Chương 17: Lại Bái Sư
Người Qua Đường A
18/03/2013
Dĩ nhiên là việc tam tiểu thư đêm khuya trèo tường ngay lập tức bị phát hiện. Lúc nha hoàn đưa nàng đi, Như Thi khóc lóc như mưa, la hét kêu gào tên hắn. Chi Lang bị cha mình kéo đến trước mặt Hạ lão gia, đánh cho một trận thừa sống thiếu chết, đồng thời mắng hắn không biết thân phận. Ngay trong đêm, mẹ con Chi Lang bị đuổi khỏi Hạ phủ. Cha hắn dúi cho một gói bạc, bảo tạm thời tìm một chỗ ở trọ đi, vài hôm nữa ông sẽ ghé qua an bài cho cuộc sống sau này.
Gương mặt hắn thấm đẫm nước mắt, thân thể đau đớn được mẹ cõng đi. Lần này hắn rất ân hận, hại cả mẫu thân và phụ thân chịu liên luỵ. Bệnh cũ chưa hết, thương tích mới lại đến. Hắn lại nằm bẹp giường, vừa chịu cơn sốt hành hạ, vừa bị vết roi đánh giày vò. Mẫu thân hắn ngày đêm chăm sóc bên cạnh, phờ phạt đến rạt của người.
Ngay khi hắn tỉnh lại, lại chịu ngay giáo huấn. Cái gì mà lễ giáo, cái gì mà thân phận? Hắn không muốn nghe gì hết. Thế nhưng nhìn nước mắt của mẫu thân, hắn đành phải hứa sau này yên thân yên phận, không bao giờ đèo bồng các vị tiểu thư nữa. Chỉ có trong lòng hắn là gào lên không phục. Thế gian này, ai phân ra giai cấp, là ai chia ra giàu nghèo, là ai định ra thân phận? Muốn được người ta kính trọng, ngoài gia thế thì phải có chức tước. Con đường duy nhất mà hắn có thể thoát khỏi thân phận hạ tiện của mình, chính là phải lấy được công danh.
Bảy ngày sau khi bị đuổi, phụ thân hắn mang đến một gói bạc, bảo hai mẹ con Chi Lang trở về quê mà sống đi. Tố Quyên dĩ nhiên khóc lóc van xin được ở lại. Lúc trước họ ở dưới quê cả bảy năm trời, Trương Quý Thuận còn không có về thăm một lần. Sau khi nhận được thư của ông gọi lên Tiết Châu sống, bà đã bán hết ruộng đất, dùng làm lộ phí lên đường. Nay lại đuổi bọn họ về quê, thì lấy cái gì để sống?
Phu thê bọn họ cự cãi một hồi, rốt cuộc Trương Quý Thuận giận dữ đòi bỏ vợ. Dù sao nhị nương Liễu Thị mấy năm qua đã sinh cho ông một trai một gái thông minh xinh đẹp, Trương Quý Thuận cũng không còn tình cảm gì với Tố Thị. Cả thằng con xấu xí tật nguyền này, ông cũng không muốn nhận. Chẳng phải nó hại ông xém nữa mất việc hay sao?
Hắn thật sự không ngờ cha mình lại có thể bạc bẽo đến như vậy. Cả vợ và con, nói bỏ một tiếng là có thể bỏ luôn. Bao nhiêu năm qua hắn ít nói, nhưng Trương Quý Thuận cũng không thường xuyên ghé qua. Đôi lúc, hắn cũng quên mất mình có một người cha thật sự. Khi có việc thì mới lôi hắn ra, lãnh cảm vô tình, chưa từng có hành vi nào quan tâm. Chi Lang nhìn bóng lưng của người đàn ông đó mà sôi trào tức giận. Mẫu thân của hắn quỳ sụp dưới sàn khóc lóc, thương tâm liệt phế.
