Chương 77: COI ĐỒ GIẢI HÀO KIỆT ĐIÊN ĐẦU
Kim Dung
21/05/2013
Ðinh Bất Tứ hỏi:
-Thế thì sao nhưng bạn đồng đạo bị giết chết, thi thể lại không trả về quê quán.
Long đảo chúa lắc đầu đáp:
-Ðinh tiên sinh nói vậy là sai. Những lời đồn ở dọc đường sao có thể tin hết được.
Ðinh Bất Tứ lại hỏi:
-Theo lời Long đảo chúa thì sao bao nhiêu tay cao thủ võ lâm không có tội gì thì chẳng một người nào chết ư! Ha ha! Thật đáng buồn cười!
Long đảo chúa cũng ngửa mặt lên trời cả cười nhại lại:
-Ha ha, thật là đáng buồn cười.
Ðinh Bất Tứ ngạc nhiên hỏi:
-Sao lại cười?
Long đảo chúa cười đáp:
-Ðinh tiên sinh là tân khách của đệ đảo. Tiên sinh nói là đáng buồn thì tại hạ cũng lên tiếng phụ họa là đáng buồn cười.
Ðinh Bất Tứ nói:
-Trong vòng ba mươi năm trời những tay cao thủ võ lâm đến đảo Long Mộc ăn cháo Lạp Bát không đủ cả ngàn cũng phải tám trăm, theo lời Long đảo chúa, đã được bình yên vô sự, vậy chẳng đáng buồn cười lắm ư?
Long đảo chúa đáp:
-Ðã là người ai cũng có số mạng. Nếu đại hạn đã đến mà không phải Ðại La Kim Tiên thì còn sống thế nào đươc? Có điều những người đó không phải bản đảo đã ra tay hạ sát mà thôi
Ðinh Bất Tứ ngẹo đầu ngẫm nghĩ một lát rồi nói:
-Vậy tại hạ muốn hỏi thăm tin tức về một người: Có một cô gái tên là Phương Cô tại hạ nghe nói mười chín năm trước đây đã đến đảo Long mộc này người đó vẫn mạnh khoẻ chứ?
Long đảo chúa hỏi lại:
-Vị nữ hiệp đó họ gì? Chừng bao nhiêu tuổi? Y là nhân vật đầu não ở môn phái hoặc bạng hội nào?
Ðinh- Bất- Tứ ngập ngừng:
-Họ gì thì tại hạ cũng không biết rõ. Chính ra... Y họ Ðinh thì phải.
Ðột nhiên người đàn bà che mặt cất tiếng lanh lảnh nói :
-Ðó là con tư sinh của lão , nhưng cô này không theo họ gia gia mà theo họ mẹ, tên cô ta là Mai Phương Cô.
Ðinh Bất Tứ thẹn đỏ mặt lên nói:
-Ha ha! Họ Mai thì họ Mai chứ sao? Làm gì mà phải nhặng lên thế? Y... năm nay chừng độ bốn chục tuổi...
Người đàn bà lại lên giọng thỏ thẻ cãi:
-Việc gì phải nói chừng độ bốn mươi tuổi? Nói trắng là ba mươi chín có được không.
Ðinh Bất Tứ nói:
-Ðược rồi thì y ba mươi chín tuổi Y không phải là Chưởng môn phái nào, cũng chẳng phải Bang chủ, Giao chủ chi chi hết. Y chỉ học "Hoa Mai Quyền" về " Mai Hoa Quyền" trong thiên hạ chỉ có một nhà y chắc y cũng được mời lên đảo Long Mộc?
Một đảo chúa lắc đầu đáp:
-Mai Hoa quyền ư không đủ tư cách.
Người đàn bà che mặt lại lên tiếng lanh lảnh:
- Mai Hoa Quyền" sao không đủ tư cách: Tại hạ cũng tiếp được thể đồng mọi đến dự yến thì sao?
Mộc đảo chúa lắc đầu nói :
-Không phải "Mai- Hoa Quyền".
Long đảo chúa giải thích:
-Mộc huynh đệ của tại hạ đã nói về Mai nữ hiệp một cách đơn giản, chứ không ưa dài dòng như tại hạ Mộc huynh đệ muốn nói bọn tại hạ mời còn giá đến đảo Long Mộc không phải vì tôn giá có môn " Mai Hoa Quyền" truyền đời mà là vì môn kiếm pháp mà tôn giá mới lập ra hai năm trước đây.
Người đàn bà họ Mai lấy làm kỳ, hỏi:
-Kiếm pháp mà tại hạ mới lập ra chưa một ai thấy qua làm sao đảo chúa lại biết?
Tiếng mụ nói đã chói tai khiến mọi người nghe đều cảm thấy khó chịu, mà lại ra chiều kinh dị nữa, nên càng khó nghe hơn.
Long đảo chúa tủm tỉm cười ngõ hai tên đệ tử chỏ tay một cái.
Một tên áo vàng, một tên áo xanh vượt mọi người bước ra khom lưng chờ lệnh.
Long đảo chúa nói:
-Hai ngươi hãy đem môn kiếm pháp tân kỳ của Mai nữ hiệp ra biểu diễn một lượt. Nếu có chỗ nào sai lầm thì xin Mai nữ hiệp chữa lại cho đúng.
Hai tên đệ tử "dạ" một tiếng rồi đến bên cái giá đặt tựa vào tường, mỗi tên rút lấy một thanh kiếm gỗ.
Hai gã nhìn người đàn bà họ Mai, khom lưng nói:
-Xin Mai nữ hiệp chỉ giáo cho!
Rồi thi triển kiếm thức đâm dọc chém ngang tỷ đấu với nhau.
Quân hùng ngồi trong sảnh đường đều là những người kiếm văn quảng bác mà kiếm pháp này quả chưa được thấy qua.
Người đàn bà miệng không ngớt la lên:
-Thế thì kỳ thật! Thế thì kỳ thật! Các ngươi ngó trộm kiếm pháp này hồi nào?
Thạch Phá Thiên coi mấy chiêu rồi động tâm tư hỏi:
-Kiếm pháp mà gã áo xanh kia sử dụng phải chăng là kiếm phái của Tuyết Sơn?
Coi thêm mấy chiêu nữa, Bạch Tự Tại không nhịn được cũng lớn tiếng la:
-Ô hay! Mai nữ hiệp ! Phái Tuyết Sơn ta cùng nữ hiệp không oán thù gì nhau mà sao lại sáng lập ra kiếm pháp này dường như để đối phó với kiếm pháp phái Tuyết Sơn!
Nguyên tên đệ tử áo xanh đúng là sử kiếm pháp phái Tuyết Sơn, nhưng từng chiêu từng thức của y đều bị kiếm pháp tân kỳ của tên đệ tử áo vàng uy hiếp dữ .
Người đàn bà che mặt chỉ cười lại mấy tiếng chứ không trả lời.
Bạch Tự Tại càng coi càng tức giận, quát lên:
-Ngươi tưởng kiếm pháp này có thể chống đối với Tuyết Sơn kiếm ư? Ta e rằng còn có điểm sai lầm đó.
Câu này vừa nói ra khỏi miệng, đệ tử áo vàng liền biến đổi kiếm pháp, chiêu nào cũng cực kỳ gian ngoan cổ quái và thâm hiểm vô cùng, tuyệt không giữ phong thể của danh gia chút nào.
