Chương 464: Vạn Kiếm Luân Hồi(thượng)
Mạt Lăng Mạc Tuyết
08/05/2013
Tuy không biết vẽ tranh, nhưng có thể xem qua tranh.
Lục Nguyên nhìn sang, chỉ thấy bên trong vẽ một cảnh núi. Bên cạnh mỏm đá là một cây cổ thụ sinh trưởng. Dòng suối màu ngọc bích, bên khe suối là bụi cỏ dại. Một người đang đứng ngắm nhìn phong cảnh, còn một người thì đang thả câu. Hai mắt chuyên chú nhìn vào mặt nước. Toàn bộ bức tranh khí thế hùng tráng mà ý cảnh thì u tĩnh.
Lại xem hàng chữ trên đó viết “Bích khê thùy điếu đồ” cùng với con dấu khắc trên đó.
- Hãy vẽ lại bức họa này.
Chu Thanh Huyền thản nhiên nói.
Kiếm pháp được chia làm hai phần. Một phần là những động tác cơ bản như đâm, ngăn cản, đoạn,…Một phần là kiếm ý. Lục Nguyên hiện tại dùng phương pháp quên chiêu mà nhớ chiêu đã khiến cho hắn căn cơ về kiếm thế ngày càng sâu. Mà bây giờ, làm như vậy là để cho Lục Nguyên đối với kiếm ý hiểu rõ càng sâu hơn một tầng.
Thuận tiện, còn có một nguyên nhân quan trọng chính là để cho Lục Nguyên thả lỏng một chút, để đầu óc nghỉ ngơi chuẩn bị tiếp nhận Vạn Kiếm Luân Hồi.
Vạn Kiếm Luân Hồi hẳn độ khó của nó cao đến kinh người.
Chu Thanh Huyền sau khi nói xong thì liền chắp tay đứng một bên quan sát.
Ông ta bây giờ muốn xem vãn bối của mình có thể phát triển đến mức nào.
Ông ta tuyệt đối không phải là trợ giúp cho Hoa Sơn. Bản thân ông ta đối với Hoa Sơn sớm đã không còn bất cứ một tia tình cảm nào. Ân oán đã triệt tiêu hết thảy. Ông ta đã nợ sư huynh một ân tình. Bây giờ chỉ là trả lại mà thôi. Chu Thanh Huyền nghĩ như thế.
Lục Nguyên bắt đầu vẽ lại bức tranh Bích Khê Thùy Điếu này. Vừa rồi viết chữ đã đẹp hơn một chút, nhưng khi vẽ lại bức tranh này, hắn thấy mình thê thảm vô cùng. Bức tranh đẹp như vậy, như thế nào lại bị mình vẽ ra thành bộ dạng như vậy. Lục Nguyên khi vẽ, phát hiện không đúng thì liền xem xét lại, thấy cây cổ thụ bị mình vẽ thành màu đen. Còn suối nước thì bị mình vẽ thành khe nước. Hai người trong tranh thì chẳng giống người. Khó xem đến cực điểm, chẳng có bất luận một u tĩnh nào.
Thật sự là thảm hại.
Không còn cách nào, vẽ lại một lần nữa thôi.
Lục Nguyên lập tức bắt đầu một lần nữa suy nghĩ lại như thế nào để vẽ bức họa này. Đúng rồi, vừa rồi, khi mình viết chữ, căn bản chẳng thèm để ý, mà vừa rồi vẽ tranh thì lại là cố tình để ý.
Một cái không thèm để ý, một cái là tận lực. Kết quả tất nhiên là khác nhau.
Hơn nữa, cái gọi là vẽ tranh, thì nên đem cái lĩnh ngộ kiếm ý của mình phát huy ra. Lục Nguyên trong lòng đã định ra tư tưởng.
Hắn đem bức họa của mình xé bỏ. Lại một lần nữa bắt đầu cái khác. Khi vẽ nước, hắn đã lĩnh ngộ Thủy kiếm ý là bộ dạng như thế nào. Suối nước dưới ngòi bút của Lục Nguyên có thêm vài phần sinh khí, so với con suối trong bức tranh cũng không có sai biệt bao nhiêu.
