Chương 6
Daniel Silva
21/04/2016
TEL AVIV: NGÀY 20 THÁNG 3
Họ tập trung lại lúc mười giờ đêm hôm đó. Tâm trạng của mọi người lúc này khiến Gabriel nhớ lại thời học nhóm ở đại học, tất cả đều quá kiệt sức vì đề án to tát của tập thể nhưng lại không nỡ tách nhóm ra đi. Dina đã đứng sau bục giảng kinh để củng cố thêm niềm tin cho giả thuyết của mình. Yossi thì ngồi vắt chéo chân trên sàn, xung quanh là những tập hồ sơ quý giá từ phòng nghiên cứu. Rimona, người duy nhất mặc đồng phục, gác đôi chân còn mang giày lên thành ghế trống của Yossi. Còn Yaakov thì ngồi cạnh Gabriel, bất động như một tảng đá.
Dina tắt đèn và đặt một bức ảnh lên máy chiếu. Hình ảnh một cậu bé trai đội chiếc mũ bêrê và quàng chiếc khăn của dân du mục Arập trên vai hiện ra. Cậu bé đang ngồi trong lòng A’one.
“Đó là bức ảnh cuối cùng chứng thực sự tồn tại của Khaled al-Khalifa”, Dina nói. “Bức ảnh được chụp ở thủ đô Beruit năm 1979, trong đám tang của cha hắn, Sabri al-Khalifa. Trong những ngày diễn ra tang lễ, Khaled đã biến mất. Người ta chẳng bao giờ còn thấy hắn ta nữa”.
Yaakov khẽ cựa mình trong bóng tối. “Tôi nghĩ chúng ta đang đối mặt với một tên khủng bố bằng xương bằng thịt”, anh ta làu bàu.
“Hãy để cô ấy nói hết đã”. Rimona ngắt lời.
Yaakov chờ Gabriel lên tiếng đồng tình, nhưng mắt Gabriel chỉ dán chặt vào đôi mắt buộc tội của đứa trẻ.
Rồi Gabriel lẩm bẩm. “Hãy để cô ấy nói hết đi”.
Dina thay tấm hình đó và đặt lên một tấm mới. Một tấm trắng đen hơi lệch tiêu cự, trên đó là hình ảnh một người đàn ông cưỡi ngựa với băng đạn vắt chéo ngực. Đôi mắt đen đầy vẻ thách thức, vừa chỉ đủ thấy qua khe hở của tấm khăn trùm đầu người Arập. Đội mắt đỏ nhìn thẳng vào ống kính camera.
“Để hiểu được Khaled”, Dina nói, “ta cần phải tìm hiểu về dòng tộc được ca tụng của hắn. Người đàn ông này là Asad al Khalifa, ông của Khaled. Hãy bắt đầu câu chuyện từ ông ta”.
Nhà nước Palestine dưới ách thống trị
của Thổ Nhĩ Kỳ: tháng 10 năm 1910
Ông được sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo khó tại làng Beit Sayeed và bị miệt thị vì sinh mãi cũng chỉ được bảy cô con gái và chỉ có một đứa con trai. Đứa con trai duy nhất ấy có biệt danh là Sư Tử. Vốn được mẹ và các chị cưng chiều cùng với sự bao bọc của người cha già yếu, Asad al-Khalifa là một đứa trẻ lười biếng, không bao giờ chịu học hành hay nghe lời bố học thuộc kinh Koran. Thỉnh thoảng để kiếm ít tiền tiêu xài, nó đi dọc theo con đường mòn dẫn đến khu dân cư Do Thái ở Petah Tikvah và làm việc suốt ngày để có được vài đồng pi-át. Đứng đầu khu dân cư là một người Do Thái tên Zev. Ông nói với Asad rằng. “Theo tiếng Do Thái cổ, thì Zev nghĩa là chó sói”. Zev nói tiếng Arập với ngữ âm rất lạ và luôn hỏi Asad về cuộc sống ở Beit Sayeed. Asad cũng ghét người Do Thái như tất cả mọi người ở Beit Sayeed, nhưng công việc không nặng nhọc, lại kiếm được chút tiền nên Asad vui vẻ làm việc cho Zev.
Cậu bé Asad khá ấn tượng với khu Petah Tikvad. Làm thế nào mà những người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái, những người mới đến vùng đất này lại phát triển nhanh đến thế trong khi hầu hết những người Arập vẫn đang sống trong nghèo khổ? Sau khi ngắm nghía những ngôi nhà bằng đá và những con đường sạch sẽ của khu dân cư người Do Thái, Asad cảm thấy xấu hổ khi quay lại làng Beit Sayeed của mình. Dù vẫn mong muốn được sống một nơi tốt hơn, nhưng hắn biết rằng mình sẽ chẳng bao giờ trở thành một người giàu có và quyền lực nếu cứ làm thuê cho lão Do Thái biệt hiệu Chó Sói đó. Hắn ta không đến làm việc ở Petah Tikvah nữa và dành thời gian để suy nghĩ hướng đi riêng cho mình.
Một đêm nọ, trong khi đang chơi trò súc sắc tại một quán cà phê trong làng, Asad thấy một gã lớn tuổi hơn đang buông lời tục tĩu sỉ nhục chị gái mình. Hắn bước đến bàn gã kia và bình tĩnh hỏi những gì hắn vừa nghe thấy có đúng không. “Mày nghe đúng rồi đó”, tên kia đáp trả. “Thêm một điều nữa là con nhỏ xúi quẩy này còn mang khuôn mặt của một con lừa”. Lời chế giễu ấy khiến tất cả mọi người cười òa. Asad, không nói thêm lời nào, quay trở về bàn và tiếp tục trò chơi súc sắc. Sáng hôm sau, tên đàn ông đã sỉ nhục chị của Asad được tìm thấy gần vườn cây ăn quả với cuống họng bị cắt và một chiếc giày được nhét vào mồm, một sự sỉ nhục tột cùng theo cách của người Arập. Một tuần sau, khi người anh trai của gã đó tuyên bố công khai sẽ báo thù cho cái chết của em mình, thì thi thể anh ta cũng được phát hiện trong tình trạng tương tự. Từ đó trở đi, không ai dám đụng đến trai trẻ Asad nữa.
Sự việc ở quán cà phê nọ đã giúp Asad tìm được con đường cho mình. Nhờ vào “số má” mới gây dựng đó, hắn chiêu nạp được một đội quân cướp bóc. Hắn ta chỉ chọn những người đàn ông thuộc bộ tộc và thị tộc của mình vì biết rằng họ sẽ không bao giờ phản bội. Vì muốn bành trướng thế lực ra khỏi làng Beit Sayeed nên hắn đã đánh chiếm một chuồng ngựa của quân đội Anh, lực lượng vừa mới đến cai trị Palestine. Để có đủ uy lực áp đảo đối thủ, hắn ta còn trộm cả súng ống của người Anh. Chưa từng có cuộc cướp bóc nào giống như cuộc cướp bóc của hắn ta xảy ra trên mảnh đất của người Palestine. Hắn cùng với đồng bọn tấn công khắp các thị trấn, làng mạc, từ khu vực đồng bằng ven biển trải dài đến bờ biển Galilee, lên những ngọn đồi ở Samria rồi biến mất không chút dấu vết. Nạn nhân của hắn hầu hết là người Arập, nhưng thỉnh thoảng hắn cũng tấn công một khu người Do Thái kém phòng thủ và đôi khi, nếu đang say máu Do Thái, hắn ta sẽ bắt cóc một người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái và trừ khử bằng lưỡi dao dài và cong của mình.
Asad al-Khalifa nhanh chóng trở nên giàu có. Không giống những tên sát thủ Arập khét tiếng khác, hắn không dại gì thu hút sự chú ý bằng việc phô trương mớ tài sản kếch sù của mình. Hắn vẫn mặc áo choàng dài và quấn khăn trùm đầu như một người nông dân bình thường và thường xuyên ở trong túp lều tranh của gia đình vào buổi tối. Để phòng hờ, hắn đã rải tiền cướp bóc được cho đồng đảng của mình. Dưới con mắt của người ngoài làng Beit Sayeed, hắn ta không khác gì một nông dân bình thường, nhưng bên trong làng giờ đây hắn ta được gọi là Sheikh Asad (Thủ lĩnh Asad). Tuy nhiên băng đảng của hắn không còn hoành hành và giữ vị trí độc tôn được lâu. Palestine đang có nhiều biến động, vị thế của người Arập không còn được như xưa.