Bạch Tự Tại lại quát:
-Ngươi thật là lộn xôn! Kiếm pháp gì mà kỳ vậy?
Tuy ngoài miệng lão hỏi thế nhưng trong lòng không không khỏi ngấm ngầm kinh hãi, bụng bảo dạ:
-Gia tỷ mình cùng đấu với y mà đột nhiên gặp phải phép đánh này thì không chừng sẽ bị bại với y thật. Tuy nhiên phép đánh thâm độc này chỉ nên đánh lén mà thôi, không thể tỷ đấu một cách quang minh chính đại được.
Bạch Tự Tại tuy kinh ngạc nhưng cũng có chỗ mừng thầm, tự nhủ:
-Những chiêu thức hạ lưu này nếu đánh ra đột ngột thì dĩ nhiên khó bề chống đỡ, nhưng ta đã được thấy qua một lần thì chẳng có gì đáng sợ nữa. Những thuật bằng môn tả đạo chỉ lừa bịp được một lần, chứ không được hai.
Gã đệ tử áo xanh chưa sử hết Tuyết Sơn kiếm pháp thì đột nhiên dựng đứng thanh kiếm gỗ lên.
Gã đệ tử áo vàng cũng lập tức thu chiêu để chờ đợi gã áo xanh đem kiếm gỗ đổi lấy một thanh đao gỗ rồi mới tái đấu .
Bạch Tự Tại coi chục chiêu nữa rồi lại càng tức giận lớn tiếng quát hỏi:
-Họ Mai kia ! Ngươi xung đột với vợ chồng ta mà đến đây có dụng ý gì? Vụ này... thật kỳ quặc khó hiểu!
Nguyên gã đệ tử áo xanh xử đao pháp đúng là chiêu thức gia truyền của Sử Tiểu Thuý, còn gã đệ tử áo vàng vẫn dùng các thủ đoạn hiểm độc. Gã đệ tử áo xanh có gặp nguy hiểm thì đến lúc tối hậu, gã áo vàng lại thu chiêu về chứ không phát huy chiêu thức đến tột độ.
Hai người qua lại hơn ba chục chiêu nữa, Long đảo chúa liền vỗ tay ba cái.
Hai gã đệ tử lập tức thu chiêu đứng khom lưng hướng về phía Bạch Tự Tại và người đàn bà che mặt nói:
-Xin Bạch lão tiền bối cùng Mai nữ hiệp chấn chỉnh cho.
Bọn chúng lại hướng về phái Long Mộc đảo chúa thi lễ xong rồi mới thu đao gỗ, lui về hàng ngũ.
Người đàn bà họ Mai cất giọng lanh lảnh nói:
-Ngươi đã ở trong bóng tối học lượm được đến bảy thành kiếm pháp của ta sáng chế ra, như vậy cũng không là chuyện dễ,
Bạch Tự Tại tức giận nói:
-Thứ kiếm pháp hạ cấp đó còn có thể thống gì nữa mà khó học?
Ðinh Bất Tứ hỏi xen vào:
-Sao lại không có thể thống gì ? Lão họ Bạch kia ! nếu lão gặp y một cách đột ngột, chân tay luống cuống , thì đến mười bảy mười tám đường huyệt đạo của lão sẽ bị người ta đâm trúng đó.
Bạch Tự Tại càng tức hơn nói:
-Ngươi có giỏi thì hãy thử coi!
Ðinh Bất Tứ đáp:
-Dù sao ngươi cũng không phải là địch thủ của nữ hiệp.
Người đàn bà họ Mai cất giọng the thé hỏi:
-Ai mượn lão lấy lòng ta? Ta sẽ tỷ thí với Sử Tiểu Thuý thì ngươi tính sao?
Ðinh Bất Tứ ấp úng:
-Cái đó... Cái đó?..
Bạch Tại Tự nói:
-Phu nhân ta không có đây, nhưng có đồ đệ của phu nhân ta hiện đã đến đảo Long Mộc.
Ồ ! Tôn nữ tế đâu! Ra tỷ thí với thị đi!
Thạch Phá Thiên đáp:
-Cháu nghĩ rằng bất tất phải tỷ thí làm chi?
Người đàn bà họ Mai hỏi:
-Ngươi là đồ đệ Sử Tiểu Thuý ư?
Thạch- Phá -Thiên đáp:
-Chính phải.
Người đàn bà lại hỏi:
-Thế mà sao ngươi lại làm tôn nữ tế của lão? Thật chẳng còn có trên dưới gì nữa. Thứ bậc loạn xà ngầu ! Toàn phường chó lộn giống. Có phải ngươi là Cẩu Tạp Chủng không?
Thạch Phá Thiên đáp:
-Tại hạ chính là Cẩu Tạp Chủng.
Người đàn bà sửng sốt một chút rồi không nhịn được, bật lên cười rộ.
Mộc đảo chúa nói:
-Thế là đủ rồi!
Tuy lão nói hời hợt mấy tiếng nhưng âm thanh rất oai nghiêm, khiến cho người đàn bà họ Mai thộn mặt im tiếng.
Long đảo chúa nói:
- Kiếm pháp của Mai nữ hiệp khách quan mà nói thì chưa tinh thâm ảo điệu bằng Tuyết Sơn kiếm pháp. Nhưng nữ hiệp tự mình sáng chế ra chiêu thức tân kỳ thì cũng là thiên tư trí tuệ phi thường. Trong những chiêu thức có nhiều chỗ rất kỳ dị, vì thế mà bọn tại hạ mời nữ hiệp đến tệ đảo để nghiên cứu bức đồ giải bài cổ thi, biết đâu chẳng phát huy được ý kiến tân kỳ. Còn về " Mai Hoa Quyền" đã là môn học tổ truyền thì chẳng cần nói đến làm chi.
Mai nữ hiệp nói:
-Vậy Mai Phương Cô không đến đảo Long Mộc ư?
Long đảo chúa lắc đầu đáp:
-Không.
Mai nữ hiệp ngồi phì người ra, miệng lẩm bẩm.
-Hỡi ơi! Tỷ tỷ ta lúc lâm tử còn nhớ đến đứa con này!
Long đảo chúa liền quay lại bảo một tên đệ tử áo vàng đứng ở mé hữu:
-Ngươi hãy đến tra giúp nữ hiệp coi!
Gã đệ tử dạ một tiếng rồi trở gót vào nhà trong, ôm ra mấy cuốn sổ.
Gã lật mấy trang rồi trỏ một hàng chữ ghi:
-Mai Phương Cô Chưởng " Mai Hoa Quyền" có cha sinh người họ Ðinh...
Y đọc đến đây rồi ngừng lại, nhưng mọi người cũng biết ngay là Ðinh Bất Tứ.
Gã đọc tiếp:
-Từ thuở nhỏ Cô học nghề ở mẫu thân. Năm mười tám tuổi ẩn cư ở Dự Tây trên ngọn Khô Thảo Lĩnh núi Hùng Nhị.
Ðinh Bất Tứ cùng Mai nữ hiệp đồng thời đứng lên cất tiếng hỏi.
-Y ở núi Hùng Nhĩ ư? Sao ngươi biết thế?
