Chương 18: Nghi mưa nghi gió nói dối kể chuyện xưa Nửa thật nửa ảo có ý dò chuyện trước
Lương Vũ Sinh
02/10/2013
Ngư Nương mỉm cười bước tới nắm tay Lữ Tứ Nương: “Tỷ tỷ, không ngờ tỷ tỷ xinh đẹp như thiên tiên mà võ công lợi hại đến thế!” Lữ Tứ Nương cười nói: “Nếu không nhờ muội đánh úp thuyền của tên ác tặc, không biết trận đấu này sẽ ra sao!”
Lúc này Bạch Thái Quan đã bôi thuốc kim sang cho Xa Đỉnh Phong, Xa Đỉnh Phong hé mắt, mặt vàng ệch. Cam Phụng Trì tức giận nói: “Ả này ra tay thật độc ác!” Lữ Tứ Nương bước tới nói: “May mà khí lực của nàng ta còn kém, chỉ gãy một xương sườn”. Cam Phụng Trì giỏi thuật tiếp gân nối xương, trước tiên sửa khớp cho ông ta, sau đó mới băng bó lại. Một hồi sau, Xa Đỉnh Phong dần dần hồi phục tinh thần, ông ta mở mắt, khẽ gật đầu tỏ ý cảm tạ. Lữ Tứ Nương nói: “Ông hãy nằm nghỉ một lát”. Xa Đỉnh Phong thều thào nói: “Xin hỏi ân công cao tính đại danh?” Lữ Tứ Nương cười nói: “Tiên tổ họ Lữ, tên hiệu là Vãn Thôn, lão trượng có quen biết không?” Xa Đỉnh Phong kêu ối chao một tiếng nói: “Có phải ân công là công tử của tiên sinh Bảo Trung hay không? Năm xưa tôi tuy không phải là môn nhân nhưng cũng từng được lệnh tổ chỉ điểm”. Ông ta gắng gượng toan ngồi dậy bái tạ. Lữ Tứ Nương vội vàng đỡ ông ta nằm xuống, nói: “Lão trượng là trưởng bối của tôi, y nhân thường nhắc tới, xin đừng khách sáo”. Xa Đỉnh Phong vẫn còn đau, thấy Lữ Tứ Nương coi ông ta như bậc trưởng bối nên cũng đành thôi. Cam Phụng Trì nói: “Thiếu niên đi cùng lão trượng là ai?” Xa Đỉnh Phong nhìn Cam Phụng Trì rồi nói: “Y... y...” Lữ Tứ Nương biết ông ta e ngại, nói: “Đây là sư huynh của tôi”. Xa Đỉnh Phong rùng mình, chợt nhớ Lữ Bảo Trung không có con trai, định thần nhìn lại Lữ Tứ Nương một hồi rồi nói: “Xin thứ cho tôi mạo muội, tôi nhớ Bảo Trung tiên chỉ có một người con gái tên gọi Oanh nhi, không biết có đi cùng thế huynh hay không?” Lữ Tứ Nương mỉm cười tháo khăn xuống, nói: “Không dám giấu gì, Lữ Oanh là tôi”. Xa Đỉnh Phong cả mừng nói: “Từ lâu đã nghe nữ hiệp có tuyệt thế võ công, hôm nay được gặp quả nhiên không sai. Ở dưới suối vàng lệnh tôn cũng được nhắm mắt”. Lữ Tứ Nương nghe ông ta nhắc đến cha mình bất giác rơi nước mắt. Xa Đỉnh Phong lại nói: “Còn đây có phải là người trong Giang Nam thất hiệp không?” Lữ Tứ Nương nói: “Đây là thất sư huynh Cam Phụng Trì”. Xa Đỉnh Phong mừng rỡ, chống tay nhổm dậy nói: “Không ngờ lại gặp Giang Nam đại hiệp ở đây!” vì vui mừng quá độ nên chợt kêu ối chao một tiếng rồi ngất đi.
Một lát sau Xa Đỉnh Phong vẫn chưa tỉnh dậy, mọi người về phòng nghỉ ngơi, ăn cơm tối xong, Lữ Tứ Nương, Cam Phụng Trì và Bạch Thái Quan ngồi lại bàn bạc, Lữ Tứ Nương nói: “Việc không thể chậm trễ, hôm nay muội muốn dò thám một phen”.
Bạch Thái Quan nói: “Vậy cứ để Ngư Nương canh giữ ở đây, chúng ta cùng đi”. Cam Phụng Trì nghĩ ngợi nói: “Người đông trái lại sẽ đánh cỏ động rắn. Chi bằng cứ để một mình bát muội đi trước, sau khi tìm ra hư thực chúng ta lại sẽ đi bước tiếp theo cũng không muộn!” té ra Cam Phụng Trì vì sợ Liễu Ân đang ở phủ nha, mà khinh công của Lữ Tứ Nương lại trác tuyệt, dù y có biết cũng chẳng làm gì được nàng. Bạch Thái Quan nghĩ ngợi cũng hiểu ý của Cam Phụng Trì nên không nói gì thêm.
Lữ Tứ Nương ăn cơm tối xong, ngủ một giấc ngắn, nghe tiếng trống điểm canh ba mới thức dậy, thay bộ đồ dạ hành màu đen, lướt người ra khỏi cửa sổ. Sau khi ra khỏi khách sạn, Lữ Tứ Nương chạy như làn khói vào trong thành. Đến phủ nha, nàng nhảy vào hậu viên, trong khi bọn chúng chẳng phát hiện ra nàng.
Hậu viên nối liền với nội thất của phủ nha, Lữ Tứ Nương phóng lên mái nhà, thầm nhủ: “Tìm Lý Minh Châu hỏi thử xem”. Chợt thấy ở mái nhà đằng xa có một bóng người lướt tới, Lữ Tứ Nương thầm cười: “Không ngờ có người đồng đạo, xem thử y là ai?” nàng phóng người lướt theo sau lưng người ấy, được một đoạn nàng búng hai ngón tay vào nhau đánh tách một tiếng, rồi vội vàng nhảy tránh qua một bên, người ấy quay đầu lại, dưới ánh trăng hạ huyền tuy không rõ ràng nhưng Lữ Tứ Nương có thể nhìn thấy đó chính là chàng Lý công tử đã gặp ban ngày. Chàng ta quay đầu lại, không thấy bóng người, rất ngạc nhiên nên phóng người vào nội viện.
Lữ Tứ Nương bám theo chàng ta nhẹ nhàng nhảy xuống, trong phòng chợt có hai ả nha đầu bước ra, chàng Lý công tử ấy nấp sau một gốc cây, Lữ Tứ Nương lại nhún người phóng vọt lên xà ngang, chỉ nghe một ả nha đầu nói: “Tiểu thư và sư phụ đã qua bên ấy, nghe nói là đi gặp Bảo quốc thiền sư gì đó, tỷ không cần bưng tổ yến đường phèn lên nữa”. Một người nói: “Nhưng thiếu nữ ấy lại cần. Hừ, không biết ả là thiên kim nhà đại phú đại quý gì mà cả tổ yến của tiểu thư chúng ta cũng chê dở, bảo là không bằng ở nhà ả!” hai ả nha đầu ca cẩm một lúc rồi đi ra ngoài.
Lữ Tứ Nương không màng theo chàng Lý công tử ấy nữa mà phóng lướt về phía trước mặt hai ả nha đầu, chợt thấy thiếu phụ áo xanh và Liễu Ân đi tới, Lữ Tứ Nương cả kinh, nằm phục trên mái nhà không dám động đậy, Liễu Ân và thiếu phụ bước vào phòng, căn phòng này nằm ở bên dưới nàng. Lữ Tứ Nương nhẹ nhàng đẩy mái ngói ra nhìn xuống, Liễu Ân vừa bước vào, chợt nghe thiếu phụ gằng giọng nói: “Hừ, Lữ Tứ Nương!” Liễu Ân trợn mắt hỏi: “Lữ Tứ Nương thế nào?”
Thiếu phụ áo xanh nói: “Bảo quốc thiền sư, sao ông lại dung túng sư muội như thế?” Liễu Ân hừ một tiếng, không thể nói ra lời. Thiếu phụ lại nói: “Chả lẽ chẳng có tên sư đệ nào nghe lời ông?” Liễu Ân tức giận nói: “Không có bọn chúng cũng được”. Ngừng một hồi rồi lại tiếp: “Chắc bà đã hiểu ý của tôi rồi chứ?” Thiếu phụ nói: “Không phải ông đem mật thư của Tứ bối lạc đến cho Lý đại nhân sao?” Liễu Ân nói: “Ngoài ra còn có ba việc”. Thiếu phụ nói: “Xin nói”. Liễu Ân nói: “Việc thứ nhất, Lộ Dân Đảm tuy đã đắc tội với đại nhân nhà bà nhưng đó là sư đệ của tôi, phải do tôi xử trí”. Thiếu phụ cười nói: “Vốn là như thế, nhưng cũng không tiện lắm. Y bị nhốt ở gian phòng này, lát nữa ông vào mật thất sẽ biết ngay”. Liễu Ân nhíu mày: “Ai canh giữ y?” Thiếu phụ nói: “Là Lý tiểu thư của chúng tôi!” lúc này Lữ Tứ Nương mới hiểu ra tại sao thiếu phụ lại dắt Liễu Ân vào nơi này, té ra Lộ Dân Đảm bị nhốt ở đây.
Lữ Tứ Nương ngưng thần lắng nghe, chỉ nghe Liễu Ân hừ một tiếng nói: “Đồ đệ của bà thật vô sỉ!” thiếu phụ mặt biến sắc, nói: “Bảo quốc thiền sư, ông không được mắng bừa như thế! Chả lẽ đồ đệ của tôi không xứng với sư đệ của ông?” Liễu Ân nói: “Việc này phải do ta làm chủ”. Thiếu phụ chợt cười nói: “Không cần ông nôn nóng, tôi thấy họ đã quyết định chuyện chung thân. Sư đệ của ông lúc đầu vẫn còn cứng cỏi, chẳng hề màng đến tiểu thư của chúng tôi nhưng giờ đây đã cười nói thân mật tựa như một cặp tiểu phu thê!” Liễu Ân nói: “Được, dù họ có thành thân, Dân Đảm cũng phải theo tôi đến kinh thành”. Thiếu phụ nói: “Chỉ cần ông có thể thuyết phục y, tôi y ăn nói rất bất kính với ông!” Liễu Ân cả giận, vỗ bốp lên cái bàn, nói: “Y dám như thế!” Thiếu phụ vội vàng nói: “Bảo quốc thiền sư bớt giận, dù sao sư đệ của ông cũng không chạy thoát nổi, ông có thể từ từ dạy dỗ y. Xin hỏi điều thứ hai?”
Sắc mặc của Liễu Ân hơi giãn ra, y chợt cười nói: “Đại tẩu, Hàn đại ca đã gặp bà chưa?” Thiếu phụ nói: “Đã gặp!” Liễu Ân nói: “Các người đã gây nhau mười năm, vợ chồng già cũng nên hòa giải đi thôi”. Thiếu phụ nói: “Ông lại làm thuyết khách cho y?” Liễu Ân nheo mắt cười nói: “Có những chuyện phong lưu vốn chỉ là trò đùa, qua rồi thì xong, đại tẩu, tẩu nói có phải không?” Thiếu phụ hừ một tiếng nói: “Chẳng đàng tử tế gì cả. Chuyện thứ ba?”
Lúc này Lữ Tứ Nương mới biết thiếu phụ lạ vợ của Hàn Trọng Sơn, thầm nhủ: “Mụ ta quả thật biết giữ nhan sắc, trông chỉ như người hơn bốn mươi tuổi”. Nàng từng nghe sư phụ nói: “Hàn Trọng Sơn là sư huynh của Thiên Diệp Tản Nhân, hai sư huynh đệ đều có sở trường, chưởng lực của Thiên Diệp có thể nói là một trong năm người giỏi nhất võ lâm hiện nay; còn ám khí của Hàn Trọng Sơn có thể xếp vào ba người giỏi nhất”. Thiếu phụ áo xanh này chính là Diệp Hoành Ba, vợ của Hàn Trọng Sơn, võ công của mụ cũng rất cao cường. Chả trách nào Cam Phụng Trì cũng chỉ có thể đánh ngang tay với mụ.
Liễu Ân ngập ngừng rồi nói: “Còn đứa bé gái kia? Bảo ả về theo tôi!” Thiếu phụ nói: “Ta đã nhận ả làm nghĩa nữ!” Liễu Ân nói: “Đại tẩu lại đùa rồi, tôi phải dẫn ả đi cho bằng được!” thiếu phụ nói: “Sao ả lại một mình rời khỏi Bắc Kinh?” Liễu Ân nói: “Bà đừng lo chuyện bao đồng, tóm lại là phải trả ả cho tôi”.
Thiếu phụ có vẻ rất không vui, hỏi: “Chừng nào ông về kinh?” Liễu Ân nói: “Ngày mốt”. Thiếu phụ nói: “Vậy ông không màng đến Lữ Tứ Nương? Ả cũng là khâm phạm”. Liễu Ân thầm nhủ: “Lữ Tứ Nương, Cam Phụng Trì, Bạch Thái Quan là ba người võ công cao nhất, nếu mình và Diệp Hoành Ba cự với bọn chúng, e rằng không nắm chắc nổi phần thắng”. Thế rồi trầm ngâm, chợt nói: “Hàn đại ca sắp đến đây phải không?” Thiếu phụ nói: “Việc gì đến tôi?” Liễu Ân nói: “Nếu phu phụ tẩu đồng tâm hợp lực, vậy tôi sẽ bắt Cam Phụng Trì để tẩu hả cơn giận”. Thiếu phụ nói: “Được thôi, ông ở lại thêm hai ngày nữa, đợi lão quỷ ấy đến rồi tính tiếp. Tôi cũng không nỡ rời Yến nhi!”
Liễu Ân chợt nghiêm mặt, nói: “Giờ bà hãy gọi ả đến đây, tôi có chuyện hỏi ả”. Thiếu phụ tỏ vẻ ái ngại, chạy ra ngoài vỗ ba tiếng, chúm môi huýt một tiếng sáo dài, lát sau, có thiếu nữ không biết từ góc nào chạy ra, thiếu phụ nắm tay nàng, nói: “Có quý khách muốn gặp con”. Thiếu nữ ấy bĩu môi nói: “Con không gặp Bảo quốc thiền sư”. Thiếu phụ đẩy nàng vào phòng, trách: “Không nên vô lễ như thế”.