Vào giữa thập niên 1930, người Yishuv - tức người Palestine gốc Do Thái, chiếm gần nửa triệu người so với khoảng một triệu người Arập. Tỷ lệ di dân chính thức khoảng sáu mươi ngàn người mỗi năm, nhưng theo Sheikh Asad được biết thì tỷ lệ thực tế còn cao hơn nhiều. Thậm chí ngay cả một đứa trẻ nghèo khó không được học hành cũng nhận thấy rằng người Arập sẽ trở thành thành phần thiểu số trên chính đất nước của họ. Palestine giống như một khu rừng khô cằn cỗi, chỉ cần một mồi lửa cũng có thể làm nó bùng cháy.
Ngọn lửa kích hỏa ấy đã nổ ra vào ngày 15 tháng 4 năm 1936, khi một băng nhóm Arập bắn chết ba người Do Thái trên con đường phía đông khu Tulkarm. Đồng bọn của nhóm Do Thái Irgun Bet đã trả đũa lại bằng cách giết hại hai người Arập sống ven làng Beit Sayeed. Bạo động nhanh chóng diễn tiến vượt ngoài tầm kiểm soát, mà cao trào là cơn thịnh nộ của người Arập khắp đường phố Jaffa khiến 9 người Do Thái thiệt mạng.
Tình trạng bạo động vẫn tiếp tục diễn ra ở Palestine dưới cơn cuồng phong cướp bóc và chém giết của cả hai phe. Chưa bao giờ tình trạng bất ổn dẫn đến bạo lực lại diễn ra ác liệt trên vùng đất này như sự kiện xảy ra vào mùa xuân và mùa hè năm 1936. Người Do Thái khắp nước Palestine chính thức trở thành mục tiêu của cơn thịnh nộ người Arập. Các cửa hàng bị cướp bóc, cây cối bị nhổ bật gốc, nhà cửa và khu dân cư đều bị thiêu rụi. Người Do Thái bị sát hại khắp nơi, trên xe buýt, trong quán cà phê thậm chí ngay cả trong chính nhà mình. Ở Jerusalem, các nhóm Arập triệu tập cuộc họp và yêu cầu chấm dứt tất cả các cuộc di dân của người Do Thái và thiết lập ngay một nhà nước với đa số là người Arập.
Sheikh Asad dù chỉ là một tên cướp nhưng vẫn tự xem mình là một shabad đầu đàn - nghĩa là nhà cách mạng trẻ tuổi. Hắn nhận thấy rằng cuộc nổi dậy của người Arập là cơ hội để tiêu diệt tận gốc người Do Thái. Ngay lập tức, hắn dừng tất cả các hoạt động tội ác và chuyển băng đảng của mình thành nhóm jihaddiayya - đội thánh chiến bí mật. Sau đó hắn mở hàng loạt các cuộc tấn công nhằm vào người Do Thái và binh lính Anh ở quận Lydda, trung tâm Palestine, cũng với chiêu đánh lén bất ngờ của một tên cướp. Hắn tấn công khu người Do Thái ở Petah Tikvah - nơi trước đây hắn từng làm việc, và giết chết Zev, ông chủ có biệt danh Chó Sói khi xưa của hắn bằng một phát đạn vào đầu. Mục tiêu hắn nhắm đến còn là những người mà hắn cho là phản bội chính nghĩa Arập, những tay địa phú đã bán nhiều vùng đất đai rộng lớn cho dân phục quốc Do Thái. Đã có ba người như thế thiệt mạng dưới lưỡi dao cong dài của hắn.
Dù mọi hoạt động của hắn vẫn còn nằm trong vòng bí mật, nhưng cái tên Asad al Khafila sớm được biết đến trong Hội đồng cấp cao người Arập ở Jerusalem. Haj Amin al Husseini, một đại giáo sĩ Hồi giáo kiêm Chủ tịch Hội đồng rất muốn gặp mặt gã chiến binh Arập tàn bạo đã lấy máu không biết bao dân Do Thái ở quận Lydda này. Sheikh Asad đến Jerusalem dưới vỏ bọc của một người phụ nữ và gặp vị giáo sĩ có chòm râu đỏ trong một căn hộ ở thành phố cổ, căn hộ ấy rất gần với nhà thờ Hồi giáo Al-Aksa.
“Cậu là một chiến binh tuyệt vời, Sheikh Asad. Thánh Ala đã ban cho cậu một dũng khí phi thường - dũng khí của một con sư tử”.
“Tôi chiến đấu phụng sự Thượng đế”, Rồi Sheikh Asad nhanh chóng nói thêm. ”Và tất nhiên, cả ngài nữa, ngài Haj Amin”.
Haj Amin mỉm cười vuốt chòm râu màu đỏ được cắt tỉa gọn gàng. “Người Do Thái sống rất đoàn kết. Đó là sức mạnh của chúng. Người Arập chúng ta không hề biết đến sức mạnh đoàn kết. Sự tách biệt giữa gia đình, thị tộc, bộ tộc là cách sống của người Arập. Có khá nhiều chiến binh của chúng ta trước đây là những tên tội phạm như cậu, Sheikh Asad à, và ta e rằng đa số bọn chúng đang lợi dụng cuộc nổi dậy này để trục lợi. Chúng cướp bóc làng mạc người Arập và moi móc đồ cống nạp từ những người già cả”.
Sheikh Asad gật đầu. Hắn ta đã từng nghe về những chuyện đại loại thế. Để chứng tỏ lòng trung thành đối với dân tộc, hắn tuyệt đối nghiêm cấm thuộc hạ mình cướp bóc làng mạc người Arập ở quận Lydda. Thậm chí hắn còn đe dọa sẽ chặt tay bất kỳ thủ hạ nào lấy cắp của họ dù chỉ một con gà.
“Ta lo ngại rằng khi cuộc bạo loạn qua đi”, Haj Amin tiếp tục nói, “thì các đội quân chiến binh của chúng ta sẽ tan rã. Và nếu các thủ lĩnh vẫn chiến đấu riêng rẽ thì họ sẽ chỉ là những mũi tên bắn thí mạng vào bức tường đá của quân đội Anh và lực lượng Do Thái Haganah. Nhưng nếu đoàn kết lại” - Haj Amin siết chặt hai tay - “Chúng ta có thể phá vỡ những bức tường đó và đuổi những kẻ ngoại đạo kia ra khỏi vùng đất thánh”.
“Đó là điều mà ngài muốn tôi làm phải không Haj Amin?”
Vị đại giáo sĩ cung cấp cho Sheikh Asad danh sách các mục tiêu nhắm đến ở quận Lydda. Sau đó những thuộc hạ của tay thủ lĩnh Hồi giáo này đã tấn công không chút thương tiếc: các khu dân cư Do Thái, các cây cầu, đường dây điện, và cả đồn cảnh sát. Sheikh Asad nhanh chóng trở thành tay chiến binh được trọng dụng của Haj Amin, và giống như những gì vị giáo sĩ này tiên đoán, các chiến binh khác bắt đầu ganh tỵ với những đặc ân mà gã chiến binh đến từ Beit Shayeed có được. Trong số đó, có một tên cướp đến từ Nablus, Abu Fareed, đã quyết định gài bẫy. Hắn đã phái một người đưa tin đi gặp một lính Do Thái của quân Haganah. Người này đã tiết lộ rằng Sheikh Asad và đội quân của hắn ta sẽ tấn công khu dân cư Do Thái ở Hadera vào lúc ba giờ đêm. Khi Sheikh Asad và đồng đảng của hắn tiến đến Hadera vào đêm đó, chúng đã bị phục kích bởi quân Hadera và lực lượng Anh và bị xé nát dưới làn đạn tàn khốc.
Sheikh Asad bị thương nặng, hắn nằm trên lưng ngựa xoay sở tìm đường thoát thân bằng cách vượt qua biên giới đến vùng Syria. Suốt thời gian dưỡng thương trong một ngôi làng ở Cao nguyên Golan, hắn nghiền ngẫm mối liên kết giữa các sự kiện xảy ra ở Hadera để tìm ra điểm mấu chốt. Rõ ràng có kẻ phản bội trong nội bộ người Arập, một ai đó biết rõ thời gian và địa điểm mà hắn sẽ tấn công. Hắn có hai sự lựa chọn, hoặc lưu lại Syria hoặc quay trở về chiến trường. Không thủ hạ, không vũ khí, thêm vào đó, một trong những người của Haj Amin lại muốn thủ tiêu hắn. Quay trở về Palestine để chiến đấu là một hành động can đảm nhưng không phải là một hành động khôn ngoan. Hắn đành nán lại thêm ở Golan hơn một tuần rồi đến Đamát.
