Hồ Sơ Tâm Lý Tội Phạm - Tội Không Thể Tha
Chương 53: Ngoại truyện [1]
Địa Sơn Khiêm
16/06/2023
Hoa Túy quỳ gối trên mặt sàn cứng lạnh băng, roi trút xuống như mưa. Sắc mặt cô tái nhợt, biểu cảm quật cường, môi cắn chặt, im lìm không hé lấy một tiếng, cứ như hoàn toàn không cảm nhận được cơn đau bỏng rát trên
lưng.
Hoa Túy mười bảy tuổi đã là một bông hoa hồng chực chờ nở rộ. Bộ đồng phục rộng thùng thình, mộc mạc kia không che được dáng người dần nảy nở của cô, càng không cần phải nói đến đôi má ngập tràn collagen tuổi trẻ ửng sắc đỏ kiều diễm. Thế nhưng lúc này, hàng lông mày xinh đẹp, mảnh dài kia lại chau chặt, cánh môi mềm mại mím cứng, thể hiện rõ sự đau đớn khó có thể chịu đựng mà chủ nhân của chúng đang phải gánh vác.
“Tại sao chỉ được hạng nhì toàn khối? Mày thua đứa hạng nhất tận ba điểm! Thành tích của mày lao dốc rồi!” Trước mắt là gương mặt đau đáu, tiếc hận của mẹ, “Mày nói xem!”
“Câu cuối trong bài thi toán con dùng cách giải của đại học, quá trình chứng minh rất đơn giản, nhưng thầy cô không chấp nhận cách làm đó, nên…” lại là một roi mạnh quất xuống. Hoa Túy cắn chặt môi, lần này quá mức đau đớn nên trên môi đã rỉ máu.
“Còn dám trả lời nữa đúng không?” Người mẹ xanh mặt, phẫn nộ nói, “Mày tưởng tao không biết mấy chuyện hư hỏng của mày chắc? Lớp trưởng lớp ba lén nhìn mày rất nhiều lần, ủy viên học tập lớp hai lén bỏ thư tình vào hộc bàn của mày, chẳng lẽ không phải mày quyến rũ tụi nó? Không tập trung lo học hành mà chỉ chăm chăm ăn dọn, đương nhiên kết quả sẽ thể hiện ra!”
Hoa Túy cúi đầu, bộ dạng ngoan ngoãn, vâng lời… Bao lần trừng phạt đã giúp cô hiểu rõ, cách nhanh nhất để làm nguôi cơn giận của mẹ không phải biện giải cho bản thân mà là cứ nương theo lời mẹ, nhận vào mình một cái tội không nặng không nhẹ, sau đó vâng lời, ngoan ngoãn tiếp nhận cái gọi là trừng phạt.
Cả thế giới như chỉ còn lại tiếng quát thé rít và cái roi cứng ngắc kia. Cơn đau bỏng cháy lan tràn trên lưng. Cô giấu đi nét sắc bén trong ánh mắt, ý thức lặng lẽ bay về phía tờ lịch treo trên tường.
Chính những nguyện vọng mông lung, mờ mịt đó đã chống đỡ cho cô đến hiện tại. Hoa Túy chỉ muốn thi đại học xong, vào một trường đại học xa nhà, thoát khỏi cái gia đình khiến người ta nghẹt thở này, vĩnh viễn không bao giờ trở lại.
Hoa Túy thông minh mà nhạy bén. Đối với lòng người, cô trời sinh đã có thứ trực giác chính xác gần giống với thợ săn. Cô biết ngoại hình dần trở nên xuất chúng hơn người của mình khiến mẹ âm thầm sinh lòng đố kị, lại càng khơi lên sự oán hận của bà đối với vận mệnh bất công.
Dù sao thì năm xưa mẹ cũng từng là mỹ nhân rất xinh đẹp, có đông đảo người theo đuổi. Mẹ muốn sống cuộc sống an nhàn, ổn định, nên lựa chọn cha cô, người thành thật làm việc trong xí nghiệp quốc gia. Nào ngờ bát cơm Nhà nước cũng có ngày bị mất. Sau khi nghỉ việc, tinh thần cha dần trở nên sa sút, chìm trong rượu chè, bài bạc, lay lắt qua ngày.
