Chương 43: Vẫn còn một con dao
Cửu Đan
05/03/2018
Vậy anh ta có thể thay Bob được không?
Tôi suy nghĩ rồi nói, Không thay thế được Bob, bất cứ người đàn ôn nào cũng không thể thay thế được Bob.
Tại sao?
Vì không một người đàn ông nào phản bội tớ như Bob.
Mạch 65
Con dao ấy dài chừng ba mươi phân, chuôi dao khảm kim loại. người trong nghề biết không dùng nó để chém đầu, nưhng là để đâm vào tim người. Tôi cẩn thận cầm lấy nó, ánh sắc lạnh của dao chiếu lên mặt tôi. Tôi để nó vào cái túi xách vẫn đem theo người, cùng với đồ mỹ phẩm. Đúng là trong túi xách của người phụ nữ có thỏi son, có bao cao su tránh thai, có một tập thơ, có khăn giấy mềm mại, có lúc có cả con dao.
Lúc dọn nhà, bố đến đón tôi, có những lúc bỗng ông tràn nước mắt. Trông thấy ông những lúc ấy tôi tuyệt vọng đến điên lên. Tôi thầm nghĩ, một con người tuyệt vọng làm sao sống với một người tuyệt vọng?
Tôi không nhờ nhưng Kha cũng đến. Anh nói, cuối cùng “ Phố Trường An” đã có người đầu tư. Pilison tìm được nhà đầu tư ở Pháp, hợp đồng vừa ký xong. Anh nói, Pilison thật vĩ đại, có thể anh ấy sẽ trở thành một nhân vật vĩ đại. Anh nói thêm, Đáng tiếc Bob không có mặt, nếu Bob biết tiểu thuyết của anh ấy được dựng thành phim thì vui lắm.
Bố nhìn Kha diễn từ đầu xuống chân, nhìn kĩ từng điểm như muốn nuốt chửng anh, nhưng anh không chú ý, anh vẫn cười như điên. Mỗi lần Kha nói gì, bố lại đưa mắt quan sát biểu hiện của tôi, tưởng như phán đoán quan hệ của chúng tôi. Tôi hỏi Kha, Anh có đói không, để bố đi mua bánh mì.
Bố đành phải đi mua bánh mì. Tôi và anh ngồi ở sofa. Nắng trưa gay gắt. Trên bàn trà là cái túi màu đỏ của tôi.
Anh nói, Bob có tài, tối hôm qua any vừa xem lại kịch bản sửa chữa của anh ấy, đúng là rất hay.
Tôi không nói gì. Anh lại nói, nhưng Bob rất đê tiện, Mạch, bây giờ còn căm giận anh ấy nữa không?
Tôi nói, mấy hôm em đã nghĩ kĩ. Thật ra em cũng rất đê tiện, không mọt người con gái nào đê tiện như em. toàn bộ sự việc là do em không phải với Bob. Đúng vậy, không những là Bob, em cũng rất không phải với Bạch Trạch. Anh bảo, người con gái như em, liệu có người đàn ông nào không sợ? Lúc tốt với Bob lại lén lút hẹn hò với Trần Tả. Lúc tốt với Trần Tả lại nhớ Bob. Anh Tả nói đúng, em là đứa con gái cứ chạy đi chạy lại ở giữa người đàn ông này với người đàn ông khác. em đến nước này cũng là quả báo.
Vậy anh hỏi em, em phải trả lời thật nhé. Nếu Bob quay về, em có tiếp tục với anh ấy nữa không?
Tôi nhìn anh, cầm cái túi đỏ để trên mặt bàn, lấy còn dao trong đó ra. Tôi nói, Từ bây giờ trở đi, bên người em luôn có con dao, có thể nói, đây là cái duy nhất mà anh ta để lại cho em có thể dùng.
Kha kinh ngạc trợn tròn mắt, đưa tay cầm còn dao. Tôi lại để con dào vào túi xách, kéo khóa lại. Tôi nói, cho dù em hối hận, nhưng thiếu sự khoan dung đối với Bob. Có thẻ khoan dung với mọi người nhưng trong đó tuyệt đối không có Bob. Anh ta làm hại em, làm tổn thương rất cụ thể, rất đau đớn đối với em.
Kha im lặng. anh đang tự suy nghĩ, một lúc sau mới nói, em không thấy tự mâu thuẫn à?
Nhưng ở một điểm nào đấy là tuyệt đối không?
Có thể cho anh xem con dao kia được không?
Tôi nhìn ngoài cửa, đoán chừng bố chưa thể về ngay, rồi mở túi, cẩn thận lấy con dao ra, dưới ánh sáng, lưới dao ánh lên nhức mắt.
Kha nheo mắt nhìn lưỡi dao, rồi nhìn tôi, nói, Có lúc anh hi vọng lưỡi dao này đâm vào người anh.
Tôi cất dao đi, nhấn mạnh từng tiếng, em không đùa với anh. em mong từ nay về sau anh đừng đem dao ra đùa với em, những lúc ấy em cực kì ghét sự hài hước của đàn ông các anh.
