Chương 4: Vượt phong ba, Nhất Đăng cứu Đảo chủ
Giả Kim Dung
16/07/2014
Kha Trấn Ác sau khi được Nam Cầm nhắc tỉnh, cảm thấy hành vi tự sát của
mình như thế, thật là một ý trí ngu dại hết sức. Con người ta chết đi
khác nào như đèn hết dầu, đóm tắt lửa, đường về suối vàng diệu vợi mông
lung, lại làm cách nào tụ họp nhóm Chu Thông dưới Địa phủ? Chẳng thà cứ
giữ mạng sống trên thế gian cố gây nên sự nghiệp gì cho oanh liệt hiển
hách cũng hay!
Nghĩ vậy bèn lên tiếng nói với Nhất Đăng đại sư :
- Thưa đại sư Kha mỗ quả kém nghĩ, có lẽ Hoàng đảo chủ sẽ chờ đúng đến giỗ kỵ của Hoàng phu nhân để thi hành cuộc tự sát, vậy chúng ta mau quay về Đào Hoa đảo, may ra còn kịp cứu người.
Nhất Đăng đại sư gật đầu :
- Hay lắm! Chúng ta nên đi ngay, dù sao cũng nên cứu mạng con người quá si mới được.
Nhất Đăng đại sư ra lệnh cho Ngư, Tiều, hai vị đệ tử cùng với Kha Trấn Ác qua thuyền nhỏ, hai thuyền lập tức cùng khởi hành song song với nhau.
Ngờ đâu trời xanh lúc này như cố tình gây khó, gió Tây bắt đầu nổi cơn trên mặt biển, sức gió mạnh kinh người, hai con thuyền của Nhất Đăng đại sư và Kha Trấn Ác vốn đang hướng mũi đi về hướng Đông, nhưng gặp cơn gió Tây thổi thốc ngay lại, Ngu, Tiều, Canh Độc bốn đại đệ tử vận dụng hết sức lực của mình nhưng suốt nữa ngày mà vẫn chưa vượt được mười dặm, mãi đến hoàng hôn, cơn gió mới bớt dữ dội. Kha Trấn Ác đưa tay tính nhẩm, bỗng kêu lên :
- Nguy to! Chậm mất rồi, e không kịp nữa quá!
Ngư, Tiều, Canh, Độc đồng thanh hỏi :
- Chậm gì vậy? Không kịp đến Đào Hoa đảo chăng?
Kha Trấn Ác rằng :
- Không, mai đây chính là ngày Hoàng phu nhân qua đời.
Nam Cầm thất kinh nói :
- Vậy càng nên mau ra sức đến gấp Đào Hoa đảo, nếu không công trình của chúng ta đều uổng công hết sức.
Năm người cùng ra sức chèo, Nam Cầm cũng tham gia nhưng thiếu mái chèo, nàng gỡ ngay một miếng ván của khoang thuyền để thế cho mái chèo. Cũng may sao lúc này mặt bể nổi gió Đông, thuận gió thuận nước và với sự cố gắn hết sức của mọi người trong một đêm trời bình minh. Đào Hoa đảo cũng hiện rõ trong tầm nhìn.
Nhất Đăng đại sư và bốn vị đệ tử chưa hề tới Đào Hoa đảo lần nào, họ chỉ thấy xanh biết một màu nổi trên mặt bể cảnh đẹp vô biên quả đáng là nơi chân tu ẩn cư của bậc cao nhân ẩn sĩ.
Thấy cảnh đẹp, Nhất Đăng đại sư đứng dậy ngắm nhìn cảnh đảo, đột nhiên đại sư lớn tiếng :
- Ô! Nơi phía Đông của đảo Đào Hoa đang có một chiếc thuyền lầu lướt ra biển, chắc đúng là Hoàng đảo chủ tự sát cũng nên, chúng ta mau mau lại ngăn chận ngay.
Mọi người thất kinh, sáu mái chèo vừa nhanh vừa đều, chớp nhoáng đã theo gần chiếc thuyền lầu nọ.
Nhất Đăng đại sư thấy trên khoang thuyền lầu có một quan tài ngọc trắng long lanh, bên cạnh chiếc quan tài ngọc, một người mặc thanh y đứng ngay đó, chính là Hoàng đảo chủ Hoàng Dược Sư. Nhất Đăng đại sư lên tiếng gọi ngay :
- Kìa Hoàng đảo chủ đi đâu vậy?
Hoàng Dược Sư mắt vẫn nhìn quan tài ngọc, đối với tiếng gọi hỏi của đại sư như không nghe không biết. Nhất Đăng đại sư thấy sắc mặt của Đảo chủ có vẻ lạ, bèn vận hết hơi Đan Điền gọi lớn :
- Hoàng huynh, người chết đâu có phép gì phục sinh sống lại, hà tất Hoàng huynh nghĩ hẹp thé để làm gì, mau mau quay về trên đảo đã.
Mấy câu nói này, đại sư đã dùng kinh khí “Tiên Thiên công” để nói truyền đi, dù đôi bên có cách xa mười trượng, tiếng nói này có thể lọt vào tai Hoàng Dược Sư, nhưng quái lạ thay, Hoàng đảo chủ vẫn như không nghe, không biết, không thấy vậy.
- Thấy tình trạng như vậy, Nhất Đăng đại sư biết ngay Hoàng đảo chủ đã bị nhập ma đạo, dùng lời không ăn thua gì, chỉ còn nước dùng hành động để ngăn chận, tự giác này mới có hiệu lực, bèn hối thúc cho thuyền mình tiến nhanh thêm. Hoàng Dược Sư tay vịnh quan tài thần sác như ngay ngốc, khi nhóm Nhất Đăng đại su chỉ còn cách mạn thuyền lầu lối chừng hai đường tên bắn, vị Đào Hoa đảo chủ bỗng quắc mắt quát rằng :
- Nhóm các người là ai đây? Sao dám cả gan nghiêng ngang đột nhập vào đảo Đào Hoa của ta, chắc là chán đời không muốn sống nữa hả?
Nhất Đăng đại sư chắp tay lên ngực rằng :
- Hoàng huynh sao đùa dai như thế, sao cuộc chia tay tại Hoa Sơn, không đầy mười năm, sao lại chóng quên người em già này vậy.
Hoàng Dược Sư rùng mình, ngẩn đầu cười ngất rằng :
- Mười năm! Ha! Ha! Ha!... Mười năm, đời người có bao nhiêu cái mười năm... Ha! Ha! Ha!...
Đừng tưởng Đào Hoa đảo chủ đang vui, vì chính tiếng cười này còn khó nghe hơn tiếng khóc.
Nam Cầm bỗng nghĩ thầm: mười hôm trước đây, nơi rừng táo ở Thất Tinh ô, Tây Độc Âu Dương Phong cũng có một lối cười này, nhưng Tây Độc là người dở điên dở khùng, không lẽ Hoàng đảo chủ đây cũng bị điên?
Hoàng đảo chủ cười một hồi xong, bỗng nhiên cười một tiếng và ngâm nga rằng:
Kỳ La đồi lý mai thần kiếm
Tiếu cổ thanh trung lão khách tinh.
Nhóm phàm phu tục tử các ngươi sao dám lại đây khuấy động cảnh thanh nhàn của ta. Hừ giỏi dữ đây!
Hoàng Dược Sư cúi mình nhấc bổng ngay một tảng đá to hơn cối xay, vận lực quăng tung ra, tảng đá bay như cơn gió lốc bay vèo ngay sang mũi thuyền Nhất Đăng đại sư.
Tảng đá ấy vốn dùng để áp khoang thuyền lấy thăng bằng, và Hoàng Dược Sư cũng định dùng đến trong lúc trầm mình xuống biển, nghĩa là dùng dây tự trói mình vào quan tài của vợ, đồng thời cột luôn tảng đá vào chân, khi thuyền đám tự dưng sức nặng của tảng đá sẽ lôi ngay mình và quan cửu của vợ xuống đáy biển, dù bản lãnh có cao cường đến đâu cũng khó lòng mà vẩy vùng! Như vậy chắc chắn sẽ thực hiện được ý nguyện tự sát của mình.
