Chương 18: Đây là hiện thực.
Thường Thư Hân
04/11/2020
Giản Phàm ngạc nhiên hồi lâu, tới khi Phí Sĩ Thanh đi xa mới tỉnh ngộ vỗ trán, đúng rồi, kỳ thi! Mải nói linh tinh, quên mất chuyện này.
Nhảy ngay lên xe gò lưng đạp về phía chính phủ huyện, trước cổng đã chén chúc nhốn nháo không ít người, đứng đứng ngồi ngồi, mặt đầy thất vọng, đa phần than thở tài không gặp thời, mắng chửi thi cử bất công.
Giản Phàm kệ bọn họ, chen lấn đám đông tới bên cái bảng đen lớn làm bằng si măng sơn đen, tìm kiếm từ dưới lên, đó là thói quen xem điểm của y, tự biết bản lĩnh của mình không được xếp bên trên ... Tìm ... Tìm, a, cuối cùng cũng thấy tên mình, năm mươi bảy, đứng ở giữa bảng, 71 điểm.
Thở phào một hơi, dù sao thì kỳ thi này xem như công bằng, đại biểu đúng trình độ của mình, xếp thứ 57 tuy không có tư cách phỏng vấn, có điều miễn cưỡng ăn nói được với mẹ rồi.
Trượt đúng dự liệu, từ nhỏ tới lớn đều thế, Gian Phàm cũng không thấy trời đất sụp đổ, chỉ hơi hậm hực, biết mình không có hi vọng, nên chẳng mấy thất vọng, chen lấn ra khỏi đám đông, chuẩn bị về quán, ngoan ngoãn nấu canh bán cơm, chợt sững người.
Sao không thấy tên thằng béo?
Cuống lên, kệ cho mấy cô gái la hét, lại chen lấn quay về bảng, lại xem ngược từ đít lên đầu, thằng béo đi thi luôn xếp 10 hạng cuối.
Lạ, tìm từ cuối tới chỗ mình rồi mà không thấy tên thằng béo đâu, tìm tiếp, tìm tiếp ... Xem kỹ từng cái tên một ... Hả? Giản Phàm thất kinh dụi mắt mấy lần, tên của Phí Sĩ Thanh ở cột đầu tiên, đứng thứ 11, điểm 92,
- Chín mươi hai điểm? Thẳng này thi được những chín mươi hai điểm?
Sự tự tôn của Giản Phàm bị đả kích không thương tiếc, xem ra thằng béo đã biết trước kết quả mới tự tin như vậy! Nhớ lại lời thằng béo, xem tiếp mấy cái tên ở top 10, có mấy cái tên quen thuộc, cũng tốt nghiệp đại học hạng ba như bọn họ, toàn là con cục trưởng, cháu gái xã trưởng ... Tức thì khoái ý vừa rồi trêu đùa thằng béo không còn nữa, thay vào đó là cảm giác bị người ta trêu đùa, thậm chí là cười vào mặt.
- Mẹ nó, cái xã hội này đã bao giờ có công bằng đâu.
Chẳng biết vị sư huynh nào đã nói lên tiếng lòng của Giản Phàm, cơn giận vừa bùng lên nhìn thấy tên mình ở giữa danh sách, như bị tạt một chậu nước lạnh. Công bằng hay bất công thì liên quan gì tới mình, cho dù người ta công bằng, mình vẫn là thứ cặn bã đọng dưới đáy, lòng chỉ có u ám thất vọng, bị thằng béo nói đúng rồi! ....
Nhưng thất vọng vẫn còn một khoảng cách xa mới tới tuyệt vọng.
Thất vọng quá nhiều rồi, Giản Phàm không thấy quá mức buồn nản, chỉ là tâm tình khác sinh ra, rất khó diễn ta, giống như bản thân bị thu nhỏ lại vô số lần, phải ngước mắt lên nhìn thế giới này, đối diện tòa nhà chính phủ to lớn đằng xa, tưởng chừng đó là khoảng cách vô tận.
Tiểu học hâm mộ người ta thi được trăm điểm, sơ trung hâm mộ người ta toàn điểm ưu, cao trung hâm mộ người ta mặc hàng hiệu, đại học hâm mộ người ta lái xe sang đón mỹ nữ ... Cả cuộc đời này, có lẽ chỉ biết hâm mộ người ta, bản thân ngày càng tụt hậu, ngày càng nhỏ bé.