Bọn họ rời khỏi Tiết Châu trong nhục nhã lẫn ê chề. Mẫu thân hắn cứ đờ đẫn dẫn hắn đi, mà chẳng rõ mình phải đi về phương nào. Bà ngày càng trầm mặc, không cười không nói, nước mắt lúc nào cũng lăn dài như thể đó là việc tự nhiên. Họ cứ đi thẳng về phiá trước cho đến khi lộ phí đã cạn, người đã mệt mỏi. Tố Quyên ngã xuống và không bao giờ tỉnh lại nữa. Bà vì quá đau buồn, khóc đến kiệt sức mà chết.
Chi Lang bị bỏ lại lạc lõng giữa dòng đời. Hắn lại tiếp tục lang thang, sống cuộc đời hành khuất. Sẵn có gương mặt xấu xí và cánh tay què quặc, hắn đến phố chợ kéo đàn xin tiền tạm bợ qua ngày. Hắn cứ tưởng cuộc đời mình sẽ vĩnh viễn chìm trong bóng tối, cho đến ngày một bàn tay vươn ra kéo hắn lên.
Bà ta là Mục Hiền Cầm, một tài nữ xuất chúng ở vùng Giang Tô, cũng là người tự xưng chủ nợ của Thái Văn Quốc, sư phụ của hắn.
- Tại sao lão già đó lại cho ngươi cây đàn?
- Sự phụ trước khi chia tay mang đàn tặng con. – Hắn run rẩy sợ hãi.
- Cây đàn đó vốn là lão chôm của ta. – Mục Hiền Cầm lạnh lùng nói.
Chi Lang ngay lập tức ôm chặt lấy cây đàn lo lắng, bây giờ đàn nhị là kế sinh nhai của hắn. “Không lẽ bà ta đến đòi, muốn vật hoàn cố chủ hay sao?”
Nhìn thấy ánh mắt hoang mang của hắn, Mục Hiền Cầm không nóng không lạnh nói tiếp.
- Ngươi kéo thử một khúc, nếu làm ta vừa ý, ta sẽ không đòi lại cây đàn kia.
Ngay lập tức Chi Lang cột cung vĩ vào tay, kéo nhạc khúc mà mình đắc ý nhất. Muốn xin tiền người ta, bí quyết chính là những bài thê thảm, não nề đến đứt gan đứt ruột như thế này.
“ ... Cảnh hoa lạc nguyệt minh dường ấy,
Lửa hoàng hôn như cháy tấm son,
Hoàng hôn thôi lại hôn hoàng,
Nguyệt hoa thôi lại thêm buồn nguyệt hoa!
Buồn vì nỗi nguyệt tà ai trọng?
Buồn vì điều hoa rụng ai nhìn?
Tình buồn cảnh lại vô duyên,
Tình trong cảnh ấy, cảnh bên tình này...
... Chiều tịch mịch đã gầy bóng thỏ,
Vẻ tiêu tao lại võ hoa đèn,
Muốn đem ca tiếu giải phiền,
Cười nên tiếng khóc, hát nên giọng sầu ...”
(Trích “Cung Oán ngâm khúc” – Nguyễn Gia Thiều)
Mắt Mục Hiền Cầm đột nhiên sáng loá lên khi nghe hắn vừa đàn vừa hát. Bà đột ngột đập bàn, đứng dậy. Hắn hoảng sợ đứt ngang nhạc khúc, nhìn ánh mắt bà cứ như sắp bốc lửa lên.
- Mau dập đầu ba cái.
Chi Lang sợ hãi dập đầu theo giọng hét.
- Được, từ bây giờ ngươi sẽ là đệ tử của ta. – Bà cười rộ lên thích chí. – Lão già say xỉn, điên khùng kia như thế nào lại vứt bỏ một khối ngọc ra giữa chợ thế này.
Mục Hiền Cầm nhìn lại liếc nhìn gương mặt ngỡ ngàng của Chi Lang, bà tiếp tục nói.
- Sao, có gì bất mãn không?
- Dạ, không có bất mãn.
- Vậy mau kêu sư phụ đi.
- Dạ, kêu sư phụ cũng được sao? Con đã có sư phụ rồi.