Gã đệ tử cười đáp:
-Tại hạ có biết đâu? Trong sổ ghi như vậy mà thôi.
Ðinh Bất Tứ lại hỏi:
-Chính ta không biết mà theo cuốn sổ này lại có người biết được?
Long đảo chúa dõng dạc nói:
-Ðảo Long Mộc bất tài nên lấy việc bảo hộ võ lâm làm việc chính nghĩa của mình. Muốn thưởng thiện phạt ác làm cho công minh thì nhất cử nhất động của các bạn võ lâm, bọn tại hạ dĩ nhiên phải điều tra và ghi chép cho rành mạch.
Người đàn bà họ Mai mới lên tiếng:
-À ! Ra thế đấy! Vậy thì Phương Cô, hiện ở Khô Thảo Lĩnh núi Hùng Nhĩ...
Long đảo chúa lại nói:
-Nếu các vị còn chỗ nào hoài nghi xin nói rõ hết ra
Bạch -Tự Tại hỏi:
-Long đảo chúa đã nói đi nói lại là mời bọn ta đến đây để coi đồ giải bài thơ cổ. Vậy cái đó là cái gì xin cho xem được chăng?
Long đảo chúa và Mộc đảo chúa đều đứng dậy đáp:
-Ðó chính là vấn đề mà bọn tại hạ cần thỉnh giáo nhã ý của các vị cao minh quân tử.
Bốn tên đệ tử chạy ra nắm lấy cạnh hai tấm bình phong rất lớn từ từ kéo sang một bên.
Sau nhà đại sảnh liền hở ra một đường hầm khá dài,
Long Mộc hai vị đảo chúa nói:
-Nào! Xin mời liệt vị!
Rồi hai lão đi trước dẫn đường, quần hùng theo sau đi vào đường hầm
Ði chừng mười trượng thì trước một cái cửa đá.
Trên cửa đề ba chữ " Hiệp Khách Hành" theo lối cổ lệ.
Một tên đệ tử áo vàng tiến lại vừa đẩy cửa đá vừa nói:
-Trong động có hai mươi bốn gian thạch thất. Xin mời các vị tuỳ ý vào coi. Lúc nào mỏi mệt thì ra ngoài động cho thoải mái. Trong các thạch thất nhất thiết những đồ ăn thức dùng đều dự bị đầy đủ. Các vị cứ tự tiện lấy mà dùng, bất tất phải khách sáo.
Ðinh Bất Tứ cười lạt nói :
-Cái gì cũng được tuỳ ý thì còn khách sáo cái gì? Có chăng chỉ không được tuỳ ý rời khỏi đảo có phải thế không?
Long đảo chúa cười ha hả nói:
-Ðinh tiên sinh sao lại nói vậy? Các vị đến đảo Long Mộc là do tự nguyện thì lúc ra đi ai dám miễn cưỡng lưu lại? Bãi biển đầy đủ thuyền lớn nhỏ. Các vị muốn về lúc nào cũng được
Quần hùng sửng sốt.
Chẳng ai ngờ Long, Mộc lại dễ dãi như vậy, muốn ở lại hay muốn đi đều được tuỳ ý.
Mấy người đồng thanh hỏi:
-Bọn tại hạ muốn đi ngay bây giờ có được không?
Long đảo chúa đáp:
-Dĩ nhiên là được. Các vị coi tại hạ và Mộc huynh đệ là hạng người nào mà lại hỏi thế? Anh em tại hạ đãi khách không được chu đáo, đã tự lấy làm hổ thẹn. Có lý đâu còn dám miễn cưỡng lưu tâm khách lại?
Quần hùng nghe Long đảo chúa nói vậy cũng hơi yên tâm, liền nghĩ bụng:
-Ðã thế thì ta thử coi xem cổ thi đồ giải là cái gì rồi hãy ra về. Họ đã bảo không miễn cưỡng giữ khách, chẳng lẽ nói lời rồi ăn lời được sao.
Thế rồi mọi người lục tục tiến vào nhà thạch thất.
Bỗng thấy mặt Ðông có một khối đá lớn mài nhẵn bóng, Trên mặt đá có khắc chữ. Trước phiến đá này đã có mười bẩy mười tám người. Kẻ chú ý ngưng thần, người đang ngồi luyện công. Có ông nhắm cả hai mắt, miệng lẩm bẩm những gì không nghe rõ. Lại có ba, bốn vị đang lớn tiếng tranh luận .
Bạch Tự Tại chợt thấy một người, lão để ý nhìn hồi lâu rồi cả kinh hỏi:
-Ôn tam huynh!.. Tam huynh... ở đây ư?
Nguyên lão này mình mặc áo đen không ngớt đi lại trước phiến đá. Lão Ôn tên gọi là Nhân Hậu, là Chưởng môn phái đầu tiên ở Sơn Ðông. Giữa lão và Bạch Tự Tại đã có mối giao tình nồng hậu.
Ôn Nhân Hậu tủm tỉm cười hỏi:
-Sao ngươi bữa nay mới đến?
Bạch Tự Tại đáp:
-Mười năm trước tiểu đệ nghe nói Ôn tam huynh bị đảo Long Mộc mời đi dự yến Lạp Bát Cúc .Tiểu đệ chắc là Ôn tam huynh đã quy tiên rồi... Ai ngờ...
Ôn Nhân Hậu đáp:
-Tiểu đệ vẫn bình yên ở đây nghiên cứu võ công thượng thưa, Sao lại bảo là tiểu đệ chết rồi? Ðáng tiếc là Bạch huynh đến chậm quá. Bạch huynh coi kia! Câu đầu bài thơ là " Triệu Khách Mạn- Hồ Anh "Chữ" Hồ" tông câu này đã chú giải Hồ là người ở Tây Vực . Trong truyện Thừa Can ở sách Tân đường có câu:" Mấy mươi trăm người tập tiếng nói theo người Hồ, búi tóc chuôi vồ cắt, lụa mầu làm áo mưa..."
Lão vừa nói vừa trỏ vào phiến đá chỗ chú thích bằng chữ anh đọc cho Bạch Tự Tại nghe .
Bạch Tự Tại gặp bạn hữu một cách đột ngột lão mừng, cuống lên. Ngoài việc nắm bắt tình hình trên đảo, nhất thiết lão không để ý đến một vấn đề nào khác.
Lão liền hỏi:
-Ôn tam huynh! Cách ăn ở của tam huynh trong mười năm nay thế nào? Sao lại không đưa tin về Sơn Ðông?
Ôn Nhân Hậu trợn mắt hỏi lại:
-Bạch huynh nói cái gì? Bức đồ giải cổ thi võ Hiệp Khách Hành này câu nào cũng bao hàm bao nhiêu ý nghĩa mầu nhiệm về võ học cao thâm bát ngát. Chúng ta đem hết tâm trí mà trong mười phần chưa hiểu được một hai. Khi nào còn phân tâm hỏi đến việc tầm thường trên thế tục? Bạch huynh hãy coi người này trong bức đồ hình dáng điệu phong nhã thanh tú, rõ ràng là văn nhân ở Giang Nam, tuyệt không giống khách hào kiệt nước Yên nước Triệu với những bài bi ca khẳng khái thế mà sao lại gọi là " Triệu Khách " mới kỳ? Muốn giải đáp cho mỏng câu này thì trừ phi biết rõ những mấu chốt trọng yếu, ngoài ra không còn cách nào khác.
