Chương 24
Hoan Du
19/10/2021
Từ lúc sống lại đến giờ, khoảng thời gian sau khi nhận được điện thoại của Xảo Lộc có lẽ là khoảng thời gian gian nan nhất với tôi. Phản ứng đầu tiên khi đó của tôi là đặt vé máy bay đi Tứ Xuyên nhưng sân bay ở đó đã đóng cửa nên tôi đành phải sử dụng các loại quan hệ, chuyển mấy lộ tuyến mà vẫn phải đền chiều 15 mới có được vé máy bay để đi Tứ Xuyên.
Mặc dù tôi biết liên lạc trong toàn bộ khu vực động đất bị gián đoạn cho nên không hẳn là do Triệu Lôi gặp tai nạn, nhưng tôi lại vẫn cứ gọi điện cho anh để rồi bản thân lại càng lo âu, cực đoan khi không gọi được.
Tôi cứ nghĩ mình sinh ra hoạn nạn, chết trong bình yên, nên chuyện thuận buồm xuôi gió mấy năm nay đã khiến tôi coi nhẹ sự an toàn của người bên gối. Có lẽ tôi nên chu đáo chút, đã biết Triệu Lỗi thường xuyên chạy khắp nơi trong nước, đáng lý ra nên tính trước để ngăn anh không tới nơi có tai nạn.
Trước khi sống lại, tôi hoàn toàn không tin vào mấy thứ tâm linh như giác quan thứ sáu, nhưng từ khi sống lại, tôi lại cực lực kính sợ những hiện tượng siêu nhiên, cho nên đêm đến bồi hồi khiến tôi không ngừng suy nghĩ tiêu cực.
Sự việc lớn như vậy sao có thể hoàn toàn sơ sót như thế?
Vì không thể bay thẳng đến Tứ Xuyên nên hành trình của tôi trước tiên là đi từ Thành phố L ở Hoa Kỳ đến Thành phố G, sau đó chuyển máy bay từ Thành phố G đến Tứ Xuyên.
Chuyến bay đến Thành phố G không mấy han hiếm, máy bay cũng dễ kiếm cho nên tôi đặt chuyến sớm nhất trong ngày. Lòng vốn đã rối như tơ vò lại càng rối hơn nên tôi chỉ kịp thay quần áo, lấy một xấp tiền, điện thoại cùng các loại giấy tờ cần thiết rồi chạy tới sân bay.
Một đêm không ngủ mà ngồi trên máy bay hơn mười mấy tiếng đồng hồ tôi cũng chẳng thể chợp mắt chút nào.
Ngồi giữa tiếng động cơ gầm rú, tôi dần dần bình tĩnh lại, bắt đầu lập kế hoạch để có thể mau chóng vào khu vực bị thiên tai. Nếu ông tôi còn ở đó thì tôi nhất định sẽ bám theo máy bay quân sự chạy thục mạng tới đó. Tiếc là giờ đã không còn như xưa, cũng không biết liệu bên Phương Quân Lương có phương án khả thi nào không.
Người tính không bằng trời tính, không ngờ tôi vừa hạ cánh ở sân bay Thành phố G là đã có người có thể đưa tôi đến Tứ Xuyên.
Vừa xuống sân bay Thành phố G, tôi thấy bản tin về đội y tế cứu trợ thiên tai, máy quay quét đến Lương Lập Hải đang dẫn đoàn nên tôi lập tức nảy ra ý tưởng gọi cho anh ta, ôm chặt hy vọng có thể theo xe anh ta đến cửa vào.
Lúc anh ta nhìn thấy tôi hẳn cũng bị bộ dáng của tôi dọa sợ —— tôi nghĩ lúc đó trông mình cũng không có đến nỗi nào —— tôi gãy gọn giải thích cho anh ta rằng Triệu Lỗi đang ở trong đó, sống chết ra sao còn chưa biết, tôi cần phải vào tìm anh.
Lương Lập Hải nghe xong thì cau mày hỏi tôi: “Cậu biết rõ vị trí cụ thể của anh ta chứ?”
Tôi lắc đầu, trả lời: “Tôi chỉ có lịch trình của anh ấy thôi.” Đây là Xảo Lộc gửi cho tôi trước đó.