Đúng như những gì Haj Amin tiên đoán, cuộc nổi dậy của người Arập nhanh chóng tan rã do chia rẽ nội bộ bởi những mối thù truyền kiếp và sự ganh đua giữa các thị tộc. Năm 1938, nhiều người Arập bị giết chết dưới bàn tay của dân phiến loạn hơn là do dân Do Thái. Đến năm 1939, chiến sự đã biến thành cuộc nội chiến tranh giành quyền lực và thanh thế giữa các chiến binh Arập. Sau ba năm bùng nổ, vào tháng 5 năm 1939, cuộc nổi dậy vĩ đại đó đã kết thúc.
Bị truy nã bởi binh lính Anh và lực lượng Haganah, Sheikh Asad quyết định lưu trú ở Đamát. Hắn mua một căn hộ lớn ở trung tâm thành phố và cưới cô con gái của một gia đình Palestine lưu vong. Cô này sinh được một đứa con trai, đặt tên là Sabri. Sau khi sinh được cho hắn ta một mụn con, cô ta không còn khả năng sinh nở nữa. Hắn cũng đã cân nhắc đến chuyện ly dị để cưới một cô vợ khác, nhưng đến năm 1947, có quá nhiều chuyện quan trọng khiến hắn không còn nghĩ đến chuyện vợ con nữa.
Một lần nữa Sheikh Asad được người bạn cũ, Haj Amin, cũng đang sống lưu vong mời đến gặp. Trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai, vị giáo sĩ này là tay cùng hội cùng thuyền với Adolf Hitler. Tại chính cung điện tráng lệ của mình ở Berlin, vị giáo chủ đạo Hồi phục vụ như một công cụ tuyên truyền đáng giá của Đức quốc xã. Ông ta hô hào nhân dân ủng hộ Đức quốc xã và kêu gọi diệt chủng người Do Thái. Cùng với Adolf Eichmann, kẻ khơi nguồn cho ý tưởng tàn sát người Do Thái, tay giáo sĩ này còn bắt tay xây dựng buồng hơi ngạt và những lò hỏa thiêu ở Palestine để tiêu diệt người Do Thái. Khi Berlin thất thủ, ông ta trốn chạy đến Thụy Sĩ trên chiếc máy bay Luftwaffe. Bị từ chối cho nhập cảnh, ông ta bay sang nước Pháp lân cận. Người Pháp nhận ra rằng đây có thể là một đồng minh giá trị ở vùng Trung Đông nên đã cho ông ta lưu trú, nhưng đến năm 1946, dưới áp lực tăng cao của nhân dân đòi đưa vị giáo sĩ này ra tòa án chiến tranh, ông ta được âm thầm cho tẩu thoát đến Cairo. Vào mùa hè năm 1947, ông ta sống ở Alayh, một khu nghỉ dưỡng ở vùng núi Libăng, và đã gặp người chiến binh thân cận của mình, Sheikh Asad.
“Cậu biết chuyện gì đang xảy ra ở Mỹ chứ?”
Sherikh Asad gật đầu. Một phiên họp đặc biệt của Thể chế thế giới mới, còn gọi là Liên Hợp Quốc đã diễn ra để quyết định tương lai của Palestine.
“Rõ ràng là”, giáo sĩ nói, “chúng ta đang gánh chịu hậu quả do tội lỗi của Hitler gây ra. Chiến lược của chúng ta là điều trần trước Liên Hợp Quốc để bác bỏ toàn bộ những tiến trình trên. Nhưng nếu Liên Hợp Quốc quyết định giao đất Palestine cho người Do Thái, chúng ta sẽ sẵn sàng nổi dậy. Đó là lý do tại sao tôi cần cậu, Sheikh Asad”.
Một lần nữa, Sheikh Asad lặp lại chính câu đã từng hỏi Haj Amin mười một năm trước ở Jerusalem, “Ngài muốn tôi phải làm gì?”
“Hãy quay về Palestine và chuẩn bị cho cuộc chiến chắc chắn sẽ xảy ra. Hãy phát triển lực lượng và vạch kế hoạch chiến đấu. Người em họ của ta là Abdel-Kader sẽ chịu trách nhiệm1910 khu vực Ramallah và vùng đồi phía đông Jerusalem. Cậu sẽ chỉ huy quận trung tâm: vùng đồng bằng ven biển, Tel Aviv và Jaffa và khu hành lang dọc Jerusalem”.
“Tôi sẽ làm”, Sheikh Asad đáp, rồi nhanh chóng nói thêm. “Với một điều kiện”.
Vị đại giáo sĩ khựng lại. Dù biết Sheikh Asad vốn hung dữ và kiêu ngạo, nhưng chưa từng có một người Arập nào dám nói với ông cái giọng điệu như thế, đặc biệt trước đây hắn chỉ là một nông dân. Tuy nhiên ông vẫn mỉm cười và hỏi người chiến binh đó về cái giá anh ta đặt ra.
“Cho tôi biết tên của kẻ đã phản bội tôi ở Hadera”.
Haj Amin lộ vẻ do dự nhưng rồi cũng nói cho hắn biết. Dù sao Sheikh Asad vẫn đáng giá hơn Abu Fareed cho sứ mệnh sắp tới.
“Hắn đang ở đâu?”
Đêm đó Sheikh Asad đến Beirut và cắt cổ Abu Fareed. Rồi hắn quay lại Đamát nói lời chào từ biệt vợ và con trai và thu xếp vấn đề tài chính cho gia đình. Một tuần sau đó hắn ta trở về túp lều tranh của mình ở Beit Sayeed.
Vào những tháng cuối năm 1947, hắn không ngừng phát triển lực lượng và vạch kế hoạch cho cuộc chiến sắp tới. Hắn nghiệm ra rằng tấn công trực diện vào các khu trung tâm Do Thái phòng thủ kiên cố không đem lại hiệu quả. Thay vào đó, hắn sẽ đánh vào những nơi sơ hở nhất. Vì người Do Thái sống rải rác khắp lãnh thổ Palestine nên họ chủ yếu phụ thuộc vào những con đường tiếp tế. Nhưng xung quanh những con đường đó hầu hết là thị trấn và làng mạc của người Arập, điển hình như hành lang huyết mạch Jerusalem. Sheikh Asad ngay lập tức hiểu rằng thời cơ đã đến. Hắn có thể tấn công vào những mục tiêu yếu ớt với chiến thuật hoàn toàn bất ngờ; rồi khi trận chiến đã ngã ngũ, lực lượng của hắn có thể trà trộn vào các nơi trú ẩn trong làng. Dân Do Thái trong làng sẽ chết dần chết mòn và cuối cùng toàn bộ người Do Thái trên mảnh đất Palestine cũng sẽ cùng chung số phận.
Vào ngày 29 tháng 11, Liên Hợp Quốc tuyên bố Anh sắp phải chấm dứt quyền cai trị ở Palestine. Sẽ có hai bộ máy chính quyền ở Palestine, một của người Arập và một của người Do Thái. Đối với người Do Thái, đó là một đêm để ăn mừng. Giấc mơ 2000 năm của người Do Thái là được trở về vùng đất tổ tiên nay đã thành hiện thực. Đối với người Arập, đó là đêm của những giọt nước mắt cay đắng. Vậy là một nửa mảnh đất cha ông đã rơi vào tay người Do Thái. Sheikh Asad thức suốt đêm để vạch kế hoạch tấn công đầu tiên. Sáng hôm sau, thuộc hạ của hắn tấn công một chiếc xe buýt đang trên đường từ Netanya đến Jerusalem và làm 5 người thiệt mạng. Cuộc chiến tranh giành vùng đất Palestine bùng nổ.