Bạch Tự Tại nhìn lên người viết trên vách đá thì quả nhiên là một chàng thư sinh tuổi trẻ, tay trái cầm quạt lông, tay phải vung chưởng, vẻ mặt rất ung dung nhàn nhã.
Ôn Nhân Hậu nói :
-Bạch huynh! Gần đây tiểu đệ mới mò được ra . Sở dĩ trên đồ hình vẽ người phong nhã ôn hoà đó là hình tượng về âm như trong chú giải có nói :" Nêu theo chỗ cương mãnh mà hạ thủ . Thế lá âm như làm " thể" mà dương cương làm "dụng". Nhưng thế nào là " thể " thế nào là "dụng" Cần phải một nền học vấn sâu rộng mới hiểu được.
Bạch Tự Tại gật đầu nói :
-Phải rồi ! Ôn huynh! Ðây là tôn nữ tế của tiểu đệ. Ôn huynh thử coi nhân phẩm gã xem thế nào? Thằng nhỏ kia! Ngươi lại chào Ôn tam gia đi.
Thạch Phá Thiên chạy đến gần quỳ xuống trước mặt Ôn Nhân Hậu khấu đầu hô lên:
-Ôn tam gia gia!
Ôn Nhân Hậu nói:
-Hay lắm, hay lắm!
Lão nói vậy nhưng chẳng buồn để mắt nhìn đến Thạch Phá Thiên một cái nào. Tay trái lão tập theo tư thức người trong đồ hình. Tay phải đột nhiên phóng chưởng đánh vèo một tiếng .
Lão nói:
-Tả âm hữu dương chắc là nghĩa lý như vậy,
Lão để hết tinh thần chú ý vào việc nghiên cứu vỡ học trên vách đá.
Bạch Tự Tại ngưng thần một lúc. Lão đọc lời chú giải trên vách:
-Trong thiên thuyết kiếm của Trang Tử có ghi: " Thái tử nói: nhà vua thấy các kiếm sĩ đều đầu bù tóc rối, đội mũ đính giải thô sơ, áo ngắn vạt sau". Họ Tư Mã chú thích " Man hồ anh" là giải ngũ trơn, mộc mạc, không màu sắc rực rỡ.
Lão nói:
-Ôn huynh! Theo ý kiến của tiểu đệ thì hai chữ " Man hồ" nên cho đi liền để mà giải thích. Man hồ nghĩa là thô lậu cục kịch. Man hồ anh là nỗi giải mũ không diêm dúa, chứ không phải là đeo giải mũ như người Hồ. Vậy chữ Hồ này là hồ đồ (thuộm thuộm ) chứ không phải rợ Hồ bên Tây Vực.
Ôn Nhân Hậu lắc đầu đáp:
-Không phải! Bạch huynh hãy coi xuống câu dưới: Bài Tả tư Nguỵ đồ phú có câu: "Man hồ chi anh", mà: "Man hồ " Là tên giải mũ của người võ sĩ. Thế thì giải mũ của người võ sĩ thộ lậu cũng được mà diêm dúa cũng được. Mấy năm trước tiểu đệ đã đến thỉnh giáo Chưởng môn phái Quả Nghị ở Kinh Châu là Khang Côn Luân. Y là người Hồ bên Tây Vực. Những việc gì thuộc về người Hồ y đều biết hết. Y nói là những võ sĩ người Hồ đội mũ có giải mà hình trạng thế này...
Lão nói xong cúi lom khom lấy ngón tay vạch xuống đất.
Thạch Phá Thiên nghe hai lão nghị luận dài dòng mà chàng chẳng hiểu gì cả. Những bài chú giải bên vách đá chàng lại mù tịt chẳng biết chữ nào. Chàng nghe hồi lâu không thấy có gì hứng thú liền thả bước đến gian thạch thất thứ hai.
Vừa vào cửa, chàng đã thấy kiếm khí tung hoành.
Bảy cặp đều dùng trường kiếm đang tỷ đấu. Tiếng kiếm chạm nhau choang choảng chói tai không ngớt.
Những người sử kiếm toàn lạ mặt chứ không phải bọn người vừa ở nhà đại sảnh cùng đi phó yến với chàng.
Chàng chắc đây đều là những tay cao thủ võ lâm đã đến đảo Long Mộc từ trước.
Xem kiếm pháp những người này đều không giống nhau, biến ảo ly kỳ, toàn là kiếm thuật cực kỳ tính diệu.
Bỗng thấy hai người qua lại mấy chiêu rồi như người qua lại mấy chiêu rồi như ngừng cuộc đấu.
Một lão già tóc bạc nói:
-Lão đệ! Nhát kiếm vừa rồi của lão đệ kể ra cũng ly kỳ. Nhưng lão đệ nên nhớ kiếm pháp đó chủ chốt ở năm chữ: " Ngô câu sương thuyết minh" Ngô câu là lưỡi đao. Vậy lúc ra kiếm chiêu phải nhớ luôn luôn hai chữ " loan đao". Nếu không thì mất hết bản ý của nó. Dùng đao pháp để vận kiếm thì chẳng khó gì, nhưng sử kiếm như loan đao thành ra trong chỗ thẳng có chỗ cong, trong chỗ cong có chỗ thẳng, có thế mới đúng tôn chi của tám chữ "Ngô câu sương thuyết minh".
Lão già râu đen lắc đầu đáp:
-Ðại ca! Ðại ca chỉ chú trọng về một phương diện mà lại quên mất yếu điểm khác. Ðại ca hãy coi lại bài chú giải trên vách. Trong bài Bảo chiếu nhạc phủ có câu: "Cẩm đới bội ngô câu". Bài thơ của Lý Hạ cũng có câu: " Nam nhi hà bất đới ngô câu".
Vậy chữ "bội" và chữ "đới" là mẫu chốt khẩu yếu trong câu thơ. Ngô câu tuy là lưỡi loan đao nhưng chỉ "đeo" vào mình, chứ không phải đem ra mà sử dụng. Theo ý kiến của tiểu đệ thì trong kiếm pháp có ẩu giấu ngô câu, tức là chuyển động theo đường vòng tròn chứ không phải là cong lưỡi đao cong thật sự.
Thạch Phá Thiên không muốn nghe hai người tranh chấp nữa lại đi tới chỗ cặp khác.
Cặp này tỷ đấu mau lẹ, một người ra kiếm chiêu cực kỳ lợi hại tấn công rất rát, còn người kia chỉ cầm trường kiếm không ngớt vạch những đường vòng tròn mà gạt hết được những chiêu kiếm của đối phương.
Bất thình lình đánh "choang" một tiếng vang lên, cả đôi kiếm gẫy.
Hai người đều nhảy vọt ra.
Hán tử da đen thân hình cao lớn nói:
-Hứa đạo hữu! Lời chú giảng trên vách nói thơ Bạch Cư Dị có câu:" Vật khinh trực chiết kiếm, do thắng khúc toàn câu" thì rõ lối đánh thẳng của tại hạ đúng với ý bài chú giải.
Lão kia là một đạo sĩ, trong tay cầm nửa thanh kiếm gãy lắc đầu nói:
-" Ngô câu sương tuyết minh" là chủ. Còn "Do thắng khúc toàn câu" là khách. Ðể khách đoạt chủ là không phải lối.