Sau đó anh ta im lặng, xác định tôi không nói giỡn thì mới gật đầu một cái.
Với tư cách là trưởng đoàn đội hỗ trợ y tế đầu tiên Thành phố G gửi tới Tứ Xuyên, Lương Lập Hải không biết đã dùng cách gì mà có thể thành công gửi tôi vào đội ngũ tình nguyện viên, để tôi có thể may mắn lên chuyến máy bay tới Tứ Xuyên sớm nhất.
Anh ta nói là may khi đó cũng loạn —— thấy ai tình nguyện là Sở Y Tế cũng tóm hết, ngoài ra còn triệu tập lực lượng y tế trực thuộc Bệnh viện Nhân dân Thành phố, Bệnh viện Chữ thập đỏ Thành phố, Bệnh viện Đa khoa Thành phố, Y học cổ truyền Trung Quốc. Sở Y Tế cũng chịu trách nhiệm đồng hành, tập hợp các thiết bị y tế và vật tư y tế. Hơn nữa còn có cả các phóng viên và nhân viên, khiến danh sách nhân sự phải thay đổi qua lại nhiều lần.
Cho dù động cơ anh ta có là ban ơn lấy lòng hay là thật sự muốn giúp đỡ thì lần này tôi cũng thành tâm mà cảm ơn anh ta.
24. 2
Tranh thủ khoảng thời gian trước khi khởi hành, tôi mua vài bộ quần áo thay thế, đồ dùng cần thiết hàng ngày, thuốc men, ba lô du lịch, sạc điện thoại di động, bộ nguồn điện thoại di động bên ngoài, và thậm chí mua một điện thoại di động dự phòng ở sân bay.
Lúc đăng ký được, tôi đã mất ngủ gần hai ngày rồi, thế nhưng lại vẫn cực kỳ tinh thần. Trước khi phải tắt điện thoại, tôi lại gọi thử cho Triệu Lỗi lần nữa. Thứ làm tôi lo lắng không phải là gọi không ai nghe mà là điện thoại anh không có pin. Tôi cũng chẳng dám gọi nhiều, nghĩ đến Tứ Xuyên lại gọi thử lần nữa xem.
Trong lòng tôi cứ niệm mãi: Triệu Lỗi, anh phải đợi tôi.
Suốt hành trình cực kỳ nặng nề, dù ngẫu nhiên cũng nghe thấy tiếng nói chuyện nhưng cũng đều là tiếng thì thầm áp lực về chuyện chẳng mấy tốt đẹp. Lương Lập Hải ngồi bên tôi, thỉnh thoảng lại dò xét nhìn sang.
Lúc đến Tứ Xuyên, tôi mới phát hiện bản thân đã quá tự cao.
Lúc trước cứ nghĩ tới được Tứ Xuyên là có thể tìm được Triệu Lỗi, hoàn toàn không nghĩ tới vấn đề là phải dựa vào đâu, tìm như nào. Máy bay hạ cánh rồi tôi mới ý thức được việc này. Đường xá các kiểu đã bị núi đất sạt lở lấp hết, không có phương tiện đi lại, không có công cụ, không có hệ thống định vị vệ tinh, không có lều, thậm chí không đủ nước uống và lương khô trong hơn ba ngày. Tôi cứ vậy mà mù quáng bôn ba với đội cứu viện, đi về tâm động đất.
Đi tới đâu cũng là cảnh hoang tàn, khiến lòng tôi lại càng bàng hoàng hơn.
Rạng sáng ngày 15, đội y tế và quân đội cùng nhau nhập cuộc, những bác sĩ chưa kịp nghỉ ngơi kể từ khi hạ cánh lập tức lên đường, chia thành nhiều tốp đi theo xe quân sự, thuyền xung kích, phi cơ, trực thăng quân dụng để tới các quận bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Quân đội báo tin là khắp nơi vẫn còn dư chấn, nhiều nhân viên cứu hộ cũng đã vì dư chấn mà gặp nạn.
Tôi ở chung đội với Lương Lập Hải, chỉ vì nơi anh ta đến cách một số điểm đến trong hành trình của Triệu Lỗi một đoạn ngắn.
