Chương 8
NhungGio
08/01/2022
Khải bê đĩa nem vừa được Ngân rán ra mâm, tiện tay bẻ đôi một cái ăn thử, mẹ nó thấy thế thì lấy hẳn cái đũa cả đập vào tay.
- Con trai, con trai mà ăn vụng à?
- Có một miếng mà mẹ.
- Xuống nhà mời ông bà lên ăn cơm.
Nó phụng phịu, xoa xoa cái tay vừa bị mẹ nó đánh bằng đũa cả xuống nhà mời ông bà lên ăn cơm.
Ông nội Ngân là một người khó tính, còn bà thì hoàn toàn ngược lại. Từ ngày mẹ cô bỏ đi, ông càng không có thiện cảm với hai cô cháu gái, đặc biệt là Linh. Linh không phải con đẻ ông Hưng, mà là con của mẹ và một người đàn ông khác. Khi biết được chuyện ấy, ông nội cô nổi trận lôi đình, đòi tống cổ Linh ra khỏi nhà, còn cấm chỉ cô không được bước chân đến nhà ông dù chỉ nửa bước. Ông Hưng phải quỳ xuống khóc lóc xin bố, vì thương con trai nên ông nội cô cũng thu lại lời nói, nhưng thề rằng cả đời này không nhận đứa cháu gái là Linh.
Linh dù ngang ngạnh, nhưng cũng sợ ông, sợ sự ghẻ lạnh của họ hàng đằng nội. Chỉ dịp lễ Tết, hay ngày rằm ngày lễ cô mới dám bước chân đến thôi, còn những ngày bình thường khác, chẳng bao giờ có chuyện cô xuống thăm ông bà.
Linh vừa đi học về, cô dựng xe dưới bóng cây nhãn ở sân của ông, tiến thẳng vào ngôi nhà mái ngói của ông bà:
- Cháu chào ông bà ạ.
Ông nội nghe tiếng, biết cô cháu gái vừa đi học về, không thèm ngoảnh lại nhìn hay ừ hữ một tiếng, mắt chỉ nhìn chằm chằm vào màn hình tivi đang chiếu thời sự buổi trưa. Bà nội liếc mắt nhìn ông một cái, nhỏ giọng vẫy tay bảo cô lại gần:
- Ừ, về rồi thì lên nhà thím ăn cơm.
Linh vâng một tiếng, bà lại liếc trộm ông, đến khi chắc chắn ông không để ý thì dúi vào tay cô tờ 200 ngàn đồng, Linh vội vàng dúi lại vào tay bà:
- Cháu không nhận đâu, bà làm gì có tiền.
Bà thì thầm :
- Cứ cầm lấy, bà cho tiền đi học nắng nôi mua nước ngọt mà uống.
Mắt nháy nháy ý bảo không cầm nhanh để ông biết là bà bị mắng, Linh đành cảm ơn bà rồi nhét vội vào trong túi quần.
Đợi Linh đi khuất, bà đặt miếng trầu vừa têm xuống đĩa, không hài lòng về ông:
- Ông già rồi, cái gì nó cũng vừa vừa phai phải thôi. Chuyện mẹ nó láo, nó là trẻ con có tội gì mà ông đối xử với anh em chúng nó thế.
- Nhìn chúng nó không khác gì nhìn thấy mẹ nó là tôi thấy bực mình rồi.
- Để hàng xóm láng giềng người ta biết ông đối xử với cháu mình như thế họ chả cười vào mặt cho.
Ông bực mình quay lại, ném điếu thuốc vừa hút dở vào trong gạt tàn:
- Cả cái làng này biết mẹ nó theo giai rồi, cười là cười mẹ nó, nhà ngoại nó chứ không phải cười tôi mà tôi phải sợ. Còn bà ý, ko còn chuyện gì nữa thì ra ngoài đóng cửa cho tôi ngủ, tôi buồn ngủ rồi.
Bà bất lực, không còn gì để nói với người chồng bảo thủ của mình nữa bèn lập tức đứng dậy đi ra ngoài, đóng cửa "uỳnh" một cái, ông giật mình mắng một tiếng:
- Hết con lại đến mẹ, mù quáng.
Linh lên nhà, rửa chân tay sạch sẽ mới ngồi vào bàn ăn. Chú Thuận đã về, ngó qua phòng ông hỏi xem ông đã ăn cơm chưa, ông bèn trả lời một câu thế này:
- Chỉ cần nhìn mặt chị em chúng nó thôi là tao không nuốt nổi rồi, cơm cháo gì nữa.
