Chương 14: Tam hữu đồ
Trấn Thiên
15/05/2014
Tháng hai, năm Quang Thuận thứ nhất.
Tại căn nhà trúc ngoại thành - Tư gia của Phạm đại nhân - bạch mai ngoài sân đã nở rộ, trắng xoá một vùng, tựa như hiện tượng hồi quang phản chiếu, rực rỡ hơn bao giờ hết. Tiết trời lạnh giá, gió rét cắt da luồn qua những lỗ thủng trên vách liên tục cứa vào da thịt vậy mà Lê Thánh Tông chỉ mặc một bộ trường bào mỏng xanh ngọc, run rẩy chạm tay vào gò má của người nằm trên giường, khàn giọng, nói:
- Là tại trẫm, nếu năm đó trẫm không vời khanh về thì bệnh tình của khanh chắc chắn sẽ được chữa khỏi, Thanh Sơn sư phụ cũng không phải ra đi oan uổng như vậy. Trẫm vô dụng, là trẫm vô dụng.
Bảo Lâm nở một nụ cười nhợt nhạt, ý tứ nghiêng đầu tránh đi:
- Trên đời này vốn dĩ không có hai từ "Nếu như", kết cục của chúng ta đều do số mệnh đã an bài, mãi mãi không thể tránh được. Bệ hạ là quân vương một nước, điều gì nên làm và điều gì không nên làm, người hẳn nhiên hiểu rõ, xin đừng tự trách mình.
- Bảo Lâm yên tâm, trẫm nhất định sẽ đưa khanh vào cung, sẽ phái ngự y tới thăm khám, bệnh của khanh chắc chắn sẽ khỏi. - Bàn tay chững lại nơi lưng chừng, Lê Thánh Tông chua xót nhìn nàng.
Bảo Lâm khe khẽ lắc đầu, đưa mắt nhìn Đào Thiên Lang - Bang chủ Hắc Long bang uy chấn giang hồ năm nào giờ lại hốc hác vì bệnh tật - đang kích hoạt xe lăn gỗ tiến vào, nàng nhẹ nhàng nói:
- Cả đời đã bị đè dưới cái bóng của ngai vàng, sống trong nơm nớp lo sợ, vi thần chỉ mong năm năm tháng tháng sau này đều bình yên.
Nói rồi nàng bỗng dưng bật cười, mắt nhìn đỉnh màn, thở dài:
- Bốn năm trôi qua mà cứ như hàng thế kỷ. Nhớ lại ngày đó cuộc sống thật thoải mái biết bao, hoa cứ nở rồi tàn còn chúng ta đều đã thay đổi.
Sư phụ đi rồi, các anh em từng cùng nàng vào sinh ra tử cũng không còn nữa, bàn cờ lớn này vốn được vẽ bằng máu còn những quân cờ được tạc bằng chính xương cốt của họ. Đã từng nhắc nhở bản thân rằng đừng bao giờ nhúng tay vào trò chơi vương quyền này nhưng nàng không thể chống lại ý Trời. Một mai trở lại sông Vong Xuyên, nàng làm sao đối mặt với những người đã khuất?
Bảo Lâm đưa mắt nhìn Trần Quân -người luôn theo sau Lê Thánh Tông, chỉ thấy y giơ ra cây trâm hoa mai rồi gật đầu, nói bằng khẩu hình: "Nó vẫn khoẻ". Nàng mỉm cười, cảm giác ấm áp lan toả theo mạch máu. Vốn dĩ không muốn đứa bé kia bị cuốn vào những xô bồ mà mình đã phải nếm qua, nên dù chỉ nghe được ba từ "Nó vẫn khoẻ" là nàng cảm thấy rất mãn nguyện. Chỉ có điều, nhìn Đào Thiên Lang lại không khỏi có chút xót xa, hắn luôn muốn được tận hưởng cảm giác cha con quấn quýt... Bảo Lâm thầm thở dài.
Đào Thiên Lang hơi cúi đầu trước Lê Thánh Tông rồi ung dung tiến đến gần Bảo Lâm, đắp lại chăn cho nàng. Sắc mặt Hoàng đế sa sầm. Trần Quân che miệng, thiếu chút nữa thì cười thành tiếng, tên sát thủ này vẫn cứng cổ như năm nào, xem ra vẫn còn giữ được bản lĩnh của thủ lĩnh nhóm Hắc Phong.
- Bệ hạ. - Khuôn mặt Bảo Lâm bất chợt sáng ngời, nàng rút trong áo ra một mảnh lụa trắng gập làm bốn, trên đó lấm tấm vài vết máu khô nâu sẫm, rồi đưa cho Lê Thánh Tông.
Hoàng đế thoáng giật mình, giơ tay nhận lấy, cảm giác mềm nhẹ, lạnh buốt khiến ngài rùng mình, bất giác siết chặt mảnh lụa như nắm giữ sinh mạng mong manh kia. Bảo Lâm cười:
- Vi thần muốn nhờ bệ hạ một việc.
Ngoài cửa, những cây mai bị gió quật mạnh, hoa mai rụng cuồng loạn, trải xuống mặt đất một tấm thảm dày. Nơi xa vọng lại tiếng quạ kêu nghe rợn người, âm sáo ngọc tràn vào quấn lấy Bảo Lâm, kèm theo giọng hát trầm ấm thuở nào:
"Nhành mai trắng, tay ngọc chiết,
Mặc ngoài kia tranh giành thị phi.
Bôn ba một đời, cố vị,
Mặc hồng nhan sớm đã biệt li.
Kẻ nơi Cấm thành, người ngoài hiên trúc,
Kẻ có ý, người lại vô tâm.
Đêm buông, dưới đèn, trang sách cổ,
Truyện cũ nhắc lại, miệng cười, lệ tuôn rơi,
Người không còn, đời như giấc mộng.
Ngoài kia mai đã héo tàn rồi..."