- Vậy thì kêu sư nương. Hay ngươi lại thích lang thang đầu đường xó chợ làm ăn mày.
- Đa tạ sư nương đã thu nhận đệ tử. – Hắn ngay lập tức dập đầu lạy tạ.
Rời khỏi vòng tay bảo bọc của cha mẹ, không nhà không quê lưu lạc khắp bốn phương, hắn đã luyện được một thân bản lãnh. Chẳng còn e dè mắc cỡ với người lạ, chẳng còn ngại ngùng khi tranh đoạt với người ta, chẳng còn xấu hổ khi bị chê xấu xí. Mấy thứ tầm thường đến thế, làm sao có thể sánh được với đạo sinh tồn.
Vậy là từ ngày đó Chi Lang trở thành đệ tử trẻ nhất của nữ quan Mục Hiền Cầm, người phụ nữ quyền cao chức trọng trong triều đình Ngữ Hinh.
^_^
Kỳ thật Mục Hiền Cầm tài nghệ không thua gì ngự sư Thái Văn Quốc. Hai người, một long một hổ, đều là bậc kỳ tài, là Thái Sơn Bắc Đẩu trong giới nhạc sư của đất nước này. Thái Văn Quốc lúc đầu nghiêm khắc bao nhiêu, thì Mục Hiền Cầm lại càng khó khăn bấy nhiêu. Bà không chỉ chú trọng bồi dưỡng cầm nghệ cho Chi Lang mà còn triệt để thay đổi con người của hắn.
- Đệ tử của Mục Hiền Cầm ta sao lại có cái dáng đi rúm ró, khép nép đó? Mau đứng thẳng người lên, mau ưỡn ngực ra. – Một cây roi quất vào đít.
- Ngươi có giọng hát tốt như vậy, sao khi nói chuyện lại lý nhí giống như khuê nữ? Mau nén giọng xuống, ép hơi phát âm lớn cho ta. – Một roi gõ vào bụng.
- Ăn uống sao lại thô tục như vậy? Ngày mai theo đạo sư học cung tắc đi.
Đi đứng, ăn nói tất thảy đều bị sửa. Y phục của hắn đều bị đổi thành loại thượng hạng nhất, xa hoa nhất, đẹp nhất; toàn bộ đều là một màu trắng toát. Mục Hiền Cầm bắt hắn mang một chiếc mặt nạ che đi nửa bên mặt bị phỏng, mái tóc dài rũ xuống tăng thêm vẻ thần bí, phiêu trần của một nhạc sĩ. Mặt nạ che đi bớt vết phỏng, người ta sẽ chỉ tập trung nhìn nửa khuôn mặt lành lặn còn lại. Vốn dĩ hắn được thừa hưởng nét đẹp của mẫu thân. Đôi mày cong như tranh vẽ, đôi mắt phượng với rèm mi dài mà bất kỳ nữ nhân nào cũng phải ước ao, chiếc mũi cao thẳng đầy thu hút, đôi môi đỏ mọng, khoé miệng hơi cong lên điên đảo chúng sinh.
Mục Hiền Cầm còn mời y sư đến chữa cánh tay cho hắn. Chi Lang bị cắt thịt lột da, kéo cánh tay hắn ra, nẹp thẳng lại một lần nữa. Suốt cả nửa năm hắn chịu đau đớn dày vò, lại thêm nửa năm cắn răng tập phục hồi chức năng cho cánh tay. Tuy tay trái của hắn vẫn thẹo vết và teo tóp như que củi, nhưng ít nhất hắn cũng có thể tự do co duỗi được, cử động thoải mái hơn lúc xưa.
Chi Lang bắt đầu được huấn luyện sử dạng đàn tranh và đàn nguyệt. Mục Hiền Cầm đã đoán đúng, hắn là một viên ngọc càng mài càng sáng. Chỉ cần cần đổi ngược tay dùng, tất cả bộ dây, đều không thể làm khó hắn.
