Chương 1
Quỳnh Dao
12/05/2016
Câu chuyện bắt đầu vào mùa xuân, năm Càn Long thứ hai mươi lăm. Hôm ấy ở
vùng ven Thành Bắc Kinh. Núi đồi bao la. A Lý Hoà Trác và cô con gái
cưng là Hàm Hương công chúa. Cùng đoàn tuỳ tùng hơn trăm người gồm các
võ sĩ hồi giáo, binh sĩ, kỵ binh, lễ nhạc, mỹ nữ…rầm rộ kéo về Bắc Kinh. Họ vừa đi vừa hát những làn điệu dân ca vùng Duy Ngô Nhĩ (vùng đất
thuộc tỉnh Tân Cung- Trung Quốc ngày nay). Như để phổ biến, phô trương
và truyền bá văn hóa miền đất cực Tây tổ Quốc nầy.
A Lý Hoà Trác cởi ngựa đi trước, tiếp đó đoàn kỵ binh, đoàn cầm cờ phướng, đội nhạc rồi mới đến chiếc xe ngựa trạm trổ tinh vi mạ vàng. Trên xe là Hàm Hương công chúa trong bộ áo dân tộc đầy mầu sắc của xứ Duy Ngô Nhĩ, có khăn voan màu đỏ che mặt, thái độ chẳng có một chút gì là vui. Nàng ngồi im như tượng, mắt nhìn thẳng về phía trước. Ánh mắt như có chút âu sầu. Cạnh nàng có hai phụ nữ đồng hương, Duy Na và Kết Na lặng lẽ phục vụ. Phía sau xe ngựa là một đàn lạc đà chỡ lễ vật, rồi một đoàn thiếu nữa Hồi giáo xinh đẹp đi theo. Cuối cùng là đoàn vệ binh theo bảo vệ.
Mặc cho đoàn tiến bước một cách vui vẻ. Hàm Hương công chúa vẫn ngồi bất động, nàng như chẳng hề quan tâm đến cảnh vật chung quanh. Không khí trong xe nặng trĩu. Duy na rót từ chiếc bình cổ cong ra một tách nước.
- Mời công chúa dùng trà ạ.
Hàm Hương lắc đầu. Mắt vẫn hướng về phía xa mà hồn như gởi tận đâu đâu. Hai người hầu gái đưa mắt nhìn nhau. Rồi trao đổi nhau một tràng tiếng Hồi. ý như nói: Phải làm sao bây giờ?
A Lý Hoà trác đang cởi ngựa phía trước, chợt quay ngựa lại tiến sát bên xe nhìn công chúa nói:
- Hàm Hương, con nên nghĩ đến bộ tộc Hồi của chúng ta, lần này đến Bắc Kinh, con là phụ nữ Duy Ngô Nhì đầy can đảm. Vì vậy con cần phải vui lên. Danh dự của cha tuỳ thuộc vào con đấy.
Hàm Hương vẫn yên lặng. Trong ánh mắt của nàng một thoáng lặng lẽ, ánh lên một chút bi thương. Nàng quay sang nhìn cha. A Lý Hoa Trác không đủ can đảm tiếp nhận ánh mắt đó, nên vỗ vỗ lên xe Hàm Hương mấy cái, rồi quay đầu bỏ đi.
Ðoàn người tiếp tục cuộc hành trình. Ðến khi trời sụp tối, thì đoàn người đi đến một hẽm núi. Hai bên vách đá sừng sửng. Phía sau vách đá kia lại có một đoàn người khác gồm chỉ năm người. Họ đều mặc áo trắng trùm kín đầu, chỉ huy là Mộng đan, đang đứng sau vách đá chờ đợi.
Mộng Ðan là một thanh niên trẻ, cao lớn, áo trắng trùm đầu chỉ chừa mắt, mủi, miệng. Ngồi trên ngựa chiến, chàng căng mắt nhìn theo đoàn người đưa Hàm Hương về Kinh, với một tâm trạng nóng nảy. Khi thấy đoàn người đã vào đến sơn cốc. Mộng Ðan quay ra sau khoát tay với các bạn, nói lớn:
- Họ đã đến rồi! Mình ra thôi!
Thế là cả năm người thúc ngữa xông ra, vừa chạy vừa hô lớn. Ðến lúc đoàn người ngựa của A Lý phát hiện ra đám Mộng Ðan thì kèn trống đều im ngay. Ðoàn ngựa cũng dừng lại, A Lý ra lệnh:
- Tất cả chuẩn bị sẳn sàng! Phải bảo vệ cẩn mật công chúa!
Trong khi Mộng Ðan phi ngựa thẳng về hướng xe của Hàm Hương. Ngọn đao hình bán nguyện trên tay chàng quơ cao phản chiếu tia nắng cuối ngày lấp lánh, làm tăng thêm hình ảnh một chiến binh dũng mảnh. Ðám binh sĩ bảo vệ đoàn, thấy có người đến đột kích vội xông lên ứng chiến.
Duy Na và Kiết Na lại ki li ko lo, có vẻ hốt hoảng, trong khi đám cô gái Hồi phía sau cũng hoảng hốt không kém, tìm chỗ núp, loạn cả lên.
Trong nháy mắt, Mộng đan đã đến gần xe ngựa. Chàng đã trông thấy hàm Hương. Vừa chạm mắt nhau là Hương nhìn ra ngay. Lại là chàng! Hương bàng hoàng chưa kịp phản ứng, đã nghe Mộng Ðan nói to:
- Hãy theo anh đi em!
Hàm Hương chưa kịp nói lời nào thì các chiến sĩ Hồi theo bảo vệ đã xông tới vây kín. Một tay đã vung đao bửa xuống. Mộng Ðan không còn cách nào khác hơn là phải quay lại ứng phó. Một mình chàng phải tả xung hửu đột với cả chục người. Hàm Hương nhìn theo lo lắng.
Nhưng Mộng Ðan không phải là tay yếu. Ánh thép trong tay chàng vung lên, gạt phăng những lưỡi gươm kia đi. Những lưỡi đao tứ phía vừa bị dạt ra đã bủa tới, nên Mộng Ðan phải ứng phó cật lực. Có điều đường gươm chàng chỉ có tính cách chống đở, chứ không muốn sát thương một ai. Trong khi các binh sĩ Hồi kia thì lại quyết tâm hạ thủ, vì vậy cuộc chiến khá ác liệt. Mộng Ðan đã phải chống trả một cách cực nhọc, càng lúc càng ở vào thế hạ phong.
A Lý đã đến nơi, nhìn lối đánh của kẽ khuấy rối, thấy rõ sự nới tay của Mộng Ðan, nên ra lệnh cho thuộc hạ:
- Các ngươi đừng để hắn đến gần Công chúa A mộc Sa! Kha Hản. các người bao lấy hắn, bắt sống chứ không được giết nghe không?
Hai võ sĩ võ nghệ cao cường vâng lệnh nhảy vào.
- “toạt”! Áo của Mộng Ðan đã bị rách toạt một miếng. Một lằn máu đỏ hiện ra trên vai. Vũ khí trên tay Mộng Ðan cũng bị đoạt mất.
Hàm Hương sợ hãi hét lên.
Một võ sĩ khác ném chuỳ vào chân ngựa Mộng Ðan đang cởi. Thế là con ngựa đau quá dựng người lên Mộng Ðan lại rơi xuống đất.
Nhưng Mộng Ðan chẳng chịu thua, vừa rơi xuống ngựa chàng đã lộn một vòng, rồi nhặt lấy lưỡi gươm rơi dưới đất, tiếp tục chiến đấu.
Có điều… Mảnh hổ nan dịch quần hồ. Một vạn áo của Mộng Ðan lại bị kiếm đâm toạt, hình như lại có máu chảy ra. bấy giờ hàm Hương xanh cả mặt. Tay cố che miệng, nhưng chẳng dám kêu lên.
Mộng Ðan đã bị thương, nhưng vẫn dũng mảnh chiến đấu. Vẫn cố tiến gần chiếc xe ngựa chở Hàm Hương. Sự cố gắng của chàng đã được đền bù. Ðan đã đến được gần bên cửa. Nhưng Kha Hản nào chịu thua.Vung cây mâu lên phóng mạnh về phía Mộng Ðan, Ðan nghe tiếng gió, né. Nhưng mũi mâu cũng đã chạm vào vai nén đau, cố sức kéo cây mâu ra. Nhưng lúc đó A Mộc Sa đã vung đao đến. hàm Hương khiếp vía kêu lên.
- Cha ơi! Xin hãy thả anh ấy đi! Ðừng giết anh ấy!
A Mộc Sa lúc đó nghe vậy, nhìn Mộng Ðan, Cái ánh mắt của tên thích khách quá quen thuộc, chợt hiểu ra, nên thu đao lại, Hàm Hương khẩn thiết:
- Sao chàng không chạy đi? Hãy chạy đi. Cứ xem như em đã chết!
Bấy giờ, cả người Mộng Ðan đã nhuộm đầy máu nhưng mắt vẫn không rời hàm Hương. Cái ánh mắt thiết tha đó là lòng Hàm Hương tan nát cõi lòng.
Nhà vua A Lý đứng ngoài dục:
- Bắt lấy hắn! hãy bắt sống hắn!
Hàm Hương công chúa chấp tay lên ngực, mắt đẫm lệ, làm một nghi thức đại lễ vĩnh biệt Mộng Ðan, làm chàng cũng tan nát cả lòng, nhưng rồi nhìn quanh, võ sĩ nhà vua trùng trùng bao vây, biết là không làm gì được nữa, nên hét lên một tiếng rồi phóng lên yên ngựa, xông ra khỏi vòng vây.
Những người áo trắng đi theo chàng cũng vội vã chạy theo. Ðám võ sĩ nhà vua định truy đuổi, nhưng nhà vua nhìn theo bất giác thở dài,nó:
- Thôi không cần đuổi! Hãy để hắn đi đi!
Ðám võ sĩ nghe vậy dừng chân lại.
Hàm Hương công chúa đưa mắt lưu luyến nhìn theo Mộng Ðan. Trái tim và linh hồn nàng như cũng đi theo chàng. Trong khi nhà vua bình thản, lại ra lệnh:
- Thôi ta tiếp tục lên đường đi!
Âm nhạc lại nỗi lên, đoàn người tiếp tục nhịp điệu cũ.
Trong khi Tiểu Yến Tử, Tử Vy, Vĩnh Kỳ và Nhĩ Khang đều chẳng ngờ rằng, năm Càn Long thứ hai mươi lăm lại là một năm đầy sóng gió với họ. Và họ cũng không biết là trong phút giây đó ở ngoại vi thành Bắc Kinh đang có một đứa con gái dân tộc Duy Ngô Nhĩ, tiến gần về phía họ. Người con gái mà cuộc đời cô ta, rồi sẽ gắn chặt với cả cuộc đời của cả bốn người. Âu đó là định mệnh.
Giữa khi đó, lại có tin là Thái Hậu sắp từ Ngũ Ðài Sơn trở về Kinh, điều đó làm mọi người quan tâm. Nhất là Tử vy, vì chưa một lần gặp Thái Hậu. Con người ở vị trí tối cao đó không biết cá tính thế nào? Nên lo hơn là mừng. Chỉ có TIểu Yến Tử, là trời không sợ đất không sợ, nên chẳng cần lo lắng chi cho mệt óc. Mà tập trung hết tinh thần cho chuyện xây dựng hội tân quán.
Hội Tân Quán là tửu lầu được giao cho Liễu Thanh và Liễu hồng quản lý, xây tại bắc kinh. Phía dưới là nhà hàng. Trên lầu là phòng ngủ. Mọi thứ đang chuẩn bị để kịp đến sau lễ Nguyên Tiêu là khai trương.
Hôm ấy, Tiểu Yến Tử, Tử Vy, Nhĩ Khang, Vĩnh Kỳ cùng tiểu đặng tử, Tiểu trác tử cùng ra khỏi hoàng cung, đến quán chuẩn bị bố trí công việc.
