Chương 4: ۵ Hồi 1: Đế muội quy tỷ (3) ۵
Thập Tứ Khuyết
07/02/2023
Trans: Nhật Nguyệt Phong Hoa
➻➻➻
"Đây là?"
"Đây là danh mục bài học cha liệt kê ra cho muội, cũng chính là... từ giờ cho đến một năm sau, từ giờ Mão đến giờ Tuất, muội chẳng còn thời gian rảnh rỗi nữa "
Tạ Trường Yến nhìn tờ giấy toàn chữ là chữ, cảm thấy sống không bằng chết cho rồi.
Tiết cầm.
Tạ Trường Yến chăm chỉ đánh đàn, Tạ Tri Vi bên cạnh đỡ trán thở dài, vẻ mặt sống không bằng chết.
Tiết họa.
Tạ Trường Yến mau chóng vẽ xong bức tranh nộp cho Tạ Tri Vi. Tạ Tri Vi xem xong, vẻ mặt sống không bằng chết.
Tiết kỳ.
Tạ Trường Yến vắt óc suy nghĩ hết nửa ngày trời, cẩn thận từng li từng tí đặt một quân cờ xuống, Tạ Tri Vi ngồi đối diện không còn vẻ mặt sống không bằng chết nữa mà bật cười thành tiếng, cười lăn cười bò, cười tới chảy cả nước mắt.
Tiết thư.
Tạ Tri Vi đặt một xấp giấy Tuyên trước mặt Tạ Trường Yến. Nàng trân trọng nhận lấy, bắt đầu luyện chữ, mới luyện được mấy chữ, ngẩng đầu thấy vẻ mặt vi diệu của Tạ Tri Vi, nàng lập tức bật dậy đánh hắn...
Lá trúc rơi rụng ngoài cửa sổ, từ tiết trời sương mù dày đặc đến tuyết trắng phủ ngợp trời.
Đêm khuya, thư phòng.
Tạ Hoài Dung cầm một cây kéo bạc cắt một đoạn tâm nến, đốt nến lên rồi úp chụp đèn lại ngay ngắn.
Làm xong những việc này, ông ấy lau tay sạch sẽ rồi mới từ từ quay lại, ngồi xuống thư án. "Nói đi."
Tạ Tri Vi đang quỳ ngồi trước án hành lễ với ông. "Vâng ạ. Nửa năm qua, con làm theo như lời dặn của cha dạy học cho Thập Cửu muội, thành quả có một ít. Không phải muội ấy không cố gắng, chỉ là muội ấy thật sự không có thiên phú về cầm kỳ thư họa."
Tạ Hoài Dung lật giở bài học của Tạ Trường Yến, nhíu nhíu mày.
"Ví dụ như cầm phổ, muội ấy không nghe ra được sự khác biệt giữa Giác, Trưng và Vũ (*), chỉ nhớ được cách đàn. Ca khúc tấu nên cũng không có linh tính."
(*) Năm thanh âm trong nhạc cổ Trung Hoa: 宮 Cung; 商 Thương; 角 Giác; 徵 Trưng; 羽 Vũ
"Về kỳ nghệ, con không yêu cầu muội ấy đi một bước suy tính mười tính, chỉ cần tính trước ba bước là được nhưng khi đánh cờ muội ấy cũng không có đường lối gì cả."
"Về thư pháp, có lẽ thường ngày quá cần kiệm nên không nỡ hạ bút, chữ viết cũng khó tránh cẩu thả."
"Về họa nghệ, muội ấy có thể vẽ lại vật hiện có y như đúc nhưng không có cảnh giới nào cả." Nói xong, Tạ Tri Vi tổng kết, "Con cảm thấy, có học tiếp cũng chỉ miễn cưỡng đạt chuẩn, muốn xuất sắc thì rất khó."
Tạ Hoài Dung im lặng nghe xong, ánh mắt chuyển sang tấm bình phong sơn khắc ở gần đó. Bình phong gồm bốn cánh, trên mỗi cánh khắc họa phong cảnh bốn mùa xuân hạ thu đông, nhưng không giống những bức tứ cảnh thông thường.
Bức xuân vẽ bầu trời sao, chòm sao Bắc Đẩu hình chiếc thìa chỉ về phía Đông.
