Chương 772: Nữ thần
Liễu Hạ Huy
08/06/2017
Một nồi cơm khoai lang, một đĩa củ cải trắng luộc, một đĩa đậu phộng luộc chấm muối chính là bữa cơm tối hôm nay.
Không có thịt!
Thái Tam Pháo nói thỏ ở trên núi Con Thỏ này nhiều vô kể, không cần săn đuổi làm gì, chỉ cần đi tới là có con chủ động lao tới đâm thẳng vào chân người mà chết, người dân chỉ còn mỗi việc mang thỏ đi chế biến nữa là xong.
Đường Trọng hận không thể lôi tên Thái Tam Pháo tới, thét vào lỗ tai của hắn:
- Thỏ ở đâu? Thỏ ở đâu hả?
Tất nhiên nếu hắn có thể làm vậy thì tên Thái Tam Pháo sẽ khủng hoảng vô cùng, có khi tên đó sẽ chổng mông lên, lấy hai tay giơ lên đầu, mắt đỏ lên mà kêu:
- Tôi chính là con thỏ đây!!!
Lúc đó thì Đường Trọng còn muốn làm thịt hắn để ăn không đây?
Đường Trọng quả thực đã quá đói, thế nên bưng bát lên ăn, loáng cái đã làm hết hai bát. Tô Sơn cũng không hề chê bữa cơm bần hàn này, cũng bưng bát lên chậm rãi ăn.
Dáng vẻ ăn cơm của cô cứ như là không muốn ăn, nhưng mà lại khơi gợi cảm hứng ăn cơm cho người khác.
Lão sâu rượu lại ôm chặt bình Mao Đài như là bảo bối, vui vẻ nói:
- Rượu này cứ để đây đã. Chờ khi nào có khách đến thì uống, hai người chúng ta hôm nay uống rượu mơ thôi.
Ông ta thật sự không coi Đường Trọng là người ngoài nữa rồi.
Nói xong, ông già liền lôi từ dưới bàn ăn ra một cái bình nhỏ đen xì, không dùng ly mà lấy ra hai chén rượu lớn, đổ cho mình đầy chén, rồi rót cho Đường Trọng đầy hơn nửa chén.
- Ông ạ, không phải là ông vẫn còn rượu sao? Làm sao còn muốn đi xin rượu từ chỗ người ta?
Đường Trọng nghi ngờ hỏi.
- Cháu không có hiểu.
Lão sâu rượu vung tay lên, ra vẻ kiên cường nói.
- Trong tay tuy có thừa lương thực, thì lòng sẽ bình thản như không. Phải có thêm chút rượu thì mới có thể an tâm mà ngủ ngon được. Nếu không thừa dịp đi kiếm thêm chút thì chờ tới khi uống hết rồi mới đi kiếm sao? Thời gian có đủ để mà đi kiếm hay không đây? Người còn có đủ sức mà đi không ấy chứ? Hơn nữa, nhàn rỗi quá nên trước khi ăn cơm thì phải đến chỗ Lý quả phụ để hoạt động chút, coi như cho có việc làm đi….
- …………………………
Đường Trọng chết nghẹn không nói được gì. Hắn luôn cho rằng cái bản tính cho dù có chết thì cũng phải cố kiếm thêm chút tiện nghi của mình là di truyền từ lão râu dài. Thế nhưng tuy lão râu dài ra tay có vẻ tàn nhẫn nhưng mà trong lòng lão luôn luôn công bằng liêm chính. Điều này khiến cho hắn khó hiểu, lão râu dài có phải cha ruột hắn hay không? Lão thường xuyên đánh mình, có lúc trọng thương thế mà tính cách mình lại không hề giống lão chút nào, hơn nữa lớn lên cũng không giống lão ta…
- Lý quả phụ này cũng keo kiệt quá rồi.
Lão sâu rượu nhấp một ngụm rượu mơ rồi cay đắng xót xa, bất mãn nói:
- Không phải chỉ là thiếu bà ta hơi tiền thôi sao? Đến cả sân cũng không cho người ta vào.
- Ông thiếu bà ấy bao nhiêu rượu?