Suốt mùa đông năm 1948, Sheikh Asad và những người thủ lĩnh Arập khác đã biến những con đường trung tâm Palestine thành bãi tha ma của người Do Thái. Xe buýt, tắc-xi, xe tải cung cấp lương thực đều bị tấn công, tài xế và hành khách bị tàn sát không thương tiếc. Vào thời điểm cuối đông đầu xuân, tổn thất về người và của của lực lượng Haganah lên đến mức báo động. Trong suốt hai tuần cuối tháng 3, lực lượng Arập đã giết hàng trăm người thuộc lực lượng tinh nhuệ nhất và phá hủy hàng loạt xe bọc sắt của quân Haganah. Ngay sau đó toàn bộ khu dân cư của vùng hoang mạc Negev bị phong tỏa. Nghiêm trọng hơn, ở phía tây Jerusalem hàng trăm ngàn người Do Thái cũng trong tình trạng tương tự. Đối với người Do Thái, thế trận ngày một bất lợi. Còn người Arập đã nắm thế chủ động - và Sheikh Asad gần như đang đơn thương độc mã giành chiến thắng ở Palestine.
Vào đêm 31 tháng 3 năm 1948, David Ben Gurion, lãnh đạo của lực lượng Yishuv đã họp bàn với các sĩ quan cao cấp của lực lượng Haganah và lực lượng tấn công Palmach tinh nhuệ ở Tel Aviv để chỉ thị tiếp tục chiến thuật tấn công. Ben-Gurion cho rằng nên chấm dứt việc hộ tống các đoàn xe tiếp viện trước sự càn quét của kẻ thù. Toàn bộ bộ máy của lực lượng Do Thái chẳng mấy chốc sẽ sụp đổ nếu không giành chiến thắng trên các tuyến đường và giữ vững hậu phương. Để đạt mục tiêu này, mức độ ác liệt của cuộc xung đột cần phải được nâng lên. Các làng mạc của người Arập mà Sheikh Asad và các chiến binh khác sử dụng làm căn cứ hoạt động phải bị khống chế và tiêu diệt. Lực lượng Haganah đã vẽ ra một kế hoạch tổng thể cho hoạt động này. Kế hoạch đó được gọi là Tochnit Dalet: D. Ben-Gurion chỉ thị kế hoạch này phải được bắt đầu trong hai ngày cùng với chiến dịch Nachshon, chiến dịch tấn công vào các làng mạc nằm bao quanh khu hành lang Jerusalem. “Và thêm một điều nữa là”, ông ta nói với các sĩ quan khi cuộc họp sắp kết thúc. “Tìm cho được Sheikh Asad càng sớm càng tốt - và kết liễu hắn”.
Người được giao trọng trách hạ thủ Sheikh Asad là Ari Shamron, một sĩ quan tình báo trẻ tuổi của quân Palmach. Anh biết rằng không dễ gì tìm ra tung tích của Sheikh Asad. Bởi hắn không bao giờ duy trì lực lượng đầu não ở một nơi cố định và hắn còn ẩn náu ở những nơi khác nhau mỗi đêm. Dù chỉ mới di cư đến Palestine từ Phần Lan từ năm 1935 nhưng Shamron hiểu rất rõ suy nghĩ của người Arập. Anh ta biết rằng, đối với người Arập, có nhiều thứ quan trọng hơn là sự độc lập của Palestine. Để có được quyền lực như ngày hôm nay Sheikh Asad chắc hẳn phải có nhiều kẻ thù. Và đâu đó trên mảnh đất Palestine này, sẽ có một người Arập đang khao khát được phục thù.
Shamron mất mười ngày để tìm ra người này, một người làng Beit Sayeed đã mất đi hai đứa em dưới tay của Sheikh Asad vì một lời sỉ nhục trong quán cà phê nhiều năm về trước. Shamron đưa cho người Arập đó một trăm đồng tiền Palestine để anh ta tiết lộ nơi tên chiến binh đó đang ẩn náu. Một tuần sau, bên ngọn đồi gần Beit Sayeed, họ gặp nhau lần thứ hai. Kẻ chỉ điểm đó đã chỉ cho Shamron biết nơi có thể tìm ra Sheikh Asad.
“Tôi nghe nói hắn ta định tá túc qua đêm trong một túp lều tranh bên ngoài quận Lydda. Túp lều nằm đâu đó giữa vườn cam. Xung quanh con chó Asad khát máu đó luôn có người bảo vệ. Bọn chúng ẩn nấp dưới những lùm cây. Nếu ông tràn vào tấn công với lực lượng đông, người của hắn sẽ báo động và tên Asad hèn nhát sẽ lập tức trốn thoát”.
“Vậy theo ý anh thì sao?”. Shamron hỏi, đánh vào tính tự phụ của tay Arập đó.
“Chỉ cần một tay sát thủ đơn lẻ, người có thể vượt qua lớp bảo vệ và giết Asad trước khi hắn kịp trốn thoát. Thêm một trăm đồng nữa, tôi sẽ là người đó”.
Shamron không muốn chạm vào lòng tự ái của người cung cấp thông tin này, vì thế anh giả bộ tỏ vẻ chần chừ như đang cân nhắc lời đề nghị trên dù rằng anh đã có quyết định cho mình. Không thể tin tưởng giao phó một nhiệm vụ hệ trọng như thế cho một tên đã phản bội chính thủ lĩnh của mình chỉ vì tiền. Rồi anh nhanh chóng quay lại tổng hành dinh của quân Palmach ở Tel Aviv và truyền đạt tin tức cho Phó chỉ huy, đó là một anh chàng điển trai với mái tóc hung đỏ và đôi mắt xanh có tên Yitzhak Rabin.
“Phải có ai đó đơn thương độc mã đến Lydda tối nay để giết hắn ta”, Shamron nói.
“Có khả năng người đó sẽ không còn sống sót trở về”.
“Tôi biết”, Shamron nói, “vì thế mà người đó phải là tôi”.
“Anh quá quan trọng để có thể liều mình vì một nhiệm vụ như thế”.
“Nếu tình trạng này kéo dài thêm nữa thì chúng ta sẽ mất Jerusalem - và rồi chúng ta sẽ thua trong cuộc chiến này. Còn điều gì quan trọng hơn điều này chăng?”
Rabin thấy rằng không gì có thể ngăn cản Shamron. “Tôi có thể làm gì để giúp anh không?”
“Sắp xếp một chiếc xe hơi và tài xế đợi sẵn ở bìa rừng sau khi tôi giết hắn ta”.
Đêm hôm đó, Shamron cưỡi chiếc xe máy từ Tel Aviv đến Lydda. Anh để chiếc xe cách thị trấn một dặm và đi bộ đến tận bìa rừng cam. Vốn là một sát thủ, Shamron thừa biết rằng thời điểm tấn công tốt nhất là lúc tờ mờ sáng, khi mà lính gác đã mệt mỏi và rất sơ hở. Với khẩu súng máy bắn tự động và con dao găm bằng thép, anh đột nhập vào khu rừng ít phút trước khi mặt trời mọc. Dưới ánh sáng tờ mờ đầu ngày, anh nhận ra những cái bóng uể oải đang dựa mình vào những thân cây cam của các tay lính gác. Một tên đang ngủ say như chết lúc Shamron rón rén vượt qua. Một tên đang một mình đứng gác trước cái sân bẩn thỉu của căn lán. Lưỡi dao êm ái của Shamron nhanh chóng kết liễu đời hắn. Rồi anh bước vào ngôi nhà.
Hóa ra căn nhà chỉ có một gian. Sheikh Asad đang nằm ngủ trên sàn. Bên cạnh là hai cận vệ cấp cao của hắn đang ngồi vắt chéo chân uống cà phê. Mất cảnh giác do Shamron tiến sát mà không gây ra tiếng động, chúng không kịp phản ứng gì khi cánh cửa mở ra. Chỉ khi ngước nhìn lên và phát hiện thấy một tên Do Thái có trang bị vũ khí thì chúng mới cuống cuồng chộp lấy vũ khí. Shamron giết cả hai tên chỉ với một phát súng từ khẩu súng máy của mình.
Sheikh Asad giật mình thức giấc và vồ lấy cây súng trường của hắn. Shamron nổ súng. Sheikh Asad nhìn kẻ thù trân trối, người hắn lịm dần đi.
“Sẽ có người khác lên thay thế tao”, hắn ta nói.
“Tao biết”, Shamron đáp và nã thêm một phát nữa. Anh lẻn ra khỏi túp lều khi các tay gác bắt đầu chạy nháo nhào. Trong ánh sáng tờ mờ của buổi bình minh, anh len mình qua các lùm cây, cho đến khi tới được bìa rừng. Chiếc xe đang chờ ở đó; chính Yitzhak Rabin ngồi đằng sau tay lái.
“Hắn chết chưa?”. Rabin hỏi khi lao xe đi.
Shamron gật đầu đáp. “Xong rồi”.
