Chương 22
Phạm Vũ Anh Thư
17/09/2022
Những ngày tiếp theo cậu Hoàng và cậu Nhân đi làm từ sớm đến chiều tối mới về. Tôi ở nhà trọ không biết làm gì liền nhờ bà chủ trọ dẫn ra chợ mua ít đồ về nấu ăn cho hai cậu. Cậu Hoàng nhờ mấy người bạn tìm tung tích của thầy mẹ tôi nhưng mãi chưa tìm được.
Ra khỏi nhà ông Hạnh cuộc sống của tôi cũng dễ chịu hơn hẳn. Hằng ngày không phải lo bị người nọ người kia hãm hại, tuy rằng hơi khó khăn về vật chất một chút nhưng thực sự rất thoải mái. Có điều so với ở nhà thì ở đây cậu Hoàng phải vất vả hơn rất nhiều. Xưởng gỗ cậu Đạt bỏ bê còn dùng tiền đó đi đánh bạc nên giờ mọi hậu quả cậu Hoàng phải đứng ra giải quyết. Có những ngày cậu Hoàng trở về nhà mà người ngợm dính đầy bụi bẩn, có hôm đến tận đêm khuya cậu mới về, tôi muốn giúp cậu cũng chỉ biết nấu thật ngon để cậu trở về nhà ăn.
Đến ngày thứ hai tám sau ngày ba chúng tôi lên tỉnh, khi đang gấp quần áo cho cậu Hoàng thì cậu Hoàng về. Vừa nhìn thấy tôi cậu liền nói:
– Tôi tìm thấy thầy mẹ em rồi. Đi theo tôi.
Tôi nghe xong liền để quần áo ở trên giường rồi gấp gáp theo cậu Hoàng! Thầy mẹ tôi cũng giỏi thật, đến cậu Hoàng cũng phải tìm tận hai mươi ngày mới ra được tung tích của họ. Cậu Nhân lái xe chở tôi và cậu Hoàng đến một con hẻm nhỏ rồi đỗ xe bên ngoài. Ba chúng tôi đi thẳng vào trong, khi đến một ngôi nhà khang trang trong ngõ cậu Hoàng khẽ nói:
– Ở đây!
Tôi nhìn vào trong, cổng không khoá mà chỉ khép hờ, bên trong có tiếng mẹ tôi cất lên:
– Ông lại chơi bài hết tiền rồi chứ gì? Tôi nói cho ông biết tiền bán con Hiên đi tiêu hết rồi đấy, giờ không còn tiền nữa đâu, ông vừa phải thôi, giờ không còn ai cho ông bán nữa đâu đấy!
Tôi khẽ đẩy cánh cổng đi vào, mẹ tôi ngồi bên cạnh giếng rửa rau, sắc mặt hồng hào không có chút gì của người bị bệnh. Bên trong thầy tôi đang ngồi rít thuốc lào, khi vừa thấy tôi ông ta bất chợt khựng lại ném điếu cày xuống đất rồi định bỏ chạy. Có điều còn chưa chạy nổi đã bị cậu Nhân giữ lại, mẹ tôi thì buông rổ rau lắp bắp nói:
– Hiên… con…
Tôi nhìn bà ta, nỗi phẫn uất trào lên. Họ dám bán đứng con cái để lên đây sống, lương tâm không một chút cắn rứt nào liền nghiến răng rít lên:
– Bà vẫn dám gọi tôi là con?
Thầy tôi đứng trong nhà mặt tái mét nói:
– Hiên, có chuyện gì con bình tĩnh nói, bảo họ buông thầy ra.
Tôi nhìn lão ta, đến tận giây phút này vẫn chưa thể tin họ có thể nói cái chuyện bán con đi như bán một con chó con mèo như vậy. Dù trước kia tôi đã từng nghĩ họ lừa dối tôi nhưng còn cho rằng vì đường cùng quá mà như vậy! Hoá ra không phải, mẹ tôi, bà ta không hề bị bệnh. Uổng công tôi bao nhiêu năm thương xót, đi làm thuê cũng không dám tiêu lấy một xu nào dành dụm gửi về! Mẹ tôi vẫn đứng trân trân ở giếng, tôi không kìm nổi lao vào túm lấy vai bà ta gào lên:
– Tại sao hai người lừa tôi? Tại sao hai người đẩy tôi đi cho lão già kia?
Mẹ tôi nghe xong, có lẽ cũng không còn đường chối cãi liền ngồi sụp xuống nói:
– Hiên, mẹ xin lỗi, là bởi vì lúc ấy thầy con nợ nần chồng chất! Nếu không có tiền người ta gϊếŧ cả nhà mình mất.
– Đi đánh bạc nợ nần rồi đẩy con mình vào đường cùng, hai người lấy tiền lên đây sống, bà không thấy có chút áy náy nào sao? Bà còn giả bệnh nữa, giả bệnh bao nhiêu năm để tôi phải bỏ học làm thuê làm mướn mang tiền về cho bà. Bà là loại người gì? Bà còn dám xưng mẹ với tôi?
Bên trong tiếng cậu Hoàng cất lên:
– Em muốn xử họ thế nào?
Tôi nhìn thầy tôi, nhìn mẹ tôi mắt cũng đỏ cả lên gằn giọng:
– Cậu bảo tôi phải xử thế nào?
Thầy tôi nhìn cậu Hoàng run run nói:
– Hiên, thầy biết thầy mẹ có lỗi với con nhưng dẫu sao cũng nuôi con từ năm bảy tuổi đến giờ. Con xem, công sinh không bằng công dưỡng, túng bấn quá thầy mới làm vậy. Con có hận thì cũng nghĩ tới bao nhiêu năm thơ ấu thầy mẹ cũng phải vất vả thế nào nuôi con lớn.