Gần khai trương mà Hội Tân Lầu vẫn còn trống trải. Trong toà đại sảnh, cây vẫn còn gát ngang gát dọc. Tiểu YẾn Tử trèo lên cao vừa nghểng đầu vừa sơn trần. Ðang sơn, Tiểu Yến Tử chợt tay cầm cọ, tay cầm thùng sơn từ trên nhảy xuống hỏi mọi người:
- Trần nhà coi như đã sơn xong. Các người xem có đẹp chưa?
Tử Vy, Nhĩ Khang, Vĩnh Kỳ, Liểu Thanh, Liểu Hồng…đang làm việc, bỏ xuống hết, nhìn lên. Vĩnh Kỳ chê trước tiên.
- Chưa được. Sơn chưa đều, bên trái còn một lỏm kìa.
Vừa nghe chê Tiểu Yến Tử phi thân lên ngay.
- Ðây phaỉ không! Xong ngay!
Tử Vy thấy Tiểu Yến Tử phóng nhanh như vậy, sợ trợt chân nên nói:
- Cẩn thận coi chừng té bây giờ!
Yến Tử nhún vai:
- Kinh công của ta bây giờ đã đạt mức “thần tiên hoạ hoạ” rồi, làm sao có thể té được chứ?
Người đang ngồi dưới đất viết liểng là Nhĩ Khang với Vĩnh Kỳ, nghe vậy cười ngất. Nhĩ Khang nói:
- Cái gì mà “thần tiên hoạ hoạ”? phải nói là “xuất thần nhập hoá” chứ?
Rồi quay sang Vĩnh Kỹ, Nhĩ Khang hỏi:
- Anh dạy cô ta nói thành ngữ kiểu ấy đó ư?
Vĩnh Kỳ lắc đầu:
- Chịu thua, tôi khổ quá. Càng dạy càng rối, cái bản chất thích thêm thắt của cô ta thật tai hại, cứ méo mó thành ngữ của người ta hết trơn.
Tiểu Yến Tử bị chê vẫn bình thản, xách thùng sơn, nhảy tới nhảy lui.
- Mặc nó, hoạ với hoá gì cũng được, bây giờ tới phiên sơn tường đây.
Liễu Thanh suy nghĩ hứng khởi nói:
- Cái hội Tân quán nầy rõ là tuyệt. Mời được các tay thợ tài danh thế nầy đến phụ trang trí, thì chẳng có cái quán nào ở Kinh thành nầy bằng.
Nhĩ Khang tiếc rẻ:
- Tiếc là Nhĩ Thái và Tái A đã đến Tây tạng, không được tham gia lễ khai trương của quán chúng ta.
Tiểu Yến Tử chen vào:
- Chớ không phải là ông tiếc rẽ không được đi Tây tạng ư?
Tử vy cũng tiếp lời:
- Ðúng vậy, phải là người khác chứ đâu phải Nhĩ Thái?
Tiểu Yến Tử từ trên cao nhìn xuống:
- Ðúng đấy, còn anh Vĩnh Kỳ nữa. Anh có muốn đến Tây Tạng không?
Vĩnh Kỳ chẳng kém:
- Thích lắm chứ? Nghe nói tái A công chúa con một cô em gái khá xinh đấy, nên cũng đang chờ.
Nhĩ Khang cười lớn với Vĩnh Kỳ:
- Ông nói thì nghe hay lắm nhưng coi chừng có người ở trên cao kia, họ sẽ biến “sức mạnh thành bầy ong” là cái đầu ông tiêu, lúc đó khó mà cầu cứu ai đấy nhé!
Lời của Nhĩ Khang làm mọi người cùng cười, Liễu Hồng hỏi:
- tại sao Hoàng thượng để Nhĩ Thái thành hôn với công chúa Tái a, họ sang Tây tạng cả. Còn mấy người sao chẳng làm lể cưới luôn đi?
Vĩnh Kỳ làm bộ ảo não :
- Bởi vậy mới nói. Hoàng A Ma chẳng chịu cảm thông gì cả. Cái gì mà bắt chậm lại hai năm. “Hoàng thượng thì không gấp. Chỉ có công chúa là quýnh lên”, vì muốn chồng gần chết!
Tiểu Yến Tử nghe Vĩnh Kỳ chọc quê, quay qua hỏi:
- Anh nói gì vậy? Các anh nôn nóng chứ ai thèm nóng?
Nhưng ngay lúc đó vì mãi mê nói chuyện, nên Tiểu yến Tử đã trợt tay làm chiếc cọ đầy sơn rơi cả xuống. Vĩnh Kỳ vừa né vừa nói:
- Thôi được! Ðược rồi! Coi như bọn nầy nôn nóng thôi! Ham lấy vợ quá mà, nhưng cô cứ giữ thăng bằng giùm đi!
Tiểu Yến Tử thích thú cười, lại hứng chí nói:
- Ðúng ra đã phong cho Liễu Thanh, Liễu Hồng một chức Vương gì đó, nhưng rồi nghĩ đi nghĩ lại, thấy chẳng xứng, nên chỉ giao cho quản lý cái tửu lầu nầy thôi.
Lúc đó Liễu Thanh đang cùng Kim Tiêu đóng khung kính, nghe vậy cười theo.
- Có được cái Tửu Lầu thế này là vui quá rồi còn làm vương gì nữa. Từ đây về sau, mỗi lẫn các người xuất cung. Có thể trú tại đây, Bọn nầy lúc nào cũng sẽ dằn sẳn mấy phòng trống cho quí vị ở.
Kim Tiêu thích chí:
- Có thể dẫn cả A Hoàn, Tiểu Ðậu Tử…cùng ra đây chứ?
Rồi quay qua Tử Vy, Kim Tiêu nói:
- Tiểu thư bây giờ mọi chuyện coi như ổn cả rồi. NẾu có tụ tập tại Hội Tân Lầu nầy mà bị bắt, chắc hẳn không đến nỗi chém đầu đâu!
Tử Vy nói:
- Chém đầu thì hẳn không có, nhưng cứ thường xuyên ra khỏi cung vẫn là không tốt.
Nhĩ Khang nói:
- Ðúng vậy! Ðúng vậy! Nhất là Thái hậu đã quay về, mọi người phải cẩn thận một chút hay hơn.
Nhĩ Khang vừa nhắc tới Thái Hậu, thì Vĩnh Kỳ chợt nghĩ đến điều gì, quay qua Khang hỏi nhỏ:
- Rồi Tịnh Nhi sẽ cùng về đấy, ngươi có thấy là…
Vĩnh Kỳ liếc nhanh về phía Tử Vy, nói tiếp:
- Có cần phải tính trước một phương án khác không?
Nhĩ Khang nghe hỏi giật mình, châu mày:
- Tịnh Nhi về thì có dính liú gì đến tôi chứ?
Vĩnh Kỳ lắc đầu:
- Ngươi tưởng là không có ư? Ta muốn ngươi đề cao cảnh giác thì hơn.
Nhĩ Khang bối rối, nhưng vẫn là ra vẻ cứng cỏi:
- Quân tử mọi việc minh bạch, chẳng có gì phải lo lắng cả.
Tử Vy nghe hai người thều thào, tò mò hỏi:
- Hai người nói lén chuyện gì đấy?
Nhĩ Khang vội lấp liếm:
- Không có, không có! Chúng tôi đang nghiên cứu xem phải viết đôi liễu nầy thế nào đây.
Tiểu Yến Tử đã quét sơn vách nhà xong, nhảy xuống.
- Xong vách nhà rồi, bây giờ phải sơn cái lan can. Cái nầy có cần sơn màu đỏ không?
Nói xong và không đợi ai trả lời, Tiểu Yến Tử phi thân đến bên mấy thùng sơn. Chọn một thùng màu đỏ, rồi lại nhảy lên làng giáo, vừa sơn mấy cái lan can hình đèn kéo quân, miệng khe khẻ hát bản “Hôm nay trời tươi đẹp”.
Nhĩ Khang vừa viết xong đôi liễn hỏi:
- Mọi người xem thử đôi liễn này có được chưa?
Mọi người tụ lại xem, chỉ thấy mấy chử:
Gió xuân cờ lộng sao trời luôn lấp lánh
Nâng ly mời trăng, rượu vạn dấu quên sầu.
Liểu Thanh nói:
- Hay lắm! Hay lắm! Vừa thi vị, vừa có khí thế.
Ai cũng khen, chỉ có Tiểu Yến Tử:
- Liễn đối gì thế nầy? Ai bảo là lúc nào trên trời cũng có trăng và sao? Rủi gặp ngày trời mưa gió thì sao? Vã lại ở đây là trong nhà, ngẩn đầu lên là trần nhà chớ làm gì thấy trăng sao? Viết vậy mà cũng đòi viết. Rồi làm gì có vạn dấu? Vậy mà cũng là ý!
Tử Vy nhìn lên cảnh giác:
- Muốn nói gì thì xuống đây nói. Chớ đứng trên cao vừa sơn vừa nói như vậy, nguy hiểm lắm, chẳng bảo đảm tí nào đâu! Xuống ngay đi! Xuống rồi giải thích cho người nghe.
- Ðược rồi, xuống thì xuống! Xem chim én bay xuống nè!
Tiểu Yến Tử vừa nói vừa ôm thùng sơn bay xuống. Không ngờ vì muốn biễu diễn nên hơi quá trớn. Kết quả thùng sơn đỏ bị nghiêng qua một bên, nước sơn rưới xuống như mưa. Ðám người bên gưới thấy vậy, hoảng hồn, hét lên bỏ chạy. Nhưng chạy đâu kịp, kết quả người nào cũng bị dính sơn. Ðôi liễn vừa viết cũng bị ướt hư cả.
Tiểu Yến Tử thấy vậy hoảng quá, kéo mạnh thùng sơn về phía mình. Chẳng ngờ, sơn sót lại trong thùng, bị lực kéo hất ra. Lần nầy nưóc sơn lại ập lên người Yến Tử. Thế là Yến Tử hoảng quá, ném mạnh thùng sơn. Lần nầy thùng sơn bay thẳng về phía Tiểu Ðặng Tử. Tiểu Ðặng tử né không kịp, kêu lên:
- Ối! Mẹ ơi! Chết tôi rồi công chúa đại nhân ơi!
Tiểu Ðặng Tử vừa kêu vừa ôm đầu chạy, không ngờ lại húc trúng Tiểu Trác. Nước sơ đổ đầy dưới đất làm hai đứa trợt chân, lăn tròn trúng Kim Tiêu, khiến Kim Tiêu cũng ngã theo, Tiểu Trác Tử rên rỉ:
- Ối cha ơi! Thế nầy thì hôm nay chúng con đều biến thành mèo ngủ sắc cả rồi!
Tiểu Yến Tử thấy vậy, còn trợn mắt nói:
- Người ta nói “có phúc cùng hưởng có hoạ cùng chia” thì hôm nay mình “có nước sơn phải cùng dính” mới đúng chứ?
Liễu Thanh bước tới đở Kim Tiêu dậy, Kim Tiêu bực dọc nói:
- Tiểu Yến Tử, hôm nay chị đến đây là để sơn nhà, chứ đâu phải để sơn bọn nầy đâu?
Liễu Thanh thở ra:
- Ðúng là càng giúp càng đẻ việc mà!
Mọi người ai cũng khó chịu. người nầy cằn nhằn người kia trách. Ngay lúc đó, chợt Tiểu Thuận Tử từ bên ngoài xông vào, vừa thở vừa nói:
- Hai vị công chúa! Không xong rồi! hoàng Thái Hậu đột ngột về sớm hơn dự định. Bây giờ sắp đến cửa hoàng cung rồi. Cao công công bảo tôi phải ra tìm các vị cùng Ngũ A Ca, Nhĩ Khang thiếu gia…cùng về cung gấp để chuẩn bị nghênh giá!
Mọi người nghe nói giật mình, lo lắng nhìn nhau:
- Chết rồi!
Bởi vì lúc đó Tiểu Yến Tử người dính đầy sơn Tử Vycũng lấm tấm. Nhĩ Khang và Vĩnh Kỳ cũng không kém, mà họ không còn thì giờ để tắm rửa sạch sẽ nữa.