Thiếu nữ thấy Liễu Ân, tựa như rất e sợ, Liễu Ân vẫy tay: “Đến đây!” thiếu nữ lắc đầu nói: “Không!” Liễu Ân nổi sùng nói: “Ngươi vẫn ngang ngạnh, bọn họ cứ chìu ngươi đến hư mất!” thiếu nữ chợt nói: “Tứ bối lạc bảo tôi không cần nghe lời ông. Đừng gần gũi ông”. Liễu Ân nhảy dựng lên: “Cái gì? Ngươi nói bậy!” thiếu nữ cười nói: “Người nói ông là một dâm tăng, này, đại sư phụ, dâm tăng là gì thế?” sắc mặt của Liễu Ân lúc xanh lúc đỏ, không biết có phải Tứ bối lạc đã nói như thế hay không.
Lữ Tứ Nương nghe vừa tức vừa buồn cười, tức là vì sư phụ của mình được người trong võ lâm kêu là Thần ni, thế mà có một đệ tử mang danh dâm tăng, nếu sư phụ ở dưới chính suối mà biết cũng không nhắm mắt; buồn cười là vì Liễu Ân làm ra vẻ nghiêm nghị trước mặt một đứa bé gái, bị nó mắng như thế mà chẳng làm gì được. Lúc đó, chợt bên ngoài có một bóng người lướt tới, nấp ở góc tối, kề tai vào vách tường nghe lén. Lữ Tứ Nương thầm nhủ: “Ồ, y cũng đến đây, thật là lớn gan!” người đó chính là Lý công tử.
Thiếu nữ lại nói: “Tôi ở trong cung buồn bực, ra ngoài rong chơi, các người làm gì mà căng thẳng đến thế, ngày mai tự tôi sẽ trở về”. Liễu Ân nói: “Tứ bối lạc bảo ngươi cùng về với ta”. Thiếu nữ nói: “Người nói có thật không?” Liễu Ân bực dọc nói: “Ngươi cứ nói càn nữa ta vả vào mặt”. Rồi đứng dậy, đưa bàn tay to bè toan vả nàng. Thiếu phụ áo xanh chợt cản: “Bảo quốc thiền sư, đừng nóng nảy, nó sợ thì sao?” thiếu nữ vụt chạy ra ngoài. Chàng Lý công tử lướt ra đuổi theo!
Liễu Ân kêu lớn: “Có trộm!” rồi phóng vọt người đuổi theo. Lữ Tứ Nương biết Lý công tử không phải là đối thủ của chàng, chỉ trong chớp mắt, Liễu Ân đã lướt qua hai mái nhà, thiếu phụ áo xanh cũng đuổi theo, Lữ Tứ Nương nhún người lướt qua một gian nhà, kêu lớn: “Liễu Ân, ngươi có dám tử chiến với ta không?” Liễu Ân cả kinh, đột nhiên thu bước, xoay người lại, Lữ Tứ Nương vung hai tay lên, sáu mũi trủy thủ sáng loáng bay về phía Liễu Ân.
Trừ Liễu Ân, các đệ tử của Độc tý thần ni đều luyện ám khí độc môn, như Bạch Thái Quan luyện Mai Hoa châm, Cam Phụng Trì và Lữ Tứ Nương luyện phi đao, phi đao của Lữ Tứ Nương lại khác với Cam Phụng Trì, ngoại trừ ngắn hơn của Cam Phụng Trì, chui đao trống rỗng, khi phóng ra phát tiếng kêu u u nghe kinh tâm động phách! Liễu Ân múa tít cây thiền trượng, đánh rơi bảy mũi phi đao, tiếng kêu quái dị của phi đao cũng khiến cho y thấy bồn chồn. Khi tinh thần Liễu Ân bất định, Lữ Tứ Nương thi triển khinh công lướt vù qua người y, rồi nàng quay đầu lại phóng ra sáu mũi phi đao, đến khi Liễu Ân đã đánh rơi toàn bộ số phi đao, Lữ Tứ Nương đã nhảy ra khỏi phủ nha. Liễu Ân biết không đuổi theo kịp, thế là nhảy xuống trở lại. Thiếu phụ nói: “Bảo quốc thiền sư, Yến nhi đâu?” Liễu Ân nói: “Cũng đi rồi!” thiếu phụ nói: “Sao không đuổi theo?” Liễu Ân nổi sùng nói: “Bà tự đuổi theo! Con nha đầu này lớn gan như thế, té ra là ả tiện tì Lữ Tứ Nương ngầm giúp”. Thiếu phụ áo xanh nghe nói là Lữ Tứ Nương, một mình làm sao dám đuổi theo?
Lữ Tứ Nương nhảy ra khỏi phủ nha, vọt lên nhà dân, nàng đưa mắt nhìn xung quanh, chỉ thấy gốc Tây bắc có một bóng đen chạy nhanh như ngựa, phóng thẳng ra thành, trước bóng đen, thấp thoáng có một chấm đen lướt đi như sao xẹt. Lữ Tứ Nương biết chấm đen này chính là thiếu nữ, bóng đen ở phía sau có lẽ là chàng thiếu niên ấy. Khi bóng đen chạy ra khỏi thành, Lữ Tứ Nương mới phóng người đuổi theo, đuổi được một chốc, bóng đen dần dần hiện rõ, Lữ Tứ Nương mới chậm bước. Khinh công của chàng thiếu niên cũng coi như thuộc hàng đệ nhất lưu, thế nhưng Lữ Tứ Nương đuổi theo sau lưng chàng ta, chàng ta chẳng hề hay biết!
Thiếu niên đã chạy đến bờ Tây của Tây Hồ, chàng ta chợt phóng lên một ngọn núi cao ven hồ, ngọn núi này tên gọi là Cát Lĩnh, nằm ở giữa núi Bảo Thạch và dãy Tây Hồ, tương truyền thời xưa Cát Hồng đã từng luyện đan trên núi, bởi vậy người đời sau mới gọi là Cát Lĩnh. Lúc này thiếu nữ đã chạy lên núi, chàng thiếu niên đuổi theo sau, chỉ thấy quái thạch lô nhô, nàng thiếu nữ đã biến mất, chàng thiếu niên kêu lớn: “Anh muội, Anh muội!” chỉ có âm thanh vang vọng chứ không nghe có ai trả lời.
Chàng thiếu nữ lại kêu hai tiếng, chợt nghe có người cười ở sau lưng: “Người ta không nhận ngươi, ngươi còn gọi làm gì?” chàng thiếu niên cả kinh, không dám quay đầu lại, nhảy ngang qua ba bước, rút thanh kiếm ra rồi mới xoay người. Lữ Tứ Nương cười nói: “Chúc mừng các hạ, hôm nay nạn lớn không chết, sau này sẽ có phước”. Chàng thiếu niên nhận ra đó là Lữ Tứ Nương, nổi lòng nghi ngờ quát: “Đêm hôm khuya khoắt ngươi theo dõi ta có ý gì?” té ra ban ngày khi ở trong quán trà, chàng ta đã thấy Lữ Tứ Nương chào Xa Đỉnh Phong, không biết nàng cứu người, nghi nàng cùng một giuộc với người đàn bà áo xanh. Đến khi Lữ Tứ Nương và Cam Phụng Trì ác đấu với Liễu Ân trên mặt hồ, chàng ta đã rơi xuống nước, nên không đoán được Lữ Tứ Nương là địch hay bạn.
Vốn là Lữ Tứ Nương chỉ cần nói cho rõ ràng thì sẽ chẳng có chuyện gì. Nhưng nàng mang thù nước nợ nhà, không thể không cẩn thận, chàng thiếu niên này trông không phải người xấu nhưng dẫu sao cũng là kẻ lạ, Lữ Tứ Nương không muốn tỏ thân phận cho chàng biết. Chàng thiếu niên thấy nàng không đáp, giận dữ nói: “Ngươi rốt cuộc là bằng hữu phương nào, ta với ngươi không quen biết, tại sao ngươi lo chuyện bao đồng?”
Lữ Tứ Nương thầm nhớ đến thân pháp quái dị của chàng thiếu niên, nhủ rằng: “Mình phải thử bản lĩnh của y xem sao”. Rồi giả vờ lạnh lùng cười: “Ngươi và Xa lão đầu có quan hệ gì?” thiếu niên chợt biến sắc, hừ một tiếng nói: “Uổng cho ngươi có thân thủ thế này mà đành làm ưng khuyển!” rồi chàng ta lắc vai đấm tới một kiếm. Lữ Tứ Nương lách qua, rút phắt thanh kiếm cười nói: “Ngươi là đệ tử của ai?” chàng thiếu niên đâm soạt soạt hai nhát, hiếm hóc lạ thường, lớn giọng nói: “Có nói ra ngươi cũng chẳng biết!” hình như chàng rất tự phụ về mặt kiếm pháp. Lữ Tứ Nương thầm cười, nhủ rằng: “Có kiếm pháp của nhà nào mà ta không biết? Chỉ cần ngươi dùng đúng mười chiêu, ta sẽ nói chẳng sai”.
Chàng thiếu niên vẫy thanh kiếm đánh gấp lên, lại chém xéo một kiếm vào eo Lữ Tứ Nương. Lữ Tứ Nương không né tránh nữa, đã nhận ra chiêu này chính là Khổng Tước Tước Linh của phái Võ Đang, vì thế nàng giơ ngang kiếm đè xuống, thi triển chiêu thức Đảo Chuyển Âm Dương trong Huyền Nữ kiếm pháp, thế rồi nâng kiếm lên, tưởng rằng chàng thiếu niên chắc chắn sẽ rút kiếm; nào ngờ chiêu số của chàng ta rất quái lạ, thấy Lữ Tứ Nương đè kiếm xuống thì đột nhiên vẫy thanh kiếm chém ngược trở ra! Lữ Tứ Nương suýt nữa đã trúng đòn, may mà kiếm pháp của nàng đã đến mức lư hỏa thuần thanh, thế là nàng xoáy thanh kiếm, lập tức hóa giải chiêu thức của kẻ địch, chàng thiếu niên nhảy ra hai bước, trở người đánh lại một chiêu, chiêu kiếm này rõ ràng là Phụng hoàng triển xí của phái Tung Dương, kiếm thế lẽ ra từ trái sang phải, Lữ Tứ Nương thông hiểu kiếm pháp các nhà, nàng hơi lắc người đã chặn phía bên trái, không ngờ chàng thiếu niên đánh kiếm nửa chừng đột nhiên thay đổi đâm thẳng vai phải, Lữ Tứ Nương rút kiếm không kịp, đành phải nhờ khinh công tuyệt đỉnh vặn người, né tránh nhát kiếm ấy nhanh như điện chớp.
Lữ Tứ Nương rất kinh ngạc, kiếm chiêu của nàng thiếu niên rất quái dị, đúng là nàng chưa từng thấy bao giờ, thế là vội vàng thi triển ba mươi sáu đường Liên Hoàn kiếm pháp hộ thân trong Huyền Nữ kiếm pháp ra, thanh bảo kiếm múa thành một vòng tròn đầu đuôi nối tiếp nhau, giọt nước không lọt vào. Khi phòng thủ, đôi lúc nàng cũng đánh vài chiêu tấn công, chàng thiếu niên múa kiếm đánh tới như giông bão, đôi bên phá giải hơn ba mươi chiêu, Lữ Tứ Nương vẫn chưa nhìn ra chiêu số của đối phương!
Kiếm pháp của chàng thiếu niên tuy quái dị nhưng Lữ Tứ Nương sử dụng kiếm thuật chính tông, tinh diệu vô cùng, tuy trong nhất thời không dò ra được lộ số của đối phương, không giám phóng tay tấn công nhưng muốn ứng phó vẫn còn dư.
Lữ Tứ Nương không biết rằng, chàng thiếu niên càng nôn nóng hơn nàng. Nàng không dò được lộ số của chàng, chàng cũng không biết lộ số của nàng, chỉ cảm thấy kiếm pháp của Lữ Tứ Nương tinh vi ảo diệu, tựa như rất giống Thiên Sơn kiếm pháp. Lại thêm công lực của Lữ Tứ Nương cao hơn chàng, đấu được đến khoảng năm mươi chiêu, chàng đã đỏ mặt thở hơi dồn dập, còn Lữ Tứ Nương vẫn khí định thần nhàn!
Chàng thiếu niên nôn nóng, thi triển kiếm chiêu càng nhanh hơn. Lữ Tứ Nương đánh cả thủ lẫn công, thầm quan sát đối phương, chỉ cảm thấy kiếm pháp của thiếu niên này tựa như tập hợp sở trường của các nhà, mỗi chiêu đều ngược lại với kiếm pháp bình thường. Ví dụ trong kiếm pháp của phái Võ Đang có một chiêu tên gọi Vô Thường Đoạt Mệnh, chiêu thế phải đánh từ trên xuống dưới, đâm xuống hạ bàn của đối phương; còn chàng thiếu niên lại đánh từ dưới lên trên đâm vào trung bàn của đối phương. Lại như trong phái Tung Dương có chiêu Trừu Triệt Liên Hoàn, lẽ ra phải đâm bên trái ba nhát kiếm, bên phải một nhát, rồi lại đâm hai nhát ở giữa; thế nhưng chàng ta lại đâm ba nhát bên phải trước rồi đâm hai nhát bên trái, sau đó mới đâm ở giữa một nhát. Lữ Tứ Nương đấu với chàng ta một trăm chiêu, chợt vỡ lẽ ra, chặn ngang thanh kiếm đẩy chàng thiếu niên thối lui ba trượng, cười nói: “Ngươi là hậu duệ của Bạch Phát ma nữ! Sư phụ của ngươi là Phi Hồng Cân hay Võ Quỳnh Giao?”
Lữ Tứ Nương đã vạch trần sư thừa của chàng thiếu niên, chàng ta cả kinh, giơ ngang kiếm không giám xuất chiêu! Lữ Tứ Nương đút kiếm vào vỏ, cười nói: “Không cần đấu nữa, ta đấu với ngươi một trăm chiêu mới biết được gia số của ngươi, ta đã cam bái hạ phong!”