Tôi nhìn thầy tôi! Năm bảy tuổi thầy tôi mang tôi về nuôi, tôi còn nhớ những năm ấy mẹ còn khoẻ, gia đình tôi cũng là có điều kiện, hằng ngày tôi đều được ăn học đầy đủ chẳng thua kém ai. Thế rồi mấy năm sau mẹ tôi đổ bệnh, khi ấy tôi mới chỉ mười lăm tuổi! Mười lăm tuổi mẹ tôi đã giả vờ bệnh tật để tôi phải bỏ học, tôi nhìn họ, mâu thuẫn đan xen! Phải! Ông ta có công nuôi tôi bao nhiêu năm, nhưng… dù sao tôi vẫn không cam lòng. Thầy tôi thấy tôi im lặng liền quỳ sụp xuống nói:
– Hiên, dù sao năm ấy nếu không có thầy mẹ con cũng chết rồi, xin con tha cho thầy mẹ một con đường sống coi như sau này không còn nợ nần gì nhau nữa.
Tôi nhìn thầy tôi, tim như có ai cứa. Công cứu mạng tôi nuôi tôi giờ mang ra đổi với việc bán đứng tôi. Tôi chưa từng nghĩ người từng cứu tôi khỏi đám người gϊếŧ chết bố mẹ ruột tôi, truy đuổi tôi cuối cùng lại bán tôi lấy tiền chỉ vì nợ tiền cờ bạc. Mẹ tôi vừa khóc vừa cất lời:
– Là do ông ấy ham mê đỏ đen mẹ mới phải bán con, bán cái Giao đi. Mẹ biết cái việc này thất đức lắm nhưng mẹ chẳng biết làm gì ra tiền nữa. Con tha cho thầy mẹ một con đường sống, coi như nể tình mẹ đã cứu con khỏi đám người y để con được sống đến bây giờ.
Tôi nhìn hai người họ, nửa muốn xử thật nặng tay cho thoả cơn hận nhưng rồi lương tâm tôi lại không cho phép! Dẫu sao công bằng mà nói họ đã cứu mạng tôi, đã nuôi tôi đến lúc lớn khôn, không cùng máu mủ ruột thịt thì như vậy cũng là tôi mang ơn họ lắm rồi. Tôi nhìn cậu Hoàng đang túm lấy cổ áo thầy tôi khẽ nói:
– Cậu Hoàng, tha cho họ!
Cậu Hoàng nhìn tôi hỏi lại:
– Tha cho họ?
Tôi gật đầu, đến cái Giao là con ruột họ còn nhẫn tâm gả đi làm lẽ huống hồ là tôi? Giờ tôi cũng chẳng đánh chẳng gϊếŧ được, tha cho họ cũng coi như tôi và họ chưa từng mắc nợ nhau! Tôi nhìn thầy mẹ tôi lần cuối rồi khẽ xoay người bước ra cổng, khi ra cổng tôi nhìn lên bầu trời xanh thăm thẳm kia. Máu mủ ruột già còn có thể đoạn tuyệt huống chi chỉ là thầy mẹ nuôi của tôi. Có điều sao tôi vẫn cảm thấy đau lòng lắm, cả tuổi thơ tôi bên họ đâu nói dễ dàng quên là quên được đâu? Đâu phải cắt đứt không nợ nần gì nữa là hết.
Cậu Hoàng từ trong cổng bước ra khẽ đưa bàn tay luồn xuống tay tôi hỏi:
– Em… không sao chứ?
Tôi nhìn cậu lắc đầu cười buồn bã. Có sao thì cũng phải chấp nhận, huống hồ tình huống này tôi đã từng nghĩ tới rất nhiều lần rồi. Thôi thì coi như biết rõ sự thật trong lòng cũng cảm giác nhẹ đi đôi chút đỡ phải suy nghĩ nhiều.
Khi tôi với cậu Nhân, cậu Hoàng về đến nhà trọ chợt thấy thằng Tài đang hớt hơ hớt hải chạy đến. Cậu Hoàng nhìn nó kinh ngạc hỏi:
– Có chuyện gì?
– Dạ ông sai con lên mời cậu về, hai ngày nữa đám giỗ cho bà hai rồi, lại sắp Tết nữa nên ông muốn cậu về
– Sao mày biết tao ở đây?
– Con biết đâu, con lên đây năm ngày rồi mới tìm thấy cậu đấy chứ
Tôi nhìn thằng Tài, quần áo đen nhẻm, tóc tai bù xù cũng thấy hơi thương thương. Cậu Hoàng quay sang cậu Nhân nói:
– Việc trên này cũng xong rồi, sắp giỗ mẹ tôi ông xem sắp xếp sao về sớm nhất có thể, bận bịu quá tôi cũng quên béng đi mất.
Sau một hồi bàn bạc cuối cùng ba người chúng tôi quyết định về luôn hôm ấy. Vì về khá gấp gáp nên chẳng chuẩn bị được gì. Trên đường về nhà thằng Tài lắc đầu bĩu môi kể:
– Cậu Hoàng, cậu Hoàng, bà ba Huệ có chửa rồi đấy cậu ạ. Mà bà ấy gớm lắm suốt ngày bắt nạt hạch sách đám gia nô chúng con thôi
Tôi nghe xong há hốc mồm kinh ngạc, ông Hạnh năm nay đã gần sáu mươi lăm tuổi, tuy trông còn phong độ trẻ trung nhưng tôi không nghĩ tới độ tuổi này vẫn còn có thể có con, mà chẳng những có con còn nhanh đến vậy. Trên xe tôi chẳng ngủ nổi, vừa nghĩ tới cái thai của chị Huệ, vừa nghĩ tới thầy mẹ nuôi tôi lại cảm thấy trong lòng không thể nào yên nổi.
