Chương 4: Ô Long đệ nhất oa. (2)
Thường Thư Hân
04/11/2020
Đây là cái quán kiểu gia tộc điển hình, đến rượu cũng là của xưởng rượu ông nội ở trấn Phong Lâm, nấu ngọc mễ hoàng, địa qua thiêu, mỗi tháng chuyển vào huyện thành một lần.
Nhà bếp chẳng ra nhà bếp, đó là cái bếp đất thường thấy của nông thôn, dãy bếp đất đặt bốn bảy hai tám cái nồi nhỏ hai tai, dùng lửa nhỏ hầm, một bên là dãy bát sứ vuông, ngoài trắng đáy xanh, coi như là đặc sản của Ô Long, trên bàn là mấy cái chậu lớn, chất đống nào rau cải, đậu hũ, nấm rừng đã thái sẵn, khoai tây thái lát đã rán chất đầy mâm.
Rời nhà bếp, trong sân rộng ở hậu viện có bốn nồi đun nước dùng, là loại nồi cực lớn có thể đổ được bày tám chục gáo, một nồi nấu thịt ba chỉ, hai nồi nấu ninh nước hầm thịt dê, cái nồi cuối cùng thì trang lệ rồi, chất tới mười hai tầng lồng hấp, bốc hơi như cái máy hơi nước, hơi nước và khói củi hòa trộn, ngửi thấy được mùi vị thôn quê. Mở lồng làm bằng rơm lõi ra, bên trong là bánh bao to vừa trắng vừa mềm, cách hấp dân gian này khiến bánh bao làm ra có mùi thơm mát thiên nhiên và mùi lúa mạch.
Từ sáng sớm đốt bếp tới trưa bắc nồi, tới tận sáu tiếng, ngon thì ngon đấy, chỉ là phí côn sức, hơn nữa cung không đủ cầu. Giản Phàm không chỉ một lần khuyên cha thay máy làm bánh bao đi, nhưng cha đôi lúc còn cố chấp hơn mẹ, kiên trì cách dân gian này.
Giản Phàm hậm hực ngồi xuống nhìn chậu cá nhỏ, tám phần là bạn nhậu của cha câu được mang cho. Mò mẫm trên người, lấy từ xâu chìa khóa con dao nhỏ cong cong, con dao do y tự chế, dài ba tấc, ba dao đánh vảy, một dao rạch bụng, thủ pháp thuần thục vô cùng, từ nhỏ thích làm chuyện bếp núc, chẳng mấy chốc cá chất trong chậu ngày một nhiều.
- Này con trai, con dao tiện quá nhỉ.
Cha quay đầu lại vô tình nhìn thấy, khen một câu:
- Cha biết nhìn hàng đấy, lúc khác con làm cho cha một cái, con tự phát minh, gọi là Ngư trường dao, cha thấy không?
Giản Phàm xoay dao một vòng giải thích:
- Một mặt lưỡi dao một mặt răng cưa, moi ruột chỉ cần một dao, đánh vảy chỉ cần ba dao, rất thuận tiện, cha xem ...
Cha xoa đầu con trai:
- Con trai thông minh đấy, chà chà, cách hay thế này mà cha làm bếp bao năm không nghĩ ra, vậy là hơn cha rồi.
Giản Phàm cười ngượng cúi đầu làm việc, vẫn thấp thỏm chuyện thi cử, thấy cha không nhắc tới, tim đập thùm thụp như ăn trộm. Mỗi lần thi không tốt, hoặc phạm lỗi là Giản Phàm về nhà chăm chỉ làm việc gấp đôi, một là bù đắp áy náy trong lòng, hai là chẳng may mẹ nhìn thấy, còn dễ bịt miệng mẹ. Bất kể ở ngoài hư hỏng ra sao, ở nhà luôn là con ngoan.
Cha dùng thìa nhỏ cho vào nồi nếm thử, tùy ý hỏi:
- Tiểu Phàm, có gặp mẹ con không?
- Gặp ạ.
- Trưa có về ăn cơm không?
- Không thấy mẹ nói.
