Chương 32: Bên Bờ Hồ Ngưng Bích
Dạ Du
06/04/2023
Đang đứng trò chuyện cùng Thu Đào, Lê Tuấn bỗng cảm thấy trong người như có một ngọn lửa bùng lên mỗi lúc một mãnh liệt. Không hiểu do ma lực
nào thúc đẩy mà chàng cứ chăm chăm nhìn vào đôi má, đôi môi chúm chím
của Thu Đào, mỗi ánh mắt nụ cười của nàng lúc này bỗng quyến rũ lạ lùng
làm chàng nhìn đến nỗi hoa mắt, đôi chân rụng rời không đứng vững. Được
Thu Đào dìu đi đến xích đu, đôi tay được ôm gọn lưng eo thon thả mềm
mại, mùi hương dễ chịu tỏa ra trong làn tóc làm Lê Tuấn không thể nào
kiềm lòng được. Cú vấp ngã nằm hẳn lên xích đu làm hai thân thể áp sát
nhau như một giọt nước làm tràn ly, một cơn gió nhẹ đủ thổi bùng ngọn
lửa, Lê Tuấn như quên hết mọi sự trên thế gian, chàng bất chấp bị Thu
Đào chống cự quyết liệt vẫn kéo ghì được đôi môi ấy mà ngấu nghiến. Cảm
xúc dâng trào điều khiển bàn tay chàng lần hẳn vào trong cổ áo rồi lôi
mảnh vải lụa ra xé tan tành. Đang trong cơn say tình, bỗng môi chàng đau nhói, vị máu vừa mặn vừa nồng làm Lê Tuấn khẽ nhíu mày rồi mở mắt ra
nhìn Thu Đào, hai gương mặt áp sát nhau đến nổi hơi thở nóng ấm của họ
phả vào mặt nhau đến ngột ngạt. Thấy chàng vẫn chưa tỉnh hẳn nên Thu Đào chớp lấy thời cơ rút cây trâm cài tóc đâm mạnh vào bả vai làm Lê Tuấn
kêu lên:
- Aaa!
Bị cơn đau đánh thức, Lê Tuấn buông tay ra chụp lấy vết thương đang chảy máu. Chàng bóp trán cố chiến đấu với liều xuân dược đang phát tán, quay sang nhìn thì thấy Thu Đào ngồi bên cạnh, bộ dạng quần áo xốc xếch, tóc tai bung xõa với đôi mắt trợn tròn sợ hãi, chàng thì thầm một câu đứt quãng:
- Trẫm.. bị trúng thuốc, xin lỗi!
Nói xong Lê Tuấn đứng phắt dậy lao xuống mặt hồ trước sự bàng hoàng của Thu Đào.
Ngưng Bích Hồ thơ mộng vẫn đứng đấy như một ốc đảo bình yên giữa chố cung đình đầy tranh đoạt. Bánh xe nước giữa hồ cứ quay đều đều đổ từng gáo nước xuống hòn non bộ nghe róc rách.
- Ùm!
Không gian yên tĩnh chợt vang lên tiếng động của một người vừa nhảy ùm xuống hồ, nước bắn lên tung tóe. Lê Tuấn chìm hẳn xuống đáy hồ, chàng không vội ngoi lên mà cố ngâm thật lâu trong dòng nước lạnh ngắt giữa mùa đông. Thu Đào sau phút giây bàng hoàng đang lúng túng nhặt mảnh vải bị xé rách lúc nãy lên che lấy bờ vai nuột nà. Trâm cài tóc bị rút xuống, mái tóc bung xõa ôm gọn tấm lưng, Thu Đào đưa tay lên làm lược vuốt lại cho đỡ rối rồi run rẩy ngồi đợi. Hơn một phút trôi qua vẫn chưa thấy Lê Tuấn nổi lên, nàng hốt hoảng chạy đến bên bờ hồ chỗ lúc nãy Lê Tuấn đã nhảy xuống, một tay vẫn còn ôm trước ngực để giữ cho chiếc áo khoát ngoài đã rách nát khỏi bị tuột, một tay đưa ra khuấy khuấy xuống nước và gọi lớn:
- Lê Tuấn! Lê Tuấn! Chàng đâu rồi?