Khi đi theo đoàn y tế, tôi phải mang theo các thiết bị và vật dụng y tế như các bác sĩ, thậm chí tôi còn chủ động giúp các bác sĩ nữ khuân vác chỗ hành lý cỡ 40 cân vì áy náy chuyện bản thân chiếm đoạt ít đồ sinh hoạt chung.
Mới đầu tôi định đến trạm y tế thì sẽ tự rời đi, lần mò theo hành trình của Triệu Lỗi. Nhưng mà tới lúc đó thì tôi lại bị người ta bắt phải gia nhập hàng ngũ đội cứu hộ.
Lúc thuyền cập bến, tôi còn chưa kịp móc máy ra gọi cho cái điện thoại không ai trả lời của Triệu Lỗi thì đã có nạn nhân nhào tới. Nhóm người Lương Lập Hải không quản đường xá mệt nhọc, lập tức vùi đầu vào công tác cứu viện. Thân là trai tráng, tôi lập tức bị điều đi hỗ trợ, vận chuyển các thiết bị cùng vật tư y tế, cũng đưa những người bị thương nặng ra ngoài lên thuyền.
Thấy thuyền sắp đi, ai nấy cũng lo lắng —— Không biết khi nào vật tư tiếp tế sẽ tới? Không biết khi nào lực lượng cứu hộ tiếp theo sẽ đến?
Núi non trùng điệp, sông nước nối nhau, không có cầu, không có đường, chúng tôi biết mình tới như nào, lại không biết phải đi ra sao.
24. 3
Trong không khí tràn ngập mùi thịt thối rữa, tôi chưa bao giờ thấy nhiều xác chết cùng lúc xuất hiện ở một nơi như vậy. Nhưng nhân viên cứu hộ phải cẩn thận kiểm tra, biết đâu vẫn có thể có một hoặc hai người còn sống trong những thi thể đó.
Cảnh tượng quá đỗi tang thương, không ai có thể dửng dưng được.
Nguyên một ngày trời, chỉ cần là người còn đủ chân tay, sức lực thì đều sẽ không ngừng tìm kiếm, đào bới.
Người sống qua hai đời, lại cũng đã từng tự thể nghiệm cái chết như tôi thì không còn quá coi trọng tính mạng con người nữa. Trong mắt tôi chỉ có hai loại người —— người một nhà và những người khác. Nhưng lần này đã khiến tôi phải thay đổi, khiến tôi không thể nào mà không quý trọng mạng sống của Triệu Lỗi.
Tôi đi theo hỗ trợ cho Lương Lập Hải, người anh ta đều là vết màu khô cằn, bẩn thỉu, trông chẳng khác gì đồ tể là mấy. Mà mấy ngày nay anh ta quả thực cũng đã phải làm rất nhiều chuyện như đồ tể. Anh ta bị tử thần ép phải cắt đứt chân tay người ta vì sợ dư chấn tiếp theo ập tới, không kịp cứu người thoát ra.
Có một lần anh ta đã sắp thành công cứu người ra nhưng mặt đất lại đột nhiên rung lên, khiến toàn bộ kiến trúc hoàn toàn sụp đổ. Dân làng mới vừa rồi còn tỉnh táo cười đùa với bác sĩ giờ đã chỉ còn một cánh tay lộ ra bên ngoài gạch đá. Lương Lập Hải may mà được tôi kéo ra, không thì anh ta cũng đã bị chôn vùi dưới đấy rồi.
Mỗi lần thành công cứu được một người ra cùng đội cứu hộ, lo lắng trong lòng tôi cũng vơi đi chút nào. Khi đó tôi sẽ nghĩ, nếu Triệu Lỗi gặp phải tình cảnh tương tự, anh hẳn cũng sẽ được cứu như vậy.
Trong khoảng thời gian đó, anh hai có gọi cho tôi và hỏi tôi đã vào Tứ Xuyên chưa. Tôi vừa kẹp điện thoại trên vai và đẩy một xác chết trên tay ra để kiểm tra xem có người sống ở dưới anh ta hay không vừa trả lời ngắn gọn hết cỡ mọi chuyện cho anh.
Anh hai nghe xong thì khuyên: “Một mình em thì có thể làm gì? Tự mình mạo hiểm chạy tới đấy là có thể cứu được anh ta sao?”