Vì thế, trải qua những tháng ngày thất vọng, chán nản, mệt mỏi cùng mấy chuyện vặt vãnh lông gà vỏ tỏi, mỹ nhân như minh châu năm xưa đã biến thành cặp mắt cá chết trắng dã. Bà ta dồn hết sự oán hận không cách nào phát tác lên người con gái, buộc con gái trở nên nổi bật. Mà khi con gái dần ưu tú, xinh đẹp, bà ta lại càng tiếc nuối những thứ mình vốn sở hữu nhưng đã bị vận mệnh thu hồi.
Tâm lý học thường hay nói tuổi thơ của một người sẽ để lại cho họ dấu vết không thể xóa nhòa. Tuổi thơ bất hạnh thường cần cả cuộc đời để chữa lành. Nhưng Hoa Túy không tin số phận. Cô không tin mình sẽ bị sự thù hận và oán ghét nuốt chửng, biến thành một cái xác biết đi, đánh mất ánh sáng trong mắt ở tuổi hai mươi, rồi vài chục năm sau mới được chôn cất, điều đáng lý nên làm từ lâu.
Đêm nay, Hoa Túy mười bảy tuổi quỳ gối trên nền gạch cứng lạnh băng. Hoa văn hằn lên tra tấn xương cốt của cô, đầu gối đã dần chết lặng, không còn cảm giác. Trong đầu cô là một đống lộn xộn, sự mỏi mệt và đau đớn đã nuốt hết sức mạnh, song ý niệm kia lại như ngọn hải đăng giữa sương mù trên biển cả, vẫn luôn chói sáng trong tâm trí Hoa Túy.
Mình khác với mẹ.
Niềm tin ấy mãnh liệt đến mức khi Hoa Túy ngất đi vì kiệt sức, nó vẫn phát ra âm thanh vang dội mà kiên định trong lòng cô, tựa như tiếng kèn thổi về phía quân địch khi trời hửng sáng, lanh lảnh là thế, phấn chấn tinh thần là thế.
Với niềm tin được ăn cả, ngã về không, Hoa Túy hoàn thành cuộc thi đại học, điểm cũng đủ vào hai ngôi trường tận thủ đô mà những học sinh khác tha thiết ước mơ. Cô lén đến tiệm net, đăng kí chuyên ngành Tâm lý học tốt nhất cả nước.
Đó là một ngày hè khiến người ta mê đắm. Những cô gái trên đường mặc quần áo tươi đẹp đủ mọi kiểu dáng, cổ ngẩng cao, kiêu hãnh tựa một vị công chúa diễm lệ. Hoa Túy đứng dưới tàng cây tử vi trắng, mặc bộ đồng phục rộng thùng thình, xám xịt, nhưng người qua đường đều không nhịn được mà nhìn cô bằng ánh mắt kinh diễm. Như bóc đi lớp sơn xấu xí trên vàng, những tia sáng rực rỡ, diệu kì đang lóe lên từ cô gái thoạt trông quá đỗi bình thường này.
Qua kì nghỉ hè thôi là không cần phải gù lưng, cố ý mang đôi kính dày cộm, giấu gương mặt mình dưới đống sách chất cao như núi, giấu dáng người yểu điệu dưới bộ đồng phục rộng thùng thình, giả vờ làm một cô bé ngoan ngoãn để tránh kích thích đến thần kinh nhạy cảm mà tự ti của mẹ nữa.
Một cơn gió ấm thổi qua, tử vi trắng lác đác rơi rụng. Hoa Túy đứng giữa cơn mưa hoa, cất tiếng cười lớn. Cô cười rất lâu. Những tình cảm mãnh liệt, sâu sắc giấu tận đáy lòng, giờ ồ ạt tuôn trào tựa xả lũ. Như bị tâm trạng sung sướng của cô gái lan đến, bầu trời cũng trong xanh hệt một viên kẹo sắp tan. Bờ vai gầy gò, mảnh khảnh kia như mọc ra một đôi cánh đỏ. Đôi cánh mạnh mẽ đâm khỏi phần lưng, mang cô tự do bay lượn trên bầu trời.
