Chương 35: Nước mắt rất rẻ
Cửu Đan
05/03/2018
Lúc tôi đến bên quầy thanh toán, cảm thấy toàn thân mệt mỏi rã rời. tôi vừa lấy tiền ra, vừa nghĩ, có thể cách duy nhất để xua tan mệt mỏi là biến
thành Thầm Xán, cho dù vừa rồi nói với bà ta, bà là một mụ đĩ già!
Mạch 47
Đoạn phim truyền hình quay cùng với Phù Hiệu vẫn chưa xong. Ông giám đốc nói, không quay nữa, lời quảng cáo cũng k phải viết. Tấm biển quảng cáo chưa lấy xuống đã bị người ta cướp mất. Mặt ông Giám đốc như mếu. Thêm vào đấy là mấy vụ làm ăn bị thất bại, công Ty,đđứng trước nguy cơ đổ bể.Phù Hiệu nói,Đằng ấy còn nhớ lần trước ông ta nói gì không? Ông ta nói,trong cơn bão thương trường ,ông ta sẽ bảo hộ cho chúng ta.Thật buồn cười,ai bảo hộ được ai? Nó lại nói,đằng ấy đừng gìay vò Bob nữa,mai mau tìm Trần Tả.Đến lúc ấy chưa biết chừng tớ cũng được thơm lây.
Vậy là nó giục tôi gọi điện cho Trần Tả.Trần Tả nhận điện thoại,anh nói.Tối nay đi ăn cơm,sau đấy đưa em đi “Cửu trùng thiên”
Tôi hỏi Phù Hiệu,có biết “Cửu trùng thiên” ở đâu không, Phù Hiệu đoán không ra,nó nói,Đằng ấy không thể nhẹ dạ đi “Cửu trùng thiên” làm gì.Có thể đọc được trên khuôn mặt nó,đấy là nơi vô cùng đáng sợ hoặc là nơi có liên quan đến những cuộc mây mưa diễm tình.
Tôi chia tay với Phù Hiệu trước cửa cao ốc Amica.Đang lúc chuẩn bị lên một chiếc taxi thì từ bên kia đường có một phụ nữ mặt áo khoác băng dạ màu xám nhạt băng sang.Tôi nhìn ,nhận ra bà Xán,tôi cuống lên.
Bà ta nói,tôi có chuyện muốn nói với cô.Bà ta không cười.
Tôi không biết đã xảy ra chuyện gì,phải chăng bà ta đã biết hôm nay tôi có hẹn với Trần Tả?
Tôi ngồi với bà ta trong quán cà phê phía đối diện.Bà ta cởi áo ngoài vắt lên thành ghế,bên trong là cái áo len màu đen cổ rất trễ mà tôi đã thấy.
Cô nhân viên phục vụ đưa đến hai ly cà phê.Bà ta vừa quấy cà phê,vừa nhìn tôi.Tôi hỏi bà ta có chuyện gì.Bà ta nhìn áo quần tôi mặc trên người,chậm rãi nói,Cô còn nhớ lần đầu tiên chúng ta gặp nhau không? Hôm ấy trong buổi họp mặt tại Đại sứ quán Pháp,biểu hiện của Cô tỏ ra khinh bạc, bộ đồ cô mặc cũng rất khinh bạc. Hôm ấy cô mặc cái áo ngắn tay, đúng không?
Áo ngắn tay thì sao?
Mua ở vỉa hè, phải không? Hoặc mua ở cửa hàng áo quần loại ba loại bốn gì đó. Tôi nói đúng chứ? Áo may cẩu thả, màu sắc cũng xấu, trong thấy thật khó chịu.
Tôi suy nghĩ rồi hỏi, Hôm nay bà đến tìm tôi chỉ để nói chuyện quần áo thôi ư? Tôi khong được rỗi, còn có việc khác.
Nhưng cô mặc cái áo cộc tay lần ấy nom rất kiêu ngạo. Cô đến, ai cũng bảo cô là một “ngu ký”. Đúng, không sai, chỉ là một “ngu kĩ”(1).
Tôi chú ý bàn tay bà ta đang khuấy cà phê, da trên mu bàn tay thô lắm rồi. Tôi nói, Tôi cũng có thể gọi bà như thế, bà là một “lão kĩ”.
Lập tức, giống như có một trái bom nổ tung ngực bà ta. Bà ta bất ngờ cao giọng phát ra tiếng cười sảng khoái. Trong tiếng cười của bà ta, mặt tôi nóng bừng, đỏ như tôm luộc. Bà ta nói, Xem ra cô rất khôn ngoan. Cô có thể đổi hai chữ để hình dung tôi, cô nên gọi tôi là “ lão kê” (2) thì hơn.
Nói xong, bà ta lại cười thật to, những người chung quanh đều nhìn bà ta. Tôi không biết phải làm thế nào. Bà ta lại nói, ăn mặc như thế mà đòi gặp Derrida? Rất may ông ấy không đến. Thoạt đầu tôi cho rằng, cô cũng như tôi sẽ vồ lấy cái ông Derrida đấy.
