Chương 15
Hải Nham
30/10/2017
Con trai đã đưa vợ
mới cưới về. Trong con mắt ông Thiên, buổi nói chuyện với con thật khó
xử. Nếu trước đấy mấy tiếng đồng hồ, ông sẽ không nói chuyện như vậy.
Buổi trưa ông có kế hoạch dự cuộc họp báo của Công ty đầu tư - thương mại Trường Thiên, vì buổi sáng nhận được thông báo cho biết, lãnh đạo thành phố Bắc Kinh đi thị sát Xương Bình. Buổi trưa về xem cơ sở nghiên cứu máy tính của tập đoàn Trường Thiên đặt tại huyện Xương Bình, mong ông có mặt hướng dẫn tham quan. Ông lập tức bỏ dở cuộc họp công tác nhân sự của tập đoàn, vội vã đi Xương Bình. Ở Xương Bình, sau khi tiễn các vị lãnh đạo thành phố, ông quay về. Lúc về đến văn phòng Công ty, cơm trưa cũng không kịp ăn. Những năm gần đây nhịp điệu công tác của ông vẫn gấp gáp như thế. Người thư ký đưa đến cho ông một đĩa bánh, ông vừa ăn vừa đọc các văn bản. Một nhân viên của bộ phận quan hệ công chúng đưa đến cho ông một tập biểu mẫu để ông duyệt. Đây là tập biểu mẫu gồm các nhân vật nổi trội của mười doanh nghiệp lớn trong cả nước, có một số nội dung cần ghi, xin ý kiến ông phải ghi thế nào. Ông vốn không thích cái trò bầu bán bình chọn này, thậm chí còn rất phản cảm. Bây giờ, có nhiều nhân vật đứng đầu doanh nghiệp được khen thưởng, rất dễ tạo nên sự ghét bỏ nhưng lời biểu dương huyênh hoang, nhưng nghĩ đến công việc làm ăn và tranh thủ phân định chủ quyền sở hữu tài sản, cảm thấy có tiếng, có ảnh hưởng xã hội nhiều hơn cũng sẽ có lợi. Vậy là ông kiên nhẫn đọc những biểu ghi hết sức phức tạp, đồng thời chỉ thị phải ghi những mục cụ thể thế nào. Người thư ký lại vào thông báo, có hai cán bộ của Sở Công an chờ khá lâu ở phòng họp, nhất định đòi gặp ông.
Sở Công an? Ông Thiên giật mình, không như bình thường, tim đập mạnh, thái dương co giật. Ông cố giữ bình tĩnh, nói: “Mời họ vào đây.”
Giống như mô thức phim hình sự Hollywood được lưu hành rộng rãi mấy năm gần đây, hai nhân viên cảnh sát một lớn tuổi một trẻ tuổi bước vào. Viên cảnh sát lớn tuổi chừng hơn năm mươi, lời lẽ nhã nhặn tôn trọng. Viên cảnh sát trẻ chỉ chừng hơn hai mươi, vẻ mặt nghiêm túc, không tự nhiên. Họ đều mặc thường phục, bước vào phòng liền nhìn quanh, tưởng như chưa bao giờ được vào một văn phòng rộng rãi như thế này.
Chủ khách cùng ngồi, đôi lời hàn huyên giới thiệu. Niên cảnh sát lớn tuổi nói chuyện rất bình thường, như trao đổi thân tình:
“Tôi năm nay năm mươi tròn, anh trẻ hơn tôi đấy nhỉ?”
Ông Thiên nói: “Tôi cũng năm mươi, anh sinh tháng mấy?”
Viên cảnh sát lớn tuổi nói: “Tôi sinh tháng Mười, cùng năm cùng tháng với nước cộng hòa.” Ông ta cười: “Đáng tiếc không cùng ngày.”
Ông Thiên cũng rất thân tình: “Vậy anh là em rồi, tôi sinh tháng này, vừa kỷ niệm sinh nhật hồi đầu tháng.”
Viên cảnh sát chắp tay, khiêm tốn, cung kính: “Ồ, ra thế ra thế!” Không ngờ, ông ta lập tức quay ngoắt mũi nhọn, rất nhanh mồm nhanh miệng, khiến ông Thiên không kịp trở tay.
“Nghe nói năm nay anh kỷ niệm sinh nhật ở Bắc Kinh?”
Câu hỏi đầu tiên đi thẳng vào chuyện kỷ niệm sinh nhật, ông Thiên thoáng thấy có gì đó không ổn. Ông không kịp nghĩ nhiều, vội vã trả lời: “Đúng vậy, ở Bắc Kinh, tôi cũng có nhà.”
Viên cảnh sát lớn tuổi lấy từ trong cặp của viên cảnh sát trẻ ra một tấm hình, đưa cho ông Thiên: “Anh đã gặp người này bao giờ chưa?”
Lúc này ông Thiên mới rõ, vừa rồi mình đã nghĩ sai, đối phương bắt đầu bằng câu chuyện thường nhật làm tâm trạng ông thanh thản. Nhưng rồi câu chuyển nhanh chóng chuyển chủ đề, khiến ông bối rối ứng đáp. Khuôn mặt trong tấm hình làm đầu ông như nổ tung. Ông không biết những thớ thịt trên khuôn mặt mình có giữ nổi bình tĩnh hay không.
Trong ảnh là hình một cô gái có đôi mắt tươi cười, cặp lông mày hơi thấp, tuy trang điểm đậm nhưng vẫn nhận ra đấy là Hân, cô gái đã chết. Ông Thiên không dám nhìn lâu, nói:
“Cô này... trông quen quen.”
“Anh thử nghĩ giúp chúng tôi đã gặp cô ấy ở đâu.”
Thái độ của viên cảnh sát lớn tuổi rất khách khí, giống như cầu mong được sự giúp đỡ. Ông Thiên làm ra vẻ suy nghĩ, không biết nên nói thế nào. Viên cảnh sát để ông có đủ thời gian suy nghĩ, lúc này mới nhắc:
“Hôm kỷ niệm sinh nhật anh có trông thấy cô gái này không?”
Ông Thiên như sực nhớ ra: “À, phải rồi, hình như hôm ấy cô này đến khiêu vũ với khách. Hình như có cô ta.”
“Hôm ấy anh mời nhiều khách không?”
“Ít thôi. Tôi vốn không thích ồn ào đông người. Hôm ấy chỉ mời mấy người bạn cũ, cán bộ cũ, cộng với tôi và con trai tôi. Ờ, sau đấy con tôi... vợ của con tôi, cũng đến.”
“Anh có nhớ hôm ấy có mấy cô gái được mời đến khiêu vũ không?”
“Tôi không rõ lắm, hôm ấy tôi hơi mệt, ăn xong là đi nghỉ ngay. Xưa nay tôi không thích khiêu vũ, về sau nghe nói họ không khiêu vũ, tôi đi nghỉ. Vậy là mọi người cùng giải tán.”
“Ông có nhớ cô gái này hôm ấy mặc đồ gì không?”
“Tôi không nhớ.”
“Mặc màu đậm hay màu nhạt?”
“Tôi không nhớ.”
“Cô ấy về lúc nào?”
“Hình như... chín giờ tôi lên đi nghỉ, có thể họ về ngay lúc đó. Thế nào, cô gái này có chuyện gì không?”
Ông Thiên cảm thấy nếu mình không hỏi ngược lại, hình như có gì đó không hợp lý. Viên cảnh sát lớn tuổi không giấu giếm: “Cô ấy chết rồi.”
Ông Thiên làm ra vẻ giật mình “Hả? Chết rồi à?”
Viên cảnh sát nói: “Xác của cô ta được phát hiện ở một khúc sông giáp giới tỉnh Hà Bắc, những người đánh cá vớt lên. Đầu có một vết thương, chúng tôi nghi ngờ cô ta bị giết.”
Ông Thiên gật gật đầu, bỗng nhếch mép cười, hỏi: “Thế nào... phải chăng tôi cũng là nghi can?”
Viên cảnh sát lớn tuổi cười cười: “Không không, theo thời gian cái đồng hồ của cô ta dừng lại. Có thể cô ta chết lúc chín giờ bốn mươi lăm phút, sau khi dự sinh nhật của anh. Nhưng theo anh vừa nói, cô ta đã rời khỏi nhà anh.”
Ông Thiên như nhớ lại: “Ừ, khoảng chín giờ bốn mươi lăm phút tôi nói chuyện với con dâu tôi. Nó đến lúc chín rưỡi, mười giờ thì ra về.”
Viên cảnh sát hỏi: “Con dâu của anh... tên là gì nhỉ?”
Ông Thiên nói tên Lâm Tinh và nơi cô làm việc. Ông để ý đến viên cảnh sát trẻ luôn luôn ngước mặt. Lúc này ánh mắt anh ta bỗng bỗng long lanh, hỏi một câu:
“Bác bằng cách nào mời cô gái này đến nhà khiêu vũ? Trước đấy bác có quen cô ấy không?”
Ông Thiên trả lời: “Trong ấn tượng của tôi, hình như ông Lí Đại Công, Giám đốc Hành chính của chúng tôi mời đến, họ quen nhau như thế nào tôi không rõ.”
Viên cảnh sát lớn tuổi lại hỏi: “Chúng tôi có thể gặp ông Công để nói chuyện được không?”