Tôi kiểm hết một lượt bãi phế tích, không thấy dấu hiệu sự sống mới ra hiệu cho Lương Lập Hải đang ở khu đó chuyển sang khu vực khác, cũng trả lời anh hai: “Hai nói đúng, một mình em vào đây, ngay cả bóng anh ấy cũng không thể thấy. Thậm chí còn không thể đến nơi anh ấy có lẽ đang gặp nạn. Nhưng nếu em có thể có một phút đồng hồ thoát khỏi lo nghĩ, bình tĩnh để lập ra kế hoạch thì em cũng sẽ không xuất hiện ở nơi này, cũng sẽ không làm chuyện mình đang làm.”
Anh hai nghe vậy thì thở dài, nói: “Giờ bảo em về chắc chắn em sẽ không chịu. Nhớ phải cẩn thận đấy!”
Sau đó, tôi biết được anh thực sự đã gửi 30 máy xúc xây dựng đến Tứ Xuyên! Nhưng những chiếc máy xúc này đều được chia nhỏ và tổ chức thành các đội cứu hộ khác nhau như bác sĩ.
Lời giải thích của anh là: “Cúp máy xong, hai cũng phần nào hiểu được tâm trạng của em. Cũng cảm thấy cứ ngồi một chỗ chờ tin xấu thì quả thật là một việc làm hết sức tội lỗi nên hai đã làm tất cả những gì mình có thể.”
Trời tối hẳn thì Lương Lập Hải cũng chịu không nổi nữa, kéo tôi vào lều vải gặm mấy cái bánh bích quy.
Hai người chúng tôi đều mệt đến độ không nói được lời nào mà cũng chẳng ăn được bao nhiêu, mỗi người chỉ ăn được có hai cái bánh. Hiện tại khác với lúc vật tư cứu viện ồ ạt tràn vào, ngoại trừ chiếc thuyền lúc chúng tôi mới tới thì từ đó đến giờ vẫn chưa thấy một đợt cứu tế nào nữa. Lương thực và vật dụng y tế được mang đến như những giọt nước nhỏ rơi trên cát, nhoắng cái là hết, tiêu hao khủng khiếp.
Nuốt hết bánh bích quy, tôi tranh thủ nghỉ ngơi, lấy điện thoại ra, đang định gọi cho Triệu Lỗi thì màn hình điện thoại hiện lên. ID người gọi hiện lên hai chữ khiến tim tôi thắt lại: Hàng nát.
Mặc dù tôi biết liên lạc trong toàn bộ khu vực động đất bị gián đoạn cho nên không hẳn là do Triệu Lôi gặp tai nạn, nhưng tôi lại vẫn cứ gọi điện cho anh để rồi bản thân lại càng lo âu, cực đoan khi không gọi được.
Tôi cứ nghĩ mình sinh ra hoạn nạn, chết trong bình yên, nên chuyện thuận buồm xuôi gió mấy năm nay đã khiến tôi coi nhẹ sự an toàn của người bên gối. Có lẽ tôi nên chu đáo chút, đã biết Triệu Lỗi thường xuyên chạy khắp nơi trong nước, đáng lý ra nên tính trước để ngăn anh không tới nơi có tai nạn.
Trước khi sống lại, tôi hoàn toàn không tin vào mấy thứ tâm linh như giác quan thứ sáu, nhưng từ khi sống lại, tôi lại cực lực kính sợ những hiện tượng siêu nhiên, cho nên đêm đến bồi hồi khiến tôi không ngừng suy nghĩ tiêu cực.
Sự việc lớn như vậy sao có thể hoàn toàn sơ sót như thế?
Vì không thể bay thẳng đến Tứ Xuyên nên hành trình của tôi trước tiên là đi từ Thành phố L ở Hoa Kỳ đến Thành phố G, sau đó chuyển máy bay từ Thành phố G đến Tứ Xuyên.
Chuyến bay đến Thành phố G không mấy han hiếm, máy bay cũng dễ kiếm cho nên tôi đặt chuyến sớm nhất trong ngày. Lòng vốn đã rối như tơ vò lại càng rối hơn nên tôi chỉ kịp thay quần áo, lấy một xấp tiền, điện thoại cùng các loại giấy tờ cần thiết rồi chạy tới sân bay.