-Thế thì sao nhưng bạn đồng đạo bị giết chết, thi thể lại không trả về quê quán.
Long đảo chúa lắc đầu đáp:
-Ðinh tiên sinh nói vậy là sai. Những lời đồn ở dọc đường sao có thể tin hết được.
Ðinh Bất Tứ lại hỏi:
-Theo lời Long đảo chúa thì sao bao nhiêu tay cao thủ võ lâm không có tội gì thì chẳng một người nào chết ư! Ha ha! Thật đáng buồn cười!
Long đảo chúa cũng ngửa mặt lên trời cả cười nhại lại:
-Ha ha, thật là đáng buồn cười.
Ðinh Bất Tứ ngạc nhiên hỏi:
-Sao lại cười?
Long đảo chúa cười đáp:
-Ðinh tiên sinh là tân khách của đệ đảo. Tiên sinh nói là đáng buồn thì tại hạ cũng lên tiếng phụ họa là đáng buồn cười.
Ðinh Bất Tứ nói:
-Trong vòng ba mươi năm trời những tay cao thủ võ lâm đến đảo Long Mộc ăn cháo Lạp Bát không đủ cả ngàn cũng phải tám trăm, theo lời Long đảo chúa, đã được bình yên vô sự, vậy chẳng đáng buồn cười lắm ư?
Long đảo chúa đáp:
-Ðã là người ai cũng có số mạng. Nếu đại hạn đã đến mà không phải Ðại La Kim Tiên thì còn sống thế nào đươc? Có điều những người đó không phải bản đảo đã ra tay hạ sát mà thôi
Ðinh Bất Tứ ngẹo đầu ngẫm nghĩ một lát rồi nói:
-Vậy tại hạ muốn hỏi thăm tin tức về một người: Có một cô gái tên là Phương Cô tại hạ nghe nói mười chín năm trước đây đã đến đảo Long mộc này người đó vẫn mạnh khoẻ chứ?
Long đảo chúa hỏi lại:
-Vị nữ hiệp đó họ gì? Chừng bao nhiêu tuổi? Y là nhân vật đầu não ở môn phái hoặc bạng hội nào?
Ðinh- Bất- Tứ ngập ngừng:
-Họ gì thì tại hạ cũng không biết rõ. Chính ra... Y họ Ðinh thì phải.
Ðột nhiên người đàn bà che mặt cất tiếng lanh lảnh nói :
-Ðó là con tư sinh của lão , nhưng cô này không theo họ gia gia mà theo họ mẹ, tên cô ta là Mai Phương Cô.
Ðinh Bất Tứ thẹn đỏ mặt lên nói:
-Ha ha! Họ Mai thì họ Mai chứ sao? Làm gì mà phải nhặng lên thế? Y... năm nay chừng độ bốn chục tuổi...
Người đàn bà lại lên giọng thỏ thẻ cãi:
-Việc gì phải nói chừng độ bốn mươi tuổi? Nói trắng là ba mươi chín có được không.
Ðinh Bất Tứ nói:
-Ðược rồi thì y ba mươi chín tuổi Y không phải là Chưởng môn phái nào, cũng chẳng phải Bang chủ, Giao chủ chi chi hết. Y chỉ học "Hoa Mai Quyền" về " Mai Hoa Quyền" trong thiên hạ chỉ có một nhà y chắc y cũng được mời lên đảo Long Mộc?
Một đảo chúa lắc đầu đáp:
-Mai Hoa quyền ư không đủ tư cách.
Người đàn bà che mặt lại lên tiếng lanh lảnh:
- Mai Hoa Quyền" sao không đủ tư cách: Tại hạ cũng tiếp được thể đồng mọi đến dự yến thì sao?
Mộc đảo chúa lắc đầu nói :
-Không phải "Mai- Hoa Quyền".
Long đảo chúa giải thích:
-Mộc huynh đệ của tại hạ đã nói về Mai nữ hiệp một cách đơn giản, chứ không ưa dài dòng như tại hạ Mộc huynh đệ muốn nói bọn tại hạ mời còn giá đến đảo Long Mộc không phải vì tôn giá có môn " Mai Hoa Quyền" truyền đời mà là vì môn kiếm pháp mà tôn giá mới lập ra hai năm trước đây.
Người đàn bà họ Mai lấy làm kỳ, hỏi:
-Kiếm pháp mà tại hạ mới lập ra chưa một ai thấy qua làm sao đảo chúa lại biết?
Tiếng mụ nói đã chói tai khiến mọi người nghe đều cảm thấy khó chịu, mà lại ra chiều kinh dị nữa, nên càng khó nghe hơn.
Long đảo chúa tủm tỉm cười ngõ hai tên đệ tử chỏ tay một cái.
Một tên áo vàng, một tên áo xanh vượt mọi người bước ra khom lưng chờ lệnh.
Long đảo chúa nói:
-Hai ngươi hãy đem môn kiếm pháp tân kỳ của Mai nữ hiệp ra biểu diễn một lượt. Nếu có chỗ nào sai lầm thì xin Mai nữ hiệp chữa lại cho đúng.
Hai tên đệ tử "dạ" một tiếng rồi đến bên cái giá đặt tựa vào tường, mỗi tên rút lấy một thanh kiếm gỗ.
Hai gã nhìn người đàn bà họ Mai, khom lưng nói:
-Xin Mai nữ hiệp chỉ giáo cho!
Rồi thi triển kiếm thức đâm dọc chém ngang tỷ đấu với nhau.
Quân hùng ngồi trong sảnh đường đều là những người kiếm văn quảng bác mà kiếm pháp này quả chưa được thấy qua.
Người đàn bà miệng không ngớt la lên:
-Thế thì kỳ thật! Thế thì kỳ thật! Các ngươi ngó trộm kiếm pháp này hồi nào?
Thạch Phá Thiên coi mấy chiêu rồi động tâm tư hỏi:
-Kiếm pháp mà gã áo xanh kia sử dụng phải chăng là kiếm phái của Tuyết Sơn?
Coi thêm mấy chiêu nữa, Bạch Tự Tại không nhịn được cũng lớn tiếng la:
-Ô hay! Mai nữ hiệp ! Phái Tuyết Sơn ta cùng nữ hiệp không oán thù gì nhau mà sao lại sáng lập ra kiếm pháp này dường như để đối phó với kiếm pháp phái Tuyết Sơn!
Nguyên tên đệ tử áo xanh đúng là sử kiếm pháp phái Tuyết Sơn, nhưng từng chiêu từng thức của y đều bị kiếm pháp tân kỳ của tên đệ tử áo vàng uy hiếp dữ .
Người đàn bà che mặt chỉ cười lại mấy tiếng chứ không trả lời.
Bạch Tự Tại càng coi càng tức giận, quát lên:
-Ngươi tưởng kiếm pháp này có thể chống đối với Tuyết Sơn kiếm ư? Ta e rằng còn có điểm sai lầm đó.
Câu này vừa nói ra khỏi miệng, đệ tử áo vàng liền biến đổi kiếm pháp, chiêu nào cũng cực kỳ gian ngoan cổ quái và thâm hiểm vô cùng, tuyệt không giữ phong thể của danh gia chút nào.