Chú Thuận cau mày:
- Con chưa thấy ai như ông bao giờ.
Chú Thuận xách túi cam vào đặt lên bàn, bảo với ông:
- Anh Hưng nhờ con mang về cho ông.
- Tao không ăn, mày mang đi đâu thì mang.
- Ông buồn cười nhề, đừng để đến lúc con cháu không có ai ngó ngàng đến thì mới hối hận. Anh Hưng nhà có cái gì anh ý cũng mang biếu ông, còn anh con giai trưởng mà ông quý đấy, xem nó mang cái gì biếu ông rồi.
Ông nội giận tím mặt, ném cái điều khiển tivi về phía chú Thuận, may chú Thuận tránh được :
- Biến, biến ngay.
Chú Thuận cầm theo túi cam bỏ lên nhà, hai cô cháu gái thấy chú về thì chào to lắm, chú thì cũng quý ba anh em chúng nó, thương chúng nó bị họ hàng ghẻ lạnh, hàng xóm láng giềng đàm điếu không hay.
- Cam bố mày gửi cho đấy.
- Bố cháu không xuống à chú?
- Không, bố mày gặp chú ngoài đường thì gửi cho thôi.
- Thế chú cất tủ lạnh cho hai em ăn, hai cây cam trong vườn nhà cháu cũng chín hết rồi chú ạ.
Chú Thuận bảo thím Xuân cất vào tủ lạnh, hai thằng nhóc nhà chú thím thấy cam thì vui lắm:
- Cam nhà bác Hưng thì ngon phải biết.
Bà nội xới cơm ra bát, gắp thêm thức ăn vào rồi để riêng ra một chỗ cho ông.
Thím Xuân thấy thế thì gắp thêm thức ăn nữa bỏ vào bát bà đang cầm, bà thì gàn lại ngay:
- Thế thôi, ông ý có ăn bao nhiêu đâu, cứ để thức ăn cho chúng nó.
- Thôi, thức ăn đầy bàn mà bà, hay cứ để con lên mời ông xuống ăn cơm bà nhé.
Bà xua tay, cứ luôn miệng thôi thôi, bảo rằng ông không thích thì mời nữa cũng mất công. Linh đang ăn cơm, nghe bà nói thế có hơi chạnh lòng lại nghĩ linh tinh, Ngân thấy thế huých tay một cái, ý bảo ăn đi, nghĩ ít thôi.
- Mẹ ơi, chủ nhật tuần này cho con lên nhà bác Hưng nhé.
Thím Xuân gắp miếng đa nem vào bát thằng Tèo, lườm nó một cái:
- Ăn đi, tao cấm chỉ đứa nào lên nhà bác Hưng đấy, có vườn cam để bác còn bán.
Hai thằng kéo dài cái miệng:
- Vầngggggg....
Ngân cười, vỗ vai thằng em họ:
- Hôm nào lên chơi chị cắt cho cả túi mang về, mẹ mày nói thế thôi, kệ đi.
- Yeah! Chỉ nhớ đấy nhé.
- Ừ, nhớ.
- Thế cuối tuần này em lên nhé, chị nhớ bảo bác Hưng phần em đấy, bán thì nhớ để chừa lại nha.
Thím Xuân véo tai nó, nghiêm mặt nhìn:
- Chủ nhật tao bắt ra đồng làm cỏ, không có đi đâu hết.
- Mẹ thì!
Thấy trong nhà lại bắt đầu ồn ào, chú Thuận bỏ lon bia xuống:
- Ăn đi, nói ít thôi.
Sau khi giúp thím Xuân rửa bát với lau bàn xong, hai chị em xin phép ra về, đi qua nhà ông bà, Ngân huých vai Linh:
- Vào chào ông một tiếng.
Bà đi từ nhà thím Xuân xuống, tay đang cầm bát cơm phần ông, thấy hai chị em đứng đấy thì nói:
- Thôi, cứ về đi, không phải chào ông đâu, ông mày giờ này đang ngủ rồi.
- Vâng, thế thôi cháu về đây ạ.
- Ừ, về đi, ra ngõ nhớ cẩn thận xe.
Ngân nhẹ nhàng dắt xe vào sân, đoán chắc giờ này bố đang ngủ nên đi lại hết sức nhẹ nhàng, trong khi đó ông Hưng thấy hai đứa về thì đi từ trong nhà ra cười hỏi:
- Về rồi đấy à?