Hai năm sau tới kỳ tuyển tú, Mục Hiền Cầm dắt hắn trở về kinh thành để làm tròn trọng trách nữ quan triều đình. Thiên hạ lại xôn xao về vị học trò mới của thượng quan. Bạch y tiêu sái, mặt nạ thần bí, cầm nghệ tuyệt luân, âm trầm ít nói. Hắn tự là Hy Ngôn, năm ấy vừa tròn mười tám tuổi.
Gương mặt hắn thấm đẫm nước mắt, thân thể đau đớn được mẹ cõng đi. Lần này hắn rất ân hận, hại cả mẫu thân và phụ thân chịu liên luỵ. Bệnh cũ chưa hết, thương tích mới lại đến. Hắn lại nằm bẹp giường, vừa chịu cơn sốt hành hạ, vừa bị vết roi đánh giày vò. Mẫu thân hắn ngày đêm chăm sóc bên cạnh, phờ phạt đến rạt của người.
Ngay khi hắn tỉnh lại, lại chịu ngay giáo huấn. Cái gì mà lễ giáo, cái gì mà thân phận? Hắn không muốn nghe gì hết. Thế nhưng nhìn nước mắt của mẫu thân, hắn đành phải hứa sau này yên thân yên phận, không bao giờ đèo bồng các vị tiểu thư nữa. Chỉ có trong lòng hắn là gào lên không phục. Thế gian này, ai phân ra giai cấp, là ai chia ra giàu nghèo, là ai định ra thân phận? Muốn được người ta kính trọng, ngoài gia thế thì phải có chức tước. Con đường duy nhất mà hắn có thể thoát khỏi thân phận hạ tiện của mình, chính là phải lấy được công danh.
Bảy ngày sau khi bị đuổi, phụ thân hắn mang đến một gói bạc, bảo hai mẹ con Chi Lang trở về quê mà sống đi. Tố Quyên dĩ nhiên khóc lóc van xin được ở lại. Lúc trước họ ở dưới quê cả bảy năm trời, Trương Quý Thuận còn không có về thăm một lần. Sau khi nhận được thư của ông gọi lên Tiết Châu sống, bà đã bán hết ruộng đất, dùng làm lộ phí lên đường. Nay lại đuổi bọn họ về quê, thì lấy cái gì để sống?
Phu thê bọn họ cự cãi một hồi, rốt cuộc Trương Quý Thuận giận dữ đòi bỏ vợ. Dù sao nhị nương Liễu Thị mấy năm qua đã sinh cho ông một trai một gái thông minh xinh đẹp, Trương Quý Thuận cũng không còn tình cảm gì với Tố Thị. Cả thằng con xấu xí tật nguyền này, ông cũng không muốn nhận. Chẳng phải nó hại ông xém nữa mất việc hay sao?
Hắn thật sự không ngờ cha mình lại có thể bạc bẽo đến như vậy. Cả vợ và con, nói bỏ một tiếng là có thể bỏ luôn. Bao nhiêu năm qua hắn ít nói, nhưng Trương Quý Thuận cũng không thường xuyên ghé qua. Đôi lúc, hắn cũng quên mất mình có một người cha thật sự. Khi có việc thì mới lôi hắn ra, lãnh cảm vô tình, chưa từng có hành vi nào quan tâm. Chi Lang nhìn bóng lưng của người đàn ông đó mà sôi trào tức giận. Mẫu thân của hắn quỳ sụp dưới sàn khóc lóc, thương tâm liệt phế.
Bọn họ rời khỏi Tiết Châu trong nhục nhã lẫn ê chề. Mẫu thân hắn cứ đờ đẫn dẫn hắn đi, mà chẳng rõ mình phải đi về phương nào. Bà ngày càng trầm mặc, không cười không nói, nước mắt lúc nào cũng lăn dài như thể đó là việc tự nhiên. Họ cứ đi thẳng về phiá trước cho đến khi lộ phí đã cạn, người đã mệt mỏi. Tố Quyên ngã xuống và không bao giờ tỉnh lại nữa. Bà vì quá đau buồn, khóc đến kiệt sức mà chết.