Bức hạ vẽ hai trứng gà nằm gọn trong tấm lưới màu sắc sặc sỡ, một trứng vẹn nguyên, một trứng vỡ nát, dễ thấy là đấu trứng(*) thất bại rồi.
(*) Lập hạ (ngày 6/5) có phong tục "đấu trứng", thịnh hành ở vùng Giang Chiết, với hy vọng trẻ nhỏ có một mùa hè bình an.
Bức thu vẽ một cái mai rùa bị đốt đỏ hưng hửng, bên cạnh là một bông lúa nặng hạt.
Bức đông vẽ một bếp lò nhỏ bằng đất sét nung, rượu ngon sôi ùng ục, bên cạnh có hai ly rượu, một ly đứng, một ly ngã, Quỳnh Tương(*) chảy đổ ra đất.
(*) Quỳnh Tương là rượu ngon trong chén ngọc quỳnh.
Nét vẽ trên bốn bức tranh đều rất tinh giản, chỉ có vẻn vẹn vài nét bút, còn lại để giấy trắng. Lạc khoản đề ở bức cuối là "Ẩn Châu Tạ Phồn Y kính chúc".
Tạ Tri Vi cũng nương theo ánh mắt của Tạ Hoài Dung nhìn lên bức bình phong, ánh mắt lập lòe, nói: "Bắc Đẩu chỉ Đông du xuân; hài đồng đấu trứng du hạ; đốt rùa lúa chín du thu; rượu ngon đã sẵn du đông(*). Từng chữ đậm chất phong lưu. Thứ đáng quý nhất là chọn ra những nét thông tục xuân hoa thu nguyệt hạ vũ đông tuyết, khiến người nhìn cảm thấy mới mẻ. Bức tứ cảnh này được tặng nhân dịp chúc thọ của cha năm đó, biết bao người vỗ bàn khen tuyệt. Tam tỷ tỷ đúng thật là một nhân vật tài giỏi, Thập Cửu muội khó lòng bì kịp. Nhưng mà..."
(*) "Rượu ngon đã sẵn" này xuất phát từ câu đầu bài thơ Vấn Lưu Thập Cửu của Bạch Cư Dị.
Tạ Tri Vi nhìn thẳng vào mắt cha, từ tốn nói: "Người đã mất không thể quay trở lại. Cứ so sánh Thập Cửu với tỷ ấy là chuyện không công bằng với Thập Cửu."
"Lão phu không hề so sánh, chỉ cảm thấy đời người như vở kịch." Tạ Hoài Dung đứng dậy, bước đến trước bình phong, vuốt ve bức họa, ngón tay run run, "Uổng cho ta thần cơ diệu toán, quan sát thiên cơ, thế mà một quẻ đó gieo ra lại để mất đứa con cháu xuất sắc nhất của tộc ta. Mỗi khi nghĩ đến ta đều cảm thấy hổ thẹn với Phồn Y. Năm đó rõ ràng Sầm phu tử đã khuyên ngăn, nói rằng chắc chắn có gió lốc nguy hiểm."
"Cha đừng nghĩ vậy. Ngày lành xuất phát là cha gieo quẻ mà ra nhưng trên đường tam tỷ tỷ bất chợt đổ bệnh làm chậm mất một ngày đường mới gặp phải gió lốc ở Mê Tân Hải, âu cũng là số mệnh. Thiên mệnh... không thể trái."
Tạ Hoài Dung đau khổ nhắm mắt lại, quay người đi về án, chăm chú nhìn sách vở của Tạ Trường Yến, trầm ngâm giây lát rồi nói: "Thôi đi, sau cùng vẫn phải sống cho hiện tại."
Tạ Trường Yến đẩy cửa Huyền Các, bước vào trong, ngay lập tức nhận thấy có điều khác thường.
Trước bậu cửa sổ phía Đông, hương đốt trong lò, khói trắng bốc lên lượn lờ quanh thư phòng làm tăng thêm phần thanh nhàn.
Nàng sững sờ giây lát sau đó quỳ xuống hành đại lễ: "Trường Yến bái kiến ngũ bá bá."