Lo lắng đến sắp khóc, Thu Đào nhúng một chân xuống nước định nhảy theo tìm Lê Tuấn. Lúc ấy, thình lình một bàn tay từ dưới đáy hồ rẽ nước chụp lấy chân Thu Đào hất mạnh lên bờ làm nàng mất thăng bằng ngã ngửa ra đất. Nửa thân trên của Lê Tuấn xuất hiện trên mặt nước, chàng đứng bám vào một hòn đá gần bờ mà thở hồng hộc để lấy lại sức. Thu Đào sau cú ngã bất ngờ cũng đang lồm cồm ngồi dậy. Lê Tuấn nhìn nàng ngồi co ro đến tội nghiệp, nhưng bản thân bị trúng xuân dược nên không dám đến gần Thu Đào nữa, chàng bặm môi cố đứng ngâm mình trong nước lạnh thêm chút nữa để dập tắt ngọn lửa đang thiêu đốt thân thể mình. Mặt chàng tái nhợt đi vì lạnh, khóe môi rướm máu do lúc nguy cấp đã bị Thu Đào cắn vào để chống trả. Bả vai bên phải của chàng cũng đang chảy máu vì bị trâm cài tóc của Thu Đào đâm, vết thương khá sâu làm máu thấm ra lần áo ngoài, lại bị ngâm vào nước lạnh nên vô cùng đau nhức.
Bộ dạng thảm hại của chàng làm Thu Đào bật khóc, nàng bò đến bên cạnh định kéo Lê Tuấn lên nhưng bị chàng ngăn cản:
- Đừng lại đây! Nước lạnh lắm! Trẫm không sao!
- Ta.. ta xin lỗi! Ta không cố ý! – Thu Đào nói trong tiếng nấc nghẹn.
- Trẫm biết! Ở yên đấy! Đừng đến gần Trẫm!
Nói xong Lê Tuấn hít một hơi sâu rồi nhắm mắt bặm môi tiếp tục chịu trận dưới hồ. Thu Đào chỉ còn biết sụt sùi khóc và ngồi yên chờ đợi.
Đêm mỗi lúc một khuya, sương dày và gió lạnh.
Tiếng róc rách giữa hồ vẫn đều đều hòa cùng bản hòa tấu của côn trùng giữa đêm tĩnh mịch.
Khi cảm thấy hoàn toàn tỉnh táo Lê Tuấn mới bước lên bờ. Thu Đào nhìn thấy chàng có động tĩnh thì rất vui mừng nhưng vẫn lùi về sau hai ba bước để phòng thủ, mắt dán chặt vào chàng quan sát nhất cử nhất động. Lê Tuấn toàn thân ướt sũng đi nhanh ra đình hóng mát giữa hồ, chàng giật lấy tấm khăn trãi bàn mang đến choàng lên cho Thu Đào rồi nhìn nàng bằng đôi mắt dịu dàng xen lẫn nỗi áy náy:
- Nàng có bị thương ở đâu không? Trẫm.. Trẫm cũng không cố ý..
Thu Đào biết biểu hiện hôm nay của chàng chắc chắn là có duyên cớ khác, nàng chẳng những không giận mà còn òa khóc xoa tay lên vết thương trên bả vai của Lê Tuấn.
Đưa tay lau giọt nước mắt trên má Thu Đào, Lê Tuấn kéo tấm khăn trãi bàn lại trùm kín hai vai cho nàng. Chàng dùng năm ngón tay luồn vào chân tóc nàng rồi kéo trượt xuống tận vai để vuốt lại cho đỡ rối, chỉ một lúc sau búi tóc xinh xắn đã được Lê Tuấn tự tay vấn tạm lên giữa đỉnh đầu cho Thu Đào. Trâm bạc xỏ ngang hờ hững, tóc mai lòa xòa trước trán được chàng vén gọn sang hai bên thái dương, đoạn nói:
- Về thôi!
* * *
Quảng Hằng Các hôm nay là một ngày náo nhiệt, người trên kẻ dưới tất bật chuẩn bị phòng ở cho Thu Đào trong những ngày bị cấm túc, và còn cả một sủng thiếp của mới của Bình Nguyên Vương nữa, tú nữ Nguyễn Kim Ngọc.
Đêm đã khuya nhưng các cung nhân chỗ của Kim Ngọc vẫn chưa được nghỉ ngơi, căn phòng của nàng vẫn sáng đèn, chốc chốc lại có người bưng trà rót nước, châm than sưởi ấm cho nàng. Lê Hạo không tiện vào tận giường thăm hỏi nhưng chàng vẫn ngồi bên ngoài, nhìn chiếc bóng mờ mờ của Kim Ngọc qua bức bình phông thêu hoa cúc.