Vĩnh Kỳ nói:
- Trời ơi! Bây giờ phải rút về nhanh để thay quần áo, lau chùi sạch. Gấp quá rồi! Tiểu Ðặng, Tiểu Trác, Tiểu Thuận! các ngươi nhanh nhanh ra chuẩn bị xe đi!
Mọi người nghe nói giật mình, lo lắng nhìn nhau.
- Chết rồi!
Bởi vì lúc đó Tiểu Yến Tử người dính đầy sơn. Tử Vy cũng lấm tấm. Nhĩ Khang và Vĩnh Kỳ cũng không kém, mà họ không còn thì giờ để tắm rửa sạch sẽ nữa.
Vĩnh Kỳ nói:
- Trời ơi! Bây giờ phải rút về nhanh để thay quần áo, lau chùi sạch. Gấp quá rồi! Tiểu Ðăng, Tiểu Trác, Tiểu Thuận! Các ngươi nhanh nhanh ra chuẩn bị xe đi!
Ba tên nô tài nghe vậy ứng ngay:
- Vâng!
Nhĩ Khang kéo Tử Vy, rồi Kim Tiêu, Vĩnh Kỳ kéo Tiểu Yến Tử, mọi người không còn thiết gì đến chuyện Hội Tân Lầu nữa. Tất cả bỏ chạy ra cửa, phòng lên xe ngựa. Trong khi Tiểu THuận, Tiểu Ðặng, Tiểu Trác lọt tọt theo sau. Trên xe, Kim Tiêu tranh phủ thời gian, lấy khăn ra lau cho Tiểu YếN Tử, Tử Vy.
Nhĩ Khang cố giữ bình tỉnh dặn dò:
- Một lát nữa, chúng ta hãy vào bằng ngõ sau. Cửa Thần Võ Môn đó, rồi hai người tranh thủ chạy ngay về Sấu Phương Trai. Kim Tiêu có bổn phận là lấy quần áo cho hai công chúa thay ngay nhé. Tôi nghĩ giờ này trước sân rồng hẳn đang quỳ đầy người. Khi nào chuẩn bị xong các người cố mà len vào giữa đám công chúa và nương nương. Cố chọn chỗ nào khuất một chút đừng lộ diện quá. Tóm lại, cơ hội để nhìn mặt Thái hậu còn dài, đừng nôn nóng. GIờ mìnhy lại chưa chuẩn bị kỷ, e rằng để Thái hậu mà thấy người lem luốt hoặc luộm thuộm quá sẽ không hay. Biết chưa?
Vĩnh Kỹ cũng tiếp:
- Còn hai chúng tôi sẽ quỳ bên hàng ngũ của đám A Ca, các người đừng ngó quanh ngó quốc tìm kiếm. hãy lo cho bản thân mình trước đi. Thái hậu nghiêm khắc lắm, đòi hỏi rất cao, nhất là các cô công chúa, nhất cử nhất động của các người đều sẽ bị đánh giá. Vì vậy, làm gì cũng phải cẩn thận. Nếu các người mà chuẩn bị không kịp thì tốt hơn không nên lộ mặt. Ðể Tiểu Ðặng và Tiểu Trác báo tin thay.
Tiểu Yến Tử nhăn mặt, cằn nhằn:
- Cái bà Thái hậu nầy. Ở NGũ Ðài Sơn ăn chay niệm phật được rồi, khi không quay về kinh làm gì cho rắc rối? Tôi thấy thì tốt nhất chúng ta nên trốn luôn đi.
Nhĩ Khang lắc đầu:
Vậy đâu có được? Cao công công đã điểm danh và sai Tiểu Thuận Tử đến gọi rồi, đâu trốn được chứ?
Rồi quay qua Vĩnh Kỳ, Khang nói:
- Ngủ A Ca! Ðừng có bày vẻ gì cả để biến chuyện thêm rắc rối ra, càng không tốt đó!
Rồi dục lái xe:
- Hãy chạy nhanh lên! Nhanh lên đi!
Chiếc xe ngựa chạy như bay về hướng hoàng thành.
Tiểu Yến Tử và Tử Vy vừa đến nơi là xuồng xe chạy vội vào ngự hoa viên. Lúc đó cũng là lúc Thái hậu và đoàn tuỳ tùng vừa đến cửa ngọ môn.
Cửa hoàng cung mở rộng, những đoàn vệ binh chỉnh tề đứng hai bên nghênh đón, thị vệ thì đứng canh cẩn mật. Cung nữa, Thái giám tiền hộ hậu ủng. Chiếc kiệu Phụng lớn từ từ tiến vào, phía sau có một chiếc kiệu khác nhỏ hơn cũng sơn son thếp vàng không kém đi theo. Một vị Thái giám mở đường, vừa đi vừa hô to:
- Thái hậu nương nương giá đáo! Thái hậu nương nương giá đáo!...
Vua Càn Long đã đưa Hoàng hậu, Lệnh Phu, chúng phi thần A Ca, cách cách (công chúa), Thân Vương, Quý tộc…ra đứng đầy trước đại nghênh tiếp.
Vào sân, Kiệu Thái Hậu ngừng trước, chiếc kiệu nhỏ ngừng sau. Quế ma ma, Dung ma ma và cả đám cung nữ vội bước ra hầu kiệu lớn. Còn một đám cung nữ khác cũng chạy ra đứng bên kiệu nhỏ vén màn, đở một cô gái khoảng mười tám, mười chín tuổi bước ra. Cô gái nầy khá dẹp, là người rất được Thái hậu yêu thích đã theo hầu Thái hậu từ nhỏ, đấy là Tịnh Nhi. Tịnh Nhi là con gái của Du Thân Vương. Trong cung ai cũng gọi nàng là Tịnh cách cách.
Hoàng hậu, Phi tần, đám Hoàng tử, công chúa…vừa nhìn thấy Thái hậu xuống kioệu, thảy đều quỳ mọp đầu thỉnh an, rồi hô to:
- Cung thỉnh lảo Phật gia thánh an! Lão phật gia thiên tuế! Thiên thiên tuế!
Tịnh Nhi cũng quỳ xuống thỉnh an, xong đứng dậy tự nhiên bước tới diù Thái hậu, Vĩnh Kỳ và Nhĩ Khang quỳ trong hàng ngũ A Ca, nhưng ở vị trí sau cùng, hai người cũng vừa mới tới. Vừa thở hổn hển vừa đưa mắt nhìn sang phía các cô công chúa tìm Tử Vy và Tiểu Yến Tử xem họ đã đến chưa.
Vua Càn Long bước tới, cung kính nói:
- Bẩm hoàng ngạc nương, Nhi tử không ra được cửa thánh nghênh tiếp, thật là bất hiếu!
Thái hậu ung dung:
- Hoàng để không cần phải nói như vậy. Việc quốc sự của người lo đã không đã mệt. Bên cạnh ta có biết bao người hầu hạ rồi, đâu cần phải nhọc đến hoàng đế đích thân nghênh đón, miễn cho! Miễn cho! cạnh ta dù sao cũng đã có Tịnh Nhi.
Vua Càn Long nói:
- Lần này Hoàng ngọc nương đi trừ trai lâu như vậy, hẳn là đã mệt xác thân lắm!
Thái hậu gật đầu:
- Chẳng có gì đâu. Ta đi là để cầu phúc cho hoàng đế, cầu phúc cho nhà Ðại Thanh chúng ta, thì xá gì cực khổ?
Lúc đó Tịnh Nhi cũng bước tới hành lễ trước mặt vua:
- Tinh Nhi xin thỉnh an Hoàng thượng! Hoạng thượng kiết tường!
Vua Càn Long nhìn xuống. Hơn nữa năm không gặp. Bây giờ trước mặt người là một đoá hoa phù dung khoe sắc. Vua cũng phải trầm trồ, cạnh đó nhờ được Thái Hậu chỉ bảo, Tịnh Nhi đã có một cốt cánh cao quý hơn người. Vua nói:
- Tịnh Nhi nầy. Con đã hết lòng theo hầu lão Phật Gia. Có con, trẫm yên tâm không ít. Phải cám ơn con mới phải.
Tịnh Nhi nói:
- Hoàng thượng nói quá con không dám nhận. Ðược theo hầu lão phật gia là con thấy hạnh phúc lắm rồi.
Thái hậu đặt tay lên tay vua. Cùng đi trước mặt đám phi tần và hoàng hậy,Tịnh Nhi nối gót theo sau. Thái hậu nói:
- Mọi người hãy đứng lên đi!
Hoàng hậu và đám phi tần, vội vã đứng lên:
- Xin tạ ơn Lão Phật Gia!
Thái hậu ngắm hoàng hậu, chợt nói:
- Hoàng hậu không được khoẻ ư? gầy hơn trước đấy?
Hoàng hậu thấy Thái hậu quan tâm, mừng rỡ nói:
- Tạ ơn lão phật gia! Con khỏe, rầt khỏe, không sao đâuạ.
Thái hậu cười rồi bước tới trước mặt Lệnh Phi, nhìn chiếc bụng hơi nhô lên của Lệnh Phi, vui vẻ hỏi:
- Lệnh Phi đã có tin vui, sao chẳng báo cho tabiết?
Lệnh phi ắc cỡ, quỳ xuống:
- Dạ bẩm lão Phật gia, thần không dám làm kinh nhiễu lao phật gia, khi đang cần thanh tịnh ạ.
Ðã có “tin vui” thì đó nào có gì là quấy nhiễu?
Lời của Thái Hậu làm Hoàng hậu liếc nhanh sang Lệnh Phi với ánh mắt ganh tị. Thái hậu cũng nhìn thấy điều đó, nên đưa tay sang nắm lấy tay Hoàng hậu như an ủi. Ðiều nầy khiến Hoàng hậu xúc động vô cùng. Vội vàng cùng vua Càn Long, hai người đi ha bên Thái hậu, cùng duyệt qua hàng người đang quỳ mọp hai bên, rồi đi thẳng tới cửa cung.
Tịnh Nhi bước theo sau. Lúc đi ngang qua đám Vĩnh Kỳ, Nhĩ Khang, Tịnh Nhi không biết vô tình hay cố ý liềc nhanh Nhĩ Khang, làm chàng lúng túng quay đi. Trong khi đám công chúa và hoàng tử khác quỳ im phăng phắt chẳng dám động đậy.
Cùng lúc đó, Tiểu Yến Tử kéo tay Tử Vy từ ngoài chạy xông vào. Sự hối hả của họ làm quấy động sự yên lặng sẳn có. Hàng trăm đôi mắt không hẹn đổ về phía bọn họ. Nhưng nào chỉ có vậy. Khi lấp tấp quỳ xuống, Tiểu Yến Tử để cho những đồ trang sức trên áo mão do vội vàng không cài kỹ rơi xuống. Châu ngọc lăn tứ tung tạo nên tiếng. Vĩnh Kỳ, Nhĩ Khang đang quỳ gần đấy cũng phải tái mặt.
Thái hậu đã nghe được tiếng động, cùng Tịnh Nhi quay qua. Vua Càn Long cũng không ngờ, Tử Vy và Tiểu Yến Tử lại xuất hiện trong tình trạng như vậy, vội giải thích:
- Bẩm hoàng ngạc nương, hai con A đầu kia mới tiến cung đấy. Ðó là Hoàn Châu công chúa, và Minh châu công chúa.
Rồi quay qua Tiểu Yến Tử và Tử Vy quát:
- Còn chần chừ gì mà chẳng hành lễ với Lão Phật Gia đi!
Tử Vy vội vã dập đầu. Tiểu Yến Tử bắt chước dập theo. Không ngờ chiếc hoa mẫu đơn trên mão của Tiểu Yến Tử lại cài chưa chặc lại rơi lăn ra đất. Tiểu Yến Tử hoảng quả bò đi nhặt lại. Trong khi Tử Vy vì chạy theo Tiểu Yến Tử mệt đứt hơi, lại căng thẳng nên vừa thở vùa nói:
- Tử Vy khấu kiến… Lão Phật Gia… Lão Phật Gia… Kiết Tường!