Tôi nói, Đúng vậy, tôi vồ lấy ông ấy.
(1) Tác giả chơi chữ, dùng hai từ phát âm gần giống nhu: “ngu kĩ” có nghĩa là gái điếm chơi bời thay cho “ ngu ký” có nghĩa là phóng viên trong lĩnh vực văn nghệ giải trí. ND
(2) Hai tiếng “ lão kê” (già già) gần với âm “lão kĩ” (đĩ già). ND
Nhưng cô biết ông áy là ai không? Thật ra hôm ấy, trước khi biết tin ông Derrida đến Đại sứ quán Pháp, tôi hầu như chưa biết gì về ông ấy.
Tôi băng ly cà phê lên, nhấp một hụm, nói, Điều này tôi khác bà. Tôi biết Derrida là người Pháp, là một học giả, là đại sư của thuyết cấu trúc.
Không ngờ bà ta lại cười. Bà ta nói, Cô lại nhầm rồi, ông ấy là đại sư của thuyết giải cấu trúc. Về điểm này tôi đã hỏi ông Pilison, đã hỏi Kha, đã hỏi Bob, không phải cấu trúc mà là giải cấu trúc.
Mặt tôi lại đỏ lên, nghĩ bụng, đúng vậy, tôi chưa đọc bài viết nào của Derrida. Hồi mới quen Bob, hầu như ngày nào anh ấy cũng nói đến Derrida. Lúc bấy giờ tôi lật giở từng trang sách của Derrida viết mà Bob vẫn để đầu giường. Nhưng sau đấy tối nào cũng thấy mất ngủ, đọc Derrida bảo đảm ngủ rất nhanh, ngủ nhanh hơn bất cứ lần nào trước đó. Nhưng bà Xán hôm nay đến tìm tôi cuối cùng có mục đích gì? Đến sỉ nhục tôi hay đến nói những chuyện khác?
Lúc ấy bà ta nói, Hôm nay tôi đến để cùng cô đưa ra một điều kiện, hay có thể nói, hai chúng ta làm một cuộc giao dịch. Nhưng tôi phải nói cụ thể làm gì. Tôi muốn nói với cô, làm việc này tôi sẽ trả thù lao cho cô năm mươi ngàn tệ.
Ánh mắt tôi lập tức tối sầm lại. Tôi nói, giao dịch? Tôi không thể có giao dịch gì với bà.
Đúng không? Tại sao?
Không tại sao.
Chả nhẽ cô không muốn tôi với cô làm một vụ giao dịch gì à?
Tôi không muốn biết.
Thế thì được, tôi nói với cô, hai chúng ta không tiến hành giao dịch gì nữa chứ? Tôi nghe nói, trong bụng cô đang mang đứa bé của anh ta.
Điều ấy không liên quan gì đến bà.
Tất nhiên không liên quan đến tôi, nhưng đứa bé của Bob, cô định sinh hay đi nạo?
Cũng không liên quan gì đến bà.
Tôi đồng ý, đúng là không liên quan đến tôi.
Bà ta suy nghĩ rồi nói, đứa bé trong bụng cô có thể là của người khác mà không phải là của Bob không?
Nói xong bà ta nhìn thẳng vào tôi. Không hiểu tại sao, ngay lúc ấy tôi lại mềm lòng. Tôi biết đứa bé này là con Bob. Điều này không có gì phải nghi ngờ, nhưng không biết tại sao tôi lại không nhìn thẳng vào người đàn bà đang ngồi trước mặt. Bà ta vẫn nhìn tôi.
Tôi lại hỏi cô, đứa bé có thể là con người khác mà không phải là con Bob?
Tôi nói, Điều này cũng chẳng liên quan đến bà.
Có thật không liên quan đến tôi không?
Tôi không nhìn bà ta mà nhìn ra ngoài, nhìn bãi đỗ xe phía dưới cao ốc Amica. Dưới ánh đèn đường có một chiếc taxi đỗ lại. Một người tàn tật bước xuống xe, người phụ nữ tàn tật có người đi bên cạnh giúp đỡ đang lê từng bước. Người đi bên cạnh có thể là chồng, cũng có thể là anh trai hoặc một người nào đấy. Cái xe lăn để trước đầu xe, người phụ nữ tàn tật chầm chậm đi đến bên cái xe.
Tôi chăm chú nhìn, không còn nghe bà ta nói gì. Bà ta cũng bị ảnh hưởng, nhìn ra ngoài, cũng trông thấy người phụ nữ tàn tật đang từ từ ngồi lên chiếc xe.
Thẩm Xán quay lại nói, Cô cũng mong có ngày đi xe lăn như người phụ nữ kia chứ?
Tôi thu ánh mắt về, nhìn thẳng vào bà ta, nói, Bà nói những điều ấy liệu có liên quan gì đến tôi? Tất cả không liên quan.
