Chương 12: Lời ẩn thiền cơ vi từ đâm Tuần phủ Tài kinh tứ tọa đại hiệp lộ thần thông
Lương Vũ Sinh
02/10/2013
Dịch Lan Châu cất y thư và kiếm quyết của Chung Vạn Đường vào tay nải, thở dài nói: “Không biết chừng nào mới trả những thứ này cho truyền nhân của phái Vô Cực”. Tiếng người bên ngoài tường càng lúc càng lớn, té ra lão bộc Đinh Phúc rất khôn khéo, khi Chung Vạn Đường ác đấu với Thần Ma song lão, ông ta đã len lén bò đến vách tường, phát tín hiệu kêu cứu, gia đinh trong nhà họ Niên tụ tập đến, nhưng không ai có thể nhảy qua vách tường, chỉ đành dùng búa đục tường.
Dịch Lan Châu thu xếp xong mọi thứ, buồn bã nói: “Việc hậu sự của Chung Vạn Đường sẽ có người Niên phủ lo liệu, chúng ta không cần lo”. Rồi bà ta cùng ba người Lữ, Bạch, Đường phóng ra khỏi vách tường, lớn giọng nói: “Niên Hà Linh nghe đây, Chung sư phụ đã dốc hết tâm huyết vì con trai của ngươi, cả mạng già cũng mất trong tay con trai của ngươi, ngươi phải an táng ông ta cho tử tế”. Người nhà họ Niên nghe thế kêu hoảng, bốn người nhảy vọt xuống rồi phóng đi mất.
Khi trời sáng họ đã rời khỏi huyện Trần Lưu, Dịch Lan Châu cảm khái than rằng: “Lần này ta quay lại Trung Nguyên, không ngờ nhiều bằng hữu đã đi trước cả ta. Tứ Nương, ta phải lên Mang Sơn tế mộ sư phụ ngươi mới an lòng”. Lữ Tứ Nương rơi nước mắt bái tạ. Mang Sơn cách huyện Trần Lưu hơn tám trăm dặm, cước trình của bốn người rất nhanh, chạy được ba ngày đã lên tới nơi. Đường Hiểu Lan thấy danh sơn vẫn còn, việc người đã khác, nhớ lại Độc tý thần ni năm xưa cứu mạng mình mà không khỏi đau lòng. Sáng sớm hôm sau, cả bốn người cùng đến cúng mộ Độc tý thần ni, chỉ thấy bia mộ viết rằng: “Tiền Minh công chúa võ lâm hiệp ni chi mộ”. Dịch Lan Châu khẽ gật đầu: “Bia mộ đề rất hay”. Bà ta nhớ Độc tý thần ni một đời vất vả, số phận cũng giống mình, lại nhớ từ rày về sau, không còn ai có kiếm thuật ngang hàng với mình, lại thêm thấy quạnh quẽ. Đang lúc cảm khái, chợt thấy có một cặp chim điêu một đen một trắng giang rộng cánh bay lượn vòng trên mộ, Lữ Tứ Nương vẫy tay, cặp chim điêu hạ xuống kêu không ngớt. Dịch Lan Châu chép miệng: “Chim vẫn còn mà người ở đâu?” rồi buồn bã trở vào am đường, nhìn Lữ Tứ Nương một lúc rất lâu chợt nói: “Tứ Nương, ta truyền cho ngươi một ít yếu quyết nội công, hãy theo ta vào tịnh thất”. Té ra Dịch Lan Châu thấy Lữ Tứ Nương dung mạo xinh đẹp, muốn giúp nàng lưu giữ tuổi thanh xuân nên dắt nàng vào trong tịnh thất, truyền cho phép Kiểm tinh nội thị, đây là loại nội công chỉ có nữ giới mới tu luyện được, Dịch Lan Châu đã học được loại nội công này từ Bạch Phát ma nữ. Số là năm xưa Bạch Phát ma nữ vì bất hạnh trong tình trường, tuổi đời còn trẻ mà tóc đã bạc. Bà quý nhất là dung mạo của mình bởi vậy mới tìm cách tu luyện để giữ sắc đẹp, đến tuổi già mới nghĩ ra một loại nội công có thể giữ dung mạo chỉ có nữ giới mới luyện được. Loại nội công này tuy không thể giúp cho người ta trường xuân bất lão nhưng có hiệu quả trụ nhang, nếu luyện đúng cách, có khi đến bốn năm mươi tuổi mà vẫn như thiếu nữ đôi mươi. Lúc đó Bạch Phát ma nữ đã gần một trăm tuổi, bà ta không thể thử nghiệm ở bản thân mình nữa nên truyền cho Dịch Lan Châu. Lúc đầu Dịch Lan Châu cũng tu luyện, sau đó vì chồng mất, một mình sống ở chốn rừng sâu, cũng chẳng còn lòng dạ gì giữ gìn dung mạo nữa nên chẳng luyện tiếp. Nay thấy Lữ Tứ Nương xinh đẹp, bởi vậy mới truyền công phu Kiểm tinh nội thị cho nàng.
Mấy ngày sau Lữ Tứ Nương đã luyện tập thành thục, Dịch Lan Châu đưa Đường Hiểu Lan về Thiên Sơn luyện kiếm, Lữ Tứ Nương đưa bà xuống Mang Sơn, quyến luyến không rời. Dịch Lan Châu nói: “Mười năm nữa, kiếm thuật của ngươi có thể vô địch thiên hạ, ta có một đồ đệ, lúc đó ngươi hãy nên giúp đỡ cho nó”. Dịch Lan Châu ngạc nhiên nói: “Dịch tiền bối kiếm pháp thông huyền, lệnh đồ chắc cũng là cao thủ, cần gì mười năm nữa mới có thể xuất đạo?” Dịch Lan Châu nói: “Giờ đây nó chỉ là đứa bé gái bảy tuổi mà thôi!” Đường Hiểu Lan giật mình, nhớ lại lời mấy ngày trước của Dịch Lan Châu, không khỏi hỏi: “Tôi có biết đứa bé gái ấy không?” Dịch Lan Châu cười nói: “Đến Thiên Sơn sẽ khắc biết”.
Dịch Lan Châu xuống núi, Lữ Tứ Nương và Thái Quan ở lại thêm hai ngày, sửa sang vườn mộ của sư phụ rồi mới chia tay. Hai người đã hẹn các đồng môn hỏi tội Liễu Ân. Khi chia tay, Bạch Thái Quan chợt như suy nghĩ điều gì đấy, rồi nói với Lữ Tứ Nương: “Bát muội, muội thấy Đường Hiểu Lan thế nào?” Lữ Tứ Nương nói: “Cũng tốt lắm!” Bạch Thái Quan nói: “Vài năm nữa, hắn học được chân truyền Thiên Sơn kiếm pháp, lúc đó sẽ càng tốt hơn”. Lữ Tứ Nương nói: “Đúng thế, nhưng sư huynh nói thế để làm gì?” Bạch Thái Quan cười nói: “Bát muội xin thứ huynh mạo muội, huynh là người lăn lộn trong tình trường, huynh thấy Hiểu Lan đối với muội...” Lữ Tứ Nương ngạc nhiên nói: “Cái gì?” Bạch Thái Quan nói: “Đối với muội hình như cũng có ý”. Lữ Tứ Nương tươi cười nói: “Ngũ ca, huynh đã quá đa tâm, muội chỉ xem Hiểu Lan là tiểu đệ, sao có chuyện này cho được”. Bạch Thái Quan thầm nhủ: “Chỉ e người ta không coi muội là tỷ tỷ”. Lữ Tứ Nương cười ngất, Bạch Thái Quan liếc nàng rồi nói: “Vậy phải chăng bát muội đã có ý trung nhân? Không biết là anh hùng hào kiệt nào?” Lữ Tứ Nương ngẩng đầu, lớn giọng nói: “Chả lẽ cứ phải là người trong võ lâm sao? Ngũ ca, đừng nói đến chuyện này nữa. Chúng ta hẹn đồng môn đến Mang Sơn tụ hội”. Rồi giơ tay cáo biệt.
Nàng về đến nhà đã đến mùa xuân, hoa đào mới nở. Lữ Tứ Nương hớn hở chạy đến trước cửa nhà, nàng chợt thất kinh, cửa nhà có dán giấy niêm phong của quan phủ, nhà trước nhà sau tịnh chẳng có bóng người, chợt nghe ba tiếng tên bay soạt soạt soạt, từ quả núi phía sau nhà phóng ra, đó là tín hiệu liên lạc của Giang Nam thất hiệp, Lữ Tứ Nương vội vàng thi triển công phu Lục địa phi hành phóng lên núi, lên đến đỉnh núi quả nhiên thấy nhị sư huynh Châu Tầm đang đứng, mặt lộ vẻ kinh hoàng.
Lữ Tứ Nương hỏi: “Nhị ca đến từ lúc nào? Cha của muội thế nào?” Châu Tầm nói: “Bát muội hãy theo huynh”. Rồi dắt Lữ Tứ Nương vào một tòa miếu, tòa miếu này tên gọi Triều Nguyên tự, trụ trì của chùa Nhất Niệm hòa thượng là một hòa thượng là bằng hữu thân thiết của Lữ Lưu Lương, Lữ Tứ Nương vào thiền phòng, cha nàng đang nằm trên giường sắc mặt vàng ệch, sư đệ của Nhất Niệm hòa thượng là Nhất Phiêu đứng bên cạnh nước mắt chảy ròng ròng. Lữ Bảo Trung nghe tiếng bước chân mở mắt ra, khẽ hỏi: “Có phải Oanh nhi đã về đây không?” Lữ Tứ Nương vội quỳ xuống trước giường, ôm lấy cha, chỉ nghe cha hổn hển nói: “Ca ca con đã bị bắt đi, Nhất Niệm đại sư vì cứu cha đã hy sinh, con phải báo thù cho chúng ta!” giọng nói của ông càng lúc càng nhỏ, nói xong thì chân tay duỗi thẳng, đứt hơi mà ra đi!
Lữ Tứ Nương khóc òa lên, Châu Tầm nói: “Bát muội bớt đau buồn mà lo ứng phó với sự việc”. Lữ Tứ Nương cố kìm nước mắt, nghe Châu Tầm nói: “Thẩm tiên sinh bị bắt không quá hai ngày, xe tù vẫn chưa tới Bắc Kinh, lục đệ đã chờ ở phía trước, bát muội hãy đuổi theo chắc vẫn còn kịp. Báo thù cho cha, cứu người sống quan trọng hơn phát tang, việc tang sự của bá phụ cứ để huynh và mọi người trong chùa lo liệu, muội hãy mau cứu Thẩm tiên sinh”.
Té ra tổ phụ của Lữ Tứ Nương là Lữ Lưu Lương lòng nhớ đến cố quốc, chuyên tâm viết sách bài xích Hồ lỗ. Sau khi ông ta qua đời, con trai của ông ta là Lữ Bảo Trung, Lữ Nghị Trung, đệ tử Nghiêm Hồng Quỳ vẫn tiếp tục công việc của ông ta. Thẩm Tại Khoan là môn sinh của Lữ Nghị Trung, rất thân thiết với Lữ Tứ Nương. Sự việc này xảy ra là bắt nguồn từ nhật kỳ của Nghiêm Hồng Quỳ. Nghiêm Hồng Quỳ viết nhật ký có ý bài xích Mãn Châu, quyển nhật ký ấy bị một tên học trò đánh cắp đem báo quan, quan sai đến bắt, Nghiêm Hồng Quỳ và Lữ Nghị Trung vừa khéo ra khỏi nhà, Lữ Bảo Trung và Thẩm Tại Khoan đã bị bắt. Trong lúc ấy Châu Tầm cũng đang ở nhà Lữ Tứ Nương, sau khi chàng ta chạy thoát đã vội vàng chạy đến chùa Triều Nguyên tìm Nhất Niệm thiền sư, cả hai đuổi theo ba mươi dặm chặn lại, sau một trận kịch chiến, Nhất Niệm thiền sư bị trúng bảy vết thương, Châu Tầm trúng một nhát kiếm nhưng cũng cứu được Lữ Bảo Trung đem về chùa. Nhất Niệm thiền sư vì trọng thương đã qua đời.
Lữ Tứ Nương nghe mà nghiến răng nghiến lợi, vái Châu Tầm rồi phẫn nộ nói: “Thù này không báo thề không làm người. Sư huynh, hãy dưỡng thương cho khỏe, muội phải lấy đầu bọn Thát tử đem về tế mộ”. Rồi nàng hỏi nơi Châu Tầm hẹn với Lộ Dân Đảm, sau đó liền phóng đi.