Ngày thư thông báo trúng tuyển đến, Hoa Túy nhìn sắc mặt mẹ mình, phỏng đoán ý muốn của bà mà nấu xong bữa sáng, để khỏi phải dây ra thêm càng nhiều chuyện rắc rối. Khoảnh khắc mở phong thư thông báo trúng tuyển, Hoa Túy như bị người ta xối một chậu nước lạnh từ đầu xuống giữa ngày nóng nực, oi bức, lập tức tỉnh khỏi giấc mơ đẹp. Mặt cô không còn chút máu, trang giấy chầm chậm rơi xuống từ đầu ngón tay run rẩy.
Đại học Z của tỉnh, chuyên ngành Y học Lâm sàng.
Cô kinh ngạc quay đầu nhìn mẹ mình. Bà ta đang thong thả lau miệng. Lòng đỏ trứng màu cam dính trên khóe môi hệt một vệt máu chói mắt.
Trong ánh mắt khiếp sợ, sụp đổ của Hoa Túy, trên mặt bà ta không hề có vẻ gì là hổ thẹn, ngược lại còn xuất hiện nụ cười đắc ý. Nụ cười ấy nở trên đôi môi dày, đầy trào phúng. Đó là sự khinh miệt của cha mẹ đối với con cái, sự cướp đoạt của nam giới đối với nữ giới, sự xem nhẹ của người cầm quyền với người bình thường, sự đùa bỡn của phần tử trí thức với người thất học, là cảm giác thượng đẳng bẩm sinh của người da trắng đối với người da màu.
Không có lí do, không cách nào phản bác. Tất cả mọi người đều im lặng tuân theo trật tự ấy, sợ mất đi địa vị của bản thân. Cùng với cơn đau xé trong tim, Hoa Túy cảm thấy tỉnh táo chưa từng thấy. Đằng sau những cái mang danh “tốt cho con”, “yêu thương con”, “bảo vệ con” kia, rốt cuộc đang ẩn giấu thứ xấu xí, đáng sợ đến nhường nào.
“Đủ lông đủ cánh rồi muốn bay đúng không?” Bà ta ung dung lau miệng, như hoàn toàn không nhìn đến ánh mắt tan nát cõi lòng của Hoa Túy. Trong mắt bà ta thoáng vẻ khinh miệt, từ tốn nói: “Con phải vào đại học Z, ở đó gần nhà. Hơn nữa, con đăng kí cái chuyên ngành nhảm nhí gì thế kia? Tâm lý học? Chừng nữa tốt nghiệp ra có thể tìm được việc sao? Y học vẫn chắc chắn hơn, làm bác sĩ hay biết chừng nào. Công việc ổn định, địa vị xã hội lại cao, tương lai dễ tìm đối tượng.”
“Mẹ chỉ muốn tốt cho con thôi, đâu thể trơ mắt nhìn con bước lên con đường sai lầm.” Cuối cùng, bà ta còn bồi thêm “câu nói vàng” vẫn thường hay sử dụng, như thể chỉ cần làm vậy là sẽ khiến chuyện kinh tởm như cướp đoạt, đàn áp trở nên đúng đắn, đàng hoàng.
Bà ta liếc xéo Hoa Túy, cho rằng đứa nhỏ này cùng lắm là khóc mấy tiếng, oán giận đôi lời rồi sẽ ngoan ngoãn tuân theo hệt như trước giờ vẫn vậy.
Đúng rồi. Những bậc cha mẹ hảo tâm bó chân cho con gái là để mai này con được gả vào nhà cao cửa rộng, không phải lo cái ăn cái mặc, là tốt cho con; những bậc cha mẹ hảo tâm đưa con vào trường cai nghiện internet là để con không chìm đắm vào những trò chơi vô bổ, vì tương lai xán lạn, là tốt cho con; những bậc cha mẹ bẻ gãy đôi cánh của con, nuôi dưỡng con theo một khuôn mẫu chuẩn hóa không còn cá tính là để con có thể hòa nhập vào xã hội, là tốt cho con.