Ông Thiên rất thoải mái: “Tất nhiên là được.” Ông tỏ ra tích cực gọi thư ký vào, bảo tìm giúp ông Công. Hai viên cảnh sát cũng đứng dậy cáo từ, bắt tay cảm ơn ông. Họ còn bày tỏ, nếu có gì chưa rõ sẽ đến làm phiền ông một lần nữa.
Cảnh sát đã đi, ông Thiên không còn làm được việc gì. Ông gọi điện thoại thông báo tình hình cho ông Công và ông Tường, dặn họ những điều cần chú ý khi tiếp xúc với cảnh sát. Họ nói chuyện qua điện thoại bằng những tiếng lóng không ở trong cuộc thì không thể hiểu nổi, nhưng ông Thiên, ông Công và ông Tường đều hiểu. Dù cảnh sát thường phục bất ngờ đến khiến ông giật mình, nhưng lời lẽ của ông trong điện thoại cũng rất thoải mái và lạc quan để giảm nhẹ sức ép tâm lý của hai vị đồng hương.
Buổi chiều ông về biệt thự Kinh Tây sớm hơn. Qua điện thoại với người thư ký, ông biết chiều hôm ấy hai nhân viên cảnh sát đã gặp ông Công, sau đấy gặp ông Tường. Ông nghĩ, tối nay phải gọi hai người kia đến xem tình hình thế nào đồng thời để thống nhất lời khai. Nghĩ đến đây, ông chợt nhớ phải gọi điện cho ông Mai Khởi Lương ở trường Đảng, bề ngoài hẹn nhau đến hồ Côn Minh trong Di Hòa viên bơi thuyền ngắm trăng. Lời lẽ giống như ngẫu nhiên tiện thể nói đến chuyện buổi chiều hai nhân viên cảnh sát đến tìm. Sau đấy, họ như nói về một tin tức kỳ lạ cái xác vớt được ở một khúc sông tỉnh Hà Bắc rất giống cô gái đến khiêu vũ với ông ta. Ông Thiên qua điện thoại thông báo tình hình cho ông Lương, dù có ai nghe thấy thì câu chuyện cũng chẳng có gì khác thường. Ông nói với ông Lương: “Công an chủ yếu muốn tìm hiểu cô gái kia làm gì, hình như muốn tìm bố mẹ cô ta.” Ông Thiên cố tình miêu tả sự việc cho nhạt bớt, không nói đến chuyện cảnh sát nghi ngờ ông giết người. Ông nghĩ lúc này cũng đừng nên làm ông Lương sợ hãi.
Hoàng hôn, con trai về, đem theo nàng dâu mới cùng về. Nàng dâu xinh đẹp, ốm đau, bướng bỉnh mà ông rất căm giận, về thăm bố chồng. Nàng dâu không dám vào, lẩn tránh sau bể bơi, để con gặp mặt bố trước. Con vừa bước vào thư phòng, mới nói được một câu: “Bố, con cưới rồi, chúng con về thăm bố.” Vành mắt ông Thiên càng đỏ hơn. Bộ dạng con trai lúc bấy giờ khiến ông nghi ngờ nhìn lại cuộc đời mình. Ông phấn đấu bao nhiêu năm nay, phải nếm trải biết bao nhiêu gian nan khổ cực. Về mặt sự nghiệp đã công thành danh toại, nhưng về đời sống cá nhân chừng như đến bước vợ chết, con bỏ đi. Lại đang gặp chuyện khó khăn... Thế kỷ này sắp kết thúc, đang chờ thế kỷ sau bắt đầu, không biết tại sao tất cả như cùng đến bước đường cùng. Cái buổi hoàng hôn đau đầu nhức óc này, vào khoảnh khắc ông bị dồn đẩy đến tận cùng, con đem cuộc hôn nhân “phản nghịch” về để ông thừa nhận. Câu đầu tiên ông hỏi con trai: “Tôi sinh ra anh, nuôi nấng anh, hơn hai chục năm trời. Bây giờ anh đòi xa tôi, lẽ nào không đáng để nói trước với tôi một câu?” Bất luận về tình cảm hay về đạo lý, Ngô Hiểu cũng phải cúi đầu nhận lỗi. Cũng vì nhìn thấy cái mà cậu ta chưa hề nhìn thấy, đấy là giọt nước mắt người làm cha, anh nói: “Thưa bố, con sai rồi. Con biết bố vẫn yêu thương con, xin bố tha thứ cho con.” Ông Thiên nén nghẹn ngào trong lồng ngực, hỏi: “Bố chỉ muốn con trả lời, tại sao con mời hai mươi hai tuổi mà đã lấy vợ? Hơn nữa lại lén lút làm đám cưới như thế?”
Ngô Hiểu nói: “Cô ấy ốm đau, con không có khả năng chạy chữa. Nếu con không cưới thì không thể nào giúp được cô ấy.”
Ông Thiên nghiến răng, nghiến lợi: “Con biết không, bao nhiêu lần bố suýt đổ vỡ. Công ty của bố bao nhiêu lần sinh tử tồn vong, nhưng chưa bao giờ bố bị ai dồn ép. Nếu con định lấy chuyện cưới để dồn ép bố, vậy con đã nghĩ sai rồi.” Ngô Hiểu trầm mặc, lời lẽ thật thà, nhưng cái trầm mặc của anh nặng như ngọn núi. Ông Thiên im lặng, rít một hơi thuốc. Hơi thuốc làm cho ông trấn tĩnh, ông biết lúc này không phải là lúc tức giận. Ông Tường và ông Công đã đến và đang chờ ông ở dưới nhà. Vào lúc nguy cấp, ông phải giải tỏa nguy cơ lớn nhất trong đời. Trong nguy cơ, ông phải chống đối với nàng dâu, nhưng lại trở thành nhân chứng cho ông. Vậy là ông giảm sự phẫn nộ trong đầu, thở dài với con trai: “Hôm nay các con về thăm bố, nói rõ sự việc chẳng ra sao, chứng tỏ các con còn là người hiểu biết. Các con đã cưới nhau rồi, bây giờ bảo bố phải nói thế nào...”
Ngô Hiểu vẫn với những lời mộc mạc: “Tha thứ cho chúng con.”
Ông Thiên ngồi xuống sofa. Cái sofa một người kiểu Anh bọc da, tựa lưng cao còn có thêm hai cánh khép vào trong, thể hiện cái uy nghiêm và sự bí ẩn cổ xưa. Mỗi lần ông Thiên ngồi lọt giữa cái tựa sofa cũng thấy mình bé nhỏ. Ông nghĩ, bao nhiêu năm bay nhảy trong sự nghiệp, những gì đã làm ông hết lần này đến lượt khác thoát khỏi cái chết? Là cá tính không khuất phục rất đáng khen của ông ư? Tất nhiên không phải, điểm này thì ông biết rõ. Điều thật sự giúp ông vượt qua ấy là lòng kiên nhẫn, là sự mềm dẻo như nước. Cổ nhân nói “Ngũ thập nhi tri thiên mệnh”, đến tuổi năm mươi ông mới tỉnh ngộ “nói phải cứng rắn, làm thì mềm dẻo” tại sao lại là điều được tôn sùng bao đời nay. Được sự giáo hóa trung - hiếu - nhân - nghĩa, lễ - trí - tín, tích lũy phương lược và con đường cầu tồn của kẻ thống trị, thực tế đều lấy từ “Đạo gia”. Trước đấy, ông chỉ biết con người luôn đi lên chỗ cao, sau khi “đắc đạo” mới biết nước chảy chỗ trũng. Đạo gia “sùng thủy” tức là lúc nào cũng có ý đặt mình dưới chiều gió, đúng là trí tuệ vô song. Vạn vật trời đất chỉ có nước mới có thể biến đổi tùy hình, nhưng lại không chỗ nào không thẩm thấu sinh tồn.
Trước mắt, với cô con dâu, ông phải đặt mình ở thế dưới và thế yếu. Vì cô ta có thể vươn đầu ưỡn ngực yêu cầu tiền của ông bố chồng này, cậu con trai vẫn đi theo cô ta. Sự việc đã đến ngày hôm nay nếu không thừa nhận chẳng có ý nghĩa gì, ngoài việc bị người cười chê lại còn mất cả con. Hơn nữa, đã hút hết nửa điếu thuốc, ông không thể không nghĩ đến chuyện hung hiểm đã cận kề trước mắt. Cái buổi tối mừng thọ ngũ tuần đã làm những gì, trừ ông Tường, ông Công, ông Lương mấy người đồng mưu ra, có thể Lâm Tinh là người ngoài cuộc duy nhất chứng minh ông “thanh bạch.”
Ông giụi tắt nửa điếu thuốc hút dở, cố không để bất ngờ, đổi giọng, hỏi con: “Chữa bệnh cho cô ấy sẽ mất bao nhiêu tiền?”
Ngô Hiểu nói: “Chữa bệnh này, tốt nhất là thay thận. Kể cả mổ và điều dưỡng bình phục, tất cả khoảng ba, bốn trăm ngàn.”
Ông Thiên không còn cách nào hơn: “Thôi được, bố chi khoản tiền ấy.” Ngô Hiểu mở to mắt, nhìn bố hồi lâu rồi mới tin nổi, anh muốn cười, lại cố nhịn, chỉ nói một câu: “Bố, cảm ơn bố!”
Ngô Hiểu cười khiến trái tim sắt đá của ông Thiên mềm lại, đồng thời trào lên một nỗi thương cảm và yếu đuối của những người đến tuổi già mới có. “Con có biết không, trong đời bố được mất đã nhiều, đối với bất cứ thứ gì cũng không coi là gì. Nhưng bây giờ già rồi, điều mà bố sợ nhất đó là mất con. Những người ở tuổi bố, không mong muốn con cái phụng dưỡng, nhưng chỉ sợ con cái không có tình cảm. Con cưới mà không nói với bố một lời. Con có biết bố đau lòng đến mức nào không?”