Một người bước ra từ sau tấm màn trúc, người mặc đạo bào, tay cầm một quyển sách. Người đó chính là Tạ Hoài Dung: "Hôm qua lão phu về đến nơi, sao con biết người trong thư phòng là ta?"
"Ngũ ca ca không thích mùi hương." Tạ Trường Yến vừa đáp vừa bất an ngước mắt nhìn ông ấy.
"Đúng vậy." Tạ Hoài Dung gật đầu, ra hiệu nàng an tọa.
Tạ Trường Yến thấp thỏm ngồi xuống, cảm thấy mồ hôi lạnh ướt sóng lưng. Thật ra, tính cách Tạ Hoài Dung nội liễm, không hề hung dữ, nhưng vì ông ấy không hay cười nên khiến người ta luôn có cảm giác khó gần gũi.
"Lão phu đã xem qua thành tích của con trong nửa năm qua."
Trán Tạ Trường Yến bắt đầu đổ mồ hôi lạnh.
Tạ Hoài Dung nói xong câu đó thì im lặng nhìn chằm chằm nàng, nhìn đến mức nàng cảm thấy mình đang ngồi trên đống lửa.
"Trường Yến ngu, ngu dốt, không, không đạt được yêu cầu của ngũ bá bá..."
"Ừ."
Tạ Trường Yến nghẹn lời, trái tim như nhảy tót lên tận cổ họng.
"Vì vậy lão phu quyết định đổi một cách khác. Con là người được chọn làm hoàng hậu, không tinh thông tứ nghệ cũng không sao, dạy theo tài năng vốn có là được."
"Thật ạ?" Tạ Trường Yến không dám tin.
Tạ Hoài Dung nhìn thẳng vào mắt nàng, từ tốn nói: "Thân là hoàng hậu, nếu muốn nghe đàn tất sẽ có cầm sư tài nghệ bậc nhất đến tấu đàn cho con. Nhưng nếu hiểu biết của con hạn hẹp, không nghe ra hay dở, thế thì sẽ thành trò cười cho thiên hạ. Vậy nên, có thể không biết nhưng không thể không hiểu."
Tạ Trường Yến vội vàng hành lễ: "Trường Yến xin ghi nhớ."
"Hiện tại xem như con cũng có chút căn bản, bắt đầu từ ngày mai, luyện đàn sẽ đổi thành nghe đàn, vẽ tranh đổi thành xem tranh. Lão phu sẽ sắp xếp đào kép nổi danh thiên hạ đến diễn tấu cho con, tìm những bức họa nổi tiếng nhất từ cổ chí kim để con thưởng thức bình phẩm. Tuy nhiên, thư pháp vẫn phải luyện, không thể đến cả ý chỉ cũng không biết viết chứ?"
"Vâng ạ."
"Còn về kỳ, nói thẳng ra là một chữ "mưu". Thực tế, trước khi làm một việc nào đó con đều phải suy nghĩ tính toán cẩn thận, nghĩ xem tại sao phải làm việc này? Làm rồi sẽ có kết quả gì? Có biến cố thì phải xử lý ra sao? Muốn đạt được mục đích gì? Đối với một hoàng hậu mà nói thì đây là môn học quan trọng nhất." Tạ Hoài Dung rầu rĩ, cụp mắt trầm ngâm giây lát rồi mới nói tiếp, "Mẹ con là người chính trực nên dạy dỗ nên phẩm cách lương thiện thuần khiết ở con, đây là chuyện tốt. Chính vì bà ấy không mưu lợi vì mình, người vô tư như thế nuôi dưỡng ra đứa con gái cũng không có lòng dạ sắc sảo khôn ngoan..."
Tạ Trường Yến ngạc nhiên: "Chẳng lẽ, ý của ngũ bá bá là muốn con nuôi dưỡng lòng dạ khôn ngoan?"
"Phải." Tạ Hoài Dung nói chắc như đinh đóng cột, "Triều dã triều dã, ngoài dã có thể nhàn nhã thưởng mây ngắm hạc, sống đời thanh cao, nhưng ở trong triều không thể như thế. Con là người làm hoàng hậu, hoàng cung là chốn nào? Ba ngàn phi tử tỳ nữ như mây. Con lấy cái gì quản lý bọn họ? Lấy cái gì để bọn họ phục con? Vô trí không thể lý sự, vô mưu không thể dùng người. Nếu con không làm được, tự khắc sẽ có kẻ khác thay thế con. Mà người bị thay thế như con, chết rồi cũng thôi đi, nếu sống thì phải sống ra sao đây?"