***
Chú mục nhìn bàn cờ khắc trên vách tường, Bảo Lâm nhất thời cảm thấy đầu đau như búa bổ, giá như có một bàn cờ vây thực sự, nàng rất muốn tự đánh vài ván để xoá bỏ sự nhàm chán. Cho tới lúc này Bảo Lâm vẫn không thôi bàng hoàng trước thân thế của người mặc áo choàng đen kia, lại càng khiếp sợ trước người như Lê Tư Thành. Vị vương gia này đã chuẩn bị và sắp đặt mọi thứ, những kẻ như Phạm Anh Vũ, Đào Thiên Lang, Trần Quân, Lê Nghi Dân, Nguyễn Thị Anh đều trở thành quân cờ dưới tay y, mãi mãi bị kiểm soát. Nhưng một khi cờ tàn rồi thì kết cục của bọn họ sẽ ra sao?
Bảo Lâm không nén nổi tiếng thở dài, tâm tư lại chuyển sang vấn đề làm thế nào để giải thích với Đào Thiên Lang về sự vắng mặt của mình. Nàng băn khoăn: Liệu Phạm Anh Vũ có tố cáo mình với Lê Tư Thành không? Mặc dù nàng tin hắn không phải là hạng người đó nhưng trong lòng vẫn rất khó chịu. Điều này khiến Bảo Lâm giật mình, từ khi nào mà bản thân lại trở nên cảnh giác như vậy? Lẽ nào quả thực như Phạm Anh Vũ đã nói, rằng nàng cũng đã tham gia vào cuộc chơi này?
Bảo Lâm rụng rời chân tay, nhìn lại mình một lượt, lông mày nhăn nhúm, nếu rời khỏi vị trí quá lâu thì hẳn sẽ bị người khác nghi ngờ, chi bằng nàng trở về. Nghĩ là làm, Bảo Lâm đè nén cơn đau mà ngồi dậy, nàng xỏ chân vào đôi giày vải, lấy thành giường làm điểm tựa để đứng lên.
Hướng về phía cánh cửa, Bảo Lâm nhíu mày, thầm nghĩ: Khoan đã, theo như lời Phạm Anh Vũ thì nơi đây được xây dựng ngay dưới rừng trúc, vậy mà lại có thêm một lần cửa thế kia, lẽ nào vẫn còn một gian phòng nữa? Cũng có thể chỗ mình đang nghỉ tạm chỉ là phòng ngủ của hắn thôi, bởi dù sao đồ đạc trong này dường như quá đơn giản.
Nghĩ đến đây, Bảo Lâm bèn xé một dải vải dài nơi tà áo, buộc vào vết thương ở bả vai rồi vuốt lại bộ y phục két máu khô và cáu bẩn, nàng loạng choạng bước ra ngoài. Dùng hết sức bình sinh xô cánh cửa gỗ, Bảo Lâm làm nó oán hận rít lên một hồi dài, khe sáng hẹp từ từ mở rộng rồi đổ tràn vào trong khiến nàng không kịp trở tay. Sau khi trúng Bách Độc Tán, thị lực vốn đã giảm sút trầm trọng, hơn nữa nàng đang quen dần với bóng tối, thế nên, thứ ánh sáng chói loà kia ập vào bất ngờ không khỏi đẩy lui Bảo Lâm về phía sau vài bước.
- Quả nhiên có một gian phòng khác! - Mãi một lúc lâu sau, khi đã ổn định lại thị giác của mình, Bảo Lâm cảm khái, thốt lên.
Căn phòng nọ ngập trong hào quang toả ra từ hơn mấy mươi cây nến bạch lạp, ánh nến soi tỏ những bức thư pháp, hoạ đồ cùng những chồng sách cao ngất chất trên hai giá gỗ kê sát tường bên trái. Nhìn qua bàn trà tròn bằng gỗ lim trên phủ lụa xanh có bày ấm trà tàu mang phong vị trà Thuỷ Tiên của núi Vũ Di[1], lại hít sâu lấy mùi hương nhẹ nhàng và thanh tao toả ra từ những lớp giấy Bản[2] mềm mịn, trong lòng Bảo Lâm chợt dấy lên thứ xúc cảm kỳ lạ pha trộn giữa thích thú và e ngại. Nàng vội chỉnh lại tư thế, khoan thai đặt chân qua ngưỡng ranh giới, chầm chậm bước từng bước. Nàng bỗng cảm thấy ngột ngạt, cái đẹp khiến nàng cảm thấy hoảng sợ.
Suy cho cùng thì Phạm Anh Vũ cũng là một đấng nam nhi thời cổ luôn mang trong mình nợ công danh và mộng khoa bảng. Chỉ là mục đích chính để hắn cố công rèn rũa chính là lôi kẻ đứng sau thảm kịch Lệ Chi Viên cách đây mười bảy năm ra ngoài ánh sáng!
Bảo Lâm không kìm được, rót lấy một chén trà Thuỷ Tiên, nhấp một ngụm nhỏ. Núi Vũ Di của Phúc Kiến không hổ là thánh địa của trà! Nàng nhìn lướt qua những cuốn sách trên giá rồi dừng mắt tại một bức hoạ khổ lớn vẽ trên giấy Bản đặt ở án thư trong góc. Cơ hồ Phạm Anh Vũ rất thích bài trí bàn viết như vậy, hoặc giả hắn thích cảm giác cô đơn và tự bó mình trong không gian nhỏ hẹp.