Tôi định đứng dậy bỏ đi, không thể nói chuyện nổi với bà ta. Nói cho cùng, đây là một người đàn bà thân kinh. Nếu không, trong buổi họp mặt ấy đã không vô cớ kết dây oán thù với tôi. Bà ta lại nói, Duy chỉ có lần này trong câu chuyện bảo cô là người tàn tật, biết đâu có liên quan đến tôi. Tôi nói cho cô biết, quan hệ giữa tôi với Trần Tả, cái thứ đồ đĩ như cô không thể hiểu nổi. Tôi nghe nói cô học MBA, nhiều năm nghiêm chỉnh học ngôn ngữ. Tôi còn nghe nói cô đã từng phỏng vấn rất nhiều ngôi sao trong giới nghệ thuật. Nói cho cô biết, cô đã có sự từng trải lại đẹp gái, muốn tóm lấy anh Tả là điều không khó khăn. Song những gì tôi đã trải qua với a Tả, cô không thể tưởng tượng nổi đâu. Chắc chắn co không phải là đối thủ của tôi. Co không đáng gì, rất nhỏ bé, rất nhu nhược, lại bẩn thỉu nữa chứ, còn có gì chưa phát hiện ở cô nữa không? Tôi với cô mới ngồi với nhau một lúc, tôi đã ngửi thấy mùi mỹ phẩm rẻ tiền trên người cô rồi. Chỉ có những người bẩn thỉu mới dùng thứ đó. Cô muốn kiếm chút gì ở anh Tả là khó đấy, nhiều lắm cũng chỉ được bộ đồ, cái túi xách, đôi giày. Bà ta dừng lại, nhìn vào mắt tôi, nói tiếp, Tôi vừa nói, nếu cô bằng lòng cùng với tôi làm một vụ giao dịch, dù đấy là vụ giao dịch gì, tôi cũng sẵn sàng trả cho cô năm mươi ngàn đồng. Cô thử nghĩ xem, cô có moi được ở anh Tả nhiều hơn không? Cô thử xem, những thứ cô cần, anh Tả rời tôi liệu anh ấy có cho cô được không? Cô đơn giản quá, kiếm được đồng tiền vất vả lắm, gian nan lắm, phát tài phải có vận may. Tất cả những điều ấy tôi không thấy ở cô, dựa vào đâu để cô đòi có nhiều tiền? Cô nghĩ rằng, cô tán gẫu, ngủ với anh Tả, thâm chí mang bầu với anh Tả, như thế là đáng để anh ấy cho cô nhiều tiền hay sao? Hoặc muốn cho cô tiền, anh ấy có thể lấy được tiền hay sao? Cô thấy anh Tả lái chiếc BMW, mặc hàng hiệu, người tỏa mùi nước hoa cao cấp, hàng ngày ra vào toàn những nơi sang trọng, cô nghĩ rằng anh ấy có thể rút được tiền hay sao? Cô nghĩ đến tiền quá là đơn giản, muốn có nhiều tiền phải có cơ may không bình thường. Thôi, những gì cần nói tôi đã nói, cô có gì muốn nói với tôi không?
Tôi nhìn bà ta, thấy không có gì cần phải nói, toàn thân không còn sức lực. Bà ta nói đúng, nhưng mình cũng không sai. Bỗng tôi nghĩ lại, cuối cùng tôi có gì sai không? Nếu tôi sai thì sai ở chỗ nào?
Điện thoại của tôi có tín hiệu. Trần Tả gọi. Anh hỏi tại sao em chưa đến? Em đang ở đâu, anh đi đón? Tưởng chừng sự kiềm chế và ẩn ức vừa rồi bỗng có chỗ bung ra. Không nén nổi, tôi cầm điện thoại và bật khóc. Tôi biết nước mắt của mình rất rẻ, biết khóc lóc như vậy cũng rất nhục nhã, nhưng tôi vẫn không nén nổi. Tôi biết bà Xán đang nhìn tôi, đang suy tư. Tôi biết phụ nữ sẽ không đồng tình với phụ nữ. Phụ nữ bị phụ nữ ức hiếp chỉ có nam giới mới anh ủi, vỗ về nổi, nhưng người đàn ông này lại rất đáng sợ, không thể là chỗ dựa. Không thể hiểu nổi, lẽ nào hy vọng của cuộc đời tôi lại ở người đàn ông này?
Ở máy đầu kia Trần Tả lại nói, Em đừng khóc, có chuyện gì cũng đừng cuống lên vậy. Anh sẽ đến chỗ em, em đang ở đâu?
Tôi không trả lời, liền tắt máy. Thẩm Xán cười, nói, Cô là người biểu diễn giỏi nhất đời. Cô có thể bảo với anh ấy tôi đến tìm cô, tại sáo không nói? Tôi muốn để anh ấy biết. Cô cũng có thể nói với anh Bob, để anh ấy đồng tính với cô. Nói xong bà ta đứng dậy, lấy cái áo treo trên tường, vừa mặc vừa nói, Năm nay trời ấm quá, tôi có đến mấy cái áo long lạc đà mà không mặc đến nơi.