Tiểu Yến Tử còn bận cài mẫu đơn lại lên mão, nên chẳng có lời chào gì cả. Thái hậu nhìn hai người như nhìn hai quái vật.
- Thì ra, đây là hai cô công chúa dân dã đấy ư?
Hoàng hậu lợi dụng cơ hội nói vào:
- Lão Phật Gia hẳn đã nghe chuyện họ? Trong thời gian người rời khỏi đây. Trong cung đình xảy ra rất nhiều chuyện náo động, tất cả đều có liên hệ đến hai cô công chúa dân dã nỗi tiếng nầy đấy.
Thái hậu nghe vậy, chăm chú nhìn kỹ hai cô gái, trước mặt, Quần áo thì xốc xếch, mặt mày lại dính chất gì xanh xanh đỏ đỏ, cộng thêm cái thái độ hớt hãi, hành vi bộp chộp. Bất giác bà châu mày, rồi không nói gì cả. Bà quay qua vịn le6n tay vua Càn Long và Hoang hậu nhìn thẳng đi tiếp, Tịnh Nhi và các phi tần công chúa khác vội vã đi theo. Trước khi đi, lệnh phi còn liếc nhanh về phía bọn Tử vy với cái nhìn cảnh giác.
Khi thái hậu đi xa rồi. Các hoàng tử, hoàng tôn mới đứng dậy, mọi người nhìn về phía Tiểu Yến Tử xì xào bàn tán, người lắc đầu bỏ đi.
Tiểu Yến Tử thở ra, ngồi đó ngơ ngác, Tử Vy cũng bối rối không kém. Nhĩ Khang, Vĩnh Kỳ bước tới tái mặt.
- Ðã dặn tới dặn lui rồi. Tại sao hai người không nghe chứ? Làm gì phải lụp chụp để mọi người chú ý. Các người cứ xuầt hiện vào những thời điểm không phải lúc, làm kinh động nhiều người. Như vậy vô cùng thất lợi. Ấn tượng đầu tiên của Thái hậu về các người sẽ thế nào đây?
Tử Vy nghe vậy vừa lo, vừa hối hận.
- Biết làm sao đây? Mọi chuyện diễn biến quá bất ngờ, bây giờ phải thế nào để Thái hậu thiện cảm chứ?
Vĩnh Kỳ thở ra:
- Tôi đã nói trước rồi, bảo hãy trốn luôn đừng có chường mặt ra thì có sao đâu? Người người đông nghẹt như kiến thế kia, vắng mặt một người thì chưa hẳn là Thái hậu phát hiện, vậy mà không nghe.
Tiểu YẾn Tử thấy ba người bạn của mình đều căng thẳng lo lắng, bèn ưởng ngục, nói:
- Làm gì mà sợ hãi như vậy. Cứ như đầu sắp rơi xuống đất không bằng. Chẳng qua chỉ là một bà già chẳng lẽ sẽ ăn thịt được chúng ta à?
Vĩnh Ky và Nhĩ Khang nhìn nhau lắc đầu, làm Tử Vy và Tiểu Yến Tử tái mặt.
Trở về Sấu Phương Trai, Nhị Khang, và Vĩnh Kỳ mới giải thích cho Tiểu Yến Tử là không thể xem thường cái địa vị và vai trò của Thái hậu trong triều, bà là người cao nhất trong triều, nên làm bất cứ điều gì cũng cần phải cẩn thận.
Tiểu Yến Tử nghe có vẻ bực bội:
- Thôi được rồi! Ðược rồi! Mấy người đừng dạy khôn tôi nữa., Ðúng ra tôi cũng muốn gây ấn tượng tót với bà ta, nhưng đâu ngờ sụ việc lại diễn biến trật rơ thế này. Tôi biết rồi, biết rồi. bà thái hậu rất nguy hiểm, nhưng mấy người nói là cả Hoàng A Ma cũng sợ bà ta thì tôi không tin đâu. Làm sao một ông vua đứng đầu cả nước như vậy mà còn phải sợ người khác chứ?
Nhĩ Khang bước tới trước mặt Tiểu Yến Tử.
- Ai thèm doạ cô đâu. Tốt nhất là cô nên nghe lời bọn nầy đi, mẹ vua mà vua không sợ à?
Vĩnh Kỳ nghiem giọng nói:
- Ðứng yên nghe tôi nói được không nào? Ban nãy thái hậu thấy các người khác người quá hẳn đã để ý. bảo đảm là rồi đây khi rảnh rổi, bà ấy sẽ triệu các người vào cung đấy. Bữa nay không gọi là may sẽ gọi ngay.
- Ðúng! Ðúng đấy! vì vậy mọi người phải chuẩn bị sẳn sàng ứng phó.
Vĩnh Kỳ quay qua Tiểu Yến Tử:
- Tiểu Yến Tử! Nhất là cô. Khi gặp Thái hậu, cô không được tuỳ tiện như gặp Hoàng thượng, mà phải hành xử những phép tắt mà Dung ma ma đã dạy cô. Lúc nói chuyện, được hỏi thì nói chứ không tuỳ hứng. Bằng không sẽ gặp rắc rối đấy!
Nhĩ Khang nói:
- Tốt nhất là muốn làm gì hãy nhìn Tử vy rồi làm theo. Rảnh rổi nên học phép tăt triều đình với Tử Vy cũng đưỡc.
Tử Vy nghe vậy, vội xoa tay:
- Ðừng họ theo tôi! Hiện giờ tôi cũng rối rắm gần chết, ban nãy đã làm trò cười cho mọi người, nghĩ lại giờ vẫn thấy hối hận. E là lần sau gặp Thái hậu, tôi sẽ lúng túng hơn, rồi làm sai bét đủ thứ.
Nhĩ Khang nghe vậy lắc đầu:
- Không thể như vậy được, em phải bình tỉnh, em không được làm điểu gì sai nữa đấy. Anh nhớ trước kia lần đầu gặp Hoàng tượng em cũng rất tỉnh táo cơ mà?
Vĩnh Kỳ nghĩ đến Tiểu Yến Tử, càng không yên tâm.
- Anh thấy thì tốt nhất em không nên mở miệng. Thái hậu có hỏi gì chỉ để Tử Vy một mình đáp thôi.
Tiểu Yển Tử căng thẳng:
- Vậy đâu có được? Nếu em làm ty theo Tử Vy thì em là Tử Vy rồi. Em phải khác chứ? Anh không thấy là ngay cả Hoàng Am Ma cũng đồng ý cho em miễn học nghi lễ triều đình ư? Vậy mà khi không ở đâu lại chạy ra một bà Thái hậu. Bây giờ bắt em phải đem mấy thứ bằng để em sớm ròi Hoàng Cung đi, em sang HỘi tân lầu phụ việc với Liễu Hồng cũng được.
Vĩnh Kỳ bực tức:
- Lại nói những lời tầm bậy tầm bạ nữa rồi. Em phải biết là đã lỡ bước chân vào hoàng cung, là suốt đời không được rời khỏi hoàng cung nghe không?
Tiểu Yến Tử nhìn Nhĩ Khang và Vĩnh Kỳ, bây giờ mới thấy sự việc nghiêm trọng. Suy nghĩ một chút, Yến Tử nói:
- Tôi biết rồi! Hiểu rồi!
Và quay đi tìm Kim Tiêu.
- Kim Tiêu đâu rồi! Hãy mang mấy miếng “quỳ dễ dàng” ra đây, nhiều nhiều đấy, để ta và Tử Vy mang vào thủ sẳn…Dù sự việc có thể nào, thì cái chuyện quỳ dập đầu, hẳn là không tránh khỏi được rồi.
Minh Nguyệt và Thái Hà nghe lệnh mang ra một đống “quỳ dễ dàng”
Tử Vy thấy vậy, lắc đầu nói với Tiểu Yến Tử:
- Tôi không mang những thứ nầy đâu. Mà chị cũng không nên lo chuyện vô ích đó. Hãy lắng nghe Nhĩ Khang và Vĩnh Kỳ dặn dò quan trọng hơn.
Tiểu Yến Tử chẳng nghe, cứ maĩ mang hai miếng đệm “quỳ dễ dàng” vào gối nói:
- Tôi biết rồi. Biết rồi. Cứ gặp Thái hậu là giả câm chứ gì?
Nhĩ Khang nói:
- Vậy cũng không được, nếu Thái hậu mà hỏi chuyện thì sao? Chẳng lẽ cô cũng ngậm câm, chẳng trả lời?
Vĩnh Kỳ nói:
- Phải biết tùy cơ ứng biến? thái hậu thích mẫu người con gái đoan trang thùy mị, vì vậy em nói chậm một chút chẳng sao. Phải suy nghĩ kỹ rồi trả lời, đừng có vọt miệng nói ngay, dễ sơ sót. Ðánh lưỡi bảy lần rồi đáp càng hay.
Nhĩ Khang dăn dò:
- Tốt nhất là câu nào cũng nên mở lời bẳng câu “bẩm lão phật gia” là hay nhất. Giữ phép giữ tắc thì không ai bắt bẻ được, hiểu không?
Tiểu Yến Tử thắc mắc:
- Lạ thật! Thái hậu rõ ràng là đàn bà, làm sao lại gọi là “ông Phật” được? Mà bà ta có quan hệ gì đến Phật chứ… Làm như đã là phật không bắng
Tiểu Yến Tử vừa nói, vừa tiếp Tục cột hai miếng đệm “quỳ dễ dàng” và hai gối. Xong đứng dậy, ngồi xuống xem có bị vướng không? Thử tới thử lui một lúc nói:
- Hay lắm! cột chặt thế này không rớt là hay. Tử Vy có muốn cột kh6ong?
Vĩnh Kỳ bực mình:
- Em đừng có làm trò cười được không?
Tiểu Yến Tử cãi lại:
- Em chẳng hề làm trò cười. Nhưng em không khuất phục. tại sao cứ bắt em quỳ mãi vậy? cái đầu gối của con người là dùng để cử động đi tới đi lui, chứ đâu phải để quỷ? Sao trong hoàng cung nầy, người người lại thích quỳ như vậy? Bất đắt dĩ lắm em mới quỳ, mà trong bảy mươi hai kế, đâu thấy dạy kế nào là kế quỳ đâu?
Nhĩ Khang đính chính:
- Chỉ có ba mươi sáu kế và kế cuối cùng là bỏ chạy thôi!
Tiểu Yến Tử vẫn lớn tiếng cải:
- Ừ thì ba mươi sáu kế đi, tôi ghép thêm mấy kế cũng nào có nghĩa gì? Nếu bảy mưoi hai kế mà không thông thì ghép thêm mấy mươi kế cũng được!
Vĩnh Kỳ trừng mắt:
- Anh thấy thì không nên sử dụng một cái kế nào cả. Chuyện nầy phải nghiêm túc mới được.
Rồi nhìn xuống hai đầu gối của Tiểu Yến Tử. Vĩnh kỳ lắc đầu:
- Thế này không được đâu. Lột hai cái “quỳ dễ dàng” kia ra đi. Ðể hai gối phình to như vậy, đi đứng làm sao tự nhiên được? Mà ngươi ta nhìn cũng biết ngay!
Tiểu Yến Tử không bằng lòng:
- Trời ơi sao các người rắc rối quá vậy? Thái hậu thì thái hậu chứ có gì đâu mà phải sợ? Ngay cả hoàng hậu khó khăn thế đấy, mà còn không làm gì được tôi. Các người chỉ được cái nước khéo lo. Mệnh tôi lớn lắm. Ðã mấy lần tưởng chết mà không chết, thì bây giờ làm gì chết dễ dàng được?
Nhĩ Khang lắc đầu:
- Cũng cái tật coi trời bằng vung không chừa. Còn cái chuyện sử dụng thành ngữ, biết thì nói không biết thì thôi, đừng có nói bậy mà lộ cái dốt của mình ra. Hiểu chưa? Cứ giấu!
- Giấu đi đâu? Tôi thế này mà làm sao giấu được chứ?
Vĩnh Kỳ kêu lên:
- Trời ơi!