Sắc mặt Tạ Trường Yến thoắt trắng bệch, nàng hơi ngơ ngác, hơi hồi hộp, và một chút khó chịu không nói nên lời.
Nàng mới mười hai tuổi, trước khi được chọn làm hoàng hậu, nàng chưa bao giờ nghĩ còn chuyện nào quan trọng hơn chuyện "ngày mai ăn gì". Nửa năm qua, ngày nào cũng sức đầu mẻ trán, nỗi lo trong lòng là "thành tích không tăng, thi cử không đạt thì phải làm sao".
Tuy rằng trước đó mẹ đã từng ám chỉ với nàng cái khó của người làm đế hậu, nhưng chẳng qua chỉ quanh quẩn ở việc giúp chồng dạy con, có bao giờ dính líu gì đến tính mạng đâu?
Những lời này của Tạ Hoài Dung đã vạch trần lớp áo ngoài hoa lệ khoác lên người hoàng hậu, để nàng nhìn thấy sóng ngầm mãnh liệt và nguy cơ mai phục bên dưới.
"Lão phu biết con chưa từng nghĩ đến những vấn đề này, vậy thì từ giờ trở đi, ngẫm nghĩ thật kỹ xem, hoàng hậu là gì."
Tạ Trường Yến cắn môi, mấy ngón tay đan vào nhau, sau đó hơi tức giận ngẩng đầu lên hỏi: "Ngũ bá bá, Trường Yến to gan hỏi một câu, năm đó tam tỷ tỷ có từng nghĩ đến hay chưa?"
Tạ Hoài Dung bật cười. Đây là lần đầu tiên Tạ Trường Yến nhìn thấy ông ấy cười.
"Con thích Phồn Y không?"
"Tất nhiên là thích ạ."
"Vì sao lại thích?"
"Tỷ tỷ đối xử với con như muội muội ruột, thương yêu con che chở con..." Tạ Trường Yến nói được một nửa thì khựng lại. Câu "Vô trí không thể lý sự, vô mưu không thể dùng người" văng vẳng bên tai nàng, lòng Tạ Trường Yến lạnh như băng.
"Thuật dùng người, ở độ tuổi của con Phồn Y đã áp dụng thành thạo rồi."
Tạ Trường Yến không biết sau đó mình lên lớp tiếp như thế nào, về nhà bằng cách nào và ngủ thiếp đi tự bao giờ.
Ý thức của nàng mơ mơ hồ hồ như sương mù trôi giữa tầng không, bay lên không được mà đáp xuống cũng không xong.
Trong giấc mơ dường như nàng trở về năm chín tuổi, bịt mũi chạy vào Tạ Kiều Tiểu Trúc, nói với nữ tử chìm trong hào quang vàng rực rỡ kia: "Tỷ tỷ, muội sắp làm hoàng hậu rồi."
Nữ tử đó quay đầu, ánh mắt khinh khi: "Ngươi ư?"
Tạ Trường Yến tỉnh dậy, mồ hôi lạnh chảy đầm đìa.
Trong phòng đốt chậu lửa, ánh lửa bập bùng, in bóng hoàng hôn.
Trịnh thị ngồi bên giường, lấy khăn tay lau mồ hôi cho nàng: "Vãn Vãn, mơ thấy ác mộng à?"
"Mẹ, nếu như bây giờ con nói không muốn làm hoàng hậu nữa, mẹ có thất vọng không?"
"Học hành vất vả quá rồi đúng không?" Trịnh thị thương xót vuốt ve ngón tay con gái, vết chai trên đó ngày một dày thêm rồi.
"Không phải. Chỉ là, là... không muốn làm nữa."
Trịnh thị im lặng một lúc, đứng lên đi rót một cốc nước, đúc cho Tạ Trường Yến uống. Nước ấm trôi xuống cổ họng, xoa dịu trái tim, Tạ Trường Yến cũng bình tĩnh lại.
Trịnh thị tiếp tục chủ đề đang dang dở: "Vãn Vãn, không thể kháng chỉ."