Tôi cũng đứng dậy, lau nước mắt, đeo túi lên vai, đi ra ngoài. Lúc ấy nghe bà ta nói, Ôi, đúng rồi, hai người vừa uống hai ly café. Cô đừng nghĩ người có tiền sẽ thanh toán cho cô. Tôi chỉ trả tiền một lý của tôi, ly của cô uống cô tự trả tiền.
Tôi đứng lại, thấy Thẩm Xán đến bên quầy bar nhận tờ phiếu thanh toán của nhân viên nhà hàng đưa. Bà ta nhìn vào phiếu, nói, Tôi chỉ trả tiền một ly thôi, đề nghị tính lại. rồi bà ta nhận tờ phiếu thanh toán đã được tính lại, ký tên vào đấy.
Tôi vẫn đứng tại chỗ, nhìn theo bóng bà ta, nghĩ, nếu mình là bà ta thì hay, cho dù tôi lớn hơn hai mươi tuổi nữa, để tôi từ hai mươi bảy tuổi biến thành người bón mươi bảy tuổi cũng được. Ý nghĩ ấy khiến tôi đỏ mặt. Lúc tôi đến bên quầy thanh toán, cảm thấy toàn thân mệt mỏi rã rời. Tôi vừa lấy tiền ra, vừa nghĩ, có thể cách duy nhất để xua tan mệt mỏi là biến thành Thẩm Xán, cho dù vừa ròi tôi nói với bà ta, bà là một mụ đi già.
Bob 50
Bob về đến chung cư thì trời đã sáng. Anh nhẹ nhàng mở cửa, không biết Mạch đã về chưa, cứ thế anh nằm xuống sofa làm một giấc. Anh quá mệt. Đang mơ màng bỗng thấy có người thở, anh choảng mở mắt. Mạch đang mặc đồ ngủ, trong nhà đầy nắng rực rỡ. Anh nói, Em đi đâu? Tối hôm qua, Anh chờ em cả buổi?
Mạch dịu dàng gối đầu lên ngực Bob. Cô nói, Anh nói dối, em về chẳng thấy anh đâu.
Bob chớp chớp mắt, cố gắng nhớ lại. Anh nói, vậy, tối hôm qua tất cả đều là nằm mơ à?
Mạch nhấc đầu lên, hỏi, Anh mơ thấy gì? Có mơ thấy em không?
Không thấy em. Tối hôm qua em đi đâu?
Mạch lại áp mặt vào người Bob, nghĩ bụng, có nên nói với anh ấy chuyện Thẩm Xán đến tìm không? Suy nghĩ một lúc, Mạch quyết định không nói, không nói với Bob cũng không nói với Trần Tả. Bỗng Mạch ngước đầu dậy nói với Bob, Chúng ta làm tình nhé. Nói xong, cô nằm lên người Bob.
Em muốn ở trên ah?
Vâng.
Bob không biết tại sao Mạch lại nhiệt tình đến thế. Anh nói, Như vậy em mệt lắm.
Mệt nữa em cũng ở trên, em nghĩ, đấy cũng là tiêu chí giải phóng phụ nữ.
Mạch cảm thấy mình nói một câu hài hước, liền cười. Không nhịn nổi, Bob nói, Nếu bắt gái làm tiền ở trên, khách phải trả thêm tiền đấy.
Nói xong anh thấy hối hận, anh sợ Mạch nổi nóng. Nhưng hôm nay Mạch không bực, chỉ nghe và tỏ ra hiếu kì, tưởng như nghe kể chuyện. Mạch trở nên khoan dung rộng lượng, hôm nay cô không mắng Bob bẩn thỉu, cũng không nói xấu đám con gái làm tiền. Mạch chỉ liên tiếp hỏi, Anh với anh Kha lẽ nào không có cảm giác xấu hổ? Lúc anh Kha ngủ với gái, anh làm gì? Có giống trong phim Sắc tình không?
Trưa hôm ấy, Mạch và Bob đi ăn vịt quay. Hai người ăn rất ít, cô gói đem về. Dọc đường gió thổi tung mái tóc Mạch, tóc như mây bay lên. Mạch nhìn hàng cây đang nẩy mầm xanh bên đường, nói, Mùa đông vẫn chưa qua tại sao mùa xuân lại bất ngờ đến như thế này?
Bob nhớ lại câu Mạch nói gần giống như trước đây: tại sao con gái vừa bắt đầu thì người con trai đã kết thúc? Lúc này anh cảm thấy mùa đông không ra mùa đông, mùa xuân không ra mùa xuân, bắt đầu không ra bắt đầu, kết thúc chưa ra kết thúc.
Hai người ngày ngày sống bên nhau, giống như đôi mắt hàng ngày cũng mở ra và nhắm lại. Bob dự định đưa Mạch đi nạo thai, tính ra cũng gần 50 ngày. Nhưng một hôm, Mạch ở công ty gọi điện cho Bob, bảo cô phải đi Thâm Quyến. Bob lờ mờ cảm thấy Mạch đi với một người đàn ông. Người đàn ông này là ai? Đầu tiên Bob nghĩ đến Trần Tả.
