tin, nhưng thử tới một tiệm net khác cũng thấy kết quả như vậy. Thật quái lạ, khách du lịch ở đây ngày càng nhiều. Lẽ nào họ chỉ có hứng thú chơi điện tử, không cần gửi email?
Ra khỏi tiệm net, tôi quay lại đường lớn, đi lên trước một đoạn, tới một ngã tư, chó đột nhiên ngừng lại không chịu đi. Nó cứ đứng im một chỗ, ngọ ngoạy mũi không yên, rồi đột ngột vùng lên, chạy về phía một con đường nhỏ bên cạnh. Tôi cuống cả lên, vội vã chạy theo sau.
Loáng một cái, nó dừng lại, đợi khi tôi đuổi kịp tới nơi, đã phát hiện thấy miệng nó cắn một vật gì trăng trắng. Tim tôi đập thình thịch, như nhận ra được điều gì. Tôi giơ tay ra đón lấy, chìa trước mặt xem kĩ. Đó là loại khăn mùi xoa bằng loại vải mà giờ rất hiếm người dùng. Tôi cũng học cách của chó, cho khăn dưới mũi ngửi, có mùi thơm của da thịt đàn ông thoang thoảng.
Một nỗi xúc động khôn xiết ùa tới, khiến tôi không khỏi úp mặt lên tấm khăn. Đó là mùi của Triết. Đó là khăn tay của Triết. Khi anh ở Thượng Hải vẫn có thói quen dùng mùi xoa, chí ít cũng là loại khăn tay màu trắng bằng vải bông nguyên chất như vậy. Anh thường để thò một đầu khăn tay sạch sẽ ra ngoài túi áo, nhưng không bao giờ dùng khăn để lau mũi, mà dùng để lau mồ hôi. Anh hơi bị ngứa da, nên một khăn mùi xoa như vậy đối với anh giống như một tấm thảm an toàn, đi đâu cũng thấy dễ chịu.
Tôi quỳ xuống, xúc động vuốt ve đầu con chó, “Mày giỏi quá, Lộ Phong Thiền”. Nó thè lưỡi ra, gừ gừ mấy tiếng trong cổ họng. Đó là cách nó biểu hiện tình cảm.
“Nào! Lộ, xem còn tìm được những gì!”. Tôi hối hả vỗ lên đầu nó, đồng thời dáo dác ngó xung quanh. Đây là một con phố yên tĩnh, phần lớn hai bên là nhà dân, xen vào giữa là vài tiệm trà, còn có một tiệm chuyên bán đồ trang sức bằng bạc của dân tộc Tạng. Chúng tôi men theo con đường đó đi tới tận đầu đường nhưng không thu hoạch được gì.
Tôi vò chiếc khăn tay, sững sờ đứng đó hồi lâu.
Rõ ràng Triết đã về Đan Ba, chí ít cũng là một tin hay, chỉ có điều anh chưa từng liên hệ với tôi. Nhưng theo trực giác của tôi, tôi tin rằng anh đã nhận được mấy tin nhắn tôi gửi từ trước.
Tôi quyết định không nghĩ ngợi nhiều. Dù sao tôi cũng đã theo anh đến Đan Ba, cách thời khắc gặp nhau cũng không bao xa nữa. Nhớ lại lời bố tôi: Phải bình tĩnh!
Khi đi qua một tiệm ăn, tôi mới phát hiện bụng mình đói meo, liền cùng chó bước vào.
Thức ăn rất đơn giản, chỉ có hai loại, đồ ăn kiểu Hán và đồ ăn kiểu Tạng. Đồ ăn kiểu Hán có cháo, màn thầu, trứng gà, ba đồng một suất. Đồ ăn kiểu Tạng có trà dầu và Đan Ba (hỏi chủ tiệm mới biết đó là một loại mỳ xào nóng), ba đồng một suất.
Tuy tôi rất tò mò về trà dầu và mỳ Đan Ba đã nức tiếng từ lâu, nhưng bây giờ còn sớm quá, dạ dày tôi có thể không chịu nổi những đồ ăn lạ. Tôi gọi một suất đồ ăn Hán.
Đang ăn, điện thoại đột ngột réo vang, tôi vội vã lục tìm trong túi xách. Lúc cầm điện thoại, tôi thấy hiển thị số gọi rất lạ. Theo kinh nghiệm, đây ắt là số từ nước ngoài gọi về qua mạng Internet hoặc điện thoại thẻ.
Ngần ngừ vài giây, tôi vẫn nghe.
Bên kia đầu dây vẳng tới giọng một phụ nữ nói tiếng Thượng Hải, “Ngụy, con có khỏe không?”.
Đầu tôi như vỡ tung, chỉ nghe thấy tiếng vo vo như lũ ong đang bay loạn xạ trong tai.
Tôi đã nhận ra giọng bà. Chính là bà, người mẹ tám năm trời chưa từng liên lạc. Tại sao khi tôi đang ăn sáng tại một tiệm ăn cách Thượng Hải hai ngàn cây số, bà lại đột nhiên xuất hiện?
Im lặng hồi lâu, tôi chợt nhớ tới lời tiên đoán của bố tôi hôm trước: “Chẳng mấy chốc, mẹ con sẽ gọi điện về”. Xem ra ông nói rất đúng. Tôi hít một hơi sâu, đáp khô khốc: “Vẫn khỏe”.
Giọng bà nghe run rẩy: “Ngụy, lâu rồi không có tin tức của con. Con sống ra sao?”.
“Chí ít… con vẫn sống”. Tôi đã hồi phục từ trong kinh ngạc, cũng khống chế được giọng nói. Bà nói rất đúng, từ sau khi tốt nghiệp đại học năm 1998, có được kinh tế độc lập, tôi từ chối số tiền viện trợ của bà hàng tháng, cắt đứt mọi liên lạc với bà.
Lúc này tôi đột nhiên nhận thức được rằng bà có thể liên lạc được với tôi quả là điều bất thường. Vì tôi chưa bao giờ cho bà số điện thoại và cách liên hệ với tôi.
“Sao mẹ có được số điện thoại của con?”, tôi hỏi, cố dùng giọng bình tĩnh. Tôi không muốn khi nói chuyện với bà lộ vẻ căm ghét hoặc kinh ngạc. Có lúc không biểu lộ tình cảm cũng là thứ vũ khí tốt nhất để bảo vệ mình không bị thương.