Cha dường như chỉ thuận miệng hỏi thôi, lúc nào ông cũng chú ý vào mấy cái nồi, Giản Phảm không chỉ một lần ở nơi này nghe cha lảm nhảm, món ăn chỉ là bề ngoài, quan trọng là ở nước dùng, bất kể làm món gì quen rồi là dễ hết, chỉ cần thêm nước canh vào, đun cùng lửa mạnh, thế là có một bàn thức ăn thơm phức.
Vừa đảo thức ăn vừa nhìn cha, thân hình cao lớn hơi lom khom, nếp nhăn sâu hơn vài năm trước, mặt chữ điền, nhìn kỹ thấy vài phần hình tượng rắn ròi.
Xưa nay Giản Phảm luôn xấu hổ vì mình quá da non thịt mềm, bề ngoài giống mẹ quá mức, đẹp trai thì đẹp trai thật đấy, nhưng thiếu vẻ uy vũ của cha, nên trông như con gái vậy. Có điều về mặt tình cảm thì Giản Phàm gần gũi với cha hơn một chút, mỗi lần bị mẹ dùng chổi lông gà giáo dục đòn roi đều là cha nói giúp, hơn nữa còn che chắn cho y sau lưng. Còn nhỏ không thấy gì, đi lên đại học, tiêu của nhà mấy chục vạn, ngay bản thân cũng chẳng biết là học cái gì, tốt nghiệp xong là thất nghiệp, Giản Phàm luôn áy náy với gia đình, như mắc món nợ lớn.
Hôm nay thi tệ như thế, nhìn cha bận rộn, Giản Phàm thầm hổ thẹn, dè dặt hỏi:
- Cha không hỏi con thi thế nào à?
- Con không giỏi thứ đó, nếu thi tốt thì về đã khoe rồi.
Cha rất bình thản, chẳng hỏi đã biết:
- Cha biết con không giỏi còn bảo con đi thi.
Giản Phàm làu bàu:
- Cha có bảo đâu, mẹ con đấy chứ.
- Cha, con theo cha kinh doanh quán cơm cho rồi, dù sao công tác trong thời gian ngắn khó mà có được.
Cha trả lời rất thiếu trách nhiệm:
- Cha không ý kiến, hỏi mẹ con.
- Sao cha không làm chủ một lần? Sao phải hỏi mẹ con chứ?
Giản Phạm khích nhẹ:
- Chuyện nhà trừ làm cơm ra, còn lại do mẹ con làm chủ hết.
- Ài .. Cha, con nói này, sao cha còn kém hơn cả con vậy?
Giản Phàm phì cười, cha chưa bao giờ che dấu địa vị thấp lè tè của mình, trong nhà ngay cả tên chủ hộ cũng là Mai Vũ Vận, mẹ hống hách như thế, Giản Phàm thấy mấy phần do cha chiều mà ra:
- Nói gì thế, ngứa da à?
Cha vung tay ném cái khăn vải tới, Giản Phàm chẳng ngẩng đầu bắt ngay, hai cha con rất ăn ý, đang cười thì nghe cha nói:
- Đừng trách mẹ con, mẹ cũng chỉ muốn tốt cho con thôi, không muốn con cả đời vô dụng quanh quẩn bên bếp như cha, nếu con làm đầu bếp, hà tất tồn bao tiền cho con đi học? Ngón nghề của cha có mấy đâu, con sắp học hết rồi.
- Đính chính, ngón nghề của cha thì con học xong từ năm mười lăm tuổi rồi.
- Nhầm, chọn nguyên liệu, phối hợp gia vị, kỹ thuật thì con hiểu, nhưng nồi canh này không phải dùng nước mà nấu ra được. Tính con giống mẹ, nóng vội, hơi chút là nổi nóng, muốn làm nghề này còn non lắm.
Giản Phàm không phục:
- Đó là bệnh nghề nghiệp của mẹ, con không giống mẹ.
Cha con nói qua nói lại, cha không giận bao giờ, Giản Phàm thì cười hì hì, nên chẳng bao giờ tranh cãi.
Đến trưa rồi, khách hàng lục tục vào bàn, hai phục vụ bận rộn như thoi đưa, cha sắn tay áo, bận mà không loạn nghe phục vụ hoặc em họ báo món ăn, múa thìa lớn lên xuống, thêm gia vị, rưới dầu, tiếng xèo xèo, tiếng leng keng, thịt lợn, thịt thỏ, rau củ va chạm trong nồi ... Hai cha con bận rộn, từng nồi từng nồi đưa lên bàn cơm.