- Bố, bố chưa ngủ ạ?
- Ngủ gì tầm này nữa, gần 1 giờ rồi con.
Linh lấy cặp sách trong giỏ xe ra, ông Hưng lại hỏi tiếp:
- Ông có nói gì không?
- Ông không xuống ăn cơm bố ạ.
Ngân nhìn bố, mặt buồn rười rượi, ông Hưng thở dài một tiếng:
- Thôi con ạ, người già rồi nên tâm tình thay đổi, khó tính thế đấy con ạ, đừng để bụng làm gì.
- Vâng, con biết rồi ạ.
Linh không nói gì từ lúc đi về, ông Hưng vỗ vai con gái:
- Linh cũng thế nhé.
- Vâng.
Nói xong con bé bỏ về phòng luôn, Ngân nhìn bố lắc đầu.
Đi vào phòng thấy em gái nằm bẹp một chỗ, mặt úp vào gối, biết con bé lại buồn bèn tới an ủi :
- Sao nào?
Linh không trả lời, Ngân lại tiếp tục nói:
- Mày để bụng chuyện mày chào mà ông không trả lời à?
- Không.
- Điêu, nhìn cái thái độ của mày là tao biết rồi.
- Thế thì chị nhầm rồi, em không hẹp hòi như thế.
- Không để ý là tốt, tính ông từ xưa tới nay thế rồi, đừng có tự ái.
Một lát sau, người ta nghe thấy tiếng thở dài của Linh.
Tại khách sạn Hoàng Anh, Việt đang cặm cụi vệ sinh sạch sẽ đồ dùng dụng cụ thì một đồng nghiệp khác đi vào, đưa cho anh một list món ăn:
- Bếp trưởng bảo em đưa cho anh.
- Cảm ơn nhé.
- Dạ, không có gì đâu ạ, để em lấy cá vào cho anh.
Làm quần quật từ sáng sớm cho tới tận 12 giờ trưa, Việt cảm giác mình như bị rút cạn sức lực nhưng vẫn cố gắng chế biến nốt món ăn cuối cùng. Các đồng nghiệp khác của anh, ai cũng mướt mải mồ hôi, nhưng chưa thấy ai than vãn bao giờ.
Việt rất hiền, lại chăm chỉ nhiệt tình nên tất cả đồng nghiệp trong bếp đều quý mến anh. Vì trong bếp anh là người trẻ tuổi nhất, cho nên những khi thấy các bác mệt anh đều làm luôn việc của họ.
- Việt, Việt, em chảy máu cam kìa.
Một đồng nghiệp kêu lên, một tay giằng đôi đũa trên tay anh, một tay tắt bếp, trong khi đó Việt thì đưa tay lên quệt mũi, một dòng máu đỏ tươi dính vào tay, vương lên cả áo đồng phục trắng.
- Nào, để im, để im bác xem nào.
Một đồng nghiệp có mái tóc hoa râm vội tháo găng tay, ông dùng ngón tay ấn chặt vào bên cánh mũi có ra máu trong vòng 10 phút và nghiêng đầu anh về phía trước.
- Chống khuỷu tay lên bàn cho dễ chịu.
Anh làm theo đồng nghiệp nói, một đồng nghiệp khác mang bông gạc cầm máu đến đưa cho anh.
Mọi người trong bếp xúm xít lại xem, hỏi han đủ thứ, nào là:
- Cảm thấy trong người thế nào?
- Còn choáng váng đầu óc không?
Một lát sau, khi đã chắc chắn máu không còn chảy nữa, anh vừa lau mũi vừa cười cười:
- Cháu thấy đỡ rồi ạ, cảm ơn các bác ạ. Thôi, mọi người đừng để ý đến cháu, để bếp trưởng vào thấy mọi người sẽ bị mắng đấy ạ.
- Mẹ cái thằng bếp trưởng ý chỉ được cái mác thôi, có ô có dù vênh vênh váo váo.
Một người không kiềm chế được cảm xúc nổi cáu chửi một tiếng, mọi người xung quanh vỗ vai:
- Thôi thôi, mình đầu hai thứ tóc rồi còn chấp vặt gì bọn trẻ nó.
- Nhưng mà bực mình, không chịu được.
Người kia vừa nói vừa trở về chỗ mình, mọi người xung quanh cười lắc đầu cho qua. Món ăn vừa rồi bị đổ vào thùng rác, Việt định tiếp tục làm cùng mọi người thì bị các bác ngăn lại, bắt anh ngồi một chỗ nghỉ ngơi.