Nay Hoàng đảo chủ thình lình ném tảng đá khổng lồ sang thuyền Nhất Đăng đại sư, tảng đá ít nhất cân nặng hai trăm cân, nếu quăng trúng vào thuyền thế nào cũng gặp họa đắm thuyền ngay.
Sự biến chuyển xảy ra quá đột ngột! Nhất Đăng đại sư kêu lên “Ối chao” đang tính dùng “Nhất Dương chỉ công” nghênh kích tảng đá lớn, thình lình ngay bên trái đại sư, Nông phu đứng dậy giơ ngay đôi cánh tay lên hét một tiếng, đỡ ngay khối đá rồi cong lưng hất ngay xuống biển! Một đóa hoa nước bắn tung tóe.
Trong số bốn đệ tử của Nhất Đăng đại sư, Nông phu là người có sức mạnh hơn hết, tên người này vốn gọi Võ Tam Thông, xưa giữ chức tổng quản trong cung, tảng đá của Hoàng Dược Sư quăng sang cũng nặng cả hai trăm cân, cộng thêm một sức ném lại càng kinh người! Ấy thế mà Nông phu Võ Tam Thông ngang nhiên hứng nổi và đem hất xuống biển. Quả là một tay thần lực!
Hoàng Dược Sư bất giác khen “Tuyệt” rồi nói tiếp :
- Còn tảng nữa đây. Có giỏi đỡ luôn coi!
Đào Hoa đảo chủ khom ngay người xuống, lại cử liền tảng đá thứ hai, nhắm ngay thuyền của Nhất Đăng đại sư ném mạnh sang.
Nông phu Võ Tam Thông vừa hứng tảng đá vừa rồi, hai lòng bàn tay vẫn còn nóng rát như xát ớt cay, nay thình lình thấy tảng đá thứ hai quăng tới, đâu còn dám hung hăng oai hách hứng đỡ như vừa rồi.
Ngay trong cơn nhanh như tóe lửa ấy, Ngư phủ đột nhiên giơ ngay cây chèo sắt sang đỡ chặn thế đá “choang” một tiếng, tảng đá bị mái chèo đụng rớt ngay xuống biển, còn cây chèo sắt cũng bị cong vẹo thành hình cánh cung, Nam Cầm thất thanh rú lên “Nguy hiểm quá”.
Nhất Đăng đại sư chắp tay đọc “A di đà Phật” mà cũng chẳng thấy đại sư giơ đùi nhắc chân gì, tà áo khẽ bay toàn thân đã nhoáng ngay sang thuyền của Hoàng Dược Sư.
Hoàng Dược Sư quát ngay lên một tiếng “đỡ đòn”!
Nhoáng một cái, thân hình đã vượt khỏi cỗ quan tài bằng ngọc trắng, vọt ngay tới trước mặt Nhất Đăng đại sư “Phạt! Phạt! Phạt”! liên tiếp đánh ra ba chưởng!
Đó là tuyệt kỹ “Lạc Anh chưởng pháp” của Đào Hoa đảo chủ tiếp theo nơi hai chân bỗng thấy “Vụt! Vụt! Vụt”! liên tiếp ba ngọn đá với thế “Tảo Diệp Thoái” (đùa quét lá rụng) ba chưởng và ba đá ấy, khí thế như một cơn cuồng phong vũ bão tính vồn chen cho Nhất Đăng đại sư ngã xuống biển.
Nhất Đăng đại sư thấy Đào Hoa đảo chủ làm như không hề quen biết mình bao giờ, thoạt vào đã giơ ngay ngọn sát thủ ra, đại sư vẫn trầm lặng nhịn, dùng ngay thế “Hàn Kê Bái Phật” (gà lạnh lễ Phật) nhảy ngược ra phía sau gần hai trượng, vừa mở miệng thốt lên tiếng “Hoàng huynh”.
Hoàng Dược Sư đằng này ngang nhiên lại bửa ngay ra một “Phách Không chưởng” một luồn kình lực mạnh vô tả nhắm ngay ngực Nhất Đăng mà đánh tới.
Ngọn đòn của Đào Hoa đảo chủ quá dũng mãnh, Nhất Đăng đại sư biết mình không thể nào không dùng đến ngọn tuyệt kỹ “Nhất Dương chỉ” ra để đối chọi Chỉ nghe đại sư thốt lên tiếng “tội quá” ống tay áo nhẹ phất, thò tay ra hai ngón chỉ, nghênh tiếp và điểm luôn ngọn kình phong của Hoàng Dược Sư, Đào Hoa đảo chủ trong ngọn kình phong của mình phát ra bỗng như có một luồng sức nóng luồn vào điểm trúng ngay vào ngực mình.
Hoàng Dược Sư bất giác rùng mình. Lập tức nhảy về sau quát rằng :
- Đoàn Trí Hưng, ông dùng lối võ công của Vương Trùng Dương chân nhân đánh tôi, dù có thắng cũng đâu phải là anh hùng hảo hán.
Nhất Đăng đại sư cười rằng :
- Hoàng huynh, lão nay đã không là Đoàn Trí Hưng ngày xưa nữa rồi, mà là Nhất Đăng hòa thượng! Đời người trên thế gian, khác nào cơn ác mộng phù du. Đâu còn ý niệm tranh hùng tranh bá làm gì? Hoàng huynh vốn trí thông minh sao không nghĩ kỹ rồi hành động sau...
Đại sư vẫn thao thao bất tuyệt nói.
Hoàng Dược Sư vọt mình tới quát lớn :
- Nói nhảm đỡ đây!
Quyền cước vung ra với toàn các thế tuyệt kỹ của Đào Hoa đảo tới tấp tấn công đánh sang phía Nhất Đăng đại sư.
Nhất Đăng đại sư biết tính của Hoàng Dược Sư háo thắng chỉ mỉm cười và mở ngay “Tiên Thiên công” chống cự phây phây với Đào Hoa đảo chủ trên khoang thuyền không đầy một trượng vuông ấy.
Đông Tà và Nam Đế, đều là tong sư của một phái võ công, vào hai mươi năm về trước, khi mọi người luận kiếm tại Hoa Sơn, đã từng so với nhau một trận, lúc ấy đôi bên đều đồng cân đồng lượng, ngày nay tình cờ lại xáp đấu với nhau, thật khó phân hơn kém, đôi bên qua lại đã vài chục hiệp đang lúc thắng bại chưa thuộc về ai bỗng nhiên có tiếng gỗ nức “rắc” một tiếng, chiếc thuyền của Hoàng đảo chủ bị chấn động mạnh.
Thì ra chiếc thuyền của Hoàng Dược Sư kỳ này chỉ tạo giống hệt như chiếc thuyền xưa kia mà Châu Bá Thông, Hồng Thất Công và Quách Tỉnh đã dùng trong chuyến ra biển, chiếc thuyền không có một cây đinh nào để đóng, mà toàn ráp nối bằng keo đặc biệt, nếu để trên cạn chín mười năm cũng không hư hại gì, nhưng nếu đã đẩy xuống nước, không đầy một buổi các chất keo sẽ rã dần và con thuyền sẽ tan nát từng mãnh ván của nó, và những gì nặng hơn nước biển sẽ chìm luôn hết xuống đáy biển.
Hoàng Dược Sư ra khơi đã khá lâu, và tiếng “rắc” vừa rồi chính là triệu chứng mở màn của chất keo bị rã vì nước mặn, thính lình con thuyền lần lần bị tách đôi, nước đã thi nhau xối xả vào ào ào! Cảnh đắm thuyền đang diễn tiến trước mặt mọi người.
Hoàng Dược Sư thấy thuyền tách bể thành hai, như người điên cuồng, chạy ập lại ôm quan tài, tính cùng vong thê (vợ đã chết) chuẩn bị chìm xuống đáy biển luôn.
Nhưng Nhất Đăng đại sư là người mắt nhanh tay lẹ, khi Hoàng Dược Sư nhảy bổ về phía quan tài, bên này đại sư dùng ngay đến tuyệt kỹ “Nhất Dương chỉ” nhanh như điện nhoáng nhắm đích ngay ba huyệt “Thần Đường, Phượng Vĩ, Linh Đài” phía sau Hoàng Dược Sư điểm tới. Nhất Đăng đại sư đối với ngón “Nhất Dương chỉ” kể như đến mức xuất thần nhập hóa tuyệt vời của nó, cho dẫu Trùng Dương chân nhân có tái sinh cũng đến vậy là cùng không thể nào hơn.
