Chương 32
Alexandre Dumas
30/03/2016
Tình anh em
Cứu Charles, Henri đã vượt ra ngoài việc cứu một người, ông đã ngăn cho ba vương quốc khỏi thay đổi chủ.
Quả thực, nếu Charles chết, quận công d Anjou sẽ trở thành vua Pháp, còn quận công d Alençon chắc chắn sẽ trở thành vua Ba Lan. Còn về xứ Navarre, vì quận công d Anjou là nhân tình của phu nhân de Condé nên hẳn là vòng vương miện Navarre sẽ được trả cho ông chồng vì sự dễ dãi của bà vợ.
Trong sự xáo động lớn lao đó, chẳng có gì tốt lành cho Henri cả ông chỉ đổi chủ, thế thôi. Và thấy rằng Charles là người vẫn còn dung thứ ông, ông lại phải thấy quận công d Anjou lên ngôi vua nước Pháp, mà ông này vốn dĩ rất tâm đầu ý hợp với bà mẹ Catherine, đã thề giết ông và chắc chắn sẽ giữ lời thề.
Tất cả những ý đó đã cùng nảy ra một lúc trong đầu ông khi ông thấy con lợn lòi lao xổ đến Charless IX. Và chúng ta đã thấy rõ kết quả sự suy tư nhanh như chớp này. Tính mạng ông đang gắn liền với tính mạng Charless.
Charles được cứu thoát bởi lòng tận tụy mà nhà vua khó lòng hiểu được nguyên do.
Nhưng Marguerite đã hiểu hết và nàng khâm phục lòng dũng cảm kỳ quặc của Henri vốn như tia chớp, chỉ lóe lên trong giông tố. Song điều không may vẫn còn? Thoát khỏi sự trị vì của quận công d Anjou chưa đủ, còn cần phải làm cho tự mình thành vua nữa. Cần phải tranh giành xứ Navarre với quận công d Alençon và ông hoàng Condé, nhất là còn cần phải rời bỏ cái triều đình này, nơi lúc nào ông cũng phải đứng chênh vênh như đứng giữa hai vực thẳm, nhưng việc rời bỏ nó phải được một hoàng tử Pháp hộ vệ.
Trên đường từ Bondy trở về, Henri đã suy nghĩ sâu xa về tình thế. Tới Louvre, kế hoạch của ông đã thảo xong.
Không tháo ủng, mình mẩy vẫn còn đầy bụi bặm và máu me như thế, Henri tới cung quận công d Alençon trong lúc ông này đang rất kích động, xoạc cẳng dạo những bước dài trong phòng.
Khi thấy Henri, ông hoàng phác một cử chỉ.
- Vâng, tôi hiểu - Henri vừa nói vừa nắm lấy hai tay quận công - Người anh em, anh giận tôi vì tôi là người đầu tiên khiến nhà vua để ý tới viên đạn của anh đã bắn vào chân ngựa của Người thay vì bắn vào con thú như anh định làm. Nhưng biết sao được? Tôi không thể kìm được tiếng kêu kinh ngạc. Vả lại, rồi nhà vua cũng sẽ tự nhận thấy thôi, phải không?
- Hẳn thế - d Alençon lẩm bẩm - Nhưng tôi chỉ có thể coi cái kiểu tố giác của anh là có dụng ý xấu, và như anh thấy đấy kết quả đã không phải gì khác hơn là đã khiến anh Charles nghi ngờ dụng ý của tôi và làm cho quan hệ giữa chúng tôi vẩn đục.
- Chúng ta sẽ bàn về việc đó sau. Còn về phần tôi có dụng ý tốt hay xấu đối với anh thì thế nào, tôi đã tự tới đây để xin anh xét đoán.
- Được, anh nói đi, tôi nghe - Quận công d Alençon nói với vẻ giữ gìn thường ngày.
- Khi tôi đã nói thì anh sẽ thấy rõ các ý định của tôi là thế nào, François ạ, vì lời tâm tình mà tôi thổ lộ với anh đây vượt ra ngoài tất cả những sự giữ gìn và thận trọng, và khi tôi nói xong thì chỉ một lời thôi anh cũng có thể khiến tôi nguy.
- Chuyện gì vậy kìa? - François bắt đầu nao núng.
- Tuy nhiên - Henri nói tiếp - Tôi đã do dự rất lâu trước khi nói với anh về cái điều đã đưa tôi đến đây, nhất là sau cái kiểu mà anh cố tình làm ngơ hôm nay.
- Quả thật tôi không hiểu, anh muốn nói gì. Henri? - François tái mặt.
- François ạ, tôi tha thiết với các quyền lợi của anh đến mức tôi phải báo với anh rằng những người Tân giáo đã cho tiến hành những cuộc vận động với tôi.
- Vận động à? Vận động gì?
- Một trong số họ, ông de Mouy , con trai của ông de Mouy can trường đã bị Maurevel ám sát, anh biết đấy...
- Đúng thế.
- Thế này, ông ta liều mạng đến báo với tôi rằng tôi đang bị cầm tù.
- A! Thật à? Thế anh trả lời ông ta thế nào?