Tạ Trường Yến buồn bã: "Con biết rồi."
➻➻➻
"Đây là?"
"Đây là danh mục bài học cha liệt kê ra cho muội, cũng chính là... từ giờ cho đến một năm sau, từ giờ Mão đến giờ Tuất, muội chẳng còn thời gian rảnh rỗi nữa "
Tạ Trường Yến nhìn tờ giấy toàn chữ là chữ, cảm thấy sống không bằng chết cho rồi.
Tiết cầm.
Tạ Trường Yến chăm chỉ đánh đàn, Tạ Tri Vi bên cạnh đỡ trán thở dài, vẻ mặt sống không bằng chết.
Tiết họa.
Tạ Trường Yến mau chóng vẽ xong bức tranh nộp cho Tạ Tri Vi. Tạ Tri Vi xem xong, vẻ mặt sống không bằng chết.
Tiết kỳ.
Tạ Trường Yến vắt óc suy nghĩ hết nửa ngày trời, cẩn thận từng li từng tí đặt một quân cờ xuống, Tạ Tri Vi ngồi đối diện không còn vẻ mặt sống không bằng chết nữa mà bật cười thành tiếng, cười lăn cười bò, cười tới chảy cả nước mắt.
Tiết thư.
Tạ Tri Vi đặt một xấp giấy Tuyên trước mặt Tạ Trường Yến. Nàng trân trọng nhận lấy, bắt đầu luyện chữ, mới luyện được mấy chữ, ngẩng đầu thấy vẻ mặt vi diệu của Tạ Tri Vi, nàng lập tức bật dậy đánh hắn...
Lá trúc rơi rụng ngoài cửa sổ, từ tiết trời sương mù dày đặc đến tuyết trắng phủ ngợp trời.
Đêm khuya, thư phòng.
Tạ Hoài Dung cầm một cây kéo bạc cắt một đoạn tâm nến, đốt nến lên rồi úp chụp đèn lại ngay ngắn.
Làm xong những việc này, ông ấy lau tay sạch sẽ rồi mới từ từ quay lại, ngồi xuống thư án. "Nói đi."
Tạ Tri Vi đang quỳ ngồi trước án hành lễ với ông. "Vâng ạ. Nửa năm qua, con làm theo như lời dặn của cha dạy học cho Thập Cửu muội, thành quả có một ít. Không phải muội ấy không cố gắng, chỉ là muội ấy thật sự không có thiên phú về cầm kỳ thư họa."
Tạ Hoài Dung lật giở bài học của Tạ Trường Yến, nhíu nhíu mày.
"Ví dụ như cầm phổ, muội ấy không nghe ra được sự khác biệt giữa Giác, Trưng và Vũ (*), chỉ nhớ được cách đàn. Ca khúc tấu nên cũng không có linh tính."
(*) Năm thanh âm trong nhạc cổ Trung Hoa: 宮 Cung; 商 Thương; 角 Giác; 徵 Trưng; 羽 Vũ
"Về kỳ nghệ, con không yêu cầu muội ấy đi một bước suy tính mười tính, chỉ cần tính trước ba bước là được nhưng khi đánh cờ muội ấy cũng không có đường lối gì cả."
"Về thư pháp, có lẽ thường ngày quá cần kiệm nên không nỡ hạ bút, chữ viết cũng khó tránh cẩu thả."
"Về họa nghệ, muội ấy có thể vẽ lại vật hiện có y như đúc nhưng không có cảnh giới nào cả." Nói xong, Tạ Tri Vi tổng kết, "Con cảm thấy, có học tiếp cũng chỉ miễn cưỡng đạt chuẩn, muốn xuất sắc thì rất khó."
Tạ Hoài Dung im lặng nghe xong, ánh mắt chuyển sang tấm bình phong sơn khắc ở gần đó. Bình phong gồm bốn cánh, trên mỗi cánh khắc họa phong cảnh bốn mùa xuân hạ thu đông, nhưng không giống những bức tứ cảnh thông thường.
Bức xuân vẽ bầu trời sao, chòm sao Bắc Đẩu hình chiếc thìa chỉ về phía Đông.