Rõ ràng Ngô Hiểu rất cảm động, anh nói: “Bố, con đang nói với bố đấy thôi. Lâm Tinh là một cô gái rất tốt, con nghĩ nhất định sau này bố sẽ vui lòng.”
Ông Thiên để sang một bên nỗi chua xót và niềm cảm thán chợt đến, vội nắm lấy câu nói của con, hỏi ngược lại: “Bố vui lòng, vậy cô ấy có vui lòng vì bố không? Trước đây bố vẫn phản đối quan hệ của con với cô ấy.”
Ngô Hiểu tỏ thái độ bảo đảm: “Bố cứ yên tâm. Bố chưa hiểu cô ấy đấy. Bố mẹ cô ấy không còn, nếu bố đối xử tốt với cô ấy, chắc chắn cô ấy sẽ coi bố là người thân thiết. Cô ấy rất biết đền đáp công ơn.”
Ông Thiên nói: “Hôm qua bố tìm gặp cô ấy, vì có một việc muốn cô ấy giúp, lúc ấy bố chưa biết các con đã cưới. Cô ấy về có nói lại với con không?”
Ngô Hiểu nói: “Hình như bố bảo cô ấy làm chứng gì đấy phải không? Có phải chuyện Aly và Hân thuê nhà của cô ấy bỗng mất tích? Bố, tại sao bố quen hai cô gái ấy?”
Ông Thiên nói: “Chú Công của con quen. Hôm mừng sinh nhật bố, các cô ấy đến khiêu vũ với khách. Nghe nói hôm ấy ra về, các cô ấy mất tích, cho nên nhà ta trở thành đối tượng nghi vấn.”
Ông Thiên cũng không nói cho Ngô Hiểu biết chuyện Hân đã chết, không cần thiết để con trai và Lâm Tinh cảm thấy sự việc đêm hôm ấy quá nghiêm trọng. Quả nhiên Ngô Hiểu không cho chuyện ấy là gì, chỉ hờ hững nói:
“Chuyện ấy có liên quan gì đến nhà ta.”
“Tại sao không?” Ông Thiên nói: “Hôm ấy hai cô đến vào khoảng tám giờ, chín giờ đã ra về. Các cô ấy đến có người biết, lúc ra về không ai trông thấy.”
“Hôm ấy có chú Tường, chú Công, cả chú Lương nữa, họ có thể chứng minh.”
“Nếu bên công an cho là mấy người ấy đồng mưu, liệu ai có thể chứng minh?”
Ngô Hiểu cười: “Bố nói thật hay nói đùa đấy?”
Ông Thiên cũng cười, nhưng lòng lại khó mà cười như con. Nụ cười trên khuôn mặt ông chỉ tồn tại trong giây lát, thay vào đó là lời than thở: “Có lúc đấy là chuyện đùa, không biết tại sao lại trở thành sự thật.”
Lúc ấy Lâm Tinh ngồi bên bể bơi nóng ruột chờ đợi, ông Thiên đang nói chuyện trong thư phòng. Câu chuyện kết thúc, Ngô Hiểu thay mặt người vợ mới cưới bảo đảm: “Bố, bố yên tâm, nếu cần thiết cô ấy sẽ làm chứng, chắc chắn cô ấy sẽ đồng ý.” Ông Thiên phấn khởi vì lời bảo đảm. Ngô Hiểu cũng phấn khởi vì cuộc hôn nhân của anh đã được gia đình thừa nhận và tiếp nhận. Cũng là lần đầu tiên ông Thiên và con cùng cô gái được con trai chọn lựa, ngồi bên bàn ăn, ăn bữa tối gia đình. Ông dùng trà thay rượu, nói lời chúc mừng của người cha đối với tương lai của hai người. Về chuyện ông mong Lâm Tinh làm chứng, ông không nói trong buổi tối hôm nay.
Ông chúc mừng rất nhiệt tình, nhất là mấy câu nói nhắc đến bố mẹ Lâm Tinh, khiến cô vô cùng xúc động. Khoảnh khắc ấy tưởng chừng ông quên mất động cơ ban đầu để ông từ bỏ cái cố chấp của mình, nhanh chóng đồng ý với cuộc hôn nhân này. Bên bàn ăn có một cô gái, cuối cùng đã có được không khí gia đình. Ông nghĩ, mong rằng cô gái này có thể đem đến sự bình yên và hạnh phúc cho Ngô Hiểu, bao gồm cả ông trong đó.
Sau bữa ăn, tiễn vợ chồng Ngô Hiểu rồi ông lên lầu. Ông Tường và ông Công vẫn đang sốt ruột chờ, nhưng họ trông thấy vẻ mặt ông Thiên rất yên ổn. Thấy ông Công, ông mới nhớ phải trách ông này: “Anh xử lý cái xác chẳng cẩn thận chút nào, sai hết việc này đến việc khác, cuối cùng làm hỏng mọi việc!” Ông Công cúi đầu lau mồ hôi. Ông Tường khuyên: “Thôi anh ạ, vừa rồi tôi đã trách anh ấy rồi. Bây giờ phải bàn chuyện mà chúng ta đang đối mặt.” Ông Thiên nói: “Vấn đề không phải đã hết thuốc chữa. Bên công an nhận định cô Hân chết lúc chín giờ bốn mươi lăm phút, chúng ta phải tìm cách chứng minh trước đó họ đã ra về. Lúc này có một người làm chứng, có thể chứng minh tối hôm ấy chúng ta giải tán lúc nào. Tôi đã tìm được người làm chứng đó rồi.”
Ông Tường và ông Công đồng thanh: “Ai?”
Ông Thiên trả lời: “Cô Lâm Tinh.”
Ông Công nghi ngờ: “Cô ta? Cô ta? Cô ta không phải là người thuần tính, với lại cũng không giống như cô Aly, cô Hân có thể mua được bằng tiền.”
Ông Thiên nhìn vẻ mặt hoài nghi của hai người kia, nói: “Bây giờ cô ấy đã là con dâu của tôi rồi.”
Ông Tường, ông Công đều bất ngờ: “Cưới chưa? Lấy cậu Hiểu à?” Tất nhiên hai người không khổ tâm và không biết phải làm gì hơn như ông Thiên. Vào lúc này, đối với họ quả là một tin vui.
Ông Thiên lạnh lùng gật đầu: “Ừ, hai người kết hôn cách đây vài hôm.”
Ông Công với vẻ thích thú: “Thế thì tốt rồi.”
Ông Tường bình tĩnh hơn: “Anh với cô ấy bàn chuyện này rồi à? Cô ấy đồng ý làm chứng cho chúng ta không?”
Ông Thiên nói: “Tôi nói với cô ấy hôm qua, hôm nay tôi không nói gì thêm. Tiếp theo, để Hiểu nói chuyện với vợ. Chờ xem Hiểu nói thế nào, tôi sẽ tìm cô ấy để nói chuyện một lần nữa. Thật ra, bảo cô ấy chứng minh cũng đơn giản. Hôm ấy rất muộn cô ấy đến ngồi chừng mười lăm phút, bảo cô ấy nói ngồi nửa tiếng là đủ. Chẳng phải là chuyện khó khăn gì cho cô ấy.”
Ông Công rất yên tâm: “Vậy, cô ấy đã là con dâu. Nếu không vì anh Thiên cũng vì cậu Hiểu, mà cũng vì chính cô ấy.”
Ông Tường không quen biết Lâm Tinh như ông Công, cho nên không yên tâm lắm: “Nghe nói cô ấy tốt nghiệp đại học, lại là một phóng viên, người làm công tác khoa học xã hội làm cái việc này... Nói thế nào nhỉ, làm cái việc ngụy chứng, liệu có trở ngại tâm lý không?”
Điều ông Tường lo lắng không phải không có cơ sở. Ông Thiên không thể không vì ông ta, cũng là vì mình, làm một cuộc phân tích, suy luận: “Tôi không nói cô ta làm chứng giả, nói như vậy sẽ tạo nên sức ép lớn về mặt luật pháp và lương tâm con người. Tôi chỉ nói lúc ấy tôi đang nghỉ ngơi, mọi người đã giải tán. Đấy là sự thật, nhưng trừ chúng ta ra, không còn ai làm chứng. Cô ấy đến vào lúc ấy, chỉ cần cô ấy nói đã ở đây trong bao lâu cũng đủ làm chứng rồi. Với lại, anh Tường, phương thức hành vi thực tế của người Trung Quốc chúng ta, anh đọc sách Tây nhiều nhưng không hiểu bằng anh Công. Người Trung Quốc đều lấy bản thân làm trung tâm. Quan hệ với người khác giống như nhảy xuống nước, mặt nước sẽ tạo nên những vòng sóng vây quanh bản thân. Vòng sóng từ xa đến gần để phân chia thân sơ, đấy chính là cái nhân luận đạo đức truyền thống của người Trung Quốc. Vòng sóng càng gần, càng có liên quan đến hơi thở của bản thân, càng xa càng không liên quan, điểm trung tâm tức là bản thân. Hôm ấy tôi cũng đã nói với ông Lương. Người Trung Quốc tự cổ chí kim vì mình bất chấp gia đình, vì gia đình bất chấp đoàn thể, vì đoàn thể bất chấp xã hội, bất chấp quốc gia, bất chấp thiên hạ, chỉ là chuyện bình thường.” Ông Tường và ông Công đều im lặng, không phải vì tâm phục khẩu phục, ít ra cũng không còn lời nào phản bác. Ông Thiên nói: “Thôi, các anh về sớm đi. Bắt đầu từ lúc này chúng ta nếu không có việc gì thì không nên tụ tập, phải tránh mọi sự nghi ngờ. Có việc gì cần gặp nhau thì gọi điện thoại di động gặp nhau ở đâu đó. Anh Công, điện thoại di động của anh phải mở thường xuyên đấy nhé.”