“Hy vọng con không tức giận”, giọng mẹ vẫn vậy, dịu dàng, đầy nữ tính, chỉ có điều nghe lúc này có vẻ bất an, “Tình cờ mẹ đọc được một số chuyên đề về Thượng Hải trên một tạp chí du lịch bên này, trong đó có giới thiệu về con và tiệm thời trang của con, ghi cả số điện thoại của tiệm. Mẹ thử gọi, gặp một cô họ Lí nói rằng con không ở Thượng Hải, hỏi mẹ có việc gì gấp không. Mẹ nói là mẹ của con…”. Nói đến đây, bà ngừng lại, như thể xác nhận xem những câu nói của bà có làm tôi tức giận hay không.
Thì ra, dì Lí ở tiệm đã cho bà số điện thoại của tôi. Tuy chưa bao giờ mọi người được nghe tôi kể về mẹ tôi, nhưng hầu hết đầu biết tôi có một bà mẹ sống bên Austria.
“Có chuyện gì vậy?”, giọng tôi vẫn lạnh tanh, không mang sắc thái tình cảm.
“Là như thế này”, lúc này giọng bà hơi gấp gáp hơn, “Một tháng nữa, mẹ sẽ về Thượng Hải vài ngày. Hơn mười năm chưa về…”. Nói tới đây, bà ngừng lại, như chất chứa nhiều điều đau buồn. Xem ra, đúng là bà đã rời đó được hơn mười năm rồi.
“Ngoài ra, mẹ cũng muốn cho con biết”, ngần ngừ một lúc, bà nói tiếp, “Mẹ đang làm thủ tục li dị với Alison”.
Alison là ông chồng Austria của bà. Tôi đã từng gặp ông ta một lần tại Thượng Hải.
Đó là năm tôi mười bảy tuổi, bố tôi vừa chết chưa đầy một năm. Một hôm, mẹ đưa tôi tới nhà hàng dùng đồ ăn Tây có tên “Nhà Đỏ” trên đường Thiểm Tây Nam Lộ. Đó là tiệm ăn kiểu Pháp đầu tiên ở Thượng Hải trước thập niên 70. Sau giải phóng, qua đận “cách mạng văn hóa” tới cuối thập niên 90 của thế kỉ trước, nơi đây luôn là nơi người Thượng Hải thể nghiệm cuộc sống kiểu châu Âu thời thượng.
Hôm đó, mẹ tôi đặc biệt trang điểm kĩ. Còn nhớ hôm đó mẹ mất hai tiếng ở tiệm làm đầu gần nhà, làm thành kiểu tóc lượn sóng lớn, lại vuốt thêm dầu, nom mềm mại và bóng sáng. Mẹ mặc chiếc áo dài Thượng Hải tự tay may, vải bông thêu hoa bằng tơ thật màu xanh lam nước biển, từ ngực áo đến eo được thắt bằng những cái cúc hình hoa cúc. Mẹ biết may loại áo này từ lâu, chỉ vì cuộc sống gia đình luôn đơn giản bình dị, thường nhật không có cơ hội để mặc, thế nên từ trước tới giờ hầu như mẹ chưa từng mặc loại trang phục long trọng và đẹp đến vậy. Hôm đó, tôi được mẹ yêu cầu gội đầu, rồi buộc tóc bằng một sợi dây tơ đỏ, mặc váy áo đẹp nhất.
Đi được nửa đường, tôi vứt sợi dây buồn cười đó ra, không hề muốn đi ăn bữa tối này, cũng không muốn gặp ông già ngoại quốc đó. Trước đó mẹ kể, mẹ đọc được một quảng cáo tìm bạn đời trên một tờ báo Thượng Hải, liền viết thư và gửi ảnh cho ông ta. Lần này, ông ta tới Thượng Hải để gặp mấy người trong số những ứng cử viên đó. Yêu cầu của ông ta là người nào có con cái nhất định phải mang con tới cùng gặp mặt.
Theo bản năng, tôi nhận thấy được vẻ kiêu ngạo, thực tế và thông minh của người đàn ông ngoại quốc này.
Quả nhiên không sai, bữa tối trôi qua rất ngượng ngập. Ông ta nom không xấu, thậm chí có thể nói còn có chất quí tộc, có thể nói tiếng Trung khá lưu loát. Điều này khiến tôi thật bất ngờ. Nhưng đôi mắt màu xám xanh của ông ta khi nhìn người khác luôn có kiểu cười nhạo và khó tin cậy, như thể ông ta đang hàm chứa điều gì. Còn mẹ tôi luôn cúi gằm mặt với nụ cười tự bi. Hầu như tôi không ăn tí gì, trên bàn bầy ê hề súp hành, rượu vang đỏ, thịt bò bít tết… Nghe nói đều là món nổi tiếng của tiệm này. Nhưng trong mắt tôi, chúng như thể món ban thưởng của lão già nước ngoài xa lạ cho hai mẹ con đáng thương.
Nghe nói ông ta buôn bán đồ cổ giữa Trung Quốc và châu Âu, kinh doanh rất lớn, đồng thời cũng là một nhà Hán học, luôn có hứng thứ đối với mọi thứ liên quan tới truyền thống Trung Quốc. Chiếc áo dài Thượng Hải mẹ mặc hôm đó hiển nhiên đánh đúng vào tâm lí của ông. Mẹ tôi năm đó ba mươi tám tuổi như một bông hoa xuân sắp nở, tràn trề sắc hoa, xem ra còn giàu sức quyến rũ và nữ tính hơn hồi bố tôi còn sống.
Tôi thường nghĩ, có lẽ sau khi bố chết, mẹ được giải thoát. Đối với bất kì người phụ nữ nào, mất đi một người chồng có ý nghĩa như cánh cửa vĩnh viễn bị đóng chặt, nhưng đối với một dạng phụ nữ khác lại có nghĩa là một cánh cửa khác được mở ra. Mẹ tôi chính là loại phụ nữ này. Bà dành hầu hết thời gian vào việc tìm kiếm quảng cáo chọn bạn đời trên báo chí và viết thư đáp lại. Thư từ và ảnh gửi đi nhiều như hoa tuyết rơi, mang theo tất cả hy vọng và dũng khí của mẹ tôi về cuộc sống mới.
Tối đó, sau khi bữa tối kết thúc, ông ta lấy xe đưa tôi về nhà, nhưng mẹ tôi không xuống xe, mà cùng đi về khách sạn của ông ta, mãi tới sáng sớm hôm sau mới về.
Kết quả của chuyện này là: lão già lắm tiền Alison người Austria đó sau cuộc gặp mặt lần đầu tiên đã quyết định lấy mẹ tôi. Nửa tháng sau, ông ta gửi mọi thủ tục có liên quan để mẹ tôi tới Lãnh sự quán Austria tại Thượng Hải xin visa.