Tôi còn nhớ rất rõ năm tôi bảy tuổi thầy mẹ ruột tôi vì tranh chấp làm ăn mà bị người ta sát hại còn đốt hết toàn bộ nhà cửa. Trong đám cháy ấy mẹ tôi nằm trên vũng máu đưa cho tôi một địa chỉ nhà nói tôi hãy đến đó nương nhờ. Đó là nhà của thầy mẹ cái Giao tức là nhà thầy mẹ nuôi tôi. Suốt đêm đó tôi đã chạy không biết bao con đường mòn để được ngôi nhà khang trang dưới làng Vân. Để che giấu đám sát nhân thầy mẹ cái Giao đổi tên cho tôi thành Hiên rồi nuôi tôi đến tận bây giờ. Đúng là… nói đi cũng phải nói lại, năm ấy không có họ có lẽ tôi đang ở âm tào địa phủ rồi cũng nên. Tôi đã từng tâm niệm phải đối tốt với họ, phải báo hiếu họ chỉ đáng tiếc chưa kịp báo hiếu họ đã bán đứt tôi đi mất rồi.
Tôi cứ ngồi nghĩ miên man đến khi về nhà lúc nào cũng hay. Khi đến nhà trời cũng đã khuya, bên ngoài sương lạnh buốt, tôi vừa bước xuống đã chợt rùng mình. Cậu Hoàng thấy vậy liền cởi chiếc áo khoác bông mặc lên người tôi. Vào đến nhà trên nhà đã đóng cửa im lìm, tôi với cậu Hoàng chui thẳng vào buồng còn cậu Nhân thì đi về. Suốt đêm ấy vì quá mệt tôi với cậu Hoàng ngủ thϊếp đi lúc nào chẳng hay. Đến sáng hôm sau khi tỉnh dậy tôi mới biết chị Huệ đã về ngoại từ hôm qua chỉ có ông Hạnh ở nhà.
Gần một tháng trời mới về đến đây cảm giác mọi thứ xa lạ vô cùng. Khi còn đang đứng ở trước cửa buồng bất chợt tôi nghe tiếng cãi vã từ buồng cậu Đạt liền chạy lên. Vừa lên đến nơi tôi đã thấy cậu Đạt đánh cái Giao ngã vồ xuống đất, mặt mũi tím bầm cả lại, vừa đánh vừa rít lên:
– Cô dám từ chối tôi! Giỏi lắm!
Cái Giao ngước mắt lên, hai hàng nước mắt chảy thành dòng. Nhìn thấy tôi nó liền cụp xuống lao ra ngoài chạy thẳng về buồng. Cậu Đạt thì trợn mắt quát:
– Nhìn cái gì? Cút!
Tôi không để tâm tới cậu ta mà chạy theo cái Giao về buồng. Vừa ngồi xuống tôi liền hỏi:
– Có chuyện gì vậy?
Cái Giao quệt mấy giọt nước mắt đáp:
– Cậu ta bắt em phải làʍ ŧìиɦ giống mấy đứa con gái không đàng hoàng, em từ chối thì bị đánh.
Tôi nhìn cái Giao khẽ thở dài, thực ra mang tiếng là mợ nhưng cuộc sống của nó so với tôi tệ gấp trăm lần. Nó nói xong định giục tôi về, thế nhưng tôi sực nhớ ra việc gặp thầy mẹ tôi liền hỏi:
– Giao, chị hỏi em chuyện này được chứ.
– Vâng ạ.
– Mẹ bị bệnh gì mà phải tiêu số tiền lớn như vậy?
Cái Giao nhìn tôi đáp lại:
– Em cũng không biết mẹ bệnh gì, bác sĩ chỉ nói bệnh liên quan đến phổi nên mới ho nhiều như vậy, còn ho ra cả máu nữa. Nhưng chuyện này lâu rồi sao chị lại hỏi lại.
– Em ở nhà chăm sóc thấy mẹ ho nhiều lắm sao?
– Vâng ạ, mẹ ho nhiều lắm, đến nỗi mẹ sợ lây cho em nên toàn đóng cửa buồng lại. Cứ năm bảy ngày lại ho ra máu một đợt, nhưng sao chị hỏi vậy?
Tôi nhìn cái Giao, bất chợt rùng mình, đến ngay cả con gái ruột mà bà ta cũng dối trá như vậy huống hồ là tôi. Bảo sao tôi cứ nghĩ mãi tại sao cái Giao ở nhà chăm sóc bà ta mà lại không biết việc bà ta giả bệnh. Khi còn định hỏi nó vài chuyện nữa thì vú Dần đã gọi tôi đi chợ mua đồ mai làm giỗ cho mẹ cậu Hoàng. Lúc đi qua buồng cậu Đạt tôi thấy cậu Đạt ném bộ quần áo của cái Giao xuống sàn nhà rít lên:
– Con điếm!
Nghe cái giọng chửi chua ngoa của cậu Đạt mà tôi bỗng thấy kinh tởm. Loại đàn ông như cậu ta vô phúc lắm mới gặp phải.
Trên đường ra chợ tôi vú Dần kể với tôi ông Hạnh chiều chị Huệ lắm, từ hồi chị mang bầu ông càng chiều, không ai được đụng vào chị. Lúc này nhớ đến chị Huệ tôi vẫn không tài nào tin nổi chị ta có bầu. Khi đi gần đến chợ tôi liền hỏi:
– Tôi mới đi có một tháng mà chị Huệ đã có bầu, vú có tin không?