- François, anh biết rằng tôi rất yêu quý Charles là người đã cứu sống tôi và Thái hậu đã thay thế mẹ tôi. Vậy nên tôi đã từ chối tất cả những sự mời mọc mà ông ta dành cho tôi.
- Thế những sự mời mọc đó là gì?
- Những người Tân giáo muốn tái lập lại ngai vàng xứ Navarre, và vì trên thực tế ngai vàng này theo thừa kế là thuộc về tôi nên họ dành nó cho tôi.
- Vâng, vậy là de Mouy đáng lẽ nhận được sự ưng thuận mà ông ta tới cầu xin anh thì đã lại nhận được sự từ chối của anh.
- Lời từ chối chính thức... thậm chí lại còn viết ra nữa. Nhưng từ lúc đó tới nay... - Henri tiếp tục.
- Anh hối hận rồi chăng, Henri? - d Alençon ngắt lời.
- Không, tuy nhiên tôi nghĩ là đã nhận thấy de Mouy, do bất bình với tôi, nên hướng những mục tiêu của mình về phía khác.
- Về đâu vậy? - François hấp tấp hỏi.
- Tôi cũng không biết. Có lẽ là về phía ông hoàng Condé.
- Ừ cũng có thể.
- Vả lại - Henri tiếp - Tôi có một cách rất chắc chắn để biết được người thủ lĩnh mà ông ta đã tự chọn.
François trở nên nhợt nhạt.
- Nhưng nội bộ những người Tân giáo bị chia rẽ - Henri vẫn tiếp tục - Dù can trường và trung thực đến mấy, de Mouy cũng chỉ là đại diện cho một phần trong phe. Bộ phận kia cũng không phải là không đáng chú ý, họ vẫn chưa mất hết hy vọng đưa được lên ngôi,cánh tay Henri de Navarre này mà sau những giây phút do dự ban đầu có thể nay đã nghĩ lại.
- Anh nghĩ thế ư?
- Ồ ngày nào mà tôi chẳng nhận được những chứng cớ.
Cái nhóm người đã theo chúng ta trong cuộc săn, anh có nhận thấy họ gồm những người như thế nào không?
- Có đó là những quý tộc cải đạo.
- Còn người thủ lĩnh nhóm đó đã ra hiệu cho tôi thì anh có nhận ra ai không?
- Có, đó là tử tước de Turenne.
- Vậy anh có hiểu họ đề nghị với tôi điều gì không?
- Họ đề nghị anh bỏ trốn.
- Vậy rõ ràng còn một phe nữa có mong muốn khác với điều ông de Mouy muốn - Henri nói trong lúc François bắt đầu tỏ ra lo lắng.
- Một phe nữa à?
- Vâng, và tôi xin nói với anh là phe đó rất mạnh cho nên để được thành công cần phải thống nhất hai phe nhóm của Turenne và de Mouy. Việc âm mưu đang được tiến hành, các đội quân đã được chỉ định, người ta chỉ còn đợi hiệu lệnh. Và trong tình huống tối hậu này đòi hỏi ở tôi một giải pháp nhanh chóng thì tôi lại phải xét tới hai quyết định mà tôi đang còn lưỡng lự. Nay tôi xin trình bày với anh về hai quyết định đó như là với một người bạn
- Anh cứ coi như là với một người anh em đi.
- Vâng, như với một người anh em - Henri lặp lại.
- Vậy anh nói đi, tôi nghe đây.
Trước tiên, tôi phải bày tỏ với anh về trạng thái tâm hồn tôi François thân mến ạ. Tôi không có mong muốn, không có tham vọng, không có năng lực nào. Tôi chỉ là một anh quý tộc quê mùa hiền lành, nghèo, ưa khoái cảm và rụt rè. Cái nghề làm người âm mưu chỉ cho tôi thấy trước những sự thất sủng mà dù cô nhìn thấy ngai vàng trước mắt cũng không bù lại được.
- A, Henri! Anh tự làm thiệt hại cho mình đấy. Thật đáng buồn cái cảnh một ông hoàng mà vận hạnh bị bó buộc bởi dòng phụ hệ hoặc bởi một con người trong sự nghiệp vinh quang.
- Tôi chẳng tin những điều anh nói đâu. Tuy nhiên, François ạ, những điều tôi nói với anh là thật đến nỗi nếu như tôi có một người bạn thực sự, tôi sẽ vì anh ta mà từ bỏ thế lực mà cái phe đảng quan tâm tới tôi muốn dâng lên tôi. Nhưng - Henri thở dài nói thêm - Tôi không có được người bạn như thế.
- Có thể có đấy. Chắc là anh nhầm.
- Không đâu! Quái thật! Trừ anh ra, François, tôi không thấy ai gắn bó với tôi cả. Thế nên thực tình tôi nghĩ thà báo cho đức vua về những điều đang xảy ra còn hơn là để cho cái ý đồ đến lúc thất bại với những sự xâu xé khủng khiếp sẽ phơi bày ra một người... vô hạnh nào đấy... Tôi sẽ không nói rõ tên ai, không nêu xứ sở lẫn ngày tháng, nhưng tôi sẽ báo trước tai hoạ.