Ông Công vỗ vỗ vào cái cặp để điện thoại, nói: “Lúc nào em cũng mở máy.”
Chừng như vì tiếng vỗ bồm bộp của ông, cái điện thoại di động trong cặp bỗng đổ chuông. Ông Công cười cười: “Anh thấy đấy!” Ông ta lấy máy ra: “Ai đấy?”
Người gọi đến vừa nói được một câu, nụ cười trên khuôn mặt ông Công bỗng tắt lịm.
Ông Thiên và ông Tường cùng chú ý vẻ mặt ông Công. Ông ta đưa tay lên che điện thoại, ánh mắt sợ hãi, nói với hai người:
“Vẫn là hắn, hắn lại đến!”
Cả ba người cùng hiểu, người lại đến này là kẻ tống tiền mà họ cho rằng sẽ không đến quấy rầy nữa.
Lần này thì ông Thiên trực tiếp nghe máy, đối phưong vẫn cười cười khách khí: “Thưa ông Chủ tịch, lần trước tôi chưa gặp ông để cảm ơn, lần này tôi xin bổ sung.”
Ông Thiên nói: “Tôi đã thỏa mãn yêu cầu của anh rồi cơ mà. Anh cũng nên giữ chữ tín, tại sao còn gọi điện đến?”
Đối phương nói: “Tiền lần trước tôi chữa bệnh cho cô Hân đã hết. Tôi xin nói với ông, cô Hân thật bất hạnh, cô ấy chết rồi. Ông nên bỏ ra một khoản lo tang lễ cho cô ta.”
Ông Thiên không còn biết nói thế nào. Ông biết nói lý với bọn người này cũng hoài công vô ích. Ông ngồi lặng đi, hồi lâu sau mới nói: “Anh đòi bao nhiêu nữa?”
Đối phương cười: “Chúng ta không thể theo tiêu chuẩn tang lễ của Nhà nước quy định. Thế này nhé, ông chuẩn bị cho tôi năm triệu, trọn gói, từ nay về sau coi như thôi.”
Ông Thiên biết mình đã rơi vào trận giác đấu với bọn vô lại trong xã hội, buộc phải mặc cả, ông đành buông lời đe dọa:
“Này ông anh, ông anh có hiểu cái lý biết dừng lại đúng lúc không. Hãy cẩn thận, nếu lòng dạ tham lam đen tối quá mức, sẽ phải trả giá đấy.”
Ông biết lòng dạ đối phương vô cùng đen tối. Chúng không phải là trẻ con hễ nghe dọa là nhũn như con chi chi. “Ốm có tiền ốm, chết có giá của chết, tôi công bằng lắm. Tôi chỉ có thể ngồi tù có thời hạn, nhưng làm chết người có tội chết, bỏ ra năm triệu đổi lấy mạng sống, ông sợ bị thiệt à?”
Sắc mặt ông Thiên tái nhợt, nói: “Ba triệu không bịt nổi cái miệng anh, chúng tôi không thể tin nổi. Anh muốn thế nào thì cứ làm.”
Đối phương giảm cơn tức giận, nói: “Tôi bảo đảm đây là lần cuối. Chả phải cô Hân chết rồi hay sao, chết là hết chuyện.”
Ông Thiên nói: “Này, chúng ta gặp nhau nói chuyện có được không. Gặp nhau bàn bạc, thương lượng gì cũng được.”
Đối phương cười như hiểu lòng nhau: “Chuẩn bị sẵn tiền, ngày mai tôi sẽ gọi điện lại.”
Trong máy không còn tiếng nói, chờ hồi lâu ông Thiên mới biết đối phương đã cúp máy. Ông từ từ đóng máy, nhìn ông Tường, lại nhìn ông Công, ba người không biết nói gì.
Trầm mặc hồi lâu, nhưng rồi ông Tường lên tiếng trước: “Cái thằng này, không còn cách nào nói chuyện với hắn, không thể tin nổi. Hôm qua cho ba triệu, hôm nay đòi thêm năm triệu. Cho năm triệu, ngày kia sẽ đòi mười triệu.”
Ông Công phụ họa: “Anh Tường nói đúng lắm.”
Ông Thiên chậm rãi ngồi xuống, miệng ngậm điếu thuốc quên châm lửa. Ông Công bật lửa, nhưng ông lấy điếu thuốc xuống, nói: “Anh Công, ngày mai anh lấy nốt năm triệu ra cho tôi.”
Ông Tường tỏ ra lo lắng sợ hãi: “Anh Thiên, không thể làm thế.”
Với sự quyết đoán không thể nghi ngờ và quyền uy không thể phủ nhận, ông Thiên nói: “Hắn hết lần này đến lần khác đòi tiền là bởi chúng ta chưa gặp mặt hắn, hắn chưa lộ mặt nên dám tố chúng ta. Lúc này chúng ta phải nắm lấy cơ hội, phải gặp mặt hắn, phải biết hắn là ai. Nếu không, chúng ta mãi mãi bị hắn khống chế, sau này sẽ đòi cả Tập đoàn Trường Thiên, chúng ta cũng phải cho.”
Ông Tường không nói gì, ông Thiên quay sang nhìn ông Công, nói: “Anh Công, anh làm việc với tôi hơn hai chục năm nay rồi nhỉ? Hai chục năm anh lập rất nhiều công trạng. Bây giờ tôi là người già nhất trong ba chúng ta, số phận buộc chặt vào cậu con trai. Vừa rồi tôi nói, văn hóa truyền thống của Trung Quốc là nhân luận. Về cơ bản có năm điều. ngoài quân thần, phụ tử, phu thê, huynh đệ, còn một nữa là bạn bè. Người Trung Quốc chúng ta có nhiều việc trên không nói với cha mẹ, dưới không nói với vợ con, chỉ nói với bạn bè, cho nên mình chỉ nên biết mình. Anh Công, tôi với anh cùng anh Tường, chúng ta hai chục năm nay là bạn hiểu lòng nhau. Tôi rất khâm phục nghĩa khí của anh, vì bạn mà hai bên mang sườn hai con dao. Tôi, Ngô Trường Thiên có ý chí, anh Tường có mưu, mọi chuyện xông pha trận mạc có anh Công.”
Vành mắt ông Công đỏ hoe, giọng nói khàn khàn: “Anh Thiên, em chỉ là nhân vật nhỏ không đủ tư cách làm bạn với anh. Em với anh không phải là bạn, mà là quân thần, vua tôi. Có thể em không hiểu những chuyện khác, nhưng cái đạo vua tôi ở Trung Quốc là, vua bắt tôi chết, tôi phải chết!”
Ông Thiên vô cùng cảm động. Ông nghĩ, anh này ở Trường Thiên hai mươi năm, những chuyện khác không nói làm gì, tình cảm với cấp dưới, uy tín với cấp dưới cũng có thể nói rất tốt. Ông biết, từ lâu rồi ông Công nói với mọi người: đời tôi gắn kết với ông Thiên, ông ấy bảo tôi phạm sai lầm, tôi cũng sẵn sàng. Ông Thiên nghe chỉ cười, nói, tôi làm sao bảo anh phạm sai lầm được. Có nhiều chuyện, có nhiều lời nói, tất cả hiện lên, giống như lời dự báo cho hiện tại và tương lai. Tháng Bảy năm 1999, đang giữa ngày hè nóng bức, bao trùm biết bao nhiêu dự báo xấu.
So với ông Công, ông Tường suy tính công chuyện thực tế hơn, cụ thể hơn. Ông phá vỡ cuộc đối thoại tình cảm dai dẳng giữa ông Thiên và ông Công: “Anh Thiên, không còn nhiều thời gian, cuối cùng làm thế nào để lôi cái thằng kia ra, làm thế nào để hắn lộ mặt, phải có biện pháp cụ thể.”
Ông Thiên mặt không biểu cảm, nhìn ông Tường, nói: “Lưỡi câu năm triệu, sợ không câu nổi con cá ươn à?”
Ông Thiên nói rất kiên quyết, thậm chí câu nói có phần hung dữ ít thấy ở ông. Câu nói cũng trở thành lời than thở kinh ngạc cuối cùng của buổi bàn mưu tính kế tối nay.
Đã muộn lắm rồi, họ kết thúc buổi mật đàm. Không để người giúp việc trông thấy, ông Tường và ông Công lặng lẽ rút khỏi biệt thự Kinh Tây bằng lối cửa sau. Ông Thiên cũng không xuống tiễn. Lúc họ đi thì trời mưa, con phố nhỏ ở cổng sau vắng vẻ. Ông Thiên tắt đèn trong phòng ngủ, một mình lặng lẽ ngồi ở sofa. Tòa biệt thự chìm trong yên tĩnh, giống như một ngôi nhà hoang. Chỉ có tiếng mưa lúc mờ lúc tỏ bên cửa sổ. Sau đấy ông cũng nghe thấy tiếng sấm từng làm cho Ngô Hiểu và Lâm Tinh giật mình.