Chàng thiếu niên trố mắt, vừa nghi hoặc vừa hổ thẹn, kiếm pháp của đối phương rõ ràng hơn mình, sao lại nhận thua? Điều khiến chàng ta càng hổ thẹn hơn là Lữ Tứ Nương đã nhìn ra gia số của chàng mà chàng chẳng hề biết gì về kiếm pháp của Lữ Tứ Nương. thế rồi chàng mới ôm kiếm vái dài: “Ta đã nhận thua, nếu ngươi muốn bắt ta, ta sẽ bó tay chịu trói!” Lữ Tứ Nương cả cười: “Ai muốn bắt ngươi, ngươi có nghe danh Độc tý thần ni chưa?”
Chàng thiếu niên kêu ối chao, vái dài sát xuống đất, nói: “Vậy huynh đài là môn hạ của Độc tý thần ni, người trong Giang Nam thất hiệp?” Lữ Tứ Nương nói: “Chính thế”. Chàng thiếu niên nheo mắt, chợt lộ vẻ nghi hoặc. Té ra chàng ta đã từng theo mẫu thân Võ Quỳnh Giao đến luận kiếm cùng Dịch Lan Châu, Dịch Lan Châu nói: “Trong thiếu hiệp hiện nay có bốn phái kiếm pháp, mỗi phái đều có sở trường, khó phân hơn kém. Một là Thiên Sơn kiếm pháp của Hối Minh thiền sư, hai là Đạt Ma kiếm pháp của phái Võ Đang phía Bắc do tông sư Quế Trọng Minh truyền lại; ba là Huyền Nữ kiếm pháp của Độc tý thần ni, bốn là kiếm pháp độc môn của Bạch Phát ma nữ”. Lúc đó Võ Quỳnh Giao nói: “Thiên Sơn kiếm pháp có sở trường bao la, Đạt Ma kiếm pháp hay ở chỗ kỳ lạ, Huyền Nữ kiếm pháp hơn người ở chỗ tuyệt diệu, cả ba nhà này đều khó phân cao thấp, còn kiếm pháp của tôi lại nghiêng lệch, tỷ tỷ cũng xếp chung với họ, thật khiến cho tôi nở mày nở mặt”. Dịch Lan Châu nói: “Tỷ tỷ đừng quá nhún nhường, nếu luận về kỳ dị hiểm hóc, kiếm pháp của tỷ tỷ còn hơn cả ba nhà kia”. Võ Quỳnh Giao than ràng: “Trong kiếm pháp của ba nhà, đáng tiếc tôi chưa từng gặp Huyền Nữ kiếm pháp”. Võ Quỳnh Giao chỉ nhắc đến ba nhà, rốt cuộc không dám xếp kiếm pháp của mình đứng chung, đương nhiên là vì bà ta khiêm nhường. Dịch Lan Châu nói: “Nghe câu nói này của tỷ tỷ, tôi chợt nghĩ rằng, nếu kiếm pháp của bốn phái đến Thiên Sơn tụ hội cũng là một thịnh sự. E rằng tuổi thọ còn người có hạn, chỉ mơ tưởng chứ không làm được. Tôi đã từng thấy Huyền Nữ kiếm pháp, ba mươi năm trước Độc tý thần ni lên Thiên Sơn, đáng tiếc tỷ tỷ không có ở đây. Kiếm pháp của bà ta chỉ truyền cho nữ đệ tử quan môn là Lữ Tứ Nương, Lữ Tứ Nương mang nợ nước thù nhà, suốt ngày rong ruổi trên giang hồ, e rằng không thể đến Thiên Sơn”.
Chàng thiếu niên nhớ lại những lời năm xưa, trong lòng thầm lấy làm lạ tại sao người trước mặt mình lại là một nam nhi. Lữ Tứ Nương mỉm cười kéo khăn trùm đầu, nói: “Tôi là Lữ Tứ Nương, dám hỏi huynh đài cao tính đại danh?” chàng thiếu niên nói: “Tôi là Lý Trị, gia mẫu là Võ Quỳnh Giao”. Lữ Tứ Nương cung tay nói: “Té ra huynh đài là hậu duệ của Sấm vương, thất kính, thất kính!”
Số là năm xưa thất kiếm qui ẩn Thiên Sơn, Võ Quỳnh Giao và Lý Tư Vĩnh thành thân, ẩn cư ở chỗ Bạch Phát ma nữ chỉ sinh được một người con trai là Lý Trị. Khi Lý Trị được mười tuổi, Lý Tư Vĩnh qua đời, Võ Quỳnh Giao truyền kiếm pháp độc môn cho chàng ta. Hai năm sau, Dịch Lan Châu dắt Phùng Anh về Thiên Sơn, lúc ấy Phùng Anh chỉ có bảy tuổi. Tuy họ cùng ở Thiên Sơn nhưng một người ở phía Bắc một người ở phía Nam, cách nhau đến ngàn dặm, mỗi năm Võ Quỳnh Giao đều đến thăm Dịch Lan Châu một lần nên Lý Trị với Phùng Anh coi như cũng là một đôi thanh mai trúc mã, Lý Trị lớn hơn sáu tuổi, vẫn xem Phùng Anh là muội muội. Sáu bảy năm trước, Dịch Lan Châu lại đến Trung Nguyên, bởi vậy nhờ Võ Quỳnh Giao chăm sóc cho Phùng Anh. Chính vì thế Lý Trị và Phùng Anh rất thân thiết nhau.
Lữ Tứ Nương và Lý Trị hỏi họ tên nhau, đôi bên nói mấy lời khách sáo. Lữ Tứ Nương nói: “Lý huynh rời Thiên Sơn được bao lâu rồi? Xa lão đầu là người thế nào?” Lý Trị nói: “Tôi rời Thiên Sơn chưa được hai năm, trước đây Sa thế bá là trọng sự của gia phụ ở Tứ Xuyên. Lần này tôi xuống núi, gia mẫu đã đưa một danh sách, bảo tôi thăm các thuộc hạ cũ của phụ thân, xem thử có bao nhiêu người còn sống? Mấy ngày trước tôi nhờ bằng hữu báo tin tôi đến Hàng Châu cho Xa lão bá, người hẹn tôi gặp nhau ở Tam Đàm Ấn Nguyệt, không ngờ lại gây ra họa, may mà từ lúc còn nhỏ tôi đã bơi lội ở Thiên Trì trên Thiên Sơn, cũng hơi thông hiểu thủy tính chứ nếu không đã mất mạng. Không biết tên hung tăng kia là ai mà võ công ghê gớm đến thế!” Lữ Tứ Nương kêu “hổ thẹn” rồi cho chàng ta biết lai lịch của Liễu Ân.
Lý Trị nói: “Thiếu nữ hôm trước là ái đồ của Dịch lão tiền bối, cũng là truyền nhân duy nhất của bà, mong cô nương giúp tôi tìm kiếm”. Lữ Tứ Nương chưng hửng, thầm nhủ: “Thiếu nữ này võ công rất phức tạp, làm sao là ái đồ của Dịch Lan Châu?” thế mới nói: “Hình như Lý huynh đã nhận lầm người?” Lý Trị cười nói: “Tôi lớn lên cùng nàng, làm sao nhận lầm? Có điều không biết tại sao hình như nàng ta bị mê lú, tôi thật lo lắng!” Lữ Tứ Nương nói: “Nếu đã là truyền nhân y bát của Dịch lão tiền bối, tôi đương nhiên phải dốc sức tìm kiếm”.
Khi đang nói chợt nghe ba mũi hưởng tiễn kêu lên u u, một tiếng dài hai tiếng ngắn từ phía Đông Nam phát ra. Lữ Tứ Nương thất kinh, nói với Lý Trị: “Mong huynh đài thứ lỗi, tôi có chuyện gấp phải trở về khách sạn”. Lý Trị nói: “Sao nửa đêm lại có người phát hưởng tiễn?” Lữ Tứ Nương nói: “Là tín hiệu liên lạc của đồng môn chúng tôi!” Lý Trị cũng thất kinh nói: “Nếu như thế, xin cứ tùy tiện!” Lữ Tứ Nương cung tay, đang định xuống núi, chợt nói: “Lý huynh, Xa lão bá của huynh đang ở chỗ chúng tôi. Ngày mai hãy đến”. Thế rồi nói địa chỉ của khách sạn cho chàng nghe, Lý Trị mừng rỡ nói: “Ngày mai tôi sẽ đến sớm”. Lữ Tứ Nương điểm mũi chân lướt người đi như sao xẹt, trong chớp mắt đã biến mất! Lý Trị rất khâm phục.
Đến nửa đêm, mặt trăng dần dần chìm về phía Tây, chắc là đã canh năm. Lý Trị nhảy lên một mõm đá đưa mắt nhìn ra xa, núi vắng tĩnh mịch, chỉ có tiếng gió thổi qua tai nghe như nước triều. Lý Trị rất thất vọng, chợt nghe tiếng cười khanh khách, chàng vội vàng nhảy xuống kêu: “Anh muội, Anh muội!” thiếu nữ ban ngày chợt bước ra, cười khanh khách nói: “Ta ở đây!”
Lý Trị cả mừng, thiếu nữ vẫy tay nói: “Đến đây!” Lý Trị hơi chần chừ, thiếu nữ cười nói: “Ta không đánh ngươi, ban ngày ta chỉ đùa với ngươi, ngươi còn giận ta ư?” Lý Trị bước tới nắm tay nàng, thiếu nữ giật tay ra. Lý Trị chưng hửng, chợt nhớ rằng nàng ta đã là một tiểu cô nương mười bốn tuổi, có lẽ đã biết hổ thẹn, cũng mỉm cười hỏi: “Thiếu phụ áo xanh là ai, sao muội lại quen bà ta?” nàng thiếu nữ nói: “Ngươi cứ mặc ta! Chả lẽ những người ta quen biết đều phải nói cho ngươi biết hay sao?” Lý Trị khựng người, thầm nhủ: “Sao tính tình của nàng lại thay đổi như thế, trước đây nàng có nói thế bao giờ đâu?”
Khi còn ở Thiên Sơn, Lý Trị và Phùng Anh tình như huynh muội. Phùng Anh rất nghe lời chàng ta. Lý Trị nghĩ bụng chỉ mới không gặp hơn hai năm mà nàng ta lại ăn nói như thế với mình. Thiếu nữ lại cười khanh khách: “Ngươi ngồi xuống, đứng sững nhìn ta làm gì?” Lý Trị ngồi xuống bên cạnh nàng, hỏi: “Dịch bá mẫu có khỏe không?” thiếu nữ nói: “Rất khỏe, người cũng đang nhớ ngươi!” Lý Trị nói: “Tóc của người thế nào rồi?” thiếu nữ nói: “Thì vẫn bạc như trước?” Lý Trị nhảy bật dậy nói: “Cái gì, tóc của Dịch bá mẫu đã bạc?” mấy mươi năm trước Dịch Lan Châu đã từng ăn hoa ưu đàm, mái tóc có thể đen mãi không bạc. Nếu đã bạc tức là sắp chết tới nơi, nên Lý Trị hỏi đầu tóc của bà ta, thực sự có nghĩa là bà ta có khỏe hay không, nay nghe thiếu nữ nói tóc của bà đã bạc, bởi vậy làm sao không lo. Nàng thiếu nữ chợt cười nói: “Ta lừa ngươi đấy, ngươi vốn rất thông minh kia mà, sao lần này lại ngốc đến thế? Ta không phải bảo tóc của người vẫn như trước sao? Tóc của người lúc trước thế nào, chả lẽ ngươi không biết? Ngươi xuống núi chẳng phải chỉ hai năm”. Lý Trị vừa nghe, quả nhiên nàng đã nói như thế. Cười nói: “Sao muội lại nghịch ngợm thế? Dám đem chuyện ấy ra dọa ta! Tóc của Dịch bá mẫu mãi mãi không bạc, muội nói đã bạc, chẳng phải nguyền rủa người sắp chết sao? Uổng cho người thương yêu muội, muội lại đùa như thế!” thiếu nữ thè lưỡi nói: “Lần sau ta không dám nữa!”
Thật ra thiếu nữ này không phải là Phùng Anh mà là Phùng Lâm. Nàng nấp sau tảng đá, đã nghe hết cuộc nói chuyện giữa Lữ Tứ Nương với Lý Trị. Trong lòng vừa kinh vừa mừng. Nàng tuổi tuy còn nhỏ nhưng cũng từng nghe người ta nói đến Dịch Lan Châu và Võ Quỳnh Giao, biết hai người này là nữ kiếm khách lợi hại nhất trên đời, trong đó Dịch Lan Châu là một cao thủ kiếm thuật, Liễu Ân hòa thượng và Thiên Diệp Tản Nhân thường hay mắng bà ta, còn bảo rằng sẽ mời mười cao thủ thuộc hàng nhất lưu quyết hạ bà ta cho bằng được. Phùng Lâm tuy nhỏ nhưng rất thông minh, thấy bọn chúng căm ghét bà ta như thế thì biết Dịch Lan Châu có bản lĩnh đến mức nào, trong lòng rất ngưỡng mộ.
Lúc nãy đứng sau tảng đá, nghe Lý Trị là con của Võ Quỳnh Giao, lại nghe Lý Trị nói mình là truyền nhân duy nhất của Dịch Lan Châu, lại cùng lớn lên với mình, trong lòng lấy làm lạ, lẽ nào trên đời lại có người giống hệt mình? Nhưng không biết người kia tên họ là gì? Thế là mạo nhận nàng thiếu nữ kia để trêu Lý Trị.