Hoàng Dược Sư là tôn chủ của một phía, vốn đâu dễ dàng gì bị đối phương điểm trúng ngay, nhưng vì tay bận ôm quan tài vợ, tâm tình lại vô cùng xúc động người cũng như si như tỉnh, và quên hết những gì đã xảy ra xung quanh, nên đã hở đòn, bán đúng phía sau lưng cho đối phương nên Nhất Đăng đại sư mới dễ thành công nhanh như vậy.
Đào Hoa đảo chủ bị trúng “Nhất Dương chỉ” toàn thân lập tức mềm như bún, “bịch” một tiếng lăn ngay bên cạnh quan tài, dù trong mình sẵn võ công tuyệt thế đến đâu đi nữa, lúc này cũng không làm sao giơ ra ứng phó.
Lúc này Nhất Đăng đại sư lên tiếng gọi lớn :
- Các con mau lên ngay đây.
Bốn đệ tử Ngư, Tiều, Canh, Độc trước sau tung mình lên thuyền lầu, lúc này tình trạng con thuyền đã vô cùng nguy cấp, các cốt trọng yếu tan rã dần, thuyền đã đứt thành hai phần, nước vào ào ào khoang thuyền đã bị trút nghiêng, Nhất Đăng đại sư cắp ngay Hoàng Dược Sư dưới nách, rồi đưa chỉ ngay chiếc quan tài nói :
- Mau khiêng xuống thuyền mình!
Tiều phu thất kinh hỏi :
- Thưa thầy người chết cũng phải cứu nữa sao?
Chiếc quan tài bằng ngọc thạch này, vừa kềnh càng vừa nặng ít ra cũng một hai trăm cân trở lên, muốn chuyển được áo quan này qua thuyền nhỏ quả không phải là một chuyện dễ dàng gì.
Nhất Đăng đại sư quát rằng :
- Sao lại không cứu! Nghĩ cách vận chuyển luôn chiếc quan tài ngọc thạch ấy lên bờ luôn!
Lại rắc một tiếng kinh người, đầu thuyền chúi ngay xuống, chiếc quan tài bị tuột và suýt rớt luôn xuống biển.
Lúc này thầy trò Nhất Đăng đại sư đều ở hết trên thuyền lớn, dưới hai thuyền nhỏ chỉ còn chừa Kha Trấn Ác và Nam Cầm lo cầm lái và giữ chèo, Nhất Đăng đại sư quăng ngay Hoàng Dược Sư xuống thuyền “bịch” một tiếng Hoàng đảo chủ nằm gọn ngay trong khoang thuyền nhỏ.
Lúc này vị Nam Đế từng làm vua miền Điền Nam (tỉnh Vân Nam) mới dõng dạc truyền lệnh cho bốn đệ tử :
- Bốn đứa con hãy cùng nhau giở ngay ngọn “Thủy Thượng Đăng Bình” (phép đi lướt trên mặt nước) rồi khiêng ngay chiếc quan tài bằng ngọc thạch lên vai, ta sẽ dùng “Nhất Dương chỉ” tiếp với các con, đua ngay quan tài lên bờ đã.
Nghe thầy nói vậy, bốn đệ tử đưa mắt ngó quanh nhau, bởi vì từ đây vào bờ cũng cách xa cả trên mười dặm là ít, nếu lướt với thân không thì không có gì trở ngại, nhưng đằng này lại phải lo khiêng chiếc quan tài bằng ngọc thạch nặng nề như thế, làm sao có thể dùng nổi ngọn “Đăng Bình Độ Thủy” cơ chứ. Tuy có “Nhất Dương chỉ” của thầy hỗ trợ, trong lòng họ cũng ái ngại vô cùng nếu không khéo, cả người lẫn quan tài đều chìm xuống biển mất, nghĩ vậy bốn đệ tử đâm ra trầm ngâm lo lắng!
Nhất Đăng đại sư ngước mày bực mình quát :
- Có chuyện mới nhờ đệ tử vất vả, bộ cá con không tin lời của thầy sao? Mau lên!
Chưa dứt lời bỗng ngọn sóng ào tới!
Trên khoang thuyền vốn đã nghiêng sẵn, lúc này mấy ngọn sóng lớn bồi thêm lại, thuyền đã gần lật đến nơi, Nhất Đăng đại sư lại quát: “Còn không mau lên”.
Ngư, Tiều, Canh, Độc bốn đệ tử không ai dám hở miệng nữa, vội cùng nhau hợp sức khiêng ngay chiếc quan tài ngọc thạch lên vai cùng nhau nhảy xuống biển.
Nhất Đăng đại sư cũng dùng đến “Nhất Dương chỉ” phát ra đỡ chiếc quan tài cho bốn đệ tử, nói ra cũng lạ thật bốn đệ tử cảm thấy trên vai nhẹ như bong, một loại quan tài ngọc thạch nặng nề ấy, sao giờ đây lại nhẹ nhàng như không hề có gì trên vai, ai nấy đương lấy làm ngạc nhiên khó hiểu, tiếng Nhất Đăng đại sư lại hối thúc :
- Đi mau! Đi mau!
Ngư, Tiều, Canh, Độc vội giở ngay thân pháp “Độ Thủy Đăng Bình”, vai khiêng quan tài, chân bước liếng thoắng trên mặt sóng trắng, nhắm thẳng hướng bờ đảo tiến vào.
Đáng lẽ khiêng vác một khối trọng lượng trên hai trăm cân như thế, dù cho bốn người đệ tử Ngư, Tiều, Canh, Độc có tinh thông đến mấy đi nữa cũng không thể nào mà bay vượt trên mặt biển đến trên mười trượng xa như thế được!
Nhưng oai lực “Nhất Dương chỉ” của Nhất Đăng đại sư quả đến mức cao độ không thể nào tưởng tượng nổi. Ngang nhiên đã hứng được chiếc quan tài ấy một cách thần tinh khéo đền thế là cùng! Lúc này, đoạn đuôi chiếc thuyền lầu của Hoàng Dược Sư đã đắm chìm mất dạng khỏi mặt biển! còn nửa khúc đầu cũng bị nước nuốt hơn già nửa và cũng đang trong cảnh chìm dần!
Lúc này Nhất Đăng đại sư cũng nhảy phắt luôn xuống biển, mở ngay lối “Lục Địa Phi Hành công” (bay lướt trên đất liền) vừa theo sau bốn đệ tử vừa dùng Nhất Dương chỉ đỡ quan tài, trong cảnh trời nước mênh mông ấy, lúc này đang diễn ra một cảnh động vừa lạ vừa đẹp, trên là cỗ quan tài bằng ngọc thạch, năm bộ áo thi nhau bay tua tủa, năm đôi chân lướt liến thoắng trên mặt sóng trắng!
Trong chốt lát, dưới sự đồng tâm hợp lực của năm thầy trò Nhất Đăng đại sư, cỗ quan tài ngọc thạch của Hoàng phu nhân an nghĩ trong ấy, đã nghiễm nhiên được đưa lên bờ đảo Đào Hoa.
Cỗ quan vừa đặt xuống bờ đảo, thì phía ngoài biển đã vang lên một tiếng “ầm” dữ dội! Nửa đoạn thuyền còn lại ấy đã biến mất luôn trên mặt biển, Nhất Đăng đại sư kỳ này vì dùng Nhất Dương chỉ quá sức, cũng khiến cho toàn thân mệt phờ, mồ hôi ướt gần hết cả tăng bào là khác, đại sư đành ngồi phệt ngay trên bờ để nghỉ ngơi.
Sau khi biết rõ cỗ quan tài của Hoàng phu nhân đã được thầy trò Nhất Đăng đại sư đưa lên bờ đảo yên ổn, Nam Cầm và Kha Trấn Ác mới hết lo ngại trong lòng, vội vàng chèo nhanh thuyền vào bờ, rồi Nam Cầm lo kéo luôn Hoàng Dược Sư lên bến, Nhất Đăng đại sư vừa tính ra tay giải huyệt cho Hoàng đảo chủ, một trong bốn đệ tử là Độc thư sĩ vội nói :
- Thua thầy, thầy muốn cứu tỉnh người sao? Chớ, chớ, chớ! Nguy lắm! Nguy lắm!
