Hành Trình Nhận Cáo Mệnh Của Mẹ Chồng Nhà Nông
Chương 6: Phương tiện đi lại đầy mệt nhọc ở cổ đại
Tam Dương Thái Lai
21/11/2022
Trúc Lan cất tiếng: "Dâu cả đâu, dâu cả đâu?"
Lý thị đang nằm lười trong phòng, vừa nghe mẹ chồng gọi mình thì đã sợ tới mức giật bắn, suýt thì ngã xuống giường. Ả vội vàng ôm con đi qua: "Nương, có chuyện gì thế ạ!"
Trúc Lan đỡ chồng nằm lên giường, nói với Lý thị: "Đi gọi thằng cả, thằng hai về đây, bảo bọn nó sang nhà chính mượn xe bò đưa cha con vào trấn khám bệnh."
Bấy giờ Lý thị mới chú ý tới bố chồng đang nằm quằn quại trên giường, cuống quýt chạy đi.
Trúc Lan đứng dậy vắt khăn lau trán cho chồng để hạ nhiệt, lúc này con dâu thứ Triệu thị mới ưỡn bụng lững thững đi tới, đứng ở cửa rơi lệ như nhà đang có tang. Trúc Lan nhìn mà bực mình, quát: "Đã không giúp được gì thì về nhà nhanh giùm cái! Khóc cái gì mà khóc, xui xẻo!"
Trúc Lan quát rất to, Triệu thị đành lau nước mắt ra ngoài. Nàng còn chẳng thèm trợn trắng mắt, thể nào cái danh mẹ chồng ác độc cũng vang dội hơn cho xem.
Trúc Lan đặt hết tâm tư vào chồng của nguyên chủ, khỏi phải nói tâm trạng nàng đang rối ren thế nào. Lỡ chồng nguyên chủ thật sự không qua khỏi thì mặc dù nàng sẽ bớt đi được một gánh nặng nhưng vẫn sẽ thấy day dứt. Dù gì đó cũng là mạng người.
Vắt khăn hết mấy lần thì trán trượng phu mới đỡ nóng hơn, hắn thều thào: "Nước, nước."
Trúc Lan vội vàng đổi khăn rồi đứng dậy vào phòng rót nước. May mà trời vừa vào thu, cần có nước nóng chứ không như mùa hè. Sáng hôm nay đã có người đun nước trong bình trà, giờ đã nguội vừa phải. Nàng cẩn thận đút hắn một bát nước, thấy chồng khá hơn một chút mới thở phào nhẹ nhõm.
Trúc Lan lại tất bật lên giường tra chìa khóa lấy hộp tiền ra. Giờ đây, nàng không có thời gian để kiểm kê mình hiện đang có bao nhiêu tài sản, lấy một lượng bạc vụn ra, tìm đếm thêm mấy chục tiền đồng rồi nhanh chóng khóa lại.
Nàng từng chăm sóc người bệnh nên rất có kinh nghiệm trong chuyện này. Lúc ông bà nội nằm viện, vì ba rất bận nên xưa giờ nàng luôn là người chăm sóc cho họ. Khi nàng lấy chăn ra, chuẩn bị mọi thứ xong xuôi thì đứa cả, đứa thứ đã gấp gáp kéo xe bò về.
Trên xe bò có trải cỏ và lót chăn, Trúc Lan chỉ huy hai đứa con chồng cỏ cao lên ở hai bên để chắn gió. Sau khi chắc chắn cỏ sẽ không rơi, nàng giao lương thực cho bữa trưa và tối cho Lý thị, sau đó khóa cửa mới lên xe.
Đi xe thời cổ đại rất cực khổ, đường thôn quê gập ghềnh, bánh xe thì không có bộ phận giảm xóc nên dù Trúc Lan không bị say xe nhưng đi trên con đường bấp bênh này cũng lắc lư muốn ói, đi hết gần nửa tiếng đồng hồ mới đến thị trấn.
Trong khi thôn Chu gia đã xem như gần thị trấn rồi, Trúc Lan không dám tưởng tượng quãng đường sẽ dài chừng nào.
Trúc Lan tò mò quan sát xung quanh, thấy tận mắt và thấy trong trí nhớ rất khác nhau. Dựa theo vị trí địa lý, thật ra nơi Trúc Lan đang ở khá gần thủ đô, nhưng dù gần cách mấy thì đánh xe đi cũng phải mất khoảng chừng nửa tháng, đi bằng phương tiện đi lại ở cổ đại đúng là nhọc nhằn.