***
Tôi không biết phải làm thế nào để tìm được Bob. Ngày nào tôi cũng lang thang ngoài phố. Nắng chiếu thẳng lên mặt tôi, gió cát làm da mặt tôi đau rát. Giữa biển người toi mệt mỏi lắm rồi, miệng khát khô, có lúc tâm trạng đang sục sôi bỗng nguội lạnh. Những lúc ấy, chỉ cần trông thế một người đàn ông nào đó tương đối trẻ, dáng cao cao đi tới, tôi liền đi theo. Tay tôi nắm chặt cái túi xách, đi thật nhanh.
Về đêm, tôi cùng đám con gái vô nghề nghiệp đi dưới ánh trăng, đến quán bar đã hẹn. Những người cùng một lúc không nghề nghiệp, không tài sản tỏ ra có duyên phận với nhau và cũng không dễ dàng, đến với nhau để tìm tiếng nói chung, trong đó có cả Phù Hiệu. Một hôm, nó đưa cho tôi xem một tập ảnh, khoe nó đang làm người mẫu cho một công ty. Tôi xem ảnh, nhà thiết kế làm mái tóc nó thành bím như con rắn, mi mắt trên tô đỏ đến tận lông mày, miệng tô méo xệch, sưng mọng, thoáng nhìn tưởng đấy là ác quỷ trong đêm. Nó nói, đây là mốt đang thịnh hành ở Nhật, chừng một năm nữa sẽ lan sang Trung Quốc.
Tôi vừa nhìn ảnh nó, vừa rơi nước mắt, vì trên những tấp ảnh ấy tôi cũng nhận ra sự biến dị của mình. Tôi không dám thương hại cho người khác.
Tôi với bọn chúng tâm sự, mắt luôn nhìn người qua lại ngoài kia. Có lúc chúng tôi đến phố Tam Lí Đồn dày đặc quán bar, có lcus đến phố Đường Nhân hoặc gần đấy. Tối nào chúng tôi cũng đến, chuyện tâm sự, chuyện moi từ lòng mình ra cũng chẳng có mấy câu. Vậy là tôi nói Với chúng nó về “Cửu trùng thiên” và “ Địa ngục” ,bọn chúng không tin. Thông thường tôi chỉ ngồi với bọn chúng chừng nửa tiếng đồng hồ,rồi một mình sang quán bar bên cạnh.Mắt tôi lùng sục tìm kiếm giống như hai ánh lửa ma trơi lang thang trong đêm.Trong tấm gương sẫm màu,tôi trông thấy mình mặc cái váy ngắn.Tôi dùng keo tém gọn mái tóc dài ra phía sau,không để nó tung bay.Cứ đêm đến,mắt tôi lại tô màu xanh,móng tay tô xanh,trên móng tay dán những bông hoa nhỏ thật kinh tế.Một con nhỏ người Đông Bắc giúp tôi làm móng tay,mặt nó rất nhiều lông tơ,lúc cười hai má lúm đồng tiền .Hễ trông thấy tôi,nó lại sờ nắn từng ngón tay của tôi,tay nó rất mềm.Tôi nhắm mắt,mặc cho nó làm móng.Mỗi lần làm móng tay xong về nhà,bố chỉ thẳng vào mặt tôi,nói,Mày sống như gái làm tiền.
Tôi nói điều ấy cho bọn con gái nghe.Bọn chúng cười ồ ,nói,Bố đằng ấy thật đáng yêu,không già chút nào,ông ấy rất biết dùng từ ngữ.Thật ra đấy là khen con gái,bảo con gái là đĩ,là gái làm tiền tức là có vốn làm ăn.
Bố tôi rất già.Ông nói câu ấy xong liền chảy nước mắt.Hôm sau ông buồn buồn xin lỗi tôi,bảo không nên mắng con bằng những lời lẽ ấy.Ông đưa tay ra quàng vai tôi.Tôi lẻn ra khỏi nhà,đi dưới nắng.Ông không biết đứa con gái chưa bao giờ nói với ông những điều trong lòng mình suốt ngày suy nghĩ.Một hôm,tôi chat với một người trên mạng,một người có cái nickname 3853 truy đuổi tôi,hỏi tôi thích kết bạn với người thế nào,hỏi gia đìnhg tôi có mấy người,có bố không.Tôi lập tức cảnh giác ngờ rằng 3853 là bố tôi.Có thể ông muốn dùng cách ấy để tóm được tôi.Tôi lập tức bỏ người kia,nhưng tôi nghiNgờ tất cả những người gặp trên mạng. Cuối cùng, tôi tắt máy tính. Tôi vẫn tin ở mắt tôi.
Trong quán bar có nhiều anh trẻ trung, đẹp trai nháy mắt với tôi. Trước đây tôi cho rằng chỉ con gái mới làm chuyện ấy, không ngờ con trai cũng biết làm thế nào để đỡ việc. mấy cậu này còn rất trẻ, chừng mười bảy mười tám, da dẻ trắng trẻo trơn láng, móng tay nhọn. bọn chúng xuất hiện khiến quán bar xôn xao một không khí chơi bời phóng đãng và cháy bỏng thèm muốn. nghe nói bọn chúng là những tên đĩ đực, ở Mỹ gọi là bọn playboy. Trong đó có những đứa đồng tính. Tôi phát hiện nam đồng tính luyến ái nhiều hơn nữ.