Nhất Đăng đại sư ngạc nhiên hỏi :
- Sao con lại nói vậy?
Độc thư sĩ tử rằng :
- Hoàng Dược Sư vốn hiệu xưng là “Đông Tà” hành vi quái đản không ai bì, tính tình khó lường đoán, nay thấy đã mạo hiểm cả đến tính mạng để cứu và ngăn cản ông ta tự sát suýt đã bị hạ độc thủ, nếu bây giờ thầy lại lo giải huyệt cho Hoàng Dược Sư, nếu khi ông ta tỉnh lại, không theo ý tốt của thầy, thầy tránh sao khỏi một vụ tranh chấp bất lợi cho thầy lúc này, con e ngại bây giờ thầy không là đối thủ của họ Hoàng đâu.
Nhất Đăng đại sư chợt như tỉnh ngộ, vừa rồi mình đã dùng Nhất Dương chỉ đã đuối sức khá nhiều, nếu cứu tỉnh Hoàng Dược Sư trong lúc này, nhất là trường hợp người ta trở mặt, mạng mình thế nào cũng toi vào tay đối thủ mất, còn như nếu người ta bế tắc ba huyệt đạo lớn như vậy, thời gian kéo dài ra thế nào Hoàng Dược Sư cũng bị thương, muốn cứu cũng khó mà ra tay cứu kịp thời, nhưng Nhất Đăng đại sư vốn là người hữu đạo đức tăng, đại sư trầm ngâm một lúc rồi nói :
- Ta không thể nào không cứu người ta, thà để họ phụ mình, chứ mình không phụ họ, vậy hãy để ta cứu tỉnh trước rồi nói sau!
Độc thư sĩ lên cuốn lên :
- Thưa thầy chớ nên vậy...
Nhưng đã trễ, Nhất Đăng đại sư ra tay nhanh như gió, giơ ngay một chỉ ra xỉa ngay vào “Tĩnh Túc huyệt” của Đào Hoa đảo chủ, rồi vỗ nhẹ thêm vào “Mệnh Môn huyệt” sau lưng một cái.
Công lực của Hoàng Dược Sư quả là cao sâu tuyệt đỉnh, huyệt đạo vừa được giải, lập tức vận khí huyết thông khắp cơ thể, thính lình nhảy vọt lên, lớn tiếng quát rằng :
- Đoàn Trí Hưng! Ngươi dám ngăn cản ta tự sát hả!...
Dứt tiếng quát vung luôn chưởng nhắm đỉnh đầu Nhất Đang đại sưu bửa xuống.
Ngư, Tiều, Canh, Độc bốn đệ tử thất sắc, đều xúm nhau ào đến cứu thầy. Hoàng Dược Sư buông ngay một chuỗi cười dài, thân hình nhoáng lên, chân trái bay vèo “Bịch, bịch” hai tiếng đá ngã ngay Nông phu lộn hai vòng, Tiều phu và Ngư phủ quát lên phân chia tả hữu song song tiến đánh Hoàng Dược Sư.
Hoàng đảo chủ võ công đâu phải tay vừa, nhất là xưng hiệu “Đông Tà” bốn đệ tử của Nhất Đăng đại sư làm sao mà so bì kịp đến vai người ta, khi Ngư, Tiều, hai người đánh tới, Hoàng Dược Sư cúi nhanh đầu toàn thân lướt nhẹ như một con rắn nước, xuyên qua những ngọn quyền của đối phương.
Trong cái xuyên vẹo ấy, lại khéo đụng độ ngay Độc thư sĩ tử, sĩ tử vội vàng giở ngay “Cầm Nã công” tính tóm Hoàng Dược Sư, ấy thế mà không hiểu tại sao vừa đụng tói thân, chỉ cảm thấy tay trơn như mỡ đối thủ đã né được ngay.
Thư sinh chỉ sợ Hoàng Dược Sư gây thương tổn cho ân sư mình, nên bất kể lợi hại “soạt” một tiếng rút phắt kiếm ra, chuyển mình quơ được cánh tay, giơ ngang ngọn kiếm, trực chỉ ngay Phong Phủ huyệt của Hoàng Dược Sư, Đào Hoa đảo chủ đột nhiên quay ngang nửa thân trên lại, vận chỉ búng ngay vào thân kiếm của thư sinh đây là tuyệt học đắc ý “Đàn Chỉ thần công” của dược sư, thư sinh làm sao chịu nổi, “Keng” một tiếng cây kiếm đã bị bay búng lên ba bốn trượng.
Hoàng Dược Sư dùng ngay đến “Tảo Diệp Thoái” trên dùng quyền thụi dưới dùng chân hất, “Bịch” một tiếng, thư sinh ngã quỵ ngay mặt cát. Ngư phủ lúc này vung ngay cây chèo sắt đã bị cong như hình cung, Tiều phu cũng rút ngay búa rìu của mình ra, binh đao hai người cùng tiến đánh, Nông phu lúc này cũng nhảy tới liều mạng ôm chặt ngay eo ếch của Hoàng Dược Sư, nhưng thân hình của Đào Hoa đảo chủ lúc này trơn như lươn chui bùn, sau nhún và nhoáng, đã nghiễm nhiên luồn ra khỏi vòng vây của ba người, Nông phu vồ hụt suýt trúng ngay phải binh đao của đồng bọn, bất giác kinh hãi toát mồ hôi lạnh.
Ngay cơn tóe lửa ấy, Hoàng Dược Sư lại nhoáng mình nhảy vào trận, cũng nhận không ra y dã dùng lối đánh gì cây chèo cong và chiếc búa rìu của ngư phủ, tiều phu đã bị người ta đón mất khỏi tay, nhìn kỹ hai binh khí đều bị bẻ gãy ráo!
Độc thư sĩ tử lúc này lóp ngóp đứng dậy, nhảy tung ngay vào tham chiến, nhưng y cảm thấy mắt tóe đom đóm, bốn tiếng “Bốp! Bốp! Bốp! Bốp!” nghe rõ ràng Ngư, Tiều, Canh, Độc bốn người trên mặt mỗi người đều trúng một cái tát, huyệt đạo nơi eo bị tê hẳn, thì ra cả bốn bị trúng “Kỳ Môn Ngũ Hành Chuyển”, đều ngã lăn cùng một lượt hết.
Hoàng Dược Sư chỉ dùng có một thế trong “Kỳ Môn Ngũ Hành Chuyển” bốn đệ tử lừng lẫy của Nhất Đăng đại sư đều bị điểm ngã, bất giác cả cười ha hả nói :
- Nam Đế Đoàn hoàng gia khéo dạy mấy đồ đệ thật!
Lúc này Nhất Đăng đại sư vẫn điềm nhiên ngồi trên mặt cát, Kha Trấn Ác và Nam Cầm đang cách đấy không xa phía sau đại sư, Kha Trấn Ác cũng thừa rõ tánh tình của Hoàng Dược Sư khi hiền hòa dễ mến, lúc lại biến thành đao phủ giết người không chớp mắt. Lúc này đâu dám lên tiếng ho he, Nam Cầm thì càng khỏi nói, nàng thấy bản lãnh giỏi như ngư tiều canh độc vây trong chớp nháy đã bị Hoàng Dược Sư hạ ngã với thân đào liễu yếu của mình đâu còn dám đến gần. Mọi người hồi hộp lo ngại cho tính mạng của đại sư, họa sát thân sắp xảy ra!
Hoàng Dược Sư sau khi nói móc Nhất Đăng đại sư xong thính lình trợn mắt quát lớn :
- Đoàn Trí Hưng người còn ngồi ỳ ra đó làm gì? Hãy đứng ngay dậy đấu với ta ba ngàn hiệp xem nào!
Nhất Đăng đại sư lắc đầu rằng :
- Dược huynh, nếu muốn giết thì cứ việc giết, ta không thể nào ra tay đấu với huynh nữa, cứ việc hạ thủ đi đừng có ngại gì.
Vì cuộc vận quan tài ngọc thạch của Hoàng phu nhân, nên đại sư đã đuối sức đâu để giao tranh với Đào Hoa đảo chủ, nhưng ác nỗi đại sư lại không cách nào nói rõ lý do ra, mà chỉ mỉm cười ngồi yên không nhúc nhích.