Lần này đám Ngự lâm quân đến bắt khâm phạm do thống lĩnh Tần Trung Việt suất lĩnh, kẻ này sử dụng đôi Phán Quan bút, là một danh gia điểm huyệt. Ngoài ra Dận Trinh cũng giới thiệu hai người giúp đỡ cho y. Hai người này chính là Cam Thiên Long và Đổng Cự Xuyên. Cả ba tên đều là hảo thủ thuộc hàng nhất lưu trên giang hồ, không ngờ thủ phạm chính Lữ Bảo Trung đã bị người ta cướp đi giữa đường, bởi vậy trên đường cứ lo lắng, chỉ mong sớm ngày về đến tỉnh thành rồi nhờ Tuần phủ Triết Giang Lý Vệ cho thêm hảo thủ áp giải cả bọn về kinh sư.
Hôm nay đoàn xe tù đã đi qua Hiếu Cảm, đang tiến vào vùng núi Thiên Mục, chợt nghe phía sau có tiếng nhạc ngựa leng keng, Lữ Tứ Nương ngồi trên thớt ngựa trắng, bụi tung mù mịt, hai người Cam, Đổng mặt biến sắc, thúc bọn Ngự lâm quân chạy cho mau. Tần Trung Việt nói: “Chỉ là một ả thiếu nữ, hai vị sao phải sợ như thế?” Cam Thiên Long mỉm cười nói: “Nếu như thế, Tần thống lĩnh hãy đoạn hậu, chúng tôi đi trước mở đường”. Đổng Cự Xuyên nói: “Ả này là Lữ Tứ Nương cháu gái của Lữ Lưu Lương, kiếm thuật của ả rất cao cường, Tần thống lĩnh phải cẩn thận”.
Tần Trung Việt nói: “Vậy thì tốt, chúng ta hãy bắt con gái của Lữ tặc để lập công”. Hai người Cam, Đổng biết Lữ Tứ Nương lợi hại, bọn chúng tính nếu đơn đả độc đấu quyết chẳng phải là đối thủ của Lữ Tứ Nương, nếu lấy một địch hai lại sẽ mất tiếng tăm trên giang hồ, vả lại sẽ bị Tần Trung Việt chê cười nên mới bảo Tần Trung Việt đoạn hậu, mượn tay Lữ Tứ Nương hạ uy phong của y rồi sau đó sẽ quay lại cứu y. Hai người Cam, Đổng rất xảo quyệt, Tần Trung Việt nào hiểu dụng ý của họ, trong lòng vẫn cười thầm.
Tần Trung Việt thầm nhủ: “Hai tên này đúng là chỉ có cái danh hão, chỉ một ả thiếu nữ mà cũng sợ”. Thế rồi mới quay đầu ngựa phóng tới, chặn Lữ Tứ Nương, giơ đôi bút lên quát: “Nữ tặc thật lớn gan!” rồi y thúc ngựa xông vào, hai cây bút đánh ra một chiêu Phong Lôi Hiệp Kích, điểm vào huyệt Ấn Đường của Lữ Tứ Nương. Nào ngờ mắt hoa lên, Lữ Tứ Nương đột nhiên vọt khỏi lưng ngựa, cây trường kiếm từ trên không trung đánh ra một đóa kiếm hoa từ trên bổ xuống, Tần Trung Việt hoảng hốt lăn người xuống bụng ngựa né tránh, chỉ nghe thớt ngựa hí lên một tiếng thảm thiết, bốn chân chổng lên trời, Tần Trung Việt lộn xuống đất, té ra thớt ngựa đã bị Lữ Tứ Nương chém chết. Lữ Tứ Nương điểm mũi chân xuống đất, ánh kiếm quang lóe lên, lại có vài tên Ngự lâm quân mất mạng, Tần Trung Việt chợt nổi cáu, bật người dậy lướt tới phía trước, hai cây bút quạt ngang một cái, chỉ nghe keng lên một tiếng, ánh lửa tóe ra. Tần Trung Việt thấy hai tay tê rần, Lữ Tứ Nương cũng thất kinh: “Công phu của tên này không kém!” rồi cây Sương Hoa kiếm đánh tới, một chiêu ba thức đâm vào eo chém vào be sườn xỉa vào ngực nhanh như điện chớp. Tần Trung Việt lách người thối lui, bút trên tay trái chặn ngang thanh kiếm, bút trên tay phải điểm vào huyệt Thái Ất trên be sườn của đối phương. Lữ Tứ Nương cười lạnh một tiếng, dùng thế Thu thủy hoành châu xoay người chặn lại, hai bút bị đánh bật ra, Lữ Tứ Nương đâm ra soạt soạt hai nhát kiếm, Tần Trung Việt thối lui liên tục, bị Lữ Tứ Nương đánh cho luống cuống chân tay. Đổng Cự Xuyên và Cam Thiêm Long nhìn nhau cười, Đổng Cự Xuyên nói: “Lão đệ, chúng ta ra tay đi thôi”. Cam Thiên Long vâng một tiếng thúc ngựa tới, đâm về phía Lữ Tứ Nương.
Lữ Tứ Nương nhận ra Cam Thiên Long chính là người đi theo Dận Trinh, mắng rằng: “Lão tặc, ta đã tha mạng chó của ngươi ở chùa Thiếu Lâm, ngươi lại đến đây làm càn”. Rồi nàng rút kiếm, đánh ra một chiêu Bạch Hạc Lượng Xí, gạt kiếm của Cam Thiên Long ra, trở tay đánh ra một chiêu Thần Long Điếu Vĩ, đẩy lùi Tần Trung Việt. Cam Thiên Long lại quét ngang kiếm nhảy bổ lên. Lữ Tứ Nương liên tục đánh ra ba kiếm đều bị y gạt ra. Võ công của Cam Thiên Long hơn hẳn Tần Trung Việt, chiêu số quái dị lạ thường, Lữ Tứ Nương cả giật, ánh kiếm quang loang loáng đánh ra như mưa gió, khiến Cam Thiên Long chỉ có thể chống đỡ chứ không thể trả đòn, may mà có Tần Trung Việt ở một bên tấn công, hai cây bút cứ tìm chỗ hở trong màng kiếm quang thừa cơ điểm huyệt khiến Lữ Tứ Nương không dám dốc hết toàn lực tấn công tới chứ nếu không Cam Thiên Long đã sớm mất mạng.
Hai người Tần, Cam quần thảo với một mình Lữ Tứ Nương mà vẫn lọt xuống thế hạ phong, Lữ Tứ Nương đánh như sấm sét, thủ như biển lớn lặng sóng, bọn Ngự lâm quân tuy đông nhưng không thể tiến vào nổi. Đổng Cự Xuyên phất tay, hai mũi Thấu Cốt đinh xé gió bay tới, hướng vào hai huyệt Hồn Môn ở sau ót và Trinh Bạch ở chân mày của Lữ Tứ Nương, Lữ Tứ Nương vung kiếm gạt rơi một mũi đinh, rồi nàng lộn người né tránh mũi đinh thứ hai. Đổng Cự Xuyên cũng không khỏi thất kinh. Y tiếp tục phóng ra ba bốn mũi nữa. Lữ Tứ Nương tuy liên tục né tránh hết nhưng cũng cảm thấy rất vất vả, nhất thời thế công yếu đi, dần dần lọt xuống thế hạ phong.
Cam Thiên Long cả mừng, y quét cây trủy thủ tới, chuyển thủ làm công, đánh ra toàn những chiêu số hiểm hóc. Tần Trung Việt liên tục đâm bút tới, không rời ba mươi sáu đại huyệt của nàng, vì né Thấu Cốt đinh của Đổng Cự Xuyên, Lữ Tứ Nương đã phân tấm khiến bản thân rơi vào nguy hiểm, nàng nghiến răng gạt ngang một kiếm, đẩy trường kiếm và đôi Phán Quan bút ra, vọt người lướt qua vai Cam Thiên Long, gằng giọng mắng: “Ta phải giết chết tên lão tặc phóng ám khí này trước!” rồi nàng múa kiếm đâm thẳng về phía Đổng Cự Xuyên. Đổng Cự Xuyên quát lến: “Hay lắm!” rồi vung tay phóng ra ba mũi Thấu Cốt đinh, ba mũi đinh bay tới theo ba hướng, thủ pháp phóng đinh này rất lợi hại, dù kẻ địch có bản lĩnh cao cường đến đâu, cũng không thể né tránh trong khoảng sát na. Nào ngờ Lữ Tứ Nương chẳng hề chùn bước, nàng vung tay phóng vọt lên cao ba trượng, ba mũi Thấu Cốt đinh lướt qua chân nàng bay xa đến năm sáu trượng. Lữ Tứ Nương quát lớn một tiếng trên không trung, đột nhiên cả người lẫn kiếm bổ nhào xuống. Bọn Ngự lâm quân ùa lên, Lữ Tứ Nương múa tít thanh bảo kiếm, hạ được hơn mười tên, vẫn tiếp tục xông về phía xe tù, bọn Ngự lâm quân liều chết ngăn cản bởi vậy Lữ Tứ Nương trong nhất thời cũng không dễ xông tới. Cam Thiên Long và Tần Trung Việt vội vàng đuổi theo, Lữ Tứ Nương vung tay trái, phóng ra ba mũi hưởng tiễn, một lát sau ở mảnh rừng bên đường có tiếng tiêu vang lên, mười hán tử phóng tên ra như mưa, bọn Ngự lâm quân vội vàng nằm phục xuống đất bắn trở lại. Trong đám người này có một thiếu niên áo trắng đột nhiên phóng ra. Múa đao tiến thẳng tới trong làn mưa tên.
Thiếu niên này chính là đồ đệ thứ sáu của Độc tý thần ni tên gọi Lộ Dân Đảm, Lộ Dân Đảm là con nhà giàu có ở miền Triết Giang, lần này trở về dắt theo gia đinh ra giúp Lữ Tứ Nương cướp xe tù.
Đổng Cự Xuyên thấy Lộ Dân Đảm tới, quát: “Lộ công tử, ngươi dám tạo phản?” Lộ Dân Đảm bổ soạt soạt hai đao tới, Đổng Cự Xuyên dùng hai chưởng một đẩy một dẫn, động tác rất mềm mại nhưng hàm chứa nội lực kinh người, Lộ Dân Đảm chém hụt hai đao, bị chưởng lực của y đẩy lui. Đổng Cự Xuyên thừa thắng truy kích, tung ra một cú đá, Lộ Dân Đảm không kịp đề phòng, bị y đá bay cây đao lên không trung. Đổng Cự Xuyên là cao thủ của phái Hình Ý, chưởng lực lấy như khắc cương, đã luyện đến mức lư hỏa thuần thanh, y tung một cước đá bay binh khí, tay trái giở lên đánh ra một hư chiêu, tay phải xuyên tới, quát lên: “Nằm xuống!” chưởng tâm đè tới vừa nhanh vừa mạnh. Lộ Dân Đảm vội vàng hóp bụng thu ngực, chàng chỉ lắc người chứ không ngã xuống. Trong Giang Nam thất hiệp, Lộ Dân Đảm võ công bình thường, Đổng Cự Xuyên quá kinh địch, Lộ Dân Đảm nhân lúc Đổng Cự Xuyên dùng chiêu quá sâu, liên tục vỗ hai chưởng ra, tấn công vào hạ bàn Đổng Cự Xuyên, Đổng Cự Xuyên thất kinh, hai chưởng hợp lại phân xuống phía dưới, phá giải chiêu thế của Lộ Dân Đảm. Trong lúc hỗn chiến Lữ Tứ Nương múa kiếm như gió, xông ra khỏi vòng vây của Ngự lâm quân tiến thẳng về phía xe tù.
Tần Trung Việt và Cam Thiên Long không chặn nổi chiêu này, Đổng Cự Xuyên sợ khâm phạm bị cướp, chẳng còn lòng dạ nào ham đánh, thối lui một bước, Lộ Dân Đảm dấn tới, y vung tay điểm ngược vào huyệt Kỳ Môn ở dưới rốn của Lộ Dân Đảm, rốt cuộc Lộ Dân Đảm hỏa hầu vẫn chưa sâu, không ngờ y lấy lui làm tiến, biến chiêu nhanh chóng như vậy, thế là ngã ngửa ra sau, may mà có gia đinh đỡ cho chàng nhưng sắc mặt tái xanh, mồ hôi rơi xuống ròng ròng.
Lữ Tứ Nương nhảy bổ đến xe tù, Đổng Cự Xuyên đã phóng lên xe. Lữ Tứ Nương vung kiếm vạch rách mái xe, kêu lớn: “Thẩm ca ca, Thẩm ca ca!” trong xe có người trả lời: “Oanh muội, đừng mạo hiểm!” giọng nói rất yếu ớt nhưng Lữ Tứ Nương nghe rất rõ ràng, nàng phấn chấn tinh thần phóng vọt lên mái xe. Trong khoảnh khắc ấy, rèm xe chợt bật ra, Lữ Tứ Nương giơ kiếm ngang ngực phóng vào xe, chỉ nghe Đổng Cự Xuyên cười hì hì: “Lữ Tứ Nương, ngươi không nhảy xuống, ta giết tên này!” té ra Đổng Cự Xuyên ngồi xếp bằng trong xe, đầu của Thẩm Tại Khoan gác trên đùi y, y một tay giữ đầu Thẩm Tại Khoan, một tay bóp vào cổ họng của chàng ta, chỉ cần năm ngón bóp mạnh hơn, chàng ta sẽ lập tức mất mạng.