Đến khi vẽ cây cổ thụ, hắn lại nhớ đến lĩnh ngộ về Mộc chi kiếm ý, cho nên khi vẽ cây cổ thụ độ khó cũng không lớn. Hắn hoàn toàn đắm chìm trong kiếm ý, bắt đầu vẽ cây cổ thụ.
Bức họa hiện tại đã hoàn thành được một nửa. Nước đã có, cổ thụ đã có, cỏ dại đã có. Nhưng phiền toái nhất là mỏm đá trên vách núi. Chính mình đã có Thổ kiếm ý, nhưng lại không có lĩnh ngộ được Thạch chi kiếm ý. Còn có người nữa. Người mình vẽ không được tốt lắm. Được rồi, không cần miễn cưỡng chính mình. Có thể hoạch định được cấp độ nào thì vẽ cấp độ đó.
Trải qua một thời gian ngắn, bức họa này rốt cuộc cũng đã vẽ xong. Lục Nguyên nhìn qua bức tranh, thấy suối nước, cây cổ thụ mình vẽ so với bức tranh không thua kém bao nhiêu. Nhưng ở những cái khác như người, mỏm đá, vách núi thì kém quá xa.
Chu Thanh Huyền nhẹ nhàng gật đầu:
- Tạm được!
Kế tiếp, Chu Thanh Huyền lại ném ra một bức cổ họa khác. Đây là bức “Yên Ba Hạnh Lịch Đồ”. Trong toàn bộ bức tranh là núi cao trùng điệp, dòng nước uốn quanh, cây cối vắng lặng. Cảnh đẹp và tĩnh mịch. Một đạo quán, một con thuyền trôi lững lờ, một lão già ngồi xem sách, khoan thai tự đắc.
Lục Nguyên bắt đầu vẽ lại. Nước, sương mù, cây cối đều vẽ rất tốt, nhưng lão nhân thì vẽ không tốt, núi cao cũng vẽ không tốt. Lục Nguyên dù sao cũng chỉ nhờ vào khả năng lãnh ngộ kiếm ý của mình mà vẽ. Vẽ không tốt cũng không bắt buộc.
Kế tiếp, Lục Nguyên còn vẽ lại một loạt danh họa, ví dụ như “Khê tiên quán đồ”, “Tuyết cảnh sơn thủy đồ”, “ Đối nguyệt đồ quyển”, “Tàng phong đồ”, Hỏa thiêu cung A Phòng”….Sau khi vẽ lại những bức họa này, Lục Nguyên cũng có cảm giác mình đối với lĩnh ngộ kiếm ý đã tiến nhập vào một cảnh giới khác.
Trong lúc này, đầu óc của hắn hoàn toàn thư giãn, đối với kiếm ý lĩnh ngộ càng mạnh hơn nữa. Điều này đủ thấy, Chu Thanh Huyền đối với nền tảng căn bản rất coi trọng. Kỳ thật năm đó, Chu Thanh Huyền nhiều lần gặp được kỳ ngộ, kết quả phát hiện mình như thế nào cũng không thắng được Yến Thương Thiên. Ông ta nhìn lại mới phát hiện mình được quá nhiều kỳ ngộ, mà căn cơ thì lại yếu kém. Cho nên không phải là đối thủ của Yến sư huynh. Mặc dù không có sinh ra đố kỵ với Yến sư huynh, nhưng kể từ đó về sau, càng coi trọng nền tảng hơn.
Thạch!
Thạch Đầu!
Trong đầu của hắn hiện lên một tảng đá. Trong quá trình vẽ tranh, hắn vẽ cũng không biết bao nhiêu tảng đá nên bây giờ nhất thời trong đầu óc của hắn hiện lên tất cả, tựa hồ như một họa sư thực thụ, đang không ngừng giảng giải cho hắn biết cái gì là Thạch chi kiếm ý.
Vẽ nhiều bức tranh, tiếp xúc nhiều nhất chính là thạch đầu và sơn mạch. Tựa hồ như các họa sĩ đều thích nhất là vẽ núi, đá, nước, trúc…
Lục Nguyên tâm tư chùng xuống, tiếp thu lý giải của bọn họ về thạch đầu.