Hoàng Dược Sư vỗ chưởng đến “Pắc” một tiếng cánh tay trái giơ lên không khua nửa vòng tròn nhỏ ngay nơi trọng yếu trên ngực của đại sư đánh tới.
Nghĩ vậy bèn lên tiếng nói với Nhất Đăng đại sư :
- Thưa đại sư Kha mỗ quả kém nghĩ, có lẽ Hoàng đảo chủ sẽ chờ đúng đến giỗ kỵ của Hoàng phu nhân để thi hành cuộc tự sát, vậy chúng ta mau quay về Đào Hoa đảo, may ra còn kịp cứu người.
Nhất Đăng đại sư gật đầu :
- Hay lắm! Chúng ta nên đi ngay, dù sao cũng nên cứu mạng con người quá si mới được.
Nhất Đăng đại sư ra lệnh cho Ngư, Tiều, hai vị đệ tử cùng với Kha Trấn Ác qua thuyền nhỏ, hai thuyền lập tức cùng khởi hành song song với nhau.
Ngờ đâu trời xanh lúc này như cố tình gây khó, gió Tây bắt đầu nổi cơn trên mặt biển, sức gió mạnh kinh người, hai con thuyền của Nhất Đăng đại sư và Kha Trấn Ác vốn đang hướng mũi đi về hướng Đông, nhưng gặp cơn gió Tây thổi thốc ngay lại, Ngu, Tiều, Canh Độc bốn đại đệ tử vận dụng hết sức lực của mình nhưng suốt nữa ngày mà vẫn chưa vượt được mười dặm, mãi đến hoàng hôn, cơn gió mới bớt dữ dội. Kha Trấn Ác đưa tay tính nhẩm, bỗng kêu lên :
- Nguy to! Chậm mất rồi, e không kịp nữa quá!
Ngư, Tiều, Canh, Độc đồng thanh hỏi :
- Chậm gì vậy? Không kịp đến Đào Hoa đảo chăng?
Kha Trấn Ác rằng :
- Không, mai đây chính là ngày Hoàng phu nhân qua đời.
Nam Cầm thất kinh nói :
- Vậy càng nên mau ra sức đến gấp Đào Hoa đảo, nếu không công trình của chúng ta đều uổng công hết sức.
Năm người cùng ra sức chèo, Nam Cầm cũng tham gia nhưng thiếu mái chèo, nàng gỡ ngay một miếng ván của khoang thuyền để thế cho mái chèo. Cũng may sao lúc này mặt bể nổi gió Đông, thuận gió thuận nước và với sự cố gắn hết sức của mọi người trong một đêm trời bình minh. Đào Hoa đảo cũng hiện rõ trong tầm nhìn.
Nhất Đăng đại sư và bốn vị đệ tử chưa hề tới Đào Hoa đảo lần nào, họ chỉ thấy xanh biết một màu nổi trên mặt bể cảnh đẹp vô biên quả đáng là nơi chân tu ẩn cư của bậc cao nhân ẩn sĩ.
Thấy cảnh đẹp, Nhất Đăng đại sư đứng dậy ngắm nhìn cảnh đảo, đột nhiên đại sư lớn tiếng :
- Ô! Nơi phía Đông của đảo Đào Hoa đang có một chiếc thuyền lầu lướt ra biển, chắc đúng là Hoàng đảo chủ tự sát cũng nên, chúng ta mau mau lại ngăn chận ngay.
Mọi người thất kinh, sáu mái chèo vừa nhanh vừa đều, chớp nhoáng đã theo gần chiếc thuyền lầu nọ.
Nhất Đăng đại sư thấy trên khoang thuyền lầu có một quan tài ngọc trắng long lanh, bên cạnh chiếc quan tài ngọc, một người mặc thanh y đứng ngay đó, chính là Hoàng đảo chủ Hoàng Dược Sư. Nhất Đăng đại sư lên tiếng gọi ngay :
- Kìa Hoàng đảo chủ đi đâu vậy?
Hoàng Dược Sư mắt vẫn nhìn quan tài ngọc, đối với tiếng gọi hỏi của đại sư như không nghe không biết. Nhất Đăng đại sư thấy sắc mặt của Đảo chủ có vẻ lạ, bèn vận hết hơi Đan Điền gọi lớn :
- Hoàng huynh, người chết đâu có phép gì phục sinh sống lại, hà tất Hoàng huynh nghĩ hẹp thé để làm gì, mau mau quay về trên đảo đã.
Mấy câu nói này, đại sư đã dùng kinh khí “Tiên Thiên công” để nói truyền đi, dù đôi bên có cách xa mười trượng, tiếng nói này có thể lọt vào tai Hoàng Dược Sư, nhưng quái lạ thay, Hoàng đảo chủ vẫn như không nghe, không biết, không thấy vậy.
- Thấy tình trạng như vậy, Nhất Đăng đại sư biết ngay Hoàng đảo chủ đã bị nhập ma đạo, dùng lời không ăn thua gì, chỉ còn nước dùng hành động để ngăn chận, tự giác này mới có hiệu lực, bèn hối thúc cho thuyền mình tiến nhanh thêm. Hoàng Dược Sư tay vịnh quan tài thần sác như ngay ngốc, khi nhóm Nhất Đăng đại su chỉ còn cách mạn thuyền lầu lối chừng hai đường tên bắn, vị Đào Hoa đảo chủ bỗng quắc mắt quát rằng :
- Nhóm các người là ai đây? Sao dám cả gan nghiêng ngang đột nhập vào đảo Đào Hoa của ta, chắc là chán đời không muốn sống nữa hả?
Nhất Đăng đại sư chắp tay lên ngực rằng :
- Hoàng huynh sao đùa dai như thế, sao cuộc chia tay tại Hoa Sơn, không đầy mười năm, sao lại chóng quên người em già này vậy.
Hoàng Dược Sư rùng mình, ngẩn đầu cười ngất rằng :
- Mười năm! Ha! Ha! Ha!... Mười năm, đời người có bao nhiêu cái mười năm... Ha! Ha! Ha!...
Đừng tưởng Đào Hoa đảo chủ đang vui, vì chính tiếng cười này còn khó nghe hơn tiếng khóc.
Nam Cầm bỗng nghĩ thầm: mười hôm trước đây, nơi rừng táo ở Thất Tinh ô, Tây Độc Âu Dương Phong cũng có một lối cười này, nhưng Tây Độc là người dở điên dở khùng, không lẽ Hoàng đảo chủ đây cũng bị điên?
Hoàng đảo chủ cười một hồi xong, bỗng nhiên cười một tiếng và ngâm nga rằng:
Kỳ La đồi lý mai thần kiếm
Tiếu cổ thanh trung lão khách tinh.
Nhóm phàm phu tục tử các ngươi sao dám lại đây khuấy động cảnh thanh nhàn của ta. Hừ giỏi dữ đây!
Hoàng Dược Sư cúi mình nhấc bổng ngay một tảng đá to hơn cối xay, vận lực quăng tung ra, tảng đá bay như cơn gió lốc bay vèo ngay sang mũi thuyền Nhất Đăng đại sư.
Tảng đá ấy vốn dùng để áp khoang thuyền lấy thăng bằng, và Hoàng Dược Sư cũng định dùng đến trong lúc trầm mình xuống biển, nghĩa là dùng dây tự trói mình vào quan tài của vợ, đồng thời cột luôn tảng đá vào chân, khi thuyền đám tự dưng sức nặng của tảng đá sẽ lôi ngay mình và quan cửu của vợ xuống đáy biển, dù bản lãnh có cao cường đến đâu cũng khó lòng mà vẩy vùng! Như vậy chắc chắn sẽ thực hiện được ý nguyện tự sát của mình.
Nay Hoàng đảo chủ thình lình ném tảng đá khổng lồ sang thuyền Nhất Đăng đại sư, tảng đá ít nhất cân nặng hai trăm cân, nếu quăng trúng vào thuyền thế nào cũng gặp họa đắm thuyền ngay.