Tại sao lại thân thiết với thằng béo như thế, vì chỉ có thằng béo là ngang hàng với Giản Phàm, tham ăn, ham chơi, yêu sớm lại thêm vào nghịch ngợm, đám học sinh giỏi vốn không với tới rồi. Bản thân trừ được cha coi như bảo bối thì chẳng là cái gì, không chơi với thằng béo thì chơi với ai.
Giờ thằng béo cũng vượt quá tầm mình rồi.
Lên đại học làm Giản Phàm thực sự vui mừng một thời gian, đợi ù ù cạc cạc tốt nghiệp rồi đụng đầu vào tường khắp nơi, Giản Phàm hoài nghi mình đã học đại học chưa vậy? Dù sao thứ mơ hồ thì vẫn mơ hồ, lúc thất vọng liền an ủi mình, không thành được ông nọ bà kia thì làm đầu bếp cũng có vấn đề gì đâu, chẳng lẽ làm to thì ăn được nhiều hơn chắc.
Đã trải qua quá nhiều va vấp, Giản Phàm chẳng kỳ vọng mấy vào bản thân, thời buổi này mở mồm ra là nói tới tiền, còn mình thì trừ theo cha học được bản lĩnh nấu nước ra thì chẳng được tích sự gì. Một năm qua càng chú tâm học bản lĩnh nấu canh hầm của cha, nếu như không phải mẹ luôn hi vọng con trai hóa rồng, muốn con có công việc đàng hoàng, Giản Phàm đã an tâm làm phụ bếp trong quán.
Cùng với vài người quen lẫn không quen chửi góp vài câu thói đời chó má, Giản Phàm rời khỏi chính phủ huyện, lặng lẽ đạp xe về quán, thuận đường đi qua hiệu gia vị, hoa tiêu đỏ chót, bát giác khô, ớt chuông đặc sản của Ô Long, hồi hương vừa ra chị trường, mè đen ... Tổng cộng chọn mười mấy loại, hơn một trăm đầu, mặc cả với ông chủ hói đầu một phen, giảm được mười hai đồng hai hào, gói lại chuẩn bị về nhà.
Tất cả đều là giả, mơ ước công tác có thể diện, biên chế chính thức, mua chiếc xe hơi đỉnh cấp, tán mỹ nữ cực phẩm ... Cút mẹ nó hết đi, toàn thứ vớ vẩn! Đảo nồi nấu cơm, đạp xe mua rau, cò kè mặc cả, bán cơm kiếm tiền, đó mới là mình, đừng có áo tưởng nữa, chỉ có đây mới là thực tế.
Đến tối có thể nằm mơ, nhưng ban ngày sống hiện thực một chút.
Từ ngoài đường trở về, đem hết cảm xúc không tốt đè nén thật sâu dưới đáy lòng, những thứ đó đã ảo tưởng vô số lần rồi, có sốt ruột cũng chẳng có cách nào, chẳng bằng đừng nghĩ tới. Ảo tưởng mãi mãi không bằng làm thật, làm gì?
Làm cơm thôi, làm gì được nữa?
Sắp tới giờ cơm rồi, sắn tay áo, buộc tạp dề, hai cha con bắt đầu bận rộn ..
Quán liền với nhà bếp, bếp liền với sân sau, trong sân còn có một gian phòng! Bếp nấu cơm, sân nấu canh, phòng làm thức ăn, dưới phòng là hầm rượu, tích trữ ngọc mễ hoàng.
Hầm canh rườm rà nhất không nằm ở rau củ thịt thà mà là ở canh, mỗi ngày chọn rau và thái rau là công đoạn rắc rối nhất. Cha mỗi ngày dậy vào lúc 5 giờ, lái xe bán tải lên cầu Ô Long, mua rau tươi của nông dân vào thành phố bán rau, không đủ thì ra chợ rau mua thêm, về nhà riêng rửa hái nhặt rau đã hơn một tiếng.
Sau đó là thái, thái rau không phải là người thường có thể học được, Giản Phàm về quán thấy cha và Tam Cường, Thủy Sinh đang bận rộn, nói một câu "cha, để cho con!". Cha mỉm cười nhường chỗ.
Khoai tây to bằng nắm đấm, nhanh tay phập phập phập khong ngừng, chẳng bao lâu sau chia thành một chậu là miếng vuông vức gần bằng nhau, một chậu là lát mỏng, miếng thì cho vào nồi dùng lửa nhỏ đun, lát thì cho vào chảo dùng lửa mạnh xào, như thế mới đảo bảo không bị sống chín lẫn lộn, không bị nát.