– Không tin thì cũng phải tin, chính bác sĩ xét nghiệm ra cô ta có bầu còn đưa kết quả về cơ mà
Chẳng lẽ chị ta có bầu là thật? Chị ta vốn dĩ thích cậu Hoàng, dù chị ta có lên giường với ông Hạnh tôi vẫn nghĩ đơn giản để trả thù cậu Hoàng chứ sao lại để bản thân có bầu? Tôi nhìn vú Dần hỏi lại lần nữa:
– Hay chị ta có bầu với người khác, vú nghĩ xem ông Hạnh già vậy rồi.
Vú Dần nghe xong tát tôi một cái nói:
– Cái mồm cô nói linh tinh đến tai ông Hạnh lại bị ăn vả. Cô Huệ ở đây cả tháng không đi đến đâu, mỗi đợt nọ thấy chậm kinh thì đi khám biết có bầu rồi. Chính bác sĩ Quang mang cái giấy ấy đến cho ông Hạnh xem, cô Huệ còn giục ông Hạnh cho gọi cô với cậu Hoàng về làm giỗ bà hai tiện thông báo việc có bầu luôn.
Tôi nghe xong ừ ừ cho qua chuyện nhưng rõ ràng tôi thấy chuyện này rất bất thường. Bác sĩ Quang là bác sĩ quen của gia đình này, tôi hơi day day trán bỗng chợt nhớ ra vài chuyện. Trong một giây lát tôi khẽ đứng sững lại. Mà mụ Huệ này cũng thật tài, mụ ta có bầu mặc mẹ mụ ta gọi tôi với cậu Hoàng về làm quái gì? Thế nhưng nghĩ chưa thông nên tôi đành mặc kệ đi theo vú Dần ra chợ. Lúc đi qua tiệm thuốc đông y tôi liền dừng lại chạy vào mua cho cậu Hoàng ít thuốc xoa bóp. Vừa thấy tôi lão chủ tiệm liền nói:
– Tại cô mà tôi mất một mối khách sộp đấy
Tôi chưa hiểu chuyện gì liền hỏi lại:
– Sao lại tại tôi
– Thì vì tôi tiết lộ thông tin nên cô Huệ giờ có thèm mua thuốc của tôi nữa đâu, cô ta giờ toàn sang làng Hồ mua của lão Đan thôi. Cô xem thế nào mà đền cho tôi đi, biết thế đừng nói gì nữa, ăn được mấy xu của cô tôi cũng mất hẳn mấy ngàn.
Tôi nhìn lão chủ tiệm cười trừ nói:
– Làm việc tốt có gì mà băn năn, thôi ông bán cho tôi lọ cao xoa bóp, từ nay tôi hôm nào cũng ra mua thuốc của ông
– Cô toàn mua mấy thứ rẻ tiền, bán cho cô còn lâu mới có lãi
Nói rồi lão chủ tiệm đặt hộp cao xoa bóp bịch một phát lên mặt bàn. Tôi thấy vậy vội trả tiền rồi cũng xéo ra ngoài sợ lão nổi cơn tam bành. Khi vú Dần đi chợ qua tôi với vú về đến nhà cũng đã trưa. Lúc này cậu Hoàng cũng đã dậy, tôi pha cho cậu cốc nước mật ong ấm, nói vài câu chuyện rồi cũng xuống bếp chuẩn bị ít đồ để đêm nấu cho kịp ngày mai.
Buổi chiều chị Huệ cũng vác xác về, cậu Hoàng thì đi có việc từ trưa. Chị Huệ ưỡn cái bụng ra làm như thể sợ mọi người không biết mình có bầu. Vừa thấy tôi chị ta cười cười nói:
– Về rồi à? Về rồi thì pha cho mẹ ấm trà.
Tôi thấy vậy giục con Hĩm đi pha chị ta liền đáp:
– Mẹ giục thì con đi pha đi giục con Hĩm làm gì, chẳng phải con pha trà rất ngon sao, đúng không thầy nó nhỉ.
Nhìn cái điệu bộ của chị ta tôi phát tởm, ông Hạnh thấy vậy thì nói:
– Mẹ giục thì đi pha đi còn ngồi đấy làm gì? Mày đi lên tỉnh một tháng mày cũng đâm ra chây lười theo à?
Tôi nghe xong liền vội đứng dậy pha ấm trà mang lên nhà rồi xuống làm tiếp thức ăn. Độ ba mươi phút sau khi đang ngâm gạo tôi bỗng thấy tiếng Huệ gào khóc, vừa chạy lên nhà cũng thấy máu me chảy ướt khắp đũng quần chị ta. Ông Hạnh đứng ở ngoài sân cũng lao vào hỏi:
– Sao… sao vậy, có chuyện gì vậy?
Chị Huệ vừa gào khóc tức tưởi vừa nói:
– Con em… thầy nó ơi… con Hiên, con Hiên nó dám cho thuốc phá thai vào ấm trà này
Vú Dần đứng bên cạnh nghe xong mặt mũi cũng tái cả lại quay sang tôi nói nhỏ:
– Để tôi đi tìm cậu Hoàng.
Vú Dần vừa nói xong chị Huệ đã lao đến tôi túm tóc thét lên:
– Con ôn vật này, hôm nay tao phải gϊếŧ mày, mày dám ác đức đến độ này.
Tôi kéo tay chị ta ra, hai mắt nhìn chị ta chằm chằm rồi thẳng tay tát bốp một phát lên mặt chị ta đến độ máu mũi chị ta cũng tuôn ra ồng ộc. Tất cả mọi người sững sờ nhìn tôi, ông Hạnh gào lên:
– Bay đâu, còn đứng đó làm gì, lôi nó ra đánh chết cho ông!