Lúc này cha thường không nói thừa nổi câu, nhiều lắm mấy câu là thêm canh, thêm lửa.
- Anh họ, anh họ, ra ngoài tiếp ứng chút, hôm nay đông quá ...
Cô em họ thò đầu qua ô đưa thức ăn gọi, bên ngoài nhốn nháo, Giản Phàm đáp một tiếng chạy ra.
Khóe môi của Giản Trung nhếch lên một cách kín đáo, đây mới là sở trưởng của con trai, ông không thấy con trai học đại học bốn năm uổng phí, ít nhất cái thằng không chịu ngồi yên một chỗ, nay đã có thể gánh vác được việc nhà. Nụ cười của ông được chứng minh nhanh chóng, giọng đon đả của con trai truyền vào.
- Chà ... Chú, chú ngồi nếm thử dưa đi, đặc sản trấn Phong Lâm đấy, thơm lắm ... Hôm nay chú ăn gì ạ.
- Anh trai anh trai, nào, trước tiên các anh thử món rau trộn, uống trước một ly rượu đi, rượu ngọc mễ hoàng nhà em tự nấu đấy, em thay cha em mời các anh ba chén ... Ha ha ha, cạn.
- Chị ơi, chị đợi chút nhé, hôm nay đông người, thức ăn lên chậm một chút, một chút thôi, em đảm bảo hương sắc vị vẹn toàn. Không thể đập vỡ chiêu bài Đệ nhất oa phải không ạ.
- Con trai dì trông thông minh quá ... Tên gì ... Đợi chút ạ, đợi một chút thôi ạ ...
Giản Trung Thật cười, cười rất hài lòng, lúc này bất kể là bao nhiêu khách, thân phận thế nào, con trai ông đều ứng phó chu đáo, chỉ cần con ông ra mặt, quán ăn hỗn loạn sẽ đâu vào đó, chê thức ăn lên chậm, chê phục vụ không chu đáo, chê món ăn không vấn đề, đều bị con trai thuyết phục êm xuôi hết, vui vẻ hết.
Nhà bếp chẳng ra nhà bếp, đó là cái bếp đất thường thấy của nông thôn, dãy bếp đất đặt bốn bảy hai tám cái nồi nhỏ hai tai, dùng lửa nhỏ hầm, một bên là dãy bát sứ vuông, ngoài trắng đáy xanh, coi như là đặc sản của Ô Long, trên bàn là mấy cái chậu lớn, chất đống nào rau cải, đậu hũ, nấm rừng đã thái sẵn, khoai tây thái lát đã rán chất đầy mâm.
Rời nhà bếp, trong sân rộng ở hậu viện có bốn nồi đun nước dùng, là loại nồi cực lớn có thể đổ được bày tám chục gáo, một nồi nấu thịt ba chỉ, hai nồi nấu ninh nước hầm thịt dê, cái nồi cuối cùng thì trang lệ rồi, chất tới mười hai tầng lồng hấp, bốc hơi như cái máy hơi nước, hơi nước và khói củi hòa trộn, ngửi thấy được mùi vị thôn quê. Mở lồng làm bằng rơm lõi ra, bên trong là bánh bao to vừa trắng vừa mềm, cách hấp dân gian này khiến bánh bao làm ra có mùi thơm mát thiên nhiên và mùi lúa mạch.
Từ sáng sớm đốt bếp tới trưa bắc nồi, tới tận sáu tiếng, ngon thì ngon đấy, chỉ là phí côn sức, hơn nữa cung không đủ cầu. Giản Phàm không chỉ một lần khuyên cha thay máy làm bánh bao đi, nhưng cha đôi lúc còn cố chấp hơn mẹ, kiên trì cách dân gian này.