Lúc đầu cô không thừa nhận, sau đấy cô khóc.
Mạch 47
Đoạn phim truyền hình quay cùng với Phù Hiệu vẫn chưa xong. Ông giám đốc nói, không quay nữa, lời quảng cáo cũng k phải viết. Tấm biển quảng cáo chưa lấy xuống đã bị người ta cướp mất. Mặt ông Giám đốc như mếu. Thêm vào đấy là mấy vụ làm ăn bị thất bại, công Ty,đđứng trước nguy cơ đổ bể.Phù Hiệu nói,Đằng ấy còn nhớ lần trước ông ta nói gì không? Ông ta nói,trong cơn bão thương trường ,ông ta sẽ bảo hộ cho chúng ta.Thật buồn cười,ai bảo hộ được ai? Nó lại nói,đằng ấy đừng gìay vò Bob nữa,mai mau tìm Trần Tả.Đến lúc ấy chưa biết chừng tớ cũng được thơm lây.
Vậy là nó giục tôi gọi điện cho Trần Tả.Trần Tả nhận điện thoại,anh nói.Tối nay đi ăn cơm,sau đấy đưa em đi “Cửu trùng thiên”
Tôi hỏi Phù Hiệu,có biết “Cửu trùng thiên” ở đâu không, Phù Hiệu đoán không ra,nó nói,Đằng ấy không thể nhẹ dạ đi “Cửu trùng thiên” làm gì.Có thể đọc được trên khuôn mặt nó,đấy là nơi vô cùng đáng sợ hoặc là nơi có liên quan đến những cuộc mây mưa diễm tình.
Tôi chia tay với Phù Hiệu trước cửa cao ốc Amica.Đang lúc chuẩn bị lên một chiếc taxi thì từ bên kia đường có một phụ nữ mặt áo khoác băng dạ màu xám nhạt băng sang.Tôi nhìn ,nhận ra bà Xán,tôi cuống lên.
Bà ta nói,tôi có chuyện muốn nói với cô.Bà ta không cười.
Tôi không biết đã xảy ra chuyện gì,phải chăng bà ta đã biết hôm nay tôi có hẹn với Trần Tả?
Tôi ngồi với bà ta trong quán cà phê phía đối diện.Bà ta cởi áo ngoài vắt lên thành ghế,bên trong là cái áo len màu đen cổ rất trễ mà tôi đã thấy.
Cô nhân viên phục vụ đưa đến hai ly cà phê.Bà ta vừa quấy cà phê,vừa nhìn tôi.Tôi hỏi bà ta có chuyện gì.Bà ta nhìn áo quần tôi mặc trên người,chậm rãi nói,Cô còn nhớ lần đầu tiên chúng ta gặp nhau không? Hôm ấy trong buổi họp mặt tại Đại sứ quán Pháp,biểu hiện của Cô tỏ ra khinh bạc, bộ đồ cô mặc cũng rất khinh bạc. Hôm ấy cô mặc cái áo ngắn tay, đúng không?
Áo ngắn tay thì sao?
Mua ở vỉa hè, phải không? Hoặc mua ở cửa hàng áo quần loại ba loại bốn gì đó. Tôi nói đúng chứ? Áo may cẩu thả, màu sắc cũng xấu, trong thấy thật khó chịu.
Tôi suy nghĩ rồi hỏi, Hôm nay bà đến tìm tôi chỉ để nói chuyện quần áo thôi ư? Tôi khong được rỗi, còn có việc khác.
Nhưng cô mặc cái áo cộc tay lần ấy nom rất kiêu ngạo. Cô đến, ai cũng bảo cô là một “ngu ký”. Đúng, không sai, chỉ là một “ngu kĩ”(1).
Tôi chú ý bàn tay bà ta đang khuấy cà phê, da trên mu bàn tay thô lắm rồi. Tôi nói, Tôi cũng có thể gọi bà như thế, bà là một “lão kĩ”.
Lập tức, giống như có một trái bom nổ tung ngực bà ta. Bà ta bất ngờ cao giọng phát ra tiếng cười sảng khoái. Trong tiếng cười của bà ta, mặt tôi nóng bừng, đỏ như tôm luộc. Bà ta nói, Xem ra cô rất khôn ngoan. Cô có thể đổi hai chữ để hình dung tôi, cô nên gọi tôi là “ lão kê” (2) thì hơn.
Nói xong, bà ta lại cười thật to, những người chung quanh đều nhìn bà ta. Tôi không biết phải làm thế nào. Bà ta lại nói, ăn mặc như thế mà đòi gặp Derrida? Rất may ông ấy không đến. Thoạt đầu tôi cho rằng, cô cũng như tôi sẽ vồ lấy cái ông Derrida đấy.
Tôi nói, Đúng vậy, tôi vồ lấy ông ấy.