Buổi trưa ông có kế hoạch dự cuộc họp báo của Công ty đầu tư - thương mại Trường Thiên, vì buổi sáng nhận được thông báo cho biết, lãnh đạo thành phố Bắc Kinh đi thị sát Xương Bình. Buổi trưa về xem cơ sở nghiên cứu máy tính của tập đoàn Trường Thiên đặt tại huyện Xương Bình, mong ông có mặt hướng dẫn tham quan. Ông lập tức bỏ dở cuộc họp công tác nhân sự của tập đoàn, vội vã đi Xương Bình. Ở Xương Bình, sau khi tiễn các vị lãnh đạo thành phố, ông quay về. Lúc về đến văn phòng Công ty, cơm trưa cũng không kịp ăn. Những năm gần đây nhịp điệu công tác của ông vẫn gấp gáp như thế. Người thư ký đưa đến cho ông một đĩa bánh, ông vừa ăn vừa đọc các văn bản. Một nhân viên của bộ phận quan hệ công chúng đưa đến cho ông một tập biểu mẫu để ông duyệt. Đây là tập biểu mẫu gồm các nhân vật nổi trội của mười doanh nghiệp lớn trong cả nước, có một số nội dung cần ghi, xin ý kiến ông phải ghi thế nào. Ông vốn không thích cái trò bầu bán bình chọn này, thậm chí còn rất phản cảm. Bây giờ, có nhiều nhân vật đứng đầu doanh nghiệp được khen thưởng, rất dễ tạo nên sự ghét bỏ nhưng lời biểu dương huyênh hoang, nhưng nghĩ đến công việc làm ăn và tranh thủ phân định chủ quyền sở hữu tài sản, cảm thấy có tiếng, có ảnh hưởng xã hội nhiều hơn cũng sẽ có lợi. Vậy là ông kiên nhẫn đọc những biểu ghi hết sức phức tạp, đồng thời chỉ thị phải ghi những mục cụ thể thế nào. Người thư ký lại vào thông báo, có hai cán bộ của Sở Công an chờ khá lâu ở phòng họp, nhất định đòi gặp ông.
Sở Công an? Ông Thiên giật mình, không như bình thường, tim đập mạnh, thái dương co giật. Ông cố giữ bình tĩnh, nói: “Mời họ vào đây.”
Giống như mô thức phim hình sự Hollywood được lưu hành rộng rãi mấy năm gần đây, hai nhân viên cảnh sát một lớn tuổi một trẻ tuổi bước vào. Viên cảnh sát lớn tuổi chừng hơn năm mươi, lời lẽ nhã nhặn tôn trọng. Viên cảnh sát trẻ chỉ chừng hơn hai mươi, vẻ mặt nghiêm túc, không tự nhiên. Họ đều mặc thường phục, bước vào phòng liền nhìn quanh, tưởng như chưa bao giờ được vào một văn phòng rộng rãi như thế này.
Chủ khách cùng ngồi, đôi lời hàn huyên giới thiệu. Niên cảnh sát lớn tuổi nói chuyện rất bình thường, như trao đổi thân tình:
“Tôi năm nay năm mươi tròn, anh trẻ hơn tôi đấy nhỉ?”
Ông Thiên nói: “Tôi cũng năm mươi, anh sinh tháng mấy?”
Viên cảnh sát lớn tuổi nói: “Tôi sinh tháng Mười, cùng năm cùng tháng với nước cộng hòa.” Ông ta cười: “Đáng tiếc không cùng ngày.”
Ông Thiên cũng rất thân tình: “Vậy anh là em rồi, tôi sinh tháng này, vừa kỷ niệm sinh nhật hồi đầu tháng.”
Viên cảnh sát chắp tay, khiêm tốn, cung kính: “Ồ, ra thế ra thế!” Không ngờ, ông ta lập tức quay ngoắt mũi nhọn, rất nhanh mồm nhanh miệng, khiến ông Thiên không kịp trở tay.
“Nghe nói năm nay anh kỷ niệm sinh nhật ở Bắc Kinh?”
Câu hỏi đầu tiên đi thẳng vào chuyện kỷ niệm sinh nhật, ông Thiên thoáng thấy có gì đó không ổn. Ông không kịp nghĩ nhiều, vội vã trả lời: “Đúng vậy, ở Bắc Kinh, tôi cũng có nhà.”
Viên cảnh sát lớn tuổi lấy từ trong cặp của viên cảnh sát trẻ ra một tấm hình, đưa cho ông Thiên: “Anh đã gặp người này bao giờ chưa?”
Lúc này ông Thiên mới rõ, vừa rồi mình đã nghĩ sai, đối phương bắt đầu bằng câu chuyện thường nhật làm tâm trạng ông thanh thản. Nhưng rồi câu chuyển nhanh chóng chuyển chủ đề, khiến ông bối rối ứng đáp. Khuôn mặt trong tấm hình làm đầu ông như nổ tung. Ông không biết những thớ thịt trên khuôn mặt mình có giữ nổi bình tĩnh hay không.
Trong ảnh là hình một cô gái có đôi mắt tươi cười, cặp lông mày hơi thấp, tuy trang điểm đậm nhưng vẫn nhận ra đấy là Hân, cô gái đã chết. Ông Thiên không dám nhìn lâu, nói:
“Cô này... trông quen quen.”
“Anh thử nghĩ giúp chúng tôi đã gặp cô ấy ở đâu.”
Thái độ của viên cảnh sát lớn tuổi rất khách khí, giống như cầu mong được sự giúp đỡ. Ông Thiên làm ra vẻ suy nghĩ, không biết nên nói thế nào. Viên cảnh sát để ông có đủ thời gian suy nghĩ, lúc này mới nhắc:
“Hôm kỷ niệm sinh nhật anh có trông thấy cô gái này không?”
Ông Thiên như sực nhớ ra: “À, phải rồi, hình như hôm ấy cô này đến khiêu vũ với khách. Hình như có cô ta.”
“Hôm ấy anh mời nhiều khách không?”
“Ít thôi. Tôi vốn không thích ồn ào đông người. Hôm ấy chỉ mời mấy người bạn cũ, cán bộ cũ, cộng với tôi và con trai tôi. Ờ, sau đấy con tôi... vợ của con tôi, cũng đến.”
“Anh có nhớ hôm ấy có mấy cô gái được mời đến khiêu vũ không?”
“Tôi không rõ lắm, hôm ấy tôi hơi mệt, ăn xong là đi nghỉ ngay. Xưa nay tôi không thích khiêu vũ, về sau nghe nói họ không khiêu vũ, tôi đi nghỉ. Vậy là mọi người cùng giải tán.”
“Ông có nhớ cô gái này hôm ấy mặc đồ gì không?”
“Tôi không nhớ.”
“Mặc màu đậm hay màu nhạt?”
“Tôi không nhớ.”
“Cô ấy về lúc nào?”
“Hình như... chín giờ tôi lên đi nghỉ, có thể họ về ngay lúc đó. Thế nào, cô gái này có chuyện gì không?”
Ông Thiên cảm thấy nếu mình không hỏi ngược lại, hình như có gì đó không hợp lý. Viên cảnh sát lớn tuổi không giấu giếm: “Cô ấy chết rồi.”
Ông Thiên làm ra vẻ giật mình “Hả? Chết rồi à?”
Viên cảnh sát nói: “Xác của cô ta được phát hiện ở một khúc sông giáp giới tỉnh Hà Bắc, những người đánh cá vớt lên. Đầu có một vết thương, chúng tôi nghi ngờ cô ta bị giết.”
Ông Thiên gật gật đầu, bỗng nhếch mép cười, hỏi: “Thế nào... phải chăng tôi cũng là nghi can?”
Viên cảnh sát lớn tuổi cười cười: “Không không, theo thời gian cái đồng hồ của cô ta dừng lại. Có thể cô ta chết lúc chín giờ bốn mươi lăm phút, sau khi dự sinh nhật của anh. Nhưng theo anh vừa nói, cô ta đã rời khỏi nhà anh.”
Ông Thiên như nhớ lại: “Ừ, khoảng chín giờ bốn mươi lăm phút tôi nói chuyện với con dâu tôi. Nó đến lúc chín rưỡi, mười giờ thì ra về.”
Viên cảnh sát hỏi: “Con dâu của anh... tên là gì nhỉ?”
Ông Thiên nói tên Lâm Tinh và nơi cô làm việc. Ông để ý đến viên cảnh sát trẻ luôn luôn ngước mặt. Lúc này ánh mắt anh ta bỗng bỗng long lanh, hỏi một câu:
“Bác bằng cách nào mời cô gái này đến nhà khiêu vũ? Trước đấy bác có quen cô ấy không?”
Ông Thiên trả lời: “Trong ấn tượng của tôi, hình như ông Lí Đại Công, Giám đốc Hành chính của chúng tôi mời đến, họ quen nhau như thế nào tôi không rõ.”
Viên cảnh sát lớn tuổi lại hỏi: “Chúng tôi có thể gặp ông Công để nói chuyện được không?”
Ông Thiên rất thoải mái: “Tất nhiên là được.” Ông tỏ ra tích cực gọi thư ký vào, bảo tìm giúp ông Công. Hai viên cảnh sát cũng đứng dậy cáo từ, bắt tay cảm ơn ông. Họ còn bày tỏ, nếu có gì chưa rõ sẽ đến làm phiền ông một lần nữa.