- Ðừng kêu trời gì cả. Trời chưa sập mà kêu hoài coi chừng sập bây giờ…
Tiểu Yến Tử vừa nói đến đây, chợt có một thái giám bước vào tâu:
- Thái hậu nương nương truyền Hoàn Châu công chúa và minh châu công chúa lập tức vào cung để hỏi chuyện.
Nhĩ Khang, Vĩnh Kỳ, Tiểu Yến Tử, Tử Vy thảy đều giật mình, kêu lên:
- Ồ! Sao lại nhanh thế?
A Lý Hoà Trác cởi ngựa đi trước, tiếp đó đoàn kỵ binh, đoàn cầm cờ phướng, đội nhạc rồi mới đến chiếc xe ngựa trạm trổ tinh vi mạ vàng. Trên xe là Hàm Hương công chúa trong bộ áo dân tộc đầy mầu sắc của xứ Duy Ngô Nhĩ, có khăn voan màu đỏ che mặt, thái độ chẳng có một chút gì là vui. Nàng ngồi im như tượng, mắt nhìn thẳng về phía trước. Ánh mắt như có chút âu sầu. Cạnh nàng có hai phụ nữ đồng hương, Duy Na và Kết Na lặng lẽ phục vụ. Phía sau xe ngựa là một đàn lạc đà chỡ lễ vật, rồi một đoàn thiếu nữa Hồi giáo xinh đẹp đi theo. Cuối cùng là đoàn vệ binh theo bảo vệ.
Mặc cho đoàn tiến bước một cách vui vẻ. Hàm Hương công chúa vẫn ngồi bất động, nàng như chẳng hề quan tâm đến cảnh vật chung quanh. Không khí trong xe nặng trĩu. Duy na rót từ chiếc bình cổ cong ra một tách nước.
- Mời công chúa dùng trà ạ.
Hàm Hương lắc đầu. Mắt vẫn hướng về phía xa mà hồn như gởi tận đâu đâu. Hai người hầu gái đưa mắt nhìn nhau. Rồi trao đổi nhau một tràng tiếng Hồi. ý như nói: Phải làm sao bây giờ?
A Lý Hoà trác đang cởi ngựa phía trước, chợt quay ngựa lại tiến sát bên xe nhìn công chúa nói:
- Hàm Hương, con nên nghĩ đến bộ tộc Hồi của chúng ta, lần này đến Bắc Kinh, con là phụ nữ Duy Ngô Nhì đầy can đảm. Vì vậy con cần phải vui lên. Danh dự của cha tuỳ thuộc vào con đấy.
Hàm Hương vẫn yên lặng. Trong ánh mắt của nàng một thoáng lặng lẽ, ánh lên một chút bi thương. Nàng quay sang nhìn cha. A Lý Hoa Trác không đủ can đảm tiếp nhận ánh mắt đó, nên vỗ vỗ lên xe Hàm Hương mấy cái, rồi quay đầu bỏ đi.
Ðoàn người tiếp tục cuộc hành trình. Ðến khi trời sụp tối, thì đoàn người đi đến một hẽm núi. Hai bên vách đá sừng sửng. Phía sau vách đá kia lại có một đoàn người khác gồm chỉ năm người. Họ đều mặc áo trắng trùm kín đầu, chỉ huy là Mộng đan, đang đứng sau vách đá chờ đợi.
Mộng Ðan là một thanh niên trẻ, cao lớn, áo trắng trùm đầu chỉ chừa mắt, mủi, miệng. Ngồi trên ngựa chiến, chàng căng mắt nhìn theo đoàn người đưa Hàm Hương về Kinh, với một tâm trạng nóng nảy. Khi thấy đoàn người đã vào đến sơn cốc. Mộng Ðan quay ra sau khoát tay với các bạn, nói lớn:
- Họ đã đến rồi! Mình ra thôi!
Thế là cả năm người thúc ngữa xông ra, vừa chạy vừa hô lớn. Ðến lúc đoàn người ngựa của A Lý phát hiện ra đám Mộng Ðan thì kèn trống đều im ngay. Ðoàn ngựa cũng dừng lại, A Lý ra lệnh:
- Tất cả chuẩn bị sẳn sàng! Phải bảo vệ cẩn mật công chúa!
Trong khi Mộng Ðan phi ngựa thẳng về hướng xe của Hàm Hương. Ngọn đao hình bán nguyện trên tay chàng quơ cao phản chiếu tia nắng cuối ngày lấp lánh, làm tăng thêm hình ảnh một chiến binh dũng mảnh. Ðám binh sĩ bảo vệ đoàn, thấy có người đến đột kích vội xông lên ứng chiến.
Duy Na và Kiết Na lại ki li ko lo, có vẻ hốt hoảng, trong khi đám cô gái Hồi phía sau cũng hoảng hốt không kém, tìm chỗ núp, loạn cả lên.
Trong nháy mắt, Mộng đan đã đến gần xe ngựa. Chàng đã trông thấy hàm Hương. Vừa chạm mắt nhau là Hương nhìn ra ngay. Lại là chàng! Hương bàng hoàng chưa kịp phản ứng, đã nghe Mộng Ðan nói to:
- Hãy theo anh đi em!
Hàm Hương chưa kịp nói lời nào thì các chiến sĩ Hồi theo bảo vệ đã xông tới vây kín. Một tay đã vung đao bửa xuống. Mộng Ðan không còn cách nào khác hơn là phải quay lại ứng phó. Một mình chàng phải tả xung hửu đột với cả chục người. Hàm Hương nhìn theo lo lắng.
Nhưng Mộng Ðan không phải là tay yếu. Ánh thép trong tay chàng vung lên, gạt phăng những lưỡi gươm kia đi. Những lưỡi đao tứ phía vừa bị dạt ra đã bủa tới, nên Mộng Ðan phải ứng phó cật lực. Có điều đường gươm chàng chỉ có tính cách chống đở, chứ không muốn sát thương một ai. Trong khi các binh sĩ Hồi kia thì lại quyết tâm hạ thủ, vì vậy cuộc chiến khá ác liệt. Mộng Ðan đã phải chống trả một cách cực nhọc, càng lúc càng ở vào thế hạ phong.
A Lý đã đến nơi, nhìn lối đánh của kẽ khuấy rối, thấy rõ sự nới tay của Mộng Ðan, nên ra lệnh cho thuộc hạ:
- Các ngươi đừng để hắn đến gần Công chúa A mộc Sa! Kha Hản. các người bao lấy hắn, bắt sống chứ không được giết nghe không?
Hai võ sĩ võ nghệ cao cường vâng lệnh nhảy vào.
- “toạt”! Áo của Mộng Ðan đã bị rách toạt một miếng. Một lằn máu đỏ hiện ra trên vai. Vũ khí trên tay Mộng Ðan cũng bị đoạt mất.
Hàm Hương sợ hãi hét lên.
Một võ sĩ khác ném chuỳ vào chân ngựa Mộng Ðan đang cởi. Thế là con ngựa đau quá dựng người lên Mộng Ðan lại rơi xuống đất.
Nhưng Mộng Ðan chẳng chịu thua, vừa rơi xuống ngựa chàng đã lộn một vòng, rồi nhặt lấy lưỡi gươm rơi dưới đất, tiếp tục chiến đấu.
Có điều… Mảnh hổ nan dịch quần hồ. Một vạn áo của Mộng Ðan lại bị kiếm đâm toạt, hình như lại có máu chảy ra. bấy giờ hàm Hương xanh cả mặt. Tay cố che miệng, nhưng chẳng dám kêu lên.
Mộng Ðan đã bị thương, nhưng vẫn dũng mảnh chiến đấu. Vẫn cố tiến gần chiếc xe ngựa chở Hàm Hương. Sự cố gắng của chàng đã được đền bù. Ðan đã đến được gần bên cửa. Nhưng Kha Hản nào chịu thua.Vung cây mâu lên phóng mạnh về phía Mộng Ðan, Ðan nghe tiếng gió, né. Nhưng mũi mâu cũng đã chạm vào vai nén đau, cố sức kéo cây mâu ra. Nhưng lúc đó A Mộc Sa đã vung đao đến. hàm Hương khiếp vía kêu lên.
- Cha ơi! Xin hãy thả anh ấy đi! Ðừng giết anh ấy!
A Mộc Sa lúc đó nghe vậy, nhìn Mộng Ðan, Cái ánh mắt của tên thích khách quá quen thuộc, chợt hiểu ra, nên thu đao lại, Hàm Hương khẩn thiết:
- Sao chàng không chạy đi? Hãy chạy đi. Cứ xem như em đã chết!
Bấy giờ, cả người Mộng Ðan đã nhuộm đầy máu nhưng mắt vẫn không rời hàm Hương. Cái ánh mắt thiết tha đó là lòng Hàm Hương tan nát cõi lòng.
Nhà vua A Lý đứng ngoài dục:
- Bắt lấy hắn! hãy bắt sống hắn!
Hàm Hương công chúa chấp tay lên ngực, mắt đẫm lệ, làm một nghi thức đại lễ vĩnh biệt Mộng Ðan, làm chàng cũng tan nát cả lòng, nhưng rồi nhìn quanh, võ sĩ nhà vua trùng trùng bao vây, biết là không làm gì được nữa, nên hét lên một tiếng rồi phóng lên yên ngựa, xông ra khỏi vòng vây.
Những người áo trắng đi theo chàng cũng vội vã chạy theo. Ðám võ sĩ nhà vua định truy đuổi, nhưng nhà vua nhìn theo bất giác thở dài,nó:
- Thôi không cần đuổi! Hãy để hắn đi đi!
Ðám võ sĩ nghe vậy dừng chân lại.
Hàm Hương công chúa đưa mắt lưu luyến nhìn theo Mộng Ðan. Trái tim và linh hồn nàng như cũng đi theo chàng. Trong khi nhà vua bình thản, lại ra lệnh:
- Thôi ta tiếp tục lên đường đi!
Âm nhạc lại nỗi lên, đoàn người tiếp tục nhịp điệu cũ.
Trong khi Tiểu Yến Tử, Tử Vy, Vĩnh Kỳ và Nhĩ Khang đều chẳng ngờ rằng, năm Càn Long thứ hai mươi lăm lại là một năm đầy sóng gió với họ. Và họ cũng không biết là trong phút giây đó ở ngoại vi thành Bắc Kinh đang có một đứa con gái dân tộc Duy Ngô Nhĩ, tiến gần về phía họ. Người con gái mà cuộc đời cô ta, rồi sẽ gắn chặt với cả cuộc đời của cả bốn người. Âu đó là định mệnh.
Giữa khi đó, lại có tin là Thái Hậu sắp từ Ngũ Ðài Sơn trở về Kinh, điều đó làm mọi người quan tâm. Nhất là Tử vy, vì chưa một lần gặp Thái Hậu. Con người ở vị trí tối cao đó không biết cá tính thế nào? Nên lo hơn là mừng. Chỉ có TIểu Yến Tử, là trời không sợ đất không sợ, nên chẳng cần lo lắng chi cho mệt óc. Mà tập trung hết tinh thần cho chuyện xây dựng hội tân quán.
Hội Tân Quán là tửu lầu được giao cho Liễu Thanh và Liễu hồng quản lý, xây tại bắc kinh. Phía dưới là nhà hàng. Trên lầu là phòng ngủ. Mọi thứ đang chuẩn bị để kịp đến sau lễ Nguyên Tiêu là khai trương.
Hôm ấy, Tiểu Yến Tử, Tử Vy, Nhĩ Khang, Vĩnh Kỳ cùng tiểu đặng tử, Tiểu trác tử cùng ra khỏi hoàng cung, đến quán chuẩn bị bố trí công việc.
Gần khai trương mà Hội Tân Lầu vẫn còn trống trải. Trong toà đại sảnh, cây vẫn còn gát ngang gát dọc. Tiểu YẾn Tử trèo lên cao vừa nghểng đầu vừa sơn trần. Ðang sơn, Tiểu Yến Tử chợt tay cầm cọ, tay cầm thùng sơn từ trên nhảy xuống hỏi mọi người:
- Trần nhà coi như đã sơn xong. Các người xem có đẹp chưa?