Thật ra dưới nỗi thất vọng cùng cực thì con người sẽ không có phản ứng cảm xúc gì cả. Con chuột bị trói chặt, cho giật điện, thả vào thùng đá chỉ giật vài cái là chết ngay, bởi vì hệ thần kinh tự chủ của nó đã chết từ lâu, nó khuất phục trước số phận bất hạnh. Trong khi những con chuột được tự do chạy trốn khi bị giật điện thì giãy giụa áng chừng suốt ba tiếng, đến khi cạn kiệt sức lực mới chết đi trong giận dữ.
Mà niềm tin chống đỡ cho chú chuột Hoa Túy không ngừng vùng vẫy, chấp niệm rời khỏi nơi này, nguyện vọng được học một ngành mình thích,…
Vào hôm nay, tất cả đã vỡ. Triệt để vỡ nát.
Có người cướp đi thứ mà bạn xem như báu vật, sau khi dâm loạn nó một phen lại hung hăng đạp nó lún sâu xuống bùn, rồi trào phúng nói với bạn rằng nó không đáng một đồng.
Hoa Túy cúi đầu, nhìn mũi chân của mình. Trong nỗi bi thương cực độ và phẫn uất sụp đổ, khóe miệng cô lại giương lên một nét cười rất nhẹ. Cô cắn môi, nghe thấy mình nói với giọng chết lặng: “Dạ, mẹ. Con biết rồi.”
Khuya hôm ấy, cơn mưa rào đập lên khung cửa sổ, gió bất chợt giật tung ô cửa, thổi quét toàn bộ căn phòng, kinh động đến cô bé co mình trong góc. Mắt cô ửng đỏ, lại không có nước mắt. Những thớ cơ trên người co rút. Đêm nay, nỗi bi thương và phẫn nộ ẩn giấu trong cơ thể lặng lẽ thức tỉnh, thiêu cháy da thịt, xương cốt, phủ tạng của Hoa Túy từng chút một, như đang đốt chiếc đèn trời.
Trái ngược với nhiệt độ nóng rực trên người, đáy lòng cô lại là một khoảng tro tàn lạnh lẽo. Như cánh đồng hoang vu sau khi bị đốt trọi bởi ngọn lửa rợp trời, chẳng còn sự sống. Hàm trên và hàm dưới của cô không ngừng run lập cập, người lả đi từng cơn, tầm mắt trở nên tối sầm. Cô sờ lên trán, nóng rực, có lẽ đã hơn 40°C cũng không chừng. Khác với sự kiên cường và chịu đựng khi sốt đến 39.5°C vẫn cắn răng làm bài thi, lần đầu tiên Hoa Túy nảy sinh ý nghĩ cứ để mặc cho trận lửa mãnh liệt, dai dẳng này thiêu rụi mình thành hư vô.
Dưới sự thúc đẩy của cơn sốt và thù hận, bản năng nào đó dường như đã khắc sâu vào gien âm thầm thức tỉnh, đi săn. Cổ của người trông mạnh mẽ thế nào cũng thật yếu ớt, chỉ cần lưỡi sao mỏng sáng lóe trong tay mình vung lên, máu động mạch phún ra có thể bắn tung tóe. Giết bà ta, không bao giờ phải chịu đựng những gông cùm xiềng xích kia nữa; giết bà ta, không bao giờ phải chịu đựng những sự sỉ nhục kia nữa. Giết bà ta, giết bà ta là mày sẽ tự do.
Thiên sanh vạn vật dĩ dưỡng nhân, nhân vô nhất vật dĩ kính thiên. Sát sát sát sát sát sát sát![1]
Cô móc con dao cùn ra từ dưới gối, dùng phiến đá mài trên chìa khóa mà mài dao từng chút một, mãi đến khi lưỡi dao mảnh như một sợi dây, gần như không thể thấy. Ánh đèn đường nhá nhem, cũ nát xuyên qua màn mưa, chiếu vào căn nhà, lờ mờ tối. Hoa Túy cầm con dao đã mài bén ngót trong tay, đứng trước cánh của phòng mẹ giờ đã đóng chặt, đứng lặng thật lâu.
______________
[1] Bia "Thất Sát".