- Chúa ơi! - François không kìm được nỗi kinh hoàng thốt lên - Anh nói gì vậy? Sao? Anh? Anh là niềm hy vọng duy nhất của phe Tân giáo từ khi đô đốc mất đi! Anh? Một người Tân giáo cải đạo, mà lại còn cải đạo rất dở nữa, ít ra là theo người ta bảo thế, anh lại kề dao vào cổ anh em mình ư? Ôi Henri, anh có biết rằng làm như vậy là anh đưa tất cả những người theo Calvin vào một ngày lễ Saint-Barthélémy thứ hai hay không? Anh có biết rằng Catherine chỉ mong có một dịp như thế để thanh toán nốt những kẻ nào còn sống sót hay không?
Quận công run rẩy, mặt ông vằn lên những vệt đỏ tái lẫn lộn, ông siết tay Henri để cầu khẩn ông này từ bỏ cái quyết định sẽ làm ông lâm nguy đó.
- Sao cơ - Henri nói với vẻ chất phác thật hoàn hảo - François, anh nghĩ rằng sẽ có rất nhiều bất hạnh đến thế kia - Tuy nhiên, tôi nghĩ là với lời hứa của đức vua, ông sẽ đảm bảo được cho tính mạng của những kẻ bất cẩn.
- Lời hứa của đức vua Charless IX ư, Henri? Ê này, đô đốc chẳng đã được hứa là gì? Và chính anh cũng chẳng đã được hứa là gì? Ôi, Henri, tôi xin nói với anh rằng, nếu anh làm như thế, anh sẽ giết họ cả nút. Không chỉ họ mà thôi đâu, mà cả những ai có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với họ nữa kia.
Henri tỏ ra suy nghĩ một lát:
- Nếu như tôi là một ông hoàng có thế lực ở triều đình chắc tôi sẽ hành động khác. Chẳng hạn, vào địa vị anh, François, hoàng tử Pháp, người thừa kế khả dĩ của ngôi báu...
François lắc đầu một cách châm biếm, rồi hỏi:
- Ở địa vị tôi, anh làm gì cơ?
- François ạ, ở địa vị anh, tôi sẽ đứng lên làm thủ lãnh phong trào để điều khiển nó. Tên tuổi và sự tín nhiệm vào tôi sẽ đảm bảo với lương tâm tôi về tính mạng của những kẻ phản loạn. Và trước tiên là tôi dành được phần lợi cho tôi, sau đó là cho đức vua, có lẽ thế, trong một công cuộc mà nếu khác đi sẽ có thể gây hại rất lớn cho nước Pháp.
D Alençon lắng nghe những lời đó với một niềm vui khiến cho tất cả thớ thịt trên gương mặt ông ta nở nang ra.
Anh nghĩ phương cách đó có thể thực hiện được không? - François hỏi - Và nó sẽ tránh cho chúng ta khỏi tất cả những tai hoạ mà anh tiên đoán ư?
- Tôi tin chứ, những người Tân giáo yêu quý anh: bề ngoài khiêm tốn của anh, địa vị cao và lại thế của anh, cuối cùng là lòng độ lượng mà anh vẫn thường tỏ ra đối với những người Tân giáo khiến họ hướng về phục vụ anh.
- Nhưng trong phe còn có chia rẽ, những người ủng hộ anh liệu có ủng hộ tôi không?
- Tôi xin chịu trách nhiệm lôi kéo họ cho anh vì hai lý do.
- Lý do gì?
- Trước hết là nhờ vào lòng tin của các thủ lĩnh đối với tôi, thứ nữa là nhờ vào sự e sợ của họ đối với điện hạ, khi Người đã biết tên họ...
- Nhưng những tên ấy thì ai tiết lộ cho tôi?
- Tôi chứ còn ai! Quái quỷ thật!
- Anh sẽ làm như thế à?
- François, anh nghe này, tôi đã nói với anh rằng tôi chỉ có yêu quý có anh ở trong triều - Henri tiếp tục - Chắc hẳn đó là vì anh cũng bị ngược đãi như tôi, với lại vợ tôi cũng yêu quý anh với một tình quý mến không gì sánh nổi...
François đỏ mặt lên vì hài lòng.
- Hãy nghe tôi, François ạ - Henri tiếp - Hãy nắm lấy việc này, hãy trị vì xứ Navarre. Và miễn là anh dành cho tôi một chỗ trên bàn ăn của anh và một khu rừng đẹp để đi săn thì tôi sẽ tự coi mình là kẻ sung sướng rất mực.
- Trị vì xứ Navarre! Thế nhưng nếu...
- Nếu quận công d Anjou được phong làm vua Ba Lan phải không? Tôi nói nốt hộ anh đấy.
François nhìn Henri với vẻ sợ hãi.
