Chương 1:
Dạ Điểu
04/09/2022
Thành phố Ô Thủy - một thành phố cổ ở Giang Nam, một con thuyền gỗ chầm chậm chạy lướt qua kênh đào.
Con thuyền lắc lư lay động trong ánh nước lấp lánh, ông già trên thuyền chống sào trúc, chở một vị hành khách nữ chậm rì rì trôi xuyên qua cây cầu vòm bằng đá.
Thành phố Ô Thủy rất đẹp, những tòa nhà cổ được xây dựng dựa vào sông, giao thông trong thành phố mở rộng mọi hướng, đường thủy đan xen ngang dọc.
Hai bên bờ sông Ô Thủy, bóng dáng những người bán hàng rong tất bật bận rộn, bọn họ có người bán đường họa*, có người bán tào phớ, có người bán khăn lụa xinh đẹp, có người bán các vật phẩm trang sức bạc, càng có rất nhiều người bán những món đồ chơi nhỏ không biết tên, mà những vị khách bị những thứ này thu hút thường thường đều là người từ nơi khác đến nơi này du lịch.
(*) Đường họa: Kẹo đường, hơi giống kẹo mút, dùng đường nấu chảy vẽ thành hình gì đó.
Ông già cúi thấp cái đầu nhỏ, chèo thuyền đi ra từ đầu kia của cây cầu vòm bằng đá, ông quay đầu lại nhìn về phía người hành khách nữ, theo chuyển động của con thuyền, bóng dáng người con gái trẻ tuổi từ chỗ bóng tối của đáy cầu chậm rãi lộ ra trong ánh nắng, ngay lập tức, một khuôn mặt trắng nõn xinh đẹp rực rỡ dưới ánh mặt trời như phát ra ánh sáng trong suốt.
Thành phố Ô Thủy là một điểm đến du lịch xinh đẹp, mỗi ngày có hàng ngàn hàng vạn người từ các nơi trên cả nước đến đây, ông già ở thành phố Ô Thủy làm nghề chèo thuyền đã hơn hai mươi năm rồi, số lượng hành khách ông từng chở đã lên đến mấy chục nghìn người, lại chưa từng gặp qua người con gái có ngoại hình diễm lệ khiến người khác kinh ngạc như thế.
Người con gái đeo một chiếc kính râm màu đen, làn da trắng nõn như tuyết, tóc đen nhánh như mực, khí chất thanh nhã không dính bụi trần, nếu cô thay lên mình một bộ sườn xám màu tím, trong tay đong đưa một chiếc quạt tròn dệt lụa hoa, cô chắc chắn sẽ trở thành tiên nữ bước ra từ quốc hoạ*.
(*) Quốc họa: hội họa truyền thống của Trung Quốc, tranh được vẽ trên lụa, giấy Tuyên Thành,…và được trang hoàng thêm trục cuộn tranh.
Ông già tiếp tục chống sào trúc, nhìn kỹ tốc độ chảy của nước sông để khống chế tốc độ của con thuyền.
“Nơi này đã thay đổi nhiều quá.”
Người con gái phía sau đã mở miệng, giọng nói thản nhiên, lành lạnh.
Ông già quay đầu lại, thấy trong tay người con gái trẻ tuổi có thêm một tấm ảnh chụp, cô đang cầm ảnh chụp nghiêm túc so sánh với cảnh vật hai bên bờ sông Ô Thủy.
“Cô đã từng đến nơi này rồi à?” Ông già vừa chèo thuyền vừa hỏi.
Cổ Kỳ nhẹ nhàng lắc đầu: “Không, không phải cháu.”
Thấy cô không có ý trò chuyện sâu hơn, ông già liền giữ im lặng.
Cổ Kỳ kẹp ảnh chụp vào trong một quyển sách, cô chậm rãi tháo kính râm xuống, đôi mắt xinh đẹp nhìn ra đường phố ngõ hẻm phía xa xa.
Trước khi tới thành phố Ô Thủy, cô đã gặp mẹ mình một lần, đó là một người phụ nữ tràn đầy sắc thái truyền kỳ, ít nhất ở trong mắt người khác chính là như thế.
Mẹ của Cổ Kỳ tên là Cổ Như Tâm, bây giờ đang là chủ tịch công ty Truyền thông Kỳ Nhạc, cả đời bà đã gả cho ba người đàn ông, mỗi người đàn ông đều là nhà giàu có tiền có thế, chỉ dựa vào vài lần gả cao, Cổ Như Tâm từ một người phụ nữ gia đình bình dân không hề có thân thế bối cảnh liền vươn lên tiến vào tầng lớp nhà giàu của thành phố Giang, trở thành một nhân vật có tiếng tăm lừng lẫy của tầng lớp này.