(1) Tác giả chơi chữ, dùng hai từ phát âm gần giống nhu: “ngu kĩ” có nghĩa là gái điếm chơi bời thay cho “ ngu ký” có nghĩa là phóng viên trong lĩnh vực văn nghệ giải trí. ND
(2) Hai tiếng “ lão kê” (già già) gần với âm “lão kĩ” (đĩ già). ND
Nhưng cô biết ông áy là ai không? Thật ra hôm ấy, trước khi biết tin ông Derrida đến Đại sứ quán Pháp, tôi hầu như chưa biết gì về ông ấy.
Tôi băng ly cà phê lên, nhấp một hụm, nói, Điều này tôi khác bà. Tôi biết Derrida là người Pháp, là một học giả, là đại sư của thuyết cấu trúc.
Không ngờ bà ta lại cười. Bà ta nói, Cô lại nhầm rồi, ông ấy là đại sư của thuyết giải cấu trúc. Về điểm này tôi đã hỏi ông Pilison, đã hỏi Kha, đã hỏi Bob, không phải cấu trúc mà là giải cấu trúc.
Mặt tôi lại đỏ lên, nghĩ bụng, đúng vậy, tôi chưa đọc bài viết nào của Derrida. Hồi mới quen Bob, hầu như ngày nào anh ấy cũng nói đến Derrida. Lúc bấy giờ tôi lật giở từng trang sách của Derrida viết mà Bob vẫn để đầu giường. Nhưng sau đấy tối nào cũng thấy mất ngủ, đọc Derrida bảo đảm ngủ rất nhanh, ngủ nhanh hơn bất cứ lần nào trước đó. Nhưng bà Xán hôm nay đến tìm tôi cuối cùng có mục đích gì? Đến sỉ nhục tôi hay đến nói những chuyện khác?
Lúc ấy bà ta nói, Hôm nay tôi đến để cùng cô đưa ra một điều kiện, hay có thể nói, hai chúng ta làm một cuộc giao dịch. Nhưng tôi phải nói cụ thể làm gì. Tôi muốn nói với cô, làm việc này tôi sẽ trả thù lao cho cô năm mươi ngàn tệ.
Ánh mắt tôi lập tức tối sầm lại. Tôi nói, giao dịch? Tôi không thể có giao dịch gì với bà.
Đúng không? Tại sao?
Không tại sao.
Chả nhẽ cô không muốn tôi với cô làm một vụ giao dịch gì à?
Tôi không muốn biết.
Thế thì được, tôi nói với cô, hai chúng ta không tiến hành giao dịch gì nữa chứ? Tôi nghe nói, trong bụng cô đang mang đứa bé của anh ta.
Điều ấy không liên quan gì đến bà.
Tất nhiên không liên quan đến tôi, nhưng đứa bé của Bob, cô định sinh hay đi nạo?
Cũng không liên quan gì đến bà.
Tôi đồng ý, đúng là không liên quan đến tôi.
Bà ta suy nghĩ rồi nói, đứa bé trong bụng cô có thể là của người khác mà không phải là của Bob không?
Nói xong bà ta nhìn thẳng vào tôi. Không hiểu tại sao, ngay lúc ấy tôi lại mềm lòng. Tôi biết đứa bé này là con Bob. Điều này không có gì phải nghi ngờ, nhưng không biết tại sao tôi lại không nhìn thẳng vào người đàn bà đang ngồi trước mặt. Bà ta vẫn nhìn tôi.
Tôi lại hỏi cô, đứa bé có thể là con người khác mà không phải là con Bob?
Tôi nói, Điều này cũng chẳng liên quan đến bà.
Có thật không liên quan đến tôi không?
Tôi không nhìn bà ta mà nhìn ra ngoài, nhìn bãi đỗ xe phía dưới cao ốc Amica. Dưới ánh đèn đường có một chiếc taxi đỗ lại. Một người tàn tật bước xuống xe, người phụ nữ tàn tật có người đi bên cạnh giúp đỡ đang lê từng bước. Người đi bên cạnh có thể là chồng, cũng có thể là anh trai hoặc một người nào đấy. Cái xe lăn để trước đầu xe, người phụ nữ tàn tật chầm chậm đi đến bên cái xe.
Tôi chăm chú nhìn, không còn nghe bà ta nói gì. Bà ta cũng bị ảnh hưởng, nhìn ra ngoài, cũng trông thấy người phụ nữ tàn tật đang từ từ ngồi lên chiếc xe.
Thẩm Xán quay lại nói, Cô cũng mong có ngày đi xe lăn như người phụ nữ kia chứ?
Tôi thu ánh mắt về, nhìn thẳng vào bà ta, nói, Bà nói những điều ấy liệu có liên quan gì đến tôi? Tất cả không liên quan.