Trong vô số tư tưởng, tự đáy lòng mình lắng đọng xuống, thời gian dần trôi qua, về thạch chi kiếm ý, chính mình đã có một lý giải đại khái.
Trở tay xuất kiếm, một kiếm này đại lực mạnh mẽ, hoàn toàn khác với kiếm pháp bình thường.
Đá cứng rắn và nặng nề.
Mà một kiếm này chính là như thế.
Sau khi vẽ vài lần, Lục Nguyên phát hiện vẫn còn một ít chênh lệc. Cho nên lại bắt đầu trầm tư. Đủ loại kiểu họa xuất hiện trong đầu của mình. Rốt cuộc, Lục Nguyên gào thét đứng dậy. Sau đó xoay người xuất kiếm, cứng rắn, trầm trọng.
Đây mới thực sự là Thạch chi kiếm ý.
Thật không ngờ, chính mình vô tình ngộ ra Thạch chi kiếm ý. Thật sự là niềm vui ngoài ý muốn.
Thiên phú vẫn còn dấu giếm sao? Chu Thanh Huyền nhìn thấy Lục Nguyên chém ra một kiếm này, thầm nghĩ trong lòng, kẻ này thiên phú không thua gì mình. Ông ta ho khan một tiếng, chờ Lục Nguyên sau khi đáp xuống mặt đất, ông ta mới nói:
- Tốt rồi, kế tiếp ngươi có thể tiến vào Vạn Kiếm Luân Hồi.
Rốt cuộc đã đến lúc rồi sao? Lục Nguyên trong nội tâm cũng không có cảm giác gì. Đi theo Chu sư thúc tổ luyện kiếm một thời gian ngắn, Chu sư thúc tổ đã nói mình tiến vào Vạn Kiếm Luân Hồi là rất khó.
Nhưng mở đầu đã không đơn giản. Lúc ấy vì muốn luyện chiêu thức đâm, thiếu chút nữa là chết trong tay Điện trưởng lão.
Dễ dàng có khả năng bỏ mạng.
Vạn Kiếm Luân Hồi thật khó đến dạng nào?
- Với tính cách của ngươi, vốn không nên tiến vào Vạn Kiếm Luân Hồi.
Lục Nguyên nhìn sang, chỉ thấy bên trong vẽ một cảnh núi. Bên cạnh mỏm đá là một cây cổ thụ sinh trưởng. Dòng suối màu ngọc bích, bên khe suối là bụi cỏ dại. Một người đang đứng ngắm nhìn phong cảnh, còn một người thì đang thả câu. Hai mắt chuyên chú nhìn vào mặt nước. Toàn bộ bức tranh khí thế hùng tráng mà ý cảnh thì u tĩnh.
Lại xem hàng chữ trên đó viết “Bích khê thùy điếu đồ” cùng với con dấu khắc trên đó.
- Hãy vẽ lại bức họa này.
Chu Thanh Huyền thản nhiên nói.
Kiếm pháp được chia làm hai phần. Một phần là những động tác cơ bản như đâm, ngăn cản, đoạn,…Một phần là kiếm ý. Lục Nguyên hiện tại dùng phương pháp quên chiêu mà nhớ chiêu đã khiến cho hắn căn cơ về kiếm thế ngày càng sâu. Mà bây giờ, làm như vậy là để cho Lục Nguyên đối với kiếm ý hiểu rõ càng sâu hơn một tầng.
Thuận tiện, còn có một nguyên nhân quan trọng chính là để cho Lục Nguyên thả lỏng một chút, để đầu óc nghỉ ngơi chuẩn bị tiếp nhận Vạn Kiếm Luân Hồi.
Vạn Kiếm Luân Hồi hẳn độ khó của nó cao đến kinh người.
Chu Thanh Huyền sau khi nói xong thì liền chắp tay đứng một bên quan sát.
Ông ta bây giờ muốn xem vãn bối của mình có thể phát triển đến mức nào.
Ông ta tuyệt đối không phải là trợ giúp cho Hoa Sơn. Bản thân ông ta đối với Hoa Sơn sớm đã không còn bất cứ một tia tình cảm nào. Ân oán đã triệt tiêu hết thảy. Ông ta đã nợ sư huynh một ân tình. Bây giờ chỉ là trả lại mà thôi. Chu Thanh Huyền nghĩ như thế.