Tử Vy, Nhĩ Khang, Vĩnh Kỳ, Liểu Thanh, Liểu Hồng…đang làm việc, bỏ xuống hết, nhìn lên. Vĩnh Kỳ chê trước tiên.
- Chưa được. Sơn chưa đều, bên trái còn một lỏm kìa.
Vừa nghe chê Tiểu Yến Tử phi thân lên ngay.
- Ðây phaỉ không! Xong ngay!
Tử Vy thấy Tiểu Yến Tử phóng nhanh như vậy, sợ trợt chân nên nói:
- Cẩn thận coi chừng té bây giờ!
Yến Tử nhún vai:
- Kinh công của ta bây giờ đã đạt mức “thần tiên hoạ hoạ” rồi, làm sao có thể té được chứ?
Người đang ngồi dưới đất viết liểng là Nhĩ Khang với Vĩnh Kỳ, nghe vậy cười ngất. Nhĩ Khang nói:
- Cái gì mà “thần tiên hoạ hoạ”? phải nói là “xuất thần nhập hoá” chứ?
Rồi quay sang Vĩnh Kỹ, Nhĩ Khang hỏi:
- Anh dạy cô ta nói thành ngữ kiểu ấy đó ư?
Vĩnh Kỳ lắc đầu:
- Chịu thua, tôi khổ quá. Càng dạy càng rối, cái bản chất thích thêm thắt của cô ta thật tai hại, cứ méo mó thành ngữ của người ta hết trơn.
Tiểu Yến Tử bị chê vẫn bình thản, xách thùng sơn, nhảy tới nhảy lui.
- Mặc nó, hoạ với hoá gì cũng được, bây giờ tới phiên sơn tường đây.
Liễu Thanh suy nghĩ hứng khởi nói:
- Cái hội Tân quán nầy rõ là tuyệt. Mời được các tay thợ tài danh thế nầy đến phụ trang trí, thì chẳng có cái quán nào ở Kinh thành nầy bằng.
Nhĩ Khang tiếc rẻ:
- Tiếc là Nhĩ Thái và Tái A đã đến Tây tạng, không được tham gia lễ khai trương của quán chúng ta.
Tiểu Yến Tử chen vào:
- Chớ không phải là ông tiếc rẽ không được đi Tây tạng ư?
Tử vy cũng tiếp lời:
- Ðúng vậy, phải là người khác chứ đâu phải Nhĩ Thái?
Tiểu Yến Tử từ trên cao nhìn xuống:
- Ðúng đấy, còn anh Vĩnh Kỳ nữa. Anh có muốn đến Tây Tạng không?
Vĩnh Kỳ chẳng kém:
- Thích lắm chứ? Nghe nói tái A công chúa con một cô em gái khá xinh đấy, nên cũng đang chờ.
Nhĩ Khang cười lớn với Vĩnh Kỳ:
- Ông nói thì nghe hay lắm nhưng coi chừng có người ở trên cao kia, họ sẽ biến “sức mạnh thành bầy ong” là cái đầu ông tiêu, lúc đó khó mà cầu cứu ai đấy nhé!
Lời của Nhĩ Khang làm mọi người cùng cười, Liễu Hồng hỏi:
- tại sao Hoàng thượng để Nhĩ Thái thành hôn với công chúa Tái a, họ sang Tây tạng cả. Còn mấy người sao chẳng làm lể cưới luôn đi?
Vĩnh Kỳ làm bộ ảo não :
- Bởi vậy mới nói. Hoàng A Ma chẳng chịu cảm thông gì cả. Cái gì mà bắt chậm lại hai năm. “Hoàng thượng thì không gấp. Chỉ có công chúa là quýnh lên”, vì muốn chồng gần chết!
Tiểu Yến Tử nghe Vĩnh Kỳ chọc quê, quay qua hỏi:
- Anh nói gì vậy? Các anh nôn nóng chứ ai thèm nóng?
Nhưng ngay lúc đó vì mãi mê nói chuyện, nên Tiểu yến Tử đã trợt tay làm chiếc cọ đầy sơn rơi cả xuống. Vĩnh Kỳ vừa né vừa nói:
- Thôi được! Ðược rồi! Coi như bọn nầy nôn nóng thôi! Ham lấy vợ quá mà, nhưng cô cứ giữ thăng bằng giùm đi!
Tiểu Yến Tử thích thú cười, lại hứng chí nói:
- Ðúng ra đã phong cho Liễu Thanh, Liễu Hồng một chức Vương gì đó, nhưng rồi nghĩ đi nghĩ lại, thấy chẳng xứng, nên chỉ giao cho quản lý cái tửu lầu nầy thôi.
Lúc đó Liễu Thanh đang cùng Kim Tiêu đóng khung kính, nghe vậy cười theo.
- Có được cái Tửu Lầu thế này là vui quá rồi còn làm vương gì nữa. Từ đây về sau, mỗi lẫn các người xuất cung. Có thể trú tại đây, Bọn nầy lúc nào cũng sẽ dằn sẳn mấy phòng trống cho quí vị ở.
Kim Tiêu thích chí:
- Có thể dẫn cả A Hoàn, Tiểu Ðậu Tử…cùng ra đây chứ?
Rồi quay qua Tử Vy, Kim Tiêu nói:
- Tiểu thư bây giờ mọi chuyện coi như ổn cả rồi. NẾu có tụ tập tại Hội Tân Lầu nầy mà bị bắt, chắc hẳn không đến nỗi chém đầu đâu!
Tử Vy nói:
- Chém đầu thì hẳn không có, nhưng cứ thường xuyên ra khỏi cung vẫn là không tốt.
Nhĩ Khang nói:
- Ðúng vậy! Ðúng vậy! Nhất là Thái hậu đã quay về, mọi người phải cẩn thận một chút hay hơn.
Nhĩ Khang vừa nhắc tới Thái Hậu, thì Vĩnh Kỳ chợt nghĩ đến điều gì, quay qua Khang hỏi nhỏ:
- Rồi Tịnh Nhi sẽ cùng về đấy, ngươi có thấy là…
Vĩnh Kỳ liếc nhanh về phía Tử Vy, nói tiếp:
- Có cần phải tính trước một phương án khác không?
Nhĩ Khang nghe hỏi giật mình, châu mày:
- Tịnh Nhi về thì có dính liú gì đến tôi chứ?
Vĩnh Kỳ lắc đầu:
- Ngươi tưởng là không có ư? Ta muốn ngươi đề cao cảnh giác thì hơn.
Nhĩ Khang bối rối, nhưng vẫn là ra vẻ cứng cỏi:
- Quân tử mọi việc minh bạch, chẳng có gì phải lo lắng cả.
Tử Vy nghe hai người thều thào, tò mò hỏi:
- Hai người nói lén chuyện gì đấy?
Nhĩ Khang vội lấp liếm:
- Không có, không có! Chúng tôi đang nghiên cứu xem phải viết đôi liễu nầy thế nào đây.
Tiểu Yến Tử đã quét sơn vách nhà xong, nhảy xuống.
- Xong vách nhà rồi, bây giờ phải sơn cái lan can. Cái nầy có cần sơn màu đỏ không?
Nói xong và không đợi ai trả lời, Tiểu Yến Tử phi thân đến bên mấy thùng sơn. Chọn một thùng màu đỏ, rồi lại nhảy lên làng giáo, vừa sơn mấy cái lan can hình đèn kéo quân, miệng khe khẻ hát bản “Hôm nay trời tươi đẹp”.
Nhĩ Khang vừa viết xong đôi liễn hỏi:
- Mọi người xem thử đôi liễn này có được chưa?
Mọi người tụ lại xem, chỉ thấy mấy chử:
Gió xuân cờ lộng sao trời luôn lấp lánh
Nâng ly mời trăng, rượu vạn dấu quên sầu.
Liểu Thanh nói:
- Hay lắm! Hay lắm! Vừa thi vị, vừa có khí thế.
Ai cũng khen, chỉ có Tiểu Yến Tử:
- Liễn đối gì thế nầy? Ai bảo là lúc nào trên trời cũng có trăng và sao? Rủi gặp ngày trời mưa gió thì sao? Vã lại ở đây là trong nhà, ngẩn đầu lên là trần nhà chớ làm gì thấy trăng sao? Viết vậy mà cũng đòi viết. Rồi làm gì có vạn dấu? Vậy mà cũng là ý!
Tử Vy nhìn lên cảnh giác:
- Muốn nói gì thì xuống đây nói. Chớ đứng trên cao vừa sơn vừa nói như vậy, nguy hiểm lắm, chẳng bảo đảm tí nào đâu! Xuống ngay đi! Xuống rồi giải thích cho người nghe.
- Ðược rồi, xuống thì xuống! Xem chim én bay xuống nè!
Tiểu Yến Tử vừa nói vừa ôm thùng sơn bay xuống. Không ngờ vì muốn biễu diễn nên hơi quá trớn. Kết quả thùng sơn đỏ bị nghiêng qua một bên, nước sơn rưới xuống như mưa. Ðám người bên gưới thấy vậy, hoảng hồn, hét lên bỏ chạy. Nhưng chạy đâu kịp, kết quả người nào cũng bị dính sơn. Ðôi liễn vừa viết cũng bị ướt hư cả.
Tiểu Yến Tử thấy vậy hoảng quá, kéo mạnh thùng sơn về phía mình. Chẳng ngờ, sơn sót lại trong thùng, bị lực kéo hất ra. Lần nầy nưóc sơn lại ập lên người Yến Tử. Thế là Yến Tử hoảng quá, ném mạnh thùng sơn. Lần nầy thùng sơn bay thẳng về phía Tiểu Ðặng Tử. Tiểu Ðặng tử né không kịp, kêu lên:
- Ối! Mẹ ơi! Chết tôi rồi công chúa đại nhân ơi!
Tiểu Ðặng Tử vừa kêu vừa ôm đầu chạy, không ngờ lại húc trúng Tiểu Trác. Nước sơ đổ đầy dưới đất làm hai đứa trợt chân, lăn tròn trúng Kim Tiêu, khiến Kim Tiêu cũng ngã theo, Tiểu Trác Tử rên rỉ:
- Ối cha ơi! Thế nầy thì hôm nay chúng con đều biến thành mèo ngủ sắc cả rồi!
Tiểu Yến Tử thấy vậy, còn trợn mắt nói:
- Người ta nói “có phúc cùng hưởng có hoạ cùng chia” thì hôm nay mình “có nước sơn phải cùng dính” mới đúng chứ?
Liễu Thanh bước tới đở Kim Tiêu dậy, Kim Tiêu bực dọc nói:
- Tiểu Yến Tử, hôm nay chị đến đây là để sơn nhà, chứ đâu phải để sơn bọn nầy đâu?
Liễu Thanh thở ra:
- Ðúng là càng giúp càng đẻ việc mà!
Mọi người ai cũng khó chịu. người nầy cằn nhằn người kia trách. Ngay lúc đó, chợt Tiểu Thuận Tử từ bên ngoài xông vào, vừa thở vừa nói:
- Hai vị công chúa! Không xong rồi! hoàng Thái Hậu đột ngột về sớm hơn dự định. Bây giờ sắp đến cửa hoàng cung rồi. Cao công công bảo tôi phải ra tìm các vị cùng Ngũ A Ca, Nhĩ Khang thiếu gia…cùng về cung gấp để chuẩn bị nghênh giá!
Mọi người nghe nói giật mình, lo lắng nhìn nhau:
- Chết rồi!
Bởi vì lúc đó Tiểu Yến Tử người dính đầy sơn Tử Vycũng lấm tấm. Nhĩ Khang và Vĩnh Kỳ cũng không kém, mà họ không còn thì giờ để tắm rửa sạch sẽ nữa.
Vĩnh Kỳ nói:
- Trời ơi! Bây giờ phải rút về nhanh để thay quần áo, lau chùi sạch. Gấp quá rồi! Tiểu Ðặng, Tiểu Trác, Tiểu Thuận! các ngươi nhanh nhanh ra chuẩn bị xe đi!
Mọi người nghe nói giật mình, lo lắng nhìn nhau.
- Chết rồi!