Bạch Tự Tại lại quát:
-Ngươi thật là lộn xôn! Kiếm pháp gì mà kỳ vậy?
Tuy ngoài miệng lão hỏi thế nhưng trong lòng không không khỏi ngấm ngầm kinh hãi, bụng bảo dạ:
-Gia tỷ mình cùng đấu với y mà đột nhiên gặp phải phép đánh này thì không chừng sẽ bị bại với y thật. Tuy nhiên phép đánh thâm độc này chỉ nên đánh lén mà thôi, không thể tỷ đấu một cách quang minh chính đại được.
Bạch Tự Tại tuy kinh ngạc nhưng cũng có chỗ mừng thầm, tự nhủ:
-Những chiêu thức hạ lưu này nếu đánh ra đột ngột thì dĩ nhiên khó bề chống đỡ, nhưng ta đã được thấy qua một lần thì chẳng có gì đáng sợ nữa. Những thuật bằng môn tả đạo chỉ lừa bịp được một lần, chứ không được hai.
Gã đệ tử áo xanh chưa sử hết Tuyết Sơn kiếm pháp thì đột nhiên dựng đứng thanh kiếm gỗ lên.
Gã đệ tử áo vàng cũng lập tức thu chiêu để chờ đợi gã áo xanh đem kiếm gỗ đổi lấy một thanh đao gỗ rồi mới tái đấu .
Bạch Tự Tại coi chục chiêu nữa rồi lại càng tức giận lớn tiếng quát hỏi:
-Họ Mai kia ! Ngươi xung đột với vợ chồng ta mà đến đây có dụng ý gì? Vụ này... thật kỳ quặc khó hiểu!
Nguyên gã đệ tử áo xanh xử đao pháp đúng là chiêu thức gia truyền của Sử Tiểu Thuý, còn gã đệ tử áo vàng vẫn dùng các thủ đoạn hiểm độc. Gã đệ tử áo xanh có gặp nguy hiểm thì đến lúc tối hậu, gã áo vàng lại thu chiêu về chứ không phát huy chiêu thức đến tột độ.
Hai người qua lại hơn ba chục chiêu nữa, Long đảo chúa liền vỗ tay ba cái.
Hai gã đệ tử lập tức thu chiêu đứng khom lưng hướng về phía Bạch Tự Tại và người đàn bà che mặt nói:
-Xin Bạch lão tiền bối cùng Mai nữ hiệp chấn chỉnh cho.
Bọn chúng lại hướng về phái Long Mộc đảo chúa thi lễ xong rồi mới thu đao gỗ, lui về hàng ngũ.
Người đàn bà họ Mai cất giọng lanh lảnh nói:
-Ngươi đã ở trong bóng tối học lượm được đến bảy thành kiếm pháp của ta sáng chế ra, như vậy cũng không là chuyện dễ,
Bạch Tự Tại tức giận nói:
-Thứ kiếm pháp hạ cấp đó còn có thể thống gì nữa mà khó học?
Ðinh Bất Tứ hỏi xen vào:
-Sao lại không có thể thống gì ? Lão họ Bạch kia ! nếu lão gặp y một cách đột ngột, chân tay luống cuống , thì đến mười bảy mười tám đường huyệt đạo của lão sẽ bị người ta đâm trúng đó.
Bạch Tự Tại càng tức hơn nói:
-Ngươi có giỏi thì hãy thử coi!
Ðinh Bất Tứ đáp:
-Dù sao ngươi cũng không phải là địch thủ của nữ hiệp.
Người đàn bà họ Mai cất giọng the thé hỏi:
-Ai mượn lão lấy lòng ta? Ta sẽ tỷ thí với Sử Tiểu Thuý thì ngươi tính sao?
Ðinh Bất Tứ ấp úng:
-Cái đó... Cái đó?..
Bạch Tại Tự nói:
-Phu nhân ta không có đây, nhưng có đồ đệ của phu nhân ta hiện đã đến đảo Long Mộc.
Ồ ! Tôn nữ tế đâu! Ra tỷ thí với thị đi!
Thạch Phá Thiên đáp:
-Cháu nghĩ rằng bất tất phải tỷ thí làm chi?
Người đàn bà họ Mai hỏi:
-Ngươi là đồ đệ Sử Tiểu Thuý ư?
Thạch- Phá -Thiên đáp:
-Chính phải.
Người đàn bà lại hỏi:
-Thế mà sao ngươi lại làm tôn nữ tế của lão? Thật chẳng còn có trên dưới gì nữa. Thứ bậc loạn xà ngầu ! Toàn phường chó lộn giống. Có phải ngươi là Cẩu Tạp Chủng không?
Thạch Phá Thiên đáp:
-Tại hạ chính là Cẩu Tạp Chủng.
Người đàn bà sửng sốt một chút rồi không nhịn được, bật lên cười rộ.
Mộc đảo chúa nói:
-Thế là đủ rồi!
Tuy lão nói hời hợt mấy tiếng nhưng âm thanh rất oai nghiêm, khiến cho người đàn bà họ Mai thộn mặt im tiếng.
Long đảo chúa nói:
- Kiếm pháp của Mai nữ hiệp khách quan mà nói thì chưa tinh thâm ảo điệu bằng Tuyết Sơn kiếm pháp. Nhưng nữ hiệp tự mình sáng chế ra chiêu thức tân kỳ thì cũng là thiên tư trí tuệ phi thường. Trong những chiêu thức có nhiều chỗ rất kỳ dị, vì thế mà bọn tại hạ mời nữ hiệp đến tệ đảo để nghiên cứu bức đồ giải bài cổ thi, biết đâu chẳng phát huy được ý kiến tân kỳ. Còn về " Mai Hoa Quyền" đã là môn học tổ truyền thì chẳng cần nói đến làm chi.
Mai nữ hiệp nói:
-Vậy Mai Phương Cô không đến đảo Long Mộc ư?
Long đảo chúa lắc đầu đáp:
-Không.
Mai nữ hiệp ngồi phì người ra, miệng lẩm bẩm.
-Hỡi ơi! Tỷ tỷ ta lúc lâm tử còn nhớ đến đứa con này!
Long đảo chúa liền quay lại bảo một tên đệ tử áo vàng đứng ở mé hữu:
-Ngươi hãy đến tra giúp nữ hiệp coi!
Gã đệ tử dạ một tiếng rồi trở gót vào nhà trong, ôm ra mấy cuốn sổ.
Gã lật mấy trang rồi trỏ một hàng chữ ghi:
-Mai Phương Cô Chưởng " Mai Hoa Quyền" có cha sinh người họ Ðinh...
Y đọc đến đây rồi ngừng lại, nhưng mọi người cũng biết ngay là Ðinh Bất Tứ.
Gã đọc tiếp:
-Từ thuở nhỏ Cô học nghề ở mẫu thân. Năm mười tám tuổi ẩn cư ở Dự Tây trên ngọn Khô Thảo Lĩnh núi Hùng Nhị.
Ðinh Bất Tứ cùng Mai nữ hiệp đồng thời đứng lên cất tiếng hỏi.
-Y ở núi Hùng Nhĩ ư? Sao ngươi biết thế?
Gã đệ tử cười đáp:
-Tại hạ có biết đâu? Trong sổ ghi như vậy mà thôi.