Rau cải thảo to bằng bắp chân, không dùng thái mà dùng gọt, Giản Phàm tay ôm cây cải thảo, tay phải cầm dao gọt vèo vèo, rau bay tá lả như hoa rơi chính xác vào cái chậu cách đó một mét.
Miến nấu xong cần chặt làm đôi, không dài không ngắn, chính giữa. Rong biển phải rửa vài lượt, rửa sạch thái sợi ngâm nước đợi dùng! Củ cải phải lau, dùng bàn nào đặc thù nạo thành sợi, nhúng qua nước nóng bỏ đi vị đắng mới cho vào nồi, nếu không sẽ át mất vị của loại rau khác.
Ba người bận rộn hơn một tiếng mới chuẩn bị xong xuôi, ba loại rau thường dùng cải thảo, khoai tây, củ cải, thêm vào mộc nhĩ đen, nấm hương, giới tử, đậu tây, mười mấy loại rau đặt trong phòng.
Những thứ rau này sau khi vào nồi chỉ cần căn cứ nhu cầu thực khách thêm nước dùng là liền thành món hầm, nồi lớn trong sân đã đun sẵn thịt lợn, thịt bò, thịt dê, nước canh tràn mép thơm phức, phối hợp chay mặn, thêm lửa mạnh ninh, liền thành nồi hầm Ô Long.
Đơn giản đấy nhưng không hề nhẹ nhàng, đun nước dùng là lâu nhất, phối hợp gia vị khó nhất, nhưng nói tới mệt nhất là thái rau, chẳng những số lượng nhiều mà còn cần chú ý. Mỗi ngày riêng thái rau đã mệt bở hơi tai, Tam Cường và Thủy Sinh theo cha học thái rau ba năm mà còn chưa xong, Giản Phàm chẳng chính thức học thì kỹ thuật lại tốt nhất.
Giản Phàm vừa thái rau vừa cười nói, lúc này cha y có thể ngồi xuống nghỉ, châm điếu thuốc, pha một chén trà rẻ tiền, thích chí uống từng ngụm.
Chẳng qua là thuốc lá năm đồng một bao, trà mười đồng một cân, Giản Phàm không hiểu, làm sao cha lại có thể uống ngon lành như vậy? Có điều y biết, cha thích cùng con trai làm việc, nghỉ tay chốc lát trong lúc bận rộn cũng đầy hạnh phúc.
Đương nhiên, Giản Phàm cũng thích như thế.
Nhảy ngay lên xe gò lưng đạp về phía chính phủ huyện, trước cổng đã chén chúc nhốn nháo không ít người, đứng đứng ngồi ngồi, mặt đầy thất vọng, đa phần than thở tài không gặp thời, mắng chửi thi cử bất công.
Giản Phàm kệ bọn họ, chen lấn đám đông tới bên cái bảng đen lớn làm bằng si măng sơn đen, tìm kiếm từ dưới lên, đó là thói quen xem điểm của y, tự biết bản lĩnh của mình không được xếp bên trên ... Tìm ... Tìm, a, cuối cùng cũng thấy tên mình, năm mươi bảy, đứng ở giữa bảng, 71 điểm.
Thở phào một hơi, dù sao thì kỳ thi này xem như công bằng, đại biểu đúng trình độ của mình, xếp thứ 57 tuy không có tư cách phỏng vấn, có điều miễn cưỡng ăn nói được với mẹ rồi.
Trượt đúng dự liệu, từ nhỏ tới lớn đều thế, Gian Phàm cũng không thấy trời đất sụp đổ, chỉ hơi hậm hực, biết mình không có hi vọng, nên chẳng mấy thất vọng, chen lấn ra khỏi đám đông, chuẩn bị về quán, ngoan ngoãn nấu canh bán cơm, chợt sững người.
Sao không thấy tên thằng béo?
Cuống lên, kệ cho mấy cô gái la hét, lại chen lấn quay về bảng, lại xem ngược từ đít lên đầu, thằng béo đi thi luôn xếp 10 hạng cuối.
Lạ, tìm từ cuối tới chỗ mình rồi mà không thấy tên thằng béo đâu, tìm tiếp, tìm tiếp ... Xem kỹ từng cái tên một ... Hả? Giản Phàm thất kinh dụi mắt mấy lần, tên của Phí Sĩ Thanh ở cột đầu tiên, đứng thứ 11, điểm 92,
- Chín mươi hai điểm? Thẳng này thi được những chín mươi hai điểm?