“Tốt”, Rabin nói. “Hãy để những con chó liếm máu của hắn”.
Họ tập trung lại lúc mười giờ đêm hôm đó. Tâm trạng của mọi người lúc này khiến Gabriel nhớ lại thời học nhóm ở đại học, tất cả đều quá kiệt sức vì đề án to tát của tập thể nhưng lại không nỡ tách nhóm ra đi. Dina đã đứng sau bục giảng kinh để củng cố thêm niềm tin cho giả thuyết của mình. Yossi thì ngồi vắt chéo chân trên sàn, xung quanh là những tập hồ sơ quý giá từ phòng nghiên cứu. Rimona, người duy nhất mặc đồng phục, gác đôi chân còn mang giày lên thành ghế trống của Yossi. Còn Yaakov thì ngồi cạnh Gabriel, bất động như một tảng đá.
Dina tắt đèn và đặt một bức ảnh lên máy chiếu. Hình ảnh một cậu bé trai đội chiếc mũ bêrê và quàng chiếc khăn của dân du mục Arập trên vai hiện ra. Cậu bé đang ngồi trong lòng A’one.
“Đó là bức ảnh cuối cùng chứng thực sự tồn tại của Khaled al-Khalifa”, Dina nói. “Bức ảnh được chụp ở thủ đô Beruit năm 1979, trong đám tang của cha hắn, Sabri al-Khalifa. Trong những ngày diễn ra tang lễ, Khaled đã biến mất. Người ta chẳng bao giờ còn thấy hắn ta nữa”.
Yaakov khẽ cựa mình trong bóng tối. “Tôi nghĩ chúng ta đang đối mặt với một tên khủng bố bằng xương bằng thịt”, anh ta làu bàu.
“Hãy để cô ấy nói hết đã”. Rimona ngắt lời.
Yaakov chờ Gabriel lên tiếng đồng tình, nhưng mắt Gabriel chỉ dán chặt vào đôi mắt buộc tội của đứa trẻ.
Rồi Gabriel lẩm bẩm. “Hãy để cô ấy nói hết đi”.
Dina thay tấm hình đó và đặt lên một tấm mới. Một tấm trắng đen hơi lệch tiêu cự, trên đó là hình ảnh một người đàn ông cưỡi ngựa với băng đạn vắt chéo ngực. Đôi mắt đen đầy vẻ thách thức, vừa chỉ đủ thấy qua khe hở của tấm khăn trùm đầu người Arập. Đội mắt đỏ nhìn thẳng vào ống kính camera.
“Để hiểu được Khaled”, Dina nói, “ta cần phải tìm hiểu về dòng tộc được ca tụng của hắn. Người đàn ông này là Asad al Khalifa, ông của Khaled. Hãy bắt đầu câu chuyện từ ông ta”.
Nhà nước Palestine dưới ách thống trị
của Thổ Nhĩ Kỳ: tháng 10 năm 1910
Ông được sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo khó tại làng Beit Sayeed và bị miệt thị vì sinh mãi cũng chỉ được bảy cô con gái và chỉ có một đứa con trai. Đứa con trai duy nhất ấy có biệt danh là Sư Tử. Vốn được mẹ và các chị cưng chiều cùng với sự bao bọc của người cha già yếu, Asad al-Khalifa là một đứa trẻ lười biếng, không bao giờ chịu học hành hay nghe lời bố học thuộc kinh Koran. Thỉnh thoảng để kiếm ít tiền tiêu xài, nó đi dọc theo con đường mòn dẫn đến khu dân cư Do Thái ở Petah Tikvah và làm việc suốt ngày để có được vài đồng pi-át. Đứng đầu khu dân cư là một người Do Thái tên Zev. Ông nói với Asad rằng. “Theo tiếng Do Thái cổ, thì Zev nghĩa là chó sói”. Zev nói tiếng Arập với ngữ âm rất lạ và luôn hỏi Asad về cuộc sống ở Beit Sayeed. Asad cũng ghét người Do Thái như tất cả mọi người ở Beit Sayeed, nhưng công việc không nặng nhọc, lại kiếm được chút tiền nên Asad vui vẻ làm việc cho Zev.
Cậu bé Asad khá ấn tượng với khu Petah Tikvad. Làm thế nào mà những người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái, những người mới đến vùng đất này lại phát triển nhanh đến thế trong khi hầu hết những người Arập vẫn đang sống trong nghèo khổ? Sau khi ngắm nghía những ngôi nhà bằng đá và những con đường sạch sẽ của khu dân cư người Do Thái, Asad cảm thấy xấu hổ khi quay lại làng Beit Sayeed của mình. Dù vẫn mong muốn được sống một nơi tốt hơn, nhưng hắn biết rằng mình sẽ chẳng bao giờ trở thành một người giàu có và quyền lực nếu cứ làm thuê cho lão Do Thái biệt hiệu Chó Sói đó. Hắn ta không đến làm việc ở Petah Tikvah nữa và dành thời gian để suy nghĩ hướng đi riêng cho mình.
Một đêm nọ, trong khi đang chơi trò súc sắc tại một quán cà phê trong làng, Asad thấy một gã lớn tuổi hơn đang buông lời tục tĩu sỉ nhục chị gái mình. Hắn bước đến bàn gã kia và bình tĩnh hỏi những gì hắn vừa nghe thấy có đúng không. “Mày nghe đúng rồi đó”, tên kia đáp trả. “Thêm một điều nữa là con nhỏ xúi quẩy này còn mang khuôn mặt của một con lừa”. Lời chế giễu ấy khiến tất cả mọi người cười òa. Asad, không nói thêm lời nào, quay trở về bàn và tiếp tục trò chơi súc sắc. Sáng hôm sau, tên đàn ông đã sỉ nhục chị của Asad được tìm thấy gần vườn cây ăn quả với cuống họng bị cắt và một chiếc giày được nhét vào mồm, một sự sỉ nhục tột cùng theo cách của người Arập. Một tuần sau, khi người anh trai của gã đó tuyên bố công khai sẽ báo thù cho cái chết của em mình, thì thi thể anh ta cũng được phát hiện trong tình trạng tương tự. Từ đó trở đi, không ai dám đụng đến trai trẻ Asad nữa.
Sự việc ở quán cà phê nọ đã giúp Asad tìm được con đường cho mình. Nhờ vào “số má” mới gây dựng đó, hắn chiêu nạp được một đội quân cướp bóc. Hắn ta chỉ chọn những người đàn ông thuộc bộ tộc và thị tộc của mình vì biết rằng họ sẽ không bao giờ phản bội. Vì muốn bành trướng thế lực ra khỏi làng Beit Sayeed nên hắn đã đánh chiếm một chuồng ngựa của quân đội Anh, lực lượng vừa mới đến cai trị Palestine. Để có đủ uy lực áp đảo đối thủ, hắn ta còn trộm cả súng ống của người Anh. Chưa từng có cuộc cướp bóc nào giống như cuộc cướp bóc của hắn ta xảy ra trên mảnh đất của người Palestine. Hắn cùng với đồng bọn tấn công khắp các thị trấn, làng mạc, từ khu vực đồng bằng ven biển trải dài đến bờ biển Galilee, lên những ngọn đồi ở Samria rồi biến mất không chút dấu vết. Nạn nhân của hắn hầu hết là người Arập, nhưng thỉnh thoảng hắn cũng tấn công một khu người Do Thái kém phòng thủ và đôi khi, nếu đang say máu Do Thái, hắn ta sẽ bắt cóc một người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái và trừ khử bằng lưỡi dao dài và cong của mình.
Asad al-Khalifa nhanh chóng trở nên giàu có. Không giống những tên sát thủ Arập khét tiếng khác, hắn không dại gì thu hút sự chú ý bằng việc phô trương mớ tài sản kếch sù của mình. Hắn vẫn mặc áo choàng dài và quấn khăn trùm đầu như một người nông dân bình thường và thường xuyên ở trong túp lều tranh của gia đình vào buổi tối. Để phòng hờ, hắn đã rải tiền cướp bóc được cho đồng đảng của mình. Dưới con mắt của người ngoài làng Beit Sayeed, hắn ta không khác gì một nông dân bình thường, nhưng bên trong làng giờ đây hắn ta được gọi là Sheikh Asad (Thủ lĩnh Asad). Tuy nhiên băng đảng của hắn không còn hoành hành và giữ vị trí độc tôn được lâu. Palestine đang có nhiều biến động, vị thế của người Arập không còn được như xưa.