Sự biến chuyển xảy ra quá đột ngột! Nhất Đăng đại sư kêu lên “Ối chao” đang tính dùng “Nhất Dương chỉ công” nghênh kích tảng đá lớn, thình lình ngay bên trái đại sư, Nông phu đứng dậy giơ ngay đôi cánh tay lên hét một tiếng, đỡ ngay khối đá rồi cong lưng hất ngay xuống biển! Một đóa hoa nước bắn tung tóe.
Trong số bốn đệ tử của Nhất Đăng đại sư, Nông phu là người có sức mạnh hơn hết, tên người này vốn gọi Võ Tam Thông, xưa giữ chức tổng quản trong cung, tảng đá của Hoàng Dược Sư quăng sang cũng nặng cả hai trăm cân, cộng thêm một sức ném lại càng kinh người! Ấy thế mà Nông phu Võ Tam Thông ngang nhiên hứng nổi và đem hất xuống biển. Quả là một tay thần lực!
Hoàng Dược Sư bất giác khen “Tuyệt” rồi nói tiếp :
- Còn tảng nữa đây. Có giỏi đỡ luôn coi!
Đào Hoa đảo chủ khom ngay người xuống, lại cử liền tảng đá thứ hai, nhắm ngay thuyền của Nhất Đăng đại sư ném mạnh sang.
Nông phu Võ Tam Thông vừa hứng tảng đá vừa rồi, hai lòng bàn tay vẫn còn nóng rát như xát ớt cay, nay thình lình thấy tảng đá thứ hai quăng tới, đâu còn dám hung hăng oai hách hứng đỡ như vừa rồi.
Ngay trong cơn nhanh như tóe lửa ấy, Ngư phủ đột nhiên giơ ngay cây chèo sắt sang đỡ chặn thế đá “choang” một tiếng, tảng đá bị mái chèo đụng rớt ngay xuống biển, còn cây chèo sắt cũng bị cong vẹo thành hình cánh cung, Nam Cầm thất thanh rú lên “Nguy hiểm quá”.
Nhất Đăng đại sư chắp tay đọc “A di đà Phật” mà cũng chẳng thấy đại sư giơ đùi nhắc chân gì, tà áo khẽ bay toàn thân đã nhoáng ngay sang thuyền của Hoàng Dược Sư.
Hoàng Dược Sư quát ngay lên một tiếng “đỡ đòn”!
Nhoáng một cái, thân hình đã vượt khỏi cỗ quan tài bằng ngọc trắng, vọt ngay tới trước mặt Nhất Đăng đại sư “Phạt! Phạt! Phạt”! liên tiếp đánh ra ba chưởng!
Đó là tuyệt kỹ “Lạc Anh chưởng pháp” của Đào Hoa đảo chủ tiếp theo nơi hai chân bỗng thấy “Vụt! Vụt! Vụt”! liên tiếp ba ngọn đá với thế “Tảo Diệp Thoái” (đùa quét lá rụng) ba chưởng và ba đá ấy, khí thế như một cơn cuồng phong vũ bão tính vồn chen cho Nhất Đăng đại sư ngã xuống biển.
Nhất Đăng đại sư thấy Đào Hoa đảo chủ làm như không hề quen biết mình bao giờ, thoạt vào đã giơ ngay ngọn sát thủ ra, đại sư vẫn trầm lặng nhịn, dùng ngay thế “Hàn Kê Bái Phật” (gà lạnh lễ Phật) nhảy ngược ra phía sau gần hai trượng, vừa mở miệng thốt lên tiếng “Hoàng huynh”.
Hoàng Dược Sư đằng này ngang nhiên lại bửa ngay ra một “Phách Không chưởng” một luồn kình lực mạnh vô tả nhắm ngay ngực Nhất Đăng mà đánh tới.
Ngọn đòn của Đào Hoa đảo chủ quá dũng mãnh, Nhất Đăng đại sư biết mình không thể nào không dùng đến ngọn tuyệt kỹ “Nhất Dương chỉ” ra để đối chọi Chỉ nghe đại sư thốt lên tiếng “tội quá” ống tay áo nhẹ phất, thò tay ra hai ngón chỉ, nghênh tiếp và điểm luôn ngọn kình phong của Hoàng Dược Sư, Đào Hoa đảo chủ trong ngọn kình phong của mình phát ra bỗng như có một luồng sức nóng luồn vào điểm trúng ngay vào ngực mình.
Hoàng Dược Sư bất giác rùng mình. Lập tức nhảy về sau quát rằng :
- Đoàn Trí Hưng, ông dùng lối võ công của Vương Trùng Dương chân nhân đánh tôi, dù có thắng cũng đâu phải là anh hùng hảo hán.
Nhất Đăng đại sư cười rằng :
- Hoàng huynh, lão nay đã không là Đoàn Trí Hưng ngày xưa nữa rồi, mà là Nhất Đăng hòa thượng! Đời người trên thế gian, khác nào cơn ác mộng phù du. Đâu còn ý niệm tranh hùng tranh bá làm gì? Hoàng huynh vốn trí thông minh sao không nghĩ kỹ rồi hành động sau...
Đại sư vẫn thao thao bất tuyệt nói.
Hoàng Dược Sư vọt mình tới quát lớn :
- Nói nhảm đỡ đây!
Quyền cước vung ra với toàn các thế tuyệt kỹ của Đào Hoa đảo tới tấp tấn công đánh sang phía Nhất Đăng đại sư.
Nhất Đăng đại sư biết tính của Hoàng Dược Sư háo thắng chỉ mỉm cười và mở ngay “Tiên Thiên công” chống cự phây phây với Đào Hoa đảo chủ trên khoang thuyền không đầy một trượng vuông ấy.
Đông Tà và Nam Đế, đều là tong sư của một phái võ công, vào hai mươi năm về trước, khi mọi người luận kiếm tại Hoa Sơn, đã từng so với nhau một trận, lúc ấy đôi bên đều đồng cân đồng lượng, ngày nay tình cờ lại xáp đấu với nhau, thật khó phân hơn kém, đôi bên qua lại đã vài chục hiệp đang lúc thắng bại chưa thuộc về ai bỗng nhiên có tiếng gỗ nức “rắc” một tiếng, chiếc thuyền của Hoàng đảo chủ bị chấn động mạnh.
Thì ra chiếc thuyền của Hoàng Dược Sư kỳ này chỉ tạo giống hệt như chiếc thuyền xưa kia mà Châu Bá Thông, Hồng Thất Công và Quách Tỉnh đã dùng trong chuyến ra biển, chiếc thuyền không có một cây đinh nào để đóng, mà toàn ráp nối bằng keo đặc biệt, nếu để trên cạn chín mười năm cũng không hư hại gì, nhưng nếu đã đẩy xuống nước, không đầy một buổi các chất keo sẽ rã dần và con thuyền sẽ tan nát từng mãnh ván của nó, và những gì nặng hơn nước biển sẽ chìm luôn hết xuống đáy biển.
Hoàng Dược Sư ra khơi đã khá lâu, và tiếng “rắc” vừa rồi chính là triệu chứng mở màn của chất keo bị rã vì nước mặn, thính lình con thuyền lần lần bị tách đôi, nước đã thi nhau xối xả vào ào ào! Cảnh đắm thuyền đang diễn tiến trước mặt mọi người.
Hoàng Dược Sư thấy thuyền tách bể thành hai, như người điên cuồng, chạy ập lại ôm quan tài, tính cùng vong thê (vợ đã chết) chuẩn bị chìm xuống đáy biển luôn.
Nhưng Nhất Đăng đại sư là người mắt nhanh tay lẹ, khi Hoàng Dược Sư nhảy bổ về phía quan tài, bên này đại sư dùng ngay đến tuyệt kỹ “Nhất Dương chỉ” nhanh như điện nhoáng nhắm đích ngay ba huyệt “Thần Đường, Phượng Vĩ, Linh Đài” phía sau Hoàng Dược Sư điểm tới. Nhất Đăng đại sư đối với ngón “Nhất Dương chỉ” kể như đến mức xuất thần nhập hóa tuyệt vời của nó, cho dẫu Trùng Dương chân nhân có tái sinh cũng đến vậy là cùng không thể nào hơn.