Tôi định đứng dậy bỏ đi, không thể nói chuyện nổi với bà ta. Nói cho cùng, đây là một người đàn bà thân kinh. Nếu không, trong buổi họp mặt ấy đã không vô cớ kết dây oán thù với tôi. Bà ta lại nói, Duy chỉ có lần này trong câu chuyện bảo cô là người tàn tật, biết đâu có liên quan đến tôi. Tôi nói cho cô biết, quan hệ giữa tôi với Trần Tả, cái thứ đồ đĩ như cô không thể hiểu nổi. Tôi nghe nói cô học MBA, nhiều năm nghiêm chỉnh học ngôn ngữ. Tôi còn nghe nói cô đã từng phỏng vấn rất nhiều ngôi sao trong giới nghệ thuật. Nói cho cô biết, cô đã có sự từng trải lại đẹp gái, muốn tóm lấy anh Tả là điều không khó khăn. Song những gì tôi đã trải qua với a Tả, cô không thể tưởng tượng nổi đâu. Chắc chắn co không phải là đối thủ của tôi. Co không đáng gì, rất nhỏ bé, rất nhu nhược, lại bẩn thỉu nữa chứ, còn có gì chưa phát hiện ở cô nữa không? Tôi với cô mới ngồi với nhau một lúc, tôi đã ngửi thấy mùi mỹ phẩm rẻ tiền trên người cô rồi. Chỉ có những người bẩn thỉu mới dùng thứ đó. Cô muốn kiếm chút gì ở anh Tả là khó đấy, nhiều lắm cũng chỉ được bộ đồ, cái túi xách, đôi giày. Bà ta dừng lại, nhìn vào mắt tôi, nói tiếp, Tôi vừa nói, nếu cô bằng lòng cùng với tôi làm một vụ giao dịch, dù đấy là vụ giao dịch gì, tôi cũng sẵn sàng trả cho cô năm mươi ngàn đồng. Cô thử nghĩ xem, cô có moi được ở anh Tả nhiều hơn không? Cô thử xem, những thứ cô cần, anh Tả rời tôi liệu anh ấy có cho cô được không? Cô đơn giản quá, kiếm được đồng tiền vất vả lắm, gian nan lắm, phát tài phải có vận may. Tất cả những điều ấy tôi không thấy ở cô, dựa vào đâu để cô đòi có nhiều tiền? Cô nghĩ rằng, cô tán gẫu, ngủ với anh Tả, thâm chí mang bầu với anh Tả, như thế là đáng để anh ấy cho cô nhiều tiền hay sao? Hoặc muốn cho cô tiền, anh ấy có thể lấy được tiền hay sao? Cô thấy anh Tả lái chiếc BMW, mặc hàng hiệu, người tỏa mùi nước hoa cao cấp, hàng ngày ra vào toàn những nơi sang trọng, cô nghĩ rằng anh ấy có thể rút được tiền hay sao? Cô nghĩ đến tiền quá là đơn giản, muốn có nhiều tiền phải có cơ may không bình thường. Thôi, những gì cần nói tôi đã nói, cô có gì muốn nói với tôi không?
Tôi nhìn bà ta, thấy không có gì cần phải nói, toàn thân không còn sức lực. Bà ta nói đúng, nhưng mình cũng không sai. Bỗng tôi nghĩ lại, cuối cùng tôi có gì sai không? Nếu tôi sai thì sai ở chỗ nào?
Điện thoại của tôi có tín hiệu. Trần Tả gọi. Anh hỏi tại sao em chưa đến? Em đang ở đâu, anh đi đón? Tưởng chừng sự kiềm chế và ẩn ức vừa rồi bỗng có chỗ bung ra. Không nén nổi, tôi cầm điện thoại và bật khóc. Tôi biết nước mắt của mình rất rẻ, biết khóc lóc như vậy cũng rất nhục nhã, nhưng tôi vẫn không nén nổi. Tôi biết bà Xán đang nhìn tôi, đang suy tư. Tôi biết phụ nữ sẽ không đồng tình với phụ nữ. Phụ nữ bị phụ nữ ức hiếp chỉ có nam giới mới anh ủi, vỗ về nổi, nhưng người đàn ông này lại rất đáng sợ, không thể là chỗ dựa. Không thể hiểu nổi, lẽ nào hy vọng của cuộc đời tôi lại ở người đàn ông này?
Ở máy đầu kia Trần Tả lại nói, Em đừng khóc, có chuyện gì cũng đừng cuống lên vậy. Anh sẽ đến chỗ em, em đang ở đâu?
Tôi không trả lời, liền tắt máy. Thẩm Xán cười, nói, Cô là người biểu diễn giỏi nhất đời. Cô có thể bảo với anh ấy tôi đến tìm cô, tại sáo không nói? Tôi muốn để anh ấy biết. Cô cũng có thể nói với anh Bob, để anh ấy đồng tính với cô. Nói xong bà ta đứng dậy, lấy cái áo treo trên tường, vừa mặc vừa nói, Năm nay trời ấm quá, tôi có đến mấy cái áo long lạc đà mà không mặc đến nơi.
Tôi cũng đứng dậy, lau nước mắt, đeo túi lên vai, đi ra ngoài. Lúc ấy nghe bà ta nói, Ôi, đúng rồi, hai người vừa uống hai ly café. Cô đừng nghĩ người có tiền sẽ thanh toán cho cô. Tôi chỉ trả tiền một lý của tôi, ly của cô uống cô tự trả tiền.