Đại loại là “trời sinh vạn vật để nuôi người, người không một vật để kính trời”. Này là câu trên bia “Thất Sát” của Trương Hiến Trung. Tương truyền Trương Hiến Trung lập bia để kéo dân chúng đến trước bia mà giết. Hai bên bia là hai câu: “Thiên sinh vạn vật dữ nhân, nhân vô nhất vật dữ thiên”, chính giữa là bảy chữ Sát nên gọi là bia “Thất Sát”.
Hoa Túy mười bảy tuổi đã là một bông hoa hồng chực chờ nở rộ. Bộ đồng phục rộng thùng thình, mộc mạc kia không che được dáng người dần nảy nở của cô, càng không cần phải nói đến đôi má ngập tràn collagen tuổi trẻ ửng sắc đỏ kiều diễm. Thế nhưng lúc này, hàng lông mày xinh đẹp, mảnh dài kia lại chau chặt, cánh môi mềm mại mím cứng, thể hiện rõ sự đau đớn khó có thể chịu đựng mà chủ nhân của chúng đang phải gánh vác.
“Tại sao chỉ được hạng nhì toàn khối? Mày thua đứa hạng nhất tận ba điểm! Thành tích của mày lao dốc rồi!” Trước mắt là gương mặt đau đáu, tiếc hận của mẹ, “Mày nói xem!”
“Câu cuối trong bài thi toán con dùng cách giải của đại học, quá trình chứng minh rất đơn giản, nhưng thầy cô không chấp nhận cách làm đó, nên…” lại là một roi mạnh quất xuống. Hoa Túy cắn chặt môi, lần này quá mức đau đớn nên trên môi đã rỉ máu.
“Còn dám trả lời nữa đúng không?” Người mẹ xanh mặt, phẫn nộ nói, “Mày tưởng tao không biết mấy chuyện hư hỏng của mày chắc? Lớp trưởng lớp ba lén nhìn mày rất nhiều lần, ủy viên học tập lớp hai lén bỏ thư tình vào hộc bàn của mày, chẳng lẽ không phải mày quyến rũ tụi nó? Không tập trung lo học hành mà chỉ chăm chăm ăn dọn, đương nhiên kết quả sẽ thể hiện ra!”
Hoa Túy cúi đầu, bộ dạng ngoan ngoãn, vâng lời… Bao lần trừng phạt đã giúp cô hiểu rõ, cách nhanh nhất để làm nguôi cơn giận của mẹ không phải biện giải cho bản thân mà là cứ nương theo lời mẹ, nhận vào mình một cái tội không nặng không nhẹ, sau đó vâng lời, ngoan ngoãn tiếp nhận cái gọi là trừng phạt.
Cả thế giới như chỉ còn lại tiếng quát thé rít và cái roi cứng ngắc kia. Cơn đau bỏng cháy lan tràn trên lưng. Cô giấu đi nét sắc bén trong ánh mắt, ý thức lặng lẽ bay về phía tờ lịch treo trên tường.
Chính những nguyện vọng mông lung, mờ mịt đó đã chống đỡ cho cô đến hiện tại. Hoa Túy chỉ muốn thi đại học xong, vào một trường đại học xa nhà, thoát khỏi cái gia đình khiến người ta nghẹt thở này, vĩnh viễn không bao giờ trở lại.
Hoa Túy thông minh mà nhạy bén. Đối với lòng người, cô trời sinh đã có thứ trực giác chính xác gần giống với thợ săn. Cô biết ngoại hình dần trở nên xuất chúng hơn người của mình khiến mẹ âm thầm sinh lòng đố kị, lại càng khơi lên sự oán hận của bà đối với vận mệnh bất công.
Dù sao thì năm xưa mẹ cũng từng là mỹ nhân rất xinh đẹp, có đông đảo người theo đuổi. Mẹ muốn sống cuộc sống an nhàn, ổn định, nên lựa chọn cha cô, người thành thật làm việc trong xí nghiệp quốc gia. Nào ngờ bát cơm Nhà nước cũng có ngày bị mất. Sau khi nghỉ việc, tinh thần cha dần trở nên sa sút, chìm trong rượu chè, bài bạc, lay lắt qua ngày.