Đường Trọng hỏi.
- Cháu hỏi là số vò hay là số năm?
Lão sâu rượu hơi ngẫm rồi hỏi lại.
- Nếu là số vò thì sao?
- Không nhớ nổi.
- Thế còn số năm thì sao?
- Đại khái…mười lăm năm, cũng có thể là hai mươi năm.
Lão sâu rượu hơi chán chường.
- Dù sao từ khi bà ta gả cho Lý Nhị Cẩu thì năm sau liền bắt đầu cất rượu rồi. Ông cũng chẳng nhớ rõ được. Mà cũng không sao, Lý quả phụ nhớ là được rồi.
- ………………………….
Đường Trọng triệt để chấn động. Nợ tiền người ta hai mươi năm lại còn sống được, không hiểu lão làm sao có thể sống nổi trong thôn này nhỉ?
- Mấy đứa tới đúng lúc lắm. Ngày mai đi tính tiền cho ông đi. Ông muốn cho Lý quả phụ và mọi người trong thôn biết rằng, lão sâu rượu này luôn nói lời giữ lời, thiếu nợ thì trả, tuyệt không chống chế….ăn quỵt là đồ rùa đen.
- Nếu như cháu còn chưa tới thì sao?
Đường Trọng hơi dè chừng, nếu hắn không đến, thì lão sâu rượu làm thế nào mà trả người ta chỗ tiền kia đây? Hai mươi năm cũng đâu phải số tiền nhỏ đâu.
CHÁT!!!
Lão sâu rượu gõ mạnh cái chén lớn xuống mặt bàn, quát lên:
- Nếu giờ cháu không tới, về sau chẳng lẽ không tới? Cho dù ông có chết đi thì trong di ngôn chắc chắn sẽ có một câu đó là nợ nần của ta do con cháu ta trả….
Đường Trọng cười, giải thích:
- Cháu chỉ là nói, chỉ là nói chơi thôi. Cháu thực chất luôn muốn tới tìm ông rồi. Chẳng qua…là do nhiều việc lắm. Cha cháu là một nhân viên công vụ, còn làm lãnh đạo trong đơn vị, dưới tay có vài trăm người đó, thế nên là không có cách nào tới tìm ông được. Nhưng mà trong lòng hai cha con vẫn luôn nhớ ông, nên cháu đã xin nghỉ ở công ty vài ngày rồi đưa bạn tới thăm ông đó.
Đường Trọng không phải là không muốn đi. Mà trước kia hắn còn không biết là ông nội mình còn sống.
Đã lâu rồi, hắn từng hỏi lão râu dài xem ông bà nội của mình ở đâu, lão ta trầm mặc rất lâu rồi mới nói là ông nội ở một chỗ rất xa xôi, nếu như có cơ hội thì lão sẽ đưa hắn tới thăm sau.
Thế nhưng cái cơ hội đó đến năm hắn hai mươi tuổi cũng chưa có xuất hiện.
Sau khi biết được hoàn cảnh và phiền toái của lão râu dài thì Đường Trọng cũng hiểu sao lão phải giấu giếm rồi.
Khi đó, hai người bọn họ ngày ngày đều bị đe dọa tính mạng, sát thủ Đổng gia vẫn luôn chờ đợi lấy đi tính mệnh của cha con họ, còn một lũ ở phía sau chờ đợi cơ hội châm một mồi lửa, mượn gió bẻ măng. Nếu như mà để lộ ra nơi ở của ông nội thì chắc chắn tới tìm lão không phải con cháu hiếu kính nữa, mà chính là sát thủ với đao thương vô tình.
Mà Đường Trọng cũng hiểu, lấy tính cách trọng tình trọng nghĩa của lão râu dài kia, chắc chắn sẽ là một người con cực độ hiếu thuận cho coi.
Một người con hiếu thuận mà hai mươi năm liền không thể gặp lại cha mình, thậm chí không thể nào làm lộ nơi ở của cha, đây chẳng phải là một chuyện tàn nhẫn lắm sao?