Bức hạ vẽ hai trứng gà nằm gọn trong tấm lưới màu sắc sặc sỡ, một trứng vẹn nguyên, một trứng vỡ nát, dễ thấy là đấu trứng(*) thất bại rồi.
(*) Lập hạ (ngày 6/5) có phong tục "đấu trứng", thịnh hành ở vùng Giang Chiết, với hy vọng trẻ nhỏ có một mùa hè bình an.
Bức thu vẽ một cái mai rùa bị đốt đỏ hưng hửng, bên cạnh là một bông lúa nặng hạt.
Bức đông vẽ một bếp lò nhỏ bằng đất sét nung, rượu ngon sôi ùng ục, bên cạnh có hai ly rượu, một ly đứng, một ly ngã, Quỳnh Tương(*) chảy đổ ra đất.
(*) Quỳnh Tương là rượu ngon trong chén ngọc quỳnh.
Nét vẽ trên bốn bức tranh đều rất tinh giản, chỉ có vẻn vẹn vài nét bút, còn lại để giấy trắng. Lạc khoản đề ở bức cuối là "Ẩn Châu Tạ Phồn Y kính chúc".
Tạ Tri Vi cũng nương theo ánh mắt của Tạ Hoài Dung nhìn lên bức bình phong, ánh mắt lập lòe, nói: "Bắc Đẩu chỉ Đông du xuân; hài đồng đấu trứng du hạ; đốt rùa lúa chín du thu; rượu ngon đã sẵn du đông(*). Từng chữ đậm chất phong lưu. Thứ đáng quý nhất là chọn ra những nét thông tục xuân hoa thu nguyệt hạ vũ đông tuyết, khiến người nhìn cảm thấy mới mẻ. Bức tứ cảnh này được tặng nhân dịp chúc thọ của cha năm đó, biết bao người vỗ bàn khen tuyệt. Tam tỷ tỷ đúng thật là một nhân vật tài giỏi, Thập Cửu muội khó lòng bì kịp. Nhưng mà..."
(*) "Rượu ngon đã sẵn" này xuất phát từ câu đầu bài thơ Vấn Lưu Thập Cửu của Bạch Cư Dị.
Tạ Tri Vi nhìn thẳng vào mắt cha, từ tốn nói: "Người đã mất không thể quay trở lại. Cứ so sánh Thập Cửu với tỷ ấy là chuyện không công bằng với Thập Cửu."
"Lão phu không hề so sánh, chỉ cảm thấy đời người như vở kịch." Tạ Hoài Dung đứng dậy, bước đến trước bình phong, vuốt ve bức họa, ngón tay run run, "Uổng cho ta thần cơ diệu toán, quan sát thiên cơ, thế mà một quẻ đó gieo ra lại để mất đứa con cháu xuất sắc nhất của tộc ta. Mỗi khi nghĩ đến ta đều cảm thấy hổ thẹn với Phồn Y. Năm đó rõ ràng Sầm phu tử đã khuyên ngăn, nói rằng chắc chắn có gió lốc nguy hiểm."
"Cha đừng nghĩ vậy. Ngày lành xuất phát là cha gieo quẻ mà ra nhưng trên đường tam tỷ tỷ bất chợt đổ bệnh làm chậm mất một ngày đường mới gặp phải gió lốc ở Mê Tân Hải, âu cũng là số mệnh. Thiên mệnh... không thể trái."
Tạ Hoài Dung đau khổ nhắm mắt lại, quay người đi về án, chăm chú nhìn sách vở của Tạ Trường Yến, trầm ngâm giây lát rồi nói: "Thôi đi, sau cùng vẫn phải sống cho hiện tại."
Tạ Trường Yến đẩy cửa Huyền Các, bước vào trong, ngay lập tức nhận thấy có điều khác thường.
Trước bậu cửa sổ phía Đông, hương đốt trong lò, khói trắng bốc lên lượn lờ quanh thư phòng làm tăng thêm phần thanh nhàn.
Nàng sững sờ giây lát sau đó quỳ xuống hành đại lễ: "Trường Yến bái kiến ngũ bá bá."
Một người bước ra từ sau tấm màn trúc, người mặc đạo bào, tay cầm một quyển sách. Người đó chính là Tạ Hoài Dung: "Hôm qua lão phu về đến nơi, sao con biết người trong thư phòng là ta?"