Bởi vì lúc đó Tiểu Yến Tử người dính đầy sơn. Tử Vy cũng lấm tấm. Nhĩ Khang và Vĩnh Kỳ cũng không kém, mà họ không còn thì giờ để tắm rửa sạch sẽ nữa.
Vĩnh Kỳ nói:
- Trời ơi! Bây giờ phải rút về nhanh để thay quần áo, lau chùi sạch. Gấp quá rồi! Tiểu Ðăng, Tiểu Trác, Tiểu Thuận! Các ngươi nhanh nhanh ra chuẩn bị xe đi!
Ba tên nô tài nghe vậy ứng ngay:
- Vâng!
Nhĩ Khang kéo Tử Vy, rồi Kim Tiêu, Vĩnh Kỳ kéo Tiểu Yến Tử, mọi người không còn thiết gì đến chuyện Hội Tân Lầu nữa. Tất cả bỏ chạy ra cửa, phòng lên xe ngựa. Trong khi Tiểu THuận, Tiểu Ðặng, Tiểu Trác lọt tọt theo sau. Trên xe, Kim Tiêu tranh phủ thời gian, lấy khăn ra lau cho Tiểu YếN Tử, Tử Vy.
Nhĩ Khang cố giữ bình tỉnh dặn dò:
- Một lát nữa, chúng ta hãy vào bằng ngõ sau. Cửa Thần Võ Môn đó, rồi hai người tranh thủ chạy ngay về Sấu Phương Trai. Kim Tiêu có bổn phận là lấy quần áo cho hai công chúa thay ngay nhé. Tôi nghĩ giờ này trước sân rồng hẳn đang quỳ đầy người. Khi nào chuẩn bị xong các người cố mà len vào giữa đám công chúa và nương nương. Cố chọn chỗ nào khuất một chút đừng lộ diện quá. Tóm lại, cơ hội để nhìn mặt Thái hậu còn dài, đừng nôn nóng. GIờ mìnhy lại chưa chuẩn bị kỷ, e rằng để Thái hậu mà thấy người lem luốt hoặc luộm thuộm quá sẽ không hay. Biết chưa?
Vĩnh Kỹ cũng tiếp:
- Còn hai chúng tôi sẽ quỳ bên hàng ngũ của đám A Ca, các người đừng ngó quanh ngó quốc tìm kiếm. hãy lo cho bản thân mình trước đi. Thái hậu nghiêm khắc lắm, đòi hỏi rất cao, nhất là các cô công chúa, nhất cử nhất động của các người đều sẽ bị đánh giá. Vì vậy, làm gì cũng phải cẩn thận. Nếu các người mà chuẩn bị không kịp thì tốt hơn không nên lộ mặt. Ðể Tiểu Ðặng và Tiểu Trác báo tin thay.
Tiểu Yến Tử nhăn mặt, cằn nhằn:
- Cái bà Thái hậu nầy. Ở NGũ Ðài Sơn ăn chay niệm phật được rồi, khi không quay về kinh làm gì cho rắc rối? Tôi thấy thì tốt nhất chúng ta nên trốn luôn đi.
Nhĩ Khang lắc đầu:
Vậy đâu có được? Cao công công đã điểm danh và sai Tiểu Thuận Tử đến gọi rồi, đâu trốn được chứ?
Rồi quay qua Vĩnh Kỳ, Khang nói:
- Ngủ A Ca! Ðừng có bày vẻ gì cả để biến chuyện thêm rắc rối ra, càng không tốt đó!
Rồi dục lái xe:
- Hãy chạy nhanh lên! Nhanh lên đi!
Chiếc xe ngựa chạy như bay về hướng hoàng thành.
Tiểu Yến Tử và Tử Vy vừa đến nơi là xuồng xe chạy vội vào ngự hoa viên. Lúc đó cũng là lúc Thái hậu và đoàn tuỳ tùng vừa đến cửa ngọ môn.
Cửa hoàng cung mở rộng, những đoàn vệ binh chỉnh tề đứng hai bên nghênh đón, thị vệ thì đứng canh cẩn mật. Cung nữa, Thái giám tiền hộ hậu ủng. Chiếc kiệu Phụng lớn từ từ tiến vào, phía sau có một chiếc kiệu khác nhỏ hơn cũng sơn son thếp vàng không kém đi theo. Một vị Thái giám mở đường, vừa đi vừa hô to:
- Thái hậu nương nương giá đáo! Thái hậu nương nương giá đáo!...
Vua Càn Long đã đưa Hoàng hậu, Lệnh Phu, chúng phi thần A Ca, cách cách (công chúa), Thân Vương, Quý tộc…ra đứng đầy trước đại nghênh tiếp.
Vào sân, Kiệu Thái Hậu ngừng trước, chiếc kiệu nhỏ ngừng sau. Quế ma ma, Dung ma ma và cả đám cung nữ vội bước ra hầu kiệu lớn. Còn một đám cung nữ khác cũng chạy ra đứng bên kiệu nhỏ vén màn, đở một cô gái khoảng mười tám, mười chín tuổi bước ra. Cô gái nầy khá dẹp, là người rất được Thái hậu yêu thích đã theo hầu Thái hậu từ nhỏ, đấy là Tịnh Nhi. Tịnh Nhi là con gái của Du Thân Vương. Trong cung ai cũng gọi nàng là Tịnh cách cách.
Hoàng hậu, Phi tần, đám Hoàng tử, công chúa…vừa nhìn thấy Thái hậu xuống kioệu, thảy đều quỳ mọp đầu thỉnh an, rồi hô to:
- Cung thỉnh lảo Phật gia thánh an! Lão phật gia thiên tuế! Thiên thiên tuế!
Tịnh Nhi cũng quỳ xuống thỉnh an, xong đứng dậy tự nhiên bước tới diù Thái hậu, Vĩnh Kỳ và Nhĩ Khang quỳ trong hàng ngũ A Ca, nhưng ở vị trí sau cùng, hai người cũng vừa mới tới. Vừa thở hổn hển vừa đưa mắt nhìn sang phía các cô công chúa tìm Tử Vy và Tiểu Yến Tử xem họ đã đến chưa.
Vua Càn Long bước tới, cung kính nói:
- Bẩm hoàng ngạc nương, Nhi tử không ra được cửa thánh nghênh tiếp, thật là bất hiếu!
Thái hậu ung dung:
- Hoàng để không cần phải nói như vậy. Việc quốc sự của người lo đã không đã mệt. Bên cạnh ta có biết bao người hầu hạ rồi, đâu cần phải nhọc đến hoàng đế đích thân nghênh đón, miễn cho! Miễn cho! cạnh ta dù sao cũng đã có Tịnh Nhi.
Vua Càn Long nói:
- Lần này Hoàng ngọc nương đi trừ trai lâu như vậy, hẳn là đã mệt xác thân lắm!
Thái hậu gật đầu:
- Chẳng có gì đâu. Ta đi là để cầu phúc cho hoàng đế, cầu phúc cho nhà Ðại Thanh chúng ta, thì xá gì cực khổ?
Lúc đó Tịnh Nhi cũng bước tới hành lễ trước mặt vua:
- Tinh Nhi xin thỉnh an Hoàng thượng! Hoạng thượng kiết tường!
Vua Càn Long nhìn xuống. Hơn nữa năm không gặp. Bây giờ trước mặt người là một đoá hoa phù dung khoe sắc. Vua cũng phải trầm trồ, cạnh đó nhờ được Thái Hậu chỉ bảo, Tịnh Nhi đã có một cốt cánh cao quý hơn người. Vua nói:
- Tịnh Nhi nầy. Con đã hết lòng theo hầu lão Phật Gia. Có con, trẫm yên tâm không ít. Phải cám ơn con mới phải.
Tịnh Nhi nói:
- Hoàng thượng nói quá con không dám nhận. Ðược theo hầu lão phật gia là con thấy hạnh phúc lắm rồi.
Thái hậu đặt tay lên tay vua. Cùng đi trước mặt đám phi tần và hoàng hậy,Tịnh Nhi nối gót theo sau. Thái hậu nói:
- Mọi người hãy đứng lên đi!
Hoàng hậu và đám phi tần, vội vã đứng lên:
- Xin tạ ơn Lão Phật Gia!
Thái hậu ngắm hoàng hậu, chợt nói:
- Hoàng hậu không được khoẻ ư? gầy hơn trước đấy?
Hoàng hậu thấy Thái hậu quan tâm, mừng rỡ nói:
- Tạ ơn lão phật gia! Con khỏe, rầt khỏe, không sao đâuạ.
Thái hậu cười rồi bước tới trước mặt Lệnh Phi, nhìn chiếc bụng hơi nhô lên của Lệnh Phi, vui vẻ hỏi:
- Lệnh Phi đã có tin vui, sao chẳng báo cho tabiết?
Lệnh phi ắc cỡ, quỳ xuống:
- Dạ bẩm lão Phật gia, thần không dám làm kinh nhiễu lao phật gia, khi đang cần thanh tịnh ạ.
Ðã có “tin vui” thì đó nào có gì là quấy nhiễu?
Lời của Thái Hậu làm Hoàng hậu liếc nhanh sang Lệnh Phi với ánh mắt ganh tị. Thái hậu cũng nhìn thấy điều đó, nên đưa tay sang nắm lấy tay Hoàng hậu như an ủi. Ðiều nầy khiến Hoàng hậu xúc động vô cùng. Vội vàng cùng vua Càn Long, hai người đi ha bên Thái hậu, cùng duyệt qua hàng người đang quỳ mọp hai bên, rồi đi thẳng tới cửa cung.
Tịnh Nhi bước theo sau. Lúc đi ngang qua đám Vĩnh Kỳ, Nhĩ Khang, Tịnh Nhi không biết vô tình hay cố ý liềc nhanh Nhĩ Khang, làm chàng lúng túng quay đi. Trong khi đám công chúa và hoàng tử khác quỳ im phăng phắt chẳng dám động đậy.
Cùng lúc đó, Tiểu Yến Tử kéo tay Tử Vy từ ngoài chạy xông vào. Sự hối hả của họ làm quấy động sự yên lặng sẳn có. Hàng trăm đôi mắt không hẹn đổ về phía bọn họ. Nhưng nào chỉ có vậy. Khi lấp tấp quỳ xuống, Tiểu Yến Tử để cho những đồ trang sức trên áo mão do vội vàng không cài kỹ rơi xuống. Châu ngọc lăn tứ tung tạo nên tiếng. Vĩnh Kỳ, Nhĩ Khang đang quỳ gần đấy cũng phải tái mặt.
Thái hậu đã nghe được tiếng động, cùng Tịnh Nhi quay qua. Vua Càn Long cũng không ngờ, Tử Vy và Tiểu Yến Tử lại xuất hiện trong tình trạng như vậy, vội giải thích:
- Bẩm hoàng ngạc nương, hai con A đầu kia mới tiến cung đấy. Ðó là Hoàn Châu công chúa, và Minh châu công chúa.
Rồi quay qua Tiểu Yến Tử và Tử Vy quát:
- Còn chần chừ gì mà chẳng hành lễ với Lão Phật Gia đi!
Tử Vy vội vã dập đầu. Tiểu Yến Tử bắt chước dập theo. Không ngờ chiếc hoa mẫu đơn trên mão của Tiểu Yến Tử lại cài chưa chặc lại rơi lăn ra đất. Tiểu Yến Tử hoảng quả bò đi nhặt lại. Trong khi Tử Vy vì chạy theo Tiểu Yến Tử mệt đứt hơi, lại căng thẳng nên vừa thở vùa nói:
- Tử Vy khấu kiến… Lão Phật Gia… Lão Phật Gia… Kiết Tường!
Tiểu Yến Tử còn bận cài mẫu đơn lại lên mão, nên chẳng có lời chào gì cả. Thái hậu nhìn hai người như nhìn hai quái vật.
- Thì ra, đây là hai cô công chúa dân dã đấy ư?
Hoàng hậu lợi dụng cơ hội nói vào:
- Lão Phật Gia hẳn đã nghe chuyện họ? Trong thời gian người rời khỏi đây. Trong cung đình xảy ra rất nhiều chuyện náo động, tất cả đều có liên hệ đến hai cô công chúa dân dã nỗi tiếng nầy đấy.