Lữ Tứ Nương toát mồ hôi lạnh, trong nhất thời luống cuống, Thẩm Tại Khoan mở to mắt, lại khẽ nói: “Chỉ cần sư phụ bình an, ta chết cũng không tiếc. Oanh muội hãy quay về!” lúc này đúng là thấy nhau mà chẳng được gần nhau, Lữ Tứ Nương thấy lòng nghẹn ngào, chợt nghe dưới xe có tiếng quát tháo. Lộ Dân Đảm đã bị trọng thương, gia đinh của chàng làm sao có thể chống nổi bọn Ngự lâm quân, thế là bị vây vào ở giữa, Lữ Tứ Nương buồn bã kêu: “Thẩm ca ca, hãy bảo trọng, muội thề cứu huynh!” rồi đột nhiên từ trên xe nhảy bổ xuống, múa kiếm nhảy vào giữa đám đông, bọn Ngự lâm quân chưa từng thấy uy thế như thế, thế là chạy tứ tán, Lữ Tứ Nương ra tay như điện chớp, trong chớp mắt đã chém đứt chân tay của bọn Ngự lâm quân, tiếng quát tháo vang lừng, rồi nàng giải huyệt đạo cho Lộ Dân Đảm, nhưng vì thời gian quá lâu, Lộ Dân Đảm vẫn chưa thể cử động được. Lữ Tứ Nương vung kiếm dẫn gia đinh của Lộ phủ đánh thốc ra, Đổng Cự Xuyên quát: “Cứ để mặc ả”. Tần Trung Việt bước dấn tới phía trước hai bước, Lữ Tứ Nương phóng ra một ngọn phi đao lướt qua vai y, Tần Trung Việt hoảng đến nỗi thối lui từng bước, lúc này Lữ Tứ Nương đã chạy vào núi Thiên Mục. Trong trận này, Ngự lâm quân tử thương đến mấy chục người, gia đinh Lộ phủ cũng tử thương một nửa.
Đổng Cự Xuyên sai ném những xác chết, bỏ những kẻ bị thương lên ngựa, chỉnh đốn xong địa hình vội vàng lên đường tiếp. Tần Trung Việt vẫn chưa hết hoảng hồn, cứ liền miệng kêu: “Ả này thật lợi hại!” Đổng Cự Xuyên cười nói: “Tần huynh vạn an, qua đến Vu Tiềm, phía trước đã dễ đi hơn. Sẽ có Tuần phủ Triết Giang gánh vác cho chúng ta”. Đi được hai ngày, quả nhiên bình an đến Hàng Châu. Tuần phủ Triết Giang Lý Vệ là đại thần mà Khang Hy tin dùng, tề danh cùng với Tuần phủ Sơn Đông Điền Văn Kính, đều là những quan lớn đương thời. Lý Vệ nghe tin chạy ra nghênh tiếp, thấy đội hình Ngự lâm quân tán loạn, hỏi xong mới kinh hoảng!
Lý Vệ sai thêm cao thủ hộ vệ, bọn Cam Thiên Long, Tần Trung Việt, Đổng Cự Xuyên thay phiên nhau canh bên cạnh Thẩm Tại Khoan. Lúc về già Khang Hy bỏ võ sửa văn, lôi kéo nhân tài trong thiên hạ bởi vậy mới có mật lệnh cho Tuần phủ Lý Vệ, bảo y thẩm vấn phản nghịch, điều đầu tiên là phải buộc y khai ra đồng đảng rồi đến bắt ngay, điều thứ hai là khuyên hai bậc danh nho ở miền Triết Đông là Lữ Bảo Trung và Nghiêm Hồng Quỳ quy hàng, nếu họ không chịu thì cứ áp giải về Bắc Kinh. Nay bọn chúng chẳng bắt được Lữ Bảo Trung và Nghiêm Hồng Quỳ, chỉ bắt được học trò của Lữ Bảo Trung là Thẩm Tại Khoan, Lý Vệ rất thất vọng, nhưng y nghĩ lại, Thẩm Tại Khoan cũng có danh tiếng, chi bằng cứ thẩm vấn chàng ta một phen. Lý Vệ có một đứa con gái tên gọi là Lý Minh Châu được nuông chìu quen thói nên rất ngang ngạnh, nghe nói bắt được một tên thư sinh thiếu niên phản nghịch, thế là tò mò chạy theo cha đòi xem. Lý Vệ mắng: “Việc lớn của triều đình, đàn bà con gái xem làm gì?” Lý Minh Châu đáp: “Con chưa bao giờ thấy phản nghịch, chỉ xem thử có hại gì?” Lý Vệ chỉ đành nói: “Bọn lính canh toàn là đàn ông, con làm sao có thể đi xem thẩm vấn? Không sợ người ta cười là thiên kim của đề đốc mà không biết lễ nghĩa sao?” Lý Minh Châu nói: “Điều này rất dễ”. Rồi nàng vào phòng trong, một lát sau khi bước ra đã mặc đồ đàn ông, đi mấy bước rồi nói: “Con sẽ giả thành thư đồng của cha, khi cha thẩm vấn, con không lên tiếng, ai biết con cải trang”. Lý Vệ vừa buồn cười, vừa bực bội, chỉ đành chấp nhận.
Đêm hôm ấy Lý Vệ dắt con gái vào phòng tù, Thẩm Tại Khoan sau một ngày nghỉ ngơi, tinh thần đã hồi phục. Lý Vệ thấy chàng ta trong cảnh lao tù mà thần thái vẫn rạng rỡ, tướng mạo bất phàm, không khỏi thầm khen, nhủ rằng: “Nhân tài như thế này nếu chịu quy thuận, đường may sẽ rộng mở thênh thang”. Thấy con gái nhìn chàng chăm chăm, trong lòng không khỏi giật mình. Thế rồi nói: “Túc hạ đọc rộng hiểu nhiều, nay Thánh thượng đang cần nhân tài, nếu thúc hạ chịu quy thuận, tránh tà thuyết, theo thánh triều, ắt hẳn sẽ thăng quan tiến chức. Cần chi cứ giữ rịt điều cổ hủ làm việc ngu muội chuốc họa tan nhà nát cửa?” Thẩm Tại Khoan nói: “Phủ đài đại nhân cũng xuất thân từ khoa bảng, thông hiểu chữ nghĩa. Xin hỏi phủ đài đại nhân, tiền bối tài nhân Ngô Mai Thôn thế nào?” Ngô Mai Thôn là tài tử cuối thời Minh, xuất thân bảng nhãn, sau đó quy thuận triều Thanh, làm đến Quốc tử giám tế tửu, Lý Vệ thấy chàng ta nhắc đến Ngô Mai Thôn, lòng thầm mừng: “Té ra y cũng hiểu vài phần đạo lý”. Vì thế mới nói: “Ngô Mai Thôn là tài nhân một đời, hiểu đường sáng, biết đại thế. Ta đang lấy ông ta làm gương”. Thẩm Tại Khoan cười nói: “Vậy sao?” rồi ngâm rằng: “Cố nhân khảng khái đa kỳ tiết. Dị niên trầm ngâm bất đoạn, thảo giang thôn hoạt” Lý Vệ biến sắc, Thẩm Tại Khoan nói: “Tôi muốn hỏi phủ đài, mấy câu từ này của Ngô Mai Thôn giảng thế nào?” té ra đây là bài từ tuyệt mệnh của Ngô Mai Thôn, trong lúc Ngô Mai Thôn bệnh nặng, tự hổ thẹn rằng mình đã thất tiết nên đã viết một bài từ đặt tên là Hạ tân lang.
Bài từ này chan chứa tâm trạng tự trách mình của tác giả. Lý Vệ thì nói đến mặt tốt của Ngô Mai Thôn còn Thẩm Tại Khoan thì như nhắc đến bài từ tuyệt mệnh từ trách mình làm Hán gian của Ngô Mai Thôn, lời lẽ nghe rất mỉa mai, Lý Vệ nghe xong rất lúng túng, hỏi rằng: “Gần đây tiên sinh có tác phẩm gì hay không?” Thẩm Tại Khoan trả lời: “Có, lần này tôi tự thấy sẽ chết, trong đêm qua làm được hai câu: ‘Lục trầm bất tất do hồng thủy, thùy vị thùy châu lý cựu cương?’ nhưng đoạn sau vẫn chưa xong, phủ đài đại nhân tài cao bát đẩu, có thể làm cho vãn sinh một đoạn nữa không?” Lý Vệ nghe giọng điệu của Thẩm Tại Khoan như có ý trách mình, bởi vậy không nói nữa mà phất áo lui ra.
Lui ra khỏi phòng giam, Lý Minh Châu khẽ nói: “Cha, kẻ này có tài, ăn nói cũng lợi hại lắm!” Lý Vệ mặt tái xanh, không thèm để ý đến con gái mà trở về thư phòng viết tấu chương.
Ba ngày sau thống lĩnh Ngự lâm quân Tần Trung Việt đến thỉnh thị, bảo rằng phải áp giải tù phạm về kinh, nhờ ông ta sai người giúp đỡ. Lý Vệ nói: “Ông đến rất đúng lúc, bổn phủ đang muốn chọn vệ sĩ, ba người các ông đều võ công tinh thông, hãy giúp tôi xem thử”. Tần Trung Việt đương nhiên chấp nhận.
Phủ đài chọn vệ sĩ cực kỳ ngặt nghèo, trước tiên phải có người đáng tin cậy tiến cử, sau đó mới tính đến võ công. Đến hôm ấy, Lý Vệ bày tiệc rượu trong luyện võ sảnh, xem các vệ sĩ ứng tuyển. Vì Tần Trung Việt bận canh giữ Thẩm Tại Khoan nên không đến, chỉ có Cam Thiên Long, Đổng Cự Xuyên và hai tổng quản vệ sĩ trong phủ. Trong lần này, từ mười bảy người chọn ra ba người, Lý Vệ bước vào nhìn, thấy có hai hán tử cao lớn, còn một người thì ốm yếu một vàng ệch, thân hình trung bình trông giống như một tên bệnh hoạn.
Lý Vệ nhíu mày hỏi: “Ba người này do ai tiến cử?” tên tì tướng phụ trách việc chọn lựa nói: “Một người là do Tả Phiên Tư tiến cử, tên gọi Vương Phấn, một người là Hàn Chấn Sinh”. Lý Vệ kêu ồ một tiếng, lại nói: “Còn tên mặt vàng ệt ốm yếu kia là ai? Ai tiến cử hắn?” tên tì tướng trả lời: “Đại nhân đã quên rồi sao? Người này là do chính tay đại nhân tiến cử. Đại nhân quả nhiên tinh mắt, công phu của y cũng không tệ! Trong số mười bảy vệ sĩ hầu tuyển, có lẽ y là người giỏi nhất”.
Lý Vệ chưng hửng, mới nhớ lại một chuyện. Một tháng trước, y đã mời mấy gánh hát đến diễn tuồng, mãi nghệ để chúc thọ cho mẫu thân, trong đó có một thiếu nữ diễn rất hay. Con gái của y thấy thế nổi hứng, gọi nàng ta vào nội phủ hỏi han, sau đó còn giữ lại mấy ngày. Lý Vệ tuy không thích con gái qua lại với bọn người giang hồ nhưng nghĩ cũng chẳng hề chi nên chỉ mặc kệ. Hơn mười ngày trước, nàng ta biết việc chọn vệ sĩ, nàng bảo cũng giới thiệu cho một người. Nhớ đến đây, Lý Vệ bất đồ nhìn lại hán tử mặt vàng ốm yếu trước mặt.
Lúc này y đã nhớ hình như hán tử chính là một người trong gánh hát. Hôm ấy Lý Minh Châu bảo cũng giới thiệu cho một người, Lý Vệ hỏi đó là ai, nàng ta bảo là biểu ca của thiếu nữ mãi nghệ. Chắc là người này.
Lý Vệ vẫn còn nhớ con gái mình bảo y là Đường Long nên mới gọi y tới nói: “Đường Long, ngươi chẳng phải diễn tạp kỷ sao, học võ công ở đâu thế?” Đường Long nói: “Tiểu nhân học võ nghệ gia truyền, bất đắc dĩ mới ra giang hồ mãi nghệ”. Lý Vệ nói: “Được, hãy tỉ thí xem sao”.