Chi Lang bị bỏ lại lạc lõng giữa dòng đời. Hắn lại tiếp tục lang thang, sống cuộc đời hành khuất. Sẵn có gương mặt xấu xí và cánh tay què quặc, hắn đến phố chợ kéo đàn xin tiền tạm bợ qua ngày. Hắn cứ tưởng cuộc đời mình sẽ vĩnh viễn chìm trong bóng tối, cho đến ngày một bàn tay vươn ra kéo hắn lên.
Bà ta là Mục Hiền Cầm, một tài nữ xuất chúng ở vùng Giang Tô, cũng là người tự xưng chủ nợ của Thái Văn Quốc, sư phụ của hắn.
- Tại sao lão già đó lại cho ngươi cây đàn?
- Sự phụ trước khi chia tay mang đàn tặng con. – Hắn run rẩy sợ hãi.
- Cây đàn đó vốn là lão chôm của ta. – Mục Hiền Cầm lạnh lùng nói.
Chi Lang ngay lập tức ôm chặt lấy cây đàn lo lắng, bây giờ đàn nhị là kế sinh nhai của hắn. “Không lẽ bà ta đến đòi, muốn vật hoàn cố chủ hay sao?”
Nhìn thấy ánh mắt hoang mang của hắn, Mục Hiền Cầm không nóng không lạnh nói tiếp.
- Ngươi kéo thử một khúc, nếu làm ta vừa ý, ta sẽ không đòi lại cây đàn kia.
Ngay lập tức Chi Lang cột cung vĩ vào tay, kéo nhạc khúc mà mình đắc ý nhất. Muốn xin tiền người ta, bí quyết chính là những bài thê thảm, não nề đến đứt gan đứt ruột như thế này.
“ ... Cảnh hoa lạc nguyệt minh dường ấy,
Lửa hoàng hôn như cháy tấm son,
Hoàng hôn thôi lại hôn hoàng,
Nguyệt hoa thôi lại thêm buồn nguyệt hoa!
Buồn vì nỗi nguyệt tà ai trọng?
Buồn vì điều hoa rụng ai nhìn?
Tình buồn cảnh lại vô duyên,
Tình trong cảnh ấy, cảnh bên tình này...
... Chiều tịch mịch đã gầy bóng thỏ,
Vẻ tiêu tao lại võ hoa đèn,
Muốn đem ca tiếu giải phiền,
Cười nên tiếng khóc, hát nên giọng sầu ...”
(Trích “Cung Oán ngâm khúc” – Nguyễn Gia Thiều)
Mắt Mục Hiền Cầm đột nhiên sáng loá lên khi nghe hắn vừa đàn vừa hát. Bà đột ngột đập bàn, đứng dậy. Hắn hoảng sợ đứt ngang nhạc khúc, nhìn ánh mắt bà cứ như sắp bốc lửa lên.
- Mau dập đầu ba cái.
Chi Lang sợ hãi dập đầu theo giọng hét.
- Được, từ bây giờ ngươi sẽ là đệ tử của ta. – Bà cười rộ lên thích chí. – Lão già say xỉn, điên khùng kia như thế nào lại vứt bỏ một khối ngọc ra giữa chợ thế này.
Mục Hiền Cầm nhìn lại liếc nhìn gương mặt ngỡ ngàng của Chi Lang, bà tiếp tục nói.
- Sao, có gì bất mãn không?
- Dạ, không có bất mãn.
- Vậy mau kêu sư phụ đi.
- Dạ, kêu sư phụ cũng được sao? Con đã có sư phụ rồi.
- Vậy thì kêu sư nương. Hay ngươi lại thích lang thang đầu đường xó chợ làm ăn mày.
- Đa tạ sư nương đã thu nhận đệ tử. – Hắn ngay lập tức dập đầu lạy tạ.