Bức hoạ này còn chưa ráo mực, màu sắc rực rỡ mà không dung tục. Trên nền giấy có in chìm hoạ tiết hoa cúc dại nổi lên hình ảnh vị Hoàng đế thân vận long bào được vây quanh bởi ánh nến bạch lạp, thắt lưng thắt đai ngọc, búi tóc đẹp đẽ cố định bởi một cây trâm vàng chạm rồng. Ngài thong dong ngồi trên bảo toạ, toàn thân toát ra vẻ uy nghiêm. Bảo Lâm giật mình nhìn xuống khuôn mặt tuấn tú đó, rất giống, quả nhiên rất giống Lê Tư Thành. Không! Dù sao nàng vẫn cảm nhận được tử khí toát ra từ vị Hoàng đế trong tranh, là Lê Thái Tông - Lê Nguyên Long. Bảo Lâm vụt nhìn sang bên phải Lê Thái Tông, nơi an toạ của vị lão thần tuổi đã lục tuần, ông có khuôn mặt quắc thước, dáng người rắn rỏi, ánh mắt ấm áp, Bảo Lâm đoán định đó chính là Nguyễn Trãi. Lại thấy cả hai người đàn ông này cùng hướng sự chú ý về phía nữ quan ngồi bên trái - ngay cạnh rò Tuý Lan đã trổ hoa tím nhạt. Có vẻ đây là một buổi đàm đạo... Bảo Lâm thất thần nhìn nụ cười với đôi má lúm tựa hai vệt chu sa thắm đỏ và ánh mắt tinh anh ẩn dưới hàng lông mi cong vút của nàng ta, thời gian không thể chạm vào sắc đẹp đó. Là Nguyễn Thị Lộ![3] - Bảo Lâm thở hắt ra. Nơi góc phải của bức tranh có hoạ ba chữ: "Tam hữu đồ"[4].
Chỉ với vài nét bút mà Bảo Lâm cơ hồ đang chứng kiến cuộc nói chuyện năm xưa. Có lẽ bức hoạ này là do Phạm Anh Vũ vẽ theo trí tưởng tượng của riêng mình, nhưng cũng có thể đây chính là một trong những sự kiện được tái hiện dưới lời kể của bà Phạm Thị Mẫn. Năm đó mối quan hệ giữa Lê Nguyên Long, Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ thực không đơn giản. Liệu thiên thảm sử Lệ Chi Viên có liên quan tới việc này?
Bảo Lâm miết ngón tay vào lư hương như còn bỏng rẫy trên tay thái giám khúm núm đứng sát Hoàng đế, trên đời này có mấy ai được như Tư Mã Thiên?[5] Đôi khi sử sách cũng khiến con người ta mất phương hướng. Quá khứ chôn vùi mọi thứ, những người trong cuộc đã câm lặng từ lâu, đào xới lên chỉ càng khiến vết thương thời gian nứt toác, rỉ máu mà thôi. Thành cũ ngả nghiêng, lầu son sụp đổ, trời xanh cả giận, máu nhuộm hoàng cung. Bảo Lâm cả kinh, vội lui về phía sau.
Nàng phải đi khỏi đây!
Khi Phạm Anh Vũ trở lại thì Bảo Lâm đã rời khỏi mật thất từ lâu, trong không gian âm u và lạnh buốt của gian trong chỉ còn vương lại hương hoa mai thanh khiết. Ngay từ khi tiếp xúc với nàng, hắn đã nhận ra điều này, là hương bạch mai núi Thanh Phong. Có điều, ngay cả người có khả năng nhìn thấy trước tương lai của kẻ khác như Phạm Anh Vũ cũng không biết rằng hương hoa mai đặc trưng cho một trong tứ quân tử[6] lại gieo hoạ cho Bảo Lâm sau này...
***
Chú thích:
[1] Trà Thuỷ Tiên núi Vũ Di: Vũ Di là tên núi phía Tây của huyện Sùng An, tỉnh Phúc Kiến. Vũ Di sơn là dãy núi bắt đầu của cả sơn hệ Tiên Hà Sơn chạy dài vạn dặm. Theo truyền thuyết, ngày xưa có Vũ Di Chân Quân tu hành ở trên núi này nên mới có tên là Vũ Di. Kể từ thời Minh, Thanh, trà Vũ Di đã khiến cho cả thiên hạ ngưỡng vọng. (Trích ý của tiên sinh Vũ Thế Ngọc trong "Trà kinh")
Riêng trà Thuỷ Tiên núi Vũ Di, cây thuộc loại nửa cao to, phiến lá lớn gấp đôi so với loại lá nhỏ bình thường. Bởi vì nơi sản xuất khác nhau, cùng giống chế biến thành thanh trà, nên có các loại như Vũ Di Thuỷ Tiên, Mân Bắc Thuỷ Tiên cùng Mân Nam Thuỷ Tiên, phẩm chất sai biệt quá nhiều, dùng Vũ Di Thuỷ Tiên phẩm chất tốt nhất.
[2] Giấy Bản: Trong thời Nho học còn thịnh, giấy Bản được dùng in sách và viết. (loại giấy cơ bản, dùng phần vỏ trắng của vỏ cây để làm.)
[3] "Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam"(tr. 644) ghi không rõ. Đức Hà ghi bà sinh năm 1400 (Nguyễn Thị Lộ và kỳ án Lệ Chi Viên). GS. Võ Thu Tịnh thì ghi bà sinh năm1390 (Vụ án Lệ Chi Viên). Nhưng cả hai tác giả đều không cho biết đã căn cứ vào đâu. Tuy nhiên, con số 1400 đáng tin hơn, vì bà phải còn "khá trẻ" mới có cớ để đối phương dựng lên vụ án. Và nếu tin theo đây, thì Nguyễn Thị Lộ mất năm 42 tuổi (Nguyễn Trãi mất năm 62 tuổi. So lại, ông bà lệch nhau khoảng 20 tuổi). - Theo Vn. Wiki
[4] Nghĩa là: Bức hoạ vẽ ba người bạn.
[5] Tư Mã Thiên: (145 TCN - 86 TCN), tên tự là Tử Trường, là tác giả bộ "Sử ký"; được tôn là "Sử thánh", một trong Mười vị thánh trong lịch sử Trung Quốc.
Từ nhỏ, Tư Mã Thiên đã được học nhiều sách văn học và sử học thời đó. Lên mười tuổi, ông đã học "Tả truyện", "Quốc ngữ", "Thế bản" và thuộc lòng hầu hết những bài văn nổi tiếng của thời trước. Ông từng là học trò của một số nhà Nho học như Khổng An Quốc và Đổng Trọng Thư.