Thị trấn khá sầm uất, mà đây là thị trấn thời xưa chân chính chứ không phải phố cổ thấy khi đi du lịch.
Cuốn tiểu thuyết xoay quanh quá trình lội ngược dòng của nữ chính nên để thuận lợi cho nữ chính, bối cảnh được thiết lập trong này là phụ nữ có thể đứng đầu hộ gia đình, có thể hòa ly và ra khỏi nhà.
Dọc đường, Trúc Lan nhìn thấy rất nhiều nữ tử đi trên phố, có tiểu thư, có phụ nhân, người ta còn trải sạp bán hàng. Nàng thấy vậy cũng vui mừng, nàng không thích địa vị của phụ nữ quá thấp kém.
Trên huyện có hai y quán, Trúc Lan vào quán tốt nhất chứ không keo kiệt tiền. Có lẽ do đang chuyển mùa nên có rất nhiều người đến khám bệnh. Trúc Lan vừa trông nom cho chồng vừa nhìn con trai cả xếp hàng.
Ông ngoại nàng có mở một tiệm thuốc, ông cũng biết đôi chút về Trung Y. Tuy nàng sùng bái Trung Y từ tận đáy lòng nhưng khổ nỗi lại không có năng khiếu, sống hơn hai mươi năm chỉ nhớ được vài toa thuốc bồi bổ cơ thể, mà đó cũng vì học để chăm ông bà nội.
Đứa con thứ chạy qua: "Nương ơi, đến phiên cha rồi ạ."
Trúc Lan đỡ chồng lên, sờ trán hắn không thấy nóng hừng hực nữa thì thở phào, đưa hắn vào trong nằm. Đại phu khám mà cứ vuốt râu cả buổi, chẳng ơi hỡi gì làm Trúc Lan vô cùng căng thẳng, lo sốt vó cả lên.
Đại phu không bắt mạch nữa: "Lo lắng quá mức, lại còn cảm lạnh nên sốt khá cao, không có gì đáng ngại. Ta kê thuốc uống ba ngày rồi về sắc ra uống, ba ngày sau tới khám lại nhé."
Trúc Lan: "..."
Lo lắng quá mức? Không nhớ trong nhà nguyên thân có chuyện gì đáng để lo lắng mà nhỉ?
Lý thị đang nằm lười trong phòng, vừa nghe mẹ chồng gọi mình thì đã sợ tới mức giật bắn, suýt thì ngã xuống giường. Ả vội vàng ôm con đi qua: "Nương, có chuyện gì thế ạ!"
Trúc Lan đỡ chồng nằm lên giường, nói với Lý thị: "Đi gọi thằng cả, thằng hai về đây, bảo bọn nó sang nhà chính mượn xe bò đưa cha con vào trấn khám bệnh."
Bấy giờ Lý thị mới chú ý tới bố chồng đang nằm quằn quại trên giường, cuống quýt chạy đi.
Trúc Lan đứng dậy vắt khăn lau trán cho chồng để hạ nhiệt, lúc này con dâu thứ Triệu thị mới ưỡn bụng lững thững đi tới, đứng ở cửa rơi lệ như nhà đang có tang. Trúc Lan nhìn mà bực mình, quát: "Đã không giúp được gì thì về nhà nhanh giùm cái! Khóc cái gì mà khóc, xui xẻo!"
Trúc Lan quát rất to, Triệu thị đành lau nước mắt ra ngoài. Nàng còn chẳng thèm trợn trắng mắt, thể nào cái danh mẹ chồng ác độc cũng vang dội hơn cho xem.
Trúc Lan đặt hết tâm tư vào chồng của nguyên chủ, khỏi phải nói tâm trạng nàng đang rối ren thế nào. Lỡ chồng nguyên chủ thật sự không qua khỏi thì mặc dù nàng sẽ bớt đi được một gánh nặng nhưng vẫn sẽ thấy day dứt. Dù gì đó cũng là mạng người.
Vắt khăn hết mấy lần thì trán trượng phu mới đỡ nóng hơn, hắn thều thào: "Nước, nước."
Trúc Lan vội vàng đổi khăn rồi đứng dậy vào phòng rót nước. May mà trời vừa vào thu, cần có nước nóng chứ không như mùa hè. Sáng hôm nay đã có người đun nước trong bình trà, giờ đã nguội vừa phải. Nàng cẩn thận đút hắn một bát nước, thấy chồng khá hơn một chút mới thở phào nhẹ nhõm.