Vào giữa thập niên 1930, người Yishuv - tức người Palestine gốc Do Thái, chiếm gần nửa triệu người so với khoảng một triệu người Arập. Tỷ lệ di dân chính thức khoảng sáu mươi ngàn người mỗi năm, nhưng theo Sheikh Asad được biết thì tỷ lệ thực tế còn cao hơn nhiều. Thậm chí ngay cả một đứa trẻ nghèo khó không được học hành cũng nhận thấy rằng người Arập sẽ trở thành thành phần thiểu số trên chính đất nước của họ. Palestine giống như một khu rừng khô cằn cỗi, chỉ cần một mồi lửa cũng có thể làm nó bùng cháy.
Ngọn lửa kích hỏa ấy đã nổ ra vào ngày 15 tháng 4 năm 1936, khi một băng nhóm Arập bắn chết ba người Do Thái trên con đường phía đông khu Tulkarm. Đồng bọn của nhóm Do Thái Irgun Bet đã trả đũa lại bằng cách giết hại hai người Arập sống ven làng Beit Sayeed. Bạo động nhanh chóng diễn tiến vượt ngoài tầm kiểm soát, mà cao trào là cơn thịnh nộ của người Arập khắp đường phố Jaffa khiến 9 người Do Thái thiệt mạng.
Tình trạng bạo động vẫn tiếp tục diễn ra ở Palestine dưới cơn cuồng phong cướp bóc và chém giết của cả hai phe. Chưa bao giờ tình trạng bất ổn dẫn đến bạo lực lại diễn ra ác liệt trên vùng đất này như sự kiện xảy ra vào mùa xuân và mùa hè năm 1936. Người Do Thái khắp nước Palestine chính thức trở thành mục tiêu của cơn thịnh nộ người Arập. Các cửa hàng bị cướp bóc, cây cối bị nhổ bật gốc, nhà cửa và khu dân cư đều bị thiêu rụi. Người Do Thái bị sát hại khắp nơi, trên xe buýt, trong quán cà phê thậm chí ngay cả trong chính nhà mình. Ở Jerusalem, các nhóm Arập triệu tập cuộc họp và yêu cầu chấm dứt tất cả các cuộc di dân của người Do Thái và thiết lập ngay một nhà nước với đa số là người Arập.
Sheikh Asad dù chỉ là một tên cướp nhưng vẫn tự xem mình là một shabad đầu đàn - nghĩa là nhà cách mạng trẻ tuổi. Hắn nhận thấy rằng cuộc nổi dậy của người Arập là cơ hội để tiêu diệt tận gốc người Do Thái. Ngay lập tức, hắn dừng tất cả các hoạt động tội ác và chuyển băng đảng của mình thành nhóm jihaddiayya - đội thánh chiến bí mật. Sau đó hắn mở hàng loạt các cuộc tấn công nhằm vào người Do Thái và binh lính Anh ở quận Lydda, trung tâm Palestine, cũng với chiêu đánh lén bất ngờ của một tên cướp. Hắn tấn công khu người Do Thái ở Petah Tikvah - nơi trước đây hắn từng làm việc, và giết chết Zev, ông chủ có biệt danh Chó Sói khi xưa của hắn bằng một phát đạn vào đầu. Mục tiêu hắn nhắm đến còn là những người mà hắn cho là phản bội chính nghĩa Arập, những tay địa phú đã bán nhiều vùng đất đai rộng lớn cho dân phục quốc Do Thái. Đã có ba người như thế thiệt mạng dưới lưỡi dao cong dài của hắn.
Dù mọi hoạt động của hắn vẫn còn nằm trong vòng bí mật, nhưng cái tên Asad al Khafila sớm được biết đến trong Hội đồng cấp cao người Arập ở Jerusalem. Haj Amin al Husseini, một đại giáo sĩ Hồi giáo kiêm Chủ tịch Hội đồng rất muốn gặp mặt gã chiến binh Arập tàn bạo đã lấy máu không biết bao dân Do Thái ở quận Lydda này. Sheikh Asad đến Jerusalem dưới vỏ bọc của một người phụ nữ và gặp vị giáo sĩ có chòm râu đỏ trong một căn hộ ở thành phố cổ, căn hộ ấy rất gần với nhà thờ Hồi giáo Al-Aksa.
“Cậu là một chiến binh tuyệt vời, Sheikh Asad. Thánh Ala đã ban cho cậu một dũng khí phi thường - dũng khí của một con sư tử”.
“Tôi chiến đấu phụng sự Thượng đế”, Rồi Sheikh Asad nhanh chóng nói thêm. ”Và tất nhiên, cả ngài nữa, ngài Haj Amin”.
Haj Amin mỉm cười vuốt chòm râu màu đỏ được cắt tỉa gọn gàng. “Người Do Thái sống rất đoàn kết. Đó là sức mạnh của chúng. Người Arập chúng ta không hề biết đến sức mạnh đoàn kết. Sự tách biệt giữa gia đình, thị tộc, bộ tộc là cách sống của người Arập. Có khá nhiều chiến binh của chúng ta trước đây là những tên tội phạm như cậu, Sheikh Asad à, và ta e rằng đa số bọn chúng đang lợi dụng cuộc nổi dậy này để trục lợi. Chúng cướp bóc làng mạc người Arập và moi móc đồ cống nạp từ những người già cả”.
Sheikh Asad gật đầu. Hắn ta đã từng nghe về những chuyện đại loại thế. Để chứng tỏ lòng trung thành đối với dân tộc, hắn tuyệt đối nghiêm cấm thuộc hạ mình cướp bóc làng mạc người Arập ở quận Lydda. Thậm chí hắn còn đe dọa sẽ chặt tay bất kỳ thủ hạ nào lấy cắp của họ dù chỉ một con gà.
“Ta lo ngại rằng khi cuộc bạo loạn qua đi”, Haj Amin tiếp tục nói, “thì các đội quân chiến binh của chúng ta sẽ tan rã. Và nếu các thủ lĩnh vẫn chiến đấu riêng rẽ thì họ sẽ chỉ là những mũi tên bắn thí mạng vào bức tường đá của quân đội Anh và lực lượng Do Thái Haganah. Nhưng nếu đoàn kết lại” - Haj Amin siết chặt hai tay - “Chúng ta có thể phá vỡ những bức tường đó và đuổi những kẻ ngoại đạo kia ra khỏi vùng đất thánh”.
“Đó là điều mà ngài muốn tôi làm phải không Haj Amin?”
Vị đại giáo sĩ cung cấp cho Sheikh Asad danh sách các mục tiêu nhắm đến ở quận Lydda. Sau đó những thuộc hạ của tay thủ lĩnh Hồi giáo này đã tấn công không chút thương tiếc: các khu dân cư Do Thái, các cây cầu, đường dây điện, và cả đồn cảnh sát. Sheikh Asad nhanh chóng trở thành tay chiến binh được trọng dụng của Haj Amin, và giống như những gì vị giáo sĩ này tiên đoán, các chiến binh khác bắt đầu ganh tỵ với những đặc ân mà gã chiến binh đến từ Beit Shayeed có được. Trong số đó, có một tên cướp đến từ Nablus, Abu Fareed, đã quyết định gài bẫy. Hắn đã phái một người đưa tin đi gặp một lính Do Thái của quân Haganah. Người này đã tiết lộ rằng Sheikh Asad và đội quân của hắn ta sẽ tấn công khu dân cư Do Thái ở Hadera vào lúc ba giờ đêm. Khi Sheikh Asad và đồng đảng của hắn tiến đến Hadera vào đêm đó, chúng đã bị phục kích bởi quân Hadera và lực lượng Anh và bị xé nát dưới làn đạn tàn khốc.
Sheikh Asad bị thương nặng, hắn nằm trên lưng ngựa xoay sở tìm đường thoát thân bằng cách vượt qua biên giới đến vùng Syria. Suốt thời gian dưỡng thương trong một ngôi làng ở Cao nguyên Golan, hắn nghiền ngẫm mối liên kết giữa các sự kiện xảy ra ở Hadera để tìm ra điểm mấu chốt. Rõ ràng có kẻ phản bội trong nội bộ người Arập, một ai đó biết rõ thời gian và địa điểm mà hắn sẽ tấn công. Hắn có hai sự lựa chọn, hoặc lưu lại Syria hoặc quay trở về chiến trường. Không thủ hạ, không vũ khí, thêm vào đó, một trong những người của Haj Amin lại muốn thủ tiêu hắn. Quay trở về Palestine để chiến đấu là một hành động can đảm nhưng không phải là một hành động khôn ngoan. Hắn đành nán lại thêm ở Golan hơn một tuần rồi đến Đamát.