Tôi mặc kệ lời ông Hạnh nói lao vào tát bốp vào mặt chị Huệ thêm phát nữa không cần biết trời đất là gì! Huệ ạ! Bà nhịn mày hơi lâu rồi đấy! Hôm nay mày xong kiếp với bà mày!
---------
Ra khỏi nhà ông Hạnh cuộc sống của tôi cũng dễ chịu hơn hẳn. Hằng ngày không phải lo bị người nọ người kia hãm hại, tuy rằng hơi khó khăn về vật chất một chút nhưng thực sự rất thoải mái. Có điều so với ở nhà thì ở đây cậu Hoàng phải vất vả hơn rất nhiều. Xưởng gỗ cậu Đạt bỏ bê còn dùng tiền đó đi đánh bạc nên giờ mọi hậu quả cậu Hoàng phải đứng ra giải quyết. Có những ngày cậu Hoàng trở về nhà mà người ngợm dính đầy bụi bẩn, có hôm đến tận đêm khuya cậu mới về, tôi muốn giúp cậu cũng chỉ biết nấu thật ngon để cậu trở về nhà ăn.
Đến ngày thứ hai tám sau ngày ba chúng tôi lên tỉnh, khi đang gấp quần áo cho cậu Hoàng thì cậu Hoàng về. Vừa nhìn thấy tôi cậu liền nói:
– Tôi tìm thấy thầy mẹ em rồi. Đi theo tôi.
Tôi nghe xong liền để quần áo ở trên giường rồi gấp gáp theo cậu Hoàng! Thầy mẹ tôi cũng giỏi thật, đến cậu Hoàng cũng phải tìm tận hai mươi ngày mới ra được tung tích của họ. Cậu Nhân lái xe chở tôi và cậu Hoàng đến một con hẻm nhỏ rồi đỗ xe bên ngoài. Ba chúng tôi đi thẳng vào trong, khi đến một ngôi nhà khang trang trong ngõ cậu Hoàng khẽ nói:
– Ở đây!
Tôi nhìn vào trong, cổng không khoá mà chỉ khép hờ, bên trong có tiếng mẹ tôi cất lên:
– Ông lại chơi bài hết tiền rồi chứ gì? Tôi nói cho ông biết tiền bán con Hiên đi tiêu hết rồi đấy, giờ không còn tiền nữa đâu, ông vừa phải thôi, giờ không còn ai cho ông bán nữa đâu đấy!
Tôi khẽ đẩy cánh cổng đi vào, mẹ tôi ngồi bên cạnh giếng rửa rau, sắc mặt hồng hào không có chút gì của người bị bệnh. Bên trong thầy tôi đang ngồi rít thuốc lào, khi vừa thấy tôi ông ta bất chợt khựng lại ném điếu cày xuống đất rồi định bỏ chạy. Có điều còn chưa chạy nổi đã bị cậu Nhân giữ lại, mẹ tôi thì buông rổ rau lắp bắp nói:
– Hiên… con…
Tôi nhìn bà ta, nỗi phẫn uất trào lên. Họ dám bán đứng con cái để lên đây sống, lương tâm không một chút cắn rứt nào liền nghiến răng rít lên:
– Bà vẫn dám gọi tôi là con?
Thầy tôi đứng trong nhà mặt tái mét nói:
– Hiên, có chuyện gì con bình tĩnh nói, bảo họ buông thầy ra.
Tôi nhìn lão ta, đến tận giây phút này vẫn chưa thể tin họ có thể nói cái chuyện bán con đi như bán một con chó con mèo như vậy. Dù trước kia tôi đã từng nghĩ họ lừa dối tôi nhưng còn cho rằng vì đường cùng quá mà như vậy! Hoá ra không phải, mẹ tôi, bà ta không hề bị bệnh. Uổng công tôi bao nhiêu năm thương xót, đi làm thuê cũng không dám tiêu lấy một xu nào dành dụm gửi về! Mẹ tôi vẫn đứng trân trân ở giếng, tôi không kìm nổi lao vào túm lấy vai bà ta gào lên:
– Tại sao hai người lừa tôi? Tại sao hai người đẩy tôi đi cho lão già kia?
Mẹ tôi nghe xong, có lẽ cũng không còn đường chối cãi liền ngồi sụp xuống nói:
– Hiên, mẹ xin lỗi, là bởi vì lúc ấy thầy con nợ nần chồng chất! Nếu không có tiền người ta gϊếŧ cả nhà mình mất.
– Đi đánh bạc nợ nần rồi đẩy con mình vào đường cùng, hai người lấy tiền lên đây sống, bà không thấy có chút áy náy nào sao? Bà còn giả bệnh nữa, giả bệnh bao nhiêu năm để tôi phải bỏ học làm thuê làm mướn mang tiền về cho bà. Bà là loại người gì? Bà còn dám xưng mẹ với tôi?
Bên trong tiếng cậu Hoàng cất lên:
– Em muốn xử họ thế nào?
Tôi nhìn thầy tôi, nhìn mẹ tôi mắt cũng đỏ cả lên gằn giọng:
– Cậu bảo tôi phải xử thế nào?
Thầy tôi nhìn cậu Hoàng run run nói:
– Hiên, thầy biết thầy mẹ có lỗi với con nhưng dẫu sao cũng nuôi con từ năm bảy tuổi đến giờ. Con xem, công sinh không bằng công dưỡng, túng bấn quá thầy mới làm vậy. Con có hận thì cũng nghĩ tới bao nhiêu năm thơ ấu thầy mẹ cũng phải vất vả thế nào nuôi con lớn.