Vào buổi tối Cổ Kỳ đi gặp Cổ Như Tâm kia, người phụ nữ ấy đang mở tiệc tùng party với mấy người bạn, tuy rằng Cổ Như Tâm đã 47 tuổi nhưng bà rất biết hưởng thụ, dồi dào nhịp sống trẻ, tổ chức tiệc tùng party là hoạt động bà rất thích.
Buổi tối ấy, Cổ Như Tâm dẫn Cổ Kỳ ngồi ở ban công biệt thự hóng gió, bà rót cho cô một ly champagne, chúc mừng quyển sách thứ hai của Cổ Kỳ bán chạy.
Là một nữ doanh nhân, Cổ Như Tâm là người xuất sắc trong số những người phụ nữ; nhưng là một người mẹ, bà hoàn toàn không thể xưng là đủ tư cách, mấy năm gần đây Cổ Kỳ rất ít khi tới gặp Cổ Như Tâm, thế nên quan hệ giữa hai mẹ con rất ngượng nghịu, nhưng từ trước đến nay Cổ Như Tâm là người linh hoạt không khéo, khi giao lưu với người khác đều nói năng dí dỏm thú vị, nên ngược lại mỗi lần Cổ Kỳ gặp Cổ Như Tâm cũng không thấy tẻ nhạt.
“Thật không hổ danh là con gái của mẹ, sau khi ấn phẩm đầu tiên "Sự im lặng của bầy cừu" (*) vừa ra mắt đã thành công vang dội, thành tích của cuốn tiểu thuyết thứ hai cũng xuất sắc to lớn, trên mạng có tin tức viết rằng cuốn sách "Ngày thứ sáu mất tích" này vừa mới bày lên kệ không lâu đã bán ra được 270 nghìn cuốn, còn thuận lợi ký được bản quyền điện ảnh và bản quyền trò chơi, mẹ thật sự vui mừng thay cho bé cưng của mẹ đấy! Đến đây đến đây! Chúng ta tới cạn một ly?”
(*) Nguyên văn 沉默的羊 - Trầm mặc đích dương, dịch ra là Cừu im lặng nên mình lấy luôn theo tên tác phẩm nổi tiếng Sự im lặng của bầy cừu của Thomas Harris.
Cổ Như Tâm dùng ly đế cao chạm qua, hai cái ly “keng” một tiếng, Cổ Kỳ hờ hững nhấp một ngụm rượu nhỏ, không tiếp lời.
Con thuyền lắc lư lay động trong ánh nước lấp lánh, ông già trên thuyền chống sào trúc, chở một vị hành khách nữ chậm rì rì trôi xuyên qua cây cầu vòm bằng đá.
Thành phố Ô Thủy rất đẹp, những tòa nhà cổ được xây dựng dựa vào sông, giao thông trong thành phố mở rộng mọi hướng, đường thủy đan xen ngang dọc.
Hai bên bờ sông Ô Thủy, bóng dáng những người bán hàng rong tất bật bận rộn, bọn họ có người bán đường họa*, có người bán tào phớ, có người bán khăn lụa xinh đẹp, có người bán các vật phẩm trang sức bạc, càng có rất nhiều người bán những món đồ chơi nhỏ không biết tên, mà những vị khách bị những thứ này thu hút thường thường đều là người từ nơi khác đến nơi này du lịch.
(*) Đường họa: Kẹo đường, hơi giống kẹo mút, dùng đường nấu chảy vẽ thành hình gì đó.
Ông già cúi thấp cái đầu nhỏ, chèo thuyền đi ra từ đầu kia của cây cầu vòm bằng đá, ông quay đầu lại nhìn về phía người hành khách nữ, theo chuyển động của con thuyền, bóng dáng người con gái trẻ tuổi từ chỗ bóng tối của đáy cầu chậm rãi lộ ra trong ánh nắng, ngay lập tức, một khuôn mặt trắng nõn xinh đẹp rực rỡ dưới ánh mặt trời như phát ra ánh sáng trong suốt.
Thành phố Ô Thủy là một điểm đến du lịch xinh đẹp, mỗi ngày có hàng ngàn hàng vạn người từ các nơi trên cả nước đến đây, ông già ở thành phố Ô Thủy làm nghề chèo thuyền đã hơn hai mươi năm rồi, số lượng hành khách ông từng chở đã lên đến mấy chục nghìn người, lại chưa từng gặp qua người con gái có ngoại hình diễm lệ khiến người khác kinh ngạc như thế.
Người con gái đeo một chiếc kính râm màu đen, làn da trắng nõn như tuyết, tóc đen nhánh như mực, khí chất thanh nhã không dính bụi trần, nếu cô thay lên mình một bộ sườn xám màu tím, trong tay đong đưa một chiếc quạt tròn dệt lụa hoa, cô chắc chắn sẽ trở thành tiên nữ bước ra từ quốc hoạ*.