Sự tự tôn của Giản Phàm bị đả kích không thương tiếc, xem ra thằng béo đã biết trước kết quả mới tự tin như vậy! Nhớ lại lời thằng béo, xem tiếp mấy cái tên ở top 10, có mấy cái tên quen thuộc, cũng tốt nghiệp đại học hạng ba như bọn họ, toàn là con cục trưởng, cháu gái xã trưởng ... Tức thì khoái ý vừa rồi trêu đùa thằng béo không còn nữa, thay vào đó là cảm giác bị người ta trêu đùa, thậm chí là cười vào mặt.
- Mẹ nó, cái xã hội này đã bao giờ có công bằng đâu.
Chẳng biết vị sư huynh nào đã nói lên tiếng lòng của Giản Phàm, cơn giận vừa bùng lên nhìn thấy tên mình ở giữa danh sách, như bị tạt một chậu nước lạnh. Công bằng hay bất công thì liên quan gì tới mình, cho dù người ta công bằng, mình vẫn là thứ cặn bã đọng dưới đáy, lòng chỉ có u ám thất vọng, bị thằng béo nói đúng rồi! ....
Nhưng thất vọng vẫn còn một khoảng cách xa mới tới tuyệt vọng.
Thất vọng quá nhiều rồi, Giản Phàm không thấy quá mức buồn nản, chỉ là tâm tình khác sinh ra, rất khó diễn ta, giống như bản thân bị thu nhỏ lại vô số lần, phải ngước mắt lên nhìn thế giới này, đối diện tòa nhà chính phủ to lớn đằng xa, tưởng chừng đó là khoảng cách vô tận.
Tiểu học hâm mộ người ta thi được trăm điểm, sơ trung hâm mộ người ta toàn điểm ưu, cao trung hâm mộ người ta mặc hàng hiệu, đại học hâm mộ người ta lái xe sang đón mỹ nữ ... Cả cuộc đời này, có lẽ chỉ biết hâm mộ người ta, bản thân ngày càng tụt hậu, ngày càng nhỏ bé.
Tại sao lại thân thiết với thằng béo như thế, vì chỉ có thằng béo là ngang hàng với Giản Phàm, tham ăn, ham chơi, yêu sớm lại thêm vào nghịch ngợm, đám học sinh giỏi vốn không với tới rồi. Bản thân trừ được cha coi như bảo bối thì chẳng là cái gì, không chơi với thằng béo thì chơi với ai.
Giờ thằng béo cũng vượt quá tầm mình rồi.
Lên đại học làm Giản Phàm thực sự vui mừng một thời gian, đợi ù ù cạc cạc tốt nghiệp rồi đụng đầu vào tường khắp nơi, Giản Phàm hoài nghi mình đã học đại học chưa vậy? Dù sao thứ mơ hồ thì vẫn mơ hồ, lúc thất vọng liền an ủi mình, không thành được ông nọ bà kia thì làm đầu bếp cũng có vấn đề gì đâu, chẳng lẽ làm to thì ăn được nhiều hơn chắc.
Đã trải qua quá nhiều va vấp, Giản Phàm chẳng kỳ vọng mấy vào bản thân, thời buổi này mở mồm ra là nói tới tiền, còn mình thì trừ theo cha học được bản lĩnh nấu nước ra thì chẳng được tích sự gì. Một năm qua càng chú tâm học bản lĩnh nấu canh hầm của cha, nếu như không phải mẹ luôn hi vọng con trai hóa rồng, muốn con có công việc đàng hoàng, Giản Phàm đã an tâm làm phụ bếp trong quán.
Cùng với vài người quen lẫn không quen chửi góp vài câu thói đời chó má, Giản Phàm rời khỏi chính phủ huyện, lặng lẽ đạp xe về quán, thuận đường đi qua hiệu gia vị, hoa tiêu đỏ chót, bát giác khô, ớt chuông đặc sản của Ô Long, hồi hương vừa ra chị trường, mè đen ... Tổng cộng chọn mười mấy loại, hơn một trăm đầu, mặc cả với ông chủ hói đầu một phen, giảm được mười hai đồng hai hào, gói lại chuẩn bị về nhà.
Tất cả đều là giả, mơ ước công tác có thể diện, biên chế chính thức, mua chiếc xe hơi đỉnh cấp, tán mỹ nữ cực phẩm ... Cút mẹ nó hết đi, toàn thứ vớ vẩn! Đảo nồi nấu cơm, đạp xe mua rau, cò kè mặc cả, bán cơm kiếm tiền, đó mới là mình, đừng có áo tưởng nữa, chỉ có đây mới là thực tế.