Một đêm không ngủ mà ngồi trên máy bay hơn mười mấy tiếng đồng hồ tôi cũng chẳng thể chợp mắt chút nào.
Ngồi giữa tiếng động cơ gầm rú, tôi dần dần bình tĩnh lại, bắt đầu lập kế hoạch để có thể mau chóng vào khu vực bị thiên tai. Nếu ông tôi còn ở đó thì tôi nhất định sẽ bám theo máy bay quân sự chạy thục mạng tới đó. Tiếc là giờ đã không còn như xưa, cũng không biết liệu bên Phương Quân Lương có phương án khả thi nào không.
Người tính không bằng trời tính, không ngờ tôi vừa hạ cánh ở sân bay Thành phố G là đã có người có thể đưa tôi đến Tứ Xuyên.
Vừa xuống sân bay Thành phố G, tôi thấy bản tin về đội y tế cứu trợ thiên tai, máy quay quét đến Lương Lập Hải đang dẫn đoàn nên tôi lập tức nảy ra ý tưởng gọi cho anh ta, ôm chặt hy vọng có thể theo xe anh ta đến cửa vào.
Lúc anh ta nhìn thấy tôi hẳn cũng bị bộ dáng của tôi dọa sợ —— tôi nghĩ lúc đó trông mình cũng không có đến nỗi nào —— tôi gãy gọn giải thích cho anh ta rằng Triệu Lỗi đang ở trong đó, sống chết ra sao còn chưa biết, tôi cần phải vào tìm anh.
Lương Lập Hải nghe xong thì cau mày hỏi tôi: “Cậu biết rõ vị trí cụ thể của anh ta chứ?”
Tôi lắc đầu, trả lời: “Tôi chỉ có lịch trình của anh ấy thôi.” Đây là Xảo Lộc gửi cho tôi trước đó.
Sau đó anh ta im lặng, xác định tôi không nói giỡn thì mới gật đầu một cái.
Với tư cách là trưởng đoàn đội hỗ trợ y tế đầu tiên Thành phố G gửi tới Tứ Xuyên, Lương Lập Hải không biết đã dùng cách gì mà có thể thành công gửi tôi vào đội ngũ tình nguyện viên, để tôi có thể may mắn lên chuyến máy bay tới Tứ Xuyên sớm nhất.
Anh ta nói là may khi đó cũng loạn —— thấy ai tình nguyện là Sở Y Tế cũng tóm hết, ngoài ra còn triệu tập lực lượng y tế trực thuộc Bệnh viện Nhân dân Thành phố, Bệnh viện Chữ thập đỏ Thành phố, Bệnh viện Đa khoa Thành phố, Y học cổ truyền Trung Quốc. Sở Y Tế cũng chịu trách nhiệm đồng hành, tập hợp các thiết bị y tế và vật tư y tế. Hơn nữa còn có cả các phóng viên và nhân viên, khiến danh sách nhân sự phải thay đổi qua lại nhiều lần.
Cho dù động cơ anh ta có là ban ơn lấy lòng hay là thật sự muốn giúp đỡ thì lần này tôi cũng thành tâm mà cảm ơn anh ta.
24. 2
Tranh thủ khoảng thời gian trước khi khởi hành, tôi mua vài bộ quần áo thay thế, đồ dùng cần thiết hàng ngày, thuốc men, ba lô du lịch, sạc điện thoại di động, bộ nguồn điện thoại di động bên ngoài, và thậm chí mua một điện thoại di động dự phòng ở sân bay.
Lúc đăng ký được, tôi đã mất ngủ gần hai ngày rồi, thế nhưng lại vẫn cực kỳ tinh thần. Trước khi phải tắt điện thoại, tôi lại gọi thử cho Triệu Lỗi lần nữa. Thứ làm tôi lo lắng không phải là gọi không ai nghe mà là điện thoại anh không có pin. Tôi cũng chẳng dám gọi nhiều, nghĩ đến Tứ Xuyên lại gọi thử lần nữa xem.
Trong lòng tôi cứ niệm mãi: Triệu Lỗi, anh phải đợi tôi.