Năm 20 tuổi, nhờ sự hỗ trợ của cha, Tư Mã Thiên đã bắt đầu chuyến du hành vòng quanh đất nước, thu thập các tài liệu và bằng chứng lịch sử. Mục đích của chuyến đi là để kiểm chứng các lời đồn đại và truyền thuyết và để thăm viếng các di tích lịch sử, như mộ Đại Vũ. Ông đã đi qua Sơn Đông,Vân Nam, Hà Bắc, Chiết Giang, Giang Tô,Giang Tây, Hồ Nam...Sau chuyến đi trở về, ông được chọn làm Lang trung trong chính quyền, với nhiệm vụ đi kiểm tra từng địa phương cùng Hán Vũ Đế (vào khoảng từ 122 TCN đến 116 TCN). Sau ông được phụng sứ đi thanh tra các miền Ba Thục, Cung, Tạc, Côn Minh tức những miền mà nhà Hán mới chinh phục được ở phía tây nam. Phía bắc ông lên tới Vạn Lý Trường Thành và Sóc Phương. Năm 110 TCN, sau cuộc tuần du, cha ông lâm bệnh và gọi Tư Mã Thiên về để nối nghiệp. Tư Mã Đàm có ước nguyện viết tiếp "Xuân Thu Tả Thị Truyện".
Kế nghiệp cha, ông nhận chức Thái sử lệnh. Chức đó vừa giữ việc chép sử vừa coi về thiên văn, làm lịch, nhưng là một chức nhỏ, bị coi thường. Năm 104 TCN, ông cùng một vài người nữa, sửa lại lịch. Ông thu thập hết tài liệu trong các sách của thư viện triều đình.Năm 99 TCN, ông bị vướng vào vụ Lý Lăng. Lý Quảng Lợi và Lý Lăng, hai quan võ, đã không hoàn thành nhiệm vụ trong một cuộc chiến với Hung Nô ở miền Bắc. Hán Vũ Đế và đa số các quan trong triều cho rằng tội trạng thuộc về Lý Lăng. Chỉ mình Tư Mã Thiên bênh vực vị tướng này. Hán Vũ Đế cho rằng Tư Mã Thiên, qua việc bảo vệ Lý Lăng, đã ngầm chê Lý Quảng Lợi, anh vợ của Vũ Đế, là nhút nhát. Tư Mã Thiên bị tội tử hình, nếu không chuộc bằng tiền bạc hoặc bị "cung hình" (thiến). Do không đủ tiền chuộc, ông đành chọn bị thiến và bị cầm tù.
Trong lời tựa của cuốn Sử Ký có viết:
" Biên chép, sắp đặt văn Sử ký được bảy năm, thì Thái sử-công gặp cái họa Lý Lăng, bị cùm trói trong tù. Bèn bùi ngùi mà rằng:
- Đó là tội của ta ! Đó là tội của ta ! Thân tàn không dùng được nữa rồi !
Nhưng rồi lại suy nghĩ kỹ mà rằng: Ôi ! Viết sách làm thơ, đó là điều những người trong lúc cùng dùng để truyền đạt cái ý nghĩ của mình. Xưa Tây bá bị tù ở Dĩu Lý nên diễn giải Chu dịch; Khổng Tử gặp nạn ở đất Trần, đất Thái nên viết Xuân Thu; Khuất Nguyên bị đuổi nên vết Ly Tao; Tả Khâu Minh bị mù làm Quốc Ngữ; Tôn Tẫn cụt chân bàn Binh Pháp; Lã Bất Vi bị đày sang Thục, đời truyền lại sách Lữ Lãm; Hàn Phi bị tù ở Tần làm những thiên Thuyết Nan, Cô Phẫn; ba trăm bài ở Kinh Thi phần lớn đều do thánh hiền làm ra để giãi bày cái nỗi phẫn uất. Những người ấy đều vì những điều uất ức không biểu lộ ra được, cho nên thuật lại việc xưa mà lo truyền lại người sau. Do đó, bèn soạn thuật cho xong từ thời Nghiêu cho đến năm được lân[*] thì dừng bút, bắt đầu từ Hoàng Đế".
Sau khi ra tù, Tư Mã Thiên được làm Trung thư lệnh, đây là chức quan to, ở gần vua, được ra vào cung cấm, xem các tài liệu mật, chức này chỉ dành cho hoạn quan. Thỉnh thoảng ông được đi theo vua trong các cuộc tuần du. Không được giữ chức Thái sử nữa, lại luôn cảm thấy nhục nhã vì hình phạt, ông dồn tất cả tâm sức cho bộ"Sử ký" và hoàn thành nó năm 97 TCN (có sách nói là năm 91 TCN, lúc ông trên 55 tuổi). Không ai để ý tới ông cả và ông mất năm nào cũng không biết rõ. Theo Vương Quốc Duy trong "Thái sử công niên khảo" có lẽ ông mất vào năm 60 tuổi, năm 86 TCN cùng một năm với Vũ Đế.
Ở đây, tác giả lấy điển Tư Mã Thiên vì có lần, vua Hán Vũ Đế đòi xem bộ sử đang viết, ông kiên quyết không cho vua xem với lý do sợ nhà vua không bằng lòng, vừa ý với sự thật mà ông đã chép, có thể nổi giận, đốt bộ sử và có thể làm hệ luỵ đến ông. Tính cương trực khảng khái ấy của ông đã làm cho vua Hán Vũ Đế phải kính nể. Trọn hay, nếu sử quan nào cũng có thể chép sử mà không sợ triều đình như vậy thật là quý biết bao!
[*] Hán Vũ Đế năm nguyên thú (năm đầu123 TCN). được một con thú có một sừng, chân có năm móng, cho là con lân. Khi xưa Khổng Tử viết Xuân thu, đến năm vua Lỗ Ai Công săn được con lân thì dừng bút. Ở đây Tư Mã Thiên có ngụ ý sách Sử Ký của ông nối theo sách Xuân thu của Khổng Tử.