- Thế này, anh nghe đây nhé, François! Vì chẳng có gì lọt khỏi mắt anh được, và tôi suy luận chính là theo cái giả thiết đó: nếu quận công d Anjou được phong làm vua Ba Lan và anh Charles của chúng ta, lạy Chúa xin giữ gìn cho, băng hà thì từ Pau tới Paris chỉ có hai trăm dặm còn từ Cracovie tới Paris lại có những bốn trăm dặm. Vậy anh sẽ có mặt ở đây để đón nhận quyền thừa kế trong lúc đó thì vua Ba Lan mới chỉ được biết rằng ngai vàng trống chỗ thôi. Khi đó, nếu anh hài lòng về tôi, François ạ, anh sẽ ban cho tôi vương quốc Navarre ấy, nó sẽ chỉ là một bông hoa trang điểm cho vương miện của anh thôi, và như thế thì tôi chấp nhận. Điều tệ hại nhất có thể xảy đến với anh là ở lại làm vua nơi đó và xây một tổ ấm vương giả sống cùng với gia đình tôi. Còn ở đây thì anh là gì? Một ông hoàng nghèo bị ngược đãi, một hoàng tử con thứ ba đáng thương, đầy tớ của hai ông anh và chỉ một ý ngông cũng có thể đẩy anh tới ngục Bastille được.
- Vâng, vâng, tôi cảm thấy rõ điều đó, rõ ràng đến nỗi tôi không thể hiểu được việc anh từ bỏ cái kế hoạch mà anh đề nghị với tôi. Phải chăng tim anh không còn đập nữa?
Và quận công đặt tay lên tim ông anh rể, Henri mỉm cười bảo:
- Có những gánh quá nặng đối với một số người. Tôi sẽ không cố thử nhấc gánh đó lên. Nỗi e ngại mệt nhọc làm tiêu tan lòng mong muốn được sở hữu quyền lực của tôi.
- Vậy anh thực sự từ chối sao Henri?
- Tôi đã nói với de Mouy và nay tôi nhắc lại với anh.
- Nhưng Henri thân mến trong những trường hợp như thế này, người ta không nói mà phải chứng minh.
Henri thở hổn hển như một người đấu vật cảm thấy địch thủ đang đè lên mình. Ông nói:
- Tôi sẽ chứng minh. Tối nay, vào chín giờ, danh sách các thủ lĩnh và kế hoạch hành động sẽ có ở chỗ anh. Thậm chí tôi đã trao lời từ chối của tôi cho de Mouy.
François nắm lấy tay Henri và nồng nhiệt siết trong tay mình.
Vừa lúc đó Catherine bước vào mà không báo danh theo thói quen của bà.
- Ở bên nhau! - Bà mỉm cười nói - Quả thật là hai anh em thân thiết!
- Tâu lệnh bà, tôi mong được như thế!
Henri nói với vẻ rất bình tĩnh, còn quận công d Alençon lại tái mặt đi vì lo âu. Rồi Henri lùi lại vài bước để Catherine tự do nói chuyện với con trai.
Thái hậu rút từ trong túi đựng tiền của mình ra một vật trang sức tuyệt đẹp.
- Chiếc ghim cài này được làm tại Florence và ta ban cho anh để anh đeo ở dây đeo kiếm. - Rồi bà hạ giọng tiếp - Nếu tối nay anh nghe có tiếng động nào bên phòng ông anh Henri tốt bụng của anh thì chớ có cử động gì hết đấy.
François nắm tay Thái hậu và hỏi:
- Lệnh bà có cho phép con chỉ cho Henri xem món quà đẹp mà Người ban không?
- Cứ làm hơn thế cũng được, anh hãy nhân danh anh và ta mà tặng cho Henri, vì ta đã ra lệnh làm cho anh ta một chiếc rồi.
- Anh có nghe thấy không, Henri? - François hỏi - Mẫu hậu ban cho tôi đồ trang sức này và khiến cho giá trị của nó càng quý giá hơn bằng cách cho phép tôi tặng lại anh.
Henri xuýt xoa trước vẻ đẹp của chiếc ghim cài và ra sức cám ơn. Khi những lời trầm trồ khen ngợi của ông đã ngớt. Thái hậu nói:
- Con ạ, ta cảm thấy hơi khó ở và ta sắp đi nằm, anh Charles rất mệt vì ngã ngựa và cũng đi nằm. Vậy nên tối nay chúng ta không dùng cơm trong gia đình, mọi người sẽ dùng bữa tại nhà. À này! Henri! Ta quên mất chưa khen ngợi anh về lòng dũng cảm và khéo léo của anh, anh đã cứu vua và cũng là người anh của anh, anh sẽ được ban thưởng.
- Thưa lệnh bà, tôi đã được thưởng rồi! - Henri nghiêng mình đáp.
- Do cái ý thức khiến anh làm tròn nhiệm vụ của mình, thưởng như thế vẫn chưa đủ - Catherine tiếp - Hãy tin rằng chúng ta Charles và ta, chúng ta sẽ nghĩ đến việc có thể xoá được món nợ với anh.
- Thưa lệnh bà, tất cả những gì do lệnh bà và anh Charles thân yêu của tôi làm đều rất được đón mừng.
Henri cúi mình thi lễ rồi bước ra.
"A, ông em François của tôi ai! - Henri vừa bước ra vừa nghĩ - Bây giờ mình tin chắc là sẽ không ra đi một mình. Cuộc âm mưu vốn đã có hình hài này lại vừa tìm được một cái đầu với một trái tim. Tuy nhiên phải cẩn thận. Catherine ban quà cho mình: có trò ma mãnh gì đây. Tối nay mình phải mạn đàm với Marguerite mới được".