Lý Trị nằm mơ cũng không ngờ rằng thiếu nữ trước mặt mình không phải Phùng Anh, lại hỏi: “Hai năm qua muội có gặp mẫu thân của ta không?” Phùng Lâm cười hì hì, đáp bừa rằng: “Có gặp một lần”. Lý Trị nói: “Người thế nào?” Phùng Lâm nói: “Người vẫn đang luyện kiếm”. Lý Trị ngạc nhiên nói: “Sao lại luyện kiếm? Người không tọa quan sao?” té ra khi Lý Trị xuống núi, Võ Quỳnh Giao đã bắt đầu tọa quan, cứ bảy ngày là một kỳ, mỗi lần tịnh tọa bảy ngày, khi tịnh tọa chỉ ăn hoa quả, qua bảy ngày thì ăn uống lại bình thường. Sau đó nghỉ ngơi ba ngày rồi lại tịnh tọa tiếp. Lối tọa quan trường kỳ này là cửa ải cuối cùng của người luyện tập nội công thượng thừa nhất. Trong thời kỳ tọa quan, không màng đến việc đời, càng không cần luyện kiếm. Lý Trị vừa nghe Phùng Lâm bảo mẹ mình đang luyện kiếm thì rất lấy làm lạ. Phùng Lâm biết mình đã hớ, mỉm cười nói: “Ta và sư phụ cùng tới, sư phụ nói mẫu thân của ngươi đã tẩu hỏa nhập ma!”
Lý Trị càng kinh hãi, rung giọng kêu lên: “Tẩu hỏa nhập ma? Ôi chao, người thế nào rồi?” Phùng Lâm lớn lên trong phủ Tứ bối lạc, luyện tập võ công của các phái. Thế nhưng các dị nhân trong phủ Tứ bối lạc, ngoại trừ Liễu Ân, không ai biết nội công huyền môn chính tông, mà hễ luyện nội công của bàng môn tả đạo thì thường tẩu hỏa nhập ma nên Phùng Lâm đã nghe quen bốn chữ “tẩu hỏa nhập ma” vì thế mới nói: “May mà khi sư phụ ta đến, thấy bá mẫu có điều khác lạ, cơ mặt co rút, sư phụ ta vừa nhìn thì biết người đã tẩu hỏa nhập ma, vội vàng vận chân khí nội gia giúp người hít thở, người mới hồi phục lại bình thường. Sư phụ ta nói nếu người đến không kịp lúc, bá mẫu đã bán thân bất toại. Nên sau đó bá mẫu không tọa quan nữa, bảo rằng luyện kiếm đến mức xuất thần nhập hóa rồi mới tiếp tục”. Những câu nói này nghe ra cũng rất có căn cứ, Lý Trị không thể không tin. Chàng thiếu niên võ công của Bạch Phát ma nữ vốn chẳng phải huyền môn chính tông, chàng tưởng rằng nội công của mẹ mình thâm hậu, nếu luyện chẳng hề chi, nào ngờ cũng tẩu hỏa nhập ma. Bởi vậy trong lòng rầu rĩ. Phùng Lâm lại cười nói: “Sư phụ ta nói không sao, ngươi buồn làm gì? Người bảo mẹ ngươi có trải qua chuyện đó, sau này tọa quan cũng biết né tránh, người còn chỉ điểm cho mẹ ngươi yếu quyết luyện tập nội công thượng thừa nhất, đáng tiếc ta nghe không hiểu”. Lý Trị cả mừng, nói: “Ồ, té ra mẹ của ta vì họa mà được phúc”. Phùng Lâm mỉm cười lại nói: “Ngươi có thể dạy ta kiếm pháp độc môn của ngươi hay không?”
Lý Trị ngạc nhiên nói: “Thiên Sơn kiếm pháp của muội bao la rộng lớn, tại sao lại còn đòi học kiếm pháp của ta?” Phùng Lâm nói: “Sư phụ của ta nói: Kiếm pháp của hai nhà chúng ta một chính một phản vốn từ một nguồn, nên ta nghĩ, nếu được học cả hai thứ chẳng phải sẽ tốt hơn sao? Ta vốn muốn bá mẫu dạy cho nhưng đáng tiếc ta vội vàng xuống núi nên không có cơ hội”. Lý Trị chợt cười nói: “Thực ra sư phụ của muội cũng biết kiếm pháp của ta. Trước đây sư tỷ của mẹ ta Phi Hồng Cân đã từng dạy cho bà”. Phùng Lâm thầm thất kinh, không ngờ đã lộ sơ hở. May mà Lý Trị cười rồi lại nói: “Sư phụ cũng không dạy cho muội, chắc là thấy muội tuổi còn nhỏ, sợ muội học quá nhiều món nên chỉ bảo muội chuyên luyện Thiên Sơn kiếm pháp”. Lý Trị nói đến đây, chợt rùng mình hỏi: “Muội xuống núi được bao lâu?” Phùng Lâm nghĩ ngợi rồi đáp: “Ồ, được hơn nửa năm”. Lý Trị nói: “Trong vòng nửa năm, tại sao lại học được võ công của nhiều phái đến thế?” Phùng Lâm dẫu môi nói: “Ta thích kia mà, tại sao cứ thích quản ta thế? Ta giờ đây đã lớn dần lên, học nhiều một chút cũng không sao. Ồ, ta biết rồi, ngươi không muốn dạy ta nên cố ý trách ta”. Lý Trị nghe thế nhíu mày nói: “Sao muội lại nói thế? Muội muốn học, huynh sẽ dạy”.
Phùng Lâm cả mừng, lại nói: “Vậy khí hậu thiên là gì, khí tiên thiên là gì? Nội đan tu luyện thế nào?” Lý Trị lại ngạc nhiên một hồi nữa, lòng thầm nhủ: “Sao Dịch bá mẫu lại không dạy những điều cơ bản trong cách tu luyện nội công cho nàng”. Số là khí hậu thiên và khí tiên thiên là cách nói của đạo gia, sau đó những người luyện nội công cũng dùng. Khí hậu thiên là khí trong hung phế, bởi vì hít vào từ bên ngoài nên gọi là khí hậu thiên, khí trong khí hải và đơn điền gọi là khí tiên thiên, khi con người ra đời đã có. Người bình thường khi hít thở, khí trong hung phế và khí trong đơn điền không thể hòa lẫn với nhau; nếu người đã luyện qua công phu thổ nạp, có thể hòa hai khí thành một, gọi là “khí thông”, đến cảnh giới khí thông, khí tiên thiên và khí hậu thiên trên dưới kết hợp, vô hình trung đã kết thành một viên “đơn hoàn” trong người, có thể di chuyển lên trên và dưới, đó chính là nội đơn mà đạo gia vẫn thường nói, thực ra đó là một luồng khí kình được luyện thành trong cơ thể chứ không mang màu sắc mê tín gì cả.
Phùng Lâm chẳng hề biết gì yếu quyết nội công, nên mới hỏi như thế. Thấy Lý Trị ngạc nhiên thì đảo mắt, cười rằng: “Ngươi nhất định sẽ lấy làm lạ tại sao sư phụ ta không dạy điều đó chứ gì? Người bảo ta tuổi còn nhỏ, không kiên nhẫn tịnh tọa nên chỉ dạy ta luyện kiếm, không dạy ta nội công”. Khi Phùng Anh được bảy tám tuổi, do Võ Quỳnh Giao coi sóc, sau đó theo Dịch Lan Châu trở về phía Bắc, cho đến năm mười hai tuổi, trong bốn năm này, mỗi năm Lý Trị đến thăm nàng một lần mỗi lần gặp nhau khoảng nửa tháng, Lý Trị xem nàng như đứa trẻ nên không hỏi nàng có luyện nội công hay không. Lúc này chàng thầm nhủ: “Dịch bá mẫu chỉ truyền võ nghệ chứ không truyền nội công, cách dạy này há chẳng phải khiếm khuyết hay sao?” thế rồi nói: “Huynh nói cho muội nghe cũng chẳng sao, nhưng nếu bá mẫu mà biết chắc chắn sẽ cười huynh mất”. Phùng Lâm nói: “Ta không nói cho người biết là xong. Người vốn bảo ta ra giang hồ ba năm, khi về núi sẽ dạy cho ta phương pháp tu luyện nội công. Chỉ e lúc đó người đã già, nếu có chuyện gì bất trắc há chẳng phải suốt đời không được học hay sao!” Lý Trị nghe thế lại nhíu mày, nói: “Sao lại nói thế”. Thầm nhủ: “Đứa trẻ này xưa này dịu dàng dễ mến, sao chỉ có nửa năm mà hư hỏng đến thế, chỉ nghĩ đến bản thân mình. Nếu chẳng may ân sư chết đi, đau đớn còn không kịp, sao lại nghĩ đến chuyện khác. Nếu Dịch bá mẫu mà nghe chắc chắn sẽ tức chết đi được”.
Phùng Lâm thấy chàng ta lại sầm mặt, kêu ôi chao một tiếng nói: “Ta biết ta đã nói lỡ lời, hảo ca ca đừng giận, từ rày ta không nói càn nữa”. Lý Trị chỉ bảo: “Thôi được, ta không giận. Nếu muội muốn học nội công, ta sẽ dạy yếu quyết cơ bản cho muội”. Giảng được nửa canh giờ, Phùng Lâm đã hiểu cả mừng đáp tạ. Lý Trị lại nhíu mày nói: “Muội làm sao thế, tựa như đã biến thành người khác?” Phùng Lâm mỉm cười: “Trước đây muội thế nào? Huynh nói cho muội nghe thử”. Lý Trị vừa bực mình vừa buồn cười nói: “Muội cũng chỉ mới mười ba mười bốn tuổi mà cả bản thân cũng quên mất!” Phùng Lâm mỉm cười đứng lên, tựa như rất vui mừng vì được chàng chỉ điểm. Lý Trị nói xong, trong lòng đột nhiên thấy run sợ, thầm nhủ: “Chả lẽ có người mau quên bản tính của mình như thế?” bất giác sững người nhìn nàng, chẳng nói ra lời.
Lúc này trời đã hửng sáng, đám mây ngũ bay qua bầu trời. Cảnh buổi sáng trên Cát Lĩnh vốn là một trong tiền đường bát cảnh. Từ Cát Lĩnh nhìn về phía xa, sông Tiền Đường trắng sáng vươn mãi ra biển Đông. Lúc này vầng mặt trời dần dần từ biển nhô lên, tựa như một cái mâm đồng màu đỏ tía. Trong làn gió lạnh buổi sáng, Lý Trị tỉnh táo hơn, chàng đứng trên Sơ Dương đài, nhìn cái mâm đồng đỏ tía dần dần nhô lên cao, từ màu đỏ tía biến thành màu vàng cam, rồi lại từ màu vàng cam biến thành màu trắng chói mắt. Cúi xuống nhìn Tây Hồ, nước hồ long lanh trong vắt khắp núi rừng như nhuộm màu mặt trời!
Lý Trị hít một hơi dài, nhớ lại những lời Lữ Tứ Nương, nói với Phùng Lâm: “Chúng ta đi thăm Lữ Tứ Nương!” Phùng Lâm giả vờ không biết, hỏi: “Lữ Tứ Nương là ai?” Lý Trị nói: “Chính là người đêm qua đấu kiếm với ta”. Phùng Lâm nói: “Ta sợ đồng bọn của tỷ ấy, chính là hán tử mặt vàng đấy”. Lý Trị nói: “Người đó là Giang Nam đại hiệp Cam Phụng Trì, có gì đáng sợ? Muội cũng nên kết giao với người chính phái”. Phùng Lâm chỉ đành đi theo chàng.
Đêm qua hai người Cam, Bạch thấy Lữ Tứ Nương đi mãi mà không trở về, trong lòng lo lắng, chẳng ngủ được ngon giấc, đến canh tư, Cam Phụng Trì một mình ngồi dậy, thả bộ trong sân, mảnh trăng đầu tháng dần dần chuyển qua đầu. Lúc ấy trời trong vắt không gợn mây, chàng chợt nghe có tiếng kêu thất thanh của phụ nữ, tựa như ở trong khách sạn. Cam Phụng Trì tuy trong lòng có tâm sự nhưng cũng không khỏi chạy đến xem, khách sạn này rất lớn, có khoảng hai ba mươi gian phòng. Cam Phụng Trì nhảy lên mái nhà, nghe tiếng kêu phát ra từ căn phòng phía Đông, thế là vội vàng chạy tới, móc hai chân vào mái nhà thò đầu xuống nhìn, thế là chàng không khỏi thất kinh!
Chỉ thấy trong nhà có một ông già lưng đứng xoay ra cửa, mặt hướng về phía một thiếu phụ, lạnh lùng nói: “Ngươi kêu đi! Ngươi mà kêu nữa ta sẽ khiến cho ngươi muốn sống không được muốn chết không xong!” người phụ nữ ấy mặt tái xanh, hình như rất sợ hãi nhưng vẫn gằng giọng nói: “Ngươi đúng là mặt người dạ thú, vô tình bạc nghĩa, lừa ta đến Hàng Châu thi triển độc thủ!” ông già cười gằng nói: “Bà nhà ta không dung thứ cho ngươi, chẳng còn cách nào cả, chỉ đành mượn ngươi một vành tai mười ngón tay để chuộc tội cho ta. Ta vẫn còn nhớ đến ân nghĩa trước kia, ngươi hãy tự ra tay đi, ta có linh đơn cho ngươi cầm đau!” thiếu phụ run rẩy không ngừng, lão già rút soạt thanh đao ra.
Cam Phụng Trì nhận ra giọng nói của lão già rất quen tai, thấy lão ta rút đao thì đột nhiên kêu: “Hàn Trọng Sơn ngươi làm gì thế?” rồi phóng một mũi phi đao vào cửa sổ!
Hàn Trọng Sơn võ công cực cao, chỉ vì mãi chú ý người thiếu phụ nên không nghe hơi thở. Lúc này y trở tay hất được mũi phi đao. Cam Phụng Trì gầm một tiếng, nhảy tọt vào bên trong! Hàn Trọng Sơn thuận tay đâm mũi trủy thủ về phía trước, Cam Phụng Trì lộn người, đánh một chiêu Phúc Vũ Phiên Vân, chặt xuống cổ tay cầm đao của Hàn Trọng Sơn, Hàn Trọng Sơn lật cổ tay, cây trủy thủ rơi xuống đất. Người phụ nữ trong nhà vội vàng nhảy tọt ra cửa sổ. Hàn Trọng Sơn cả giận, hai tay đẩy ra phía trước, Cam Phụng Trì cũng đẩy chưởng ra cự lại, chỉ cảm thấy một luồng đại lực dồn ra, Cam Phụng Trì bất đồ bị đẩy ra ngoài cửa, cánh cửa bật tung ra. Hàn Trọng Sơn cũng bị thần lực của Cam Phụng Trì đẩy ngã chổng vó trên giường.