Lục Nguyên bắt đầu vẽ lại bức tranh Bích Khê Thùy Điếu này. Vừa rồi viết chữ đã đẹp hơn một chút, nhưng khi vẽ lại bức tranh này, hắn thấy mình thê thảm vô cùng. Bức tranh đẹp như vậy, như thế nào lại bị mình vẽ ra thành bộ dạng như vậy. Lục Nguyên khi vẽ, phát hiện không đúng thì liền xem xét lại, thấy cây cổ thụ bị mình vẽ thành màu đen. Còn suối nước thì bị mình vẽ thành khe nước. Hai người trong tranh thì chẳng giống người. Khó xem đến cực điểm, chẳng có bất luận một u tĩnh nào.
Thật sự là thảm hại.
Không còn cách nào, vẽ lại một lần nữa thôi.
Lục Nguyên lập tức bắt đầu một lần nữa suy nghĩ lại như thế nào để vẽ bức họa này. Đúng rồi, vừa rồi, khi mình viết chữ, căn bản chẳng thèm để ý, mà vừa rồi vẽ tranh thì lại là cố tình để ý.
Một cái không thèm để ý, một cái là tận lực. Kết quả tất nhiên là khác nhau.
Hơn nữa, cái gọi là vẽ tranh, thì nên đem cái lĩnh ngộ kiếm ý của mình phát huy ra. Lục Nguyên trong lòng đã định ra tư tưởng.
Hắn đem bức họa của mình xé bỏ. Lại một lần nữa bắt đầu cái khác. Khi vẽ nước, hắn đã lĩnh ngộ Thủy kiếm ý là bộ dạng như thế nào. Suối nước dưới ngòi bút của Lục Nguyên có thêm vài phần sinh khí, so với con suối trong bức tranh cũng không có sai biệt bao nhiêu.
Đến khi vẽ cây cổ thụ, hắn lại nhớ đến lĩnh ngộ về Mộc chi kiếm ý, cho nên khi vẽ cây cổ thụ độ khó cũng không lớn. Hắn hoàn toàn đắm chìm trong kiếm ý, bắt đầu vẽ cây cổ thụ.
Bức họa hiện tại đã hoàn thành được một nửa. Nước đã có, cổ thụ đã có, cỏ dại đã có. Nhưng phiền toái nhất là mỏm đá trên vách núi. Chính mình đã có Thổ kiếm ý, nhưng lại không có lĩnh ngộ được Thạch chi kiếm ý. Còn có người nữa. Người mình vẽ không được tốt lắm. Được rồi, không cần miễn cưỡng chính mình. Có thể hoạch định được cấp độ nào thì vẽ cấp độ đó.
Trải qua một thời gian ngắn, bức họa này rốt cuộc cũng đã vẽ xong. Lục Nguyên nhìn qua bức tranh, thấy suối nước, cây cổ thụ mình vẽ so với bức tranh không thua kém bao nhiêu. Nhưng ở những cái khác như người, mỏm đá, vách núi thì kém quá xa.
Chu Thanh Huyền nhẹ nhàng gật đầu:
- Tạm được!
Kế tiếp, Chu Thanh Huyền lại ném ra một bức cổ họa khác. Đây là bức “Yên Ba Hạnh Lịch Đồ”. Trong toàn bộ bức tranh là núi cao trùng điệp, dòng nước uốn quanh, cây cối vắng lặng. Cảnh đẹp và tĩnh mịch. Một đạo quán, một con thuyền trôi lững lờ, một lão già ngồi xem sách, khoan thai tự đắc.
Lục Nguyên bắt đầu vẽ lại. Nước, sương mù, cây cối đều vẽ rất tốt, nhưng lão nhân thì vẽ không tốt, núi cao cũng vẽ không tốt. Lục Nguyên dù sao cũng chỉ nhờ vào khả năng lãnh ngộ kiếm ý của mình mà vẽ. Vẽ không tốt cũng không bắt buộc.