Thái hậu nghe vậy, chăm chú nhìn kỹ hai cô gái, trước mặt, Quần áo thì xốc xếch, mặt mày lại dính chất gì xanh xanh đỏ đỏ, cộng thêm cái thái độ hớt hãi, hành vi bộp chộp. Bất giác bà châu mày, rồi không nói gì cả. Bà quay qua vịn le6n tay vua Càn Long và Hoang hậu nhìn thẳng đi tiếp, Tịnh Nhi và các phi tần công chúa khác vội vã đi theo. Trước khi đi, lệnh phi còn liếc nhanh về phía bọn Tử vy với cái nhìn cảnh giác.
Khi thái hậu đi xa rồi. Các hoàng tử, hoàng tôn mới đứng dậy, mọi người nhìn về phía Tiểu Yến Tử xì xào bàn tán, người lắc đầu bỏ đi.
Tiểu Yến Tử thở ra, ngồi đó ngơ ngác, Tử Vy cũng bối rối không kém. Nhĩ Khang, Vĩnh Kỳ bước tới tái mặt.
- Ðã dặn tới dặn lui rồi. Tại sao hai người không nghe chứ? Làm gì phải lụp chụp để mọi người chú ý. Các người cứ xuầt hiện vào những thời điểm không phải lúc, làm kinh động nhiều người. Như vậy vô cùng thất lợi. Ấn tượng đầu tiên của Thái hậu về các người sẽ thế nào đây?
Tử Vy nghe vậy vừa lo, vừa hối hận.
- Biết làm sao đây? Mọi chuyện diễn biến quá bất ngờ, bây giờ phải thế nào để Thái hậu thiện cảm chứ?
Vĩnh Kỳ thở ra:
- Tôi đã nói trước rồi, bảo hãy trốn luôn đừng có chường mặt ra thì có sao đâu? Người người đông nghẹt như kiến thế kia, vắng mặt một người thì chưa hẳn là Thái hậu phát hiện, vậy mà không nghe.
Tiểu YẾn Tử thấy ba người bạn của mình đều căng thẳng lo lắng, bèn ưởng ngục, nói:
- Làm gì mà sợ hãi như vậy. Cứ như đầu sắp rơi xuống đất không bằng. Chẳng qua chỉ là một bà già chẳng lẽ sẽ ăn thịt được chúng ta à?
Vĩnh Ky và Nhĩ Khang nhìn nhau lắc đầu, làm Tử Vy và Tiểu Yến Tử tái mặt.
Trở về Sấu Phương Trai, Nhị Khang, và Vĩnh Kỳ mới giải thích cho Tiểu Yến Tử là không thể xem thường cái địa vị và vai trò của Thái hậu trong triều, bà là người cao nhất trong triều, nên làm bất cứ điều gì cũng cần phải cẩn thận.
Tiểu Yến Tử nghe có vẻ bực bội:
- Thôi được rồi! Ðược rồi! Mấy người đừng dạy khôn tôi nữa., Ðúng ra tôi cũng muốn gây ấn tượng tót với bà ta, nhưng đâu ngờ sụ việc lại diễn biến trật rơ thế này. Tôi biết rồi, biết rồi. bà thái hậu rất nguy hiểm, nhưng mấy người nói là cả Hoàng A Ma cũng sợ bà ta thì tôi không tin đâu. Làm sao một ông vua đứng đầu cả nước như vậy mà còn phải sợ người khác chứ?
Nhĩ Khang bước tới trước mặt Tiểu Yến Tử.
- Ai thèm doạ cô đâu. Tốt nhất là cô nên nghe lời bọn nầy đi, mẹ vua mà vua không sợ à?
Vĩnh Kỳ nghiem giọng nói:
- Ðứng yên nghe tôi nói được không nào? Ban nãy thái hậu thấy các người khác người quá hẳn đã để ý. bảo đảm là rồi đây khi rảnh rổi, bà ấy sẽ triệu các người vào cung đấy. Bữa nay không gọi là may sẽ gọi ngay.
- Ðúng! Ðúng đấy! vì vậy mọi người phải chuẩn bị sẳn sàng ứng phó.
Vĩnh Kỳ quay qua Tiểu Yến Tử:
- Tiểu Yến Tử! Nhất là cô. Khi gặp Thái hậu, cô không được tuỳ tiện như gặp Hoàng thượng, mà phải hành xử những phép tắt mà Dung ma ma đã dạy cô. Lúc nói chuyện, được hỏi thì nói chứ không tuỳ hứng. Bằng không sẽ gặp rắc rối đấy!
Nhĩ Khang nói:
- Tốt nhất là muốn làm gì hãy nhìn Tử vy rồi làm theo. Rảnh rổi nên học phép tăt triều đình với Tử Vy cũng đưỡc.
Tử Vy nghe vậy, vội xoa tay:
- Ðừng họ theo tôi! Hiện giờ tôi cũng rối rắm gần chết, ban nãy đã làm trò cười cho mọi người, nghĩ lại giờ vẫn thấy hối hận. E là lần sau gặp Thái hậu, tôi sẽ lúng túng hơn, rồi làm sai bét đủ thứ.
Nhĩ Khang nghe vậy lắc đầu:
- Không thể như vậy được, em phải bình tỉnh, em không được làm điểu gì sai nữa đấy. Anh nhớ trước kia lần đầu gặp Hoàng tượng em cũng rất tỉnh táo cơ mà?
Vĩnh Kỳ nghĩ đến Tiểu Yến Tử, càng không yên tâm.
- Anh thấy thì tốt nhất em không nên mở miệng. Thái hậu có hỏi gì chỉ để Tử Vy một mình đáp thôi.
Tiểu Yển Tử căng thẳng:
- Vậy đâu có được? Nếu em làm ty theo Tử Vy thì em là Tử Vy rồi. Em phải khác chứ? Anh không thấy là ngay cả Hoàng Am Ma cũng đồng ý cho em miễn học nghi lễ triều đình ư? Vậy mà khi không ở đâu lại chạy ra một bà Thái hậu. Bây giờ bắt em phải đem mấy thứ bằng để em sớm ròi Hoàng Cung đi, em sang HỘi tân lầu phụ việc với Liễu Hồng cũng được.
Vĩnh Kỳ bực tức:
- Lại nói những lời tầm bậy tầm bạ nữa rồi. Em phải biết là đã lỡ bước chân vào hoàng cung, là suốt đời không được rời khỏi hoàng cung nghe không?
Tiểu Yến Tử nhìn Nhĩ Khang và Vĩnh Kỳ, bây giờ mới thấy sự việc nghiêm trọng. Suy nghĩ một chút, Yến Tử nói:
- Tôi biết rồi! Hiểu rồi!
Và quay đi tìm Kim Tiêu.
- Kim Tiêu đâu rồi! Hãy mang mấy miếng “quỳ dễ dàng” ra đây, nhiều nhiều đấy, để ta và Tử Vy mang vào thủ sẳn…Dù sự việc có thể nào, thì cái chuyện quỳ dập đầu, hẳn là không tránh khỏi được rồi.
Minh Nguyệt và Thái Hà nghe lệnh mang ra một đống “quỳ dễ dàng”
Tử Vy thấy vậy, lắc đầu nói với Tiểu Yến Tử:
- Tôi không mang những thứ nầy đâu. Mà chị cũng không nên lo chuyện vô ích đó. Hãy lắng nghe Nhĩ Khang và Vĩnh Kỳ dặn dò quan trọng hơn.
Tiểu Yến Tử chẳng nghe, cứ maĩ mang hai miếng đệm “quỳ dễ dàng” vào gối nói:
- Tôi biết rồi. Biết rồi. Cứ gặp Thái hậu là giả câm chứ gì?
Nhĩ Khang nói:
- Vậy cũng không được, nếu Thái hậu mà hỏi chuyện thì sao? Chẳng lẽ cô cũng ngậm câm, chẳng trả lời?
Vĩnh Kỳ nói:
- Phải biết tùy cơ ứng biến? thái hậu thích mẫu người con gái đoan trang thùy mị, vì vậy em nói chậm một chút chẳng sao. Phải suy nghĩ kỹ rồi trả lời, đừng có vọt miệng nói ngay, dễ sơ sót. Ðánh lưỡi bảy lần rồi đáp càng hay.
Nhĩ Khang dăn dò:
- Tốt nhất là câu nào cũng nên mở lời bẳng câu “bẩm lão phật gia” là hay nhất. Giữ phép giữ tắc thì không ai bắt bẻ được, hiểu không?
Tiểu Yến Tử thắc mắc:
- Lạ thật! Thái hậu rõ ràng là đàn bà, làm sao lại gọi là “ông Phật” được? Mà bà ta có quan hệ gì đến Phật chứ… Làm như đã là phật không bắng
Tiểu Yến Tử vừa nói, vừa tiếp Tục cột hai miếng đệm “quỳ dễ dàng” và hai gối. Xong đứng dậy, ngồi xuống xem có bị vướng không? Thử tới thử lui một lúc nói:
- Hay lắm! cột chặt thế này không rớt là hay. Tử Vy có muốn cột kh6ong?
Vĩnh Kỳ bực mình:
- Em đừng có làm trò cười được không?
Tiểu Yến Tử cãi lại:
- Em chẳng hề làm trò cười. Nhưng em không khuất phục. tại sao cứ bắt em quỳ mãi vậy? cái đầu gối của con người là dùng để cử động đi tới đi lui, chứ đâu phải để quỷ? Sao trong hoàng cung nầy, người người lại thích quỳ như vậy? Bất đắt dĩ lắm em mới quỳ, mà trong bảy mươi hai kế, đâu thấy dạy kế nào là kế quỳ đâu?
Nhĩ Khang đính chính:
- Chỉ có ba mươi sáu kế và kế cuối cùng là bỏ chạy thôi!
Tiểu Yến Tử vẫn lớn tiếng cải:
- Ừ thì ba mươi sáu kế đi, tôi ghép thêm mấy kế cũng nào có nghĩa gì? Nếu bảy mưoi hai kế mà không thông thì ghép thêm mấy mươi kế cũng được!
Vĩnh Kỳ trừng mắt:
- Anh thấy thì không nên sử dụng một cái kế nào cả. Chuyện nầy phải nghiêm túc mới được.
Rồi nhìn xuống hai đầu gối của Tiểu Yến Tử. Vĩnh kỳ lắc đầu:
- Thế này không được đâu. Lột hai cái “quỳ dễ dàng” kia ra đi. Ðể hai gối phình to như vậy, đi đứng làm sao tự nhiên được? Mà ngươi ta nhìn cũng biết ngay!
Tiểu Yến Tử không bằng lòng:
- Trời ơi sao các người rắc rối quá vậy? Thái hậu thì thái hậu chứ có gì đâu mà phải sợ? Ngay cả hoàng hậu khó khăn thế đấy, mà còn không làm gì được tôi. Các người chỉ được cái nước khéo lo. Mệnh tôi lớn lắm. Ðã mấy lần tưởng chết mà không chết, thì bây giờ làm gì chết dễ dàng được?
Nhĩ Khang lắc đầu:
- Cũng cái tật coi trời bằng vung không chừa. Còn cái chuyện sử dụng thành ngữ, biết thì nói không biết thì thôi, đừng có nói bậy mà lộ cái dốt của mình ra. Hiểu chưa? Cứ giấu!
- Giấu đi đâu? Tôi thế này mà làm sao giấu được chứ?
Vĩnh Kỳ kêu lên:
- Trời ơi!
- Ðừng kêu trời gì cả. Trời chưa sập mà kêu hoài coi chừng sập bây giờ…
Tiểu Yến Tử vừa nói đến đây, chợt có một thái giám bước vào tâu:
- Thái hậu nương nương truyền Hoàn Châu công chúa và minh châu công chúa lập tức vào cung để hỏi chuyện.
Nhĩ Khang, Vĩnh Kỳ, Tiểu Yến Tử, Tử Vy thảy đều giật mình, kêu lên:
- Ồ! Sao lại nhanh thế?
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.