Suốt hành trình cực kỳ nặng nề, dù ngẫu nhiên cũng nghe thấy tiếng nói chuyện nhưng cũng đều là tiếng thì thầm áp lực về chuyện chẳng mấy tốt đẹp. Lương Lập Hải ngồi bên tôi, thỉnh thoảng lại dò xét nhìn sang.
Lúc đến Tứ Xuyên, tôi mới phát hiện bản thân đã quá tự cao.
Lúc trước cứ nghĩ tới được Tứ Xuyên là có thể tìm được Triệu Lỗi, hoàn toàn không nghĩ tới vấn đề là phải dựa vào đâu, tìm như nào. Máy bay hạ cánh rồi tôi mới ý thức được việc này. Đường xá các kiểu đã bị núi đất sạt lở lấp hết, không có phương tiện đi lại, không có công cụ, không có hệ thống định vị vệ tinh, không có lều, thậm chí không đủ nước uống và lương khô trong hơn ba ngày. Tôi cứ vậy mà mù quáng bôn ba với đội cứu viện, đi về tâm động đất.
Đi tới đâu cũng là cảnh hoang tàn, khiến lòng tôi lại càng bàng hoàng hơn.
Rạng sáng ngày 15, đội y tế và quân đội cùng nhau nhập cuộc, những bác sĩ chưa kịp nghỉ ngơi kể từ khi hạ cánh lập tức lên đường, chia thành nhiều tốp đi theo xe quân sự, thuyền xung kích, phi cơ, trực thăng quân dụng để tới các quận bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Quân đội báo tin là khắp nơi vẫn còn dư chấn, nhiều nhân viên cứu hộ cũng đã vì dư chấn mà gặp nạn.
Tôi ở chung đội với Lương Lập Hải, chỉ vì nơi anh ta đến cách một số điểm đến trong hành trình của Triệu Lỗi một đoạn ngắn.
Khi đi theo đoàn y tế, tôi phải mang theo các thiết bị và vật dụng y tế như các bác sĩ, thậm chí tôi còn chủ động giúp các bác sĩ nữ khuân vác chỗ hành lý cỡ 40 cân vì áy náy chuyện bản thân chiếm đoạt ít đồ sinh hoạt chung.
Mới đầu tôi định đến trạm y tế thì sẽ tự rời đi, lần mò theo hành trình của Triệu Lỗi. Nhưng mà tới lúc đó thì tôi lại bị người ta bắt phải gia nhập hàng ngũ đội cứu hộ.
Lúc thuyền cập bến, tôi còn chưa kịp móc máy ra gọi cho cái điện thoại không ai trả lời của Triệu Lỗi thì đã có nạn nhân nhào tới. Nhóm người Lương Lập Hải không quản đường xá mệt nhọc, lập tức vùi đầu vào công tác cứu viện. Thân là trai tráng, tôi lập tức bị điều đi hỗ trợ, vận chuyển các thiết bị cùng vật tư y tế, cũng đưa những người bị thương nặng ra ngoài lên thuyền.
Thấy thuyền sắp đi, ai nấy cũng lo lắng —— Không biết khi nào vật tư tiếp tế sẽ tới? Không biết khi nào lực lượng cứu hộ tiếp theo sẽ đến?
Núi non trùng điệp, sông nước nối nhau, không có cầu, không có đường, chúng tôi biết mình tới như nào, lại không biết phải đi ra sao.
24. 3
Trong không khí tràn ngập mùi thịt thối rữa, tôi chưa bao giờ thấy nhiều xác chết cùng lúc xuất hiện ở một nơi như vậy. Nhưng nhân viên cứu hộ phải cẩn thận kiểm tra, biết đâu vẫn có thể có một hoặc hai người còn sống trong những thi thể đó.
Cảnh tượng quá đỗi tang thương, không ai có thể dửng dưng được.
Nguyên một ngày trời, chỉ cần là người còn đủ chân tay, sức lực thì đều sẽ không ngừng tìm kiếm, đào bới.
Người sống qua hai đời, lại cũng đã từng tự thể nghiệm cái chết như tôi thì không còn quá coi trọng tính mạng con người nữa. Trong mắt tôi chỉ có hai loại người —— người một nhà và những người khác. Nhưng lần này đã khiến tôi phải thay đổi, khiến tôi không thể nào mà không quý trọng mạng sống của Triệu Lỗi.