Dưới sự nỗ lực của Đường Trọng, sự ủng hộ của Quan Ý thì cuối cùng quan hệ của hai nhà Khương Đổng cũng đã hòa hoãn rồi. Đổng gia cũng hiểu được kẻ địch chính thức của họ là ai.
Lão râu dài ở Hận Sơn cũng được nhẹ nhàng hơn, cuối cùng mới nói cho Đường Trọng biết ông nội hắn đang ở đâu. Lão râu dài cũng dặn hắn nhất định phải tìm được ông trong thời gian ngắn nhất. Nếu như được thì đưa ông ra ngoài sống.
Thế nên, Đường Trọng lên đường.
Lặng lẽ mà đi, không làm kinh động bất kì ai.
Mọi chuyện quá là phức tạp khiến cho hắn không biết giải thích cho Lão sâu rượu thế nào để lão hiểu.
Giải thích sao cho ông rõ ràng đây?
Con của ông nhiều năm trước đã rời núi mà không hề quay lại, chẳng lẽ trong lòng ông không lo lắng sao? Làm sao mà không nhức nhối cho được?
Thế nên giờ ông cũng không nói gì cả, không phải vì ông không có tình thân mà là ông luôn có lòng tin với con trai mình.
Chắc chắn là con có sự khó xử thì người làm cha mẹ cũng chỉ có thể tận lực tìm hiểu mà thôi.
Ông là lão sâu rượu trong miệng lũ trẻ nhỏ, là một trong năm người bảo vệ thôn, là cha Đường Liệp, là ông của Đường Trọng.
Ông là một người đáng được tôn trọng.
Lão sâu rượu nhìn Tô Sơn rồi hỏi:
- Bạn gái?
- Bạn nữ giới thôi.
Đường Trọng trả lời.
Câu hỏi của Lão sâu rượu thật là cao minh. Người bình thường cũng khó mà trả lời được.
- Quá gầy khó sinh em bé. Lý quả phụ mông lớn như thế, đã có hai đứa con trai rồi đó.
- …………………….
Lúc này không chỉ Đường Trọng chấn động mà Tô Sơn cũng đứng hình theo.
Đường Trọng cảm thấy có phải là mình vẫn chưa hiểu rõ được lão sâu rượu không. Có lẽ, lão ta cũng không phải là người đáng kính cho lắm.
Một chén rượu mơ chui vào bụng, lão sâu rượu có cảm giác say say, lão lấy đũa gõ lên đáy chén, sau đó dùng cái giọng bản địa, lải nhải mấy câu hát kịch rất là lưu truyền:
- Thoạt nghe Lý nương tới, khiến người mừng nâng chén. Để cho đôi yến có cặp, để cho hoa hồng nở. Sao mà so được tình ta với nàng, tình sâu như biển, mãi không chia lìa…..
Đây là câu hát trong kịch kinh điển “Nữ phò mã”, chẳng là khi lão tửu với cái giọng cổ họng kia không thể nào du dương uyển chuyển được như bên trong kịch được, hơi giống với mấy kẻ không chuyên suốt ngày ôm mic gào khản cổ trong các KTV thì đúng hơn.
Đường Trọng cũng nghe ra được, tâm trạng của lão sâu rượu đang rất vui vẻ.
Đường Trọng cũng cảm giác hơi say, nằm trên ghế cười hì hì, nghe lão sâu rượu hát hò.
Tô Sơn đứng lên, mau lẹ thu dọn bát đĩa.
Đường Trọng giơ tay ngăn lại, nói:
- Để tôi làm cho.
Theo đạo lý thì Đường Trọng là con cháu của chủ nhân nhà này, mà Tô Sơn còn là khách hắn mời đến. Chủ sao có thể để cho khách làm mấy cái truyện này cơ chứ?
Hơn nữa, Tô Sơn xác thực là một vị đại tiểu thư, mà trong phòng này có khá là nhiều thứ….khó nói, căn bản là do lão sâu rượu không có khái niệm vệ sinh sạch sẽ.
Tô Sơn nhìn hắn một cái rồi, đẩy tay hắn ra, thu dọn chén dĩa trên bàn, rồi bê tới bên giếng nước.