Kế tiếp, Lục Nguyên còn vẽ lại một loạt danh họa, ví dụ như “Khê tiên quán đồ”, “Tuyết cảnh sơn thủy đồ”, “ Đối nguyệt đồ quyển”, “Tàng phong đồ”, Hỏa thiêu cung A Phòng”….Sau khi vẽ lại những bức họa này, Lục Nguyên cũng có cảm giác mình đối với lĩnh ngộ kiếm ý đã tiến nhập vào một cảnh giới khác.
Trong lúc này, đầu óc của hắn hoàn toàn thư giãn, đối với kiếm ý lĩnh ngộ càng mạnh hơn nữa. Điều này đủ thấy, Chu Thanh Huyền đối với nền tảng căn bản rất coi trọng. Kỳ thật năm đó, Chu Thanh Huyền nhiều lần gặp được kỳ ngộ, kết quả phát hiện mình như thế nào cũng không thắng được Yến Thương Thiên. Ông ta nhìn lại mới phát hiện mình được quá nhiều kỳ ngộ, mà căn cơ thì lại yếu kém. Cho nên không phải là đối thủ của Yến sư huynh. Mặc dù không có sinh ra đố kỵ với Yến sư huynh, nhưng kể từ đó về sau, càng coi trọng nền tảng hơn.
Thạch!
Thạch Đầu!
Trong đầu của hắn hiện lên một tảng đá. Trong quá trình vẽ tranh, hắn vẽ cũng không biết bao nhiêu tảng đá nên bây giờ nhất thời trong đầu óc của hắn hiện lên tất cả, tựa hồ như một họa sư thực thụ, đang không ngừng giảng giải cho hắn biết cái gì là Thạch chi kiếm ý.
Vẽ nhiều bức tranh, tiếp xúc nhiều nhất chính là thạch đầu và sơn mạch. Tựa hồ như các họa sĩ đều thích nhất là vẽ núi, đá, nước, trúc…
Lục Nguyên tâm tư chùng xuống, tiếp thu lý giải của bọn họ về thạch đầu.
Trong vô số tư tưởng, tự đáy lòng mình lắng đọng xuống, thời gian dần trôi qua, về thạch chi kiếm ý, chính mình đã có một lý giải đại khái.
Trở tay xuất kiếm, một kiếm này đại lực mạnh mẽ, hoàn toàn khác với kiếm pháp bình thường.
Đá cứng rắn và nặng nề.
Mà một kiếm này chính là như thế.
Sau khi vẽ vài lần, Lục Nguyên phát hiện vẫn còn một ít chênh lệc. Cho nên lại bắt đầu trầm tư. Đủ loại kiểu họa xuất hiện trong đầu của mình. Rốt cuộc, Lục Nguyên gào thét đứng dậy. Sau đó xoay người xuất kiếm, cứng rắn, trầm trọng.
Đây mới thực sự là Thạch chi kiếm ý.
Thật không ngờ, chính mình vô tình ngộ ra Thạch chi kiếm ý. Thật sự là niềm vui ngoài ý muốn.
Thiên phú vẫn còn dấu giếm sao? Chu Thanh Huyền nhìn thấy Lục Nguyên chém ra một kiếm này, thầm nghĩ trong lòng, kẻ này thiên phú không thua gì mình. Ông ta ho khan một tiếng, chờ Lục Nguyên sau khi đáp xuống mặt đất, ông ta mới nói:
- Tốt rồi, kế tiếp ngươi có thể tiến vào Vạn Kiếm Luân Hồi.
Rốt cuộc đã đến lúc rồi sao? Lục Nguyên trong nội tâm cũng không có cảm giác gì. Đi theo Chu sư thúc tổ luyện kiếm một thời gian ngắn, Chu sư thúc tổ đã nói mình tiến vào Vạn Kiếm Luân Hồi là rất khó.
Nhưng mở đầu đã không đơn giản. Lúc ấy vì muốn luyện chiêu thức đâm, thiếu chút nữa là chết trong tay Điện trưởng lão.
Dễ dàng có khả năng bỏ mạng.
Vạn Kiếm Luân Hồi thật khó đến dạng nào?
- Với tính cách của ngươi, vốn không nên tiến vào Vạn Kiếm Luân Hồi.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.