Giản Phàm hậm hực ngồi xuống nhìn chậu cá nhỏ, tám phần là bạn nhậu của cha câu được mang cho. Mò mẫm trên người, lấy từ xâu chìa khóa con dao nhỏ cong cong, con dao do y tự chế, dài ba tấc, ba dao đánh vảy, một dao rạch bụng, thủ pháp thuần thục vô cùng, từ nhỏ thích làm chuyện bếp núc, chẳng mấy chốc cá chất trong chậu ngày một nhiều.
- Này con trai, con dao tiện quá nhỉ.
Cha quay đầu lại vô tình nhìn thấy, khen một câu:
- Cha biết nhìn hàng đấy, lúc khác con làm cho cha một cái, con tự phát minh, gọi là Ngư trường dao, cha thấy không?
Giản Phàm xoay dao một vòng giải thích:
- Một mặt lưỡi dao một mặt răng cưa, moi ruột chỉ cần một dao, đánh vảy chỉ cần ba dao, rất thuận tiện, cha xem ...
Cha xoa đầu con trai:
- Con trai thông minh đấy, chà chà, cách hay thế này mà cha làm bếp bao năm không nghĩ ra, vậy là hơn cha rồi.
Giản Phàm cười ngượng cúi đầu làm việc, vẫn thấp thỏm chuyện thi cử, thấy cha không nhắc tới, tim đập thùm thụp như ăn trộm. Mỗi lần thi không tốt, hoặc phạm lỗi là Giản Phàm về nhà chăm chỉ làm việc gấp đôi, một là bù đắp áy náy trong lòng, hai là chẳng may mẹ nhìn thấy, còn dễ bịt miệng mẹ. Bất kể ở ngoài hư hỏng ra sao, ở nhà luôn là con ngoan.
Cha dùng thìa nhỏ cho vào nồi nếm thử, tùy ý hỏi:
- Tiểu Phàm, có gặp mẹ con không?
- Gặp ạ.
- Trưa có về ăn cơm không?
- Không thấy mẹ nói.
Cha dường như chỉ thuận miệng hỏi thôi, lúc nào ông cũng chú ý vào mấy cái nồi, Giản Phảm không chỉ một lần ở nơi này nghe cha lảm nhảm, món ăn chỉ là bề ngoài, quan trọng là ở nước dùng, bất kể làm món gì quen rồi là dễ hết, chỉ cần thêm nước canh vào, đun cùng lửa mạnh, thế là có một bàn thức ăn thơm phức.
Vừa đảo thức ăn vừa nhìn cha, thân hình cao lớn hơi lom khom, nếp nhăn sâu hơn vài năm trước, mặt chữ điền, nhìn kỹ thấy vài phần hình tượng rắn ròi.
Xưa nay Giản Phảm luôn xấu hổ vì mình quá da non thịt mềm, bề ngoài giống mẹ quá mức, đẹp trai thì đẹp trai thật đấy, nhưng thiếu vẻ uy vũ của cha, nên trông như con gái vậy. Có điều về mặt tình cảm thì Giản Phàm gần gũi với cha hơn một chút, mỗi lần bị mẹ dùng chổi lông gà giáo dục đòn roi đều là cha nói giúp, hơn nữa còn che chắn cho y sau lưng. Còn nhỏ không thấy gì, đi lên đại học, tiêu của nhà mấy chục vạn, ngay bản thân cũng chẳng biết là học cái gì, tốt nghiệp xong là thất nghiệp, Giản Phàm luôn áy náy với gia đình, như mắc món nợ lớn.
Hôm nay thi tệ như thế, nhìn cha bận rộn, Giản Phàm thầm hổ thẹn, dè dặt hỏi:
- Cha không hỏi con thi thế nào à?
- Con không giỏi thứ đó, nếu thi tốt thì về đã khoe rồi.
Cha rất bình thản, chẳng hỏi đã biết:
- Cha biết con không giỏi còn bảo con đi thi.
Giản Phàm làu bàu:
- Cha có bảo đâu, mẹ con đấy chứ.
- Cha, con theo cha kinh doanh quán cơm cho rồi, dù sao công tác trong thời gian ngắn khó mà có được.
Cha trả lời rất thiếu trách nhiệm:
- Cha không ý kiến, hỏi mẹ con.
- Sao cha không làm chủ một lần? Sao phải hỏi mẹ con chứ?
Giản Phạm khích nhẹ:
- Chuyện nhà trừ làm cơm ra, còn lại do mẹ con làm chủ hết.