Hoàng Dược Sư là tôn chủ của một phía, vốn đâu dễ dàng gì bị đối phương điểm trúng ngay, nhưng vì tay bận ôm quan tài vợ, tâm tình lại vô cùng xúc động người cũng như si như tỉnh, và quên hết những gì đã xảy ra xung quanh, nên đã hở đòn, bán đúng phía sau lưng cho đối phương nên Nhất Đăng đại sư mới dễ thành công nhanh như vậy.
Đào Hoa đảo chủ bị trúng “Nhất Dương chỉ” toàn thân lập tức mềm như bún, “bịch” một tiếng lăn ngay bên cạnh quan tài, dù trong mình sẵn võ công tuyệt thế đến đâu đi nữa, lúc này cũng không làm sao giơ ra ứng phó.
Lúc này Nhất Đăng đại sư lên tiếng gọi lớn :
- Các con mau lên ngay đây.
Bốn đệ tử Ngư, Tiều, Canh, Độc trước sau tung mình lên thuyền lầu, lúc này tình trạng con thuyền đã vô cùng nguy cấp, các cốt trọng yếu tan rã dần, thuyền đã đứt thành hai phần, nước vào ào ào khoang thuyền đã bị trút nghiêng, Nhất Đăng đại sư cắp ngay Hoàng Dược Sư dưới nách, rồi đưa chỉ ngay chiếc quan tài nói :
- Mau khiêng xuống thuyền mình!
Tiều phu thất kinh hỏi :
- Thưa thầy người chết cũng phải cứu nữa sao?
Chiếc quan tài bằng ngọc thạch này, vừa kềnh càng vừa nặng ít ra cũng một hai trăm cân trở lên, muốn chuyển được áo quan này qua thuyền nhỏ quả không phải là một chuyện dễ dàng gì.
Nhất Đăng đại sư quát rằng :
- Sao lại không cứu! Nghĩ cách vận chuyển luôn chiếc quan tài ngọc thạch ấy lên bờ luôn!
Lại rắc một tiếng kinh người, đầu thuyền chúi ngay xuống, chiếc quan tài bị tuột và suýt rớt luôn xuống biển.
Lúc này thầy trò Nhất Đăng đại sư đều ở hết trên thuyền lớn, dưới hai thuyền nhỏ chỉ còn chừa Kha Trấn Ác và Nam Cầm lo cầm lái và giữ chèo, Nhất Đăng đại sư quăng ngay Hoàng Dược Sư xuống thuyền “bịch” một tiếng Hoàng đảo chủ nằm gọn ngay trong khoang thuyền nhỏ.
Lúc này vị Nam Đế từng làm vua miền Điền Nam (tỉnh Vân Nam) mới dõng dạc truyền lệnh cho bốn đệ tử :
- Bốn đứa con hãy cùng nhau giở ngay ngọn “Thủy Thượng Đăng Bình” (phép đi lướt trên mặt nước) rồi khiêng ngay chiếc quan tài bằng ngọc thạch lên vai, ta sẽ dùng “Nhất Dương chỉ” tiếp với các con, đua ngay quan tài lên bờ đã.
Nghe thầy nói vậy, bốn đệ tử đưa mắt ngó quanh nhau, bởi vì từ đây vào bờ cũng cách xa cả trên mười dặm là ít, nếu lướt với thân không thì không có gì trở ngại, nhưng đằng này lại phải lo khiêng chiếc quan tài bằng ngọc thạch nặng nề như thế, làm sao có thể dùng nổi ngọn “Đăng Bình Độ Thủy” cơ chứ. Tuy có “Nhất Dương chỉ” của thầy hỗ trợ, trong lòng họ cũng ái ngại vô cùng nếu không khéo, cả người lẫn quan tài đều chìm xuống biển mất, nghĩ vậy bốn đệ tử đâm ra trầm ngâm lo lắng!
Nhất Đăng đại sư ngước mày bực mình quát :
- Có chuyện mới nhờ đệ tử vất vả, bộ cá con không tin lời của thầy sao? Mau lên!
Chưa dứt lời bỗng ngọn sóng ào tới!
Trên khoang thuyền vốn đã nghiêng sẵn, lúc này mấy ngọn sóng lớn bồi thêm lại, thuyền đã gần lật đến nơi, Nhất Đăng đại sư lại quát: “Còn không mau lên”.
Ngư, Tiều, Canh, Độc bốn đệ tử không ai dám hở miệng nữa, vội cùng nhau hợp sức khiêng ngay chiếc quan tài ngọc thạch lên vai cùng nhau nhảy xuống biển.
Nhất Đăng đại sư cũng dùng đến “Nhất Dương chỉ” phát ra đỡ chiếc quan tài cho bốn đệ tử, nói ra cũng lạ thật bốn đệ tử cảm thấy trên vai nhẹ như bong, một loại quan tài ngọc thạch nặng nề ấy, sao giờ đây lại nhẹ nhàng như không hề có gì trên vai, ai nấy đương lấy làm ngạc nhiên khó hiểu, tiếng Nhất Đăng đại sư lại hối thúc :
- Đi mau! Đi mau!
Ngư, Tiều, Canh, Độc vội giở ngay thân pháp “Độ Thủy Đăng Bình”, vai khiêng quan tài, chân bước liếng thoắng trên mặt sóng trắng, nhắm thẳng hướng bờ đảo tiến vào.
Đáng lẽ khiêng vác một khối trọng lượng trên hai trăm cân như thế, dù cho bốn người đệ tử Ngư, Tiều, Canh, Độc có tinh thông đến mấy đi nữa cũng không thể nào mà bay vượt trên mặt biển đến trên mười trượng xa như thế được!
Nhưng oai lực “Nhất Dương chỉ” của Nhất Đăng đại sư quả đến mức cao độ không thể nào tưởng tượng nổi. Ngang nhiên đã hứng được chiếc quan tài ấy một cách thần tinh khéo đền thế là cùng! Lúc này, đoạn đuôi chiếc thuyền lầu của Hoàng Dược Sư đã đắm chìm mất dạng khỏi mặt biển! còn nửa khúc đầu cũng bị nước nuốt hơn già nửa và cũng đang trong cảnh chìm dần!
Lúc này Nhất Đăng đại sư cũng nhảy phắt luôn xuống biển, mở ngay lối “Lục Địa Phi Hành công” (bay lướt trên đất liền) vừa theo sau bốn đệ tử vừa dùng Nhất Dương chỉ đỡ quan tài, trong cảnh trời nước mênh mông ấy, lúc này đang diễn ra một cảnh động vừa lạ vừa đẹp, trên là cỗ quan tài bằng ngọc thạch, năm bộ áo thi nhau bay tua tủa, năm đôi chân lướt liến thoắng trên mặt sóng trắng!
Trong chốt lát, dưới sự đồng tâm hợp lực của năm thầy trò Nhất Đăng đại sư, cỗ quan tài ngọc thạch của Hoàng phu nhân an nghĩ trong ấy, đã nghiễm nhiên được đưa lên bờ đảo Đào Hoa.
Cỗ quan vừa đặt xuống bờ đảo, thì phía ngoài biển đã vang lên một tiếng “ầm” dữ dội! Nửa đoạn thuyền còn lại ấy đã biến mất luôn trên mặt biển, Nhất Đăng đại sư kỳ này vì dùng Nhất Dương chỉ quá sức, cũng khiến cho toàn thân mệt phờ, mồ hôi ướt gần hết cả tăng bào là khác, đại sư đành ngồi phệt ngay trên bờ để nghỉ ngơi.
Sau khi biết rõ cỗ quan tài của Hoàng phu nhân đã được thầy trò Nhất Đăng đại sư đưa lên bờ đảo yên ổn, Nam Cầm và Kha Trấn Ác mới hết lo ngại trong lòng, vội vàng chèo nhanh thuyền vào bờ, rồi Nam Cầm lo kéo luôn Hoàng Dược Sư lên bến, Nhất Đăng đại sư vừa tính ra tay giải huyệt cho Hoàng đảo chủ, một trong bốn đệ tử là Độc thư sĩ vội nói :
- Thua thầy, thầy muốn cứu tỉnh người sao? Chớ, chớ, chớ! Nguy lắm! Nguy lắm!
Nhất Đăng đại sư ngạc nhiên hỏi :
- Sao con lại nói vậy?