Buổi chiều sau khi uống thang thuốc dưỡng ngoại thương an thần, Kim Ngọc đã thiếp đi trong cơn đau ê ẩm ở sau lưng do thọ trượng hình. Mặc dù được Đào Biểu dặn dò nên người lính thi hành hình phạt đã nhẹ tay phần nào, nhưng da thịt mềm mại của Kim Ngọc quả thật không kham nổi ba trượng to như thế, mông đùi sưng tấy lên không thể nằm ngửa được nên khó khăn lắm nàng mới chợp mắt được.
Dần dần tỉnh lại sau giấc ngủ chóng vánh, Kim Ngọc lờ mờ nhận ra mình đang ở một căn phòng rộng rãi và tươm tất hơn rất nhiều, chăn ấm nệm êm, cung nhân hầu hạ có đến bốn người đang quây quần bên cạnh. Chớp mắt vài cái, Kim Ngọc trở mình định ngồi dậy và lên tiếng:
- Muộn rồi, làm ơn đưa ta về phòng!
Nghe giọng nàng, Lê Hạo tuy không bước vào nhưng đã đứng dậy hướng mắt về phía giường nằm của Kim Ngọc nói:
- Kim Ngọc tiểu thư, nàng đã tỉnh! Vết thương còn đau không?
Nhận ra tiếng nói của Lê Hạo, Kim Ngọc vội nhìn lại bản thân một lượt rồi cảm thấy xấu hổ vì đang bị thương ở mông, nàng khẽ nhăn mặt vì thẹn, dùng chăn che kín người như sợ bị chàng nhìn thấy điệu bộ xấu xí của mình, rồi trả lời:
- Thiếp không sao! Xin chàng hãy mau trở về đi, trời đã khuya rồi! Thiếp tự về phòng được!
Nhận ra Kim Ngọc đang xấu hổ vì bị thương ở mông, không muốn gặp mặt mình, Lê Hạo khẽ cười một cái rồi nói:
- Nàng không cần đi đâu cả, từ nay cứ ở gian phòng này một mình, bốn cung nữ này bổn vương ban cho nàng!
Kim Ngọc nge xong liền ngước mắt lên nhìn, bốn cung nữ mặt hoa da phấn đồng loạt nhìn nàng cười gật đầu xác nhận. Quá hạnh phúc vì được ý trung nhân quan tâm nhưng không thể chạy đến trước mặt đích thân tạ ơn chàng, Kim Ngọc đáp lễ với giọng tiếc rẻ:
- Đa tạ Bình Nguyên Vương, khi khỏe lại thiếp sẽ đích thân đến đáp lễ cho chàng!
- Không cần đa lễ như thế! – Lê Hạo dịu dàng nói vọng vào.
Thu xếp ổn thõa cho Kim Ngọc xong, nỗi áy náy trong lòng đã vơi bớt, Lê Hạo bèn cáo biệt ra về.
Bước ra khỏi phòng của Kim Ngọc, Lê Hạo thong dong dạo bước trên còn đường đầy hoa cỏ của Quảng Hằng Các. Đêm nay sương dày, chàng đi được vài bước đã cảm thấy hơi lạnh hòa với hương hoa cỏ phủ kín khắp thân thể. Khẽ kéo chiếc áo khoát lại để che kín ngực, chàng chợt nhớ đến Thu Đào, không biết giờ này nàng đã được yên ổn nghỉ ngơi hay chưa, mười đầu ngón tay có còn sưng đau hay không, hôm nay bị Lê Tuấn phạt chép cung quy không biết nàng có hiểu ý của vua không hay lại vì thế mà tổn thương đau buồn. Chứng kiến sự việc hôm nay, Lê Hạo cũng hiểu Thu Đào bị hãm hại để tranh sủng, nhưng điều làm chàng hơi thất vọng là người đứng ra bảo vệ Thu Đào không phải là muội muội ruột thịt Thu Hằng, mà lại là cô nương ngốc Kim Ngọc chỉ một lần thọ ơn mà đã xả thân cứu nguy cho Thu Đào rồi. Cũng như Lê Tuấn, Lê Hạo cũng chọn cách từ đây phải đối xử tốt với Thu Hằng một chút, nhưng mục đích chính là để bảo vệ cho Kim Ngọc khỏi lòng ghen ghét của Thu Hằng.