Có lần tôi trông thấy Đại Uy. Anh ta đang chơi với đám đồng tính luyến ái. Anh ta khoe anh ta mua nhà . Tôi không hỏi anh, tại sao không ở với bà Xán, anh ta cũng không hỏi tại sao Bob không còn ở với tôi nữa. Anh ta ngồi trước mặt tôi, đưa mời tôi điếu thuốc, tôi vừa hút thuốc vừa nói chuyện với anh. Anh ta là kẻ thù của tôi, nhưng ánh mắt anh rất dịu dàng. Anh ta là đồ khốn nạn, nhưng Bob cũng khốn nạn như anh ta. Trước đây tôi không nghĩ mình như thế. Tôi với bọn họ là hai loại người khác nhau, nhưng trên thực tế tôi không hơn gì họ. Vì chuyện này mà tôi và Phù Hiệu cãi nhau. Phù Hiệu nói, Đằng ấy không vô liêm sỉ, đàn ông vô liêm sỉ. Tôi nói, con gái cũng vô liêm sỉ như nhau. Nó tức giận, mặt đỏ gay, nói, Chỉ có đằng ấy vô liêm sỉ. Tôi nói, Đằng ấy không vô liêm sỉ tại sao đi uống rượu với nhau lại không chịu bỏ tiền? Ngay cả phần của đằng ấy để người khác gánh, không vô liêm sỉ là gì? Đằng ấy còn lừa đối cả một đứa đồng tính luyến ái và tỏ ra đắc ý, quên rồi à? Đằng ấy cổ vũ tớ đi tìm đàn ông nhiều tiền…
Không chờ tôi nói hết, nó cầm ly rượu hắt mạnh vào mặt tôi.
Tôi uống hết lý Corona, nước mắt trào ra. Tôi cố co giật những thớ thịt trên mặt, không thể để nước mắt chảy xuống.
***
Đại Uy mặc cái áo phông màu xanh giống như của Bob. Tôi nhìn kĩ, chiếc áo này chính tay tôi mua cho Bob. Đại Uy đi rồi lại có một anh khác đến. Tôi không quen anh này, anh ta đưa tay ra hiệu cho tôi. Tôi không hiểu anh ta định nói gì, nhưng động tác tay của anh ta làm tôi nhớ đến Bob. Mỗi lần Bob nói, lúc Bob cuống lên cũng làm những động tác vô cớ ấy. Nhưng anh này đẹp trai hơn Bob, trông hao hao Trần Tả.
Tôi cười với anh ta, vậy là anh ta ngồi vào chỗ Đại Uy ngồi vừa rồi. Chúng tôi nói rất nhiều chuyện, nói những chuyện tôi đã trải qua và chưa hề trải qua, phát hiện những chuyện ấy còn say người hơn rượu. Chỉ một lúc sau, tôi và anh ta cùng lên một chiếc taxi, xe quanh co mấy con ngõ, rồi anh ta đưa tôi lên một cầu thang, vào một căn hộ vô cùng đơn giản. Anh ta chỉ bật một ngọn đèn vàng nhỏ, giường đệm sạch sẽ, tấm chăn bông đã cũ, tấm chăn bông có những hoa văn sặc sỡ nhiều màu, tôi cảm thấy đem nó may váy thì thật bắt mắt. Đầu tiên anh ta đổ nước từ cái bình nước nóng trắng ra rửa tay, rồi bảo tôi cùng rửa tay. Lát sau anh ngồi ngay ngắn, quay đầu lại nói, em không biết chơi trò này à?
Bỗng tôi cảm thấy buồn nôn, bỏ chạy ra ngoài, còn nghe tiếng anh ta nói, tiếng anh ta như quyện với tiếng mưa, giống như một ngọn núi tuyết trong phim ảnh xuất hiện ngay trước mặt tôi…
Ngoài trời đang mưa to.
Tôi ngồi ở cầu thang nghĩ lại tất cả. Đầu tiên bật cười, sau đấy hình như Bob xuất hiện, anh nói với tôi, Đừng cho rằng con gái có quyền tìm đàn ông để đòi mọi thứ. Nhìn Bob xuất hiện như ánh sao, tôi khóc.
Mưa vẫn rơi, tôi đi dưới mưa ướt lướt thướt. Ra đến đường đợi rất lâu mới bắt được một chiếc taxi, tôi đi tìm Phù Hiệu.
Nó ngạc nhiên nhìn tôi, rồi lập tức trở nên lạnh nhạt. Tôi ôm lấy nó, nói, Tớ là kẻ vô liêm sỉ, tớ bẩn thỉu, tớ sai trái.
Nó cũng ôm chặt lấy tôi, đưa tôi vào phòng tắm, mở nước nóng, Nó cởi áo quần, giúp tôi tắm. Trong bồn tắm, hai đứa chúng tôi trần truồng ôm nhau.
Tối hôm sau tôi lại đến quán bar. Vẫn khói thuốc và chuyện trò, có điều không có Bob. Dần dần tôi ý thức được rằng, rất khó tìm thấy Bob trong các quán bar. Anh ta tránh mặt tôi chắc chắn không đến Tam Lý Đồn.