Dùng nước sạch để rửa, sau đó bầy lại chỉnh tề, rồi lấy giẻ lau từng chỗ không sạch sẽ gì như lau bàn, rồi quét sạch mấy cái ghế trúc, mọi đồ đạc trong nhà đều được dọn dẹp sạch sẽ.
Sau khi làm xong mọi việc, cô không biết tìm thấy được một cái bình trà trắng từ chỗ nào trong nhà, hơi pha chút vàng. Sau khi tráng nước nóng hai lần, cô liền lấy lá trà Đường Trọng mang tới, hãm cho lão sâu rượu một bình Thiết Quan Âm.
Tuy là cô không pha một bình trà kĩ thuật có kỹ thuật nhất, nhưng mà cũng là một bình trà ngon mà Đường Trọng từng được thưởng thức qua.
Cô mặc áo trắng, mái tóc dài được buộc thành đuôi ngựa bơi một sợi dây. Vì bận rộn mà trên trán cô đã lốm đốm những giọt mồ hôi.
Dưới ánh đèn dầu, khuôn mặt của cô như ửng đỏ lên, những sợi lông tơ nhỏ trên mặt cũng có thể thấy được.
Mịn màng vô cùng, không chút son phấn. Hàm ẩn nét đẹp, mờ ảo như thần.
Đẹp!
Quá đẹp!
Một nữ thần chân chính, không nhất thiết phải ăn mặc quần áo hàng hiệu, không cần lái xe xịn, ăn đồ ăn xa xỉ, cao ngạo lãnh diễm, tránh xa người ngoài. Mà người có thể làm được những thứ trên những cũng có thể mặc đồ thể thao, tết tóc đuôi ngựa, lại không chê thôn sơn bẩn thỉu, ăn được những thứ đò ăn như khoai lang, củ cải trắng, biết rửa chén, quét nhà, pha trà, đốt thuốc….
Một người con gái có thể kiêu sa như vầng trăng nơi cao sang, nhưng khi hạ xuống một bụi rậm nào đó thì vẫn là một đóa hoa đẹp nhất, xinh tươi, động lòng người.
Nữ thần, Tô Sơn.
Tô Sơn, nữ thần……
Không có thịt!
Thái Tam Pháo nói thỏ ở trên núi Con Thỏ này nhiều vô kể, không cần săn đuổi làm gì, chỉ cần đi tới là có con chủ động lao tới đâm thẳng vào chân người mà chết, người dân chỉ còn mỗi việc mang thỏ đi chế biến nữa là xong.
Đường Trọng hận không thể lôi tên Thái Tam Pháo tới, thét vào lỗ tai của hắn:
- Thỏ ở đâu? Thỏ ở đâu hả?
Tất nhiên nếu hắn có thể làm vậy thì tên Thái Tam Pháo sẽ khủng hoảng vô cùng, có khi tên đó sẽ chổng mông lên, lấy hai tay giơ lên đầu, mắt đỏ lên mà kêu:
- Tôi chính là con thỏ đây!!!
Lúc đó thì Đường Trọng còn muốn làm thịt hắn để ăn không đây?
Đường Trọng quả thực đã quá đói, thế nên bưng bát lên ăn, loáng cái đã làm hết hai bát. Tô Sơn cũng không hề chê bữa cơm bần hàn này, cũng bưng bát lên chậm rãi ăn.
Dáng vẻ ăn cơm của cô cứ như là không muốn ăn, nhưng mà lại khơi gợi cảm hứng ăn cơm cho người khác.
Lão sâu rượu lại ôm chặt bình Mao Đài như là bảo bối, vui vẻ nói:
- Rượu này cứ để đây đã. Chờ khi nào có khách đến thì uống, hai người chúng ta hôm nay uống rượu mơ thôi.
Ông ta thật sự không coi Đường Trọng là người ngoài nữa rồi.
Nói xong, ông già liền lôi từ dưới bàn ăn ra một cái bình nhỏ đen xì, không dùng ly mà lấy ra hai chén rượu lớn, đổ cho mình đầy chén, rồi rót cho Đường Trọng đầy hơn nửa chén.
