Chương 132: Là nhập thế hay xuất thế?
Everstill, Trang Lạc Yên
28/04/2019
Bình An thôn cách Mộc Dương thành cũng không phải là quá xa, ấy vậy mà thôn nhỏ không hề bị sự xô bồ náo nhiệt xâm nhiễm.
Nơi này chừng hơn chục hộ dân, nghề nghiệp chủ yếu là chăn tằm, dệt lụa và nhuộm lụa. Cũng chẳng phải gấm vóc thượng hạng gì, chỉ là tơ lụa đơn giản mà thôi.
Người trong thôn vài tháng lại đem lụa đến Mộc Dương thành để bán và mua vật thực cần thiết.
Bởi vì Bình An thôn nằm lưng chừng núi, con đường mòn nhỏ xuyên rừng đến thôn cũng là lối cụt, thế nên chẳng có lái buôn nào chịu lặn lội đến đây chỉ để mua thứ đồ tầm thường ít lợi nhuận này cả.
Đừng nói là lái buôn, ngay cả đạo tặc cũng chẳng thèm đến nơi khỉ ho cò gáy này để cướp bóc.
Tờ mờ sáng, thôn nhỏ luôn vắng khách hôm nay lại có người vô tình viếng thăm.
Bước chân vô định của nam tử đeo mặt nạ gỗ dẫn hắn đi theo tiếng nhai nuốt ngấu nghiến của vô số cái miệng. Lúc đầu hắn còn tưởng đây là ảo giác của những tiếng nói bên tai.
Vừa vào đến Bình An thôn thì hắn mới bật cười:
- Thì ra là tằm đang ăn lá!
Tiếng rột roạt này không nhớp nháp và buồn nôn như tiếng cấu xé, nhai nuốt của "họ"
…
Dưới mái hiên của căn nhà đầu tiên có bà lão đang quay tơ. A Nhất vừa bước qua cổng thôn bà lão đã tra hỏi:
- Vị công tử này đi đâu đây?
Tuy già nhưng mắt bà vẫn rất sáng. Y phục trên người của thiếu niên quá mức sạch sẽ không một vết gấp, mái tóc đen gọn gàng cũng không nhiễm chút bụi đường xa, hẳn là được kiệu lớn hộ tống đến nơi này.
- Tại hạ muốn tá túc ở đây một thời gian, không biết có thể hay không?
Hắn theo thói quen, khoanh hai tay cúi người hành lễ làm bà lão có chút ngỡ ngàng nhưng cũng đoán được đó hẳn là phong tục chào hỏi của vùng khác.
Bà quay vào trong nhà kêu to:
- Suốt! Suốt ơi!
Tiếng thoi đưa lạch cạch ở bên trong cũng ngừng hẳn. Chẳng mấy chốc một nữ tử đôi mươi bước ra ngoài. Bộ áo quần thôn nữ tuy thô sơ nhưng lại vừa vặn, làm nổi dáng người nhược liễu phù phong. Mái tóc đen dài được bện túm sau đầu để tóc mái bằng che trước trán.
- Con đây!
Bỗng nhìn thấy A Nhất, nàng thẹn thùng gật đầu chào hắn. Tuy mặt mũi của hắn đã bị mặt nạ gỗ che đậy thế nhưng cốt cách bất phàm khiến A Nhất trông rất dễ mến.
- Suốt! Dẫn vị công tử này đến xem căn nhà cạnh ruộng dâu.
Nói rồi bà lão quay lại nói với A Nhất!
- Trong thôn chỉ còn căn đó là còn trống. Nếu công tử cảm thấy được thì cứ ở đó, còn không thì mướn cha con lão Bắc dựng một căn.
- Đa tạ bà bà! Tên của tại hạ là A Nhất, sau này làm phiền mọi người!
Hắn đã quyết định nghỉ chân tại nơi này. Tiếng tằm nhai rau, tiếng lạch cạch thoi đưa, tiếng vòng quay tơ, và cả tiếng khóc của trẻ nhỏ khiến tâm hắn bình an.
Thế rồi Suốt đi trước, A Nhất theo sau về phía cuối thôn.
- Người trong thôn có vẻ không ngại người lạ!?
Nghe A Nhất mở chuyện, nữ tử chỉ cười! Nàng ít khi thấy người lạ đến đây nên cũng không biết!
- Chắc là vì nhờ tên của thôn!
A Nhất muốn hỏi tên của thôn là gì nhưng lại thôi. Hắn biết trước cổng thôn có một tấm bảng, hẳn là có viết tên của thôn trên đó nhưng thần hồn của hắn còn chưa tinh tế đến mức có thể nhận diện lớp sơn đã phai mờ theo năm tháng kia.
Trên đường đi, họ gặp vài người trong thôn. Tuy bận rộn nhưng ai cũng đều dừng lại hỏi thăm Suốt và A Nhất.
Hầu như người ta chưa kịp hỏi thì Suốt đã mau miệng giới thiệu hắn với mọi người.
- Vị công tử này muốn nghỉ dưỡng ở thôn chúng ta một thời gian...