Chính là:
Tám lạng nửa cân, ngang tài ngang sức.
Muốn biết sau đó thế nào, mời xem hồi sau sẽ rõ.
Lúc này Bạch Thái Quan đã bôi thuốc kim sang cho Xa Đỉnh Phong, Xa Đỉnh Phong hé mắt, mặt vàng ệch. Cam Phụng Trì tức giận nói: “Ả này ra tay thật độc ác!” Lữ Tứ Nương bước tới nói: “May mà khí lực của nàng ta còn kém, chỉ gãy một xương sườn”. Cam Phụng Trì giỏi thuật tiếp gân nối xương, trước tiên sửa khớp cho ông ta, sau đó mới băng bó lại. Một hồi sau, Xa Đỉnh Phong dần dần hồi phục tinh thần, ông ta mở mắt, khẽ gật đầu tỏ ý cảm tạ. Lữ Tứ Nương nói: “Ông hãy nằm nghỉ một lát”. Xa Đỉnh Phong thều thào nói: “Xin hỏi ân công cao tính đại danh?” Lữ Tứ Nương cười nói: “Tiên tổ họ Lữ, tên hiệu là Vãn Thôn, lão trượng có quen biết không?” Xa Đỉnh Phong kêu ối chao một tiếng nói: “Có phải ân công là công tử của tiên sinh Bảo Trung hay không? Năm xưa tôi tuy không phải là môn nhân nhưng cũng từng được lệnh tổ chỉ điểm”. Ông ta gắng gượng toan ngồi dậy bái tạ. Lữ Tứ Nương vội vàng đỡ ông ta nằm xuống, nói: “Lão trượng là trưởng bối của tôi, y nhân thường nhắc tới, xin đừng khách sáo”. Xa Đỉnh Phong vẫn còn đau, thấy Lữ Tứ Nương coi ông ta như bậc trưởng bối nên cũng đành thôi. Cam Phụng Trì nói: “Thiếu niên đi cùng lão trượng là ai?” Xa Đỉnh Phong nhìn Cam Phụng Trì rồi nói: “Y... y...” Lữ Tứ Nương biết ông ta e ngại, nói: “Đây là sư huynh của tôi”. Xa Đỉnh Phong rùng mình, chợt nhớ Lữ Bảo Trung không có con trai, định thần nhìn lại Lữ Tứ Nương một hồi rồi nói: “Xin thứ cho tôi mạo muội, tôi nhớ Bảo Trung tiên chỉ có một người con gái tên gọi Oanh nhi, không biết có đi cùng thế huynh hay không?” Lữ Tứ Nương mỉm cười tháo khăn xuống, nói: “Không dám giấu gì, Lữ Oanh là tôi”. Xa Đỉnh Phong cả mừng nói: “Từ lâu đã nghe nữ hiệp có tuyệt thế võ công, hôm nay được gặp quả nhiên không sai. Ở dưới suối vàng lệnh tôn cũng được nhắm mắt”. Lữ Tứ Nương nghe ông ta nhắc đến cha mình bất giác rơi nước mắt. Xa Đỉnh Phong lại nói: “Còn đây có phải là người trong Giang Nam thất hiệp không?” Lữ Tứ Nương nói: “Đây là thất sư huynh Cam Phụng Trì”. Xa Đỉnh Phong mừng rỡ, chống tay nhổm dậy nói: “Không ngờ lại gặp Giang Nam đại hiệp ở đây!” vì vui mừng quá độ nên chợt kêu ối chao một tiếng rồi ngất đi.
Một lát sau Xa Đỉnh Phong vẫn chưa tỉnh dậy, mọi người về phòng nghỉ ngơi, ăn cơm tối xong, Lữ Tứ Nương, Cam Phụng Trì và Bạch Thái Quan ngồi lại bàn bạc, Lữ Tứ Nương nói: “Việc không thể chậm trễ, hôm nay muội muốn dò thám một phen”.
Bạch Thái Quan nói: “Vậy cứ để Ngư Nương canh giữ ở đây, chúng ta cùng đi”. Cam Phụng Trì nghĩ ngợi nói: “Người đông trái lại sẽ đánh cỏ động rắn. Chi bằng cứ để một mình bát muội đi trước, sau khi tìm ra hư thực chúng ta lại sẽ đi bước tiếp theo cũng không muộn!” té ra Cam Phụng Trì vì sợ Liễu Ân đang ở phủ nha, mà khinh công của Lữ Tứ Nương lại trác tuyệt, dù y có biết cũng chẳng làm gì được nàng. Bạch Thái Quan nghĩ ngợi cũng hiểu ý của Cam Phụng Trì nên không nói gì thêm.
Lữ Tứ Nương ăn cơm tối xong, ngủ một giấc ngắn, nghe tiếng trống điểm canh ba mới thức dậy, thay bộ đồ dạ hành màu đen, lướt người ra khỏi cửa sổ. Sau khi ra khỏi khách sạn, Lữ Tứ Nương chạy như làn khói vào trong thành. Đến phủ nha, nàng nhảy vào hậu viên, trong khi bọn chúng chẳng phát hiện ra nàng.
Hậu viên nối liền với nội thất của phủ nha, Lữ Tứ Nương phóng lên mái nhà, thầm nhủ: “Tìm Lý Minh Châu hỏi thử xem”. Chợt thấy ở mái nhà đằng xa có một bóng người lướt tới, Lữ Tứ Nương thầm cười: “Không ngờ có người đồng đạo, xem thử y là ai?” nàng phóng người lướt theo sau lưng người ấy, được một đoạn nàng búng hai ngón tay vào nhau đánh tách một tiếng, rồi vội vàng nhảy tránh qua một bên, người ấy quay đầu lại, dưới ánh trăng hạ huyền tuy không rõ ràng nhưng Lữ Tứ Nương có thể nhìn thấy đó chính là chàng Lý công tử đã gặp ban ngày. Chàng ta quay đầu lại, không thấy bóng người, rất ngạc nhiên nên phóng người vào nội viện.
Lữ Tứ Nương bám theo chàng ta nhẹ nhàng nhảy xuống, trong phòng chợt có hai ả nha đầu bước ra, chàng Lý công tử ấy nấp sau một gốc cây, Lữ Tứ Nương lại nhún người phóng vọt lên xà ngang, chỉ nghe một ả nha đầu nói: “Tiểu thư và sư phụ đã qua bên ấy, nghe nói là đi gặp Bảo quốc thiền sư gì đó, tỷ không cần bưng tổ yến đường phèn lên nữa”. Một người nói: “Nhưng thiếu nữ ấy lại cần. Hừ, không biết ả là thiên kim nhà đại phú đại quý gì mà cả tổ yến của tiểu thư chúng ta cũng chê dở, bảo là không bằng ở nhà ả!” hai ả nha đầu ca cẩm một lúc rồi đi ra ngoài.
Lữ Tứ Nương không màng theo chàng Lý công tử ấy nữa mà phóng lướt về phía trước mặt hai ả nha đầu, chợt thấy thiếu phụ áo xanh và Liễu Ân đi tới, Lữ Tứ Nương cả kinh, nằm phục trên mái nhà không dám động đậy, Liễu Ân và thiếu phụ bước vào phòng, căn phòng này nằm ở bên dưới nàng. Lữ Tứ Nương nhẹ nhàng đẩy mái ngói ra nhìn xuống, Liễu Ân vừa bước vào, chợt nghe thiếu phụ gằng giọng nói: “Hừ, Lữ Tứ Nương!” Liễu Ân trợn mắt hỏi: “Lữ Tứ Nương thế nào?”
Thiếu phụ áo xanh nói: “Bảo quốc thiền sư, sao ông lại dung túng sư muội như thế?” Liễu Ân hừ một tiếng, không thể nói ra lời. Thiếu phụ lại nói: “Chả lẽ chẳng có tên sư đệ nào nghe lời ông?” Liễu Ân tức giận nói: “Không có bọn chúng cũng được”. Ngừng một hồi rồi lại tiếp: “Chắc bà đã hiểu ý của tôi rồi chứ?” Thiếu phụ nói: “Không phải ông đem mật thư của Tứ bối lạc đến cho Lý đại nhân sao?” Liễu Ân nói: “Ngoài ra còn có ba việc”. Thiếu phụ nói: “Xin nói”. Liễu Ân nói: “Việc thứ nhất, Lộ Dân Đảm tuy đã đắc tội với đại nhân nhà bà nhưng đó là sư đệ của tôi, phải do tôi xử trí”. Thiếu phụ cười nói: “Vốn là như thế, nhưng cũng không tiện lắm. Y bị nhốt ở gian phòng này, lát nữa ông vào mật thất sẽ biết ngay”. Liễu Ân nhíu mày: “Ai canh giữ y?” Thiếu phụ nói: “Là Lý tiểu thư của chúng tôi!” lúc này Lữ Tứ Nương mới hiểu ra tại sao thiếu phụ lại dắt Liễu Ân vào nơi này, té ra Lộ Dân Đảm bị nhốt ở đây.
Lữ Tứ Nương ngưng thần lắng nghe, chỉ nghe Liễu Ân hừ một tiếng nói: “Đồ đệ của bà thật vô sỉ!” thiếu phụ mặt biến sắc, nói: “Bảo quốc thiền sư, ông không được mắng bừa như thế! Chả lẽ đồ đệ của tôi không xứng với sư đệ của ông?” Liễu Ân nói: “Việc này phải do ta làm chủ”. Thiếu phụ chợt cười nói: “Không cần ông nôn nóng, tôi thấy họ đã quyết định chuyện chung thân. Sư đệ của ông lúc đầu vẫn còn cứng cỏi, chẳng hề màng đến tiểu thư của chúng tôi nhưng giờ đây đã cười nói thân mật tựa như một cặp tiểu phu thê!” Liễu Ân nói: “Được, dù họ có thành thân, Dân Đảm cũng phải theo tôi đến kinh thành”. Thiếu phụ nói: “Chỉ cần ông có thể thuyết phục y, tôi y ăn nói rất bất kính với ông!” Liễu Ân cả giận, vỗ bốp lên cái bàn, nói: “Y dám như thế!” Thiếu phụ vội vàng nói: “Bảo quốc thiền sư bớt giận, dù sao sư đệ của ông cũng không chạy thoát nổi, ông có thể từ từ dạy dỗ y. Xin hỏi điều thứ hai?”
Sắc mặc của Liễu Ân hơi giãn ra, y chợt cười nói: “Đại tẩu, Hàn đại ca đã gặp bà chưa?” Thiếu phụ nói: “Đã gặp!” Liễu Ân nói: “Các người đã gây nhau mười năm, vợ chồng già cũng nên hòa giải đi thôi”. Thiếu phụ nói: “Ông lại làm thuyết khách cho y?” Liễu Ân nheo mắt cười nói: “Có những chuyện phong lưu vốn chỉ là trò đùa, qua rồi thì xong, đại tẩu, tẩu nói có phải không?” Thiếu phụ hừ một tiếng nói: “Chẳng đàng tử tế gì cả. Chuyện thứ ba?”
Lúc này Lữ Tứ Nương mới biết thiếu phụ lạ vợ của Hàn Trọng Sơn, thầm nhủ: “Mụ ta quả thật biết giữ nhan sắc, trông chỉ như người hơn bốn mươi tuổi”. Nàng từng nghe sư phụ nói: “Hàn Trọng Sơn là sư huynh của Thiên Diệp Tản Nhân, hai sư huynh đệ đều có sở trường, chưởng lực của Thiên Diệp có thể nói là một trong năm người giỏi nhất võ lâm hiện nay; còn ám khí của Hàn Trọng Sơn có thể xếp vào ba người giỏi nhất”. Thiếu phụ áo xanh này chính là Diệp Hoành Ba, vợ của Hàn Trọng Sơn, võ công của mụ cũng rất cao cường. Chả trách nào Cam Phụng Trì cũng chỉ có thể đánh ngang tay với mụ.
Liễu Ân ngập ngừng rồi nói: “Còn đứa bé gái kia? Bảo ả về theo tôi!” Thiếu phụ nói: “Ta đã nhận ả làm nghĩa nữ!” Liễu Ân nói: “Đại tẩu lại đùa rồi, tôi phải dẫn ả đi cho bằng được!” thiếu phụ nói: “Sao ả lại một mình rời khỏi Bắc Kinh?” Liễu Ân nói: “Bà đừng lo chuyện bao đồng, tóm lại là phải trả ả cho tôi”.
Thiếu phụ có vẻ rất không vui, hỏi: “Chừng nào ông về kinh?” Liễu Ân nói: “Ngày mốt”. Thiếu phụ nói: “Vậy ông không màng đến Lữ Tứ Nương? Ả cũng là khâm phạm”. Liễu Ân thầm nhủ: “Lữ Tứ Nương, Cam Phụng Trì, Bạch Thái Quan là ba người võ công cao nhất, nếu mình và Diệp Hoành Ba cự với bọn chúng, e rằng không nắm chắc nổi phần thắng”. Thế rồi trầm ngâm, chợt nói: “Hàn đại ca sắp đến đây phải không?” Thiếu phụ nói: “Việc gì đến tôi?” Liễu Ân nói: “Nếu phu phụ tẩu đồng tâm hợp lực, vậy tôi sẽ bắt Cam Phụng Trì để tẩu hả cơn giận”. Thiếu phụ nói: “Được thôi, ông ở lại thêm hai ngày nữa, đợi lão quỷ ấy đến rồi tính tiếp. Tôi cũng không nỡ rời Yến nhi!”
Liễu Ân chợt nghiêm mặt, nói: “Giờ bà hãy gọi ả đến đây, tôi có chuyện hỏi ả”. Thiếu phụ tỏ vẻ ái ngại, chạy ra ngoài vỗ ba tiếng, chúm môi huýt một tiếng sáo dài, lát sau, có thiếu nữ không biết từ góc nào chạy ra, thiếu phụ nắm tay nàng, nói: “Có quý khách muốn gặp con”. Thiếu nữ ấy bĩu môi nói: “Con không gặp Bảo quốc thiền sư”. Thiếu phụ đẩy nàng vào phòng, trách: “Không nên vô lễ như thế”.