Nhưng khi mẹ tôi đề nghị đưa tôi cùng đi, ông ta đã cự tuyệt.
Mẹ tôi day dứt đấu tranh giữa tôi và ông chồng tương lai hồi lâu, cuối cùng ngả về phía ông ta.
Tôi đã bị mẹ vứt bỏ như vậy.
Chỉ có điều mẹ đi cũng không dễ dàng. Một phần là do ông bà tôi rất tức giận, giấu luôn hộ khẩu của mẹ, ngăn không cho mẹ làm hộ chiếu và visa. Một phần do quan hệ giữa hai mẹ con nhanh chóng lạnh nhạt dần, mãi tới tận điểm rơi cuối cùng. Cũng thời gian này, bạn bè, người thân và hàng xóm xung quanh đều nhìn bà bằng ánh mắt rất cố y. Chỉ trong một đêm, mẹ bị khoác tiếng “đàn bà hư hỏng”.
Trong điện thoại là một cơn trĩu nặng kéo dài.
Mọi chuyện xảy ra trước đây như những mảnh vụn đột ngột rơi xuống mặt chúng tôi bởi một cơn gió lốc, không có chỗ để trốn, cũng không thể né tránh mãi, dù cho tôi đã né tránh suốt tám năm qua. Một đầu dây điện thoại ở Trung Quốc, một đầu dây điện thoại ở Austria. Giữa chúng cách xa nghìn trùng, cách cả ngày và đêm, cùng vô số giấc mơ bị vỡ nát và những kí ức bị lãng quên. Chúng đã quá lâu, quá xa vời. Mẹ và tôi như hai đỉnh núi đối diện nhau lặng ngắt, cũng xuất hiện quá đột ngột. Mẹ đang li hôn, sắp trở về Thượng Hải một tháng nữa. Tôi không được chuẩn bị trước về những thứ này.
Ở đầu dây bên kia, mẹ ho một tiếng, phá vỡ sự im lặng như băng. Rồi bà khẽ hỏi tôi: “Ngụy, sau khi mẹ về Thượng Hải, con có thời gian gặp mẹ không?”.
Tôi sững sờ ôm ống nghe, nghĩ một lúc rồi trả lời không hào hứng cũng không lạnh nhạt: “Tới lúc đó rồi tính”.
Câu trả lời của tôi hình như không làm mẹ thất vọng. Trái lại, mẹ còn nói bằng giọng khá cảm kích: “Được, được, mẹ biết con bận. Mẹ tới Thượng Hải sẽ liên lạc với con nhé?”.
Tôi không nói gì, dập máy.
Mãi một lúc sau, tôi mới bình tâm trở lại. Màn thầu trong đĩa và cháo trong bát trước mặt đã lạnh. Tôi cố ép mình húp hết bát cháo lạnh ngắt. Hồi nhỏ, cứ mùng một đầu năm, món cháo bát bửu bố nấu là món tôi yêu thích nhất. Húp cháo xong, tôi vục mặt xuống liếm sạch sẽ quanh miệng bát. Chỉ có điều bát cháo này trở nên nhạt nhẽo vô vị bởi cuộc điện thoại vừa rồi.
Tôi đứng dậy trả tiền, kêu chó cùng ra khỏi quán, đi về phía nhà của Đường Cương.
Hôm nay là cuối tuần nên cả nhà Đường Cương đều ở nhà. Khi chúng tôi đi vào nhà, họ đang chơi trò lật giấy ở phòng khách tại lầu một. Nhìn thấy chúng tôi, họ đứng dậy đón.
“Ngủ thế nào?”, Đường Cương cười vui vẻ. “Ăn tí gì đã nhé, hẳn cô đói lắm rồi”, Anh-vợ Đường Cương- cũng mỉm cười với tôi, nói xong liền đi vào bếp. “Không cần đâu”, tôi vội nói, “Tôi vừa ăn ở ngoài rồi”.
“Vậy uống trà nhé”, Đường Cương hỏi. Anh đã bê tới một tách trà đỏ, bên trong đã đổ ít mật ong. Tôi cám ơn nhận lấy, rồi ngồi xuống, hỏi Đường Cương cách tới “Đại Trại Thôn”.
“Đại Trại Thôn?”, Đường Cương nghĩ một lúc, “Không biết có phải là thôn ở bên Bố Liệu Hương không?”.
“Tôi cũng không rõ”, tôi đáp mơ hồ, “Chỉ biết chỗ đó gọi là Đại Trại Thôn. Ở Đan Ba chỉ có một nơi có tên gọi như vậy chứ?”.
“Cô đoán đúng đấy, chỉ có một nơi đó thôi. Tôi biết ở nơi nào trên huyện có thể ngồi xe xuống chỗ đó, nhưng không biết rõ xe chạy lúc mấy giờ và mỗi ngày có mấy chuyến xe”, anh ta đáp. Nghĩ hồi lâu, anh lại nói thêm: “Không sao, nói chung có thể thuê xe tới đó. Giờ đây khách du lịch tới Đan Ba ngày càng nhiều. Nhiều người có xe cũng làm thêm kinh doanh cho thuê xe”.
“Tốt quá!”, tôi vỗ tay, mỉm cười.
Đường Cương tò mò nhìn tôi, hồi lâu mới hỏi: “Cô Ngụy này, có thể hỏi cô tới vùng xa xôi hẻo lánh như Đại Trại Thôn làm gì không?”.
“Tới thăm bạn trai tôi”, tôi không muốn giấu diếm anh ta nữa.
Anh ta lộ rõ vẻ ngạc nhiên, “Thì ra là vậy, còn nhớ lúc trên xe, cô có nói bạn trai cô là người Đan Ba”.
Rồi anh ta cau mày, cúi đầu như gắng sức nghĩ điều gì, đột nhiên anh ta ngẩng phắt đầu dậy, hỏi tôi: “Có phải bạn trai cô tên là Phương Triết?”.
Tôi kinh ngạc tròn mắt, không thốt nổi ra câu nào.
“Tôi đoán chắc đúng vậy”, anh ta cười đắc y. Tôi nhớ lại lúc trên xe, anh ta từng kể hơn mười năm qua luôn đi thu mua nguyên liệu thảo dược ở các vùng thôn ở Đan Ba nên hầu như quen biết hết mọi người trong vùng.
Chỉ có điều không ngờ lại trùng hợp như vậy.
“Anh quen anh ấy sao?”, hồi lâu sau tôi hỏi lại, coi như thừa nhận.