Cảnh sát đã đi, ông Thiên không còn làm được việc gì. Ông gọi điện thoại thông báo tình hình cho ông Công và ông Tường, dặn họ những điều cần chú ý khi tiếp xúc với cảnh sát. Họ nói chuyện qua điện thoại bằng những tiếng lóng không ở trong cuộc thì không thể hiểu nổi, nhưng ông Thiên, ông Công và ông Tường đều hiểu. Dù cảnh sát thường phục bất ngờ đến khiến ông giật mình, nhưng lời lẽ của ông trong điện thoại cũng rất thoải mái và lạc quan để giảm nhẹ sức ép tâm lý của hai vị đồng hương.
Buổi chiều ông về biệt thự Kinh Tây sớm hơn. Qua điện thoại với người thư ký, ông biết chiều hôm ấy hai nhân viên cảnh sát đã gặp ông Công, sau đấy gặp ông Tường. Ông nghĩ, tối nay phải gọi hai người kia đến xem tình hình thế nào đồng thời để thống nhất lời khai. Nghĩ đến đây, ông chợt nhớ phải gọi điện cho ông Mai Khởi Lương ở trường Đảng, bề ngoài hẹn nhau đến hồ Côn Minh trong Di Hòa viên bơi thuyền ngắm trăng. Lời lẽ giống như ngẫu nhiên tiện thể nói đến chuyện buổi chiều hai nhân viên cảnh sát đến tìm. Sau đấy, họ như nói về một tin tức kỳ lạ cái xác vớt được ở một khúc sông tỉnh Hà Bắc rất giống cô gái đến khiêu vũ với ông ta. Ông Thiên qua điện thoại thông báo tình hình cho ông Lương, dù có ai nghe thấy thì câu chuyện cũng chẳng có gì khác thường. Ông nói với ông Lương: “Công an chủ yếu muốn tìm hiểu cô gái kia làm gì, hình như muốn tìm bố mẹ cô ta.” Ông Thiên cố tình miêu tả sự việc cho nhạt bớt, không nói đến chuyện cảnh sát nghi ngờ ông giết người. Ông nghĩ lúc này cũng đừng nên làm ông Lương sợ hãi.
Hoàng hôn, con trai về, đem theo nàng dâu mới cùng về. Nàng dâu xinh đẹp, ốm đau, bướng bỉnh mà ông rất căm giận, về thăm bố chồng. Nàng dâu không dám vào, lẩn tránh sau bể bơi, để con gặp mặt bố trước. Con vừa bước vào thư phòng, mới nói được một câu: “Bố, con cưới rồi, chúng con về thăm bố.” Vành mắt ông Thiên càng đỏ hơn. Bộ dạng con trai lúc bấy giờ khiến ông nghi ngờ nhìn lại cuộc đời mình. Ông phấn đấu bao nhiêu năm nay, phải nếm trải biết bao nhiêu gian nan khổ cực. Về mặt sự nghiệp đã công thành danh toại, nhưng về đời sống cá nhân chừng như đến bước vợ chết, con bỏ đi. Lại đang gặp chuyện khó khăn... Thế kỷ này sắp kết thúc, đang chờ thế kỷ sau bắt đầu, không biết tại sao tất cả như cùng đến bước đường cùng. Cái buổi hoàng hôn đau đầu nhức óc này, vào khoảnh khắc ông bị dồn đẩy đến tận cùng, con đem cuộc hôn nhân “phản nghịch” về để ông thừa nhận. Câu đầu tiên ông hỏi con trai: “Tôi sinh ra anh, nuôi nấng anh, hơn hai chục năm trời. Bây giờ anh đòi xa tôi, lẽ nào không đáng để nói trước với tôi một câu?” Bất luận về tình cảm hay về đạo lý, Ngô Hiểu cũng phải cúi đầu nhận lỗi. Cũng vì nhìn thấy cái mà cậu ta chưa hề nhìn thấy, đấy là giọt nước mắt người làm cha, anh nói: “Thưa bố, con sai rồi. Con biết bố vẫn yêu thương con, xin bố tha thứ cho con.” Ông Thiên nén nghẹn ngào trong lồng ngực, hỏi: “Bố chỉ muốn con trả lời, tại sao con mời hai mươi hai tuổi mà đã lấy vợ? Hơn nữa lại lén lút làm đám cưới như thế?”
Ngô Hiểu nói: “Cô ấy ốm đau, con không có khả năng chạy chữa. Nếu con không cưới thì không thể nào giúp được cô ấy.”
Ông Thiên nghiến răng, nghiến lợi: “Con biết không, bao nhiêu lần bố suýt đổ vỡ. Công ty của bố bao nhiêu lần sinh tử tồn vong, nhưng chưa bao giờ bố bị ai dồn ép. Nếu con định lấy chuyện cưới để dồn ép bố, vậy con đã nghĩ sai rồi.” Ngô Hiểu trầm mặc, lời lẽ thật thà, nhưng cái trầm mặc của anh nặng như ngọn núi. Ông Thiên im lặng, rít một hơi thuốc. Hơi thuốc làm cho ông trấn tĩnh, ông biết lúc này không phải là lúc tức giận. Ông Tường và ông Công đã đến và đang chờ ông ở dưới nhà. Vào lúc nguy cấp, ông phải giải tỏa nguy cơ lớn nhất trong đời. Trong nguy cơ, ông phải chống đối với nàng dâu, nhưng lại trở thành nhân chứng cho ông. Vậy là ông giảm sự phẫn nộ trong đầu, thở dài với con trai: “Hôm nay các con về thăm bố, nói rõ sự việc chẳng ra sao, chứng tỏ các con còn là người hiểu biết. Các con đã cưới nhau rồi, bây giờ bảo bố phải nói thế nào...”
Ngô Hiểu vẫn với những lời mộc mạc: “Tha thứ cho chúng con.”
Ông Thiên ngồi xuống sofa. Cái sofa một người kiểu Anh bọc da, tựa lưng cao còn có thêm hai cánh khép vào trong, thể hiện cái uy nghiêm và sự bí ẩn cổ xưa. Mỗi lần ông Thiên ngồi lọt giữa cái tựa sofa cũng thấy mình bé nhỏ. Ông nghĩ, bao nhiêu năm bay nhảy trong sự nghiệp, những gì đã làm ông hết lần này đến lượt khác thoát khỏi cái chết? Là cá tính không khuất phục rất đáng khen của ông ư? Tất nhiên không phải, điểm này thì ông biết rõ. Điều thật sự giúp ông vượt qua ấy là lòng kiên nhẫn, là sự mềm dẻo như nước. Cổ nhân nói “Ngũ thập nhi tri thiên mệnh”, đến tuổi năm mươi ông mới tỉnh ngộ “nói phải cứng rắn, làm thì mềm dẻo” tại sao lại là điều được tôn sùng bao đời nay. Được sự giáo hóa trung - hiếu - nhân - nghĩa, lễ - trí - tín, tích lũy phương lược và con đường cầu tồn của kẻ thống trị, thực tế đều lấy từ “Đạo gia”. Trước đấy, ông chỉ biết con người luôn đi lên chỗ cao, sau khi “đắc đạo” mới biết nước chảy chỗ trũng. Đạo gia “sùng thủy” tức là lúc nào cũng có ý đặt mình dưới chiều gió, đúng là trí tuệ vô song. Vạn vật trời đất chỉ có nước mới có thể biến đổi tùy hình, nhưng lại không chỗ nào không thẩm thấu sinh tồn.
Trước mắt, với cô con dâu, ông phải đặt mình ở thế dưới và thế yếu. Vì cô ta có thể vươn đầu ưỡn ngực yêu cầu tiền của ông bố chồng này, cậu con trai vẫn đi theo cô ta. Sự việc đã đến ngày hôm nay nếu không thừa nhận chẳng có ý nghĩa gì, ngoài việc bị người cười chê lại còn mất cả con. Hơn nữa, đã hút hết nửa điếu thuốc, ông không thể không nghĩ đến chuyện hung hiểm đã cận kề trước mắt. Cái buổi tối mừng thọ ngũ tuần đã làm những gì, trừ ông Tường, ông Công, ông Lương mấy người đồng mưu ra, có thể Lâm Tinh là người ngoài cuộc duy nhất chứng minh ông “thanh bạch.”
Ông giụi tắt nửa điếu thuốc hút dở, cố không để bất ngờ, đổi giọng, hỏi con: “Chữa bệnh cho cô ấy sẽ mất bao nhiêu tiền?”
Ngô Hiểu nói: “Chữa bệnh này, tốt nhất là thay thận. Kể cả mổ và điều dưỡng bình phục, tất cả khoảng ba, bốn trăm ngàn.”
Ông Thiên không còn cách nào hơn: “Thôi được, bố chi khoản tiền ấy.” Ngô Hiểu mở to mắt, nhìn bố hồi lâu rồi mới tin nổi, anh muốn cười, lại cố nhịn, chỉ nói một câu: “Bố, cảm ơn bố!”
Ngô Hiểu cười khiến trái tim sắt đá của ông Thiên mềm lại, đồng thời trào lên một nỗi thương cảm và yếu đuối của những người đến tuổi già mới có. “Con có biết không, trong đời bố được mất đã nhiều, đối với bất cứ thứ gì cũng không coi là gì. Nhưng bây giờ già rồi, điều mà bố sợ nhất đó là mất con. Những người ở tuổi bố, không mong muốn con cái phụng dưỡng, nhưng chỉ sợ con cái không có tình cảm. Con cưới mà không nói với bố một lời. Con có biết bố đau lòng đến mức nào không?”