Đến tối có thể nằm mơ, nhưng ban ngày sống hiện thực một chút.
Từ ngoài đường trở về, đem hết cảm xúc không tốt đè nén thật sâu dưới đáy lòng, những thứ đó đã ảo tưởng vô số lần rồi, có sốt ruột cũng chẳng có cách nào, chẳng bằng đừng nghĩ tới. Ảo tưởng mãi mãi không bằng làm thật, làm gì?
Làm cơm thôi, làm gì được nữa?
Sắp tới giờ cơm rồi, sắn tay áo, buộc tạp dề, hai cha con bắt đầu bận rộn ..
Quán liền với nhà bếp, bếp liền với sân sau, trong sân còn có một gian phòng! Bếp nấu cơm, sân nấu canh, phòng làm thức ăn, dưới phòng là hầm rượu, tích trữ ngọc mễ hoàng.
Hầm canh rườm rà nhất không nằm ở rau củ thịt thà mà là ở canh, mỗi ngày chọn rau và thái rau là công đoạn rắc rối nhất. Cha mỗi ngày dậy vào lúc 5 giờ, lái xe bán tải lên cầu Ô Long, mua rau tươi của nông dân vào thành phố bán rau, không đủ thì ra chợ rau mua thêm, về nhà riêng rửa hái nhặt rau đã hơn một tiếng.
Sau đó là thái, thái rau không phải là người thường có thể học được, Giản Phàm về quán thấy cha và Tam Cường, Thủy Sinh đang bận rộn, nói một câu "cha, để cho con!". Cha mỉm cười nhường chỗ.
Khoai tây to bằng nắm đấm, nhanh tay phập phập phập khong ngừng, chẳng bao lâu sau chia thành một chậu là miếng vuông vức gần bằng nhau, một chậu là lát mỏng, miếng thì cho vào nồi dùng lửa nhỏ đun, lát thì cho vào chảo dùng lửa mạnh xào, như thế mới đảo bảo không bị sống chín lẫn lộn, không bị nát.
Rau cải thảo to bằng bắp chân, không dùng thái mà dùng gọt, Giản Phàm tay ôm cây cải thảo, tay phải cầm dao gọt vèo vèo, rau bay tá lả như hoa rơi chính xác vào cái chậu cách đó một mét.
Miến nấu xong cần chặt làm đôi, không dài không ngắn, chính giữa. Rong biển phải rửa vài lượt, rửa sạch thái sợi ngâm nước đợi dùng! Củ cải phải lau, dùng bàn nào đặc thù nạo thành sợi, nhúng qua nước nóng bỏ đi vị đắng mới cho vào nồi, nếu không sẽ át mất vị của loại rau khác.
Ba người bận rộn hơn một tiếng mới chuẩn bị xong xuôi, ba loại rau thường dùng cải thảo, khoai tây, củ cải, thêm vào mộc nhĩ đen, nấm hương, giới tử, đậu tây, mười mấy loại rau đặt trong phòng.
Những thứ rau này sau khi vào nồi chỉ cần căn cứ nhu cầu thực khách thêm nước dùng là liền thành món hầm, nồi lớn trong sân đã đun sẵn thịt lợn, thịt bò, thịt dê, nước canh tràn mép thơm phức, phối hợp chay mặn, thêm lửa mạnh ninh, liền thành nồi hầm Ô Long.
Đơn giản đấy nhưng không hề nhẹ nhàng, đun nước dùng là lâu nhất, phối hợp gia vị khó nhất, nhưng nói tới mệt nhất là thái rau, chẳng những số lượng nhiều mà còn cần chú ý. Mỗi ngày riêng thái rau đã mệt bở hơi tai, Tam Cường và Thủy Sinh theo cha học thái rau ba năm mà còn chưa xong, Giản Phàm chẳng chính thức học thì kỹ thuật lại tốt nhất.
Giản Phàm vừa thái rau vừa cười nói, lúc này cha y có thể ngồi xuống nghỉ, châm điếu thuốc, pha một chén trà rẻ tiền, thích chí uống từng ngụm.
Chẳng qua là thuốc lá năm đồng một bao, trà mười đồng một cân, Giản Phàm không hiểu, làm sao cha lại có thể uống ngon lành như vậy? Có điều y biết, cha thích cùng con trai làm việc, nghỉ tay chốc lát trong lúc bận rộn cũng đầy hạnh phúc.
Đương nhiên, Giản Phàm cũng thích như thế.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.