A Nhất không hề qua loa. Mỗi lần gặp, hắn đều chào hỏi từng người và cố ghi nhớ tên của họ.
Có mấy đứa bé chạy nhảy trong thôn tò mò níu áo A Nhất, không chút ý tứ hỏi hắn vì sao lại đeo mặt nạ. Cả đám bị Suốt mắng rồi đuổi đi. Bản thân Suốt cũng muốn hỏi chỉ là vẻ cổ kính của mặt nạ gỗ làm nàng khó mở miệng.
Càng đến gần cuối thôn những tiếng nhai cắn càng lớn, tuy ồn ào nhưng lại không phiền muộn. Trái lại, hắn cảm thấy những con tằm ú nụ đang ngọ ngậy trong mấy gian nhà kia rất dễ thương.
Suốt hỏi:
- Công tử định ở đây bao lâu?
Lá dâu tằm không mùi, chỉ có hương thơm quyến rũ của của mấy gian bếp đang bận rộn chuẩn bị cho bữa sáng.
- Tại hạ cũng chưa xác định được. Có lẽ sẽ là một thời gian dài.
- ...
Suốt mở cửa căn nhà nhỏ. Bài trí bên trong rất ngăn nắp và sạch sẽ, chứng tỏ có người lau chùi thường xuyên.
Căn phòng nhỏ bộ bàn ghế, một cái tủ, một chiếc giường đơn.
- Công tử thấy sao?
Nàng nhìn A Nhất, cố tìm sự không hài lòng nhỏ sau tấm mặt nạ gỗ kia nhưng không thành.
A Nhất chân thành nói:
- Nơi này rất tốt! Đạ tạ Suốt cô nương.
Mặt nạ gỗ rảo bước ra sân sau. Bên phải là gian bếp nhỏ, ở một góc xa bên trái là nhà xí, phía ngoài hàng rào tre là nương dâu xanh rờn.
Nhân hoàng ganh tị với những ngọn dâu tằm đang đung đưa dao động trong gió. Lúc trước phải hết chạy rồi nhảy từ nơi này đến nơi khác, hắn chưa bao giờ để tâm đến cơn gió ngược đập vào mặt. Bây giờ đã mất đi cảm giác của thân thể, hắn mới biết nó đáng quý.
Suốt cười hì hì đánh thức A Nhất khỏi cảm khái:
- Sau này chúng ta là láng giềng rồi, Nhất đại ca cứ gọi muội là Suốt.
...
Chỉ đơn giản như vậy, A Nhất tìm được một chốn nương thân.
Hắn và những người dân nơi này không có tình cảm gì đặc biệt, cũng chẳng có lợi ích trói buộc. Nhân duyên vốn là vậy đó, ngẫu hứng và tầm thường.
Nơi này chừng hơn chục hộ dân, nghề nghiệp chủ yếu là chăn tằm, dệt lụa và nhuộm lụa. Cũng chẳng phải gấm vóc thượng hạng gì, chỉ là tơ lụa đơn giản mà thôi.
Người trong thôn vài tháng lại đem lụa đến Mộc Dương thành để bán và mua vật thực cần thiết.
Bởi vì Bình An thôn nằm lưng chừng núi, con đường mòn nhỏ xuyên rừng đến thôn cũng là lối cụt, thế nên chẳng có lái buôn nào chịu lặn lội đến đây chỉ để mua thứ đồ tầm thường ít lợi nhuận này cả.
Đừng nói là lái buôn, ngay cả đạo tặc cũng chẳng thèm đến nơi khỉ ho cò gáy này để cướp bóc.
Tờ mờ sáng, thôn nhỏ luôn vắng khách hôm nay lại có người vô tình viếng thăm.
Bước chân vô định của nam tử đeo mặt nạ gỗ dẫn hắn đi theo tiếng nhai nuốt ngấu nghiến của vô số cái miệng. Lúc đầu hắn còn tưởng đây là ảo giác của những tiếng nói bên tai.
Vừa vào đến Bình An thôn thì hắn mới bật cười:
- Thì ra là tằm đang ăn lá!
Tiếng rột roạt này không nhớp nháp và buồn nôn như tiếng cấu xé, nhai nuốt của "họ"
…
Dưới mái hiên của căn nhà đầu tiên có bà lão đang quay tơ. A Nhất vừa bước qua cổng thôn bà lão đã tra hỏi:
- Vị công tử này đi đâu đây?
Tuy già nhưng mắt bà vẫn rất sáng. Y phục trên người của thiếu niên quá mức sạch sẽ không một vết gấp, mái tóc đen gọn gàng cũng không nhiễm chút bụi đường xa, hẳn là được kiệu lớn hộ tống đến nơi này.
- Tại hạ muốn tá túc ở đây một thời gian, không biết có thể hay không?
Hắn theo thói quen, khoanh hai tay cúi người hành lễ làm bà lão có chút ngỡ ngàng nhưng cũng đoán được đó hẳn là phong tục chào hỏi của vùng khác.
Bà quay vào trong nhà kêu to:
- Suốt! Suốt ơi!