Tôi nhìn thầy tôi! Năm bảy tuổi thầy tôi mang tôi về nuôi, tôi còn nhớ những năm ấy mẹ còn khoẻ, gia đình tôi cũng là có điều kiện, hằng ngày tôi đều được ăn học đầy đủ chẳng thua kém ai. Thế rồi mấy năm sau mẹ tôi đổ bệnh, khi ấy tôi mới chỉ mười lăm tuổi! Mười lăm tuổi mẹ tôi đã giả vờ bệnh tật để tôi phải bỏ học, tôi nhìn họ, mâu thuẫn đan xen! Phải! Ông ta có công nuôi tôi bao nhiêu năm, nhưng… dù sao tôi vẫn không cam lòng. Thầy tôi thấy tôi im lặng liền quỳ sụp xuống nói:
– Hiên, dù sao năm ấy nếu không có thầy mẹ con cũng chết rồi, xin con tha cho thầy mẹ một con đường sống coi như sau này không còn nợ nần gì nhau nữa.
Tôi nhìn thầy tôi, tim như có ai cứa. Công cứu mạng tôi nuôi tôi giờ mang ra đổi với việc bán đứng tôi. Tôi chưa từng nghĩ người từng cứu tôi khỏi đám người gϊếŧ chết bố mẹ ruột tôi, truy đuổi tôi cuối cùng lại bán tôi lấy tiền chỉ vì nợ tiền cờ bạc. Mẹ tôi vừa khóc vừa cất lời:
– Là do ông ấy ham mê đỏ đen mẹ mới phải bán con, bán cái Giao đi. Mẹ biết cái việc này thất đức lắm nhưng mẹ chẳng biết làm gì ra tiền nữa. Con tha cho thầy mẹ một con đường sống, coi như nể tình mẹ đã cứu con khỏi đám người y để con được sống đến bây giờ.
Tôi nhìn hai người họ, nửa muốn xử thật nặng tay cho thoả cơn hận nhưng rồi lương tâm tôi lại không cho phép! Dẫu sao công bằng mà nói họ đã cứu mạng tôi, đã nuôi tôi đến lúc lớn khôn, không cùng máu mủ ruột thịt thì như vậy cũng là tôi mang ơn họ lắm rồi. Tôi nhìn cậu Hoàng đang túm lấy cổ áo thầy tôi khẽ nói:
– Cậu Hoàng, tha cho họ!
Cậu Hoàng nhìn tôi hỏi lại:
– Tha cho họ?
Tôi gật đầu, đến cái Giao là con ruột họ còn nhẫn tâm gả đi làm lẽ huống hồ là tôi? Giờ tôi cũng chẳng đánh chẳng gϊếŧ được, tha cho họ cũng coi như tôi và họ chưa từng mắc nợ nhau! Tôi nhìn thầy mẹ tôi lần cuối rồi khẽ xoay người bước ra cổng, khi ra cổng tôi nhìn lên bầu trời xanh thăm thẳm kia. Máu mủ ruột già còn có thể đoạn tuyệt huống chi chỉ là thầy mẹ nuôi của tôi. Có điều sao tôi vẫn cảm thấy đau lòng lắm, cả tuổi thơ tôi bên họ đâu nói dễ dàng quên là quên được đâu? Đâu phải cắt đứt không nợ nần gì nữa là hết.
Cậu Hoàng từ trong cổng bước ra khẽ đưa bàn tay luồn xuống tay tôi hỏi:
– Em… không sao chứ?
Tôi nhìn cậu lắc đầu cười buồn bã. Có sao thì cũng phải chấp nhận, huống hồ tình huống này tôi đã từng nghĩ tới rất nhiều lần rồi. Thôi thì coi như biết rõ sự thật trong lòng cũng cảm giác nhẹ đi đôi chút đỡ phải suy nghĩ nhiều.
Khi tôi với cậu Nhân, cậu Hoàng về đến nhà trọ chợt thấy thằng Tài đang hớt hơ hớt hải chạy đến. Cậu Hoàng nhìn nó kinh ngạc hỏi:
– Có chuyện gì?
– Dạ ông sai con lên mời cậu về, hai ngày nữa đám giỗ cho bà hai rồi, lại sắp Tết nữa nên ông muốn cậu về
– Sao mày biết tao ở đây?
– Con biết đâu, con lên đây năm ngày rồi mới tìm thấy cậu đấy chứ
Tôi nhìn thằng Tài, quần áo đen nhẻm, tóc tai bù xù cũng thấy hơi thương thương. Cậu Hoàng quay sang cậu Nhân nói:
– Việc trên này cũng xong rồi, sắp giỗ mẹ tôi ông xem sắp xếp sao về sớm nhất có thể, bận bịu quá tôi cũng quên béng đi mất.
Sau một hồi bàn bạc cuối cùng ba người chúng tôi quyết định về luôn hôm ấy. Vì về khá gấp gáp nên chẳng chuẩn bị được gì. Trên đường về nhà thằng Tài lắc đầu bĩu môi kể:
– Cậu Hoàng, cậu Hoàng, bà ba Huệ có chửa rồi đấy cậu ạ. Mà bà ấy gớm lắm suốt ngày bắt nạt hạch sách đám gia nô chúng con thôi
Tôi nghe xong há hốc mồm kinh ngạc, ông Hạnh năm nay đã gần sáu mươi lăm tuổi, tuy trông còn phong độ trẻ trung nhưng tôi không nghĩ tới độ tuổi này vẫn còn có thể có con, mà chẳng những có con còn nhanh đến vậy. Trên xe tôi chẳng ngủ nổi, vừa nghĩ tới cái thai của chị Huệ, vừa nghĩ tới thầy mẹ nuôi tôi lại cảm thấy trong lòng không thể nào yên nổi.