Cứu Charles, Henri đã vượt ra ngoài việc cứu một người, ông đã ngăn cho ba vương quốc khỏi thay đổi chủ.
Quả thực, nếu Charles chết, quận công d Anjou sẽ trở thành vua Pháp, còn quận công d Alençon chắc chắn sẽ trở thành vua Ba Lan. Còn về xứ Navarre, vì quận công d Anjou là nhân tình của phu nhân de Condé nên hẳn là vòng vương miện Navarre sẽ được trả cho ông chồng vì sự dễ dãi của bà vợ.
Trong sự xáo động lớn lao đó, chẳng có gì tốt lành cho Henri cả ông chỉ đổi chủ, thế thôi. Và thấy rằng Charles là người vẫn còn dung thứ ông, ông lại phải thấy quận công d Anjou lên ngôi vua nước Pháp, mà ông này vốn dĩ rất tâm đầu ý hợp với bà mẹ Catherine, đã thề giết ông và chắc chắn sẽ giữ lời thề.
Tất cả những ý đó đã cùng nảy ra một lúc trong đầu ông khi ông thấy con lợn lòi lao xổ đến Charless IX. Và chúng ta đã thấy rõ kết quả sự suy tư nhanh như chớp này. Tính mạng ông đang gắn liền với tính mạng Charless.
Charles được cứu thoát bởi lòng tận tụy mà nhà vua khó lòng hiểu được nguyên do.
Nhưng Marguerite đã hiểu hết và nàng khâm phục lòng dũng cảm kỳ quặc của Henri vốn như tia chớp, chỉ lóe lên trong giông tố. Song điều không may vẫn còn? Thoát khỏi sự trị vì của quận công d Anjou chưa đủ, còn cần phải làm cho tự mình thành vua nữa. Cần phải tranh giành xứ Navarre với quận công d Alençon và ông hoàng Condé, nhất là còn cần phải rời bỏ cái triều đình này, nơi lúc nào ông cũng phải đứng chênh vênh như đứng giữa hai vực thẳm, nhưng việc rời bỏ nó phải được một hoàng tử Pháp hộ vệ.
Trên đường từ Bondy trở về, Henri đã suy nghĩ sâu xa về tình thế. Tới Louvre, kế hoạch của ông đã thảo xong.
Không tháo ủng, mình mẩy vẫn còn đầy bụi bặm và máu me như thế, Henri tới cung quận công d Alençon trong lúc ông này đang rất kích động, xoạc cẳng dạo những bước dài trong phòng.
Khi thấy Henri, ông hoàng phác một cử chỉ.
- Vâng, tôi hiểu - Henri vừa nói vừa nắm lấy hai tay quận công - Người anh em, anh giận tôi vì tôi là người đầu tiên khiến nhà vua để ý tới viên đạn của anh đã bắn vào chân ngựa của Người thay vì bắn vào con thú như anh định làm. Nhưng biết sao được? Tôi không thể kìm được tiếng kêu kinh ngạc. Vả lại, rồi nhà vua cũng sẽ tự nhận thấy thôi, phải không?
- Hẳn thế - d Alençon lẩm bẩm - Nhưng tôi chỉ có thể coi cái kiểu tố giác của anh là có dụng ý xấu, và như anh thấy đấy kết quả đã không phải gì khác hơn là đã khiến anh Charles nghi ngờ dụng ý của tôi và làm cho quan hệ giữa chúng tôi vẩn đục.
- Chúng ta sẽ bàn về việc đó sau. Còn về phần tôi có dụng ý tốt hay xấu đối với anh thì thế nào, tôi đã tự tới đây để xin anh xét đoán.
- Được, anh nói đi, tôi nghe - Quận công d Alençon nói với vẻ giữ gìn thường ngày.
- Khi tôi đã nói thì anh sẽ thấy rõ các ý định của tôi là thế nào, François ạ, vì lời tâm tình mà tôi thổ lộ với anh đây vượt ra ngoài tất cả những sự giữ gìn và thận trọng, và khi tôi nói xong thì chỉ một lời thôi anh cũng có thể khiến tôi nguy.
- Chuyện gì vậy kìa? - François bắt đầu nao núng.
- Tuy nhiên - Henri nói tiếp - Tôi đã do dự rất lâu trước khi nói với anh về cái điều đã đưa tôi đến đây, nhất là sau cái kiểu mà anh cố tình làm ngơ hôm nay.
- Quả thật tôi không hiểu, anh muốn nói gì. Henri? - François tái mặt.
- François ạ, tôi tha thiết với các quyền lợi của anh đến mức tôi phải báo với anh rằng những người Tân giáo đã cho tiến hành những cuộc vận động với tôi.
- Vận động à? Vận động gì?
- Một trong số họ, ông de Mouy , con trai của ông de Mouy can trường đã bị Maurevel ám sát, anh biết đấy...
- Đúng thế.
- Thế này, ông ta liều mạng đến báo với tôi rằng tôi đang bị cầm tù.
- A! Thật à? Thế anh trả lời ông ta thế nào?