Ba hồi trống vừa dứt, Lý Vệ nhờ Đổng Cự Xuyên làm chủ khảo, Đổng Cự Xuyên kêu Vương Phấn ra hỏi: “Ngươi luyện loại võ công gì?” Vương Phấn nói: “Tiểu nhân luyện Thiết sa chưởng”. Đổng Cự Xuyên nói: “Được, luyện thử cho ta xem”. Vương Phấn xếp ba chồng gạch lên cái trống đá trước sảnh, y vận công bước tới gần trống đá đột nhiên chém vù xuống một chưởng, đánh vỡ nát chồng gạch thứ nhất. Tổng quản vệ sĩ Hứa Thành nói: “Ngoại công của người này cũng có chút căn cơ”. Vương Phấn lại bước trở về, nói với Đổng Cự Xuyên: “Mỗi chồng gạch có mười viên, bây giơ tôi dùng chưởng lực đánh vỡ một viên trong chồng thứ hai, xin hỏi chủ khảo, muốn tôi đánh vỡ viên nào?” Đổng Cự Xuyên trả lời: “Viên thứ bảy”. Người ấy tiếng: “Tuân lệnh!” rồi bước tới cái trống đá, vỗ xuống một chưởng buông tay nói: “Xin hãy xem thử!” một viên tì tướng dời từng viên gạch ra, dời đến viên thứ bảy, quả nhiên đã vỡ nát, sau khi đã phủi đi, lại thấy viên thứ tám và viên thứ chín không hề suy suyễn. Hứa Thành giơ ngón tay cái nói: “Hay lắm!” Cam Thiên Long cười rằng: “Nội công của người này cũng có căn cơ”. Vương Phấn bước lên, Đổng Cự Xuyên cười nói: “Vậy chồng gạch thứ ba ngươi định làm gì?” Vương Phấn nói: “Sẽ đánh vỡ nát”. Hứa Thành nói: “Chẳng phải ngươi đã thử rồi sao? Hãy làm trò gì mới mẻ hơn”. Vương Phấn bẩm rằng: “Lần này khắc hẳn lần thứ nhất, tổng quản đại nhân, xin mời ngài xem”. Rồi y bước đến gần cái trống đá, hai tay co lại rồi vươn ra, miệng hít mấy hơi rồi nhẹ nhàng vỗ xuống một chưởng, sau đó buông tay nhảy ra, chồng gạch vẫn còn nguyên, Hứa Thành thấy ngạc nhiên, Đổng Cự Xuyên gật đầu nói: “Tốt lắm!” rồi bảo Hứa Thành lấy tay sờ xem sao, Hứa Thành vừa chạm tay vào chồng gạch đã đổ xuống, dưới đất toàn là bột. Té ra chồng gạch đã bị Vương Phấn dùng nội lực đánh nát như đậu hũ. Hứa Thành cả kinh, cảm thấy công lực của Vương Phấn còn hơn cả mình. Đổng Cự Xuyên cười nói với Lý Vệ: “Thiết sa chưởng của người này cũng được tám phần hỏa hầu, có thể chọn”. Vì thế kêu Hàn Chấn Sinh bước lên.
Đổng Cự Xuyên hỏi Hàn Chấn Sinh: “Ngươi luyện võ công gì?” Hàn Chấn Sinh nói: “Tôi luyện công phu cung mã, chú trọng thái kình hạ bàn”. Đổng Cự Xuyên nói: “Được, ta sẽ xem thái kình hạ bàn của ngươi”. Hàn Chấn Sinh bảo người đem tới hai mươi bao cát, mỗi bao cát nặng hai trăm cân, xếp mỗi chồng mười bao. Hàn Chấn Sinh nói: “Tôi có thể tung cước đá bất cứ bao nào bay lên”. Đổng Cự Xuyên nói: “Được, vậy ngươi hãy đá bao thứ tư ở chồng thứ nhất, bao thứ sáu ở chồng thứ hai”. Hàn Chấn Sinh bảo người ghi ký hiệu rồi từ xa chạy đến hai chồng bao cát, chưa đến gần đột nhiên tung ra mấy cú đá liên hoàn, hai bao cát bay lên đến năm sáu trượng, xem lại quả nhiên là bao thứ tư trong chồng thứ nhất và bao thứ sáu trong chồng thứ hai. Đổng Cự Xuyên kêu y lại hỏi: “Còn có công phu gì khác không?” Hàn Chấn Sinh nói: “Ngoài ra còn có công phu Cung mã”. Lý Vệ bảo y thử xem, y liên tục bẻ gãy năm cây cung ngũ thạch, lại bắn ba mũi tên liên tiếp trúng hồng tâm. Lý Vệ nói: “Người này là tướng tài có thể xung phong trận mạc”. Đổng Cự Xuyên cười: “Y là con nhà thế tộc Ba Đồ Lỗ, công phu cung mã đương nhiên phải luyện thành thục. Luận về bản lĩnh thật sự, y chẳng bằng Vương Phấn. Đại nhân có thể để y cầm quân”. Cuối cùng gọi Đường Long lên, hỏi: “Ngươi luyện công phu gì?” Đường Long nói: “Tôi chẳng luyện công phu gì cả”. Lý Vệ nói: “Vậy ngươi có sở trường gì?” Đường Long bẩm rằng: “Sở trường của tôi là chịu đánh”. Lý Vệ chưng hửng, đang định mắng, Đổng Cự Xuyên cười nói: “Vậy ngươi sẽ luyện công phu chịu đánh! Luyện như thế nào?” Đường Long nói: “Bảo hai người họ, một người dùng chưởng đánh tôi, một người dùng chân đá tôi, tôi quyết không trả đòn”. Lý Vệ và Cam Thiên Long đều thất kinh, Vương Phấn và Hàn Chấn Sinh, một người có thể vung chưởng đánh nát gạch, một người có thể tung cước đá bay bao cát, thế mà y dám chịu đòn của hai người này đúng là hoang đường, Đổng Cự Xuyên phẫy tay nói: “Được, hãy thử xem sao!” Đường Long nhảy ra giữa sân, buông tay đứng đợi, Vương Phấn vỗ vù hai chưởng vào ngực của y, Hàn Chấn Sinh cũng liên tục tung cước đá vào hạ bàn của y. Nói thì chậm, sự việc diễn ra rất nhanh, chỉ nghe hai tiếng bốp bốp vang kên, Vương Phấn bị chấn động bay ra hơn một trượng, vẫn còn có thể đứng vững nổi, Hàn Chấn Sinh càng thảm hơn, y té soài xuống đất chẳng thể nhúc nhích nổi! Đổng Cự Xuyên vội bước ra, đỡ Hàn Chấn Sinh lên, chỉ thấy hai chân của y sưng tấy, Đường Long bước tới, nói: “Đắc tội!” rồi xoa lên chân của Hàn Chấn Sinh, nói: “Huynh đài cứ về nằm nghỉ ba ngày tự nhiên sẽ hết”. Rồi nói với Đổng Cự Xuyên: “Chủ khảo đại nhân, tôi chịu đánh như thế có được chưa?” Đổng Cự Xuyên nói: “Ngươi chờ một lát, ta hỏi phủ đài đại nhân”. Đổng Cự Xuyên cúi đầu suy nghĩ bước về chỗ ngồi. Lý Vệ đã kinh hãi đến trợn mắt há mồm. Khi Đổng Cự Xuyên quay về mời vội vàng hỏi: “Tên Đường Long ấy có yêu pháp gì không?” Đổng Cự Xuyên giật mình, nói: “Người này là do đại nhân tiến cử, xin đại nhân cho biết lai lịch của y”. Cam Thiên Long chen vào: “Y luyện công phu thượng thừa Triêm Y thập bát điệt! Bình sinh tôi đã thấy ba người luyện môn công phu này. Một người là Liễu Ân hòa thượng, một người là Thiên Diệp Tản Nhân, một người là Cáp Bố Đà tổng quản Huyết Trích Tử, giờ đây có thêm y là bốn”. Lý Vệ cả kinh, nói: “Ta không biết lai lịch của người này”. Đổng Cự Xuyên nói:“Vậy đại nhân tại sao tiến cử y?” Lý Vệ đỏ mặt, chỉ đành kể mọi chuyện ra, Đổng Cự Xuyên trầm tư không nói.
Lý Vệ nói: “Có gì không ổn?” Đổng Cự Xuyên trả lời: “Người này là dị nhân phong trần, tại sao y lại chịu làm vệ sĩ cho phủ nha?” Lý Vệ nghe thế trong lòng không vui, thầm nghĩ mình là đại thần được Hoàng đế tin dùng, là quan lớn của một tỉnh, làm vệ sĩ cho mình có gì thiệt thòi. Bởi vậy y mới nói: “Hiện nay Thánh thượng ngồi trên ngai vàng, Bốn biển yên bình, kỳ tài xuất hiện, bậc tài trí đương nhiên muốn xuất đầu lộ diện. Y đã là dị nhân phong trần, vậy đương nhiên phải ưu đãi y”. Tế rồi bảo Đường Long tới, đích thân rót cho ba chén rượu mời y uống. Đường Long nhận chén rượu trong tay Lý Vệ, đột nhiên lật cổ tay chộp lấy mạch môn của Lý Vệ giở lên, Cam Thiên Long rút trường kiếm đâm hai nhát vào bối tâm của y, những động tác ấy đều nhanh như điện chớp lửa xẹt, Đường Long trở tay trái đánh lại một chưởng, gạt rơi thanh kiếm của Cam Thiên Long, giở Lý Vệ quay một vòng, quát lớn: “Giang Nam đại hiệp Cam Phụng Trì ở đây, ai dám đến?”
Đổng Cự Xuyên kinh hãi, Cam Phụng Trì danh lừng hai miền Nam Bắc, tiếng tăm còn hơn cả Liễu Ân! Đổng Cự Xuyên đã từng nghe nói đến chàng ta, tại sao không nhận ra? Bọn vệ sĩ ùa tới nhưng ném chuột sợ bể đồ, không dám tiến tới gần. Vệ sĩ tổng quản Hứa Thành nói: “Nhà ngươi mạo danh Cam đại hiệp làm gì?” Đường Long giơ ống tay áo lên lau mặt, lập tức dung mạo thay đổi. Tám năm trước Hứa Thành đã từng gặp Cam Phụng Trì, lúc này nhận ra chàng ta, không khỏi luống cuống chân tay, vái dài nói: “Cam đại hiệp, tiểu nhân không biết ngài đến tỉnh thành, đã không nghênh đón từ xa, chả trách nào ngài nổi cáu. Mong ngài giơ cao quý thủ buông tệ chủ nhân xuống, tiểu nhân xin dập đầu”.
Cam Phụng Trì cười lạnh hì hì, lớn giọng quát: “Ai thèm nổi cáu với tên chó săn nhà ngươi, các ngươi hãy thả Thẩm Tại Khoan ra. Chúng ta một người đổi một người, nếu không ta vặn gãy cổ phủ đài đại nhân của các ngươi”. Hứa Thành nói: “Bẩm Cam đại hiệp, Thẩm Tại Khoan là do triều đình sai người bắt sống, không liên quan đến phủ đài đại nhân chúng tôi”. Cam Phụng Trì lại xoay Lý Vệ một vòng, trừng mắt nhìn Đổng Cự Xuyên nói: “Ồ, cao thủ phái Hình ý cũng trở thành thị vệ trong cung, thất kính, thất kính. Các ngươi tuy phụng chỉ bắt khâm phạm nhưng có lẽ cũng nên biết rằng, Lý Vệ là đại thần được Hoàng đế tin dùng, trong lòng Hoàng đế, Lý Vệ nặng ký hơn Thẩm Tại Khoan nhiều, đổi một tổng đốc với một thư sinh tay không tấc sắt, các ngươi cũng không thiệt thòi. Nếu không có mặt các ngươi ở đây mà ta giết đại thần, các ngươi dù lập công lớn bao nhiêu, Hoàng đế cũng trách tội, các ngươi hãy suy nghĩ kỹ đi”.
Đổng Cự Xuyên chớp mắt, khảng khái nói: “Được, Cam Phụng Trì, chúng ta sẽ thực hiện cuộc giao dịch này. Quân tử nói một lời xe bốn ngựa khó đuổi, ta trả Thẩm Tại Khoan cho ngươi, ngươi cũng không được động đến một sợi tóc của phủ đài đại nhân”. Cam Phụng Trì nói: “Đương nhiên”. Đổng Cự Xuyên kéo Hứa Thành bỏ chạy, Cam Thiên Long lúng túng, thầm nhủ: “Sao đại ca lại tự tiện chấp nhận, sau này biết ăn nói thế nào!”
Đổng Cự Xuyên kéo Hứa Thành chạy như bay, Hứa Thành cũng ngạc nhiên chẳng hiểu gì cả. Đổng Cự Xuyên thì thầm: “Hứa tổng quản, hãy tìm Lý tiểu thư, bảo rằng đại nhân sai ông đi mời nàng, đừng nói là đại nhân bị Cam Phụng Trì bắt”. Hứa Thành không hiểu dụng ý nhưng cũng chấp nhận. Một hồi sau quả nhiên Lý Minh Châu bước ra. Sau rèm còn có một nàng thiếu nữ.