- Ông ạ, không phải là ông vẫn còn rượu sao? Làm sao còn muốn đi xin rượu từ chỗ người ta?
Đường Trọng nghi ngờ hỏi.
- Cháu không có hiểu.
Lão sâu rượu vung tay lên, ra vẻ kiên cường nói.
- Trong tay tuy có thừa lương thực, thì lòng sẽ bình thản như không. Phải có thêm chút rượu thì mới có thể an tâm mà ngủ ngon được. Nếu không thừa dịp đi kiếm thêm chút thì chờ tới khi uống hết rồi mới đi kiếm sao? Thời gian có đủ để mà đi kiếm hay không đây? Người còn có đủ sức mà đi không ấy chứ? Hơn nữa, nhàn rỗi quá nên trước khi ăn cơm thì phải đến chỗ Lý quả phụ để hoạt động chút, coi như cho có việc làm đi….
- …………………………
Đường Trọng chết nghẹn không nói được gì. Hắn luôn cho rằng cái bản tính cho dù có chết thì cũng phải cố kiếm thêm chút tiện nghi của mình là di truyền từ lão râu dài. Thế nhưng tuy lão râu dài ra tay có vẻ tàn nhẫn nhưng mà trong lòng lão luôn luôn công bằng liêm chính. Điều này khiến cho hắn khó hiểu, lão râu dài có phải cha ruột hắn hay không? Lão thường xuyên đánh mình, có lúc trọng thương thế mà tính cách mình lại không hề giống lão chút nào, hơn nữa lớn lên cũng không giống lão ta…
- Lý quả phụ này cũng keo kiệt quá rồi.
Lão sâu rượu nhấp một ngụm rượu mơ rồi cay đắng xót xa, bất mãn nói:
- Không phải chỉ là thiếu bà ta hơi tiền thôi sao? Đến cả sân cũng không cho người ta vào.
- Ông thiếu bà ấy bao nhiêu rượu?
Đường Trọng hỏi.
- Cháu hỏi là số vò hay là số năm?
Lão sâu rượu hơi ngẫm rồi hỏi lại.
- Nếu là số vò thì sao?
- Không nhớ nổi.
- Thế còn số năm thì sao?
- Đại khái…mười lăm năm, cũng có thể là hai mươi năm.
Lão sâu rượu hơi chán chường.
- Dù sao từ khi bà ta gả cho Lý Nhị Cẩu thì năm sau liền bắt đầu cất rượu rồi. Ông cũng chẳng nhớ rõ được. Mà cũng không sao, Lý quả phụ nhớ là được rồi.
- ………………………….
Đường Trọng triệt để chấn động. Nợ tiền người ta hai mươi năm lại còn sống được, không hiểu lão làm sao có thể sống nổi trong thôn này nhỉ?
- Mấy đứa tới đúng lúc lắm. Ngày mai đi tính tiền cho ông đi. Ông muốn cho Lý quả phụ và mọi người trong thôn biết rằng, lão sâu rượu này luôn nói lời giữ lời, thiếu nợ thì trả, tuyệt không chống chế….ăn quỵt là đồ rùa đen.
- Nếu như cháu còn chưa tới thì sao?
Đường Trọng hơi dè chừng, nếu hắn không đến, thì lão sâu rượu làm thế nào mà trả người ta chỗ tiền kia đây? Hai mươi năm cũng đâu phải số tiền nhỏ đâu.
CHÁT!!!
Lão sâu rượu gõ mạnh cái chén lớn xuống mặt bàn, quát lên:
- Nếu giờ cháu không tới, về sau chẳng lẽ không tới? Cho dù ông có chết đi thì trong di ngôn chắc chắn sẽ có một câu đó là nợ nần của ta do con cháu ta trả….
Đường Trọng cười, giải thích:
- Cháu chỉ là nói, chỉ là nói chơi thôi. Cháu thực chất luôn muốn tới tìm ông rồi. Chẳng qua…là do nhiều việc lắm. Cha cháu là một nhân viên công vụ, còn làm lãnh đạo trong đơn vị, dưới tay có vài trăm người đó, thế nên là không có cách nào tới tìm ông được. Nhưng mà trong lòng hai cha con vẫn luôn nhớ ông, nên cháu đã xin nghỉ ở công ty vài ngày rồi đưa bạn tới thăm ông đó.