- François, anh biết rằng tôi rất yêu quý Charles là người đã cứu sống tôi và Thái hậu đã thay thế mẹ tôi. Vậy nên tôi đã từ chối tất cả những sự mời mọc mà ông ta dành cho tôi.
- Thế những sự mời mọc đó là gì?
- Những người Tân giáo muốn tái lập lại ngai vàng xứ Navarre, và vì trên thực tế ngai vàng này theo thừa kế là thuộc về tôi nên họ dành nó cho tôi.
- Vâng, vậy là de Mouy đáng lẽ nhận được sự ưng thuận mà ông ta tới cầu xin anh thì đã lại nhận được sự từ chối của anh.
- Lời từ chối chính thức... thậm chí lại còn viết ra nữa. Nhưng từ lúc đó tới nay... - Henri tiếp tục.
- Anh hối hận rồi chăng, Henri? - d Alençon ngắt lời.
- Không, tuy nhiên tôi nghĩ là đã nhận thấy de Mouy, do bất bình với tôi, nên hướng những mục tiêu của mình về phía khác.
- Về đâu vậy? - François hấp tấp hỏi.
- Tôi cũng không biết. Có lẽ là về phía ông hoàng Condé.
- Ừ cũng có thể.
- Vả lại - Henri tiếp - Tôi có một cách rất chắc chắn để biết được người thủ lĩnh mà ông ta đã tự chọn.
François trở nên nhợt nhạt.
- Nhưng nội bộ những người Tân giáo bị chia rẽ - Henri vẫn tiếp tục - Dù can trường và trung thực đến mấy, de Mouy cũng chỉ là đại diện cho một phần trong phe. Bộ phận kia cũng không phải là không đáng chú ý, họ vẫn chưa mất hết hy vọng đưa được lên ngôi,cánh tay Henri de Navarre này mà sau những giây phút do dự ban đầu có thể nay đã nghĩ lại.
- Anh nghĩ thế ư?
- Ồ ngày nào mà tôi chẳng nhận được những chứng cớ.
Cái nhóm người đã theo chúng ta trong cuộc săn, anh có nhận thấy họ gồm những người như thế nào không?
- Có đó là những quý tộc cải đạo.
- Còn người thủ lĩnh nhóm đó đã ra hiệu cho tôi thì anh có nhận ra ai không?
- Có, đó là tử tước de Turenne.
- Vậy anh có hiểu họ đề nghị với tôi điều gì không?
- Họ đề nghị anh bỏ trốn.
- Vậy rõ ràng còn một phe nữa có mong muốn khác với điều ông de Mouy muốn - Henri nói trong lúc François bắt đầu tỏ ra lo lắng.
- Một phe nữa à?
- Vâng, và tôi xin nói với anh là phe đó rất mạnh cho nên để được thành công cần phải thống nhất hai phe nhóm của Turenne và de Mouy. Việc âm mưu đang được tiến hành, các đội quân đã được chỉ định, người ta chỉ còn đợi hiệu lệnh. Và trong tình huống tối hậu này đòi hỏi ở tôi một giải pháp nhanh chóng thì tôi lại phải xét tới hai quyết định mà tôi đang còn lưỡng lự. Nay tôi xin trình bày với anh về hai quyết định đó như là với một người bạn
- Anh cứ coi như là với một người anh em đi.
- Vâng, như với một người anh em - Henri lặp lại.
- Vậy anh nói đi, tôi nghe đây.
Trước tiên, tôi phải bày tỏ với anh về trạng thái tâm hồn tôi François thân mến ạ. Tôi không có mong muốn, không có tham vọng, không có năng lực nào. Tôi chỉ là một anh quý tộc quê mùa hiền lành, nghèo, ưa khoái cảm và rụt rè. Cái nghề làm người âm mưu chỉ cho tôi thấy trước những sự thất sủng mà dù cô nhìn thấy ngai vàng trước mắt cũng không bù lại được.
- A, Henri! Anh tự làm thiệt hại cho mình đấy. Thật đáng buồn cái cảnh một ông hoàng mà vận hạnh bị bó buộc bởi dòng phụ hệ hoặc bởi một con người trong sự nghiệp vinh quang.
- Tôi chẳng tin những điều anh nói đâu. Tuy nhiên, François ạ, những điều tôi nói với anh là thật đến nỗi nếu như tôi có một người bạn thực sự, tôi sẽ vì anh ta mà từ bỏ thế lực mà cái phe đảng quan tâm tới tôi muốn dâng lên tôi. Nhưng - Henri thở dài nói thêm - Tôi không có được người bạn như thế.
- Có thể có đấy. Chắc là anh nhầm.
- Không đâu! Quái thật! Trừ anh ra, François, tôi không thấy ai gắn bó với tôi cả. Thế nên thực tình tôi nghĩ thà báo cho đức vua về những điều đang xảy ra còn hơn là để cho cái ý đồ đến lúc thất bại với những sự xâu xé khủng khiếp sẽ phơi bày ra một người... vô hạnh nào đấy... Tôi sẽ không nói rõ tên ai, không nêu xứ sở lẫn ngày tháng, nhưng tôi sẽ báo trước tai hoạ.