(*) Quốc họa: hội họa truyền thống của Trung Quốc, tranh được vẽ trên lụa, giấy Tuyên Thành,…và được trang hoàng thêm trục cuộn tranh.
Ông già tiếp tục chống sào trúc, nhìn kỹ tốc độ chảy của nước sông để khống chế tốc độ của con thuyền.
“Nơi này đã thay đổi nhiều quá.”
Người con gái phía sau đã mở miệng, giọng nói thản nhiên, lành lạnh.
Ông già quay đầu lại, thấy trong tay người con gái trẻ tuổi có thêm một tấm ảnh chụp, cô đang cầm ảnh chụp nghiêm túc so sánh với cảnh vật hai bên bờ sông Ô Thủy.
“Cô đã từng đến nơi này rồi à?” Ông già vừa chèo thuyền vừa hỏi.
Cổ Kỳ nhẹ nhàng lắc đầu: “Không, không phải cháu.”
Thấy cô không có ý trò chuyện sâu hơn, ông già liền giữ im lặng.
Cổ Kỳ kẹp ảnh chụp vào trong một quyển sách, cô chậm rãi tháo kính râm xuống, đôi mắt xinh đẹp nhìn ra đường phố ngõ hẻm phía xa xa.
Trước khi tới thành phố Ô Thủy, cô đã gặp mẹ mình một lần, đó là một người phụ nữ tràn đầy sắc thái truyền kỳ, ít nhất ở trong mắt người khác chính là như thế.
Mẹ của Cổ Kỳ tên là Cổ Như Tâm, bây giờ đang là chủ tịch công ty Truyền thông Kỳ Nhạc, cả đời bà đã gả cho ba người đàn ông, mỗi người đàn ông đều là nhà giàu có tiền có thế, chỉ dựa vào vài lần gả cao, Cổ Như Tâm từ một người phụ nữ gia đình bình dân không hề có thân thế bối cảnh liền vươn lên tiến vào tầng lớp nhà giàu của thành phố Giang, trở thành một nhân vật có tiếng tăm lừng lẫy của tầng lớp này.
Vào buổi tối Cổ Kỳ đi gặp Cổ Như Tâm kia, người phụ nữ ấy đang mở tiệc tùng party với mấy người bạn, tuy rằng Cổ Như Tâm đã 47 tuổi nhưng bà rất biết hưởng thụ, dồi dào nhịp sống trẻ, tổ chức tiệc tùng party là hoạt động bà rất thích.
Buổi tối ấy, Cổ Như Tâm dẫn Cổ Kỳ ngồi ở ban công biệt thự hóng gió, bà rót cho cô một ly champagne, chúc mừng quyển sách thứ hai của Cổ Kỳ bán chạy.
Là một nữ doanh nhân, Cổ Như Tâm là người xuất sắc trong số những người phụ nữ; nhưng là một người mẹ, bà hoàn toàn không thể xưng là đủ tư cách, mấy năm gần đây Cổ Kỳ rất ít khi tới gặp Cổ Như Tâm, thế nên quan hệ giữa hai mẹ con rất ngượng nghịu, nhưng từ trước đến nay Cổ Như Tâm là người linh hoạt không khéo, khi giao lưu với người khác đều nói năng dí dỏm thú vị, nên ngược lại mỗi lần Cổ Kỳ gặp Cổ Như Tâm cũng không thấy tẻ nhạt.
“Thật không hổ danh là con gái của mẹ, sau khi ấn phẩm đầu tiên "Sự im lặng của bầy cừu" (*) vừa ra mắt đã thành công vang dội, thành tích của cuốn tiểu thuyết thứ hai cũng xuất sắc to lớn, trên mạng có tin tức viết rằng cuốn sách "Ngày thứ sáu mất tích" này vừa mới bày lên kệ không lâu đã bán ra được 270 nghìn cuốn, còn thuận lợi ký được bản quyền điện ảnh và bản quyền trò chơi, mẹ thật sự vui mừng thay cho bé cưng của mẹ đấy! Đến đây đến đây! Chúng ta tới cạn một ly?”
(*) Nguyên văn 沉默的羊 - Trầm mặc đích dương, dịch ra là Cừu im lặng nên mình lấy luôn theo tên tác phẩm nổi tiếng Sự im lặng của bầy cừu của Thomas Harris.
Cổ Như Tâm dùng ly đế cao chạm qua, hai cái ly “keng” một tiếng, Cổ Kỳ hờ hững nhấp một ngụm rượu nhỏ, không tiếp lời.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.