Một anh khác tấn công tôi. Tôi không chú ý đến hình dáng anh ta. Anh ta nói, em muốn nghe nhạc không? Không biết tại sao, hai tiếng “nghe nhạc “ trong cái đem hoang vắng này lại làm tôi sáng mắt ra.
Anh ta lại nói, Anh không có gì, chỉ có nhạc.
Tôi nói, Vậy chúng ta đi nghe nhạc.
Ra khỏi cửa, anh ta đưa tôi từ Tam Lí Đồn đến sân vận động Công nhân, lấy ra một chiếc xe đạp từ phía sau một khu nhà, vậy là tôi ngồi sau xe. Gió rất to, anh ta cố sức đạp. Nhìn tấm lưng dày dạn của anh, tôi cảm thấy đây là một người đàn ông khỏe mạnh.
Anh ta đưa tôi đi về phía đông, qua cửa ô Triều Dương, qua Thập Lí Bảo, qua cầu đường sắt, đến một nơi cực kì lộn xộn. Có mấy ngôi nhà lầu cũ kĩ, anh ta khoe có một căn hộ ở đấy.
Lên lầu tôi thấy, trong nhà hầu như không có gì, chỉ có một dàn âm thanh. Bọ dàn màu nâu có kệ đỡ. Tôi hỏi, Bộ dàn này có tốt không? Anh nói, Âm thanh cực tốt. Em có biết Bruckner (1) ? Tôi lắc đầu. Anh ta tỏ ra ngạc nhiên. em không biết Bruckner thật à? Tôi nói tôi không biết. Anh hỏi, Vậy em biết ai? Tôi nhìn anh, nói, tối nay em chỉ biết anh, còn không biết ai khác.
Em hãy nghe Bruckner, trong đó có cả tôn giáo.
Anh mở nhạc. Vậy là Bruckner đến trước mặt tôi. Không hiểu tại sao tôi không biết Bruckner, nhưng tôi cảm thấy đấy là người có thể chinh phục được tôi.
Tôi điều chỉnh âm thanh nhỏ bớt. Anh nói, đây là bản giao hưởng số bảy của Bruckner, em chưa bao giờ nghe thật à? Tôi nói, em thật tình chưa biết Bruckner. Anh ta chỉnh âm thanh to hơn.
Sáng sớm hôm sau, khi ánh nắng từ ngoài cửa sổ tràn vào, chiếu lên toi và người đàn ông kia. Anh mở mắt nói với tôi, Xin lỗi, anh không thể giữ em ở lại ăn cơm, vì trong túi anh không còn tiền. Tôi cười, mặc áo quần, xách cái túi đỏ rồi đi xuống.
Trên người tôi phủ đầy những mảnh vụn của Bruckner đưa lại. ở đấy ngoài âm nhạc ra, còn có nụ cười khiêm nhường của Bruckner, có tôn giáo và triết lý, có mùi người đàn ông kia và sự khuất nhục mà Bruckner phải chịu đựng. Sau đấy nhiều lần tôi bước vào thế giới âm nhạc của Bruckner nhưng không còn cảm giác mê man trong sương mù và bùn đất, có chăng chỉ là rêu xanh trên đá. Nhưng trái tim lặng như nước hết lần này đến lần khác tiếp nhận âm nhạc của Bruckner, càng ngày càng trở nên to lớn và không có nội dung. Cho nên tôi thường nghĩ, với những người tiếp nhận âm nhạc, nghe nhạc không cần sự yên tĩnh mà là sự xao động, không phải là sự yên tĩnh trong tim mà là sự trong sáng, mà là tâm trạng nặng nề và chờ đợi, muốn lòng hận thù đốt cháy cả thế giới. vào lúc ấy, nghe nhạc chắc chắn sẽ thu hoạch được nhiều hơn…
--- ------ ------ ---
(1) Anton Bruckner ( 1824-1890) nhạc sĩ người Áo. ND
Nhưng đấy là chuyện sau này, là vấn đề tôi nghĩ khi đọc sách, hôm ấy không như vậy. Sau khi rời âm nhạc và người đàn ông kia, tôi đi dưới nắng, ngồi lên một chiếc xe buýt cũ nát, đến tìm Phù Hiệu, lòng đầy kích động và hưng phấn bảo với nó, Tối hôm qua tớ có cuộc kì ngộ. Nó hỏi kì ngộ gì. Tôi nói, Từ ngày xa Bob, lần đầu tiên cảm nhận được cái hay của âm nhạc. Trước đấy Bob không nói chuyện âm nhạc, nhưng từ ngày Bob bỏ đi, tối hôm qua tớ mới được nghe nhạc.
Phù Hiệu nhìn bộ dạng lôi thôi của tôi, nó nói, Đừng như thế với tớ, đằng ấy đã làm gì với anh nào rồi?
Tôi thuật lại mọi chuyện tối hôm qua, cuối cùng nói, Anh ấy nghèo lắm, nhưng vẫn rất yêu.
Vậy anh ta có thể thay Bob được không?
Tôi suy nghĩ rồi nói, Không thay thế được Bob, bất cứ người đàn ôn nào cũng không thể thay thế được Bob.
Tại sao?