Đúng như những gì Haj Amin tiên đoán, cuộc nổi dậy của người Arập nhanh chóng tan rã do chia rẽ nội bộ bởi những mối thù truyền kiếp và sự ganh đua giữa các thị tộc. Năm 1938, nhiều người Arập bị giết chết dưới bàn tay của dân phiến loạn hơn là do dân Do Thái. Đến năm 1939, chiến sự đã biến thành cuộc nội chiến tranh giành quyền lực và thanh thế giữa các chiến binh Arập. Sau ba năm bùng nổ, vào tháng 5 năm 1939, cuộc nổi dậy vĩ đại đó đã kết thúc.
Bị truy nã bởi binh lính Anh và lực lượng Haganah, Sheikh Asad quyết định lưu trú ở Đamát. Hắn mua một căn hộ lớn ở trung tâm thành phố và cưới cô con gái của một gia đình Palestine lưu vong. Cô này sinh được một đứa con trai, đặt tên là Sabri. Sau khi sinh được cho hắn ta một mụn con, cô ta không còn khả năng sinh nở nữa. Hắn cũng đã cân nhắc đến chuyện ly dị để cưới một cô vợ khác, nhưng đến năm 1947, có quá nhiều chuyện quan trọng khiến hắn không còn nghĩ đến chuyện vợ con nữa.
Một lần nữa Sheikh Asad được người bạn cũ, Haj Amin, cũng đang sống lưu vong mời đến gặp. Trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai, vị giáo sĩ này là tay cùng hội cùng thuyền với Adolf Hitler. Tại chính cung điện tráng lệ của mình ở Berlin, vị giáo chủ đạo Hồi phục vụ như một công cụ tuyên truyền đáng giá của Đức quốc xã. Ông ta hô hào nhân dân ủng hộ Đức quốc xã và kêu gọi diệt chủng người Do Thái. Cùng với Adolf Eichmann, kẻ khơi nguồn cho ý tưởng tàn sát người Do Thái, tay giáo sĩ này còn bắt tay xây dựng buồng hơi ngạt và những lò hỏa thiêu ở Palestine để tiêu diệt người Do Thái. Khi Berlin thất thủ, ông ta trốn chạy đến Thụy Sĩ trên chiếc máy bay Luftwaffe. Bị từ chối cho nhập cảnh, ông ta bay sang nước Pháp lân cận. Người Pháp nhận ra rằng đây có thể là một đồng minh giá trị ở vùng Trung Đông nên đã cho ông ta lưu trú, nhưng đến năm 1946, dưới áp lực tăng cao của nhân dân đòi đưa vị giáo sĩ này ra tòa án chiến tranh, ông ta được âm thầm cho tẩu thoát đến Cairo. Vào mùa hè năm 1947, ông ta sống ở Alayh, một khu nghỉ dưỡng ở vùng núi Libăng, và đã gặp người chiến binh thân cận của mình, Sheikh Asad.
“Cậu biết chuyện gì đang xảy ra ở Mỹ chứ?”
Sherikh Asad gật đầu. Một phiên họp đặc biệt của Thể chế thế giới mới, còn gọi là Liên Hợp Quốc đã diễn ra để quyết định tương lai của Palestine.
“Rõ ràng là”, giáo sĩ nói, “chúng ta đang gánh chịu hậu quả do tội lỗi của Hitler gây ra. Chiến lược của chúng ta là điều trần trước Liên Hợp Quốc để bác bỏ toàn bộ những tiến trình trên. Nhưng nếu Liên Hợp Quốc quyết định giao đất Palestine cho người Do Thái, chúng ta sẽ sẵn sàng nổi dậy. Đó là lý do tại sao tôi cần cậu, Sheikh Asad”.
Một lần nữa, Sheikh Asad lặp lại chính câu đã từng hỏi Haj Amin mười một năm trước ở Jerusalem, “Ngài muốn tôi phải làm gì?”
“Hãy quay về Palestine và chuẩn bị cho cuộc chiến chắc chắn sẽ xảy ra. Hãy phát triển lực lượng và vạch kế hoạch chiến đấu. Người em họ của ta là Abdel-Kader sẽ chịu trách nhiệm1910 khu vực Ramallah và vùng đồi phía đông Jerusalem. Cậu sẽ chỉ huy quận trung tâm: vùng đồng bằng ven biển, Tel Aviv và Jaffa và khu hành lang dọc Jerusalem”.
“Tôi sẽ làm”, Sheikh Asad đáp, rồi nhanh chóng nói thêm. “Với một điều kiện”.
Vị đại giáo sĩ khựng lại. Dù biết Sheikh Asad vốn hung dữ và kiêu ngạo, nhưng chưa từng có một người Arập nào dám nói với ông cái giọng điệu như thế, đặc biệt trước đây hắn chỉ là một nông dân. Tuy nhiên ông vẫn mỉm cười và hỏi người chiến binh đó về cái giá anh ta đặt ra.
“Cho tôi biết tên của kẻ đã phản bội tôi ở Hadera”.
Haj Amin lộ vẻ do dự nhưng rồi cũng nói cho hắn biết. Dù sao Sheikh Asad vẫn đáng giá hơn Abu Fareed cho sứ mệnh sắp tới.
“Hắn đang ở đâu?”
Đêm đó Sheikh Asad đến Beirut và cắt cổ Abu Fareed. Rồi hắn quay lại Đamát nói lời chào từ biệt vợ và con trai và thu xếp vấn đề tài chính cho gia đình. Một tuần sau đó hắn ta trở về túp lều tranh của mình ở Beit Sayeed.
Vào những tháng cuối năm 1947, hắn không ngừng phát triển lực lượng và vạch kế hoạch cho cuộc chiến sắp tới. Hắn nghiệm ra rằng tấn công trực diện vào các khu trung tâm Do Thái phòng thủ kiên cố không đem lại hiệu quả. Thay vào đó, hắn sẽ đánh vào những nơi sơ hở nhất. Vì người Do Thái sống rải rác khắp lãnh thổ Palestine nên họ chủ yếu phụ thuộc vào những con đường tiếp tế. Nhưng xung quanh những con đường đó hầu hết là thị trấn và làng mạc của người Arập, điển hình như hành lang huyết mạch Jerusalem. Sheikh Asad ngay lập tức hiểu rằng thời cơ đã đến. Hắn có thể tấn công vào những mục tiêu yếu ớt với chiến thuật hoàn toàn bất ngờ; rồi khi trận chiến đã ngã ngũ, lực lượng của hắn có thể trà trộn vào các nơi trú ẩn trong làng. Dân Do Thái trong làng sẽ chết dần chết mòn và cuối cùng toàn bộ người Do Thái trên mảnh đất Palestine cũng sẽ cùng chung số phận.
Vào ngày 29 tháng 11, Liên Hợp Quốc tuyên bố Anh sắp phải chấm dứt quyền cai trị ở Palestine. Sẽ có hai bộ máy chính quyền ở Palestine, một của người Arập và một của người Do Thái. Đối với người Do Thái, đó là một đêm để ăn mừng. Giấc mơ 2000 năm của người Do Thái là được trở về vùng đất tổ tiên nay đã thành hiện thực. Đối với người Arập, đó là đêm của những giọt nước mắt cay đắng. Vậy là một nửa mảnh đất cha ông đã rơi vào tay người Do Thái. Sheikh Asad thức suốt đêm để vạch kế hoạch tấn công đầu tiên. Sáng hôm sau, thuộc hạ của hắn tấn công một chiếc xe buýt đang trên đường từ Netanya đến Jerusalem và làm 5 người thiệt mạng. Cuộc chiến tranh giành vùng đất Palestine bùng nổ.
Suốt mùa đông năm 1948, Sheikh Asad và những người thủ lĩnh Arập khác đã biến những con đường trung tâm Palestine thành bãi tha ma của người Do Thái. Xe buýt, tắc-xi, xe tải cung cấp lương thực đều bị tấn công, tài xế và hành khách bị tàn sát không thương tiếc. Vào thời điểm cuối đông đầu xuân, tổn thất về người và của của lực lượng Haganah lên đến mức báo động. Trong suốt hai tuần cuối tháng 3, lực lượng Arập đã giết hàng trăm người thuộc lực lượng tinh nhuệ nhất và phá hủy hàng loạt xe bọc sắt của quân Haganah. Ngay sau đó toàn bộ khu dân cư của vùng hoang mạc Negev bị phong tỏa. Nghiêm trọng hơn, ở phía tây Jerusalem hàng trăm ngàn người Do Thái cũng trong tình trạng tương tự. Đối với người Do Thái, thế trận ngày một bất lợi. Còn người Arập đã nắm thế chủ động - và Sheikh Asad gần như đang đơn thương độc mã giành chiến thắng ở Palestine.