Mãi nghĩ ngợi, chẳng biết thế nào mà bước chân Lê Hạo đã dừng lại trước gia kiều, bước sang bên kia chính là nơi của Thu Đào đang ở.
Trăng soi bóng chàng nghiêng nghiêng trên mặt đất, mắt đăm đăm nhìn về phía xa, nửa muốn bước đến, nửa muốn rời đi. Quan tâm lo lắng chính là gián tiếp làm hại, lạnh lùng xa cách mới bảo vệ được cho người mình thương yêu thương, ông trời quả thật biết cách trêu người. Chàng nhếch mép cười cay đắng, chấp tay sau lưng ngẩng đầu lên trời như than như trách.
- Rắc.. rắc!
Tiếng bước chân giẫm phải một cành cây khô phát ra nơi góc tường thu hút sự chú ý của Lê Hạo, chàng nheo mắt nhìn về phía con đường nhỏ thông ra hậu viện. Dưới ánh trăng mờ, hai cái bóng trắng dần dần xuất hiện trước mắt, Lê Hạo lên vừa tiến đến vừa lớn tiếng hỏi:
- Ai!
Nghe tiếng hô của Lê Hạo, Lê Tuấn quay sang nhìn bộ dạng tả tơi của Thu Đào rồi khẽ nhíu mày không vừa lòng, chàng tháo nốt lần áo khoát ngoài ra, giật lấy chiếc khăn trãi bàn Thu Đào đang quấn trên người trước sự hoang mang của nàng, Thu Đào thấy lại bị chàng "lột quần áo" liền hốt hoảng "
- Lại lên cơn nữa à?
Lê Tuấn giằng lấy tấm khăn rồi mặc áo khoát ngoài cho Thu Đào dù chiếc áo đang ước sũng, chàng vừa cột dây áo cho kín kẽ vừa giải thích:
- Nàng định mặc chiếc áo tả tơi như thế này đứng trước mặt đàn ông sao?
- Vậy từ nãy đến giờ chàng không phải đàn ông sao? – Thu Đào khó chịu vì bị bắt mặc áo ướt nên cong môi lên bắt bẻ.
Lê Tuấn nghiến răng cốc đầu nàng một cái rồi nghiêm nghị nói:
- Trẫm vẫn chưa tính sổ việc nàng tùy tiện cho người khác vào tẩm điện đấy nhé, chỉ một mình Trẫm mới có quyền nhìn thấy bộ dạng này của nàng, hiểu chưa!
- Sao chàng gia trưởng quá vậy, ta còn mặc cả áo hai dây đi bar nữa kìa, có chết ai đâu?
Thu Đào bực bội lẩm bẩm một tràng toàn là từ ngữ hiện đại khiến Lê Tuấn chau mày cố hiểu được ý nghĩa của câu nói:
- Nàng nói gì Trẫm nghe không hiểu?
Lúc này, Lê Hạo đã chạy đến chỗ của hai người đang đứng, Lê Tuấn dùng một tay đẩy Thu Đào ra đứng nép sau lưng mình rồi quay mặt lại đáp:
- Là Trẫm!
Nhận ra Lê Tuấn, Lê Hạo vội hành lễ rồi chăm chăm nhìn Thu Đào đang đứng sau lưng. Ba người ngượng ngùng im lặng, cứ thế đứng như trời trồng một lúc rất lâu.
Lê Tuấn quần áo ướt sũng và xộc xệch, vài sợi tóc rối bời bết nước rủ xuống trên vầng trán. Thu Đào đứng phía sau lưng lại đang mặc áo của Lê Tuấn, chiếc áo rộng thùng thình che khắp thân thể như đang cố giấu diếm lần y phục không lành lặn bên trong. Tình huống này bất cứ ai rơi vào đều phải nghĩ mình đang chen ngang việc tế nhị của một cặp đôi. Lê Hạo tim nhói đau, trong lồng ngực như có thứ gì đó chực chờ trào ra nhưng bị chàng kiềm lại, rồi dồn xuống thành nắm đấm giấu sau lưng. Bình tâm trở lại, Lê Hạo khẽ cúi đầu tránh nhìn thẳng vào hai người nói:
- Thần đệ thất lễ!