Vì không một người đàn ông nào phản bội tớ như Bob.
Tôi suy nghĩ rồi nói, Không thay thế được Bob, bất cứ người đàn ôn nào cũng không thể thay thế được Bob.
Tại sao?
Vì không một người đàn ông nào phản bội tớ như Bob.
Mạch 65
Con dao ấy dài chừng ba mươi phân, chuôi dao khảm kim loại. người trong nghề biết không dùng nó để chém đầu, nưhng là để đâm vào tim người. Tôi cẩn thận cầm lấy nó, ánh sắc lạnh của dao chiếu lên mặt tôi. Tôi để nó vào cái túi xách vẫn đem theo người, cùng với đồ mỹ phẩm. Đúng là trong túi xách của người phụ nữ có thỏi son, có bao cao su tránh thai, có một tập thơ, có khăn giấy mềm mại, có lúc có cả con dao.
Lúc dọn nhà, bố đến đón tôi, có những lúc bỗng ông tràn nước mắt. Trông thấy ông những lúc ấy tôi tuyệt vọng đến điên lên. Tôi thầm nghĩ, một con người tuyệt vọng làm sao sống với một người tuyệt vọng?
Tôi không nhờ nhưng Kha cũng đến. Anh nói, cuối cùng “ Phố Trường An” đã có người đầu tư. Pilison tìm được nhà đầu tư ở Pháp, hợp đồng vừa ký xong. Anh nói, Pilison thật vĩ đại, có thể anh ấy sẽ trở thành một nhân vật vĩ đại. Anh nói thêm, Đáng tiếc Bob không có mặt, nếu Bob biết tiểu thuyết của anh ấy được dựng thành phim thì vui lắm.
Bố nhìn Kha diễn từ đầu xuống chân, nhìn kĩ từng điểm như muốn nuốt chửng anh, nhưng anh không chú ý, anh vẫn cười như điên. Mỗi lần Kha nói gì, bố lại đưa mắt quan sát biểu hiện của tôi, tưởng như phán đoán quan hệ của chúng tôi. Tôi hỏi Kha, Anh có đói không, để bố đi mua bánh mì.
Bố đành phải đi mua bánh mì. Tôi và anh ngồi ở sofa. Nắng trưa gay gắt. Trên bàn trà là cái túi màu đỏ của tôi.
Anh nói, Bob có tài, tối hôm qua any vừa xem lại kịch bản sửa chữa của anh ấy, đúng là rất hay.
Tôi không nói gì. Anh lại nói, nhưng Bob rất đê tiện, Mạch, bây giờ còn căm giận anh ấy nữa không?
Tôi nói, mấy hôm em đã nghĩ kĩ. Thật ra em cũng rất đê tiện, không mọt người con gái nào đê tiện như em. toàn bộ sự việc là do em không phải với Bob. Đúng vậy, không những là Bob, em cũng rất không phải với Bạch Trạch. Anh bảo, người con gái như em, liệu có người đàn ông nào không sợ? Lúc tốt với Bob lại lén lút hẹn hò với Trần Tả. Lúc tốt với Trần Tả lại nhớ Bob. Anh Tả nói đúng, em là đứa con gái cứ chạy đi chạy lại ở giữa người đàn ông này với người đàn ông khác. em đến nước này cũng là quả báo.
Vậy anh hỏi em, em phải trả lời thật nhé. Nếu Bob quay về, em có tiếp tục với anh ấy nữa không?
Tôi nhìn anh, cầm cái túi đỏ để trên mặt bàn, lấy còn dao trong đó ra. Tôi nói, Từ bây giờ trở đi, bên người em luôn có con dao, có thể nói, đây là cái duy nhất mà anh ta để lại cho em có thể dùng.
Kha kinh ngạc trợn tròn mắt, đưa tay cầm còn dao. Tôi lại để con dào vào túi xách, kéo khóa lại. Tôi nói, cho dù em hối hận, nhưng thiếu sự khoan dung đối với Bob. Có thẻ khoan dung với mọi người nhưng trong đó tuyệt đối không có Bob. Anh ta làm hại em, làm tổn thương rất cụ thể, rất đau đớn đối với em.
Kha im lặng. anh đang tự suy nghĩ, một lúc sau mới nói, em không thấy tự mâu thuẫn à?
Nhưng ở một điểm nào đấy là tuyệt đối không?
Có thể cho anh xem con dao kia được không?
Tôi nhìn ngoài cửa, đoán chừng bố chưa thể về ngay, rồi mở túi, cẩn thận lấy con dao ra, dưới ánh sáng, lưới dao ánh lên nhức mắt.
Kha nheo mắt nhìn lưỡi dao, rồi nhìn tôi, nói, Có lúc anh hi vọng lưỡi dao này đâm vào người anh.
Tôi cất dao đi, nhấn mạnh từng tiếng, em không đùa với anh. em mong từ nay về sau anh đừng đem dao ra đùa với em, những lúc ấy em cực kì ghét sự hài hước của đàn ông các anh.