Vào đêm 31 tháng 3 năm 1948, David Ben Gurion, lãnh đạo của lực lượng Yishuv đã họp bàn với các sĩ quan cao cấp của lực lượng Haganah và lực lượng tấn công Palmach tinh nhuệ ở Tel Aviv để chỉ thị tiếp tục chiến thuật tấn công. Ben-Gurion cho rằng nên chấm dứt việc hộ tống các đoàn xe tiếp viện trước sự càn quét của kẻ thù. Toàn bộ bộ máy của lực lượng Do Thái chẳng mấy chốc sẽ sụp đổ nếu không giành chiến thắng trên các tuyến đường và giữ vững hậu phương. Để đạt mục tiêu này, mức độ ác liệt của cuộc xung đột cần phải được nâng lên. Các làng mạc của người Arập mà Sheikh Asad và các chiến binh khác sử dụng làm căn cứ hoạt động phải bị khống chế và tiêu diệt. Lực lượng Haganah đã vẽ ra một kế hoạch tổng thể cho hoạt động này. Kế hoạch đó được gọi là Tochnit Dalet: D. Ben-Gurion chỉ thị kế hoạch này phải được bắt đầu trong hai ngày cùng với chiến dịch Nachshon, chiến dịch tấn công vào các làng mạc nằm bao quanh khu hành lang Jerusalem. “Và thêm một điều nữa là”, ông ta nói với các sĩ quan khi cuộc họp sắp kết thúc. “Tìm cho được Sheikh Asad càng sớm càng tốt - và kết liễu hắn”.
Người được giao trọng trách hạ thủ Sheikh Asad là Ari Shamron, một sĩ quan tình báo trẻ tuổi của quân Palmach. Anh biết rằng không dễ gì tìm ra tung tích của Sheikh Asad. Bởi hắn không bao giờ duy trì lực lượng đầu não ở một nơi cố định và hắn còn ẩn náu ở những nơi khác nhau mỗi đêm. Dù chỉ mới di cư đến Palestine từ Phần Lan từ năm 1935 nhưng Shamron hiểu rất rõ suy nghĩ của người Arập. Anh ta biết rằng, đối với người Arập, có nhiều thứ quan trọng hơn là sự độc lập của Palestine. Để có được quyền lực như ngày hôm nay Sheikh Asad chắc hẳn phải có nhiều kẻ thù. Và đâu đó trên mảnh đất Palestine này, sẽ có một người Arập đang khao khát được phục thù.
Shamron mất mười ngày để tìm ra người này, một người làng Beit Sayeed đã mất đi hai đứa em dưới tay của Sheikh Asad vì một lời sỉ nhục trong quán cà phê nhiều năm về trước. Shamron đưa cho người Arập đó một trăm đồng tiền Palestine để anh ta tiết lộ nơi tên chiến binh đó đang ẩn náu. Một tuần sau, bên ngọn đồi gần Beit Sayeed, họ gặp nhau lần thứ hai. Kẻ chỉ điểm đó đã chỉ cho Shamron biết nơi có thể tìm ra Sheikh Asad.
“Tôi nghe nói hắn ta định tá túc qua đêm trong một túp lều tranh bên ngoài quận Lydda. Túp lều nằm đâu đó giữa vườn cam. Xung quanh con chó Asad khát máu đó luôn có người bảo vệ. Bọn chúng ẩn nấp dưới những lùm cây. Nếu ông tràn vào tấn công với lực lượng đông, người của hắn sẽ báo động và tên Asad hèn nhát sẽ lập tức trốn thoát”.
“Vậy theo ý anh thì sao?”. Shamron hỏi, đánh vào tính tự phụ của tay Arập đó.
“Chỉ cần một tay sát thủ đơn lẻ, người có thể vượt qua lớp bảo vệ và giết Asad trước khi hắn kịp trốn thoát. Thêm một trăm đồng nữa, tôi sẽ là người đó”.
Shamron không muốn chạm vào lòng tự ái của người cung cấp thông tin này, vì thế anh giả bộ tỏ vẻ chần chừ như đang cân nhắc lời đề nghị trên dù rằng anh đã có quyết định cho mình. Không thể tin tưởng giao phó một nhiệm vụ hệ trọng như thế cho một tên đã phản bội chính thủ lĩnh của mình chỉ vì tiền. Rồi anh nhanh chóng quay lại tổng hành dinh của quân Palmach ở Tel Aviv và truyền đạt tin tức cho Phó chỉ huy, đó là một anh chàng điển trai với mái tóc hung đỏ và đôi mắt xanh có tên Yitzhak Rabin.
“Phải có ai đó đơn thương độc mã đến Lydda tối nay để giết hắn ta”, Shamron nói.
“Có khả năng người đó sẽ không còn sống sót trở về”.
“Tôi biết”, Shamron nói, “vì thế mà người đó phải là tôi”.
“Anh quá quan trọng để có thể liều mình vì một nhiệm vụ như thế”.
“Nếu tình trạng này kéo dài thêm nữa thì chúng ta sẽ mất Jerusalem - và rồi chúng ta sẽ thua trong cuộc chiến này. Còn điều gì quan trọng hơn điều này chăng?”
Rabin thấy rằng không gì có thể ngăn cản Shamron. “Tôi có thể làm gì để giúp anh không?”
“Sắp xếp một chiếc xe hơi và tài xế đợi sẵn ở bìa rừng sau khi tôi giết hắn ta”.
Đêm hôm đó, Shamron cưỡi chiếc xe máy từ Tel Aviv đến Lydda. Anh để chiếc xe cách thị trấn một dặm và đi bộ đến tận bìa rừng cam. Vốn là một sát thủ, Shamron thừa biết rằng thời điểm tấn công tốt nhất là lúc tờ mờ sáng, khi mà lính gác đã mệt mỏi và rất sơ hở. Với khẩu súng máy bắn tự động và con dao găm bằng thép, anh đột nhập vào khu rừng ít phút trước khi mặt trời mọc. Dưới ánh sáng tờ mờ đầu ngày, anh nhận ra những cái bóng uể oải đang dựa mình vào những thân cây cam của các tay lính gác. Một tên đang ngủ say như chết lúc Shamron rón rén vượt qua. Một tên đang một mình đứng gác trước cái sân bẩn thỉu của căn lán. Lưỡi dao êm ái của Shamron nhanh chóng kết liễu đời hắn. Rồi anh bước vào ngôi nhà.
Hóa ra căn nhà chỉ có một gian. Sheikh Asad đang nằm ngủ trên sàn. Bên cạnh là hai cận vệ cấp cao của hắn đang ngồi vắt chéo chân uống cà phê. Mất cảnh giác do Shamron tiến sát mà không gây ra tiếng động, chúng không kịp phản ứng gì khi cánh cửa mở ra. Chỉ khi ngước nhìn lên và phát hiện thấy một tên Do Thái có trang bị vũ khí thì chúng mới cuống cuồng chộp lấy vũ khí. Shamron giết cả hai tên chỉ với một phát súng từ khẩu súng máy của mình.
Sheikh Asad giật mình thức giấc và vồ lấy cây súng trường của hắn. Shamron nổ súng. Sheikh Asad nhìn kẻ thù trân trối, người hắn lịm dần đi.
“Sẽ có người khác lên thay thế tao”, hắn ta nói.
“Tao biết”, Shamron đáp và nã thêm một phát nữa. Anh lẻn ra khỏi túp lều khi các tay gác bắt đầu chạy nháo nhào. Trong ánh sáng tờ mờ của buổi bình minh, anh len mình qua các lùm cây, cho đến khi tới được bìa rừng. Chiếc xe đang chờ ở đó; chính Yitzhak Rabin ngồi đằng sau tay lái.
“Hắn chết chưa?”. Rabin hỏi khi lao xe đi.
Shamron gật đầu đáp. “Xong rồi”.
“Tốt”, Rabin nói. “Hãy để những con chó liếm máu của hắn”.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.