- Chúa ơi! - François không kìm được nỗi kinh hoàng thốt lên - Anh nói gì vậy? Sao? Anh? Anh là niềm hy vọng duy nhất của phe Tân giáo từ khi đô đốc mất đi! Anh? Một người Tân giáo cải đạo, mà lại còn cải đạo rất dở nữa, ít ra là theo người ta bảo thế, anh lại kề dao vào cổ anh em mình ư? Ôi Henri, anh có biết rằng làm như vậy là anh đưa tất cả những người theo Calvin vào một ngày lễ Saint-Barthélémy thứ hai hay không? Anh có biết rằng Catherine chỉ mong có một dịp như thế để thanh toán nốt những kẻ nào còn sống sót hay không?
Quận công run rẩy, mặt ông vằn lên những vệt đỏ tái lẫn lộn, ông siết tay Henri để cầu khẩn ông này từ bỏ cái quyết định sẽ làm ông lâm nguy đó.
- Sao cơ - Henri nói với vẻ chất phác thật hoàn hảo - François, anh nghĩ rằng sẽ có rất nhiều bất hạnh đến thế kia - Tuy nhiên, tôi nghĩ là với lời hứa của đức vua, ông sẽ đảm bảo được cho tính mạng của những kẻ bất cẩn.
- Lời hứa của đức vua Charless IX ư, Henri? Ê này, đô đốc chẳng đã được hứa là gì? Và chính anh cũng chẳng đã được hứa là gì? Ôi, Henri, tôi xin nói với anh rằng, nếu anh làm như thế, anh sẽ giết họ cả nút. Không chỉ họ mà thôi đâu, mà cả những ai có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với họ nữa kia.
Henri tỏ ra suy nghĩ một lát:
- Nếu như tôi là một ông hoàng có thế lực ở triều đình chắc tôi sẽ hành động khác. Chẳng hạn, vào địa vị anh, François, hoàng tử Pháp, người thừa kế khả dĩ của ngôi báu...
François lắc đầu một cách châm biếm, rồi hỏi:
- Ở địa vị tôi, anh làm gì cơ?
- François ạ, ở địa vị anh, tôi sẽ đứng lên làm thủ lãnh phong trào để điều khiển nó. Tên tuổi và sự tín nhiệm vào tôi sẽ đảm bảo với lương tâm tôi về tính mạng của những kẻ phản loạn. Và trước tiên là tôi dành được phần lợi cho tôi, sau đó là cho đức vua, có lẽ thế, trong một công cuộc mà nếu khác đi sẽ có thể gây hại rất lớn cho nước Pháp.
D Alençon lắng nghe những lời đó với một niềm vui khiến cho tất cả thớ thịt trên gương mặt ông ta nở nang ra.
Anh nghĩ phương cách đó có thể thực hiện được không? - François hỏi - Và nó sẽ tránh cho chúng ta khỏi tất cả những tai hoạ mà anh tiên đoán ư?
- Tôi tin chứ, những người Tân giáo yêu quý anh: bề ngoài khiêm tốn của anh, địa vị cao và lại thế của anh, cuối cùng là lòng độ lượng mà anh vẫn thường tỏ ra đối với những người Tân giáo khiến họ hướng về phục vụ anh.
- Nhưng trong phe còn có chia rẽ, những người ủng hộ anh liệu có ủng hộ tôi không?
- Tôi xin chịu trách nhiệm lôi kéo họ cho anh vì hai lý do.
- Lý do gì?
- Trước hết là nhờ vào lòng tin của các thủ lĩnh đối với tôi, thứ nữa là nhờ vào sự e sợ của họ đối với điện hạ, khi Người đã biết tên họ...
- Nhưng những tên ấy thì ai tiết lộ cho tôi?
- Tôi chứ còn ai! Quái quỷ thật!
- Anh sẽ làm như thế à?
- François, anh nghe này, tôi đã nói với anh rằng tôi chỉ có yêu quý có anh ở trong triều - Henri tiếp tục - Chắc hẳn đó là vì anh cũng bị ngược đãi như tôi, với lại vợ tôi cũng yêu quý anh với một tình quý mến không gì sánh nổi...
François đỏ mặt lên vì hài lòng.
- Hãy nghe tôi, François ạ - Henri tiếp - Hãy nắm lấy việc này, hãy trị vì xứ Navarre. Và miễn là anh dành cho tôi một chỗ trên bàn ăn của anh và một khu rừng đẹp để đi săn thì tôi sẽ tự coi mình là kẻ sung sướng rất mực.
- Trị vì xứ Navarre! Thế nhưng nếu...
- Nếu quận công d Anjou được phong làm vua Ba Lan phải không? Tôi nói nốt hộ anh đấy.
François nhìn Henri với vẻ sợ hãi.