“Cũng năm, sáu năm nay không gặp rồi. Nhưng tôi khá thân quen với bố mẹ anh ấy. Họ là hộ người Hán duy nhất ở đó, sao lại không biết được cơ chứ?”. Từ khẩu khí của Đường Cương, hình như quan hệ giữa anh ta với bố mẹ của Triết không phải chỉ là mối quan hệ thông thường.
“Tôi có thể dẫn cô tới nơi cô muốn đến”, anh nói.
Cả huyện tối om, đường xá chưa lắp bóng điện thật trống trải. Các tiệm hai bên đường vẫn đóng cửa. Nhà cửa cũng tối thui, chưa có ánh đèn. Dưới ánh sao xa xa, có thể nhìn thấy từng dãy núi nối nhau liên tiếp, bên tai vẳng tới vài tiếng chim đêm không rõ tên gì, không gian phả tới một cảm giác tha hương thật khó tả. Tôi chưa phản ứng kịp, cứ ngỡ đang ở nước ngoài. Nhớ tới Thượng Hải, lúc này chắc chắn đèn đóm đã rực rỡ, đường phố đã nhộn nhịp người qua lại.
Tôi định tìm một nhà nghỉ, nhưng Đường Cương kiên quyết bắt tôi về nhà anh. Anh nói để bạn bè phải đi ở trọ sẽ không phù hợp với lệ tiếp đón khách của người địa phương. Rõ ràng, anh đã coi tôi là bạn anh. Tôi không thể từ chối, nhận lời sẽ ở lại nhà anh đêm nay. Anh vui mừng đỡ ba lô của tôi, khoác lên vai mình, dắt tôi và con chó xuyên qua một con phố nhỏ tĩnh mịch, lại đi qua một đám cây đầy hoa trắng mà tôi cũng không biết tên, tới trước một căn nhà hai lầu có độc một cửa. Anh cười sung sướng, “Tới rồi”.
Đèn trong nhà đã bật, hiển nhiên đang đợi ông chủ về muộn. Chưa kịp gọi cửa, trong nhà đã vọng ra một loạt tiếng chó sủa ran, tiếp đó là cánh cửa kẹt mở, một phụ nữ hơn ba mươi tuổi dung mạo đoan trang xuất hiện. Trên đường đi, anh đã giới thiệu cho tôi về gia đình anh. Đây hẳn là Anh-vợ anh, người dân tộc Tạng. Gương mặt cô thanh tú, trắng ngần, trên người ăn vận rất giản dị. Nếu không nhìn kiểu tóc của dân tộc Tạng trên đầu cô, nom cô cũng không khác tôi là bao.
Sau lưng cô là một cậu bé chừng bốn, năm tuổi đang thập thò. Má cậu đỏ hây, mắt đen láy đảo qua đảo lại quan sát tôi và con chó. Bên cạnh cậu bé cũng có một con chó. Nó cũng đang quan sát Lộ Phong Thiền, như thể đang nhận ra đó là kẻ thù hay bạn hữu.
Đường Cương nói với vợ bằng tiếng địa phương. Cô ta vội vã mỉm cười, đỡ ba lô của tôi trong tay chồng, nhiệt tình đưa tôi vào nhà.
Trong phòng bày biện khá đơn giản nhưng rất sạch sẽ. Tôi nhìn thấy trước hình Phật Quan Âm là một cái khay đầy hoa quả và một lư hương nhỏ. Hương trong lư đã tắt, nhưng vẫn thoang thoảng mùi thơm rất dễ chịu.
Tôi được sắp xếp ở phòng khách trên tầng hai. Họ đã thay ga, gối mới, lại mang thêm một khăn mặt sạch và đôi dép lê. Lúc họ bận rộng dọn dẹp, cậu con trai mang một ly nước tới cho tôi. Tôi mỉm cười đón lấy, chắp hai tay lại cám ơn, rồi cúi người xuống ôm chầm lấy cậu bé. Cậu bé đỏ bừng mắt, cúi đầu xuống, tự tóm chặt lấy ngón tay mình. Tên cậu là Brazil. Ông ngoại cậu người dân tộc Tạng khi đặt tên cho cậu hẳn cũng không biết bên kia trái đất còn có một đất nước mang tên Brazil.
Cuối cùng, tôi và con chó lăn ra ngủ. Lộ Phong Thiền nhanh chóng phát ra tiếng răng nhai kèn kẹt, tiếng khịt mũi và tiếng chóp chép rất lạ đã thành thói quen như thể tiếng nhai lại các đồ ăn trong mơ. Một con chó có thể ngủ thiếp đi một cách bận rộn và nhiệt tình như vậy không khỏi khiến tôi ngưỡng mộ. Có được một con chó bầu bạn như vậy, dù có mất ngủ, tôi cũng thấy thỏa mãn.
Ngủ được một lúc, tôi lại bò dậy, mò mẫm tìm điện thoại trong bóng tối, kiểm tra xem có tin nhắn hoặc điện thoại nào gọi tới không.
Không hề có.
Tôi thở dài, ngẩng mặt lên trần nhà, ngần ngừ không biết có nên nhắn cho Triết một cái tin không. “Nhắn đi”, tiếng bố tôi đột nhiên vang lên. Tôi nhìn sang bên cạnh. Con chó đã tỉnh, đôi mắt nó tỏa ra thứ ánh sáng thật kì quái trong bóng tối.
“Bố! Tốt quá, con đang đợi bố giúp đỡ”, tôi vui sướng khi thấy bố tôi lại xuất hiện.
“Lần này, bố không thể ở lại quá lâu. Ngụy, bố chỉ muốn dặn con hai điều: khi sắp được gặp Triết, con càng phải cần bình tĩnh, tin nhắn gửi Triết phải đơn giản. Việc của vị hòa thượng già, con xử lí rất khéo, sau này con sẽ hiểu. Thôi ngủ đi, bố phải đi thăm một người bạn, sắp muộn rồi”. Nói xong, mọi thứ lại trở nên yên tĩnh như cũ.
Tôi thử gọi mấy câu: “Bố ơi”, nhưng không thấy tiếng trả lời. Tôi lại nhìn Lộ Phong Thiền bên giường. Nó lại lăn ra ngủ, có lẽ đang mơ tiếp giấc mơ dở dang bị bố tôi làm ngắt đoạn ban nãy.
Lúc nãy bố tôi nói đang vội đi gặp một người bạn, không biết có phải hẹn hò với một cô bạn ngọt ngào nào không nhỉ? Chắc hẳn thế giới của bố thú vị hơn so với những gì chúng tôi tưởng tượng rất nhiều. Tôi kinh ngạc thầm nghĩ, không khỏi lắc đầu và tự nhủ phải ghi nhớ lần sau hỏi bố về cuộc gặp với người bạn đó ra sao. Tôi tưởng tượng cảnh bố từ chỗ tôi vụt đi gặp bạn như một làn khói (hoặc như tốc độ ánh sáng nhỉ? Tôi cũng không rõ nữa), không khỏi cười thầm.