Rõ ràng Ngô Hiểu rất cảm động, anh nói: “Bố, con đang nói với bố đấy thôi. Lâm Tinh là một cô gái rất tốt, con nghĩ nhất định sau này bố sẽ vui lòng.”
Ông Thiên để sang một bên nỗi chua xót và niềm cảm thán chợt đến, vội nắm lấy câu nói của con, hỏi ngược lại: “Bố vui lòng, vậy cô ấy có vui lòng vì bố không? Trước đây bố vẫn phản đối quan hệ của con với cô ấy.”
Ngô Hiểu tỏ thái độ bảo đảm: “Bố cứ yên tâm. Bố chưa hiểu cô ấy đấy. Bố mẹ cô ấy không còn, nếu bố đối xử tốt với cô ấy, chắc chắn cô ấy sẽ coi bố là người thân thiết. Cô ấy rất biết đền đáp công ơn.”
Ông Thiên nói: “Hôm qua bố tìm gặp cô ấy, vì có một việc muốn cô ấy giúp, lúc ấy bố chưa biết các con đã cưới. Cô ấy về có nói lại với con không?”
Ngô Hiểu nói: “Hình như bố bảo cô ấy làm chứng gì đấy phải không? Có phải chuyện Aly và Hân thuê nhà của cô ấy bỗng mất tích? Bố, tại sao bố quen hai cô gái ấy?”
Ông Thiên nói: “Chú Công của con quen. Hôm mừng sinh nhật bố, các cô ấy đến khiêu vũ với khách. Nghe nói hôm ấy ra về, các cô ấy mất tích, cho nên nhà ta trở thành đối tượng nghi vấn.”
Ông Thiên cũng không nói cho Ngô Hiểu biết chuyện Hân đã chết, không cần thiết để con trai và Lâm Tinh cảm thấy sự việc đêm hôm ấy quá nghiêm trọng. Quả nhiên Ngô Hiểu không cho chuyện ấy là gì, chỉ hờ hững nói:
“Chuyện ấy có liên quan gì đến nhà ta.”
“Tại sao không?” Ông Thiên nói: “Hôm ấy hai cô đến vào khoảng tám giờ, chín giờ đã ra về. Các cô ấy đến có người biết, lúc ra về không ai trông thấy.”
“Hôm ấy có chú Tường, chú Công, cả chú Lương nữa, họ có thể chứng minh.”
“Nếu bên công an cho là mấy người ấy đồng mưu, liệu ai có thể chứng minh?”
Ngô Hiểu cười: “Bố nói thật hay nói đùa đấy?”
Ông Thiên cũng cười, nhưng lòng lại khó mà cười như con. Nụ cười trên khuôn mặt ông chỉ tồn tại trong giây lát, thay vào đó là lời than thở: “Có lúc đấy là chuyện đùa, không biết tại sao lại trở thành sự thật.”
Lúc ấy Lâm Tinh ngồi bên bể bơi nóng ruột chờ đợi, ông Thiên đang nói chuyện trong thư phòng. Câu chuyện kết thúc, Ngô Hiểu thay mặt người vợ mới cưới bảo đảm: “Bố, bố yên tâm, nếu cần thiết cô ấy sẽ làm chứng, chắc chắn cô ấy sẽ đồng ý.” Ông Thiên phấn khởi vì lời bảo đảm. Ngô Hiểu cũng phấn khởi vì cuộc hôn nhân của anh đã được gia đình thừa nhận và tiếp nhận. Cũng là lần đầu tiên ông Thiên và con cùng cô gái được con trai chọn lựa, ngồi bên bàn ăn, ăn bữa tối gia đình. Ông dùng trà thay rượu, nói lời chúc mừng của người cha đối với tương lai của hai người. Về chuyện ông mong Lâm Tinh làm chứng, ông không nói trong buổi tối hôm nay.
Ông chúc mừng rất nhiệt tình, nhất là mấy câu nói nhắc đến bố mẹ Lâm Tinh, khiến cô vô cùng xúc động. Khoảnh khắc ấy tưởng chừng ông quên mất động cơ ban đầu để ông từ bỏ cái cố chấp của mình, nhanh chóng đồng ý với cuộc hôn nhân này. Bên bàn ăn có một cô gái, cuối cùng đã có được không khí gia đình. Ông nghĩ, mong rằng cô gái này có thể đem đến sự bình yên và hạnh phúc cho Ngô Hiểu, bao gồm cả ông trong đó.
Sau bữa ăn, tiễn vợ chồng Ngô Hiểu rồi ông lên lầu. Ông Tường và ông Công vẫn đang sốt ruột chờ, nhưng họ trông thấy vẻ mặt ông Thiên rất yên ổn. Thấy ông Công, ông mới nhớ phải trách ông này: “Anh xử lý cái xác chẳng cẩn thận chút nào, sai hết việc này đến việc khác, cuối cùng làm hỏng mọi việc!” Ông Công cúi đầu lau mồ hôi. Ông Tường khuyên: “Thôi anh ạ, vừa rồi tôi đã trách anh ấy rồi. Bây giờ phải bàn chuyện mà chúng ta đang đối mặt.” Ông Thiên nói: “Vấn đề không phải đã hết thuốc chữa. Bên công an nhận định cô Hân chết lúc chín giờ bốn mươi lăm phút, chúng ta phải tìm cách chứng minh trước đó họ đã ra về. Lúc này có một người làm chứng, có thể chứng minh tối hôm ấy chúng ta giải tán lúc nào. Tôi đã tìm được người làm chứng đó rồi.”
Ông Tường và ông Công đồng thanh: “Ai?”
Ông Thiên trả lời: “Cô Lâm Tinh.”
Ông Công nghi ngờ: “Cô ta? Cô ta? Cô ta không phải là người thuần tính, với lại cũng không giống như cô Aly, cô Hân có thể mua được bằng tiền.”
Ông Thiên nhìn vẻ mặt hoài nghi của hai người kia, nói: “Bây giờ cô ấy đã là con dâu của tôi rồi.”
Ông Tường, ông Công đều bất ngờ: “Cưới chưa? Lấy cậu Hiểu à?” Tất nhiên hai người không khổ tâm và không biết phải làm gì hơn như ông Thiên. Vào lúc này, đối với họ quả là một tin vui.
Ông Thiên lạnh lùng gật đầu: “Ừ, hai người kết hôn cách đây vài hôm.”
Ông Công với vẻ thích thú: “Thế thì tốt rồi.”
Ông Tường bình tĩnh hơn: “Anh với cô ấy bàn chuyện này rồi à? Cô ấy đồng ý làm chứng cho chúng ta không?”
Ông Thiên nói: “Tôi nói với cô ấy hôm qua, hôm nay tôi không nói gì thêm. Tiếp theo, để Hiểu nói chuyện với vợ. Chờ xem Hiểu nói thế nào, tôi sẽ tìm cô ấy để nói chuyện một lần nữa. Thật ra, bảo cô ấy chứng minh cũng đơn giản. Hôm ấy rất muộn cô ấy đến ngồi chừng mười lăm phút, bảo cô ấy nói ngồi nửa tiếng là đủ. Chẳng phải là chuyện khó khăn gì cho cô ấy.”
Ông Công rất yên tâm: “Vậy, cô ấy đã là con dâu. Nếu không vì anh Thiên cũng vì cậu Hiểu, mà cũng vì chính cô ấy.”
Ông Tường không quen biết Lâm Tinh như ông Công, cho nên không yên tâm lắm: “Nghe nói cô ấy tốt nghiệp đại học, lại là một phóng viên, người làm công tác khoa học xã hội làm cái việc này... Nói thế nào nhỉ, làm cái việc ngụy chứng, liệu có trở ngại tâm lý không?”
Điều ông Tường lo lắng không phải không có cơ sở. Ông Thiên không thể không vì ông ta, cũng là vì mình, làm một cuộc phân tích, suy luận: “Tôi không nói cô ta làm chứng giả, nói như vậy sẽ tạo nên sức ép lớn về mặt luật pháp và lương tâm con người. Tôi chỉ nói lúc ấy tôi đang nghỉ ngơi, mọi người đã giải tán. Đấy là sự thật, nhưng trừ chúng ta ra, không còn ai làm chứng. Cô ấy đến vào lúc ấy, chỉ cần cô ấy nói đã ở đây trong bao lâu cũng đủ làm chứng rồi. Với lại, anh Tường, phương thức hành vi thực tế của người Trung Quốc chúng ta, anh đọc sách Tây nhiều nhưng không hiểu bằng anh Công. Người Trung Quốc đều lấy bản thân làm trung tâm. Quan hệ với người khác giống như nhảy xuống nước, mặt nước sẽ tạo nên những vòng sóng vây quanh bản thân. Vòng sóng từ xa đến gần để phân chia thân sơ, đấy chính là cái nhân luận đạo đức truyền thống của người Trung Quốc. Vòng sóng càng gần, càng có liên quan đến hơi thở của bản thân, càng xa càng không liên quan, điểm trung tâm tức là bản thân. Hôm ấy tôi cũng đã nói với ông Lương. Người Trung Quốc tự cổ chí kim vì mình bất chấp gia đình, vì gia đình bất chấp đoàn thể, vì đoàn thể bất chấp xã hội, bất chấp quốc gia, bất chấp thiên hạ, chỉ là chuyện bình thường.” Ông Tường và ông Công đều im lặng, không phải vì tâm phục khẩu phục, ít ra cũng không còn lời nào phản bác. Ông Thiên nói: “Thôi, các anh về sớm đi. Bắt đầu từ lúc này chúng ta nếu không có việc gì thì không nên tụ tập, phải tránh mọi sự nghi ngờ. Có việc gì cần gặp nhau thì gọi điện thoại di động gặp nhau ở đâu đó. Anh Công, điện thoại di động của anh phải mở thường xuyên đấy nhé.”