Tiếng thoi đưa lạch cạch ở bên trong cũng ngừng hẳn. Chẳng mấy chốc một nữ tử đôi mươi bước ra ngoài. Bộ áo quần thôn nữ tuy thô sơ nhưng lại vừa vặn, làm nổi dáng người nhược liễu phù phong. Mái tóc đen dài được bện túm sau đầu để tóc mái bằng che trước trán.
- Con đây!
Bỗng nhìn thấy A Nhất, nàng thẹn thùng gật đầu chào hắn. Tuy mặt mũi của hắn đã bị mặt nạ gỗ che đậy thế nhưng cốt cách bất phàm khiến A Nhất trông rất dễ mến.
- Suốt! Dẫn vị công tử này đến xem căn nhà cạnh ruộng dâu.
Nói rồi bà lão quay lại nói với A Nhất!
- Trong thôn chỉ còn căn đó là còn trống. Nếu công tử cảm thấy được thì cứ ở đó, còn không thì mướn cha con lão Bắc dựng một căn.
- Đa tạ bà bà! Tên của tại hạ là A Nhất, sau này làm phiền mọi người!
Hắn đã quyết định nghỉ chân tại nơi này. Tiếng tằm nhai rau, tiếng lạch cạch thoi đưa, tiếng vòng quay tơ, và cả tiếng khóc của trẻ nhỏ khiến tâm hắn bình an.
Thế rồi Suốt đi trước, A Nhất theo sau về phía cuối thôn.
- Người trong thôn có vẻ không ngại người lạ!?
Nghe A Nhất mở chuyện, nữ tử chỉ cười! Nàng ít khi thấy người lạ đến đây nên cũng không biết!
- Chắc là vì nhờ tên của thôn!
A Nhất muốn hỏi tên của thôn là gì nhưng lại thôi. Hắn biết trước cổng thôn có một tấm bảng, hẳn là có viết tên của thôn trên đó nhưng thần hồn của hắn còn chưa tinh tế đến mức có thể nhận diện lớp sơn đã phai mờ theo năm tháng kia.
Trên đường đi, họ gặp vài người trong thôn. Tuy bận rộn nhưng ai cũng đều dừng lại hỏi thăm Suốt và A Nhất.
Hầu như người ta chưa kịp hỏi thì Suốt đã mau miệng giới thiệu hắn với mọi người.
- Vị công tử này muốn nghỉ dưỡng ở thôn chúng ta một thời gian...
A Nhất không hề qua loa. Mỗi lần gặp, hắn đều chào hỏi từng người và cố ghi nhớ tên của họ.
Có mấy đứa bé chạy nhảy trong thôn tò mò níu áo A Nhất, không chút ý tứ hỏi hắn vì sao lại đeo mặt nạ. Cả đám bị Suốt mắng rồi đuổi đi. Bản thân Suốt cũng muốn hỏi chỉ là vẻ cổ kính của mặt nạ gỗ làm nàng khó mở miệng.
Càng đến gần cuối thôn những tiếng nhai cắn càng lớn, tuy ồn ào nhưng lại không phiền muộn. Trái lại, hắn cảm thấy những con tằm ú nụ đang ngọ ngậy trong mấy gian nhà kia rất dễ thương.
Suốt hỏi:
- Công tử định ở đây bao lâu?
Lá dâu tằm không mùi, chỉ có hương thơm quyến rũ của của mấy gian bếp đang bận rộn chuẩn bị cho bữa sáng.
- Tại hạ cũng chưa xác định được. Có lẽ sẽ là một thời gian dài.
- ...
Suốt mở cửa căn nhà nhỏ. Bài trí bên trong rất ngăn nắp và sạch sẽ, chứng tỏ có người lau chùi thường xuyên.
Căn phòng nhỏ bộ bàn ghế, một cái tủ, một chiếc giường đơn.
- Công tử thấy sao?
Nàng nhìn A Nhất, cố tìm sự không hài lòng nhỏ sau tấm mặt nạ gỗ kia nhưng không thành.
A Nhất chân thành nói:
- Nơi này rất tốt! Đạ tạ Suốt cô nương.
Mặt nạ gỗ rảo bước ra sân sau. Bên phải là gian bếp nhỏ, ở một góc xa bên trái là nhà xí, phía ngoài hàng rào tre là nương dâu xanh rờn.
Nhân hoàng ganh tị với những ngọn dâu tằm đang đung đưa dao động trong gió. Lúc trước phải hết chạy rồi nhảy từ nơi này đến nơi khác, hắn chưa bao giờ để tâm đến cơn gió ngược đập vào mặt. Bây giờ đã mất đi cảm giác của thân thể, hắn mới biết nó đáng quý.
Suốt cười hì hì đánh thức A Nhất khỏi cảm khái:
- Sau này chúng ta là láng giềng rồi, Nhất đại ca cứ gọi muội là Suốt.
...
Chỉ đơn giản như vậy, A Nhất tìm được một chốn nương thân.
Hắn và những người dân nơi này không có tình cảm gì đặc biệt, cũng chẳng có lợi ích trói buộc. Nhân duyên vốn là vậy đó, ngẫu hứng và tầm thường.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.