Chính là:
Đổ mưa lật mây, liễu rậm hoa thưa.
Muốn biết sau đó thế nào, mời xem hồi sau sẽ rõ.
Dịch Lan Châu thu xếp xong mọi thứ, buồn bã nói: “Việc hậu sự của Chung Vạn Đường sẽ có người Niên phủ lo liệu, chúng ta không cần lo”. Rồi bà ta cùng ba người Lữ, Bạch, Đường phóng ra khỏi vách tường, lớn giọng nói: “Niên Hà Linh nghe đây, Chung sư phụ đã dốc hết tâm huyết vì con trai của ngươi, cả mạng già cũng mất trong tay con trai của ngươi, ngươi phải an táng ông ta cho tử tế”. Người nhà họ Niên nghe thế kêu hoảng, bốn người nhảy vọt xuống rồi phóng đi mất.
Khi trời sáng họ đã rời khỏi huyện Trần Lưu, Dịch Lan Châu cảm khái than rằng: “Lần này ta quay lại Trung Nguyên, không ngờ nhiều bằng hữu đã đi trước cả ta. Tứ Nương, ta phải lên Mang Sơn tế mộ sư phụ ngươi mới an lòng”. Lữ Tứ Nương rơi nước mắt bái tạ. Mang Sơn cách huyện Trần Lưu hơn tám trăm dặm, cước trình của bốn người rất nhanh, chạy được ba ngày đã lên tới nơi. Đường Hiểu Lan thấy danh sơn vẫn còn, việc người đã khác, nhớ lại Độc tý thần ni năm xưa cứu mạng mình mà không khỏi đau lòng. Sáng sớm hôm sau, cả bốn người cùng đến cúng mộ Độc tý thần ni, chỉ thấy bia mộ viết rằng: “Tiền Minh công chúa võ lâm hiệp ni chi mộ”. Dịch Lan Châu khẽ gật đầu: “Bia mộ đề rất hay”. Bà ta nhớ Độc tý thần ni một đời vất vả, số phận cũng giống mình, lại nhớ từ rày về sau, không còn ai có kiếm thuật ngang hàng với mình, lại thêm thấy quạnh quẽ. Đang lúc cảm khái, chợt thấy có một cặp chim điêu một đen một trắng giang rộng cánh bay lượn vòng trên mộ, Lữ Tứ Nương vẫy tay, cặp chim điêu hạ xuống kêu không ngớt. Dịch Lan Châu chép miệng: “Chim vẫn còn mà người ở đâu?” rồi buồn bã trở vào am đường, nhìn Lữ Tứ Nương một lúc rất lâu chợt nói: “Tứ Nương, ta truyền cho ngươi một ít yếu quyết nội công, hãy theo ta vào tịnh thất”. Té ra Dịch Lan Châu thấy Lữ Tứ Nương dung mạo xinh đẹp, muốn giúp nàng lưu giữ tuổi thanh xuân nên dắt nàng vào trong tịnh thất, truyền cho phép Kiểm tinh nội thị, đây là loại nội công chỉ có nữ giới mới tu luyện được, Dịch Lan Châu đã học được loại nội công này từ Bạch Phát ma nữ. Số là năm xưa Bạch Phát ma nữ vì bất hạnh trong tình trường, tuổi đời còn trẻ mà tóc đã bạc. Bà quý nhất là dung mạo của mình bởi vậy mới tìm cách tu luyện để giữ sắc đẹp, đến tuổi già mới nghĩ ra một loại nội công có thể giữ dung mạo chỉ có nữ giới mới luyện được. Loại nội công này tuy không thể giúp cho người ta trường xuân bất lão nhưng có hiệu quả trụ nhang, nếu luyện đúng cách, có khi đến bốn năm mươi tuổi mà vẫn như thiếu nữ đôi mươi. Lúc đó Bạch Phát ma nữ đã gần một trăm tuổi, bà ta không thể thử nghiệm ở bản thân mình nữa nên truyền cho Dịch Lan Châu. Lúc đầu Dịch Lan Châu cũng tu luyện, sau đó vì chồng mất, một mình sống ở chốn rừng sâu, cũng chẳng còn lòng dạ gì giữ gìn dung mạo nữa nên chẳng luyện tiếp. Nay thấy Lữ Tứ Nương xinh đẹp, bởi vậy mới truyền công phu Kiểm tinh nội thị cho nàng.
Mấy ngày sau Lữ Tứ Nương đã luyện tập thành thục, Dịch Lan Châu đưa Đường Hiểu Lan về Thiên Sơn luyện kiếm, Lữ Tứ Nương đưa bà xuống Mang Sơn, quyến luyến không rời. Dịch Lan Châu nói: “Mười năm nữa, kiếm thuật của ngươi có thể vô địch thiên hạ, ta có một đồ đệ, lúc đó ngươi hãy nên giúp đỡ cho nó”. Dịch Lan Châu ngạc nhiên nói: “Dịch tiền bối kiếm pháp thông huyền, lệnh đồ chắc cũng là cao thủ, cần gì mười năm nữa mới có thể xuất đạo?” Dịch Lan Châu nói: “Giờ đây nó chỉ là đứa bé gái bảy tuổi mà thôi!” Đường Hiểu Lan giật mình, nhớ lại lời mấy ngày trước của Dịch Lan Châu, không khỏi hỏi: “Tôi có biết đứa bé gái ấy không?” Dịch Lan Châu cười nói: “Đến Thiên Sơn sẽ khắc biết”.
Dịch Lan Châu xuống núi, Lữ Tứ Nương và Thái Quan ở lại thêm hai ngày, sửa sang vườn mộ của sư phụ rồi mới chia tay. Hai người đã hẹn các đồng môn hỏi tội Liễu Ân. Khi chia tay, Bạch Thái Quan chợt như suy nghĩ điều gì đấy, rồi nói với Lữ Tứ Nương: “Bát muội, muội thấy Đường Hiểu Lan thế nào?” Lữ Tứ Nương nói: “Cũng tốt lắm!” Bạch Thái Quan nói: “Vài năm nữa, hắn học được chân truyền Thiên Sơn kiếm pháp, lúc đó sẽ càng tốt hơn”. Lữ Tứ Nương nói: “Đúng thế, nhưng sư huynh nói thế để làm gì?” Bạch Thái Quan cười nói: “Bát muội xin thứ huynh mạo muội, huynh là người lăn lộn trong tình trường, huynh thấy Hiểu Lan đối với muội...” Lữ Tứ Nương ngạc nhiên nói: “Cái gì?” Bạch Thái Quan nói: “Đối với muội hình như cũng có ý”. Lữ Tứ Nương tươi cười nói: “Ngũ ca, huynh đã quá đa tâm, muội chỉ xem Hiểu Lan là tiểu đệ, sao có chuyện này cho được”. Bạch Thái Quan thầm nhủ: “Chỉ e người ta không coi muội là tỷ tỷ”. Lữ Tứ Nương cười ngất, Bạch Thái Quan liếc nàng rồi nói: “Vậy phải chăng bát muội đã có ý trung nhân? Không biết là anh hùng hào kiệt nào?” Lữ Tứ Nương ngẩng đầu, lớn giọng nói: “Chả lẽ cứ phải là người trong võ lâm sao? Ngũ ca, đừng nói đến chuyện này nữa. Chúng ta hẹn đồng môn đến Mang Sơn tụ hội”. Rồi giơ tay cáo biệt.
Nàng về đến nhà đã đến mùa xuân, hoa đào mới nở. Lữ Tứ Nương hớn hở chạy đến trước cửa nhà, nàng chợt thất kinh, cửa nhà có dán giấy niêm phong của quan phủ, nhà trước nhà sau tịnh chẳng có bóng người, chợt nghe ba tiếng tên bay soạt soạt soạt, từ quả núi phía sau nhà phóng ra, đó là tín hiệu liên lạc của Giang Nam thất hiệp, Lữ Tứ Nương vội vàng thi triển công phu Lục địa phi hành phóng lên núi, lên đến đỉnh núi quả nhiên thấy nhị sư huynh Châu Tầm đang đứng, mặt lộ vẻ kinh hoàng.
Lữ Tứ Nương hỏi: “Nhị ca đến từ lúc nào? Cha của muội thế nào?” Châu Tầm nói: “Bát muội hãy theo huynh”. Rồi dắt Lữ Tứ Nương vào một tòa miếu, tòa miếu này tên gọi Triều Nguyên tự, trụ trì của chùa Nhất Niệm hòa thượng là một hòa thượng là bằng hữu thân thiết của Lữ Lưu Lương, Lữ Tứ Nương vào thiền phòng, cha nàng đang nằm trên giường sắc mặt vàng ệch, sư đệ của Nhất Niệm hòa thượng là Nhất Phiêu đứng bên cạnh nước mắt chảy ròng ròng. Lữ Bảo Trung nghe tiếng bước chân mở mắt ra, khẽ hỏi: “Có phải Oanh nhi đã về đây không?” Lữ Tứ Nương vội quỳ xuống trước giường, ôm lấy cha, chỉ nghe cha hổn hển nói: “Ca ca con đã bị bắt đi, Nhất Niệm đại sư vì cứu cha đã hy sinh, con phải báo thù cho chúng ta!” giọng nói của ông càng lúc càng nhỏ, nói xong thì chân tay duỗi thẳng, đứt hơi mà ra đi!
Lữ Tứ Nương khóc òa lên, Châu Tầm nói: “Bát muội bớt đau buồn mà lo ứng phó với sự việc”. Lữ Tứ Nương cố kìm nước mắt, nghe Châu Tầm nói: “Thẩm tiên sinh bị bắt không quá hai ngày, xe tù vẫn chưa tới Bắc Kinh, lục đệ đã chờ ở phía trước, bát muội hãy đuổi theo chắc vẫn còn kịp. Báo thù cho cha, cứu người sống quan trọng hơn phát tang, việc tang sự của bá phụ cứ để huynh và mọi người trong chùa lo liệu, muội hãy mau cứu Thẩm tiên sinh”.
Té ra tổ phụ của Lữ Tứ Nương là Lữ Lưu Lương lòng nhớ đến cố quốc, chuyên tâm viết sách bài xích Hồ lỗ. Sau khi ông ta qua đời, con trai của ông ta là Lữ Bảo Trung, Lữ Nghị Trung, đệ tử Nghiêm Hồng Quỳ vẫn tiếp tục công việc của ông ta. Thẩm Tại Khoan là môn sinh của Lữ Nghị Trung, rất thân thiết với Lữ Tứ Nương. Sự việc này xảy ra là bắt nguồn từ nhật kỳ của Nghiêm Hồng Quỳ. Nghiêm Hồng Quỳ viết nhật ký có ý bài xích Mãn Châu, quyển nhật ký ấy bị một tên học trò đánh cắp đem báo quan, quan sai đến bắt, Nghiêm Hồng Quỳ và Lữ Nghị Trung vừa khéo ra khỏi nhà, Lữ Bảo Trung và Thẩm Tại Khoan đã bị bắt. Trong lúc ấy Châu Tầm cũng đang ở nhà Lữ Tứ Nương, sau khi chàng ta chạy thoát đã vội vàng chạy đến chùa Triều Nguyên tìm Nhất Niệm thiền sư, cả hai đuổi theo ba mươi dặm chặn lại, sau một trận kịch chiến, Nhất Niệm thiền sư bị trúng bảy vết thương, Châu Tầm trúng một nhát kiếm nhưng cũng cứu được Lữ Bảo Trung đem về chùa. Nhất Niệm thiền sư vì trọng thương đã qua đời.
Lữ Tứ Nương nghe mà nghiến răng nghiến lợi, vái Châu Tầm rồi phẫn nộ nói: “Thù này không báo thề không làm người. Sư huynh, hãy dưỡng thương cho khỏe, muội phải lấy đầu bọn Thát tử đem về tế mộ”. Rồi nàng hỏi nơi Châu Tầm hẹn với Lộ Dân Đảm, sau đó liền phóng đi.
Lần này đám Ngự lâm quân đến bắt khâm phạm do thống lĩnh Tần Trung Việt suất lĩnh, kẻ này sử dụng đôi Phán Quan bút, là một danh gia điểm huyệt. Ngoài ra Dận Trinh cũng giới thiệu hai người giúp đỡ cho y. Hai người này chính là Cam Thiên Long và Đổng Cự Xuyên. Cả ba tên đều là hảo thủ thuộc hàng nhất lưu trên giang hồ, không ngờ thủ phạm chính Lữ Bảo Trung đã bị người ta cướp đi giữa đường, bởi vậy trên đường cứ lo lắng, chỉ mong sớm ngày về đến tỉnh thành rồi nhờ Tuần phủ Triết Giang Lý Vệ cho thêm hảo thủ áp giải cả bọn về kinh sư.