[6] Tứ Quân Tử: Gồm Tùng, Cúc, Trúc, Mai.
Tại căn nhà trúc ngoại thành - Tư gia của Phạm đại nhân - bạch mai ngoài sân đã nở rộ, trắng xoá một vùng, tựa như hiện tượng hồi quang phản chiếu, rực rỡ hơn bao giờ hết. Tiết trời lạnh giá, gió rét cắt da luồn qua những lỗ thủng trên vách liên tục cứa vào da thịt vậy mà Lê Thánh Tông chỉ mặc một bộ trường bào mỏng xanh ngọc, run rẩy chạm tay vào gò má của người nằm trên giường, khàn giọng, nói:
- Là tại trẫm, nếu năm đó trẫm không vời khanh về thì bệnh tình của khanh chắc chắn sẽ được chữa khỏi, Thanh Sơn sư phụ cũng không phải ra đi oan uổng như vậy. Trẫm vô dụng, là trẫm vô dụng.
Bảo Lâm nở một nụ cười nhợt nhạt, ý tứ nghiêng đầu tránh đi:
- Trên đời này vốn dĩ không có hai từ "Nếu như", kết cục của chúng ta đều do số mệnh đã an bài, mãi mãi không thể tránh được. Bệ hạ là quân vương một nước, điều gì nên làm và điều gì không nên làm, người hẳn nhiên hiểu rõ, xin đừng tự trách mình.
- Bảo Lâm yên tâm, trẫm nhất định sẽ đưa khanh vào cung, sẽ phái ngự y tới thăm khám, bệnh của khanh chắc chắn sẽ khỏi. - Bàn tay chững lại nơi lưng chừng, Lê Thánh Tông chua xót nhìn nàng.
Bảo Lâm khe khẽ lắc đầu, đưa mắt nhìn Đào Thiên Lang - Bang chủ Hắc Long bang uy chấn giang hồ năm nào giờ lại hốc hác vì bệnh tật - đang kích hoạt xe lăn gỗ tiến vào, nàng nhẹ nhàng nói:
- Cả đời đã bị đè dưới cái bóng của ngai vàng, sống trong nơm nớp lo sợ, vi thần chỉ mong năm năm tháng tháng sau này đều bình yên.
Nói rồi nàng bỗng dưng bật cười, mắt nhìn đỉnh màn, thở dài:
- Bốn năm trôi qua mà cứ như hàng thế kỷ. Nhớ lại ngày đó cuộc sống thật thoải mái biết bao, hoa cứ nở rồi tàn còn chúng ta đều đã thay đổi.
Sư phụ đi rồi, các anh em từng cùng nàng vào sinh ra tử cũng không còn nữa, bàn cờ lớn này vốn được vẽ bằng máu còn những quân cờ được tạc bằng chính xương cốt của họ. Đã từng nhắc nhở bản thân rằng đừng bao giờ nhúng tay vào trò chơi vương quyền này nhưng nàng không thể chống lại ý Trời. Một mai trở lại sông Vong Xuyên, nàng làm sao đối mặt với những người đã khuất?
Bảo Lâm đưa mắt nhìn Trần Quân -người luôn theo sau Lê Thánh Tông, chỉ thấy y giơ ra cây trâm hoa mai rồi gật đầu, nói bằng khẩu hình: "Nó vẫn khoẻ". Nàng mỉm cười, cảm giác ấm áp lan toả theo mạch máu. Vốn dĩ không muốn đứa bé kia bị cuốn vào những xô bồ mà mình đã phải nếm qua, nên dù chỉ nghe được ba từ "Nó vẫn khoẻ" là nàng cảm thấy rất mãn nguyện. Chỉ có điều, nhìn Đào Thiên Lang lại không khỏi có chút xót xa, hắn luôn muốn được tận hưởng cảm giác cha con quấn quýt... Bảo Lâm thầm thở dài.
Đào Thiên Lang hơi cúi đầu trước Lê Thánh Tông rồi ung dung tiến đến gần Bảo Lâm, đắp lại chăn cho nàng. Sắc mặt Hoàng đế sa sầm. Trần Quân che miệng, thiếu chút nữa thì cười thành tiếng, tên sát thủ này vẫn cứng cổ như năm nào, xem ra vẫn còn giữ được bản lĩnh của thủ lĩnh nhóm Hắc Phong.
- Bệ hạ. - Khuôn mặt Bảo Lâm bất chợt sáng ngời, nàng rút trong áo ra một mảnh lụa trắng gập làm bốn, trên đó lấm tấm vài vết máu khô nâu sẫm, rồi đưa cho Lê Thánh Tông.
Hoàng đế thoáng giật mình, giơ tay nhận lấy, cảm giác mềm nhẹ, lạnh buốt khiến ngài rùng mình, bất giác siết chặt mảnh lụa như nắm giữ sinh mạng mong manh kia. Bảo Lâm cười:
- Vi thần muốn nhờ bệ hạ một việc.
Ngoài cửa, những cây mai bị gió quật mạnh, hoa mai rụng cuồng loạn, trải xuống mặt đất một tấm thảm dày. Nơi xa vọng lại tiếng quạ kêu nghe rợn người, âm sáo ngọc tràn vào quấn lấy Bảo Lâm, kèm theo giọng hát trầm ấm thuở nào:
"Nhành mai trắng, tay ngọc chiết,
Mặc ngoài kia tranh giành thị phi.
Bôn ba một đời, cố vị,
Mặc hồng nhan sớm đã biệt li.
Kẻ nơi Cấm thành, người ngoài hiên trúc,
Kẻ có ý, người lại vô tâm.
Đêm buông, dưới đèn, trang sách cổ,
Truyện cũ nhắc lại, miệng cười, lệ tuôn rơi,
Người không còn, đời như giấc mộng.
Ngoài kia mai đã héo tàn rồi..."