- Thế này, anh nghe đây nhé, François! Vì chẳng có gì lọt khỏi mắt anh được, và tôi suy luận chính là theo cái giả thiết đó: nếu quận công d Anjou được phong làm vua Ba Lan và anh Charles của chúng ta, lạy Chúa xin giữ gìn cho, băng hà thì từ Pau tới Paris chỉ có hai trăm dặm còn từ Cracovie tới Paris lại có những bốn trăm dặm. Vậy anh sẽ có mặt ở đây để đón nhận quyền thừa kế trong lúc đó thì vua Ba Lan mới chỉ được biết rằng ngai vàng trống chỗ thôi. Khi đó, nếu anh hài lòng về tôi, François ạ, anh sẽ ban cho tôi vương quốc Navarre ấy, nó sẽ chỉ là một bông hoa trang điểm cho vương miện của anh thôi, và như thế thì tôi chấp nhận. Điều tệ hại nhất có thể xảy đến với anh là ở lại làm vua nơi đó và xây một tổ ấm vương giả sống cùng với gia đình tôi. Còn ở đây thì anh là gì? Một ông hoàng nghèo bị ngược đãi, một hoàng tử con thứ ba đáng thương, đầy tớ của hai ông anh và chỉ một ý ngông cũng có thể đẩy anh tới ngục Bastille được.
- Vâng, vâng, tôi cảm thấy rõ điều đó, rõ ràng đến nỗi tôi không thể hiểu được việc anh từ bỏ cái kế hoạch mà anh đề nghị với tôi. Phải chăng tim anh không còn đập nữa?
Và quận công đặt tay lên tim ông anh rể, Henri mỉm cười bảo:
- Có những gánh quá nặng đối với một số người. Tôi sẽ không cố thử nhấc gánh đó lên. Nỗi e ngại mệt nhọc làm tiêu tan lòng mong muốn được sở hữu quyền lực của tôi.
- Vậy anh thực sự từ chối sao Henri?
- Tôi đã nói với de Mouy và nay tôi nhắc lại với anh.
- Nhưng Henri thân mến trong những trường hợp như thế này, người ta không nói mà phải chứng minh.
Henri thở hổn hển như một người đấu vật cảm thấy địch thủ đang đè lên mình. Ông nói:
- Tôi sẽ chứng minh. Tối nay, vào chín giờ, danh sách các thủ lĩnh và kế hoạch hành động sẽ có ở chỗ anh. Thậm chí tôi đã trao lời từ chối của tôi cho de Mouy.
François nắm lấy tay Henri và nồng nhiệt siết trong tay mình.
Vừa lúc đó Catherine bước vào mà không báo danh theo thói quen của bà.
- Ở bên nhau! - Bà mỉm cười nói - Quả thật là hai anh em thân thiết!
- Tâu lệnh bà, tôi mong được như thế!
Henri nói với vẻ rất bình tĩnh, còn quận công d Alençon lại tái mặt đi vì lo âu. Rồi Henri lùi lại vài bước để Catherine tự do nói chuyện với con trai.
Thái hậu rút từ trong túi đựng tiền của mình ra một vật trang sức tuyệt đẹp.
- Chiếc ghim cài này được làm tại Florence và ta ban cho anh để anh đeo ở dây đeo kiếm. - Rồi bà hạ giọng tiếp - Nếu tối nay anh nghe có tiếng động nào bên phòng ông anh Henri tốt bụng của anh thì chớ có cử động gì hết đấy.
François nắm tay Thái hậu và hỏi:
- Lệnh bà có cho phép con chỉ cho Henri xem món quà đẹp mà Người ban không?
- Cứ làm hơn thế cũng được, anh hãy nhân danh anh và ta mà tặng cho Henri, vì ta đã ra lệnh làm cho anh ta một chiếc rồi.
- Anh có nghe thấy không, Henri? - François hỏi - Mẫu hậu ban cho tôi đồ trang sức này và khiến cho giá trị của nó càng quý giá hơn bằng cách cho phép tôi tặng lại anh.
Henri xuýt xoa trước vẻ đẹp của chiếc ghim cài và ra sức cám ơn. Khi những lời trầm trồ khen ngợi của ông đã ngớt. Thái hậu nói:
- Con ạ, ta cảm thấy hơi khó ở và ta sắp đi nằm, anh Charles rất mệt vì ngã ngựa và cũng đi nằm. Vậy nên tối nay chúng ta không dùng cơm trong gia đình, mọi người sẽ dùng bữa tại nhà. À này! Henri! Ta quên mất chưa khen ngợi anh về lòng dũng cảm và khéo léo của anh, anh đã cứu vua và cũng là người anh của anh, anh sẽ được ban thưởng.
- Thưa lệnh bà, tôi đã được thưởng rồi! - Henri nghiêng mình đáp.
- Do cái ý thức khiến anh làm tròn nhiệm vụ của mình, thưởng như thế vẫn chưa đủ - Catherine tiếp - Hãy tin rằng chúng ta Charles và ta, chúng ta sẽ nghĩ đến việc có thể xoá được món nợ với anh.
- Thưa lệnh bà, tất cả những gì do lệnh bà và anh Charles thân yêu của tôi làm đều rất được đón mừng.
Henri cúi mình thi lễ rồi bước ra.
"A, ông em François của tôi ai! - Henri vừa bước ra vừa nghĩ - Bây giờ mình tin chắc là sẽ không ra đi một mình. Cuộc âm mưu vốn đã có hình hài này lại vừa tìm được một cái đầu với một trái tim. Tuy nhiên phải cẩn thận. Catherine ban quà cho mình: có trò ma mãnh gì đây. Tối nay mình phải mạn đàm với Marguerite mới được".
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.