Thiếu nữ thấy Liễu Ân, tựa như rất e sợ, Liễu Ân vẫy tay: “Đến đây!” thiếu nữ lắc đầu nói: “Không!” Liễu Ân nổi sùng nói: “Ngươi vẫn ngang ngạnh, bọn họ cứ chìu ngươi đến hư mất!” thiếu nữ chợt nói: “Tứ bối lạc bảo tôi không cần nghe lời ông. Đừng gần gũi ông”. Liễu Ân nhảy dựng lên: “Cái gì? Ngươi nói bậy!” thiếu nữ cười nói: “Người nói ông là một dâm tăng, này, đại sư phụ, dâm tăng là gì thế?” sắc mặt của Liễu Ân lúc xanh lúc đỏ, không biết có phải Tứ bối lạc đã nói như thế hay không.
Lữ Tứ Nương nghe vừa tức vừa buồn cười, tức là vì sư phụ của mình được người trong võ lâm kêu là Thần ni, thế mà có một đệ tử mang danh dâm tăng, nếu sư phụ ở dưới chính suối mà biết cũng không nhắm mắt; buồn cười là vì Liễu Ân làm ra vẻ nghiêm nghị trước mặt một đứa bé gái, bị nó mắng như thế mà chẳng làm gì được. Lúc đó, chợt bên ngoài có một bóng người lướt tới, nấp ở góc tối, kề tai vào vách tường nghe lén. Lữ Tứ Nương thầm nhủ: “Ồ, y cũng đến đây, thật là lớn gan!” người đó chính là Lý công tử.
Thiếu nữ lại nói: “Tôi ở trong cung buồn bực, ra ngoài rong chơi, các người làm gì mà căng thẳng đến thế, ngày mai tự tôi sẽ trở về”. Liễu Ân nói: “Tứ bối lạc bảo ngươi cùng về với ta”. Thiếu nữ nói: “Người nói có thật không?” Liễu Ân bực dọc nói: “Ngươi cứ nói càn nữa ta vả vào mặt”. Rồi đứng dậy, đưa bàn tay to bè toan vả nàng. Thiếu phụ áo xanh chợt cản: “Bảo quốc thiền sư, đừng nóng nảy, nó sợ thì sao?” thiếu nữ vụt chạy ra ngoài. Chàng Lý công tử lướt ra đuổi theo!
Liễu Ân kêu lớn: “Có trộm!” rồi phóng vọt người đuổi theo. Lữ Tứ Nương biết Lý công tử không phải là đối thủ của chàng, chỉ trong chớp mắt, Liễu Ân đã lướt qua hai mái nhà, thiếu phụ áo xanh cũng đuổi theo, Lữ Tứ Nương nhún người lướt qua một gian nhà, kêu lớn: “Liễu Ân, ngươi có dám tử chiến với ta không?” Liễu Ân cả kinh, đột nhiên thu bước, xoay người lại, Lữ Tứ Nương vung hai tay lên, sáu mũi trủy thủ sáng loáng bay về phía Liễu Ân.
Trừ Liễu Ân, các đệ tử của Độc tý thần ni đều luyện ám khí độc môn, như Bạch Thái Quan luyện Mai Hoa châm, Cam Phụng Trì và Lữ Tứ Nương luyện phi đao, phi đao của Lữ Tứ Nương lại khác với Cam Phụng Trì, ngoại trừ ngắn hơn của Cam Phụng Trì, chui đao trống rỗng, khi phóng ra phát tiếng kêu u u nghe kinh tâm động phách! Liễu Ân múa tít cây thiền trượng, đánh rơi bảy mũi phi đao, tiếng kêu quái dị của phi đao cũng khiến cho y thấy bồn chồn. Khi tinh thần Liễu Ân bất định, Lữ Tứ Nương thi triển khinh công lướt vù qua người y, rồi nàng quay đầu lại phóng ra sáu mũi phi đao, đến khi Liễu Ân đã đánh rơi toàn bộ số phi đao, Lữ Tứ Nương đã nhảy ra khỏi phủ nha. Liễu Ân biết không đuổi theo kịp, thế là nhảy xuống trở lại. Thiếu phụ nói: “Bảo quốc thiền sư, Yến nhi đâu?” Liễu Ân nói: “Cũng đi rồi!” thiếu phụ nói: “Sao không đuổi theo?” Liễu Ân nổi sùng nói: “Bà tự đuổi theo! Con nha đầu này lớn gan như thế, té ra là ả tiện tì Lữ Tứ Nương ngầm giúp”. Thiếu phụ áo xanh nghe nói là Lữ Tứ Nương, một mình làm sao dám đuổi theo?
Lữ Tứ Nương nhảy ra khỏi phủ nha, vọt lên nhà dân, nàng đưa mắt nhìn xung quanh, chỉ thấy gốc Tây bắc có một bóng đen chạy nhanh như ngựa, phóng thẳng ra thành, trước bóng đen, thấp thoáng có một chấm đen lướt đi như sao xẹt. Lữ Tứ Nương biết chấm đen này chính là thiếu nữ, bóng đen ở phía sau có lẽ là chàng thiếu niên ấy. Khi bóng đen chạy ra khỏi thành, Lữ Tứ Nương mới phóng người đuổi theo, đuổi được một chốc, bóng đen dần dần hiện rõ, Lữ Tứ Nương mới chậm bước. Khinh công của chàng thiếu niên cũng coi như thuộc hàng đệ nhất lưu, thế nhưng Lữ Tứ Nương đuổi theo sau lưng chàng ta, chàng ta chẳng hề hay biết!
Thiếu niên đã chạy đến bờ Tây của Tây Hồ, chàng ta chợt phóng lên một ngọn núi cao ven hồ, ngọn núi này tên gọi là Cát Lĩnh, nằm ở giữa núi Bảo Thạch và dãy Tây Hồ, tương truyền thời xưa Cát Hồng đã từng luyện đan trên núi, bởi vậy người đời sau mới gọi là Cát Lĩnh. Lúc này thiếu nữ đã chạy lên núi, chàng thiếu niên đuổi theo sau, chỉ thấy quái thạch lô nhô, nàng thiếu nữ đã biến mất, chàng thiếu niên kêu lớn: “Anh muội, Anh muội!” chỉ có âm thanh vang vọng chứ không nghe có ai trả lời.
Chàng thiếu nữ lại kêu hai tiếng, chợt nghe có người cười ở sau lưng: “Người ta không nhận ngươi, ngươi còn gọi làm gì?” chàng thiếu niên cả kinh, không dám quay đầu lại, nhảy ngang qua ba bước, rút thanh kiếm ra rồi mới xoay người. Lữ Tứ Nương cười nói: “Chúc mừng các hạ, hôm nay nạn lớn không chết, sau này sẽ có phước”. Chàng thiếu niên nhận ra đó là Lữ Tứ Nương, nổi lòng nghi ngờ quát: “Đêm hôm khuya khoắt ngươi theo dõi ta có ý gì?” té ra ban ngày khi ở trong quán trà, chàng ta đã thấy Lữ Tứ Nương chào Xa Đỉnh Phong, không biết nàng cứu người, nghi nàng cùng một giuộc với người đàn bà áo xanh. Đến khi Lữ Tứ Nương và Cam Phụng Trì ác đấu với Liễu Ân trên mặt hồ, chàng ta đã rơi xuống nước, nên không đoán được Lữ Tứ Nương là địch hay bạn.
Vốn là Lữ Tứ Nương chỉ cần nói cho rõ ràng thì sẽ chẳng có chuyện gì. Nhưng nàng mang thù nước nợ nhà, không thể không cẩn thận, chàng thiếu niên này trông không phải người xấu nhưng dẫu sao cũng là kẻ lạ, Lữ Tứ Nương không muốn tỏ thân phận cho chàng biết. Chàng thiếu niên thấy nàng không đáp, giận dữ nói: “Ngươi rốt cuộc là bằng hữu phương nào, ta với ngươi không quen biết, tại sao ngươi lo chuyện bao đồng?”
Lữ Tứ Nương thầm nhớ đến thân pháp quái dị của chàng thiếu niên, nhủ rằng: “Mình phải thử bản lĩnh của y xem sao”. Rồi giả vờ lạnh lùng cười: “Ngươi và Xa lão đầu có quan hệ gì?” thiếu niên chợt biến sắc, hừ một tiếng nói: “Uổng cho ngươi có thân thủ thế này mà đành làm ưng khuyển!” rồi chàng ta lắc vai đấm tới một kiếm. Lữ Tứ Nương lách qua, rút phắt thanh kiếm cười nói: “Ngươi là đệ tử của ai?” chàng thiếu niên đâm soạt soạt hai nhát, hiếm hóc lạ thường, lớn giọng nói: “Có nói ra ngươi cũng chẳng biết!” hình như chàng rất tự phụ về mặt kiếm pháp. Lữ Tứ Nương thầm cười, nhủ rằng: “Có kiếm pháp của nhà nào mà ta không biết? Chỉ cần ngươi dùng đúng mười chiêu, ta sẽ nói chẳng sai”.
Chàng thiếu niên vẫy thanh kiếm đánh gấp lên, lại chém xéo một kiếm vào eo Lữ Tứ Nương. Lữ Tứ Nương không né tránh nữa, đã nhận ra chiêu này chính là Khổng Tước Tước Linh của phái Võ Đang, vì thế nàng giơ ngang kiếm đè xuống, thi triển chiêu thức Đảo Chuyển Âm Dương trong Huyền Nữ kiếm pháp, thế rồi nâng kiếm lên, tưởng rằng chàng thiếu niên chắc chắn sẽ rút kiếm; nào ngờ chiêu số của chàng ta rất quái lạ, thấy Lữ Tứ Nương đè kiếm xuống thì đột nhiên vẫy thanh kiếm chém ngược trở ra! Lữ Tứ Nương suýt nữa đã trúng đòn, may mà kiếm pháp của nàng đã đến mức lư hỏa thuần thanh, thế là nàng xoáy thanh kiếm, lập tức hóa giải chiêu thức của kẻ địch, chàng thiếu niên nhảy ra hai bước, trở người đánh lại một chiêu, chiêu kiếm này rõ ràng là Phụng hoàng triển xí của phái Tung Dương, kiếm thế lẽ ra từ trái sang phải, Lữ Tứ Nương thông hiểu kiếm pháp các nhà, nàng hơi lắc người đã chặn phía bên trái, không ngờ chàng thiếu niên đánh kiếm nửa chừng đột nhiên thay đổi đâm thẳng vai phải, Lữ Tứ Nương rút kiếm không kịp, đành phải nhờ khinh công tuyệt đỉnh vặn người, né tránh nhát kiếm ấy nhanh như điện chớp.
Lữ Tứ Nương rất kinh ngạc, kiếm chiêu của nàng thiếu niên rất quái dị, đúng là nàng chưa từng thấy bao giờ, thế là vội vàng thi triển ba mươi sáu đường Liên Hoàn kiếm pháp hộ thân trong Huyền Nữ kiếm pháp ra, thanh bảo kiếm múa thành một vòng tròn đầu đuôi nối tiếp nhau, giọt nước không lọt vào. Khi phòng thủ, đôi lúc nàng cũng đánh vài chiêu tấn công, chàng thiếu niên múa kiếm đánh tới như giông bão, đôi bên phá giải hơn ba mươi chiêu, Lữ Tứ Nương vẫn chưa nhìn ra chiêu số của đối phương!
Kiếm pháp của chàng thiếu niên tuy quái dị nhưng Lữ Tứ Nương sử dụng kiếm thuật chính tông, tinh diệu vô cùng, tuy trong nhất thời không dò ra được lộ số của đối phương, không giám phóng tay tấn công nhưng muốn ứng phó vẫn còn dư.
Lữ Tứ Nương không biết rằng, chàng thiếu niên càng nôn nóng hơn nàng. Nàng không dò được lộ số của chàng, chàng cũng không biết lộ số của nàng, chỉ cảm thấy kiếm pháp của Lữ Tứ Nương tinh vi ảo diệu, tựa như rất giống Thiên Sơn kiếm pháp. Lại thêm công lực của Lữ Tứ Nương cao hơn chàng, đấu được đến khoảng năm mươi chiêu, chàng đã đỏ mặt thở hơi dồn dập, còn Lữ Tứ Nương vẫn khí định thần nhàn!
Chàng thiếu niên nôn nóng, thi triển kiếm chiêu càng nhanh hơn. Lữ Tứ Nương đánh cả thủ lẫn công, thầm quan sát đối phương, chỉ cảm thấy kiếm pháp của thiếu niên này tựa như tập hợp sở trường của các nhà, mỗi chiêu đều ngược lại với kiếm pháp bình thường. Ví dụ trong kiếm pháp của phái Võ Đang có một chiêu tên gọi Vô Thường Đoạt Mệnh, chiêu thế phải đánh từ trên xuống dưới, đâm xuống hạ bàn của đối phương; còn chàng thiếu niên lại đánh từ dưới lên trên đâm vào trung bàn của đối phương. Lại như trong phái Tung Dương có chiêu Trừu Triệt Liên Hoàn, lẽ ra phải đâm bên trái ba nhát kiếm, bên phải một nhát, rồi lại đâm hai nhát ở giữa; thế nhưng chàng ta lại đâm ba nhát bên phải trước rồi đâm hai nhát bên trái, sau đó mới đâm ở giữa một nhát. Lữ Tứ Nương đấu với chàng ta một trăm chiêu, chợt vỡ lẽ ra, chặn ngang thanh kiếm đẩy chàng thiếu niên thối lui ba trượng, cười nói: “Ngươi là hậu duệ của Bạch Phát ma nữ! Sư phụ của ngươi là Phi Hồng Cân hay Võ Quỳnh Giao?”
Lữ Tứ Nương đã vạch trần sư thừa của chàng thiếu niên, chàng ta cả kinh, giơ ngang kiếm không giám xuất chiêu! Lữ Tứ Nương đút kiếm vào vỏ, cười nói: “Không cần đấu nữa, ta đấu với ngươi một trăm chiêu mới biết được gia số của ngươi, ta đã cam bái hạ phong!”