***
Chú mục nhìn bàn cờ khắc trên vách tường, Bảo Lâm nhất thời cảm thấy đầu đau như búa bổ, giá như có một bàn cờ vây thực sự, nàng rất muốn tự đánh vài ván để xoá bỏ sự nhàm chán. Cho tới lúc này Bảo Lâm vẫn không thôi bàng hoàng trước thân thế của người mặc áo choàng đen kia, lại càng khiếp sợ trước người như Lê Tư Thành. Vị vương gia này đã chuẩn bị và sắp đặt mọi thứ, những kẻ như Phạm Anh Vũ, Đào Thiên Lang, Trần Quân, Lê Nghi Dân, Nguyễn Thị Anh đều trở thành quân cờ dưới tay y, mãi mãi bị kiểm soát. Nhưng một khi cờ tàn rồi thì kết cục của bọn họ sẽ ra sao?
Bảo Lâm không nén nổi tiếng thở dài, tâm tư lại chuyển sang vấn đề làm thế nào để giải thích với Đào Thiên Lang về sự vắng mặt của mình. Nàng băn khoăn: Liệu Phạm Anh Vũ có tố cáo mình với Lê Tư Thành không? Mặc dù nàng tin hắn không phải là hạng người đó nhưng trong lòng vẫn rất khó chịu. Điều này khiến Bảo Lâm giật mình, từ khi nào mà bản thân lại trở nên cảnh giác như vậy? Lẽ nào quả thực như Phạm Anh Vũ đã nói, rằng nàng cũng đã tham gia vào cuộc chơi này?
Bảo Lâm rụng rời chân tay, nhìn lại mình một lượt, lông mày nhăn nhúm, nếu rời khỏi vị trí quá lâu thì hẳn sẽ bị người khác nghi ngờ, chi bằng nàng trở về. Nghĩ là làm, Bảo Lâm đè nén cơn đau mà ngồi dậy, nàng xỏ chân vào đôi giày vải, lấy thành giường làm điểm tựa để đứng lên.
Hướng về phía cánh cửa, Bảo Lâm nhíu mày, thầm nghĩ: Khoan đã, theo như lời Phạm Anh Vũ thì nơi đây được xây dựng ngay dưới rừng trúc, vậy mà lại có thêm một lần cửa thế kia, lẽ nào vẫn còn một gian phòng nữa? Cũng có thể chỗ mình đang nghỉ tạm chỉ là phòng ngủ của hắn thôi, bởi dù sao đồ đạc trong này dường như quá đơn giản.
Nghĩ đến đây, Bảo Lâm bèn xé một dải vải dài nơi tà áo, buộc vào vết thương ở bả vai rồi vuốt lại bộ y phục két máu khô và cáu bẩn, nàng loạng choạng bước ra ngoài. Dùng hết sức bình sinh xô cánh cửa gỗ, Bảo Lâm làm nó oán hận rít lên một hồi dài, khe sáng hẹp từ từ mở rộng rồi đổ tràn vào trong khiến nàng không kịp trở tay. Sau khi trúng Bách Độc Tán, thị lực vốn đã giảm sút trầm trọng, hơn nữa nàng đang quen dần với bóng tối, thế nên, thứ ánh sáng chói loà kia ập vào bất ngờ không khỏi đẩy lui Bảo Lâm về phía sau vài bước.
- Quả nhiên có một gian phòng khác! - Mãi một lúc lâu sau, khi đã ổn định lại thị giác của mình, Bảo Lâm cảm khái, thốt lên.
Căn phòng nọ ngập trong hào quang toả ra từ hơn mấy mươi cây nến bạch lạp, ánh nến soi tỏ những bức thư pháp, hoạ đồ cùng những chồng sách cao ngất chất trên hai giá gỗ kê sát tường bên trái. Nhìn qua bàn trà tròn bằng gỗ lim trên phủ lụa xanh có bày ấm trà tàu mang phong vị trà Thuỷ Tiên của núi Vũ Di[1], lại hít sâu lấy mùi hương nhẹ nhàng và thanh tao toả ra từ những lớp giấy Bản[2] mềm mịn, trong lòng Bảo Lâm chợt dấy lên thứ xúc cảm kỳ lạ pha trộn giữa thích thú và e ngại. Nàng vội chỉnh lại tư thế, khoan thai đặt chân qua ngưỡng ranh giới, chầm chậm bước từng bước. Nàng bỗng cảm thấy ngột ngạt, cái đẹp khiến nàng cảm thấy hoảng sợ.
Suy cho cùng thì Phạm Anh Vũ cũng là một đấng nam nhi thời cổ luôn mang trong mình nợ công danh và mộng khoa bảng. Chỉ là mục đích chính để hắn cố công rèn rũa chính là lôi kẻ đứng sau thảm kịch Lệ Chi Viên cách đây mười bảy năm ra ngoài ánh sáng!
Bảo Lâm không kìm được, rót lấy một chén trà Thuỷ Tiên, nhấp một ngụm nhỏ. Núi Vũ Di của Phúc Kiến không hổ là thánh địa của trà! Nàng nhìn lướt qua những cuốn sách trên giá rồi dừng mắt tại một bức hoạ khổ lớn vẽ trên giấy Bản đặt ở án thư trong góc. Cơ hồ Phạm Anh Vũ rất thích bài trí bàn viết như vậy, hoặc giả hắn thích cảm giác cô đơn và tự bó mình trong không gian nhỏ hẹp.