Đường Trọng không phải là không muốn đi. Mà trước kia hắn còn không biết là ông nội mình còn sống.
Đã lâu rồi, hắn từng hỏi lão râu dài xem ông bà nội của mình ở đâu, lão ta trầm mặc rất lâu rồi mới nói là ông nội ở một chỗ rất xa xôi, nếu như có cơ hội thì lão sẽ đưa hắn tới thăm sau.
Thế nhưng cái cơ hội đó đến năm hắn hai mươi tuổi cũng chưa có xuất hiện.
Sau khi biết được hoàn cảnh và phiền toái của lão râu dài thì Đường Trọng cũng hiểu sao lão phải giấu giếm rồi.
Khi đó, hai người bọn họ ngày ngày đều bị đe dọa tính mạng, sát thủ Đổng gia vẫn luôn chờ đợi lấy đi tính mệnh của cha con họ, còn một lũ ở phía sau chờ đợi cơ hội châm một mồi lửa, mượn gió bẻ măng. Nếu như mà để lộ ra nơi ở của ông nội thì chắc chắn tới tìm lão không phải con cháu hiếu kính nữa, mà chính là sát thủ với đao thương vô tình.
Mà Đường Trọng cũng hiểu, lấy tính cách trọng tình trọng nghĩa của lão râu dài kia, chắc chắn sẽ là một người con cực độ hiếu thuận cho coi.
Một người con hiếu thuận mà hai mươi năm liền không thể gặp lại cha mình, thậm chí không thể nào làm lộ nơi ở của cha, đây chẳng phải là một chuyện tàn nhẫn lắm sao?
Dưới sự nỗ lực của Đường Trọng, sự ủng hộ của Quan Ý thì cuối cùng quan hệ của hai nhà Khương Đổng cũng đã hòa hoãn rồi. Đổng gia cũng hiểu được kẻ địch chính thức của họ là ai.
Lão râu dài ở Hận Sơn cũng được nhẹ nhàng hơn, cuối cùng mới nói cho Đường Trọng biết ông nội hắn đang ở đâu. Lão râu dài cũng dặn hắn nhất định phải tìm được ông trong thời gian ngắn nhất. Nếu như được thì đưa ông ra ngoài sống.
Thế nên, Đường Trọng lên đường.
Lặng lẽ mà đi, không làm kinh động bất kì ai.
Mọi chuyện quá là phức tạp khiến cho hắn không biết giải thích cho Lão sâu rượu thế nào để lão hiểu.
Giải thích sao cho ông rõ ràng đây?
Con của ông nhiều năm trước đã rời núi mà không hề quay lại, chẳng lẽ trong lòng ông không lo lắng sao? Làm sao mà không nhức nhối cho được?
Thế nên giờ ông cũng không nói gì cả, không phải vì ông không có tình thân mà là ông luôn có lòng tin với con trai mình.
Chắc chắn là con có sự khó xử thì người làm cha mẹ cũng chỉ có thể tận lực tìm hiểu mà thôi.
Ông là lão sâu rượu trong miệng lũ trẻ nhỏ, là một trong năm người bảo vệ thôn, là cha Đường Liệp, là ông của Đường Trọng.
Ông là một người đáng được tôn trọng.
Lão sâu rượu nhìn Tô Sơn rồi hỏi:
- Bạn gái?
- Bạn nữ giới thôi.
Đường Trọng trả lời.
Câu hỏi của Lão sâu rượu thật là cao minh. Người bình thường cũng khó mà trả lời được.
- Quá gầy khó sinh em bé. Lý quả phụ mông lớn như thế, đã có hai đứa con trai rồi đó.
- …………………….
Lúc này không chỉ Đường Trọng chấn động mà Tô Sơn cũng đứng hình theo.
Đường Trọng cảm thấy có phải là mình vẫn chưa hiểu rõ được lão sâu rượu không. Có lẽ, lão ta cũng không phải là người đáng kính cho lắm.