***
Tôi không biết phải làm thế nào để tìm được Bob. Ngày nào tôi cũng lang thang ngoài phố. Nắng chiếu thẳng lên mặt tôi, gió cát làm da mặt tôi đau rát. Giữa biển người toi mệt mỏi lắm rồi, miệng khát khô, có lúc tâm trạng đang sục sôi bỗng nguội lạnh. Những lúc ấy, chỉ cần trông thế một người đàn ông nào đó tương đối trẻ, dáng cao cao đi tới, tôi liền đi theo. Tay tôi nắm chặt cái túi xách, đi thật nhanh.
Về đêm, tôi cùng đám con gái vô nghề nghiệp đi dưới ánh trăng, đến quán bar đã hẹn. Những người cùng một lúc không nghề nghiệp, không tài sản tỏ ra có duyên phận với nhau và cũng không dễ dàng, đến với nhau để tìm tiếng nói chung, trong đó có cả Phù Hiệu. Một hôm, nó đưa cho tôi xem một tập ảnh, khoe nó đang làm người mẫu cho một công ty. Tôi xem ảnh, nhà thiết kế làm mái tóc nó thành bím như con rắn, mi mắt trên tô đỏ đến tận lông mày, miệng tô méo xệch, sưng mọng, thoáng nhìn tưởng đấy là ác quỷ trong đêm. Nó nói, đây là mốt đang thịnh hành ở Nhật, chừng một năm nữa sẽ lan sang Trung Quốc.
Tôi vừa nhìn ảnh nó, vừa rơi nước mắt, vì trên những tấp ảnh ấy tôi cũng nhận ra sự biến dị của mình. Tôi không dám thương hại cho người khác.
Tôi với bọn chúng tâm sự, mắt luôn nhìn người qua lại ngoài kia. Có lúc chúng tôi đến phố Tam Lí Đồn dày đặc quán bar, có lcus đến phố Đường Nhân hoặc gần đấy. Tối nào chúng tôi cũng đến, chuyện tâm sự, chuyện moi từ lòng mình ra cũng chẳng có mấy câu. Vậy là tôi nói Với chúng nó về “Cửu trùng thiên” và “ Địa ngục” ,bọn chúng không tin. Thông thường tôi chỉ ngồi với bọn chúng chừng nửa tiếng đồng hồ,rồi một mình sang quán bar bên cạnh.Mắt tôi lùng sục tìm kiếm giống như hai ánh lửa ma trơi lang thang trong đêm.Trong tấm gương sẫm màu,tôi trông thấy mình mặc cái váy ngắn.Tôi dùng keo tém gọn mái tóc dài ra phía sau,không để nó tung bay.Cứ đêm đến,mắt tôi lại tô màu xanh,móng tay tô xanh,trên móng tay dán những bông hoa nhỏ thật kinh tế.Một con nhỏ người Đông Bắc giúp tôi làm móng tay,mặt nó rất nhiều lông tơ,lúc cười hai má lúm đồng tiền .Hễ trông thấy tôi,nó lại sờ nắn từng ngón tay của tôi,tay nó rất mềm.Tôi nhắm mắt,mặc cho nó làm móng.Mỗi lần làm móng tay xong về nhà,bố chỉ thẳng vào mặt tôi,nói,Mày sống như gái làm tiền.
Tôi nói điều ấy cho bọn con gái nghe.Bọn chúng cười ồ ,nói,Bố đằng ấy thật đáng yêu,không già chút nào,ông ấy rất biết dùng từ ngữ.Thật ra đấy là khen con gái,bảo con gái là đĩ,là gái làm tiền tức là có vốn làm ăn.
Bố tôi rất già.Ông nói câu ấy xong liền chảy nước mắt.Hôm sau ông buồn buồn xin lỗi tôi,bảo không nên mắng con bằng những lời lẽ ấy.Ông đưa tay ra quàng vai tôi.Tôi lẻn ra khỏi nhà,đi dưới nắng.Ông không biết đứa con gái chưa bao giờ nói với ông những điều trong lòng mình suốt ngày suy nghĩ.Một hôm,tôi chat với một người trên mạng,một người có cái nickname 3853 truy đuổi tôi,hỏi tôi thích kết bạn với người thế nào,hỏi gia đìnhg tôi có mấy người,có bố không.Tôi lập tức cảnh giác ngờ rằng 3853 là bố tôi.Có thể ông muốn dùng cách ấy để tóm được tôi.Tôi lập tức bỏ người kia,nhưng tôi nghiNgờ tất cả những người gặp trên mạng. Cuối cùng, tôi tắt máy tính. Tôi vẫn tin ở mắt tôi.
Trong quán bar có nhiều anh trẻ trung, đẹp trai nháy mắt với tôi. Trước đây tôi cho rằng chỉ con gái mới làm chuyện ấy, không ngờ con trai cũng biết làm thế nào để đỡ việc. mấy cậu này còn rất trẻ, chừng mười bảy mười tám, da dẻ trắng trẻo trơn láng, móng tay nhọn. bọn chúng xuất hiện khiến quán bar xôn xao một không khí chơi bời phóng đãng và cháy bỏng thèm muốn. nghe nói bọn chúng là những tên đĩ đực, ở Mỹ gọi là bọn playboy. Trong đó có những đứa đồng tính. Tôi phát hiện nam đồng tính luyến ái nhiều hơn nữ.