Độc thư sĩ tử rằng :
- Hoàng Dược Sư vốn hiệu xưng là “Đông Tà” hành vi quái đản không ai bì, tính tình khó lường đoán, nay thấy đã mạo hiểm cả đến tính mạng để cứu và ngăn cản ông ta tự sát suýt đã bị hạ độc thủ, nếu bây giờ thầy lại lo giải huyệt cho Hoàng Dược Sư, nếu khi ông ta tỉnh lại, không theo ý tốt của thầy, thầy tránh sao khỏi một vụ tranh chấp bất lợi cho thầy lúc này, con e ngại bây giờ thầy không là đối thủ của họ Hoàng đâu.
Nhất Đăng đại sư chợt như tỉnh ngộ, vừa rồi mình đã dùng Nhất Dương chỉ đã đuối sức khá nhiều, nếu cứu tỉnh Hoàng Dược Sư trong lúc này, nhất là trường hợp người ta trở mặt, mạng mình thế nào cũng toi vào tay đối thủ mất, còn như nếu người ta bế tắc ba huyệt đạo lớn như vậy, thời gian kéo dài ra thế nào Hoàng Dược Sư cũng bị thương, muốn cứu cũng khó mà ra tay cứu kịp thời, nhưng Nhất Đăng đại sư vốn là người hữu đạo đức tăng, đại sư trầm ngâm một lúc rồi nói :
- Ta không thể nào không cứu người ta, thà để họ phụ mình, chứ mình không phụ họ, vậy hãy để ta cứu tỉnh trước rồi nói sau!
Độc thư sĩ lên cuốn lên :
- Thưa thầy chớ nên vậy...
Nhưng đã trễ, Nhất Đăng đại sư ra tay nhanh như gió, giơ ngay một chỉ ra xỉa ngay vào “Tĩnh Túc huyệt” của Đào Hoa đảo chủ, rồi vỗ nhẹ thêm vào “Mệnh Môn huyệt” sau lưng một cái.
Công lực của Hoàng Dược Sư quả là cao sâu tuyệt đỉnh, huyệt đạo vừa được giải, lập tức vận khí huyết thông khắp cơ thể, thính lình nhảy vọt lên, lớn tiếng quát rằng :
- Đoàn Trí Hưng! Ngươi dám ngăn cản ta tự sát hả!...
Dứt tiếng quát vung luôn chưởng nhắm đỉnh đầu Nhất Đang đại sưu bửa xuống.
Ngư, Tiều, Canh, Độc bốn đệ tử thất sắc, đều xúm nhau ào đến cứu thầy. Hoàng Dược Sư buông ngay một chuỗi cười dài, thân hình nhoáng lên, chân trái bay vèo “Bịch, bịch” hai tiếng đá ngã ngay Nông phu lộn hai vòng, Tiều phu và Ngư phủ quát lên phân chia tả hữu song song tiến đánh Hoàng Dược Sư.
Hoàng đảo chủ võ công đâu phải tay vừa, nhất là xưng hiệu “Đông Tà” bốn đệ tử của Nhất Đăng đại sư làm sao mà so bì kịp đến vai người ta, khi Ngư, Tiều, hai người đánh tới, Hoàng Dược Sư cúi nhanh đầu toàn thân lướt nhẹ như một con rắn nước, xuyên qua những ngọn quyền của đối phương.
Trong cái xuyên vẹo ấy, lại khéo đụng độ ngay Độc thư sĩ tử, sĩ tử vội vàng giở ngay “Cầm Nã công” tính tóm Hoàng Dược Sư, ấy thế mà không hiểu tại sao vừa đụng tói thân, chỉ cảm thấy tay trơn như mỡ đối thủ đã né được ngay.
Thư sinh chỉ sợ Hoàng Dược Sư gây thương tổn cho ân sư mình, nên bất kể lợi hại “soạt” một tiếng rút phắt kiếm ra, chuyển mình quơ được cánh tay, giơ ngang ngọn kiếm, trực chỉ ngay Phong Phủ huyệt của Hoàng Dược Sư, Đào Hoa đảo chủ đột nhiên quay ngang nửa thân trên lại, vận chỉ búng ngay vào thân kiếm của thư sinh đây là tuyệt học đắc ý “Đàn Chỉ thần công” của dược sư, thư sinh làm sao chịu nổi, “Keng” một tiếng cây kiếm đã bị bay búng lên ba bốn trượng.
Hoàng Dược Sư dùng ngay đến “Tảo Diệp Thoái” trên dùng quyền thụi dưới dùng chân hất, “Bịch” một tiếng, thư sinh ngã quỵ ngay mặt cát. Ngư phủ lúc này vung ngay cây chèo sắt đã bị cong như hình cung, Tiều phu cũng rút ngay búa rìu của mình ra, binh đao hai người cùng tiến đánh, Nông phu lúc này cũng nhảy tới liều mạng ôm chặt ngay eo ếch của Hoàng Dược Sư, nhưng thân hình của Đào Hoa đảo chủ lúc này trơn như lươn chui bùn, sau nhún và nhoáng, đã nghiễm nhiên luồn ra khỏi vòng vây của ba người, Nông phu vồ hụt suýt trúng ngay phải binh đao của đồng bọn, bất giác kinh hãi toát mồ hôi lạnh.
Ngay cơn tóe lửa ấy, Hoàng Dược Sư lại nhoáng mình nhảy vào trận, cũng nhận không ra y dã dùng lối đánh gì cây chèo cong và chiếc búa rìu của ngư phủ, tiều phu đã bị người ta đón mất khỏi tay, nhìn kỹ hai binh khí đều bị bẻ gãy ráo!
Độc thư sĩ tử lúc này lóp ngóp đứng dậy, nhảy tung ngay vào tham chiến, nhưng y cảm thấy mắt tóe đom đóm, bốn tiếng “Bốp! Bốp! Bốp! Bốp!” nghe rõ ràng Ngư, Tiều, Canh, Độc bốn người trên mặt mỗi người đều trúng một cái tát, huyệt đạo nơi eo bị tê hẳn, thì ra cả bốn bị trúng “Kỳ Môn Ngũ Hành Chuyển”, đều ngã lăn cùng một lượt hết.
Hoàng Dược Sư chỉ dùng có một thế trong “Kỳ Môn Ngũ Hành Chuyển” bốn đệ tử lừng lẫy của Nhất Đăng đại sư đều bị điểm ngã, bất giác cả cười ha hả nói :
- Nam Đế Đoàn hoàng gia khéo dạy mấy đồ đệ thật!
Lúc này Nhất Đăng đại sư vẫn điềm nhiên ngồi trên mặt cát, Kha Trấn Ác và Nam Cầm đang cách đấy không xa phía sau đại sư, Kha Trấn Ác cũng thừa rõ tánh tình của Hoàng Dược Sư khi hiền hòa dễ mến, lúc lại biến thành đao phủ giết người không chớp mắt. Lúc này đâu dám lên tiếng ho he, Nam Cầm thì càng khỏi nói, nàng thấy bản lãnh giỏi như ngư tiều canh độc vây trong chớp nháy đã bị Hoàng Dược Sư hạ ngã với thân đào liễu yếu của mình đâu còn dám đến gần. Mọi người hồi hộp lo ngại cho tính mạng của đại sư, họa sát thân sắp xảy ra!
Hoàng Dược Sư sau khi nói móc Nhất Đăng đại sư xong thính lình trợn mắt quát lớn :
- Đoàn Trí Hưng người còn ngồi ỳ ra đó làm gì? Hãy đứng ngay dậy đấu với ta ba ngàn hiệp xem nào!
Nhất Đăng đại sư lắc đầu rằng :
- Dược huynh, nếu muốn giết thì cứ việc giết, ta không thể nào ra tay đấu với huynh nữa, cứ việc hạ thủ đi đừng có ngại gì.
Vì cuộc vận quan tài ngọc thạch của Hoàng phu nhân, nên đại sư đã đuối sức đâu để giao tranh với Đào Hoa đảo chủ, nhưng ác nỗi đại sư lại không cách nào nói rõ lý do ra, mà chỉ mỉm cười ngồi yên không nhúc nhích.
Hoàng Dược Sư vỗ chưởng đến “Pắc” một tiếng cánh tay trái giơ lên không khua nửa vòng tròn nhỏ ngay nơi trọng yếu trên ngực của đại sư đánh tới.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.