Hôm nay đoàn xe tù đã đi qua Hiếu Cảm, đang tiến vào vùng núi Thiên Mục, chợt nghe phía sau có tiếng nhạc ngựa leng keng, Lữ Tứ Nương ngồi trên thớt ngựa trắng, bụi tung mù mịt, hai người Cam, Đổng mặt biến sắc, thúc bọn Ngự lâm quân chạy cho mau. Tần Trung Việt nói: “Chỉ là một ả thiếu nữ, hai vị sao phải sợ như thế?” Cam Thiên Long mỉm cười nói: “Nếu như thế, Tần thống lĩnh hãy đoạn hậu, chúng tôi đi trước mở đường”. Đổng Cự Xuyên nói: “Ả này là Lữ Tứ Nương cháu gái của Lữ Lưu Lương, kiếm thuật của ả rất cao cường, Tần thống lĩnh phải cẩn thận”.
Tần Trung Việt nói: “Vậy thì tốt, chúng ta hãy bắt con gái của Lữ tặc để lập công”. Hai người Cam, Đổng biết Lữ Tứ Nương lợi hại, bọn chúng tính nếu đơn đả độc đấu quyết chẳng phải là đối thủ của Lữ Tứ Nương, nếu lấy một địch hai lại sẽ mất tiếng tăm trên giang hồ, vả lại sẽ bị Tần Trung Việt chê cười nên mới bảo Tần Trung Việt đoạn hậu, mượn tay Lữ Tứ Nương hạ uy phong của y rồi sau đó sẽ quay lại cứu y. Hai người Cam, Đổng rất xảo quyệt, Tần Trung Việt nào hiểu dụng ý của họ, trong lòng vẫn cười thầm.
Tần Trung Việt thầm nhủ: “Hai tên này đúng là chỉ có cái danh hão, chỉ một ả thiếu nữ mà cũng sợ”. Thế rồi mới quay đầu ngựa phóng tới, chặn Lữ Tứ Nương, giơ đôi bút lên quát: “Nữ tặc thật lớn gan!” rồi y thúc ngựa xông vào, hai cây bút đánh ra một chiêu Phong Lôi Hiệp Kích, điểm vào huyệt Ấn Đường của Lữ Tứ Nương. Nào ngờ mắt hoa lên, Lữ Tứ Nương đột nhiên vọt khỏi lưng ngựa, cây trường kiếm từ trên không trung đánh ra một đóa kiếm hoa từ trên bổ xuống, Tần Trung Việt hoảng hốt lăn người xuống bụng ngựa né tránh, chỉ nghe thớt ngựa hí lên một tiếng thảm thiết, bốn chân chổng lên trời, Tần Trung Việt lộn xuống đất, té ra thớt ngựa đã bị Lữ Tứ Nương chém chết. Lữ Tứ Nương điểm mũi chân xuống đất, ánh kiếm quang lóe lên, lại có vài tên Ngự lâm quân mất mạng, Tần Trung Việt chợt nổi cáu, bật người dậy lướt tới phía trước, hai cây bút quạt ngang một cái, chỉ nghe keng lên một tiếng, ánh lửa tóe ra. Tần Trung Việt thấy hai tay tê rần, Lữ Tứ Nương cũng thất kinh: “Công phu của tên này không kém!” rồi cây Sương Hoa kiếm đánh tới, một chiêu ba thức đâm vào eo chém vào be sườn xỉa vào ngực nhanh như điện chớp. Tần Trung Việt lách người thối lui, bút trên tay trái chặn ngang thanh kiếm, bút trên tay phải điểm vào huyệt Thái Ất trên be sườn của đối phương. Lữ Tứ Nương cười lạnh một tiếng, dùng thế Thu thủy hoành châu xoay người chặn lại, hai bút bị đánh bật ra, Lữ Tứ Nương đâm ra soạt soạt hai nhát kiếm, Tần Trung Việt thối lui liên tục, bị Lữ Tứ Nương đánh cho luống cuống chân tay. Đổng Cự Xuyên và Cam Thiêm Long nhìn nhau cười, Đổng Cự Xuyên nói: “Lão đệ, chúng ta ra tay đi thôi”. Cam Thiên Long vâng một tiếng thúc ngựa tới, đâm về phía Lữ Tứ Nương.
Lữ Tứ Nương nhận ra Cam Thiên Long chính là người đi theo Dận Trinh, mắng rằng: “Lão tặc, ta đã tha mạng chó của ngươi ở chùa Thiếu Lâm, ngươi lại đến đây làm càn”. Rồi nàng rút kiếm, đánh ra một chiêu Bạch Hạc Lượng Xí, gạt kiếm của Cam Thiên Long ra, trở tay đánh ra một chiêu Thần Long Điếu Vĩ, đẩy lùi Tần Trung Việt. Cam Thiên Long lại quét ngang kiếm nhảy bổ lên. Lữ Tứ Nương liên tục đánh ra ba kiếm đều bị y gạt ra. Võ công của Cam Thiên Long hơn hẳn Tần Trung Việt, chiêu số quái dị lạ thường, Lữ Tứ Nương cả giật, ánh kiếm quang loang loáng đánh ra như mưa gió, khiến Cam Thiên Long chỉ có thể chống đỡ chứ không thể trả đòn, may mà có Tần Trung Việt ở một bên tấn công, hai cây bút cứ tìm chỗ hở trong màng kiếm quang thừa cơ điểm huyệt khiến Lữ Tứ Nương không dám dốc hết toàn lực tấn công tới chứ nếu không Cam Thiên Long đã sớm mất mạng.
Hai người Tần, Cam quần thảo với một mình Lữ Tứ Nương mà vẫn lọt xuống thế hạ phong, Lữ Tứ Nương đánh như sấm sét, thủ như biển lớn lặng sóng, bọn Ngự lâm quân tuy đông nhưng không thể tiến vào nổi. Đổng Cự Xuyên phất tay, hai mũi Thấu Cốt đinh xé gió bay tới, hướng vào hai huyệt Hồn Môn ở sau ót và Trinh Bạch ở chân mày của Lữ Tứ Nương, Lữ Tứ Nương vung kiếm gạt rơi một mũi đinh, rồi nàng lộn người né tránh mũi đinh thứ hai. Đổng Cự Xuyên cũng không khỏi thất kinh. Y tiếp tục phóng ra ba bốn mũi nữa. Lữ Tứ Nương tuy liên tục né tránh hết nhưng cũng cảm thấy rất vất vả, nhất thời thế công yếu đi, dần dần lọt xuống thế hạ phong.
Cam Thiên Long cả mừng, y quét cây trủy thủ tới, chuyển thủ làm công, đánh ra toàn những chiêu số hiểm hóc. Tần Trung Việt liên tục đâm bút tới, không rời ba mươi sáu đại huyệt của nàng, vì né Thấu Cốt đinh của Đổng Cự Xuyên, Lữ Tứ Nương đã phân tấm khiến bản thân rơi vào nguy hiểm, nàng nghiến răng gạt ngang một kiếm, đẩy trường kiếm và đôi Phán Quan bút ra, vọt người lướt qua vai Cam Thiên Long, gằng giọng mắng: “Ta phải giết chết tên lão tặc phóng ám khí này trước!” rồi nàng múa kiếm đâm thẳng về phía Đổng Cự Xuyên. Đổng Cự Xuyên quát lến: “Hay lắm!” rồi vung tay phóng ra ba mũi Thấu Cốt đinh, ba mũi đinh bay tới theo ba hướng, thủ pháp phóng đinh này rất lợi hại, dù kẻ địch có bản lĩnh cao cường đến đâu, cũng không thể né tránh trong khoảng sát na. Nào ngờ Lữ Tứ Nương chẳng hề chùn bước, nàng vung tay phóng vọt lên cao ba trượng, ba mũi Thấu Cốt đinh lướt qua chân nàng bay xa đến năm sáu trượng. Lữ Tứ Nương quát lớn một tiếng trên không trung, đột nhiên cả người lẫn kiếm bổ nhào xuống. Bọn Ngự lâm quân ùa lên, Lữ Tứ Nương múa tít thanh bảo kiếm, hạ được hơn mười tên, vẫn tiếp tục xông về phía xe tù, bọn Ngự lâm quân liều chết ngăn cản bởi vậy Lữ Tứ Nương trong nhất thời cũng không dễ xông tới. Cam Thiên Long và Tần Trung Việt vội vàng đuổi theo, Lữ Tứ Nương vung tay trái, phóng ra ba mũi hưởng tiễn, một lát sau ở mảnh rừng bên đường có tiếng tiêu vang lên, mười hán tử phóng tên ra như mưa, bọn Ngự lâm quân vội vàng nằm phục xuống đất bắn trở lại. Trong đám người này có một thiếu niên áo trắng đột nhiên phóng ra. Múa đao tiến thẳng tới trong làn mưa tên.
Thiếu niên này chính là đồ đệ thứ sáu của Độc tý thần ni tên gọi Lộ Dân Đảm, Lộ Dân Đảm là con nhà giàu có ở miền Triết Giang, lần này trở về dắt theo gia đinh ra giúp Lữ Tứ Nương cướp xe tù.
Đổng Cự Xuyên thấy Lộ Dân Đảm tới, quát: “Lộ công tử, ngươi dám tạo phản?” Lộ Dân Đảm bổ soạt soạt hai đao tới, Đổng Cự Xuyên dùng hai chưởng một đẩy một dẫn, động tác rất mềm mại nhưng hàm chứa nội lực kinh người, Lộ Dân Đảm chém hụt hai đao, bị chưởng lực của y đẩy lui. Đổng Cự Xuyên thừa thắng truy kích, tung ra một cú đá, Lộ Dân Đảm không kịp đề phòng, bị y đá bay cây đao lên không trung. Đổng Cự Xuyên là cao thủ của phái Hình Ý, chưởng lực lấy như khắc cương, đã luyện đến mức lư hỏa thuần thanh, y tung một cước đá bay binh khí, tay trái giở lên đánh ra một hư chiêu, tay phải xuyên tới, quát lên: “Nằm xuống!” chưởng tâm đè tới vừa nhanh vừa mạnh. Lộ Dân Đảm vội vàng hóp bụng thu ngực, chàng chỉ lắc người chứ không ngã xuống. Trong Giang Nam thất hiệp, Lộ Dân Đảm võ công bình thường, Đổng Cự Xuyên quá kinh địch, Lộ Dân Đảm nhân lúc Đổng Cự Xuyên dùng chiêu quá sâu, liên tục vỗ hai chưởng ra, tấn công vào hạ bàn Đổng Cự Xuyên, Đổng Cự Xuyên thất kinh, hai chưởng hợp lại phân xuống phía dưới, phá giải chiêu thế của Lộ Dân Đảm. Trong lúc hỗn chiến Lữ Tứ Nương múa kiếm như gió, xông ra khỏi vòng vây của Ngự lâm quân tiến thẳng về phía xe tù.
Tần Trung Việt và Cam Thiên Long không chặn nổi chiêu này, Đổng Cự Xuyên sợ khâm phạm bị cướp, chẳng còn lòng dạ nào ham đánh, thối lui một bước, Lộ Dân Đảm dấn tới, y vung tay điểm ngược vào huyệt Kỳ Môn ở dưới rốn của Lộ Dân Đảm, rốt cuộc Lộ Dân Đảm hỏa hầu vẫn chưa sâu, không ngờ y lấy lui làm tiến, biến chiêu nhanh chóng như vậy, thế là ngã ngửa ra sau, may mà có gia đinh đỡ cho chàng nhưng sắc mặt tái xanh, mồ hôi rơi xuống ròng ròng.
Lữ Tứ Nương nhảy bổ đến xe tù, Đổng Cự Xuyên đã phóng lên xe. Lữ Tứ Nương vung kiếm vạch rách mái xe, kêu lớn: “Thẩm ca ca, Thẩm ca ca!” trong xe có người trả lời: “Oanh muội, đừng mạo hiểm!” giọng nói rất yếu ớt nhưng Lữ Tứ Nương nghe rất rõ ràng, nàng phấn chấn tinh thần phóng vọt lên mái xe. Trong khoảnh khắc ấy, rèm xe chợt bật ra, Lữ Tứ Nương giơ kiếm ngang ngực phóng vào xe, chỉ nghe Đổng Cự Xuyên cười hì hì: “Lữ Tứ Nương, ngươi không nhảy xuống, ta giết tên này!” té ra Đổng Cự Xuyên ngồi xếp bằng trong xe, đầu của Thẩm Tại Khoan gác trên đùi y, y một tay giữ đầu Thẩm Tại Khoan, một tay bóp vào cổ họng của chàng ta, chỉ cần năm ngón bóp mạnh hơn, chàng ta sẽ lập tức mất mạng.