"Ngũ ca ca không thích mùi hương." Tạ Trường Yến vừa đáp vừa bất an ngước mắt nhìn ông ấy.
"Đúng vậy." Tạ Hoài Dung gật đầu, ra hiệu nàng an tọa.
Tạ Trường Yến thấp thỏm ngồi xuống, cảm thấy mồ hôi lạnh ướt sóng lưng. Thật ra, tính cách Tạ Hoài Dung nội liễm, không hề hung dữ, nhưng vì ông ấy không hay cười nên khiến người ta luôn có cảm giác khó gần gũi.
"Lão phu đã xem qua thành tích của con trong nửa năm qua."
Trán Tạ Trường Yến bắt đầu đổ mồ hôi lạnh.
Tạ Hoài Dung nói xong câu đó thì im lặng nhìn chằm chằm nàng, nhìn đến mức nàng cảm thấy mình đang ngồi trên đống lửa.
"Trường Yến ngu, ngu dốt, không, không đạt được yêu cầu của ngũ bá bá..."
"Ừ."
Tạ Trường Yến nghẹn lời, trái tim như nhảy tót lên tận cổ họng.
"Vì vậy lão phu quyết định đổi một cách khác. Con là người được chọn làm hoàng hậu, không tinh thông tứ nghệ cũng không sao, dạy theo tài năng vốn có là được."
"Thật ạ?" Tạ Trường Yến không dám tin.
Tạ Hoài Dung nhìn thẳng vào mắt nàng, từ tốn nói: "Thân là hoàng hậu, nếu muốn nghe đàn tất sẽ có cầm sư tài nghệ bậc nhất đến tấu đàn cho con. Nhưng nếu hiểu biết của con hạn hẹp, không nghe ra hay dở, thế thì sẽ thành trò cười cho thiên hạ. Vậy nên, có thể không biết nhưng không thể không hiểu."
Tạ Trường Yến vội vàng hành lễ: "Trường Yến xin ghi nhớ."
"Hiện tại xem như con cũng có chút căn bản, bắt đầu từ ngày mai, luyện đàn sẽ đổi thành nghe đàn, vẽ tranh đổi thành xem tranh. Lão phu sẽ sắp xếp đào kép nổi danh thiên hạ đến diễn tấu cho con, tìm những bức họa nổi tiếng nhất từ cổ chí kim để con thưởng thức bình phẩm. Tuy nhiên, thư pháp vẫn phải luyện, không thể đến cả ý chỉ cũng không biết viết chứ?"
"Vâng ạ."
"Còn về kỳ, nói thẳng ra là một chữ "mưu". Thực tế, trước khi làm một việc nào đó con đều phải suy nghĩ tính toán cẩn thận, nghĩ xem tại sao phải làm việc này? Làm rồi sẽ có kết quả gì? Có biến cố thì phải xử lý ra sao? Muốn đạt được mục đích gì? Đối với một hoàng hậu mà nói thì đây là môn học quan trọng nhất." Tạ Hoài Dung rầu rĩ, cụp mắt trầm ngâm giây lát rồi mới nói tiếp, "Mẹ con là người chính trực nên dạy dỗ nên phẩm cách lương thiện thuần khiết ở con, đây là chuyện tốt. Chính vì bà ấy không mưu lợi vì mình, người vô tư như thế nuôi dưỡng ra đứa con gái cũng không có lòng dạ sắc sảo khôn ngoan..."
Tạ Trường Yến ngạc nhiên: "Chẳng lẽ, ý của ngũ bá bá là muốn con nuôi dưỡng lòng dạ khôn ngoan?"
"Phải." Tạ Hoài Dung nói chắc như đinh đóng cột, "Triều dã triều dã, ngoài dã có thể nhàn nhã thưởng mây ngắm hạc, sống đời thanh cao, nhưng ở trong triều không thể như thế. Con là người làm hoàng hậu, hoàng cung là chốn nào? Ba ngàn phi tử tỳ nữ như mây. Con lấy cái gì quản lý bọn họ? Lấy cái gì để bọn họ phục con? Vô trí không thể lý sự, vô mưu không thể dùng người. Nếu con không làm được, tự khắc sẽ có kẻ khác thay thế con. Mà người bị thay thế như con, chết rồi cũng thôi đi, nếu sống thì phải sống ra sao đây?"