Ðinh Bất Tứ lại hỏi:
-Chính ta không biết mà theo cuốn sổ này lại có người biết được?
Long đảo chúa dõng dạc nói:
-Ðảo Long Mộc bất tài nên lấy việc bảo hộ võ lâm làm việc chính nghĩa của mình. Muốn thưởng thiện phạt ác làm cho công minh thì nhất cử nhất động của các bạn võ lâm, bọn tại hạ dĩ nhiên phải điều tra và ghi chép cho rành mạch.
Người đàn bà họ Mai mới lên tiếng:
-À ! Ra thế đấy! Vậy thì Phương Cô, hiện ở Khô Thảo Lĩnh núi Hùng Nhĩ...
Long đảo chúa lại nói:
-Nếu các vị còn chỗ nào hoài nghi xin nói rõ hết ra
Bạch -Tự Tại hỏi:
-Long đảo chúa đã nói đi nói lại là mời bọn ta đến đây để coi đồ giải bài thơ cổ. Vậy cái đó là cái gì xin cho xem được chăng?
Long đảo chúa và Mộc đảo chúa đều đứng dậy đáp:
-Ðó chính là vấn đề mà bọn tại hạ cần thỉnh giáo nhã ý của các vị cao minh quân tử.
Bốn tên đệ tử chạy ra nắm lấy cạnh hai tấm bình phong rất lớn từ từ kéo sang một bên.
Sau nhà đại sảnh liền hở ra một đường hầm khá dài,
Long Mộc hai vị đảo chúa nói:
-Nào! Xin mời liệt vị!
Rồi hai lão đi trước dẫn đường, quần hùng theo sau đi vào đường hầm
Ði chừng mười trượng thì trước một cái cửa đá.
Trên cửa đề ba chữ " Hiệp Khách Hành" theo lối cổ lệ.
Một tên đệ tử áo vàng tiến lại vừa đẩy cửa đá vừa nói:
-Trong động có hai mươi bốn gian thạch thất. Xin mời các vị tuỳ ý vào coi. Lúc nào mỏi mệt thì ra ngoài động cho thoải mái. Trong các thạch thất nhất thiết những đồ ăn thức dùng đều dự bị đầy đủ. Các vị cứ tự tiện lấy mà dùng, bất tất phải khách sáo.
Ðinh Bất Tứ cười lạt nói :
-Cái gì cũng được tuỳ ý thì còn khách sáo cái gì? Có chăng chỉ không được tuỳ ý rời khỏi đảo có phải thế không?
Long đảo chúa cười ha hả nói:
-Ðinh tiên sinh sao lại nói vậy? Các vị đến đảo Long Mộc là do tự nguyện thì lúc ra đi ai dám miễn cưỡng lưu lại? Bãi biển đầy đủ thuyền lớn nhỏ. Các vị muốn về lúc nào cũng được
Quần hùng sửng sốt.
Chẳng ai ngờ Long, Mộc lại dễ dãi như vậy, muốn ở lại hay muốn đi đều được tuỳ ý.
Mấy người đồng thanh hỏi:
-Bọn tại hạ muốn đi ngay bây giờ có được không?
Long đảo chúa đáp:
-Dĩ nhiên là được. Các vị coi tại hạ và Mộc huynh đệ là hạng người nào mà lại hỏi thế? Anh em tại hạ đãi khách không được chu đáo, đã tự lấy làm hổ thẹn. Có lý đâu còn dám miễn cưỡng lưu tâm khách lại?
Quần hùng nghe Long đảo chúa nói vậy cũng hơi yên tâm, liền nghĩ bụng:
-Ðã thế thì ta thử coi xem cổ thi đồ giải là cái gì rồi hãy ra về. Họ đã bảo không miễn cưỡng giữ khách, chẳng lẽ nói lời rồi ăn lời được sao.
Thế rồi mọi người lục tục tiến vào nhà thạch thất.
Bỗng thấy mặt Ðông có một khối đá lớn mài nhẵn bóng, Trên mặt đá có khắc chữ. Trước phiến đá này đã có mười bẩy mười tám người. Kẻ chú ý ngưng thần, người đang ngồi luyện công. Có ông nhắm cả hai mắt, miệng lẩm bẩm những gì không nghe rõ. Lại có ba, bốn vị đang lớn tiếng tranh luận .
Bạch Tự Tại chợt thấy một người, lão để ý nhìn hồi lâu rồi cả kinh hỏi:
-Ôn tam huynh!.. Tam huynh... ở đây ư?
Nguyên lão này mình mặc áo đen không ngớt đi lại trước phiến đá. Lão Ôn tên gọi là Nhân Hậu, là Chưởng môn phái đầu tiên ở Sơn Ðông. Giữa lão và Bạch Tự Tại đã có mối giao tình nồng hậu.
Ôn Nhân Hậu tủm tỉm cười hỏi:
-Sao ngươi bữa nay mới đến?
Bạch Tự Tại đáp:
-Mười năm trước tiểu đệ nghe nói Ôn tam huynh bị đảo Long Mộc mời đi dự yến Lạp Bát Cúc .Tiểu đệ chắc là Ôn tam huynh đã quy tiên rồi... Ai ngờ...
Ôn Nhân Hậu đáp:
-Tiểu đệ vẫn bình yên ở đây nghiên cứu võ công thượng thưa, Sao lại bảo là tiểu đệ chết rồi? Ðáng tiếc là Bạch huynh đến chậm quá. Bạch huynh coi kia! Câu đầu bài thơ là " Triệu Khách Mạn- Hồ Anh "Chữ" Hồ" tông câu này đã chú giải Hồ là người ở Tây Vực . Trong truyện Thừa Can ở sách Tân đường có câu:" Mấy mươi trăm người tập tiếng nói theo người Hồ, búi tóc chuôi vồ cắt, lụa mầu làm áo mưa..."
Lão vừa nói vừa trỏ vào phiến đá chỗ chú thích bằng chữ anh đọc cho Bạch Tự Tại nghe .
Bạch Tự Tại gặp bạn hữu một cách đột ngột lão mừng, cuống lên. Ngoài việc nắm bắt tình hình trên đảo, nhất thiết lão không để ý đến một vấn đề nào khác.
Lão liền hỏi:
-Ôn tam huynh! Cách ăn ở của tam huynh trong mười năm nay thế nào? Sao lại không đưa tin về Sơn Ðông?
Ôn Nhân Hậu trợn mắt hỏi lại:
-Bạch huynh nói cái gì? Bức đồ giải cổ thi võ Hiệp Khách Hành này câu nào cũng bao hàm bao nhiêu ý nghĩa mầu nhiệm về võ học cao thâm bát ngát. Chúng ta đem hết tâm trí mà trong mười phần chưa hiểu được một hai. Khi nào còn phân tâm hỏi đến việc tầm thường trên thế tục? Bạch huynh hãy coi người này trong bức đồ hình dáng điệu phong nhã thanh tú, rõ ràng là văn nhân ở Giang Nam, tuyệt không giống khách hào kiệt nước Yên nước Triệu với những bài bi ca khẳng khái thế mà sao lại gọi là " Triệu Khách " mới kỳ? Muốn giải đáp cho mỏng câu này thì trừ phi biết rõ những mấu chốt trọng yếu, ngoài ra không còn cách nào khác.