Lữ Tứ Nương toát mồ hôi lạnh, trong nhất thời luống cuống, Thẩm Tại Khoan mở to mắt, lại khẽ nói: “Chỉ cần sư phụ bình an, ta chết cũng không tiếc. Oanh muội hãy quay về!” lúc này đúng là thấy nhau mà chẳng được gần nhau, Lữ Tứ Nương thấy lòng nghẹn ngào, chợt nghe dưới xe có tiếng quát tháo. Lộ Dân Đảm đã bị trọng thương, gia đinh của chàng làm sao có thể chống nổi bọn Ngự lâm quân, thế là bị vây vào ở giữa, Lữ Tứ Nương buồn bã kêu: “Thẩm ca ca, hãy bảo trọng, muội thề cứu huynh!” rồi đột nhiên từ trên xe nhảy bổ xuống, múa kiếm nhảy vào giữa đám đông, bọn Ngự lâm quân chưa từng thấy uy thế như thế, thế là chạy tứ tán, Lữ Tứ Nương ra tay như điện chớp, trong chớp mắt đã chém đứt chân tay của bọn Ngự lâm quân, tiếng quát tháo vang lừng, rồi nàng giải huyệt đạo cho Lộ Dân Đảm, nhưng vì thời gian quá lâu, Lộ Dân Đảm vẫn chưa thể cử động được. Lữ Tứ Nương vung kiếm dẫn gia đinh của Lộ phủ đánh thốc ra, Đổng Cự Xuyên quát: “Cứ để mặc ả”. Tần Trung Việt bước dấn tới phía trước hai bước, Lữ Tứ Nương phóng ra một ngọn phi đao lướt qua vai y, Tần Trung Việt hoảng đến nỗi thối lui từng bước, lúc này Lữ Tứ Nương đã chạy vào núi Thiên Mục. Trong trận này, Ngự lâm quân tử thương đến mấy chục người, gia đinh Lộ phủ cũng tử thương một nửa.
Đổng Cự Xuyên sai ném những xác chết, bỏ những kẻ bị thương lên ngựa, chỉnh đốn xong địa hình vội vàng lên đường tiếp. Tần Trung Việt vẫn chưa hết hoảng hồn, cứ liền miệng kêu: “Ả này thật lợi hại!” Đổng Cự Xuyên cười nói: “Tần huynh vạn an, qua đến Vu Tiềm, phía trước đã dễ đi hơn. Sẽ có Tuần phủ Triết Giang gánh vác cho chúng ta”. Đi được hai ngày, quả nhiên bình an đến Hàng Châu. Tuần phủ Triết Giang Lý Vệ là đại thần mà Khang Hy tin dùng, tề danh cùng với Tuần phủ Sơn Đông Điền Văn Kính, đều là những quan lớn đương thời. Lý Vệ nghe tin chạy ra nghênh tiếp, thấy đội hình Ngự lâm quân tán loạn, hỏi xong mới kinh hoảng!
Lý Vệ sai thêm cao thủ hộ vệ, bọn Cam Thiên Long, Tần Trung Việt, Đổng Cự Xuyên thay phiên nhau canh bên cạnh Thẩm Tại Khoan. Lúc về già Khang Hy bỏ võ sửa văn, lôi kéo nhân tài trong thiên hạ bởi vậy mới có mật lệnh cho Tuần phủ Lý Vệ, bảo y thẩm vấn phản nghịch, điều đầu tiên là phải buộc y khai ra đồng đảng rồi đến bắt ngay, điều thứ hai là khuyên hai bậc danh nho ở miền Triết Đông là Lữ Bảo Trung và Nghiêm Hồng Quỳ quy hàng, nếu họ không chịu thì cứ áp giải về Bắc Kinh. Nay bọn chúng chẳng bắt được Lữ Bảo Trung và Nghiêm Hồng Quỳ, chỉ bắt được học trò của Lữ Bảo Trung là Thẩm Tại Khoan, Lý Vệ rất thất vọng, nhưng y nghĩ lại, Thẩm Tại Khoan cũng có danh tiếng, chi bằng cứ thẩm vấn chàng ta một phen. Lý Vệ có một đứa con gái tên gọi là Lý Minh Châu được nuông chìu quen thói nên rất ngang ngạnh, nghe nói bắt được một tên thư sinh thiếu niên phản nghịch, thế là tò mò chạy theo cha đòi xem. Lý Vệ mắng: “Việc lớn của triều đình, đàn bà con gái xem làm gì?” Lý Minh Châu đáp: “Con chưa bao giờ thấy phản nghịch, chỉ xem thử có hại gì?” Lý Vệ chỉ đành nói: “Bọn lính canh toàn là đàn ông, con làm sao có thể đi xem thẩm vấn? Không sợ người ta cười là thiên kim của đề đốc mà không biết lễ nghĩa sao?” Lý Minh Châu nói: “Điều này rất dễ”. Rồi nàng vào phòng trong, một lát sau khi bước ra đã mặc đồ đàn ông, đi mấy bước rồi nói: “Con sẽ giả thành thư đồng của cha, khi cha thẩm vấn, con không lên tiếng, ai biết con cải trang”. Lý Vệ vừa buồn cười, vừa bực bội, chỉ đành chấp nhận.
Đêm hôm ấy Lý Vệ dắt con gái vào phòng tù, Thẩm Tại Khoan sau một ngày nghỉ ngơi, tinh thần đã hồi phục. Lý Vệ thấy chàng ta trong cảnh lao tù mà thần thái vẫn rạng rỡ, tướng mạo bất phàm, không khỏi thầm khen, nhủ rằng: “Nhân tài như thế này nếu chịu quy thuận, đường may sẽ rộng mở thênh thang”. Thấy con gái nhìn chàng chăm chăm, trong lòng không khỏi giật mình. Thế rồi nói: “Túc hạ đọc rộng hiểu nhiều, nay Thánh thượng đang cần nhân tài, nếu thúc hạ chịu quy thuận, tránh tà thuyết, theo thánh triều, ắt hẳn sẽ thăng quan tiến chức. Cần chi cứ giữ rịt điều cổ hủ làm việc ngu muội chuốc họa tan nhà nát cửa?” Thẩm Tại Khoan nói: “Phủ đài đại nhân cũng xuất thân từ khoa bảng, thông hiểu chữ nghĩa. Xin hỏi phủ đài đại nhân, tiền bối tài nhân Ngô Mai Thôn thế nào?” Ngô Mai Thôn là tài tử cuối thời Minh, xuất thân bảng nhãn, sau đó quy thuận triều Thanh, làm đến Quốc tử giám tế tửu, Lý Vệ thấy chàng ta nhắc đến Ngô Mai Thôn, lòng thầm mừng: “Té ra y cũng hiểu vài phần đạo lý”. Vì thế mới nói: “Ngô Mai Thôn là tài nhân một đời, hiểu đường sáng, biết đại thế. Ta đang lấy ông ta làm gương”. Thẩm Tại Khoan cười nói: “Vậy sao?” rồi ngâm rằng: “Cố nhân khảng khái đa kỳ tiết. Dị niên trầm ngâm bất đoạn, thảo giang thôn hoạt” Lý Vệ biến sắc, Thẩm Tại Khoan nói: “Tôi muốn hỏi phủ đài, mấy câu từ này của Ngô Mai Thôn giảng thế nào?” té ra đây là bài từ tuyệt mệnh của Ngô Mai Thôn, trong lúc Ngô Mai Thôn bệnh nặng, tự hổ thẹn rằng mình đã thất tiết nên đã viết một bài từ đặt tên là Hạ tân lang.
Bài từ này chan chứa tâm trạng tự trách mình của tác giả. Lý Vệ thì nói đến mặt tốt của Ngô Mai Thôn còn Thẩm Tại Khoan thì như nhắc đến bài từ tuyệt mệnh từ trách mình làm Hán gian của Ngô Mai Thôn, lời lẽ nghe rất mỉa mai, Lý Vệ nghe xong rất lúng túng, hỏi rằng: “Gần đây tiên sinh có tác phẩm gì hay không?” Thẩm Tại Khoan trả lời: “Có, lần này tôi tự thấy sẽ chết, trong đêm qua làm được hai câu: ‘Lục trầm bất tất do hồng thủy, thùy vị thùy châu lý cựu cương?’ nhưng đoạn sau vẫn chưa xong, phủ đài đại nhân tài cao bát đẩu, có thể làm cho vãn sinh một đoạn nữa không?” Lý Vệ nghe giọng điệu của Thẩm Tại Khoan như có ý trách mình, bởi vậy không nói nữa mà phất áo lui ra.
Lui ra khỏi phòng giam, Lý Minh Châu khẽ nói: “Cha, kẻ này có tài, ăn nói cũng lợi hại lắm!” Lý Vệ mặt tái xanh, không thèm để ý đến con gái mà trở về thư phòng viết tấu chương.
Ba ngày sau thống lĩnh Ngự lâm quân Tần Trung Việt đến thỉnh thị, bảo rằng phải áp giải tù phạm về kinh, nhờ ông ta sai người giúp đỡ. Lý Vệ nói: “Ông đến rất đúng lúc, bổn phủ đang muốn chọn vệ sĩ, ba người các ông đều võ công tinh thông, hãy giúp tôi xem thử”. Tần Trung Việt đương nhiên chấp nhận.
Phủ đài chọn vệ sĩ cực kỳ ngặt nghèo, trước tiên phải có người đáng tin cậy tiến cử, sau đó mới tính đến võ công. Đến hôm ấy, Lý Vệ bày tiệc rượu trong luyện võ sảnh, xem các vệ sĩ ứng tuyển. Vì Tần Trung Việt bận canh giữ Thẩm Tại Khoan nên không đến, chỉ có Cam Thiên Long, Đổng Cự Xuyên và hai tổng quản vệ sĩ trong phủ. Trong lần này, từ mười bảy người chọn ra ba người, Lý Vệ bước vào nhìn, thấy có hai hán tử cao lớn, còn một người thì ốm yếu một vàng ệch, thân hình trung bình trông giống như một tên bệnh hoạn.
Lý Vệ nhíu mày hỏi: “Ba người này do ai tiến cử?” tên tì tướng phụ trách việc chọn lựa nói: “Một người là do Tả Phiên Tư tiến cử, tên gọi Vương Phấn, một người là Hàn Chấn Sinh”. Lý Vệ kêu ồ một tiếng, lại nói: “Còn tên mặt vàng ệt ốm yếu kia là ai? Ai tiến cử hắn?” tên tì tướng trả lời: “Đại nhân đã quên rồi sao? Người này là do chính tay đại nhân tiến cử. Đại nhân quả nhiên tinh mắt, công phu của y cũng không tệ! Trong số mười bảy vệ sĩ hầu tuyển, có lẽ y là người giỏi nhất”.
Lý Vệ chưng hửng, mới nhớ lại một chuyện. Một tháng trước, y đã mời mấy gánh hát đến diễn tuồng, mãi nghệ để chúc thọ cho mẫu thân, trong đó có một thiếu nữ diễn rất hay. Con gái của y thấy thế nổi hứng, gọi nàng ta vào nội phủ hỏi han, sau đó còn giữ lại mấy ngày. Lý Vệ tuy không thích con gái qua lại với bọn người giang hồ nhưng nghĩ cũng chẳng hề chi nên chỉ mặc kệ. Hơn mười ngày trước, nàng ta biết việc chọn vệ sĩ, nàng bảo cũng giới thiệu cho một người. Nhớ đến đây, Lý Vệ bất đồ nhìn lại hán tử mặt vàng ốm yếu trước mặt.
Lúc này y đã nhớ hình như hán tử chính là một người trong gánh hát. Hôm ấy Lý Minh Châu bảo cũng giới thiệu cho một người, Lý Vệ hỏi đó là ai, nàng ta bảo là biểu ca của thiếu nữ mãi nghệ. Chắc là người này.
Lý Vệ vẫn còn nhớ con gái mình bảo y là Đường Long nên mới gọi y tới nói: “Đường Long, ngươi chẳng phải diễn tạp kỷ sao, học võ công ở đâu thế?” Đường Long nói: “Tiểu nhân học võ nghệ gia truyền, bất đắc dĩ mới ra giang hồ mãi nghệ”. Lý Vệ nói: “Được, hãy tỉ thí xem sao”.