Rời khỏi vòng tay bảo bọc của cha mẹ, không nhà không quê lưu lạc khắp bốn phương, hắn đã luyện được một thân bản lãnh. Chẳng còn e dè mắc cỡ với người lạ, chẳng còn ngại ngùng khi tranh đoạt với người ta, chẳng còn xấu hổ khi bị chê xấu xí. Mấy thứ tầm thường đến thế, làm sao có thể sánh được với đạo sinh tồn.
Vậy là từ ngày đó Chi Lang trở thành đệ tử trẻ nhất của nữ quan Mục Hiền Cầm, người phụ nữ quyền cao chức trọng trong triều đình Ngữ Hinh.
^_^
Kỳ thật Mục Hiền Cầm tài nghệ không thua gì ngự sư Thái Văn Quốc. Hai người, một long một hổ, đều là bậc kỳ tài, là Thái Sơn Bắc Đẩu trong giới nhạc sư của đất nước này. Thái Văn Quốc lúc đầu nghiêm khắc bao nhiêu, thì Mục Hiền Cầm lại càng khó khăn bấy nhiêu. Bà không chỉ chú trọng bồi dưỡng cầm nghệ cho Chi Lang mà còn triệt để thay đổi con người của hắn.
- Đệ tử của Mục Hiền Cầm ta sao lại có cái dáng đi rúm ró, khép nép đó? Mau đứng thẳng người lên, mau ưỡn ngực ra. – Một cây roi quất vào đít.
- Ngươi có giọng hát tốt như vậy, sao khi nói chuyện lại lý nhí giống như khuê nữ? Mau nén giọng xuống, ép hơi phát âm lớn cho ta. – Một roi gõ vào bụng.
- Ăn uống sao lại thô tục như vậy? Ngày mai theo đạo sư học cung tắc đi.
Đi đứng, ăn nói tất thảy đều bị sửa. Y phục của hắn đều bị đổi thành loại thượng hạng nhất, xa hoa nhất, đẹp nhất; toàn bộ đều là một màu trắng toát. Mục Hiền Cầm bắt hắn mang một chiếc mặt nạ che đi nửa bên mặt bị phỏng, mái tóc dài rũ xuống tăng thêm vẻ thần bí, phiêu trần của một nhạc sĩ. Mặt nạ che đi bớt vết phỏng, người ta sẽ chỉ tập trung nhìn nửa khuôn mặt lành lặn còn lại. Vốn dĩ hắn được thừa hưởng nét đẹp của mẫu thân. Đôi mày cong như tranh vẽ, đôi mắt phượng với rèm mi dài mà bất kỳ nữ nhân nào cũng phải ước ao, chiếc mũi cao thẳng đầy thu hút, đôi môi đỏ mọng, khoé miệng hơi cong lên điên đảo chúng sinh.
Mục Hiền Cầm còn mời y sư đến chữa cánh tay cho hắn. Chi Lang bị cắt thịt lột da, kéo cánh tay hắn ra, nẹp thẳng lại một lần nữa. Suốt cả nửa năm hắn chịu đau đớn dày vò, lại thêm nửa năm cắn răng tập phục hồi chức năng cho cánh tay. Tuy tay trái của hắn vẫn thẹo vết và teo tóp như que củi, nhưng ít nhất hắn cũng có thể tự do co duỗi được, cử động thoải mái hơn lúc xưa.
Chi Lang bắt đầu được huấn luyện sử dạng đàn tranh và đàn nguyệt. Mục Hiền Cầm đã đoán đúng, hắn là một viên ngọc càng mài càng sáng. Chỉ cần cần đổi ngược tay dùng, tất cả bộ dây, đều không thể làm khó hắn.
Hai năm sau tới kỳ tuyển tú, Mục Hiền Cầm dắt hắn trở về kinh thành để làm tròn trọng trách nữ quan triều đình. Thiên hạ lại xôn xao về vị học trò mới của thượng quan. Bạch y tiêu sái, mặt nạ thần bí, cầm nghệ tuyệt luân, âm trầm ít nói. Hắn tự là Hy Ngôn, năm ấy vừa tròn mười tám tuổi.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.