Ông Công vỗ vỗ vào cái cặp để điện thoại, nói: “Lúc nào em cũng mở máy.”
Chừng như vì tiếng vỗ bồm bộp của ông, cái điện thoại di động trong cặp bỗng đổ chuông. Ông Công cười cười: “Anh thấy đấy!” Ông ta lấy máy ra: “Ai đấy?”
Người gọi đến vừa nói được một câu, nụ cười trên khuôn mặt ông Công bỗng tắt lịm.
Ông Thiên và ông Tường cùng chú ý vẻ mặt ông Công. Ông ta đưa tay lên che điện thoại, ánh mắt sợ hãi, nói với hai người:
“Vẫn là hắn, hắn lại đến!”
Cả ba người cùng hiểu, người lại đến này là kẻ tống tiền mà họ cho rằng sẽ không đến quấy rầy nữa.
Lần này thì ông Thiên trực tiếp nghe máy, đối phưong vẫn cười cười khách khí: “Thưa ông Chủ tịch, lần trước tôi chưa gặp ông để cảm ơn, lần này tôi xin bổ sung.”
Ông Thiên nói: “Tôi đã thỏa mãn yêu cầu của anh rồi cơ mà. Anh cũng nên giữ chữ tín, tại sao còn gọi điện đến?”
Đối phương nói: “Tiền lần trước tôi chữa bệnh cho cô Hân đã hết. Tôi xin nói với ông, cô Hân thật bất hạnh, cô ấy chết rồi. Ông nên bỏ ra một khoản lo tang lễ cho cô ta.”
Ông Thiên không còn biết nói thế nào. Ông biết nói lý với bọn người này cũng hoài công vô ích. Ông ngồi lặng đi, hồi lâu sau mới nói: “Anh đòi bao nhiêu nữa?”
Đối phương cười: “Chúng ta không thể theo tiêu chuẩn tang lễ của Nhà nước quy định. Thế này nhé, ông chuẩn bị cho tôi năm triệu, trọn gói, từ nay về sau coi như thôi.”
Ông Thiên biết mình đã rơi vào trận giác đấu với bọn vô lại trong xã hội, buộc phải mặc cả, ông đành buông lời đe dọa:
“Này ông anh, ông anh có hiểu cái lý biết dừng lại đúng lúc không. Hãy cẩn thận, nếu lòng dạ tham lam đen tối quá mức, sẽ phải trả giá đấy.”
Ông biết lòng dạ đối phương vô cùng đen tối. Chúng không phải là trẻ con hễ nghe dọa là nhũn như con chi chi. “Ốm có tiền ốm, chết có giá của chết, tôi công bằng lắm. Tôi chỉ có thể ngồi tù có thời hạn, nhưng làm chết người có tội chết, bỏ ra năm triệu đổi lấy mạng sống, ông sợ bị thiệt à?”
Sắc mặt ông Thiên tái nhợt, nói: “Ba triệu không bịt nổi cái miệng anh, chúng tôi không thể tin nổi. Anh muốn thế nào thì cứ làm.”
Đối phương giảm cơn tức giận, nói: “Tôi bảo đảm đây là lần cuối. Chả phải cô Hân chết rồi hay sao, chết là hết chuyện.”
Ông Thiên nói: “Này, chúng ta gặp nhau nói chuyện có được không. Gặp nhau bàn bạc, thương lượng gì cũng được.”
Đối phương cười như hiểu lòng nhau: “Chuẩn bị sẵn tiền, ngày mai tôi sẽ gọi điện lại.”
Trong máy không còn tiếng nói, chờ hồi lâu ông Thiên mới biết đối phương đã cúp máy. Ông từ từ đóng máy, nhìn ông Tường, lại nhìn ông Công, ba người không biết nói gì.
Trầm mặc hồi lâu, nhưng rồi ông Tường lên tiếng trước: “Cái thằng này, không còn cách nào nói chuyện với hắn, không thể tin nổi. Hôm qua cho ba triệu, hôm nay đòi thêm năm triệu. Cho năm triệu, ngày kia sẽ đòi mười triệu.”
Ông Công phụ họa: “Anh Tường nói đúng lắm.”
Ông Thiên chậm rãi ngồi xuống, miệng ngậm điếu thuốc quên châm lửa. Ông Công bật lửa, nhưng ông lấy điếu thuốc xuống, nói: “Anh Công, ngày mai anh lấy nốt năm triệu ra cho tôi.”
Ông Tường tỏ ra lo lắng sợ hãi: “Anh Thiên, không thể làm thế.”
Với sự quyết đoán không thể nghi ngờ và quyền uy không thể phủ nhận, ông Thiên nói: “Hắn hết lần này đến lần khác đòi tiền là bởi chúng ta chưa gặp mặt hắn, hắn chưa lộ mặt nên dám tố chúng ta. Lúc này chúng ta phải nắm lấy cơ hội, phải gặp mặt hắn, phải biết hắn là ai. Nếu không, chúng ta mãi mãi bị hắn khống chế, sau này sẽ đòi cả Tập đoàn Trường Thiên, chúng ta cũng phải cho.”
Ông Tường không nói gì, ông Thiên quay sang nhìn ông Công, nói: “Anh Công, anh làm việc với tôi hơn hai chục năm nay rồi nhỉ? Hai chục năm anh lập rất nhiều công trạng. Bây giờ tôi là người già nhất trong ba chúng ta, số phận buộc chặt vào cậu con trai. Vừa rồi tôi nói, văn hóa truyền thống của Trung Quốc là nhân luận. Về cơ bản có năm điều. ngoài quân thần, phụ tử, phu thê, huynh đệ, còn một nữa là bạn bè. Người Trung Quốc chúng ta có nhiều việc trên không nói với cha mẹ, dưới không nói với vợ con, chỉ nói với bạn bè, cho nên mình chỉ nên biết mình. Anh Công, tôi với anh cùng anh Tường, chúng ta hai chục năm nay là bạn hiểu lòng nhau. Tôi rất khâm phục nghĩa khí của anh, vì bạn mà hai bên mang sườn hai con dao. Tôi, Ngô Trường Thiên có ý chí, anh Tường có mưu, mọi chuyện xông pha trận mạc có anh Công.”
Vành mắt ông Công đỏ hoe, giọng nói khàn khàn: “Anh Thiên, em chỉ là nhân vật nhỏ không đủ tư cách làm bạn với anh. Em với anh không phải là bạn, mà là quân thần, vua tôi. Có thể em không hiểu những chuyện khác, nhưng cái đạo vua tôi ở Trung Quốc là, vua bắt tôi chết, tôi phải chết!”
Ông Thiên vô cùng cảm động. Ông nghĩ, anh này ở Trường Thiên hai mươi năm, những chuyện khác không nói làm gì, tình cảm với cấp dưới, uy tín với cấp dưới cũng có thể nói rất tốt. Ông biết, từ lâu rồi ông Công nói với mọi người: đời tôi gắn kết với ông Thiên, ông ấy bảo tôi phạm sai lầm, tôi cũng sẵn sàng. Ông Thiên nghe chỉ cười, nói, tôi làm sao bảo anh phạm sai lầm được. Có nhiều chuyện, có nhiều lời nói, tất cả hiện lên, giống như lời dự báo cho hiện tại và tương lai. Tháng Bảy năm 1999, đang giữa ngày hè nóng bức, bao trùm biết bao nhiêu dự báo xấu.
So với ông Công, ông Tường suy tính công chuyện thực tế hơn, cụ thể hơn. Ông phá vỡ cuộc đối thoại tình cảm dai dẳng giữa ông Thiên và ông Công: “Anh Thiên, không còn nhiều thời gian, cuối cùng làm thế nào để lôi cái thằng kia ra, làm thế nào để hắn lộ mặt, phải có biện pháp cụ thể.”
Ông Thiên mặt không biểu cảm, nhìn ông Tường, nói: “Lưỡi câu năm triệu, sợ không câu nổi con cá ươn à?”
Ông Thiên nói rất kiên quyết, thậm chí câu nói có phần hung dữ ít thấy ở ông. Câu nói cũng trở thành lời than thở kinh ngạc cuối cùng của buổi bàn mưu tính kế tối nay.
Đã muộn lắm rồi, họ kết thúc buổi mật đàm. Không để người giúp việc trông thấy, ông Tường và ông Công lặng lẽ rút khỏi biệt thự Kinh Tây bằng lối cửa sau. Ông Thiên cũng không xuống tiễn. Lúc họ đi thì trời mưa, con phố nhỏ ở cổng sau vắng vẻ. Ông Thiên tắt đèn trong phòng ngủ, một mình lặng lẽ ngồi ở sofa. Tòa biệt thự chìm trong yên tĩnh, giống như một ngôi nhà hoang. Chỉ có tiếng mưa lúc mờ lúc tỏ bên cửa sổ. Sau đấy ông cũng nghe thấy tiếng sấm từng làm cho Ngô Hiểu và Lâm Tinh giật mình.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.