Tôi đi theo hỗ trợ cho Lương Lập Hải, người anh ta đều là vết màu khô cằn, bẩn thỉu, trông chẳng khác gì đồ tể là mấy. Mà mấy ngày nay anh ta quả thực cũng đã phải làm rất nhiều chuyện như đồ tể. Anh ta bị tử thần ép phải cắt đứt chân tay người ta vì sợ dư chấn tiếp theo ập tới, không kịp cứu người thoát ra.
Có một lần anh ta đã sắp thành công cứu người ra nhưng mặt đất lại đột nhiên rung lên, khiến toàn bộ kiến trúc hoàn toàn sụp đổ. Dân làng mới vừa rồi còn tỉnh táo cười đùa với bác sĩ giờ đã chỉ còn một cánh tay lộ ra bên ngoài gạch đá. Lương Lập Hải may mà được tôi kéo ra, không thì anh ta cũng đã bị chôn vùi dưới đấy rồi.
Mỗi lần thành công cứu được một người ra cùng đội cứu hộ, lo lắng trong lòng tôi cũng vơi đi chút nào. Khi đó tôi sẽ nghĩ, nếu Triệu Lỗi gặp phải tình cảnh tương tự, anh hẳn cũng sẽ được cứu như vậy.
Trong khoảng thời gian đó, anh hai có gọi cho tôi và hỏi tôi đã vào Tứ Xuyên chưa. Tôi vừa kẹp điện thoại trên vai và đẩy một xác chết trên tay ra để kiểm tra xem có người sống ở dưới anh ta hay không vừa trả lời ngắn gọn hết cỡ mọi chuyện cho anh.
Anh hai nghe xong thì khuyên: “Một mình em thì có thể làm gì? Tự mình mạo hiểm chạy tới đấy là có thể cứu được anh ta sao?”
Tôi kiểm hết một lượt bãi phế tích, không thấy dấu hiệu sự sống mới ra hiệu cho Lương Lập Hải đang ở khu đó chuyển sang khu vực khác, cũng trả lời anh hai: “Hai nói đúng, một mình em vào đây, ngay cả bóng anh ấy cũng không thể thấy. Thậm chí còn không thể đến nơi anh ấy có lẽ đang gặp nạn. Nhưng nếu em có thể có một phút đồng hồ thoát khỏi lo nghĩ, bình tĩnh để lập ra kế hoạch thì em cũng sẽ không xuất hiện ở nơi này, cũng sẽ không làm chuyện mình đang làm.”
Anh hai nghe vậy thì thở dài, nói: “Giờ bảo em về chắc chắn em sẽ không chịu. Nhớ phải cẩn thận đấy!”
Sau đó, tôi biết được anh thực sự đã gửi 30 máy xúc xây dựng đến Tứ Xuyên! Nhưng những chiếc máy xúc này đều được chia nhỏ và tổ chức thành các đội cứu hộ khác nhau như bác sĩ.
Lời giải thích của anh là: “Cúp máy xong, hai cũng phần nào hiểu được tâm trạng của em. Cũng cảm thấy cứ ngồi một chỗ chờ tin xấu thì quả thật là một việc làm hết sức tội lỗi nên hai đã làm tất cả những gì mình có thể.”
Trời tối hẳn thì Lương Lập Hải cũng chịu không nổi nữa, kéo tôi vào lều vải gặm mấy cái bánh bích quy.
Hai người chúng tôi đều mệt đến độ không nói được lời nào mà cũng chẳng ăn được bao nhiêu, mỗi người chỉ ăn được có hai cái bánh. Hiện tại khác với lúc vật tư cứu viện ồ ạt tràn vào, ngoại trừ chiếc thuyền lúc chúng tôi mới tới thì từ đó đến giờ vẫn chưa thấy một đợt cứu tế nào nữa. Lương thực và vật dụng y tế được mang đến như những giọt nước nhỏ rơi trên cát, nhoắng cái là hết, tiêu hao khủng khiếp.
Nuốt hết bánh bích quy, tôi tranh thủ nghỉ ngơi, lấy điện thoại ra, đang định gọi cho Triệu Lỗi thì màn hình điện thoại hiện lên. ID người gọi hiện lên hai chữ khiến tim tôi thắt lại: Hàng nát.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.