Trúc Lan lại tất bật lên giường tra chìa khóa lấy hộp tiền ra. Giờ đây, nàng không có thời gian để kiểm kê mình hiện đang có bao nhiêu tài sản, lấy một lượng bạc vụn ra, tìm đếm thêm mấy chục tiền đồng rồi nhanh chóng khóa lại.
Nàng từng chăm sóc người bệnh nên rất có kinh nghiệm trong chuyện này. Lúc ông bà nội nằm viện, vì ba rất bận nên xưa giờ nàng luôn là người chăm sóc cho họ. Khi nàng lấy chăn ra, chuẩn bị mọi thứ xong xuôi thì đứa cả, đứa thứ đã gấp gáp kéo xe bò về.
Trên xe bò có trải cỏ và lót chăn, Trúc Lan chỉ huy hai đứa con chồng cỏ cao lên ở hai bên để chắn gió. Sau khi chắc chắn cỏ sẽ không rơi, nàng giao lương thực cho bữa trưa và tối cho Lý thị, sau đó khóa cửa mới lên xe.
Đi xe thời cổ đại rất cực khổ, đường thôn quê gập ghềnh, bánh xe thì không có bộ phận giảm xóc nên dù Trúc Lan không bị say xe nhưng đi trên con đường bấp bênh này cũng lắc lư muốn ói, đi hết gần nửa tiếng đồng hồ mới đến thị trấn.
Trong khi thôn Chu gia đã xem như gần thị trấn rồi, Trúc Lan không dám tưởng tượng quãng đường sẽ dài chừng nào.
Trúc Lan tò mò quan sát xung quanh, thấy tận mắt và thấy trong trí nhớ rất khác nhau. Dựa theo vị trí địa lý, thật ra nơi Trúc Lan đang ở khá gần thủ đô, nhưng dù gần cách mấy thì đánh xe đi cũng phải mất khoảng chừng nửa tháng, đi bằng phương tiện đi lại ở cổ đại đúng là nhọc nhằn.
Thị trấn khá sầm uất, mà đây là thị trấn thời xưa chân chính chứ không phải phố cổ thấy khi đi du lịch.
Cuốn tiểu thuyết xoay quanh quá trình lội ngược dòng của nữ chính nên để thuận lợi cho nữ chính, bối cảnh được thiết lập trong này là phụ nữ có thể đứng đầu hộ gia đình, có thể hòa ly và ra khỏi nhà.
Dọc đường, Trúc Lan nhìn thấy rất nhiều nữ tử đi trên phố, có tiểu thư, có phụ nhân, người ta còn trải sạp bán hàng. Nàng thấy vậy cũng vui mừng, nàng không thích địa vị của phụ nữ quá thấp kém.
Trên huyện có hai y quán, Trúc Lan vào quán tốt nhất chứ không keo kiệt tiền. Có lẽ do đang chuyển mùa nên có rất nhiều người đến khám bệnh. Trúc Lan vừa trông nom cho chồng vừa nhìn con trai cả xếp hàng.
Ông ngoại nàng có mở một tiệm thuốc, ông cũng biết đôi chút về Trung Y. Tuy nàng sùng bái Trung Y từ tận đáy lòng nhưng khổ nỗi lại không có năng khiếu, sống hơn hai mươi năm chỉ nhớ được vài toa thuốc bồi bổ cơ thể, mà đó cũng vì học để chăm ông bà nội.
Đứa con thứ chạy qua: "Nương ơi, đến phiên cha rồi ạ."
Trúc Lan đỡ chồng lên, sờ trán hắn không thấy nóng hừng hực nữa thì thở phào, đưa hắn vào trong nằm. Đại phu khám mà cứ vuốt râu cả buổi, chẳng ơi hỡi gì làm Trúc Lan vô cùng căng thẳng, lo sốt vó cả lên.
Đại phu không bắt mạch nữa: "Lo lắng quá mức, lại còn cảm lạnh nên sốt khá cao, không có gì đáng ngại. Ta kê thuốc uống ba ngày rồi về sắc ra uống, ba ngày sau tới khám lại nhé."
Trúc Lan: "..."
Lo lắng quá mức? Không nhớ trong nhà nguyên thân có chuyện gì đáng để lo lắng mà nhỉ?
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.