Tôi còn nhớ rất rõ năm tôi bảy tuổi thầy mẹ ruột tôi vì tranh chấp làm ăn mà bị người ta sát hại còn đốt hết toàn bộ nhà cửa. Trong đám cháy ấy mẹ tôi nằm trên vũng máu đưa cho tôi một địa chỉ nhà nói tôi hãy đến đó nương nhờ. Đó là nhà của thầy mẹ cái Giao tức là nhà thầy mẹ nuôi tôi. Suốt đêm đó tôi đã chạy không biết bao con đường mòn để được ngôi nhà khang trang dưới làng Vân. Để che giấu đám sát nhân thầy mẹ cái Giao đổi tên cho tôi thành Hiên rồi nuôi tôi đến tận bây giờ. Đúng là… nói đi cũng phải nói lại, năm ấy không có họ có lẽ tôi đang ở âm tào địa phủ rồi cũng nên. Tôi đã từng tâm niệm phải đối tốt với họ, phải báo hiếu họ chỉ đáng tiếc chưa kịp báo hiếu họ đã bán đứt tôi đi mất rồi.
Tôi cứ ngồi nghĩ miên man đến khi về nhà lúc nào cũng hay. Khi đến nhà trời cũng đã khuya, bên ngoài sương lạnh buốt, tôi vừa bước xuống đã chợt rùng mình. Cậu Hoàng thấy vậy liền cởi chiếc áo khoác bông mặc lên người tôi. Vào đến nhà trên nhà đã đóng cửa im lìm, tôi với cậu Hoàng chui thẳng vào buồng còn cậu Nhân thì đi về. Suốt đêm ấy vì quá mệt tôi với cậu Hoàng ngủ thϊếp đi lúc nào chẳng hay. Đến sáng hôm sau khi tỉnh dậy tôi mới biết chị Huệ đã về ngoại từ hôm qua chỉ có ông Hạnh ở nhà.
Gần một tháng trời mới về đến đây cảm giác mọi thứ xa lạ vô cùng. Khi còn đang đứng ở trước cửa buồng bất chợt tôi nghe tiếng cãi vã từ buồng cậu Đạt liền chạy lên. Vừa lên đến nơi tôi đã thấy cậu Đạt đánh cái Giao ngã vồ xuống đất, mặt mũi tím bầm cả lại, vừa đánh vừa rít lên:
– Cô dám từ chối tôi! Giỏi lắm!
Cái Giao ngước mắt lên, hai hàng nước mắt chảy thành dòng. Nhìn thấy tôi nó liền cụp xuống lao ra ngoài chạy thẳng về buồng. Cậu Đạt thì trợn mắt quát:
– Nhìn cái gì? Cút!
Tôi không để tâm tới cậu ta mà chạy theo cái Giao về buồng. Vừa ngồi xuống tôi liền hỏi:
– Có chuyện gì vậy?
Cái Giao quệt mấy giọt nước mắt đáp:
– Cậu ta bắt em phải làʍ ŧìиɦ giống mấy đứa con gái không đàng hoàng, em từ chối thì bị đánh.
Tôi nhìn cái Giao khẽ thở dài, thực ra mang tiếng là mợ nhưng cuộc sống của nó so với tôi tệ gấp trăm lần. Nó nói xong định giục tôi về, thế nhưng tôi sực nhớ ra việc gặp thầy mẹ tôi liền hỏi:
– Giao, chị hỏi em chuyện này được chứ.
– Vâng ạ.
– Mẹ bị bệnh gì mà phải tiêu số tiền lớn như vậy?
Cái Giao nhìn tôi đáp lại:
– Em cũng không biết mẹ bệnh gì, bác sĩ chỉ nói bệnh liên quan đến phổi nên mới ho nhiều như vậy, còn ho ra cả máu nữa. Nhưng chuyện này lâu rồi sao chị lại hỏi lại.
– Em ở nhà chăm sóc thấy mẹ ho nhiều lắm sao?
– Vâng ạ, mẹ ho nhiều lắm, đến nỗi mẹ sợ lây cho em nên toàn đóng cửa buồng lại. Cứ năm bảy ngày lại ho ra máu một đợt, nhưng sao chị hỏi vậy?
Tôi nhìn cái Giao, bất chợt rùng mình, đến ngay cả con gái ruột mà bà ta cũng dối trá như vậy huống hồ là tôi. Bảo sao tôi cứ nghĩ mãi tại sao cái Giao ở nhà chăm sóc bà ta mà lại không biết việc bà ta giả bệnh. Khi còn định hỏi nó vài chuyện nữa thì vú Dần đã gọi tôi đi chợ mua đồ mai làm giỗ cho mẹ cậu Hoàng. Lúc đi qua buồng cậu Đạt tôi thấy cậu Đạt ném bộ quần áo của cái Giao xuống sàn nhà rít lên:
– Con điếm!
Nghe cái giọng chửi chua ngoa của cậu Đạt mà tôi bỗng thấy kinh tởm. Loại đàn ông như cậu ta vô phúc lắm mới gặp phải.
Trên đường ra chợ tôi vú Dần kể với tôi ông Hạnh chiều chị Huệ lắm, từ hồi chị mang bầu ông càng chiều, không ai được đụng vào chị. Lúc này nhớ đến chị Huệ tôi vẫn không tài nào tin nổi chị ta có bầu. Khi đi gần đến chợ tôi liền hỏi:
– Tôi mới đi có một tháng mà chị Huệ đã có bầu, vú có tin không?
– Không tin thì cũng phải tin, chính bác sĩ xét nghiệm ra cô ta có bầu còn đưa kết quả về cơ mà
Chẳng lẽ chị ta có bầu là thật? Chị ta vốn dĩ thích cậu Hoàng, dù chị ta có lên giường với ông Hạnh tôi vẫn nghĩ đơn giản để trả thù cậu Hoàng chứ sao lại để bản thân có bầu? Tôi nhìn vú Dần hỏi lại lần nữa:
– Hay chị ta có bầu với người khác, vú nghĩ xem ông Hạnh già vậy rồi.