Hồi lâu, tôi cầm điện thoại lên, nhắn cho Triết bốn chữ vắn tắt như lời bố dặn: “Đã tới Đan Ba”. Bố nói rất đúng, càng mong gặp Triết bao nhiêu, càng phải giữ bình tĩnh bấy nhiêu. Không thể xảy ra sơ suất gì vào thời khắc quan trọng này. Lại liên tưởng tới tin nhắn chỉ có mấy chữ mà tôi nghi ngờ là Triết nhờ Ưu Ưu gửi hộ. Tôi càng cần phải khống chế mình, hết sức bình tâm.
Dù sao Triết cũng đã biết hành động của tôi. Thoắt một cái, tôi đầy tự tin. Tôi không tin anh không nhớ tôi, chưa biết chừng anh càng nôn nóng gặp mặt hơn tôi.
Nhưng thực lòng không muốn có điều gì bất ngờ xảy ra nữa. Trên chặng đường đi không cướp của thì gặp người chết, tuy tôi không ân hận về mọi chuyện đã xảy ra, nhưng thực tình thế là quá đủ.
Tôi cứ mơ màng nghĩ vẩn vơ như vậy, rồi lại nhanh chóng ngủ thiếp đi.
Hôm nay là ngày thứ mười Triết rời bỏ tôi. Tôi đã viết vào nhật kí như vậy.
Hôm nay trời nắng ráo, chim véo von như một khúc nhạc trầm bổng. Không khí tỏa mùi vừa ngọt vừa cay mà tôi chưa từng được ngửi qua. Nếu bạn ngửi kĩ, mỗi nơi quả thực đều có mùi khác nhau. Điều này có liên quan tới năng lượng của mỗi vùng miền, liên quan tới thời tiết và tấm lòng của người dân địa phương.
Lúc tỉnh giấc, trời vẫn còn sáng. Đây là giấc ngủ đầu tiên vừa sâu vừa thoải mái kể từ ngày rời Thượng Hải. Có lẽ do tôi quá mệt.
Lộ Phong Thiền cũng tỉnh giấc, đi lại thư thái trong phòng, không ngừng với hai chân trước lên cửa sổ, ngó ra ngoài. Khung cảnh mới mẻ đẹp đẽ khiến nó rất háo hức. Khi tôi tắm xong, đang đứng trước cửa sổ hóng gió chải đầu, nó hết liếm tay tôi lại chạy tới cùng tôi ngắm cảnh bên ngoài, một lúc sau lại lăn tròn trên thảm, hoặc chổng bốn chân lên trời như trẻ con nằm ngửa, lưỡi thè ra, mặt cười thật ngốc ngếch. Chưa từng thấy nó vui vẻ đến vậy. Tôi vô cùng cảm động.
Chăm chút lại chỗ da bị viêm, cho nó ăn chút đồ ăn thừa còn sót lại và thêm nước uống mới. Tôi cũng uống mấy ngụm nước lớn, hít một hơi sâu, chưa bao giờ thấy thoải mái như vậy. Dọn dẹp xong, tôi dắt chó ra khỏi phòng. Gian phòng kế bên cửa vẫn đóng chặt, chắc chắn chủ nhà vẫn đang ngủ.
Trên sàn trải một tấm thảm lông cừu được dệt thủ công rất dày. Chúng tôi rón rén đi xuống lầu. Khi đi qua bức tranh hình Quan Âm, tôi không khỏi bất giác ngắm nghía thật kĩ. Hình Quan Âm ở đây nom rất khác với những tượng Quan Âm mà tôi đã từng gặp trước đây, màu sắc tô rất đậm, phía sau có mấy vị thần đặc trưng của Tây Tạng. Cái lư hương hình như cũng được làm thủ công, mùi hương đốt bên trong tôi cũng chưa từng được ngửi qua, mang đậm hương liệu vốn có ở đây.
Tôi chắp tay, khom lưng lạy một cái rồi dắt Lộ Phong Thiền ra cửa. Trước khi đi, tôi nhìn kĩ tên phố và số nhà của Đường Cương và ghi lại vào một mảnh giấy, cất vào túi áo.
Con phố bên ngoài khá nhỏ nhưng sạch sẽ. Nhà cửa hai bên cũng thấp, vuông vắn, không khác nào các huyện khác của Trung Quốc. Chỉ có màu sắc trên các khung cửa sổ và mái ngói là còn mang hơi hướng đặc trưng dân tộc thiểu số của vùng. Đan Ba thực sự rất nhỏ, mặt trước giáp sông, mặt sau giáp núi. Cả huyện là một mảnh đất dài nhỏ hẹp kẹp ở giữa. Tôi và chó nhanh chóng đi qua chiếc cầu, bên trên ghi dòng chữ “Chiếc cầu thứ nhất”. Còn có bia kỷ niệm hồng quân, có lẽ thời hồng quân chinh chiến đã đi qua đây.
Người trên phố rất ít, nhưng lại khá nhiều người đứng trên cầu, trong đó một nửa là khách du lịch ngoại tỉnh. Lộ Phong Thiền giành lao lên trước, tôi vội chạy theo sau ngó theo. Thì ra một chiếc ô tô màu xanh đang rơi giữa sông. Nước cũng không sâu lắm, một chiếc xe cẩu trên bờ đang ra sức kéo chiếc xe này lên.
Tôi dắt Lộ Phong Thiền đi ra hướng khác, bước vào một con đường nom rộng rãi, bằng phẳng như đường chính của huyện. Tại đây, tôi nhìn thấy nhà nghỉ, tiệm ăn, nhà hàng và một tiệm net. Tôi bước vào tiệm net, định check mail, nhưng được thông báo ở đây chỉ chơi điện tử, không lên mạng được.
Tôi lại hỏi chỗ nào có thể kiểm tra được email. Ông chủ tiệm có lẽ ngủ chưa đã giấc, chớp chớp đôi mắt đỏ quạch, nói bằng giọng rất khó chịu: các tiệm net ở Đan Ba chỉ chơi điện tử, không thể check mail.
Thoạt đầu, tôi không tin, nhưng thử tới một tiệm net khác cũng thấy kết quả như vậy. Thật quái lạ, khách du lịch ở đây ngày càng nhiều. Lẽ nào họ chỉ có hứng thú chơi điện tử, không cần gửi email?