- Ài .. Cha, con nói này, sao cha còn kém hơn cả con vậy?
Giản Phàm phì cười, cha chưa bao giờ che dấu địa vị thấp lè tè của mình, trong nhà ngay cả tên chủ hộ cũng là Mai Vũ Vận, mẹ hống hách như thế, Giản Phàm thấy mấy phần do cha chiều mà ra:
- Nói gì thế, ngứa da à?
Cha vung tay ném cái khăn vải tới, Giản Phàm chẳng ngẩng đầu bắt ngay, hai cha con rất ăn ý, đang cười thì nghe cha nói:
- Đừng trách mẹ con, mẹ cũng chỉ muốn tốt cho con thôi, không muốn con cả đời vô dụng quanh quẩn bên bếp như cha, nếu con làm đầu bếp, hà tất tồn bao tiền cho con đi học? Ngón nghề của cha có mấy đâu, con sắp học hết rồi.
- Đính chính, ngón nghề của cha thì con học xong từ năm mười lăm tuổi rồi.
- Nhầm, chọn nguyên liệu, phối hợp gia vị, kỹ thuật thì con hiểu, nhưng nồi canh này không phải dùng nước mà nấu ra được. Tính con giống mẹ, nóng vội, hơi chút là nổi nóng, muốn làm nghề này còn non lắm.
Giản Phàm không phục:
- Đó là bệnh nghề nghiệp của mẹ, con không giống mẹ.
Cha con nói qua nói lại, cha không giận bao giờ, Giản Phàm thì cười hì hì, nên chẳng bao giờ tranh cãi.
Đến trưa rồi, khách hàng lục tục vào bàn, hai phục vụ bận rộn như thoi đưa, cha sắn tay áo, bận mà không loạn nghe phục vụ hoặc em họ báo món ăn, múa thìa lớn lên xuống, thêm gia vị, rưới dầu, tiếng xèo xèo, tiếng leng keng, thịt lợn, thịt thỏ, rau củ va chạm trong nồi ... Hai cha con bận rộn, từng nồi từng nồi đưa lên bàn cơm.
Lúc này cha thường không nói thừa nổi câu, nhiều lắm mấy câu là thêm canh, thêm lửa.
- Anh họ, anh họ, ra ngoài tiếp ứng chút, hôm nay đông quá ...
Cô em họ thò đầu qua ô đưa thức ăn gọi, bên ngoài nhốn nháo, Giản Phàm đáp một tiếng chạy ra.
Khóe môi của Giản Trung nhếch lên một cách kín đáo, đây mới là sở trưởng của con trai, ông không thấy con trai học đại học bốn năm uổng phí, ít nhất cái thằng không chịu ngồi yên một chỗ, nay đã có thể gánh vác được việc nhà. Nụ cười của ông được chứng minh nhanh chóng, giọng đon đả của con trai truyền vào.
- Chà ... Chú, chú ngồi nếm thử dưa đi, đặc sản trấn Phong Lâm đấy, thơm lắm ... Hôm nay chú ăn gì ạ.
- Anh trai anh trai, nào, trước tiên các anh thử món rau trộn, uống trước một ly rượu đi, rượu ngọc mễ hoàng nhà em tự nấu đấy, em thay cha em mời các anh ba chén ... Ha ha ha, cạn.
- Chị ơi, chị đợi chút nhé, hôm nay đông người, thức ăn lên chậm một chút, một chút thôi, em đảm bảo hương sắc vị vẹn toàn. Không thể đập vỡ chiêu bài Đệ nhất oa phải không ạ.
- Con trai dì trông thông minh quá ... Tên gì ... Đợi chút ạ, đợi một chút thôi ạ ...
Giản Trung Thật cười, cười rất hài lòng, lúc này bất kể là bao nhiêu khách, thân phận thế nào, con trai ông đều ứng phó chu đáo, chỉ cần con ông ra mặt, quán ăn hỗn loạn sẽ đâu vào đó, chê thức ăn lên chậm, chê phục vụ không chu đáo, chê món ăn không vấn đề, đều bị con trai thuyết phục êm xuôi hết, vui vẻ hết.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.