Có lần tôi trông thấy Đại Uy. Anh ta đang chơi với đám đồng tính luyến ái. Anh ta khoe anh ta mua nhà . Tôi không hỏi anh, tại sao không ở với bà Xán, anh ta cũng không hỏi tại sao Bob không còn ở với tôi nữa. Anh ta ngồi trước mặt tôi, đưa mời tôi điếu thuốc, tôi vừa hút thuốc vừa nói chuyện với anh. Anh ta là kẻ thù của tôi, nhưng ánh mắt anh rất dịu dàng. Anh ta là đồ khốn nạn, nhưng Bob cũng khốn nạn như anh ta. Trước đây tôi không nghĩ mình như thế. Tôi với bọn họ là hai loại người khác nhau, nhưng trên thực tế tôi không hơn gì họ. Vì chuyện này mà tôi và Phù Hiệu cãi nhau. Phù Hiệu nói, Đằng ấy không vô liêm sỉ, đàn ông vô liêm sỉ. Tôi nói, con gái cũng vô liêm sỉ như nhau. Nó tức giận, mặt đỏ gay, nói, Chỉ có đằng ấy vô liêm sỉ. Tôi nói, Đằng ấy không vô liêm sỉ tại sao đi uống rượu với nhau lại không chịu bỏ tiền? Ngay cả phần của đằng ấy để người khác gánh, không vô liêm sỉ là gì? Đằng ấy còn lừa đối cả một đứa đồng tính luyến ái và tỏ ra đắc ý, quên rồi à? Đằng ấy cổ vũ tớ đi tìm đàn ông nhiều tiền…
Không chờ tôi nói hết, nó cầm ly rượu hắt mạnh vào mặt tôi.
Tôi uống hết lý Corona, nước mắt trào ra. Tôi cố co giật những thớ thịt trên mặt, không thể để nước mắt chảy xuống.
***
Đại Uy mặc cái áo phông màu xanh giống như của Bob. Tôi nhìn kĩ, chiếc áo này chính tay tôi mua cho Bob. Đại Uy đi rồi lại có một anh khác đến. Tôi không quen anh này, anh ta đưa tay ra hiệu cho tôi. Tôi không hiểu anh ta định nói gì, nhưng động tác tay của anh ta làm tôi nhớ đến Bob. Mỗi lần Bob nói, lúc Bob cuống lên cũng làm những động tác vô cớ ấy. Nhưng anh này đẹp trai hơn Bob, trông hao hao Trần Tả.
Tôi cười với anh ta, vậy là anh ta ngồi vào chỗ Đại Uy ngồi vừa rồi. Chúng tôi nói rất nhiều chuyện, nói những chuyện tôi đã trải qua và chưa hề trải qua, phát hiện những chuyện ấy còn say người hơn rượu. Chỉ một lúc sau, tôi và anh ta cùng lên một chiếc taxi, xe quanh co mấy con ngõ, rồi anh ta đưa tôi lên một cầu thang, vào một căn hộ vô cùng đơn giản. Anh ta chỉ bật một ngọn đèn vàng nhỏ, giường đệm sạch sẽ, tấm chăn bông đã cũ, tấm chăn bông có những hoa văn sặc sỡ nhiều màu, tôi cảm thấy đem nó may váy thì thật bắt mắt. Đầu tiên anh ta đổ nước từ cái bình nước nóng trắng ra rửa tay, rồi bảo tôi cùng rửa tay. Lát sau anh ngồi ngay ngắn, quay đầu lại nói, em không biết chơi trò này à?
Bỗng tôi cảm thấy buồn nôn, bỏ chạy ra ngoài, còn nghe tiếng anh ta nói, tiếng anh ta như quyện với tiếng mưa, giống như một ngọn núi tuyết trong phim ảnh xuất hiện ngay trước mặt tôi…
Ngoài trời đang mưa to.
Tôi ngồi ở cầu thang nghĩ lại tất cả. Đầu tiên bật cười, sau đấy hình như Bob xuất hiện, anh nói với tôi, Đừng cho rằng con gái có quyền tìm đàn ông để đòi mọi thứ. Nhìn Bob xuất hiện như ánh sao, tôi khóc.
Mưa vẫn rơi, tôi đi dưới mưa ướt lướt thướt. Ra đến đường đợi rất lâu mới bắt được một chiếc taxi, tôi đi tìm Phù Hiệu.
Nó ngạc nhiên nhìn tôi, rồi lập tức trở nên lạnh nhạt. Tôi ôm lấy nó, nói, Tớ là kẻ vô liêm sỉ, tớ bẩn thỉu, tớ sai trái.
Nó cũng ôm chặt lấy tôi, đưa tôi vào phòng tắm, mở nước nóng, Nó cởi áo quần, giúp tôi tắm. Trong bồn tắm, hai đứa chúng tôi trần truồng ôm nhau.
Tối hôm sau tôi lại đến quán bar. Vẫn khói thuốc và chuyện trò, có điều không có Bob. Dần dần tôi ý thức được rằng, rất khó tìm thấy Bob trong các quán bar. Anh ta tránh mặt tôi chắc chắn không đến Tam Lý Đồn.