Ra khỏi tiệm net, tôi quay lại đường lớn, đi lên trước một đoạn, tới một ngã tư, chó đột nhiên ngừng lại không chịu đi. Nó cứ đứng im một chỗ, ngọ ngoạy mũi không yên, rồi đột ngột vùng lên, chạy về phía một con đường nhỏ bên cạnh. Tôi cuống cả lên, vội vã chạy theo sau.
Loáng một cái, nó dừng lại, đợi khi tôi đuổi kịp tới nơi, đã phát hiện thấy miệng nó cắn một vật gì trăng trắng. Tim tôi đập thình thịch, như nhận ra được điều gì. Tôi giơ tay ra đón lấy, chìa trước mặt xem kĩ. Đó là loại khăn mùi xoa bằng loại vải mà giờ rất hiếm người dùng. Tôi cũng học cách của chó, cho khăn dưới mũi ngửi, có mùi thơm của da thịt đàn ông thoang thoảng.
Một nỗi xúc động khôn xiết ùa tới, khiến tôi không khỏi úp mặt lên tấm khăn. Đó là mùi của Triết. Đó là khăn tay của Triết. Khi anh ở Thượng Hải vẫn có thói quen dùng mùi xoa, chí ít cũng là loại khăn tay màu trắng bằng vải bông nguyên chất như vậy. Anh thường để thò một đầu khăn tay sạch sẽ ra ngoài túi áo, nhưng không bao giờ dùng khăn để lau mũi, mà dùng để lau mồ hôi. Anh hơi bị ngứa da, nên một khăn mùi xoa như vậy đối với anh giống như một tấm thảm an toàn, đi đâu cũng thấy dễ chịu.
Tôi quỳ xuống, xúc động vuốt ve đầu con chó, “Mày giỏi quá, Lộ Phong Thiền”. Nó thè lưỡi ra, gừ gừ mấy tiếng trong cổ họng. Đó là cách nó biểu hiện tình cảm.
“Nào! Lộ, xem còn tìm được những gì!”. Tôi hối hả vỗ lên đầu nó, đồng thời dáo dác ngó xung quanh. Đây là một con phố yên tĩnh, phần lớn hai bên là nhà dân, xen vào giữa là vài tiệm trà, còn có một tiệm chuyên bán đồ trang sức bằng bạc của dân tộc Tạng. Chúng tôi men theo con đường đó đi tới tận đầu đường nhưng không thu hoạch được gì.
Tôi vò chiếc khăn tay, sững sờ đứng đó hồi lâu.
Rõ ràng Triết đã về Đan Ba, chí ít cũng là một tin hay, chỉ có điều anh chưa từng liên hệ với tôi. Nhưng theo trực giác của tôi, tôi tin rằng anh đã nhận được mấy tin nhắn tôi gửi từ trước.
Tôi quyết định không nghĩ ngợi nhiều. Dù sao tôi cũng đã theo anh đến Đan Ba, cách thời khắc gặp nhau cũng không bao xa nữa. Nhớ lại lời bố tôi: Phải bình tĩnh!
Khi đi qua một tiệm ăn, tôi mới phát hiện bụng mình đói meo, liền cùng chó bước vào.
Thức ăn rất đơn giản, chỉ có hai loại, đồ ăn kiểu Hán và đồ ăn kiểu Tạng. Đồ ăn kiểu Hán có cháo, màn thầu, trứng gà, ba đồng một suất. Đồ ăn kiểu Tạng có trà dầu và Đan Ba (hỏi chủ tiệm mới biết đó là một loại mỳ xào nóng), ba đồng một suất.
Tuy tôi rất tò mò về trà dầu và mỳ Đan Ba đã nức tiếng từ lâu, nhưng bây giờ còn sớm quá, dạ dày tôi có thể không chịu nổi những đồ ăn lạ. Tôi gọi một suất đồ ăn Hán.
Đang ăn, điện thoại đột ngột réo vang, tôi vội vã lục tìm trong túi xách. Lúc cầm điện thoại, tôi thấy hiển thị số gọi rất lạ. Theo kinh nghiệm, đây ắt là số từ nước ngoài gọi về qua mạng Internet hoặc điện thoại thẻ.
Ngần ngừ vài giây, tôi vẫn nghe.
Bên kia đầu dây vẳng tới giọng một phụ nữ nói tiếng Thượng Hải, “Ngụy, con có khỏe không?”.
Đầu tôi như vỡ tung, chỉ nghe thấy tiếng vo vo như lũ ong đang bay loạn xạ trong tai.
Tôi đã nhận ra giọng bà. Chính là bà, người mẹ tám năm trời chưa từng liên lạc. Tại sao khi tôi đang ăn sáng tại một tiệm ăn cách Thượng Hải hai ngàn cây số, bà lại đột nhiên xuất hiện?
Im lặng hồi lâu, tôi chợt nhớ tới lời tiên đoán của bố tôi hôm trước: “Chẳng mấy chốc, mẹ con sẽ gọi điện về”. Xem ra ông nói rất đúng. Tôi hít một hơi sâu, đáp khô khốc: “Vẫn khỏe”.
Giọng bà nghe run rẩy: “Ngụy, lâu rồi không có tin tức của con. Con sống ra sao?”.
“Chí ít… con vẫn sống”. Tôi đã hồi phục từ trong kinh ngạc, cũng khống chế được giọng nói. Bà nói rất đúng, từ sau khi tốt nghiệp đại học năm 1998, có được kinh tế độc lập, tôi từ chối số tiền viện trợ của bà hàng tháng, cắt đứt mọi liên lạc với bà.
Lúc này tôi đột nhiên nhận thức được rằng bà có thể liên lạc được với tôi quả là điều bất thường. Vì tôi chưa bao giờ cho bà số điện thoại và cách liên hệ với tôi.
“Sao mẹ có được số điện thoại của con?”, tôi hỏi, cố dùng giọng bình tĩnh. Tôi không muốn khi nói chuyện với bà lộ vẻ căm ghét hoặc kinh ngạc. Có lúc không biểu lộ tình cảm cũng là thứ vũ khí tốt nhất để bảo vệ mình không bị thương.
“Hy vọng con không tức giận”, giọng mẹ vẫn vậy, dịu dàng, đầy nữ tính, chỉ có điều nghe lúc này có vẻ bất an, “Tình cờ mẹ đọc được một số chuyên đề về Thượng Hải trên một tạp chí du lịch bên này, trong đó có giới thiệu về con và tiệm thời trang của con, ghi cả số điện thoại của tiệm. Mẹ thử gọi, gặp một cô họ Lí nói rằng con không ở Thượng Hải, hỏi mẹ có việc gì gấp không. Mẹ nói là mẹ của con…”. Nói đến đây, bà ngừng lại, như thể xác nhận xem những câu nói của bà có làm tôi tức giận hay không.