Tôi đứng lại, thấy Thẩm Xán đến bên quầy bar nhận tờ phiếu thanh toán của nhân viên nhà hàng đưa. Bà ta nhìn vào phiếu, nói, Tôi chỉ trả tiền một ly thôi, đề nghị tính lại. rồi bà ta nhận tờ phiếu thanh toán đã được tính lại, ký tên vào đấy.
Tôi vẫn đứng tại chỗ, nhìn theo bóng bà ta, nghĩ, nếu mình là bà ta thì hay, cho dù tôi lớn hơn hai mươi tuổi nữa, để tôi từ hai mươi bảy tuổi biến thành người bón mươi bảy tuổi cũng được. Ý nghĩ ấy khiến tôi đỏ mặt. Lúc tôi đến bên quầy thanh toán, cảm thấy toàn thân mệt mỏi rã rời. Tôi vừa lấy tiền ra, vừa nghĩ, có thể cách duy nhất để xua tan mệt mỏi là biến thành Thẩm Xán, cho dù vừa ròi tôi nói với bà ta, bà là một mụ đi già.
Bob 50
Bob về đến chung cư thì trời đã sáng. Anh nhẹ nhàng mở cửa, không biết Mạch đã về chưa, cứ thế anh nằm xuống sofa làm một giấc. Anh quá mệt. Đang mơ màng bỗng thấy có người thở, anh choảng mở mắt. Mạch đang mặc đồ ngủ, trong nhà đầy nắng rực rỡ. Anh nói, Em đi đâu? Tối hôm qua, Anh chờ em cả buổi?
Mạch dịu dàng gối đầu lên ngực Bob. Cô nói, Anh nói dối, em về chẳng thấy anh đâu.
Bob chớp chớp mắt, cố gắng nhớ lại. Anh nói, vậy, tối hôm qua tất cả đều là nằm mơ à?
Mạch nhấc đầu lên, hỏi, Anh mơ thấy gì? Có mơ thấy em không?
Không thấy em. Tối hôm qua em đi đâu?
Mạch lại áp mặt vào người Bob, nghĩ bụng, có nên nói với anh ấy chuyện Thẩm Xán đến tìm không? Suy nghĩ một lúc, Mạch quyết định không nói, không nói với Bob cũng không nói với Trần Tả. Bỗng Mạch ngước đầu dậy nói với Bob, Chúng ta làm tình nhé. Nói xong, cô nằm lên người Bob.
Em muốn ở trên ah?
Vâng.
Bob không biết tại sao Mạch lại nhiệt tình đến thế. Anh nói, Như vậy em mệt lắm.
Mệt nữa em cũng ở trên, em nghĩ, đấy cũng là tiêu chí giải phóng phụ nữ.
Mạch cảm thấy mình nói một câu hài hước, liền cười. Không nhịn nổi, Bob nói, Nếu bắt gái làm tiền ở trên, khách phải trả thêm tiền đấy.
Nói xong anh thấy hối hận, anh sợ Mạch nổi nóng. Nhưng hôm nay Mạch không bực, chỉ nghe và tỏ ra hiếu kì, tưởng như nghe kể chuyện. Mạch trở nên khoan dung rộng lượng, hôm nay cô không mắng Bob bẩn thỉu, cũng không nói xấu đám con gái làm tiền. Mạch chỉ liên tiếp hỏi, Anh với anh Kha lẽ nào không có cảm giác xấu hổ? Lúc anh Kha ngủ với gái, anh làm gì? Có giống trong phim Sắc tình không?
Trưa hôm ấy, Mạch và Bob đi ăn vịt quay. Hai người ăn rất ít, cô gói đem về. Dọc đường gió thổi tung mái tóc Mạch, tóc như mây bay lên. Mạch nhìn hàng cây đang nẩy mầm xanh bên đường, nói, Mùa đông vẫn chưa qua tại sao mùa xuân lại bất ngờ đến như thế này?
Bob nhớ lại câu Mạch nói gần giống như trước đây: tại sao con gái vừa bắt đầu thì người con trai đã kết thúc? Lúc này anh cảm thấy mùa đông không ra mùa đông, mùa xuân không ra mùa xuân, bắt đầu không ra bắt đầu, kết thúc chưa ra kết thúc.
Hai người ngày ngày sống bên nhau, giống như đôi mắt hàng ngày cũng mở ra và nhắm lại. Bob dự định đưa Mạch đi nạo thai, tính ra cũng gần 50 ngày. Nhưng một hôm, Mạch ở công ty gọi điện cho Bob, bảo cô phải đi Thâm Quyến. Bob lờ mờ cảm thấy Mạch đi với một người đàn ông. Người đàn ông này là ai? Đầu tiên Bob nghĩ đến Trần Tả.
Lúc đầu cô không thừa nhận, sau đấy cô khóc.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.