Bức hoạ này còn chưa ráo mực, màu sắc rực rỡ mà không dung tục. Trên nền giấy có in chìm hoạ tiết hoa cúc dại nổi lên hình ảnh vị Hoàng đế thân vận long bào được vây quanh bởi ánh nến bạch lạp, thắt lưng thắt đai ngọc, búi tóc đẹp đẽ cố định bởi một cây trâm vàng chạm rồng. Ngài thong dong ngồi trên bảo toạ, toàn thân toát ra vẻ uy nghiêm. Bảo Lâm giật mình nhìn xuống khuôn mặt tuấn tú đó, rất giống, quả nhiên rất giống Lê Tư Thành. Không! Dù sao nàng vẫn cảm nhận được tử khí toát ra từ vị Hoàng đế trong tranh, là Lê Thái Tông - Lê Nguyên Long. Bảo Lâm vụt nhìn sang bên phải Lê Thái Tông, nơi an toạ của vị lão thần tuổi đã lục tuần, ông có khuôn mặt quắc thước, dáng người rắn rỏi, ánh mắt ấm áp, Bảo Lâm đoán định đó chính là Nguyễn Trãi. Lại thấy cả hai người đàn ông này cùng hướng sự chú ý về phía nữ quan ngồi bên trái - ngay cạnh rò Tuý Lan đã trổ hoa tím nhạt. Có vẻ đây là một buổi đàm đạo... Bảo Lâm thất thần nhìn nụ cười với đôi má lúm tựa hai vệt chu sa thắm đỏ và ánh mắt tinh anh ẩn dưới hàng lông mi cong vút của nàng ta, thời gian không thể chạm vào sắc đẹp đó. Là Nguyễn Thị Lộ![3] - Bảo Lâm thở hắt ra. Nơi góc phải của bức tranh có hoạ ba chữ: "Tam hữu đồ"[4].
Chỉ với vài nét bút mà Bảo Lâm cơ hồ đang chứng kiến cuộc nói chuyện năm xưa. Có lẽ bức hoạ này là do Phạm Anh Vũ vẽ theo trí tưởng tượng của riêng mình, nhưng cũng có thể đây chính là một trong những sự kiện được tái hiện dưới lời kể của bà Phạm Thị Mẫn. Năm đó mối quan hệ giữa Lê Nguyên Long, Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ thực không đơn giản. Liệu thiên thảm sử Lệ Chi Viên có liên quan tới việc này?
Bảo Lâm miết ngón tay vào lư hương như còn bỏng rẫy trên tay thái giám khúm núm đứng sát Hoàng đế, trên đời này có mấy ai được như Tư Mã Thiên?[5] Đôi khi sử sách cũng khiến con người ta mất phương hướng. Quá khứ chôn vùi mọi thứ, những người trong cuộc đã câm lặng từ lâu, đào xới lên chỉ càng khiến vết thương thời gian nứt toác, rỉ máu mà thôi. Thành cũ ngả nghiêng, lầu son sụp đổ, trời xanh cả giận, máu nhuộm hoàng cung. Bảo Lâm cả kinh, vội lui về phía sau.
Nàng phải đi khỏi đây!
Khi Phạm Anh Vũ trở lại thì Bảo Lâm đã rời khỏi mật thất từ lâu, trong không gian âm u và lạnh buốt của gian trong chỉ còn vương lại hương hoa mai thanh khiết. Ngay từ khi tiếp xúc với nàng, hắn đã nhận ra điều này, là hương bạch mai núi Thanh Phong. Có điều, ngay cả người có khả năng nhìn thấy trước tương lai của kẻ khác như Phạm Anh Vũ cũng không biết rằng hương hoa mai đặc trưng cho một trong tứ quân tử[6] lại gieo hoạ cho Bảo Lâm sau này...
***
Chú thích:
[1] Trà Thuỷ Tiên núi Vũ Di: Vũ Di là tên núi phía Tây của huyện Sùng An, tỉnh Phúc Kiến. Vũ Di sơn là dãy núi bắt đầu của cả sơn hệ Tiên Hà Sơn chạy dài vạn dặm. Theo truyền thuyết, ngày xưa có Vũ Di Chân Quân tu hành ở trên núi này nên mới có tên là Vũ Di. Kể từ thời Minh, Thanh, trà Vũ Di đã khiến cho cả thiên hạ ngưỡng vọng. (Trích ý của tiên sinh Vũ Thế Ngọc trong "Trà kinh")
Riêng trà Thuỷ Tiên núi Vũ Di, cây thuộc loại nửa cao to, phiến lá lớn gấp đôi so với loại lá nhỏ bình thường. Bởi vì nơi sản xuất khác nhau, cùng giống chế biến thành thanh trà, nên có các loại như Vũ Di Thuỷ Tiên, Mân Bắc Thuỷ Tiên cùng Mân Nam Thuỷ Tiên, phẩm chất sai biệt quá nhiều, dùng Vũ Di Thuỷ Tiên phẩm chất tốt nhất.
[2] Giấy Bản: Trong thời Nho học còn thịnh, giấy Bản được dùng in sách và viết. (loại giấy cơ bản, dùng phần vỏ trắng của vỏ cây để làm.)
[3] "Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam"(tr. 644) ghi không rõ. Đức Hà ghi bà sinh năm 1400 (Nguyễn Thị Lộ và kỳ án Lệ Chi Viên). GS. Võ Thu Tịnh thì ghi bà sinh năm1390 (Vụ án Lệ Chi Viên). Nhưng cả hai tác giả đều không cho biết đã căn cứ vào đâu. Tuy nhiên, con số 1400 đáng tin hơn, vì bà phải còn "khá trẻ" mới có cớ để đối phương dựng lên vụ án. Và nếu tin theo đây, thì Nguyễn Thị Lộ mất năm 42 tuổi (Nguyễn Trãi mất năm 62 tuổi. So lại, ông bà lệch nhau khoảng 20 tuổi). - Theo Vn. Wiki
[4] Nghĩa là: Bức hoạ vẽ ba người bạn.
[5] Tư Mã Thiên: (145 TCN - 86 TCN), tên tự là Tử Trường, là tác giả bộ "Sử ký"; được tôn là "Sử thánh", một trong Mười vị thánh trong lịch sử Trung Quốc.
Từ nhỏ, Tư Mã Thiên đã được học nhiều sách văn học và sử học thời đó. Lên mười tuổi, ông đã học "Tả truyện", "Quốc ngữ", "Thế bản" và thuộc lòng hầu hết những bài văn nổi tiếng của thời trước. Ông từng là học trò của một số nhà Nho học như Khổng An Quốc và Đổng Trọng Thư.