Thu Đào biết mình bị hiểu lầm, nàng thẹn thùng lắm nhưng mọi lời giải thích lúc này đều là dư thừa. Bởi nàng thân là thê tử tương lai của Lê Tuấn ai ai cũng biết, có gì đâu mà phải giải thích?
Thu Đào mặt đỏ gay khẽ liếc mắt lên trộm nhìn biểu cảm của Lê Hạo thì vừa hay bắt gặp ánh mắt chàng đang xoáy trên gương mặt mình. Nàng vội nhìn sang Lê Tuấn rồi đảo mắt đến chỗ vết thương trên bả vai đang chảy máu, đoạn nói với Lê Hạo:
- Hoàng Thượng đã bị thương, chàng hãy mau đưa người về băng bó đi!
Nói xong Thu Đào liền bỏ chạy một mạch về phía gia kiều, bóng dáng nàng nhúng nhảy dưới ánh trăng, càng lúc càng bé xíu lại trong đáy mắt Lê Tuấn. Mãi khi bóng nàng đã khuất hẳn, Lê Tuấn mới quay sang nhìn Lê Hạo với ánh mắt pha lẫn chút ngờ vực, chàng phe phẩy ống tay áo cho bớt ướt một chút rồi hỏi bằng một giọng điệu chất vấn chứ không ôn tồn hòa nhã như thường ngày:
- Đệ đến tìm nàng đúng không?
Ánh mắt Lê Hạo khẽ động, mặt có chút đổi sắc như thể bị bắt quả tang đang làm một việc lén lút, đôi môi khẽ mấp máy nhưng lại thôi, chỉ khẽ cúi đầu thấp một chút để thừa nhận và xin lỗi. Lê Tuấn tuy có chút ghen tuông nhưng chàng biết rõ Lê Hạo là một quân tử đường hoàng lỗi lạc nên thôi không muốn truy cùng đuổi tận, ánh nhìn của chàng dịu xuống một chút ngầm thu lại lời khiển trách, tuy vậy vẫn cố tình nhắc nhở:
- Chuyện bị bắt gặp ở tẩm điện chỉ vừa mới ổn thõa, nàng vẫn đang chịu phạt, Trẫm hi vọng lần sau nếu cần nói chuyện gì hai người nên chọn thời điểm thích hợp.. Tứ đệ! Chuyện trước kia đã là quá khứ, đừng tự dồn mình vào ngõ cụt!
Trước sự độ lượng và khéo léo của Lê Tuấn, Lê Hạo tuy có chút không cam tâm, có chút cố chấp không muốn buông bỏ, nhưng chung quy vẫn là số phận đã định, chàng chẳng thể làm gì khác hơn là lui về hành xử cho đúng với thân phận và địa vị của mình.
- Thần đệ biết lỗi!
Lê Hạo chấp hai tay trước mặt, cung kính nói lời tạ lỗi. Lê Tuấn đưa hai tay đỡ lấy người em thân thiết, rồi chàng nở một nụ cười hiền ra lệnh:
- Đêm nay hãy nghỉ lại chỗ của Trẫm! Lúc nãy sơ ý bị ngã xuống hồ Ngưng Bích nên y phục ướt hết cả, Trẫm đang bị lạnh nên muốn uống tách trà nóng nghe đệ thổi sáo!
Lê Hạo không nói gì, chàng đứng nép sang một bên mời vua đi trước rồi nối gót theo sau. Lê Tuấn chấp tay sau lưng bước lên phía trước, chàng khẽ ngoáy nhìn về phía sau trong phút chốc như định nói gì rồi lại thôi. Lê Hạo cứ thế hộ tống vua về Thừa Càn Cung với cảm xúc vô cùng hỗn tạp. Là yêu, là ghen, là nghĩa đệ huynh, là đạo quân thần, buông bỏ hay níu giữ thật khó lòng chọn lựa!
* * *
Lạng Sơn Vương phủ những ngày cuối năm lạnh lẽo và ảm đạm.
Lê Nghi Dân tâm trạng bực dọc nên phó thác mọi thứ trong phủ cho hai tướng lĩnh Phan Bang và Phạm Đồn, mặt khác cáo bệnh xin không vào chầu đã hơn mười hôm. Suốt ngày Nghi Dân ở lỳ trong phòng chú tâm đọc các loại sách vở, sử ký của người xưa truyền lại, kể cả lịch sử của các triều đại phương Bắc, hắn quên ăn quên ngủ cốt sao tìm cho ra kế sách đuổi đi tên kỳ đà cản mũi Nguyễn Xí, hoặc ít nhất cũng muốn tìm ra những bài học về chính biến mà các triều đại trước đã đúc kết.