Một anh khác tấn công tôi. Tôi không chú ý đến hình dáng anh ta. Anh ta nói, em muốn nghe nhạc không? Không biết tại sao, hai tiếng “nghe nhạc “ trong cái đem hoang vắng này lại làm tôi sáng mắt ra.
Anh ta lại nói, Anh không có gì, chỉ có nhạc.
Tôi nói, Vậy chúng ta đi nghe nhạc.
Ra khỏi cửa, anh ta đưa tôi từ Tam Lí Đồn đến sân vận động Công nhân, lấy ra một chiếc xe đạp từ phía sau một khu nhà, vậy là tôi ngồi sau xe. Gió rất to, anh ta cố sức đạp. Nhìn tấm lưng dày dạn của anh, tôi cảm thấy đây là một người đàn ông khỏe mạnh.
Anh ta đưa tôi đi về phía đông, qua cửa ô Triều Dương, qua Thập Lí Bảo, qua cầu đường sắt, đến một nơi cực kì lộn xộn. Có mấy ngôi nhà lầu cũ kĩ, anh ta khoe có một căn hộ ở đấy.
Lên lầu tôi thấy, trong nhà hầu như không có gì, chỉ có một dàn âm thanh. Bọ dàn màu nâu có kệ đỡ. Tôi hỏi, Bộ dàn này có tốt không? Anh nói, Âm thanh cực tốt. Em có biết Bruckner (1) ? Tôi lắc đầu. Anh ta tỏ ra ngạc nhiên. em không biết Bruckner thật à? Tôi nói tôi không biết. Anh hỏi, Vậy em biết ai? Tôi nhìn anh, nói, tối nay em chỉ biết anh, còn không biết ai khác.
Em hãy nghe Bruckner, trong đó có cả tôn giáo.
Anh mở nhạc. Vậy là Bruckner đến trước mặt tôi. Không hiểu tại sao tôi không biết Bruckner, nhưng tôi cảm thấy đấy là người có thể chinh phục được tôi.
Tôi điều chỉnh âm thanh nhỏ bớt. Anh nói, đây là bản giao hưởng số bảy của Bruckner, em chưa bao giờ nghe thật à? Tôi nói, em thật tình chưa biết Bruckner. Anh ta chỉnh âm thanh to hơn.
Sáng sớm hôm sau, khi ánh nắng từ ngoài cửa sổ tràn vào, chiếu lên toi và người đàn ông kia. Anh mở mắt nói với tôi, Xin lỗi, anh không thể giữ em ở lại ăn cơm, vì trong túi anh không còn tiền. Tôi cười, mặc áo quần, xách cái túi đỏ rồi đi xuống.
Trên người tôi phủ đầy những mảnh vụn của Bruckner đưa lại. ở đấy ngoài âm nhạc ra, còn có nụ cười khiêm nhường của Bruckner, có tôn giáo và triết lý, có mùi người đàn ông kia và sự khuất nhục mà Bruckner phải chịu đựng. Sau đấy nhiều lần tôi bước vào thế giới âm nhạc của Bruckner nhưng không còn cảm giác mê man trong sương mù và bùn đất, có chăng chỉ là rêu xanh trên đá. Nhưng trái tim lặng như nước hết lần này đến lần khác tiếp nhận âm nhạc của Bruckner, càng ngày càng trở nên to lớn và không có nội dung. Cho nên tôi thường nghĩ, với những người tiếp nhận âm nhạc, nghe nhạc không cần sự yên tĩnh mà là sự xao động, không phải là sự yên tĩnh trong tim mà là sự trong sáng, mà là tâm trạng nặng nề và chờ đợi, muốn lòng hận thù đốt cháy cả thế giới. vào lúc ấy, nghe nhạc chắc chắn sẽ thu hoạch được nhiều hơn…
--- ------ ------ ---
(1) Anton Bruckner ( 1824-1890) nhạc sĩ người Áo. ND
Nhưng đấy là chuyện sau này, là vấn đề tôi nghĩ khi đọc sách, hôm ấy không như vậy. Sau khi rời âm nhạc và người đàn ông kia, tôi đi dưới nắng, ngồi lên một chiếc xe buýt cũ nát, đến tìm Phù Hiệu, lòng đầy kích động và hưng phấn bảo với nó, Tối hôm qua tớ có cuộc kì ngộ. Nó hỏi kì ngộ gì. Tôi nói, Từ ngày xa Bob, lần đầu tiên cảm nhận được cái hay của âm nhạc. Trước đấy Bob không nói chuyện âm nhạc, nhưng từ ngày Bob bỏ đi, tối hôm qua tớ mới được nghe nhạc.
Phù Hiệu nhìn bộ dạng lôi thôi của tôi, nó nói, Đừng như thế với tớ, đằng ấy đã làm gì với anh nào rồi?
Tôi thuật lại mọi chuyện tối hôm qua, cuối cùng nói, Anh ấy nghèo lắm, nhưng vẫn rất yêu.
Vậy anh ta có thể thay Bob được không?
Tôi suy nghĩ rồi nói, Không thay thế được Bob, bất cứ người đàn ôn nào cũng không thể thay thế được Bob.
Tại sao?
Vì không một người đàn ông nào phản bội tớ như Bob.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.