Thì ra, dì Lí ở tiệm đã cho bà số điện thoại của tôi. Tuy chưa bao giờ mọi người được nghe tôi kể về mẹ tôi, nhưng hầu hết đầu biết tôi có một bà mẹ sống bên Austria.
“Có chuyện gì vậy?”, giọng tôi vẫn lạnh tanh, không mang sắc thái tình cảm.
“Là như thế này”, lúc này giọng bà hơi gấp gáp hơn, “Một tháng nữa, mẹ sẽ về Thượng Hải vài ngày. Hơn mười năm chưa về…”. Nói tới đây, bà ngừng lại, như chất chứa nhiều điều đau buồn. Xem ra, đúng là bà đã rời đó được hơn mười năm rồi.
“Ngoài ra, mẹ cũng muốn cho con biết”, ngần ngừ một lúc, bà nói tiếp, “Mẹ đang làm thủ tục li dị với Alison”.
Alison là ông chồng Austria của bà. Tôi đã từng gặp ông ta một lần tại Thượng Hải.
Đó là năm tôi mười bảy tuổi, bố tôi vừa chết chưa đầy một năm. Một hôm, mẹ đưa tôi tới nhà hàng dùng đồ ăn Tây có tên “Nhà Đỏ” trên đường Thiểm Tây Nam Lộ. Đó là tiệm ăn kiểu Pháp đầu tiên ở Thượng Hải trước thập niên 70. Sau giải phóng, qua đận “cách mạng văn hóa” tới cuối thập niên 90 của thế kỉ trước, nơi đây luôn là nơi người Thượng Hải thể nghiệm cuộc sống kiểu châu Âu thời thượng.
Hôm đó, mẹ tôi đặc biệt trang điểm kĩ. Còn nhớ hôm đó mẹ mất hai tiếng ở tiệm làm đầu gần nhà, làm thành kiểu tóc lượn sóng lớn, lại vuốt thêm dầu, nom mềm mại và bóng sáng. Mẹ mặc chiếc áo dài Thượng Hải tự tay may, vải bông thêu hoa bằng tơ thật màu xanh lam nước biển, từ ngực áo đến eo được thắt bằng những cái cúc hình hoa cúc. Mẹ biết may loại áo này từ lâu, chỉ vì cuộc sống gia đình luôn đơn giản bình dị, thường nhật không có cơ hội để mặc, thế nên từ trước tới giờ hầu như mẹ chưa từng mặc loại trang phục long trọng và đẹp đến vậy. Hôm đó, tôi được mẹ yêu cầu gội đầu, rồi buộc tóc bằng một sợi dây tơ đỏ, mặc váy áo đẹp nhất.
Đi được nửa đường, tôi vứt sợi dây buồn cười đó ra, không hề muốn đi ăn bữa tối này, cũng không muốn gặp ông già ngoại quốc đó. Trước đó mẹ kể, mẹ đọc được một quảng cáo tìm bạn đời trên một tờ báo Thượng Hải, liền viết thư và gửi ảnh cho ông ta. Lần này, ông ta tới Thượng Hải để gặp mấy người trong số những ứng cử viên đó. Yêu cầu của ông ta là người nào có con cái nhất định phải mang con tới cùng gặp mặt.
Theo bản năng, tôi nhận thấy được vẻ kiêu ngạo, thực tế và thông minh của người đàn ông ngoại quốc này.
Quả nhiên không sai, bữa tối trôi qua rất ngượng ngập. Ông ta nom không xấu, thậm chí có thể nói còn có chất quí tộc, có thể nói tiếng Trung khá lưu loát. Điều này khiến tôi thật bất ngờ. Nhưng đôi mắt màu xám xanh của ông ta khi nhìn người khác luôn có kiểu cười nhạo và khó tin cậy, như thể ông ta đang hàm chứa điều gì. Còn mẹ tôi luôn cúi gằm mặt với nụ cười tự bi. Hầu như tôi không ăn tí gì, trên bàn bầy ê hề súp hành, rượu vang đỏ, thịt bò bít tết… Nghe nói đều là món nổi tiếng của tiệm này. Nhưng trong mắt tôi, chúng như thể món ban thưởng của lão già nước ngoài xa lạ cho hai mẹ con đáng thương.
Nghe nói ông ta buôn bán đồ cổ giữa Trung Quốc và châu Âu, kinh doanh rất lớn, đồng thời cũng là một nhà Hán học, luôn có hứng thứ đối với mọi thứ liên quan tới truyền thống Trung Quốc. Chiếc áo dài Thượng Hải mẹ mặc hôm đó hiển nhiên đánh đúng vào tâm lí của ông. Mẹ tôi năm đó ba mươi tám tuổi như một bông hoa xuân sắp nở, tràn trề sắc hoa, xem ra còn giàu sức quyến rũ và nữ tính hơn hồi bố tôi còn sống.
Tôi thường nghĩ, có lẽ sau khi bố chết, mẹ được giải thoát. Đối với bất kì người phụ nữ nào, mất đi một người chồng có ý nghĩa như cánh cửa vĩnh viễn bị đóng chặt, nhưng đối với một dạng phụ nữ khác lại có nghĩa là một cánh cửa khác được mở ra. Mẹ tôi chính là loại phụ nữ này. Bà dành hầu hết thời gian vào việc tìm kiếm quảng cáo chọn bạn đời trên báo chí và viết thư đáp lại. Thư từ và ảnh gửi đi nhiều như hoa tuyết rơi, mang theo tất cả hy vọng và dũng khí của mẹ tôi về cuộc sống mới.
Tối đó, sau khi bữa tối kết thúc, ông ta lấy xe đưa tôi về nhà, nhưng mẹ tôi không xuống xe, mà cùng đi về khách sạn của ông ta, mãi tới sáng sớm hôm sau mới về.
Kết quả của chuyện này là: lão già lắm tiền Alison người Austria đó sau cuộc gặp mặt lần đầu tiên đã quyết định lấy mẹ tôi. Nửa tháng sau, ông ta gửi mọi thủ tục có liên quan để mẹ tôi tới Lãnh sự quán Austria tại Thượng Hải xin visa.
Nhưng khi mẹ tôi đề nghị đưa tôi cùng đi, ông ta đã cự tuyệt.
Mẹ tôi day dứt đấu tranh giữa tôi và ông chồng tương lai hồi lâu, cuối cùng ngả về phía ông ta.
Tôi đã bị mẹ vứt bỏ như vậy.