Đang mãi vùi đầu vào trang sách thì tiếng bước chân quen thuộc của bà Dương Thị Bí làm Nghi Dân không thể làm lơ, hắn đặt quyển sách xuống đứng lên vái chào mẹ.
- Lam Kinh đã có tin gì chưa? – Dương Thị mở lời hỏi
Lê Nghi Dân thở dài chán nản:
- Lê Đắc Ninh nhanh nhẹn tháo vác nhưng lại sơ suất va chạm với Lý Lăng một lần ở Sử Quán, hơn nữa hắn còn phải ở chỗ Thái Hậu làm nội gián, không thể theo dõi Lý Lăng đến Lam Kinh được. Con đã phái tên vô dụng Lê Nhựt Đăng (*) cùng với hai võ tướng dưới trướng theo dõi Lý Lăng rồi!
Im lặng một lúc, Nghi Dân bỗng bực dọc phất mạnh tay áo rồi ngồi xuống uống một ngụm trà đánh" ực "một tiếng, rồi lại tiếp:
- Tên Lê Nhựt Đăng này đúng là kẻ hèn nhát vô dụng, đã gần mười ngày vẫn chưa thấy tin tức gì, nếu không phải tên khốn kiếp này có thứ tiểu xảo khua môi múa mép thì chắc chắn con đã không giao việc này cho hắn làm. Những tưởng hắn sẽ nhanh nhẹn mau chóng moi được tin tức, nào ngờ..
Lê Nghi Dân bỏ lửng câu nói, giằng tách trà xuống bàn một cái thật mạnh rồi khổ sở bóp trán nhăn nhó.
Dương Thị thấy con trai tỏ vẻ buồn bực nên bước đến gần xoa lên vai hắn, miệng nở nụ cười bí hiểm hệt như ngày bà ta còn là Lệ Phi, lòng dạ vẫn mưu mô xảo quyệt không chút thay đổi.
- Nguyễn Xí hiện là vật cản của con, kẻ địch của hắn sẽ thay con dọn dẹp, có gì mà phải lo lắng?
Lê Nghi Dân nghe qua lời mẹ nói liền ngưng bóp trán, ngẩng đầu nhìn lên đầy ngạc nhiên và tò mò, ánh mắt hắn ánh lên tia hi vọng như kẻ lạc giữa sa mạc tìm thấy ốc đảo xanh mướt.
Vốn rằng, từ thời Lê Thái Tổ, Nguyễn Xí và Đinh Liệt đã là hai vị võ tướng dũng mãnh, có tài lãnh binh đứng đầu trong nghĩa quân Lam Sơn ngày ấy. Hai người họ như cánh tay trái và cánh tay phải phò tá Lê Thái Tổ đánh giặc Minh rồi dựng nước. Xét quyền thế, binh lực, cả hai đều xếp vào hàng trọng thần của triều đình, khó phân định cao thấp. Xưa nay một núi không thể có hai hổ, Nguyễn Xí và Đinh Liệt tuy hết lòng trung thành với vua Lê, nhưng họ trời sinh đã khắt khẩu, ý kiến trái ngược, xưa nay luôn đấu tranh gay gắt không ai chịu ai, nhiều phen khiến Thái Tổ phải đau đầu hòa giải. Đây cũng chính là nguyên nhân Thái Tổ phải tách họ ra xa nhau để giữ yên cục diện, Đinh Liệt trấn giữ biên giới phía Bắc, Nguyễn Xí nhận lệnh xuôi về phía Nam đóng quân, như thế vừa canh giữ ổn thõa hai đầu bờ cõi vừa không cần suốt ngày đau đầu vì phân xử hơn thua giữa hai vị lão tướng.
Lần này, Nghi Dân cố ý cấu kết bọn lục lâm thảo khấu phá bỏ cầu đường để ngán chân Đinh Liệt không để ông ta tiếp ứng cho Lê Tuấn, nào ngờ Lê Tuấn lại nghĩ ra cách triệu tập Nguyễn Xí về hoàng thành trấn giữ, khiến kế hoạch của Nghi Dân đổ vỡ trong phút chốc. Tuy mối nghi hoặc về huyết thống còn đó, nhưng chỉ với lý do này thì không đủ để làm chính biến lật đổ được Lê Tuấn, nay lại thêm binh hùng tướng hậu của Nguyễn Xí trấn giữ hoàng thành, Nghi Dân dẫu có muốn lén hành thích vua rồi dùng thân phận trưởng tử từng là chủ Đông Cung để lên ngôi cũng không được. Tình thế ép buộc, Nghi Dân chỉ đành nuốt hận mà lùi bước.