Vì thế, trải qua những tháng ngày thất vọng, chán nản, mệt mỏi cùng mấy chuyện vặt vãnh lông gà vỏ tỏi, mỹ nhân như minh châu năm xưa đã biến thành cặp mắt cá chết trắng dã. Bà ta dồn hết sự oán hận không cách nào phát tác lên người con gái, buộc con gái trở nên nổi bật. Mà khi con gái dần ưu tú, xinh đẹp, bà ta lại càng tiếc nuối những thứ mình vốn sở hữu nhưng đã bị vận mệnh thu hồi.
Tâm lý học thường hay nói tuổi thơ của một người sẽ để lại cho họ dấu vết không thể xóa nhòa. Tuổi thơ bất hạnh thường cần cả cuộc đời để chữa lành. Nhưng Hoa Túy không tin số phận. Cô không tin mình sẽ bị sự thù hận và oán ghét nuốt chửng, biến thành một cái xác biết đi, đánh mất ánh sáng trong mắt ở tuổi hai mươi, rồi vài chục năm sau mới được chôn cất, điều đáng lý nên làm từ lâu.
Đêm nay, Hoa Túy mười bảy tuổi quỳ gối trên nền gạch cứng lạnh băng. Hoa văn hằn lên tra tấn xương cốt của cô, đầu gối đã dần chết lặng, không còn cảm giác. Trong đầu cô là một đống lộn xộn, sự mỏi mệt và đau đớn đã nuốt hết sức mạnh, song ý niệm kia lại như ngọn hải đăng giữa sương mù trên biển cả, vẫn luôn chói sáng trong tâm trí Hoa Túy.
Mình khác với mẹ.
Niềm tin ấy mãnh liệt đến mức khi Hoa Túy ngất đi vì kiệt sức, nó vẫn phát ra âm thanh vang dội mà kiên định trong lòng cô, tựa như tiếng kèn thổi về phía quân địch khi trời hửng sáng, lanh lảnh là thế, phấn chấn tinh thần là thế.
Với niềm tin được ăn cả, ngã về không, Hoa Túy hoàn thành cuộc thi đại học, điểm cũng đủ vào hai ngôi trường tận thủ đô mà những học sinh khác tha thiết ước mơ. Cô lén đến tiệm net, đăng kí chuyên ngành Tâm lý học tốt nhất cả nước.
Đó là một ngày hè khiến người ta mê đắm. Những cô gái trên đường mặc quần áo tươi đẹp đủ mọi kiểu dáng, cổ ngẩng cao, kiêu hãnh tựa một vị công chúa diễm lệ. Hoa Túy đứng dưới tàng cây tử vi trắng, mặc bộ đồng phục rộng thùng thình, xám xịt, nhưng người qua đường đều không nhịn được mà nhìn cô bằng ánh mắt kinh diễm. Như bóc đi lớp sơn xấu xí trên vàng, những tia sáng rực rỡ, diệu kì đang lóe lên từ cô gái thoạt trông quá đỗi bình thường này.
Qua kì nghỉ hè thôi là không cần phải gù lưng, cố ý mang đôi kính dày cộm, giấu gương mặt mình dưới đống sách chất cao như núi, giấu dáng người yểu điệu dưới bộ đồng phục rộng thùng thình, giả vờ làm một cô bé ngoan ngoãn để tránh kích thích đến thần kinh nhạy cảm mà tự ti của mẹ nữa.
Một cơn gió ấm thổi qua, tử vi trắng lác đác rơi rụng. Hoa Túy đứng giữa cơn mưa hoa, cất tiếng cười lớn. Cô cười rất lâu. Những tình cảm mãnh liệt, sâu sắc giấu tận đáy lòng, giờ ồ ạt tuôn trào tựa xả lũ. Như bị tâm trạng sung sướng của cô gái lan đến, bầu trời cũng trong xanh hệt một viên kẹo sắp tan. Bờ vai gầy gò, mảnh khảnh kia như mọc ra một đôi cánh đỏ. Đôi cánh mạnh mẽ đâm khỏi phần lưng, mang cô tự do bay lượn trên bầu trời.