- Con trai, con trai mà ăn vụng à?
- Có một miếng mà mẹ.
- Xuống nhà mời ông bà lên ăn cơm.
Nó phụng phịu, xoa xoa cái tay vừa bị mẹ nó đánh bằng đũa cả xuống nhà mời ông bà lên ăn cơm.
Ông nội Ngân là một người khó tính, còn bà thì hoàn toàn ngược lại. Từ ngày mẹ cô bỏ đi, ông càng không có thiện cảm với hai cô cháu gái, đặc biệt là Linh. Linh không phải con đẻ ông Hưng, mà là con của mẹ và một người đàn ông khác. Khi biết được chuyện ấy, ông nội cô nổi trận lôi đình, đòi tống cổ Linh ra khỏi nhà, còn cấm chỉ cô không được bước chân đến nhà ông dù chỉ nửa bước. Ông Hưng phải quỳ xuống khóc lóc xin bố, vì thương con trai nên ông nội cô cũng thu lại lời nói, nhưng thề rằng cả đời này không nhận đứa cháu gái là Linh.
Linh dù ngang ngạnh, nhưng cũng sợ ông, sợ sự ghẻ lạnh của họ hàng đằng nội. Chỉ dịp lễ Tết, hay ngày rằm ngày lễ cô mới dám bước chân đến thôi, còn những ngày bình thường khác, chẳng bao giờ có chuyện cô xuống thăm ông bà.
Linh vừa đi học về, cô dựng xe dưới bóng cây nhãn ở sân của ông, tiến thẳng vào ngôi nhà mái ngói của ông bà:
- Cháu chào ông bà ạ.
Ông nội nghe tiếng, biết cô cháu gái vừa đi học về, không thèm ngoảnh lại nhìn hay ừ hữ một tiếng, mắt chỉ nhìn chằm chằm vào màn hình tivi đang chiếu thời sự buổi trưa. Bà nội liếc mắt nhìn ông một cái, nhỏ giọng vẫy tay bảo cô lại gần:
- Ừ, về rồi thì lên nhà thím ăn cơm.
Linh vâng một tiếng, bà lại liếc trộm ông, đến khi chắc chắn ông không để ý thì dúi vào tay cô tờ 200 ngàn đồng, Linh vội vàng dúi lại vào tay bà:
- Cháu không nhận đâu, bà làm gì có tiền.
Bà thì thầm :
- Cứ cầm lấy, bà cho tiền đi học nắng nôi mua nước ngọt mà uống.
Mắt nháy nháy ý bảo không cầm nhanh để ông biết là bà bị mắng, Linh đành cảm ơn bà rồi nhét vội vào trong túi quần.
Đợi Linh đi khuất, bà đặt miếng trầu vừa têm xuống đĩa, không hài lòng về ông:
- Ông già rồi, cái gì nó cũng vừa vừa phai phải thôi. Chuyện mẹ nó láo, nó là trẻ con có tội gì mà ông đối xử với anh em chúng nó thế.
- Nhìn chúng nó không khác gì nhìn thấy mẹ nó là tôi thấy bực mình rồi.
- Để hàng xóm láng giềng người ta biết ông đối xử với cháu mình như thế họ chả cười vào mặt cho.
Ông bực mình quay lại, ném điếu thuốc vừa hút dở vào trong gạt tàn:
- Cả cái làng này biết mẹ nó theo giai rồi, cười là cười mẹ nó, nhà ngoại nó chứ không phải cười tôi mà tôi phải sợ. Còn bà ý, ko còn chuyện gì nữa thì ra ngoài đóng cửa cho tôi ngủ, tôi buồn ngủ rồi.
Bà bất lực, không còn gì để nói với người chồng bảo thủ của mình nữa bèn lập tức đứng dậy đi ra ngoài, đóng cửa "uỳnh" một cái, ông giật mình mắng một tiếng:
- Hết con lại đến mẹ, mù quáng.
Linh lên nhà, rửa chân tay sạch sẽ mới ngồi vào bàn ăn. Chú Thuận đã về, ngó qua phòng ông hỏi xem ông đã ăn cơm chưa, ông bèn trả lời một câu thế này:
- Chỉ cần nhìn mặt chị em chúng nó thôi là tao không nuốt nổi rồi, cơm cháo gì nữa.