Sắc mặt Tạ Trường Yến thoắt trắng bệch, nàng hơi ngơ ngác, hơi hồi hộp, và một chút khó chịu không nói nên lời.
Nàng mới mười hai tuổi, trước khi được chọn làm hoàng hậu, nàng chưa bao giờ nghĩ còn chuyện nào quan trọng hơn chuyện "ngày mai ăn gì". Nửa năm qua, ngày nào cũng sức đầu mẻ trán, nỗi lo trong lòng là "thành tích không tăng, thi cử không đạt thì phải làm sao".
Tuy rằng trước đó mẹ đã từng ám chỉ với nàng cái khó của người làm đế hậu, nhưng chẳng qua chỉ quanh quẩn ở việc giúp chồng dạy con, có bao giờ dính líu gì đến tính mạng đâu?
Những lời này của Tạ Hoài Dung đã vạch trần lớp áo ngoài hoa lệ khoác lên người hoàng hậu, để nàng nhìn thấy sóng ngầm mãnh liệt và nguy cơ mai phục bên dưới.
"Lão phu biết con chưa từng nghĩ đến những vấn đề này, vậy thì từ giờ trở đi, ngẫm nghĩ thật kỹ xem, hoàng hậu là gì."
Tạ Trường Yến cắn môi, mấy ngón tay đan vào nhau, sau đó hơi tức giận ngẩng đầu lên hỏi: "Ngũ bá bá, Trường Yến to gan hỏi một câu, năm đó tam tỷ tỷ có từng nghĩ đến hay chưa?"
Tạ Hoài Dung bật cười. Đây là lần đầu tiên Tạ Trường Yến nhìn thấy ông ấy cười.
"Con thích Phồn Y không?"
"Tất nhiên là thích ạ."
"Vì sao lại thích?"
"Tỷ tỷ đối xử với con như muội muội ruột, thương yêu con che chở con..." Tạ Trường Yến nói được một nửa thì khựng lại. Câu "Vô trí không thể lý sự, vô mưu không thể dùng người" văng vẳng bên tai nàng, lòng Tạ Trường Yến lạnh như băng.
"Thuật dùng người, ở độ tuổi của con Phồn Y đã áp dụng thành thạo rồi."
Tạ Trường Yến không biết sau đó mình lên lớp tiếp như thế nào, về nhà bằng cách nào và ngủ thiếp đi tự bao giờ.
Ý thức của nàng mơ mơ hồ hồ như sương mù trôi giữa tầng không, bay lên không được mà đáp xuống cũng không xong.
Trong giấc mơ dường như nàng trở về năm chín tuổi, bịt mũi chạy vào Tạ Kiều Tiểu Trúc, nói với nữ tử chìm trong hào quang vàng rực rỡ kia: "Tỷ tỷ, muội sắp làm hoàng hậu rồi."
Nữ tử đó quay đầu, ánh mắt khinh khi: "Ngươi ư?"
Tạ Trường Yến tỉnh dậy, mồ hôi lạnh chảy đầm đìa.
Trong phòng đốt chậu lửa, ánh lửa bập bùng, in bóng hoàng hôn.
Trịnh thị ngồi bên giường, lấy khăn tay lau mồ hôi cho nàng: "Vãn Vãn, mơ thấy ác mộng à?"
"Mẹ, nếu như bây giờ con nói không muốn làm hoàng hậu nữa, mẹ có thất vọng không?"
"Học hành vất vả quá rồi đúng không?" Trịnh thị thương xót vuốt ve ngón tay con gái, vết chai trên đó ngày một dày thêm rồi.
"Không phải. Chỉ là, là... không muốn làm nữa."
Trịnh thị im lặng một lúc, đứng lên đi rót một cốc nước, đúc cho Tạ Trường Yến uống. Nước ấm trôi xuống cổ họng, xoa dịu trái tim, Tạ Trường Yến cũng bình tĩnh lại.
Trịnh thị tiếp tục chủ đề đang dang dở: "Vãn Vãn, không thể kháng chỉ."
Tạ Trường Yến buồn bã: "Con biết rồi."
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.