Ngày thư thông báo trúng tuyển đến, Hoa Túy nhìn sắc mặt mẹ mình, phỏng đoán ý muốn của bà mà nấu xong bữa sáng, để khỏi phải dây ra thêm càng nhiều chuyện rắc rối. Khoảnh khắc mở phong thư thông báo trúng tuyển, Hoa Túy như bị người ta xối một chậu nước lạnh từ đầu xuống giữa ngày nóng nực, oi bức, lập tức tỉnh khỏi giấc mơ đẹp. Mặt cô không còn chút máu, trang giấy chầm chậm rơi xuống từ đầu ngón tay run rẩy.
Đại học Z của tỉnh, chuyên ngành Y học Lâm sàng.
Cô kinh ngạc quay đầu nhìn mẹ mình. Bà ta đang thong thả lau miệng. Lòng đỏ trứng màu cam dính trên khóe môi hệt một vệt máu chói mắt.
Trong ánh mắt khiếp sợ, sụp đổ của Hoa Túy, trên mặt bà ta không hề có vẻ gì là hổ thẹn, ngược lại còn xuất hiện nụ cười đắc ý. Nụ cười ấy nở trên đôi môi dày, đầy trào phúng. Đó là sự khinh miệt của cha mẹ đối với con cái, sự cướp đoạt của nam giới đối với nữ giới, sự xem nhẹ của người cầm quyền với người bình thường, sự đùa bỡn của phần tử trí thức với người thất học, là cảm giác thượng đẳng bẩm sinh của người da trắng đối với người da màu.
Không có lí do, không cách nào phản bác. Tất cả mọi người đều im lặng tuân theo trật tự ấy, sợ mất đi địa vị của bản thân. Cùng với cơn đau xé trong tim, Hoa Túy cảm thấy tỉnh táo chưa từng thấy. Đằng sau những cái mang danh “tốt cho con”, “yêu thương con”, “bảo vệ con” kia, rốt cuộc đang ẩn giấu thứ xấu xí, đáng sợ đến nhường nào.
“Đủ lông đủ cánh rồi muốn bay đúng không?” Bà ta ung dung lau miệng, như hoàn toàn không nhìn đến ánh mắt tan nát cõi lòng của Hoa Túy. Trong mắt bà ta thoáng vẻ khinh miệt, từ tốn nói: “Con phải vào đại học Z, ở đó gần nhà. Hơn nữa, con đăng kí cái chuyên ngành nhảm nhí gì thế kia? Tâm lý học? Chừng nữa tốt nghiệp ra có thể tìm được việc sao? Y học vẫn chắc chắn hơn, làm bác sĩ hay biết chừng nào. Công việc ổn định, địa vị xã hội lại cao, tương lai dễ tìm đối tượng.”
“Mẹ chỉ muốn tốt cho con thôi, đâu thể trơ mắt nhìn con bước lên con đường sai lầm.” Cuối cùng, bà ta còn bồi thêm “câu nói vàng” vẫn thường hay sử dụng, như thể chỉ cần làm vậy là sẽ khiến chuyện kinh tởm như cướp đoạt, đàn áp trở nên đúng đắn, đàng hoàng.
Bà ta liếc xéo Hoa Túy, cho rằng đứa nhỏ này cùng lắm là khóc mấy tiếng, oán giận đôi lời rồi sẽ ngoan ngoãn tuân theo hệt như trước giờ vẫn vậy.
Đúng rồi. Những bậc cha mẹ hảo tâm bó chân cho con gái là để mai này con được gả vào nhà cao cửa rộng, không phải lo cái ăn cái mặc, là tốt cho con; những bậc cha mẹ hảo tâm đưa con vào trường cai nghiện internet là để con không chìm đắm vào những trò chơi vô bổ, vì tương lai xán lạn, là tốt cho con; những bậc cha mẹ bẻ gãy đôi cánh của con, nuôi dưỡng con theo một khuôn mẫu chuẩn hóa không còn cá tính là để con có thể hòa nhập vào xã hội, là tốt cho con.
Thật ra dưới nỗi thất vọng cùng cực thì con người sẽ không có phản ứng cảm xúc gì cả. Con chuột bị trói chặt, cho giật điện, thả vào thùng đá chỉ giật vài cái là chết ngay, bởi vì hệ thần kinh tự chủ của nó đã chết từ lâu, nó khuất phục trước số phận bất hạnh. Trong khi những con chuột được tự do chạy trốn khi bị giật điện thì giãy giụa áng chừng suốt ba tiếng, đến khi cạn kiệt sức lực mới chết đi trong giận dữ.