Chàng thiếu niên trố mắt, vừa nghi hoặc vừa hổ thẹn, kiếm pháp của đối phương rõ ràng hơn mình, sao lại nhận thua? Điều khiến chàng ta càng hổ thẹn hơn là Lữ Tứ Nương đã nhìn ra gia số của chàng mà chàng chẳng hề biết gì về kiếm pháp của Lữ Tứ Nương. thế rồi chàng mới ôm kiếm vái dài: “Ta đã nhận thua, nếu ngươi muốn bắt ta, ta sẽ bó tay chịu trói!” Lữ Tứ Nương cả cười: “Ai muốn bắt ngươi, ngươi có nghe danh Độc tý thần ni chưa?”
Chàng thiếu niên kêu ối chao, vái dài sát xuống đất, nói: “Vậy huynh đài là môn hạ của Độc tý thần ni, người trong Giang Nam thất hiệp?” Lữ Tứ Nương nói: “Chính thế”. Chàng thiếu niên nheo mắt, chợt lộ vẻ nghi hoặc. Té ra chàng ta đã từng theo mẫu thân Võ Quỳnh Giao đến luận kiếm cùng Dịch Lan Châu, Dịch Lan Châu nói: “Trong thiếu hiệp hiện nay có bốn phái kiếm pháp, mỗi phái đều có sở trường, khó phân hơn kém. Một là Thiên Sơn kiếm pháp của Hối Minh thiền sư, hai là Đạt Ma kiếm pháp của phái Võ Đang phía Bắc do tông sư Quế Trọng Minh truyền lại; ba là Huyền Nữ kiếm pháp của Độc tý thần ni, bốn là kiếm pháp độc môn của Bạch Phát ma nữ”. Lúc đó Võ Quỳnh Giao nói: “Thiên Sơn kiếm pháp có sở trường bao la, Đạt Ma kiếm pháp hay ở chỗ kỳ lạ, Huyền Nữ kiếm pháp hơn người ở chỗ tuyệt diệu, cả ba nhà này đều khó phân cao thấp, còn kiếm pháp của tôi lại nghiêng lệch, tỷ tỷ cũng xếp chung với họ, thật khiến cho tôi nở mày nở mặt”. Dịch Lan Châu nói: “Tỷ tỷ đừng quá nhún nhường, nếu luận về kỳ dị hiểm hóc, kiếm pháp của tỷ tỷ còn hơn cả ba nhà kia”. Võ Quỳnh Giao than ràng: “Trong kiếm pháp của ba nhà, đáng tiếc tôi chưa từng gặp Huyền Nữ kiếm pháp”. Võ Quỳnh Giao chỉ nhắc đến ba nhà, rốt cuộc không dám xếp kiếm pháp của mình đứng chung, đương nhiên là vì bà ta khiêm nhường. Dịch Lan Châu nói: “Nghe câu nói này của tỷ tỷ, tôi chợt nghĩ rằng, nếu kiếm pháp của bốn phái đến Thiên Sơn tụ hội cũng là một thịnh sự. E rằng tuổi thọ còn người có hạn, chỉ mơ tưởng chứ không làm được. Tôi đã từng thấy Huyền Nữ kiếm pháp, ba mươi năm trước Độc tý thần ni lên Thiên Sơn, đáng tiếc tỷ tỷ không có ở đây. Kiếm pháp của bà ta chỉ truyền cho nữ đệ tử quan môn là Lữ Tứ Nương, Lữ Tứ Nương mang nợ nước thù nhà, suốt ngày rong ruổi trên giang hồ, e rằng không thể đến Thiên Sơn”.
Chàng thiếu niên nhớ lại những lời năm xưa, trong lòng thầm lấy làm lạ tại sao người trước mặt mình lại là một nam nhi. Lữ Tứ Nương mỉm cười kéo khăn trùm đầu, nói: “Tôi là Lữ Tứ Nương, dám hỏi huynh đài cao tính đại danh?” chàng thiếu niên nói: “Tôi là Lý Trị, gia mẫu là Võ Quỳnh Giao”. Lữ Tứ Nương cung tay nói: “Té ra huynh đài là hậu duệ của Sấm vương, thất kính, thất kính!”
Số là năm xưa thất kiếm qui ẩn Thiên Sơn, Võ Quỳnh Giao và Lý Tư Vĩnh thành thân, ẩn cư ở chỗ Bạch Phát ma nữ chỉ sinh được một người con trai là Lý Trị. Khi Lý Trị được mười tuổi, Lý Tư Vĩnh qua đời, Võ Quỳnh Giao truyền kiếm pháp độc môn cho chàng ta. Hai năm sau, Dịch Lan Châu dắt Phùng Anh về Thiên Sơn, lúc ấy Phùng Anh chỉ có bảy tuổi. Tuy họ cùng ở Thiên Sơn nhưng một người ở phía Bắc một người ở phía Nam, cách nhau đến ngàn dặm, mỗi năm Võ Quỳnh Giao đều đến thăm Dịch Lan Châu một lần nên Lý Trị với Phùng Anh coi như cũng là một đôi thanh mai trúc mã, Lý Trị lớn hơn sáu tuổi, vẫn xem Phùng Anh là muội muội. Sáu bảy năm trước, Dịch Lan Châu lại đến Trung Nguyên, bởi vậy nhờ Võ Quỳnh Giao chăm sóc cho Phùng Anh. Chính vì thế Lý Trị và Phùng Anh rất thân thiết nhau.
Lữ Tứ Nương và Lý Trị hỏi họ tên nhau, đôi bên nói mấy lời khách sáo. Lữ Tứ Nương nói: “Lý huynh rời Thiên Sơn được bao lâu rồi? Xa lão đầu là người thế nào?” Lý Trị nói: “Tôi rời Thiên Sơn chưa được hai năm, trước đây Sa thế bá là trọng sự của gia phụ ở Tứ Xuyên. Lần này tôi xuống núi, gia mẫu đã đưa một danh sách, bảo tôi thăm các thuộc hạ cũ của phụ thân, xem thử có bao nhiêu người còn sống? Mấy ngày trước tôi nhờ bằng hữu báo tin tôi đến Hàng Châu cho Xa lão bá, người hẹn tôi gặp nhau ở Tam Đàm Ấn Nguyệt, không ngờ lại gây ra họa, may mà từ lúc còn nhỏ tôi đã bơi lội ở Thiên Trì trên Thiên Sơn, cũng hơi thông hiểu thủy tính chứ nếu không đã mất mạng. Không biết tên hung tăng kia là ai mà võ công ghê gớm đến thế!” Lữ Tứ Nương kêu “hổ thẹn” rồi cho chàng ta biết lai lịch của Liễu Ân.
Lý Trị nói: “Thiếu nữ hôm trước là ái đồ của Dịch lão tiền bối, cũng là truyền nhân duy nhất của bà, mong cô nương giúp tôi tìm kiếm”. Lữ Tứ Nương chưng hửng, thầm nhủ: “Thiếu nữ này võ công rất phức tạp, làm sao là ái đồ của Dịch Lan Châu?” thế mới nói: “Hình như Lý huynh đã nhận lầm người?” Lý Trị cười nói: “Tôi lớn lên cùng nàng, làm sao nhận lầm? Có điều không biết tại sao hình như nàng ta bị mê lú, tôi thật lo lắng!” Lữ Tứ Nương nói: “Nếu đã là truyền nhân y bát của Dịch lão tiền bối, tôi đương nhiên phải dốc sức tìm kiếm”.
Khi đang nói chợt nghe ba mũi hưởng tiễn kêu lên u u, một tiếng dài hai tiếng ngắn từ phía Đông Nam phát ra. Lữ Tứ Nương thất kinh, nói với Lý Trị: “Mong huynh đài thứ lỗi, tôi có chuyện gấp phải trở về khách sạn”. Lý Trị nói: “Sao nửa đêm lại có người phát hưởng tiễn?” Lữ Tứ Nương nói: “Là tín hiệu liên lạc của đồng môn chúng tôi!” Lý Trị cũng thất kinh nói: “Nếu như thế, xin cứ tùy tiện!” Lữ Tứ Nương cung tay, đang định xuống núi, chợt nói: “Lý huynh, Xa lão bá của huynh đang ở chỗ chúng tôi. Ngày mai hãy đến”. Thế rồi nói địa chỉ của khách sạn cho chàng nghe, Lý Trị mừng rỡ nói: “Ngày mai tôi sẽ đến sớm”. Lữ Tứ Nương điểm mũi chân lướt người đi như sao xẹt, trong chớp mắt đã biến mất! Lý Trị rất khâm phục.
Đến nửa đêm, mặt trăng dần dần chìm về phía Tây, chắc là đã canh năm. Lý Trị nhảy lên một mõm đá đưa mắt nhìn ra xa, núi vắng tĩnh mịch, chỉ có tiếng gió thổi qua tai nghe như nước triều. Lý Trị rất thất vọng, chợt nghe tiếng cười khanh khách, chàng vội vàng nhảy xuống kêu: “Anh muội, Anh muội!” thiếu nữ ban ngày chợt bước ra, cười khanh khách nói: “Ta ở đây!”
Lý Trị cả mừng, thiếu nữ vẫy tay nói: “Đến đây!” Lý Trị hơi chần chừ, thiếu nữ cười nói: “Ta không đánh ngươi, ban ngày ta chỉ đùa với ngươi, ngươi còn giận ta ư?” Lý Trị bước tới nắm tay nàng, thiếu nữ giật tay ra. Lý Trị chưng hửng, chợt nhớ rằng nàng ta đã là một tiểu cô nương mười bốn tuổi, có lẽ đã biết hổ thẹn, cũng mỉm cười hỏi: “Thiếu phụ áo xanh là ai, sao muội lại quen bà ta?” nàng thiếu nữ nói: “Ngươi cứ mặc ta! Chả lẽ những người ta quen biết đều phải nói cho ngươi biết hay sao?” Lý Trị khựng người, thầm nhủ: “Sao tính tình của nàng lại thay đổi như thế, trước đây nàng có nói thế bao giờ đâu?”
Khi còn ở Thiên Sơn, Lý Trị và Phùng Anh tình như huynh muội. Phùng Anh rất nghe lời chàng ta. Lý Trị nghĩ bụng chỉ mới không gặp hơn hai năm mà nàng ta lại ăn nói như thế với mình. Thiếu nữ lại cười khanh khách: “Ngươi ngồi xuống, đứng sững nhìn ta làm gì?” Lý Trị ngồi xuống bên cạnh nàng, hỏi: “Dịch bá mẫu có khỏe không?” thiếu nữ nói: “Rất khỏe, người cũng đang nhớ ngươi!” Lý Trị nói: “Tóc của người thế nào rồi?” thiếu nữ nói: “Thì vẫn bạc như trước?” Lý Trị nhảy bật dậy nói: “Cái gì, tóc của Dịch bá mẫu đã bạc?” mấy mươi năm trước Dịch Lan Châu đã từng ăn hoa ưu đàm, mái tóc có thể đen mãi không bạc. Nếu đã bạc tức là sắp chết tới nơi, nên Lý Trị hỏi đầu tóc của bà ta, thực sự có nghĩa là bà ta có khỏe hay không, nay nghe thiếu nữ nói tóc của bà đã bạc, bởi vậy làm sao không lo. Nàng thiếu nữ chợt cười nói: “Ta lừa ngươi đấy, ngươi vốn rất thông minh kia mà, sao lần này lại ngốc đến thế? Ta không phải bảo tóc của người vẫn như trước sao? Tóc của người lúc trước thế nào, chả lẽ ngươi không biết? Ngươi xuống núi chẳng phải chỉ hai năm”. Lý Trị vừa nghe, quả nhiên nàng đã nói như thế. Cười nói: “Sao muội lại nghịch ngợm thế? Dám đem chuyện ấy ra dọa ta! Tóc của Dịch bá mẫu mãi mãi không bạc, muội nói đã bạc, chẳng phải nguyền rủa người sắp chết sao? Uổng cho người thương yêu muội, muội lại đùa như thế!” thiếu nữ thè lưỡi nói: “Lần sau ta không dám nữa!”
Thật ra thiếu nữ này không phải là Phùng Anh mà là Phùng Lâm. Nàng nấp sau tảng đá, đã nghe hết cuộc nói chuyện giữa Lữ Tứ Nương với Lý Trị. Trong lòng vừa kinh vừa mừng. Nàng tuổi tuy còn nhỏ nhưng cũng từng nghe người ta nói đến Dịch Lan Châu và Võ Quỳnh Giao, biết hai người này là nữ kiếm khách lợi hại nhất trên đời, trong đó Dịch Lan Châu là một cao thủ kiếm thuật, Liễu Ân hòa thượng và Thiên Diệp Tản Nhân thường hay mắng bà ta, còn bảo rằng sẽ mời mười cao thủ thuộc hàng nhất lưu quyết hạ bà ta cho bằng được. Phùng Lâm tuy nhỏ nhưng rất thông minh, thấy bọn chúng căm ghét bà ta như thế thì biết Dịch Lan Châu có bản lĩnh đến mức nào, trong lòng rất ngưỡng mộ.
Lúc nãy đứng sau tảng đá, nghe Lý Trị là con của Võ Quỳnh Giao, lại nghe Lý Trị nói mình là truyền nhân duy nhất của Dịch Lan Châu, lại cùng lớn lên với mình, trong lòng lấy làm lạ, lẽ nào trên đời lại có người giống hệt mình? Nhưng không biết người kia tên họ là gì? Thế là mạo nhận nàng thiếu nữ kia để trêu Lý Trị.
Lý Trị nằm mơ cũng không ngờ rằng thiếu nữ trước mặt mình không phải Phùng Anh, lại hỏi: “Hai năm qua muội có gặp mẫu thân của ta không?” Phùng Lâm cười hì hì, đáp bừa rằng: “Có gặp một lần”. Lý Trị nói: “Người thế nào?” Phùng Lâm nói: “Người vẫn đang luyện kiếm”. Lý Trị ngạc nhiên nói: “Sao lại luyện kiếm? Người không tọa quan sao?” té ra khi Lý Trị xuống núi, Võ Quỳnh Giao đã bắt đầu tọa quan, cứ bảy ngày là một kỳ, mỗi lần tịnh tọa bảy ngày, khi tịnh tọa chỉ ăn hoa quả, qua bảy ngày thì ăn uống lại bình thường. Sau đó nghỉ ngơi ba ngày rồi lại tịnh tọa tiếp. Lối tọa quan trường kỳ này là cửa ải cuối cùng của người luyện tập nội công thượng thừa nhất. Trong thời kỳ tọa quan, không màng đến việc đời, càng không cần luyện kiếm. Lý Trị vừa nghe Phùng Lâm bảo mẹ mình đang luyện kiếm thì rất lấy làm lạ. Phùng Lâm biết mình đã hớ, mỉm cười nói: “Ta và sư phụ cùng tới, sư phụ nói mẫu thân của ngươi đã tẩu hỏa nhập ma!”