Chú Thuận cau mày:
- Con chưa thấy ai như ông bao giờ.
Chú Thuận xách túi cam vào đặt lên bàn, bảo với ông:
- Anh Hưng nhờ con mang về cho ông.
- Tao không ăn, mày mang đi đâu thì mang.
- Ông buồn cười nhề, đừng để đến lúc con cháu không có ai ngó ngàng đến thì mới hối hận. Anh Hưng nhà có cái gì anh ý cũng mang biếu ông, còn anh con giai trưởng mà ông quý đấy, xem nó mang cái gì biếu ông rồi.
Ông nội giận tím mặt, ném cái điều khiển tivi về phía chú Thuận, may chú Thuận tránh được :
- Biến, biến ngay.
Chú Thuận cầm theo túi cam bỏ lên nhà, hai cô cháu gái thấy chú về thì chào to lắm, chú thì cũng quý ba anh em chúng nó, thương chúng nó bị họ hàng ghẻ lạnh, hàng xóm láng giềng đàm điếu không hay.
- Cam bố mày gửi cho đấy.
- Bố cháu không xuống à chú?
- Không, bố mày gặp chú ngoài đường thì gửi cho thôi.
- Thế chú cất tủ lạnh cho hai em ăn, hai cây cam trong vườn nhà cháu cũng chín hết rồi chú ạ.
Chú Thuận bảo thím Xuân cất vào tủ lạnh, hai thằng nhóc nhà chú thím thấy cam thì vui lắm:
- Cam nhà bác Hưng thì ngon phải biết.
Bà nội xới cơm ra bát, gắp thêm thức ăn vào rồi để riêng ra một chỗ cho ông.
Thím Xuân thấy thế thì gắp thêm thức ăn nữa bỏ vào bát bà đang cầm, bà thì gàn lại ngay:
- Thế thôi, ông ý có ăn bao nhiêu đâu, cứ để thức ăn cho chúng nó.
- Thôi, thức ăn đầy bàn mà bà, hay cứ để con lên mời ông xuống ăn cơm bà nhé.
Bà xua tay, cứ luôn miệng thôi thôi, bảo rằng ông không thích thì mời nữa cũng mất công. Linh đang ăn cơm, nghe bà nói thế có hơi chạnh lòng lại nghĩ linh tinh, Ngân thấy thế huých tay một cái, ý bảo ăn đi, nghĩ ít thôi.
- Mẹ ơi, chủ nhật tuần này cho con lên nhà bác Hưng nhé.
Thím Xuân gắp miếng đa nem vào bát thằng Tèo, lườm nó một cái:
- Ăn đi, tao cấm chỉ đứa nào lên nhà bác Hưng đấy, có vườn cam để bác còn bán.
Hai thằng kéo dài cái miệng:
- Vầngggggg....
Ngân cười, vỗ vai thằng em họ:
- Hôm nào lên chơi chị cắt cho cả túi mang về, mẹ mày nói thế thôi, kệ đi.
- Yeah! Chỉ nhớ đấy nhé.
- Ừ, nhớ.
- Thế cuối tuần này em lên nhé, chị nhớ bảo bác Hưng phần em đấy, bán thì nhớ để chừa lại nha.
Thím Xuân véo tai nó, nghiêm mặt nhìn:
- Chủ nhật tao bắt ra đồng làm cỏ, không có đi đâu hết.
- Mẹ thì!
Thấy trong nhà lại bắt đầu ồn ào, chú Thuận bỏ lon bia xuống:
- Ăn đi, nói ít thôi.
Sau khi giúp thím Xuân rửa bát với lau bàn xong, hai chị em xin phép ra về, đi qua nhà ông bà, Ngân huých vai Linh:
- Vào chào ông một tiếng.
Bà đi từ nhà thím Xuân xuống, tay đang cầm bát cơm phần ông, thấy hai chị em đứng đấy thì nói:
- Thôi, cứ về đi, không phải chào ông đâu, ông mày giờ này đang ngủ rồi.
- Vâng, thế thôi cháu về đây ạ.
- Ừ, về đi, ra ngõ nhớ cẩn thận xe.
Ngân nhẹ nhàng dắt xe vào sân, đoán chắc giờ này bố đang ngủ nên đi lại hết sức nhẹ nhàng, trong khi đó ông Hưng thấy hai đứa về thì đi từ trong nhà ra cười hỏi:
- Về rồi đấy à?
- Bố, bố chưa ngủ ạ?