Chỉ có điều mẹ đi cũng không dễ dàng. Một phần là do ông bà tôi rất tức giận, giấu luôn hộ khẩu của mẹ, ngăn không cho mẹ làm hộ chiếu và visa. Một phần do quan hệ giữa hai mẹ con nhanh chóng lạnh nhạt dần, mãi tới tận điểm rơi cuối cùng. Cũng thời gian này, bạn bè, người thân và hàng xóm xung quanh đều nhìn bà bằng ánh mắt rất cố y. Chỉ trong một đêm, mẹ bị khoác tiếng “đàn bà hư hỏng”.
Trong điện thoại là một cơn trĩu nặng kéo dài.
Mọi chuyện xảy ra trước đây như những mảnh vụn đột ngột rơi xuống mặt chúng tôi bởi một cơn gió lốc, không có chỗ để trốn, cũng không thể né tránh mãi, dù cho tôi đã né tránh suốt tám năm qua. Một đầu dây điện thoại ở Trung Quốc, một đầu dây điện thoại ở Austria. Giữa chúng cách xa nghìn trùng, cách cả ngày và đêm, cùng vô số giấc mơ bị vỡ nát và những kí ức bị lãng quên. Chúng đã quá lâu, quá xa vời. Mẹ và tôi như hai đỉnh núi đối diện nhau lặng ngắt, cũng xuất hiện quá đột ngột. Mẹ đang li hôn, sắp trở về Thượng Hải một tháng nữa. Tôi không được chuẩn bị trước về những thứ này.
Ở đầu dây bên kia, mẹ ho một tiếng, phá vỡ sự im lặng như băng. Rồi bà khẽ hỏi tôi: “Ngụy, sau khi mẹ về Thượng Hải, con có thời gian gặp mẹ không?”.
Tôi sững sờ ôm ống nghe, nghĩ một lúc rồi trả lời không hào hứng cũng không lạnh nhạt: “Tới lúc đó rồi tính”.
Câu trả lời của tôi hình như không làm mẹ thất vọng. Trái lại, mẹ còn nói bằng giọng khá cảm kích: “Được, được, mẹ biết con bận. Mẹ tới Thượng Hải sẽ liên lạc với con nhé?”.
Tôi không nói gì, dập máy.
Mãi một lúc sau, tôi mới bình tâm trở lại. Màn thầu trong đĩa và cháo trong bát trước mặt đã lạnh. Tôi cố ép mình húp hết bát cháo lạnh ngắt. Hồi nhỏ, cứ mùng một đầu năm, món cháo bát bửu bố nấu là món tôi yêu thích nhất. Húp cháo xong, tôi vục mặt xuống liếm sạch sẽ quanh miệng bát. Chỉ có điều bát cháo này trở nên nhạt nhẽo vô vị bởi cuộc điện thoại vừa rồi.
Tôi đứng dậy trả tiền, kêu chó cùng ra khỏi quán, đi về phía nhà của Đường Cương.
Hôm nay là cuối tuần nên cả nhà Đường Cương đều ở nhà. Khi chúng tôi đi vào nhà, họ đang chơi trò lật giấy ở phòng khách tại lầu một. Nhìn thấy chúng tôi, họ đứng dậy đón.
“Ngủ thế nào?”, Đường Cương cười vui vẻ. “Ăn tí gì đã nhé, hẳn cô đói lắm rồi”, Anh-vợ Đường Cương- cũng mỉm cười với tôi, nói xong liền đi vào bếp. “Không cần đâu”, tôi vội nói, “Tôi vừa ăn ở ngoài rồi”.
“Vậy uống trà nhé”, Đường Cương hỏi. Anh đã bê tới một tách trà đỏ, bên trong đã đổ ít mật ong. Tôi cám ơn nhận lấy, rồi ngồi xuống, hỏi Đường Cương cách tới “Đại Trại Thôn”.
“Đại Trại Thôn?”, Đường Cương nghĩ một lúc, “Không biết có phải là thôn ở bên Bố Liệu Hương không?”.
“Tôi cũng không rõ”, tôi đáp mơ hồ, “Chỉ biết chỗ đó gọi là Đại Trại Thôn. Ở Đan Ba chỉ có một nơi có tên gọi như vậy chứ?”.
“Cô đoán đúng đấy, chỉ có một nơi đó thôi. Tôi biết ở nơi nào trên huyện có thể ngồi xe xuống chỗ đó, nhưng không biết rõ xe chạy lúc mấy giờ và mỗi ngày có mấy chuyến xe”, anh ta đáp. Nghĩ hồi lâu, anh lại nói thêm: “Không sao, nói chung có thể thuê xe tới đó. Giờ đây khách du lịch tới Đan Ba ngày càng nhiều. Nhiều người có xe cũng làm thêm kinh doanh cho thuê xe”.
“Tốt quá!”, tôi vỗ tay, mỉm cười.
Đường Cương tò mò nhìn tôi, hồi lâu mới hỏi: “Cô Ngụy này, có thể hỏi cô tới vùng xa xôi hẻo lánh như Đại Trại Thôn làm gì không?”.
“Tới thăm bạn trai tôi”, tôi không muốn giấu diếm anh ta nữa.
Anh ta lộ rõ vẻ ngạc nhiên, “Thì ra là vậy, còn nhớ lúc trên xe, cô có nói bạn trai cô là người Đan Ba”.
Rồi anh ta cau mày, cúi đầu như gắng sức nghĩ điều gì, đột nhiên anh ta ngẩng phắt đầu dậy, hỏi tôi: “Có phải bạn trai cô tên là Phương Triết?”.
Tôi kinh ngạc tròn mắt, không thốt nổi ra câu nào.
“Tôi đoán chắc đúng vậy”, anh ta cười đắc y. Tôi nhớ lại lúc trên xe, anh ta từng kể hơn mười năm qua luôn đi thu mua nguyên liệu thảo dược ở các vùng thôn ở Đan Ba nên hầu như quen biết hết mọi người trong vùng.
Chỉ có điều không ngờ lại trùng hợp như vậy.
“Anh quen anh ấy sao?”, hồi lâu sau tôi hỏi lại, coi như thừa nhận.
“Cũng năm, sáu năm nay không gặp rồi. Nhưng tôi khá thân quen với bố mẹ anh ấy. Họ là hộ người Hán duy nhất ở đó, sao lại không biết được cơ chứ?”. Từ khẩu khí của Đường Cương, hình như quan hệ giữa anh ta với bố mẹ của Triết không phải chỉ là mối quan hệ thông thường.
“Tôi có thể dẫn cô tới nơi cô muốn đến”, anh nói.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.