Ba hồi trống vừa dứt, Lý Vệ nhờ Đổng Cự Xuyên làm chủ khảo, Đổng Cự Xuyên kêu Vương Phấn ra hỏi: “Ngươi luyện loại võ công gì?” Vương Phấn nói: “Tiểu nhân luyện Thiết sa chưởng”. Đổng Cự Xuyên nói: “Được, luyện thử cho ta xem”. Vương Phấn xếp ba chồng gạch lên cái trống đá trước sảnh, y vận công bước tới gần trống đá đột nhiên chém vù xuống một chưởng, đánh vỡ nát chồng gạch thứ nhất. Tổng quản vệ sĩ Hứa Thành nói: “Ngoại công của người này cũng có chút căn cơ”. Vương Phấn lại bước trở về, nói với Đổng Cự Xuyên: “Mỗi chồng gạch có mười viên, bây giơ tôi dùng chưởng lực đánh vỡ một viên trong chồng thứ hai, xin hỏi chủ khảo, muốn tôi đánh vỡ viên nào?” Đổng Cự Xuyên trả lời: “Viên thứ bảy”. Người ấy tiếng: “Tuân lệnh!” rồi bước tới cái trống đá, vỗ xuống một chưởng buông tay nói: “Xin hãy xem thử!” một viên tì tướng dời từng viên gạch ra, dời đến viên thứ bảy, quả nhiên đã vỡ nát, sau khi đã phủi đi, lại thấy viên thứ tám và viên thứ chín không hề suy suyễn. Hứa Thành giơ ngón tay cái nói: “Hay lắm!” Cam Thiên Long cười rằng: “Nội công của người này cũng có căn cơ”. Vương Phấn bước lên, Đổng Cự Xuyên cười nói: “Vậy chồng gạch thứ ba ngươi định làm gì?” Vương Phấn nói: “Sẽ đánh vỡ nát”. Hứa Thành nói: “Chẳng phải ngươi đã thử rồi sao? Hãy làm trò gì mới mẻ hơn”. Vương Phấn bẩm rằng: “Lần này khắc hẳn lần thứ nhất, tổng quản đại nhân, xin mời ngài xem”. Rồi y bước đến gần cái trống đá, hai tay co lại rồi vươn ra, miệng hít mấy hơi rồi nhẹ nhàng vỗ xuống một chưởng, sau đó buông tay nhảy ra, chồng gạch vẫn còn nguyên, Hứa Thành thấy ngạc nhiên, Đổng Cự Xuyên gật đầu nói: “Tốt lắm!” rồi bảo Hứa Thành lấy tay sờ xem sao, Hứa Thành vừa chạm tay vào chồng gạch đã đổ xuống, dưới đất toàn là bột. Té ra chồng gạch đã bị Vương Phấn dùng nội lực đánh nát như đậu hũ. Hứa Thành cả kinh, cảm thấy công lực của Vương Phấn còn hơn cả mình. Đổng Cự Xuyên cười nói với Lý Vệ: “Thiết sa chưởng của người này cũng được tám phần hỏa hầu, có thể chọn”. Vì thế kêu Hàn Chấn Sinh bước lên.
Đổng Cự Xuyên hỏi Hàn Chấn Sinh: “Ngươi luyện võ công gì?” Hàn Chấn Sinh nói: “Tôi luyện công phu cung mã, chú trọng thái kình hạ bàn”. Đổng Cự Xuyên nói: “Được, ta sẽ xem thái kình hạ bàn của ngươi”. Hàn Chấn Sinh bảo người đem tới hai mươi bao cát, mỗi bao cát nặng hai trăm cân, xếp mỗi chồng mười bao. Hàn Chấn Sinh nói: “Tôi có thể tung cước đá bất cứ bao nào bay lên”. Đổng Cự Xuyên nói: “Được, vậy ngươi hãy đá bao thứ tư ở chồng thứ nhất, bao thứ sáu ở chồng thứ hai”. Hàn Chấn Sinh bảo người ghi ký hiệu rồi từ xa chạy đến hai chồng bao cát, chưa đến gần đột nhiên tung ra mấy cú đá liên hoàn, hai bao cát bay lên đến năm sáu trượng, xem lại quả nhiên là bao thứ tư trong chồng thứ nhất và bao thứ sáu trong chồng thứ hai. Đổng Cự Xuyên kêu y lại hỏi: “Còn có công phu gì khác không?” Hàn Chấn Sinh nói: “Ngoài ra còn có công phu Cung mã”. Lý Vệ bảo y thử xem, y liên tục bẻ gãy năm cây cung ngũ thạch, lại bắn ba mũi tên liên tiếp trúng hồng tâm. Lý Vệ nói: “Người này là tướng tài có thể xung phong trận mạc”. Đổng Cự Xuyên cười: “Y là con nhà thế tộc Ba Đồ Lỗ, công phu cung mã đương nhiên phải luyện thành thục. Luận về bản lĩnh thật sự, y chẳng bằng Vương Phấn. Đại nhân có thể để y cầm quân”. Cuối cùng gọi Đường Long lên, hỏi: “Ngươi luyện công phu gì?” Đường Long nói: “Tôi chẳng luyện công phu gì cả”. Lý Vệ nói: “Vậy ngươi có sở trường gì?” Đường Long bẩm rằng: “Sở trường của tôi là chịu đánh”. Lý Vệ chưng hửng, đang định mắng, Đổng Cự Xuyên cười nói: “Vậy ngươi sẽ luyện công phu chịu đánh! Luyện như thế nào?” Đường Long nói: “Bảo hai người họ, một người dùng chưởng đánh tôi, một người dùng chân đá tôi, tôi quyết không trả đòn”. Lý Vệ và Cam Thiên Long đều thất kinh, Vương Phấn và Hàn Chấn Sinh, một người có thể vung chưởng đánh nát gạch, một người có thể tung cước đá bay bao cát, thế mà y dám chịu đòn của hai người này đúng là hoang đường, Đổng Cự Xuyên phẫy tay nói: “Được, hãy thử xem sao!” Đường Long nhảy ra giữa sân, buông tay đứng đợi, Vương Phấn vỗ vù hai chưởng vào ngực của y, Hàn Chấn Sinh cũng liên tục tung cước đá vào hạ bàn của y. Nói thì chậm, sự việc diễn ra rất nhanh, chỉ nghe hai tiếng bốp bốp vang kên, Vương Phấn bị chấn động bay ra hơn một trượng, vẫn còn có thể đứng vững nổi, Hàn Chấn Sinh càng thảm hơn, y té soài xuống đất chẳng thể nhúc nhích nổi! Đổng Cự Xuyên vội bước ra, đỡ Hàn Chấn Sinh lên, chỉ thấy hai chân của y sưng tấy, Đường Long bước tới, nói: “Đắc tội!” rồi xoa lên chân của Hàn Chấn Sinh, nói: “Huynh đài cứ về nằm nghỉ ba ngày tự nhiên sẽ hết”. Rồi nói với Đổng Cự Xuyên: “Chủ khảo đại nhân, tôi chịu đánh như thế có được chưa?” Đổng Cự Xuyên nói: “Ngươi chờ một lát, ta hỏi phủ đài đại nhân”. Đổng Cự Xuyên cúi đầu suy nghĩ bước về chỗ ngồi. Lý Vệ đã kinh hãi đến trợn mắt há mồm. Khi Đổng Cự Xuyên quay về mời vội vàng hỏi: “Tên Đường Long ấy có yêu pháp gì không?” Đổng Cự Xuyên giật mình, nói: “Người này là do đại nhân tiến cử, xin đại nhân cho biết lai lịch của y”. Cam Thiên Long chen vào: “Y luyện công phu thượng thừa Triêm Y thập bát điệt! Bình sinh tôi đã thấy ba người luyện môn công phu này. Một người là Liễu Ân hòa thượng, một người là Thiên Diệp Tản Nhân, một người là Cáp Bố Đà tổng quản Huyết Trích Tử, giờ đây có thêm y là bốn”. Lý Vệ cả kinh, nói: “Ta không biết lai lịch của người này”. Đổng Cự Xuyên nói:“Vậy đại nhân tại sao tiến cử y?” Lý Vệ đỏ mặt, chỉ đành kể mọi chuyện ra, Đổng Cự Xuyên trầm tư không nói.
Lý Vệ nói: “Có gì không ổn?” Đổng Cự Xuyên trả lời: “Người này là dị nhân phong trần, tại sao y lại chịu làm vệ sĩ cho phủ nha?” Lý Vệ nghe thế trong lòng không vui, thầm nghĩ mình là đại thần được Hoàng đế tin dùng, là quan lớn của một tỉnh, làm vệ sĩ cho mình có gì thiệt thòi. Bởi vậy y mới nói: “Hiện nay Thánh thượng ngồi trên ngai vàng, Bốn biển yên bình, kỳ tài xuất hiện, bậc tài trí đương nhiên muốn xuất đầu lộ diện. Y đã là dị nhân phong trần, vậy đương nhiên phải ưu đãi y”. Tế rồi bảo Đường Long tới, đích thân rót cho ba chén rượu mời y uống. Đường Long nhận chén rượu trong tay Lý Vệ, đột nhiên lật cổ tay chộp lấy mạch môn của Lý Vệ giở lên, Cam Thiên Long rút trường kiếm đâm hai nhát vào bối tâm của y, những động tác ấy đều nhanh như điện chớp lửa xẹt, Đường Long trở tay trái đánh lại một chưởng, gạt rơi thanh kiếm của Cam Thiên Long, giở Lý Vệ quay một vòng, quát lớn: “Giang Nam đại hiệp Cam Phụng Trì ở đây, ai dám đến?”
Đổng Cự Xuyên kinh hãi, Cam Phụng Trì danh lừng hai miền Nam Bắc, tiếng tăm còn hơn cả Liễu Ân! Đổng Cự Xuyên đã từng nghe nói đến chàng ta, tại sao không nhận ra? Bọn vệ sĩ ùa tới nhưng ném chuột sợ bể đồ, không dám tiến tới gần. Vệ sĩ tổng quản Hứa Thành nói: “Nhà ngươi mạo danh Cam đại hiệp làm gì?” Đường Long giơ ống tay áo lên lau mặt, lập tức dung mạo thay đổi. Tám năm trước Hứa Thành đã từng gặp Cam Phụng Trì, lúc này nhận ra chàng ta, không khỏi luống cuống chân tay, vái dài nói: “Cam đại hiệp, tiểu nhân không biết ngài đến tỉnh thành, đã không nghênh đón từ xa, chả trách nào ngài nổi cáu. Mong ngài giơ cao quý thủ buông tệ chủ nhân xuống, tiểu nhân xin dập đầu”.
Cam Phụng Trì cười lạnh hì hì, lớn giọng quát: “Ai thèm nổi cáu với tên chó săn nhà ngươi, các ngươi hãy thả Thẩm Tại Khoan ra. Chúng ta một người đổi một người, nếu không ta vặn gãy cổ phủ đài đại nhân của các ngươi”. Hứa Thành nói: “Bẩm Cam đại hiệp, Thẩm Tại Khoan là do triều đình sai người bắt sống, không liên quan đến phủ đài đại nhân chúng tôi”. Cam Phụng Trì lại xoay Lý Vệ một vòng, trừng mắt nhìn Đổng Cự Xuyên nói: “Ồ, cao thủ phái Hình ý cũng trở thành thị vệ trong cung, thất kính, thất kính. Các ngươi tuy phụng chỉ bắt khâm phạm nhưng có lẽ cũng nên biết rằng, Lý Vệ là đại thần được Hoàng đế tin dùng, trong lòng Hoàng đế, Lý Vệ nặng ký hơn Thẩm Tại Khoan nhiều, đổi một tổng đốc với một thư sinh tay không tấc sắt, các ngươi cũng không thiệt thòi. Nếu không có mặt các ngươi ở đây mà ta giết đại thần, các ngươi dù lập công lớn bao nhiêu, Hoàng đế cũng trách tội, các ngươi hãy suy nghĩ kỹ đi”.
Đổng Cự Xuyên chớp mắt, khảng khái nói: “Được, Cam Phụng Trì, chúng ta sẽ thực hiện cuộc giao dịch này. Quân tử nói một lời xe bốn ngựa khó đuổi, ta trả Thẩm Tại Khoan cho ngươi, ngươi cũng không được động đến một sợi tóc của phủ đài đại nhân”. Cam Phụng Trì nói: “Đương nhiên”. Đổng Cự Xuyên kéo Hứa Thành bỏ chạy, Cam Thiên Long lúng túng, thầm nhủ: “Sao đại ca lại tự tiện chấp nhận, sau này biết ăn nói thế nào!”
Đổng Cự Xuyên kéo Hứa Thành chạy như bay, Hứa Thành cũng ngạc nhiên chẳng hiểu gì cả. Đổng Cự Xuyên thì thầm: “Hứa tổng quản, hãy tìm Lý tiểu thư, bảo rằng đại nhân sai ông đi mời nàng, đừng nói là đại nhân bị Cam Phụng Trì bắt”. Hứa Thành không hiểu dụng ý nhưng cũng chấp nhận. Một hồi sau quả nhiên Lý Minh Châu bước ra. Sau rèm còn có một nàng thiếu nữ.
Chính là:
Đổ mưa lật mây, liễu rậm hoa thưa.
Muốn biết sau đó thế nào, mời xem hồi sau sẽ rõ.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.