Một chén rượu mơ chui vào bụng, lão sâu rượu có cảm giác say say, lão lấy đũa gõ lên đáy chén, sau đó dùng cái giọng bản địa, lải nhải mấy câu hát kịch rất là lưu truyền:
- Thoạt nghe Lý nương tới, khiến người mừng nâng chén. Để cho đôi yến có cặp, để cho hoa hồng nở. Sao mà so được tình ta với nàng, tình sâu như biển, mãi không chia lìa…..
Đây là câu hát trong kịch kinh điển “Nữ phò mã”, chẳng là khi lão tửu với cái giọng cổ họng kia không thể nào du dương uyển chuyển được như bên trong kịch được, hơi giống với mấy kẻ không chuyên suốt ngày ôm mic gào khản cổ trong các KTV thì đúng hơn.
Đường Trọng cũng nghe ra được, tâm trạng của lão sâu rượu đang rất vui vẻ.
Đường Trọng cũng cảm giác hơi say, nằm trên ghế cười hì hì, nghe lão sâu rượu hát hò.
Tô Sơn đứng lên, mau lẹ thu dọn bát đĩa.
Đường Trọng giơ tay ngăn lại, nói:
- Để tôi làm cho.
Theo đạo lý thì Đường Trọng là con cháu của chủ nhân nhà này, mà Tô Sơn còn là khách hắn mời đến. Chủ sao có thể để cho khách làm mấy cái truyện này cơ chứ?
Hơn nữa, Tô Sơn xác thực là một vị đại tiểu thư, mà trong phòng này có khá là nhiều thứ….khó nói, căn bản là do lão sâu rượu không có khái niệm vệ sinh sạch sẽ.
Tô Sơn nhìn hắn một cái rồi, đẩy tay hắn ra, thu dọn chén dĩa trên bàn, rồi bê tới bên giếng nước.
Dùng nước sạch để rửa, sau đó bầy lại chỉnh tề, rồi lấy giẻ lau từng chỗ không sạch sẽ gì như lau bàn, rồi quét sạch mấy cái ghế trúc, mọi đồ đạc trong nhà đều được dọn dẹp sạch sẽ.
Sau khi làm xong mọi việc, cô không biết tìm thấy được một cái bình trà trắng từ chỗ nào trong nhà, hơi pha chút vàng. Sau khi tráng nước nóng hai lần, cô liền lấy lá trà Đường Trọng mang tới, hãm cho lão sâu rượu một bình Thiết Quan Âm.
Tuy là cô không pha một bình trà kĩ thuật có kỹ thuật nhất, nhưng mà cũng là một bình trà ngon mà Đường Trọng từng được thưởng thức qua.
Cô mặc áo trắng, mái tóc dài được buộc thành đuôi ngựa bơi một sợi dây. Vì bận rộn mà trên trán cô đã lốm đốm những giọt mồ hôi.
Dưới ánh đèn dầu, khuôn mặt của cô như ửng đỏ lên, những sợi lông tơ nhỏ trên mặt cũng có thể thấy được.
Mịn màng vô cùng, không chút son phấn. Hàm ẩn nét đẹp, mờ ảo như thần.
Đẹp!
Quá đẹp!
Một nữ thần chân chính, không nhất thiết phải ăn mặc quần áo hàng hiệu, không cần lái xe xịn, ăn đồ ăn xa xỉ, cao ngạo lãnh diễm, tránh xa người ngoài. Mà người có thể làm được những thứ trên những cũng có thể mặc đồ thể thao, tết tóc đuôi ngựa, lại không chê thôn sơn bẩn thỉu, ăn được những thứ đò ăn như khoai lang, củ cải trắng, biết rửa chén, quét nhà, pha trà, đốt thuốc….
Một người con gái có thể kiêu sa như vầng trăng nơi cao sang, nhưng khi hạ xuống một bụi rậm nào đó thì vẫn là một đóa hoa đẹp nhất, xinh tươi, động lòng người.
Nữ thần, Tô Sơn.
Tô Sơn, nữ thần……
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.