Mà niềm tin chống đỡ cho chú chuột Hoa Túy không ngừng vùng vẫy, chấp niệm rời khỏi nơi này, nguyện vọng được học một ngành mình thích,…
Vào hôm nay, tất cả đã vỡ. Triệt để vỡ nát.
Có người cướp đi thứ mà bạn xem như báu vật, sau khi dâm loạn nó một phen lại hung hăng đạp nó lún sâu xuống bùn, rồi trào phúng nói với bạn rằng nó không đáng một đồng.
Hoa Túy cúi đầu, nhìn mũi chân của mình. Trong nỗi bi thương cực độ và phẫn uất sụp đổ, khóe miệng cô lại giương lên một nét cười rất nhẹ. Cô cắn môi, nghe thấy mình nói với giọng chết lặng: “Dạ, mẹ. Con biết rồi.”
Khuya hôm ấy, cơn mưa rào đập lên khung cửa sổ, gió bất chợt giật tung ô cửa, thổi quét toàn bộ căn phòng, kinh động đến cô bé co mình trong góc. Mắt cô ửng đỏ, lại không có nước mắt. Những thớ cơ trên người co rút. Đêm nay, nỗi bi thương và phẫn nộ ẩn giấu trong cơ thể lặng lẽ thức tỉnh, thiêu cháy da thịt, xương cốt, phủ tạng của Hoa Túy từng chút một, như đang đốt chiếc đèn trời.
Trái ngược với nhiệt độ nóng rực trên người, đáy lòng cô lại là một khoảng tro tàn lạnh lẽo. Như cánh đồng hoang vu sau khi bị đốt trọi bởi ngọn lửa rợp trời, chẳng còn sự sống. Hàm trên và hàm dưới của cô không ngừng run lập cập, người lả đi từng cơn, tầm mắt trở nên tối sầm. Cô sờ lên trán, nóng rực, có lẽ đã hơn 40°C cũng không chừng. Khác với sự kiên cường và chịu đựng khi sốt đến 39.5°C vẫn cắn răng làm bài thi, lần đầu tiên Hoa Túy nảy sinh ý nghĩ cứ để mặc cho trận lửa mãnh liệt, dai dẳng này thiêu rụi mình thành hư vô.
Dưới sự thúc đẩy của cơn sốt và thù hận, bản năng nào đó dường như đã khắc sâu vào gien âm thầm thức tỉnh, đi săn. Cổ của người trông mạnh mẽ thế nào cũng thật yếu ớt, chỉ cần lưỡi sao mỏng sáng lóe trong tay mình vung lên, máu động mạch phún ra có thể bắn tung tóe. Giết bà ta, không bao giờ phải chịu đựng những gông cùm xiềng xích kia nữa; giết bà ta, không bao giờ phải chịu đựng những sự sỉ nhục kia nữa. Giết bà ta, giết bà ta là mày sẽ tự do.
Thiên sanh vạn vật dĩ dưỡng nhân, nhân vô nhất vật dĩ kính thiên. Sát sát sát sát sát sát sát![1]
Cô móc con dao cùn ra từ dưới gối, dùng phiến đá mài trên chìa khóa mà mài dao từng chút một, mãi đến khi lưỡi dao mảnh như một sợi dây, gần như không thể thấy. Ánh đèn đường nhá nhem, cũ nát xuyên qua màn mưa, chiếu vào căn nhà, lờ mờ tối. Hoa Túy cầm con dao đã mài bén ngót trong tay, đứng trước cánh của phòng mẹ giờ đã đóng chặt, đứng lặng thật lâu.
______________
[1] Bia "Thất Sát".
Đại loại là “trời sinh vạn vật để nuôi người, người không một vật để kính trời”. Này là câu trên bia “Thất Sát” của Trương Hiến Trung. Tương truyền Trương Hiến Trung lập bia để kéo dân chúng đến trước bia mà giết. Hai bên bia là hai câu: “Thiên sinh vạn vật dữ nhân, nhân vô nhất vật dữ thiên”, chính giữa là bảy chữ Sát nên gọi là bia “Thất Sát”.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.