Bạch Tự Tại nhìn lên người viết trên vách đá thì quả nhiên là một chàng thư sinh tuổi trẻ, tay trái cầm quạt lông, tay phải vung chưởng, vẻ mặt rất ung dung nhàn nhã.
Ôn Nhân Hậu nói :
-Bạch huynh! Gần đây tiểu đệ mới mò được ra . Sở dĩ trên đồ hình vẽ người phong nhã ôn hoà đó là hình tượng về âm như trong chú giải có nói :" Nêu theo chỗ cương mãnh mà hạ thủ . Thế lá âm như làm " thể" mà dương cương làm "dụng". Nhưng thế nào là " thể " thế nào là "dụng" Cần phải một nền học vấn sâu rộng mới hiểu được.
Bạch Tự Tại gật đầu nói :
-Phải rồi ! Ôn huynh! Ðây là tôn nữ tế của tiểu đệ. Ôn huynh thử coi nhân phẩm gã xem thế nào? Thằng nhỏ kia! Ngươi lại chào Ôn tam gia đi.
Thạch Phá Thiên chạy đến gần quỳ xuống trước mặt Ôn Nhân Hậu khấu đầu hô lên:
-Ôn tam gia gia!
Ôn Nhân Hậu nói:
-Hay lắm, hay lắm!
Lão nói vậy nhưng chẳng buồn để mắt nhìn đến Thạch Phá Thiên một cái nào. Tay trái lão tập theo tư thức người trong đồ hình. Tay phải đột nhiên phóng chưởng đánh vèo một tiếng .
Lão nói:
-Tả âm hữu dương chắc là nghĩa lý như vậy,
Lão để hết tinh thần chú ý vào việc nghiên cứu vỡ học trên vách đá.
Bạch Tự Tại ngưng thần một lúc. Lão đọc lời chú giải trên vách:
-Trong thiên thuyết kiếm của Trang Tử có ghi: " Thái tử nói: nhà vua thấy các kiếm sĩ đều đầu bù tóc rối, đội mũ đính giải thô sơ, áo ngắn vạt sau". Họ Tư Mã chú thích " Man hồ anh" là giải ngũ trơn, mộc mạc, không màu sắc rực rỡ.
Lão nói:
-Ôn huynh! Theo ý kiến của tiểu đệ thì hai chữ " Man hồ" nên cho đi liền để mà giải thích. Man hồ nghĩa là thô lậu cục kịch. Man hồ anh là nỗi giải mũ không diêm dúa, chứ không phải là đeo giải mũ như người Hồ. Vậy chữ Hồ này là hồ đồ (thuộm thuộm ) chứ không phải rợ Hồ bên Tây Vực.
Ôn Nhân Hậu lắc đầu đáp:
-Không phải! Bạch huynh hãy coi xuống câu dưới: Bài Tả tư Nguỵ đồ phú có câu: "Man hồ chi anh", mà: "Man hồ " Là tên giải mũ của người võ sĩ. Thế thì giải mũ của người võ sĩ thộ lậu cũng được mà diêm dúa cũng được. Mấy năm trước tiểu đệ đã đến thỉnh giáo Chưởng môn phái Quả Nghị ở Kinh Châu là Khang Côn Luân. Y là người Hồ bên Tây Vực. Những việc gì thuộc về người Hồ y đều biết hết. Y nói là những võ sĩ người Hồ đội mũ có giải mà hình trạng thế này...
Lão nói xong cúi lom khom lấy ngón tay vạch xuống đất.
Thạch Phá Thiên nghe hai lão nghị luận dài dòng mà chàng chẳng hiểu gì cả. Những bài chú giải bên vách đá chàng lại mù tịt chẳng biết chữ nào. Chàng nghe hồi lâu không thấy có gì hứng thú liền thả bước đến gian thạch thất thứ hai.
Vừa vào cửa, chàng đã thấy kiếm khí tung hoành.
Bảy cặp đều dùng trường kiếm đang tỷ đấu. Tiếng kiếm chạm nhau choang choảng chói tai không ngớt.
Những người sử kiếm toàn lạ mặt chứ không phải bọn người vừa ở nhà đại sảnh cùng đi phó yến với chàng.
Chàng chắc đây đều là những tay cao thủ võ lâm đã đến đảo Long Mộc từ trước.
Xem kiếm pháp những người này đều không giống nhau, biến ảo ly kỳ, toàn là kiếm thuật cực kỳ tính diệu.
Bỗng thấy hai người qua lại mấy chiêu rồi như người qua lại mấy chiêu rồi như ngừng cuộc đấu.
Một lão già tóc bạc nói:
-Lão đệ! Nhát kiếm vừa rồi của lão đệ kể ra cũng ly kỳ. Nhưng lão đệ nên nhớ kiếm pháp đó chủ chốt ở năm chữ: " Ngô câu sương thuyết minh" Ngô câu là lưỡi đao. Vậy lúc ra kiếm chiêu phải nhớ luôn luôn hai chữ " loan đao". Nếu không thì mất hết bản ý của nó. Dùng đao pháp để vận kiếm thì chẳng khó gì, nhưng sử kiếm như loan đao thành ra trong chỗ thẳng có chỗ cong, trong chỗ cong có chỗ thẳng, có thế mới đúng tôn chi của tám chữ "Ngô câu sương thuyết minh".
Lão già râu đen lắc đầu đáp:
-Ðại ca! Ðại ca chỉ chú trọng về một phương diện mà lại quên mất yếu điểm khác. Ðại ca hãy coi lại bài chú giải trên vách. Trong bài Bảo chiếu nhạc phủ có câu: "Cẩm đới bội ngô câu". Bài thơ của Lý Hạ cũng có câu: " Nam nhi hà bất đới ngô câu".
Vậy chữ "bội" và chữ "đới" là mẫu chốt khẩu yếu trong câu thơ. Ngô câu tuy là lưỡi loan đao nhưng chỉ "đeo" vào mình, chứ không phải đem ra mà sử dụng. Theo ý kiến của tiểu đệ thì trong kiếm pháp có ẩu giấu ngô câu, tức là chuyển động theo đường vòng tròn chứ không phải là cong lưỡi đao cong thật sự.
Thạch Phá Thiên không muốn nghe hai người tranh chấp nữa lại đi tới chỗ cặp khác.
Cặp này tỷ đấu mau lẹ, một người ra kiếm chiêu cực kỳ lợi hại tấn công rất rát, còn người kia chỉ cầm trường kiếm không ngớt vạch những đường vòng tròn mà gạt hết được những chiêu kiếm của đối phương.
Bất thình lình đánh "choang" một tiếng vang lên, cả đôi kiếm gẫy.
Hai người đều nhảy vọt ra.
Hán tử da đen thân hình cao lớn nói:
-Hứa đạo hữu! Lời chú giảng trên vách nói thơ Bạch Cư Dị có câu:" Vật khinh trực chiết kiếm, do thắng khúc toàn câu" thì rõ lối đánh thẳng của tại hạ đúng với ý bài chú giải.
Lão kia là một đạo sĩ, trong tay cầm nửa thanh kiếm gãy lắc đầu nói:
-" Ngô câu sương tuyết minh" là chủ. Còn "Do thắng khúc toàn câu" là khách. Ðể khách đoạt chủ là không phải lối.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.