Năm 20 tuổi, nhờ sự hỗ trợ của cha, Tư Mã Thiên đã bắt đầu chuyến du hành vòng quanh đất nước, thu thập các tài liệu và bằng chứng lịch sử. Mục đích của chuyến đi là để kiểm chứng các lời đồn đại và truyền thuyết và để thăm viếng các di tích lịch sử, như mộ Đại Vũ. Ông đã đi qua Sơn Đông,Vân Nam, Hà Bắc, Chiết Giang, Giang Tô,Giang Tây, Hồ Nam...Sau chuyến đi trở về, ông được chọn làm Lang trung trong chính quyền, với nhiệm vụ đi kiểm tra từng địa phương cùng Hán Vũ Đế (vào khoảng từ 122 TCN đến 116 TCN). Sau ông được phụng sứ đi thanh tra các miền Ba Thục, Cung, Tạc, Côn Minh tức những miền mà nhà Hán mới chinh phục được ở phía tây nam. Phía bắc ông lên tới Vạn Lý Trường Thành và Sóc Phương. Năm 110 TCN, sau cuộc tuần du, cha ông lâm bệnh và gọi Tư Mã Thiên về để nối nghiệp. Tư Mã Đàm có ước nguyện viết tiếp "Xuân Thu Tả Thị Truyện".
Kế nghiệp cha, ông nhận chức Thái sử lệnh. Chức đó vừa giữ việc chép sử vừa coi về thiên văn, làm lịch, nhưng là một chức nhỏ, bị coi thường. Năm 104 TCN, ông cùng một vài người nữa, sửa lại lịch. Ông thu thập hết tài liệu trong các sách của thư viện triều đình.Năm 99 TCN, ông bị vướng vào vụ Lý Lăng. Lý Quảng Lợi và Lý Lăng, hai quan võ, đã không hoàn thành nhiệm vụ trong một cuộc chiến với Hung Nô ở miền Bắc. Hán Vũ Đế và đa số các quan trong triều cho rằng tội trạng thuộc về Lý Lăng. Chỉ mình Tư Mã Thiên bênh vực vị tướng này. Hán Vũ Đế cho rằng Tư Mã Thiên, qua việc bảo vệ Lý Lăng, đã ngầm chê Lý Quảng Lợi, anh vợ của Vũ Đế, là nhút nhát. Tư Mã Thiên bị tội tử hình, nếu không chuộc bằng tiền bạc hoặc bị "cung hình" (thiến). Do không đủ tiền chuộc, ông đành chọn bị thiến và bị cầm tù.
Trong lời tựa của cuốn Sử Ký có viết:
" Biên chép, sắp đặt văn Sử ký được bảy năm, thì Thái sử-công gặp cái họa Lý Lăng, bị cùm trói trong tù. Bèn bùi ngùi mà rằng:
- Đó là tội của ta ! Đó là tội của ta ! Thân tàn không dùng được nữa rồi !
Nhưng rồi lại suy nghĩ kỹ mà rằng: Ôi ! Viết sách làm thơ, đó là điều những người trong lúc cùng dùng để truyền đạt cái ý nghĩ của mình. Xưa Tây bá bị tù ở Dĩu Lý nên diễn giải Chu dịch; Khổng Tử gặp nạn ở đất Trần, đất Thái nên viết Xuân Thu; Khuất Nguyên bị đuổi nên vết Ly Tao; Tả Khâu Minh bị mù làm Quốc Ngữ; Tôn Tẫn cụt chân bàn Binh Pháp; Lã Bất Vi bị đày sang Thục, đời truyền lại sách Lữ Lãm; Hàn Phi bị tù ở Tần làm những thiên Thuyết Nan, Cô Phẫn; ba trăm bài ở Kinh Thi phần lớn đều do thánh hiền làm ra để giãi bày cái nỗi phẫn uất. Những người ấy đều vì những điều uất ức không biểu lộ ra được, cho nên thuật lại việc xưa mà lo truyền lại người sau. Do đó, bèn soạn thuật cho xong từ thời Nghiêu cho đến năm được lân[*] thì dừng bút, bắt đầu từ Hoàng Đế".
Sau khi ra tù, Tư Mã Thiên được làm Trung thư lệnh, đây là chức quan to, ở gần vua, được ra vào cung cấm, xem các tài liệu mật, chức này chỉ dành cho hoạn quan. Thỉnh thoảng ông được đi theo vua trong các cuộc tuần du. Không được giữ chức Thái sử nữa, lại luôn cảm thấy nhục nhã vì hình phạt, ông dồn tất cả tâm sức cho bộ"Sử ký" và hoàn thành nó năm 97 TCN (có sách nói là năm 91 TCN, lúc ông trên 55 tuổi). Không ai để ý tới ông cả và ông mất năm nào cũng không biết rõ. Theo Vương Quốc Duy trong "Thái sử công niên khảo" có lẽ ông mất vào năm 60 tuổi, năm 86 TCN cùng một năm với Vũ Đế.
Ở đây, tác giả lấy điển Tư Mã Thiên vì có lần, vua Hán Vũ Đế đòi xem bộ sử đang viết, ông kiên quyết không cho vua xem với lý do sợ nhà vua không bằng lòng, vừa ý với sự thật mà ông đã chép, có thể nổi giận, đốt bộ sử và có thể làm hệ luỵ đến ông. Tính cương trực khảng khái ấy của ông đã làm cho vua Hán Vũ Đế phải kính nể. Trọn hay, nếu sử quan nào cũng có thể chép sử mà không sợ triều đình như vậy thật là quý biết bao!
[*] Hán Vũ Đế năm nguyên thú (năm đầu123 TCN). được một con thú có một sừng, chân có năm móng, cho là con lân. Khi xưa Khổng Tử viết Xuân thu, đến năm vua Lỗ Ai Công săn được con lân thì dừng bút. Ở đây Tư Mã Thiên có ngụ ý sách Sử Ký của ông nối theo sách Xuân thu của Khổng Tử.
[6] Tứ Quân Tử: Gồm Tùng, Cúc, Trúc, Mai.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.