Lý Trị càng kinh hãi, rung giọng kêu lên: “Tẩu hỏa nhập ma? Ôi chao, người thế nào rồi?” Phùng Lâm lớn lên trong phủ Tứ bối lạc, luyện tập võ công của các phái. Thế nhưng các dị nhân trong phủ Tứ bối lạc, ngoại trừ Liễu Ân, không ai biết nội công huyền môn chính tông, mà hễ luyện nội công của bàng môn tả đạo thì thường tẩu hỏa nhập ma nên Phùng Lâm đã nghe quen bốn chữ “tẩu hỏa nhập ma” vì thế mới nói: “May mà khi sư phụ ta đến, thấy bá mẫu có điều khác lạ, cơ mặt co rút, sư phụ ta vừa nhìn thì biết người đã tẩu hỏa nhập ma, vội vàng vận chân khí nội gia giúp người hít thở, người mới hồi phục lại bình thường. Sư phụ ta nói nếu người đến không kịp lúc, bá mẫu đã bán thân bất toại. Nên sau đó bá mẫu không tọa quan nữa, bảo rằng luyện kiếm đến mức xuất thần nhập hóa rồi mới tiếp tục”. Những câu nói này nghe ra cũng rất có căn cứ, Lý Trị không thể không tin. Chàng thiếu niên võ công của Bạch Phát ma nữ vốn chẳng phải huyền môn chính tông, chàng tưởng rằng nội công của mẹ mình thâm hậu, nếu luyện chẳng hề chi, nào ngờ cũng tẩu hỏa nhập ma. Bởi vậy trong lòng rầu rĩ. Phùng Lâm lại cười nói: “Sư phụ ta nói không sao, ngươi buồn làm gì? Người bảo mẹ ngươi có trải qua chuyện đó, sau này tọa quan cũng biết né tránh, người còn chỉ điểm cho mẹ ngươi yếu quyết luyện tập nội công thượng thừa nhất, đáng tiếc ta nghe không hiểu”. Lý Trị cả mừng, nói: “Ồ, té ra mẹ của ta vì họa mà được phúc”. Phùng Lâm mỉm cười lại nói: “Ngươi có thể dạy ta kiếm pháp độc môn của ngươi hay không?”
Lý Trị ngạc nhiên nói: “Thiên Sơn kiếm pháp của muội bao la rộng lớn, tại sao lại còn đòi học kiếm pháp của ta?” Phùng Lâm nói: “Sư phụ của ta nói: Kiếm pháp của hai nhà chúng ta một chính một phản vốn từ một nguồn, nên ta nghĩ, nếu được học cả hai thứ chẳng phải sẽ tốt hơn sao? Ta vốn muốn bá mẫu dạy cho nhưng đáng tiếc ta vội vàng xuống núi nên không có cơ hội”. Lý Trị chợt cười nói: “Thực ra sư phụ của muội cũng biết kiếm pháp của ta. Trước đây sư tỷ của mẹ ta Phi Hồng Cân đã từng dạy cho bà”. Phùng Lâm thầm thất kinh, không ngờ đã lộ sơ hở. May mà Lý Trị cười rồi lại nói: “Sư phụ cũng không dạy cho muội, chắc là thấy muội tuổi còn nhỏ, sợ muội học quá nhiều món nên chỉ bảo muội chuyên luyện Thiên Sơn kiếm pháp”. Lý Trị nói đến đây, chợt rùng mình hỏi: “Muội xuống núi được bao lâu?” Phùng Lâm nghĩ ngợi rồi đáp: “Ồ, được hơn nửa năm”. Lý Trị nói: “Trong vòng nửa năm, tại sao lại học được võ công của nhiều phái đến thế?” Phùng Lâm dẫu môi nói: “Ta thích kia mà, tại sao cứ thích quản ta thế? Ta giờ đây đã lớn dần lên, học nhiều một chút cũng không sao. Ồ, ta biết rồi, ngươi không muốn dạy ta nên cố ý trách ta”. Lý Trị nghe thế nhíu mày nói: “Sao muội lại nói thế? Muội muốn học, huynh sẽ dạy”.
Phùng Lâm cả mừng, lại nói: “Vậy khí hậu thiên là gì, khí tiên thiên là gì? Nội đan tu luyện thế nào?” Lý Trị lại ngạc nhiên một hồi nữa, lòng thầm nhủ: “Sao Dịch bá mẫu lại không dạy những điều cơ bản trong cách tu luyện nội công cho nàng”. Số là khí hậu thiên và khí tiên thiên là cách nói của đạo gia, sau đó những người luyện nội công cũng dùng. Khí hậu thiên là khí trong hung phế, bởi vì hít vào từ bên ngoài nên gọi là khí hậu thiên, khí trong khí hải và đơn điền gọi là khí tiên thiên, khi con người ra đời đã có. Người bình thường khi hít thở, khí trong hung phế và khí trong đơn điền không thể hòa lẫn với nhau; nếu người đã luyện qua công phu thổ nạp, có thể hòa hai khí thành một, gọi là “khí thông”, đến cảnh giới khí thông, khí tiên thiên và khí hậu thiên trên dưới kết hợp, vô hình trung đã kết thành một viên “đơn hoàn” trong người, có thể di chuyển lên trên và dưới, đó chính là nội đơn mà đạo gia vẫn thường nói, thực ra đó là một luồng khí kình được luyện thành trong cơ thể chứ không mang màu sắc mê tín gì cả.
Phùng Lâm chẳng hề biết gì yếu quyết nội công, nên mới hỏi như thế. Thấy Lý Trị ngạc nhiên thì đảo mắt, cười rằng: “Ngươi nhất định sẽ lấy làm lạ tại sao sư phụ ta không dạy điều đó chứ gì? Người bảo ta tuổi còn nhỏ, không kiên nhẫn tịnh tọa nên chỉ dạy ta luyện kiếm, không dạy ta nội công”. Khi Phùng Anh được bảy tám tuổi, do Võ Quỳnh Giao coi sóc, sau đó theo Dịch Lan Châu trở về phía Bắc, cho đến năm mười hai tuổi, trong bốn năm này, mỗi năm Lý Trị đến thăm nàng một lần mỗi lần gặp nhau khoảng nửa tháng, Lý Trị xem nàng như đứa trẻ nên không hỏi nàng có luyện nội công hay không. Lúc này chàng thầm nhủ: “Dịch bá mẫu chỉ truyền võ nghệ chứ không truyền nội công, cách dạy này há chẳng phải khiếm khuyết hay sao?” thế rồi nói: “Huynh nói cho muội nghe cũng chẳng sao, nhưng nếu bá mẫu mà biết chắc chắn sẽ cười huynh mất”. Phùng Lâm nói: “Ta không nói cho người biết là xong. Người vốn bảo ta ra giang hồ ba năm, khi về núi sẽ dạy cho ta phương pháp tu luyện nội công. Chỉ e lúc đó người đã già, nếu có chuyện gì bất trắc há chẳng phải suốt đời không được học hay sao!” Lý Trị nghe thế lại nhíu mày, nói: “Sao lại nói thế”. Thầm nhủ: “Đứa trẻ này xưa này dịu dàng dễ mến, sao chỉ có nửa năm mà hư hỏng đến thế, chỉ nghĩ đến bản thân mình. Nếu chẳng may ân sư chết đi, đau đớn còn không kịp, sao lại nghĩ đến chuyện khác. Nếu Dịch bá mẫu mà nghe chắc chắn sẽ tức chết đi được”.
Phùng Lâm thấy chàng ta lại sầm mặt, kêu ôi chao một tiếng nói: “Ta biết ta đã nói lỡ lời, hảo ca ca đừng giận, từ rày ta không nói càn nữa”. Lý Trị chỉ bảo: “Thôi được, ta không giận. Nếu muội muốn học nội công, ta sẽ dạy yếu quyết cơ bản cho muội”. Giảng được nửa canh giờ, Phùng Lâm đã hiểu cả mừng đáp tạ. Lý Trị lại nhíu mày nói: “Muội làm sao thế, tựa như đã biến thành người khác?” Phùng Lâm mỉm cười: “Trước đây muội thế nào? Huynh nói cho muội nghe thử”. Lý Trị vừa bực mình vừa buồn cười nói: “Muội cũng chỉ mới mười ba mười bốn tuổi mà cả bản thân cũng quên mất!” Phùng Lâm mỉm cười đứng lên, tựa như rất vui mừng vì được chàng chỉ điểm. Lý Trị nói xong, trong lòng đột nhiên thấy run sợ, thầm nhủ: “Chả lẽ có người mau quên bản tính của mình như thế?” bất giác sững người nhìn nàng, chẳng nói ra lời.
Lúc này trời đã hửng sáng, đám mây ngũ bay qua bầu trời. Cảnh buổi sáng trên Cát Lĩnh vốn là một trong tiền đường bát cảnh. Từ Cát Lĩnh nhìn về phía xa, sông Tiền Đường trắng sáng vươn mãi ra biển Đông. Lúc này vầng mặt trời dần dần từ biển nhô lên, tựa như một cái mâm đồng màu đỏ tía. Trong làn gió lạnh buổi sáng, Lý Trị tỉnh táo hơn, chàng đứng trên Sơ Dương đài, nhìn cái mâm đồng đỏ tía dần dần nhô lên cao, từ màu đỏ tía biến thành màu vàng cam, rồi lại từ màu vàng cam biến thành màu trắng chói mắt. Cúi xuống nhìn Tây Hồ, nước hồ long lanh trong vắt khắp núi rừng như nhuộm màu mặt trời!
Lý Trị hít một hơi dài, nhớ lại những lời Lữ Tứ Nương, nói với Phùng Lâm: “Chúng ta đi thăm Lữ Tứ Nương!” Phùng Lâm giả vờ không biết, hỏi: “Lữ Tứ Nương là ai?” Lý Trị nói: “Chính là người đêm qua đấu kiếm với ta”. Phùng Lâm nói: “Ta sợ đồng bọn của tỷ ấy, chính là hán tử mặt vàng đấy”. Lý Trị nói: “Người đó là Giang Nam đại hiệp Cam Phụng Trì, có gì đáng sợ? Muội cũng nên kết giao với người chính phái”. Phùng Lâm chỉ đành đi theo chàng.
Đêm qua hai người Cam, Bạch thấy Lữ Tứ Nương đi mãi mà không trở về, trong lòng lo lắng, chẳng ngủ được ngon giấc, đến canh tư, Cam Phụng Trì một mình ngồi dậy, thả bộ trong sân, mảnh trăng đầu tháng dần dần chuyển qua đầu. Lúc ấy trời trong vắt không gợn mây, chàng chợt nghe có tiếng kêu thất thanh của phụ nữ, tựa như ở trong khách sạn. Cam Phụng Trì tuy trong lòng có tâm sự nhưng cũng không khỏi chạy đến xem, khách sạn này rất lớn, có khoảng hai ba mươi gian phòng. Cam Phụng Trì nhảy lên mái nhà, nghe tiếng kêu phát ra từ căn phòng phía Đông, thế là vội vàng chạy tới, móc hai chân vào mái nhà thò đầu xuống nhìn, thế là chàng không khỏi thất kinh!
Chỉ thấy trong nhà có một ông già lưng đứng xoay ra cửa, mặt hướng về phía một thiếu phụ, lạnh lùng nói: “Ngươi kêu đi! Ngươi mà kêu nữa ta sẽ khiến cho ngươi muốn sống không được muốn chết không xong!” người phụ nữ ấy mặt tái xanh, hình như rất sợ hãi nhưng vẫn gằng giọng nói: “Ngươi đúng là mặt người dạ thú, vô tình bạc nghĩa, lừa ta đến Hàng Châu thi triển độc thủ!” ông già cười gằng nói: “Bà nhà ta không dung thứ cho ngươi, chẳng còn cách nào cả, chỉ đành mượn ngươi một vành tai mười ngón tay để chuộc tội cho ta. Ta vẫn còn nhớ đến ân nghĩa trước kia, ngươi hãy tự ra tay đi, ta có linh đơn cho ngươi cầm đau!” thiếu phụ run rẩy không ngừng, lão già rút soạt thanh đao ra.
Cam Phụng Trì nhận ra giọng nói của lão già rất quen tai, thấy lão ta rút đao thì đột nhiên kêu: “Hàn Trọng Sơn ngươi làm gì thế?” rồi phóng một mũi phi đao vào cửa sổ!
Hàn Trọng Sơn võ công cực cao, chỉ vì mãi chú ý người thiếu phụ nên không nghe hơi thở. Lúc này y trở tay hất được mũi phi đao. Cam Phụng Trì gầm một tiếng, nhảy tọt vào bên trong! Hàn Trọng Sơn thuận tay đâm mũi trủy thủ về phía trước, Cam Phụng Trì lộn người, đánh một chiêu Phúc Vũ Phiên Vân, chặt xuống cổ tay cầm đao của Hàn Trọng Sơn, Hàn Trọng Sơn lật cổ tay, cây trủy thủ rơi xuống đất. Người phụ nữ trong nhà vội vàng nhảy tọt ra cửa sổ. Hàn Trọng Sơn cả giận, hai tay đẩy ra phía trước, Cam Phụng Trì cũng đẩy chưởng ra cự lại, chỉ cảm thấy một luồng đại lực dồn ra, Cam Phụng Trì bất đồ bị đẩy ra ngoài cửa, cánh cửa bật tung ra. Hàn Trọng Sơn cũng bị thần lực của Cam Phụng Trì đẩy ngã chổng vó trên giường.
Chính là:
Tám lạng nửa cân, ngang tài ngang sức.
Muốn biết sau đó thế nào, mời xem hồi sau sẽ rõ.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.