- Ngủ gì tầm này nữa, gần 1 giờ rồi con.
Linh lấy cặp sách trong giỏ xe ra, ông Hưng lại hỏi tiếp:
- Ông có nói gì không?
- Ông không xuống ăn cơm bố ạ.
Ngân nhìn bố, mặt buồn rười rượi, ông Hưng thở dài một tiếng:
- Thôi con ạ, người già rồi nên tâm tình thay đổi, khó tính thế đấy con ạ, đừng để bụng làm gì.
- Vâng, con biết rồi ạ.
Linh không nói gì từ lúc đi về, ông Hưng vỗ vai con gái:
- Linh cũng thế nhé.
- Vâng.
Nói xong con bé bỏ về phòng luôn, Ngân nhìn bố lắc đầu.
Đi vào phòng thấy em gái nằm bẹp một chỗ, mặt úp vào gối, biết con bé lại buồn bèn tới an ủi :
- Sao nào?
Linh không trả lời, Ngân lại tiếp tục nói:
- Mày để bụng chuyện mày chào mà ông không trả lời à?
- Không.
- Điêu, nhìn cái thái độ của mày là tao biết rồi.
- Thế thì chị nhầm rồi, em không hẹp hòi như thế.
- Không để ý là tốt, tính ông từ xưa tới nay thế rồi, đừng có tự ái.
Một lát sau, người ta nghe thấy tiếng thở dài của Linh.
Tại khách sạn Hoàng Anh, Việt đang cặm cụi vệ sinh sạch sẽ đồ dùng dụng cụ thì một đồng nghiệp khác đi vào, đưa cho anh một list món ăn:
- Bếp trưởng bảo em đưa cho anh.
- Cảm ơn nhé.
- Dạ, không có gì đâu ạ, để em lấy cá vào cho anh.
Làm quần quật từ sáng sớm cho tới tận 12 giờ trưa, Việt cảm giác mình như bị rút cạn sức lực nhưng vẫn cố gắng chế biến nốt món ăn cuối cùng. Các đồng nghiệp khác của anh, ai cũng mướt mải mồ hôi, nhưng chưa thấy ai than vãn bao giờ.
Việt rất hiền, lại chăm chỉ nhiệt tình nên tất cả đồng nghiệp trong bếp đều quý mến anh. Vì trong bếp anh là người trẻ tuổi nhất, cho nên những khi thấy các bác mệt anh đều làm luôn việc của họ.
- Việt, Việt, em chảy máu cam kìa.
Một đồng nghiệp kêu lên, một tay giằng đôi đũa trên tay anh, một tay tắt bếp, trong khi đó Việt thì đưa tay lên quệt mũi, một dòng máu đỏ tươi dính vào tay, vương lên cả áo đồng phục trắng.
- Nào, để im, để im bác xem nào.
Một đồng nghiệp có mái tóc hoa râm vội tháo găng tay, ông dùng ngón tay ấn chặt vào bên cánh mũi có ra máu trong vòng 10 phút và nghiêng đầu anh về phía trước.
- Chống khuỷu tay lên bàn cho dễ chịu.
Anh làm theo đồng nghiệp nói, một đồng nghiệp khác mang bông gạc cầm máu đến đưa cho anh.
Mọi người trong bếp xúm xít lại xem, hỏi han đủ thứ, nào là:
- Cảm thấy trong người thế nào?
- Còn choáng váng đầu óc không?
Một lát sau, khi đã chắc chắn máu không còn chảy nữa, anh vừa lau mũi vừa cười cười:
- Cháu thấy đỡ rồi ạ, cảm ơn các bác ạ. Thôi, mọi người đừng để ý đến cháu, để bếp trưởng vào thấy mọi người sẽ bị mắng đấy ạ.
- Mẹ cái thằng bếp trưởng ý chỉ được cái mác thôi, có ô có dù vênh vênh váo váo.
Một người không kiềm chế được cảm xúc nổi cáu chửi một tiếng, mọi người xung quanh vỗ vai:
- Thôi thôi, mình đầu hai thứ tóc rồi còn chấp vặt gì bọn trẻ nó.
- Nhưng mà bực mình, không chịu được.
Người kia vừa nói vừa trở về chỗ mình, mọi người xung quanh cười lắc đầu cho qua. Món ăn vừa rồi bị đổ vào thùng rác, Việt định tiếp tục làm cùng mọi người thì bị các bác ngăn lại, bắt anh ngồi một chỗ nghỉ ngơi.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.