Vú Dần nghe xong tát tôi một cái nói:
– Cái mồm cô nói linh tinh đến tai ông Hạnh lại bị ăn vả. Cô Huệ ở đây cả tháng không đi đến đâu, mỗi đợt nọ thấy chậm kinh thì đi khám biết có bầu rồi. Chính bác sĩ Quang mang cái giấy ấy đến cho ông Hạnh xem, cô Huệ còn giục ông Hạnh cho gọi cô với cậu Hoàng về làm giỗ bà hai tiện thông báo việc có bầu luôn.
Tôi nghe xong ừ ừ cho qua chuyện nhưng rõ ràng tôi thấy chuyện này rất bất thường. Bác sĩ Quang là bác sĩ quen của gia đình này, tôi hơi day day trán bỗng chợt nhớ ra vài chuyện. Trong một giây lát tôi khẽ đứng sững lại. Mà mụ Huệ này cũng thật tài, mụ ta có bầu mặc mẹ mụ ta gọi tôi với cậu Hoàng về làm quái gì? Thế nhưng nghĩ chưa thông nên tôi đành mặc kệ đi theo vú Dần ra chợ. Lúc đi qua tiệm thuốc đông y tôi liền dừng lại chạy vào mua cho cậu Hoàng ít thuốc xoa bóp. Vừa thấy tôi lão chủ tiệm liền nói:
– Tại cô mà tôi mất một mối khách sộp đấy
Tôi chưa hiểu chuyện gì liền hỏi lại:
– Sao lại tại tôi
– Thì vì tôi tiết lộ thông tin nên cô Huệ giờ có thèm mua thuốc của tôi nữa đâu, cô ta giờ toàn sang làng Hồ mua của lão Đan thôi. Cô xem thế nào mà đền cho tôi đi, biết thế đừng nói gì nữa, ăn được mấy xu của cô tôi cũng mất hẳn mấy ngàn.
Tôi nhìn lão chủ tiệm cười trừ nói:
– Làm việc tốt có gì mà băn năn, thôi ông bán cho tôi lọ cao xoa bóp, từ nay tôi hôm nào cũng ra mua thuốc của ông
– Cô toàn mua mấy thứ rẻ tiền, bán cho cô còn lâu mới có lãi
Nói rồi lão chủ tiệm đặt hộp cao xoa bóp bịch một phát lên mặt bàn. Tôi thấy vậy vội trả tiền rồi cũng xéo ra ngoài sợ lão nổi cơn tam bành. Khi vú Dần đi chợ qua tôi với vú về đến nhà cũng đã trưa. Lúc này cậu Hoàng cũng đã dậy, tôi pha cho cậu cốc nước mật ong ấm, nói vài câu chuyện rồi cũng xuống bếp chuẩn bị ít đồ để đêm nấu cho kịp ngày mai.
Buổi chiều chị Huệ cũng vác xác về, cậu Hoàng thì đi có việc từ trưa. Chị Huệ ưỡn cái bụng ra làm như thể sợ mọi người không biết mình có bầu. Vừa thấy tôi chị ta cười cười nói:
– Về rồi à? Về rồi thì pha cho mẹ ấm trà.
Tôi thấy vậy giục con Hĩm đi pha chị ta liền đáp:
– Mẹ giục thì con đi pha đi giục con Hĩm làm gì, chẳng phải con pha trà rất ngon sao, đúng không thầy nó nhỉ.
Nhìn cái điệu bộ của chị ta tôi phát tởm, ông Hạnh thấy vậy thì nói:
– Mẹ giục thì đi pha đi còn ngồi đấy làm gì? Mày đi lên tỉnh một tháng mày cũng đâm ra chây lười theo à?
Tôi nghe xong liền vội đứng dậy pha ấm trà mang lên nhà rồi xuống làm tiếp thức ăn. Độ ba mươi phút sau khi đang ngâm gạo tôi bỗng thấy tiếng Huệ gào khóc, vừa chạy lên nhà cũng thấy máu me chảy ướt khắp đũng quần chị ta. Ông Hạnh đứng ở ngoài sân cũng lao vào hỏi:
– Sao… sao vậy, có chuyện gì vậy?
Chị Huệ vừa gào khóc tức tưởi vừa nói:
– Con em… thầy nó ơi… con Hiên, con Hiên nó dám cho thuốc phá thai vào ấm trà này
Vú Dần đứng bên cạnh nghe xong mặt mũi cũng tái cả lại quay sang tôi nói nhỏ:
– Để tôi đi tìm cậu Hoàng.
Vú Dần vừa nói xong chị Huệ đã lao đến tôi túm tóc thét lên:
– Con ôn vật này, hôm nay tao phải gϊếŧ mày, mày dám ác đức đến độ này.
Tôi kéo tay chị ta ra, hai mắt nhìn chị ta chằm chằm rồi thẳng tay tát bốp một phát lên mặt chị ta đến độ máu mũi chị ta cũng tuôn ra ồng ộc. Tất cả mọi người sững sờ nhìn tôi, ông Hạnh gào lên:
– Bay đâu, còn đứng đó làm gì, lôi nó ra đánh chết cho ông!
Tôi mặc kệ lời ông Hạnh nói lao vào tát bốp vào mặt chị Huệ thêm phát nữa không cần biết trời đất là gì! Huệ ạ! Bà nhịn mày hơi lâu rồi đấy! Hôm nay mày xong kiếp với bà mày!
---------
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.