Với Nghi Dân thì Nguyễn Xí là vật cản đường khó nuốt, nhưng với tâm cơ của Dương Thị, đây vừa hay lại là cơ hội trời ban cho mẹ con bà ta được hưởng cục diện" Trai cò đánh nhau, ngư ông đắc lợi"!
Dương Thị trước khi rời thư phòng của Nghi Dân còn cười một tràng dài đắc ý, bà dặn dò con trai:
- Ngày mai con phải vào chầu rồi đấy, đừng lười biếng nữa! Nhớ phải đích thân nhận việc phát thiếp mời dự cung yến đêm giao thừa cho các đại thần đấy!
* * *
Ngày hai mươi tháng chạp năm 1456.
Biên giới phía Bắc vài năm nay chiến sự đã lắng xuống.
Các tướng sĩ ngày ngày luyện tập trên thao trường cả năm khó tránh mệt mỏi, lại thêm không khí những ngày giáp Tết làm tâm trạng ai nấy đều nôn nao khó tả, chỉ muốn lười biếng vứt bỏ đao kiếm mà an nhàn hưởng một cái Tết thái bình.
Đinh Liệt tướng quân mặc áo giáp oai vệ, thanh kiếm Trấn Quốc được Thái Tổ ngự ban vẫn vắt ở thắt lưng như một huân chương thể hiện chiến tích lừng lẫy của ông thuở còn đánh giặc giữ nước. Ông đi đi lại lại giữa thao trường quan sát các tướng sĩ tập trận, mắt kiên định nghiêm khắc, khí thế ngút trời làm ai nấy nhìn thấy đều phải nể sợ mà không dám lơ là.
- Báo!
Tiếng hô của người lính truyền tin khiến Đinh Liệt tạm dừng việc thị sát, ông bước vào doanh trại rồi cho vời người lính vào để nghe tin. Vừa bước vào lều, Đinh Liệt ngạc nhiên vì thấy có nhiều lễ vật, quà cáp chất đầy một góc, Phan Bang – Tướng lĩnh dưới trướng của Lê Nghi Dân đã ngồi sẵn ở đó, thấy Đinh Liệt bước vào liền đứng lên vái chào hành lễ, đoạn thưa:
- Lạng Sơn Vương sai mạc tướng mang quà Tết và thiếp mời đến cho Đinh tướng quân. Hoàng Thượng mở cung yến đêm giao thừa, đặc biệt mời Đinh tướng quân trở về cùng tham dự.
Đinh Liệt nghe nhắc đến Hoàng Thượng liền nhớ đến việc vừa qua không thể dẫn binh về Thăng Long tiếp ứng, ông có ái ngại đáp:
- Nhờ Phan tráng sĩ chuyển lời thỉnh tội của lão thần đến Hoàng Thượng và Bình Nguyên Vương, vừa rồi lão thần được lệnh về kinh nhưng cầu đường hư hại, lở đất sạt đồi, thần lực bất tòng tâm không thể hoàn thành nhiệm vụ! Chẳng hay, việc nước có vì sự vắng mặt của lão thần mà trở ngại hay không?
Phan Bang nghe xong liền nhếch mép cố giấu nụ cười đắt ý, hắn thầm thán phục mẹ con Dương Thị đoán việc như thần, đoạn y theo kế hoạch mà giở trò khích tướng:
- À! Ngày đó Bình Nguyên Vương tuy có lệnh mời tướng quân về kinh, nhưng không ngờ Hoàng Thượng đã triệu Nguyễn Xí tướng quân về từ trước, hiện Cấm Vệ Quân của nội thành đều là thuộc hạ của Nguyễn tướng quân, Hoàng Thượng rất mực trọng dụng ngài ấy. Hoàng thành mọi việc ổn thõa, Đinh tướng quân cứ yên tâm!
Đinh Liệt nghe xong liền sa sầm nét mặt. Bị kẻ địch nhiều năm lợi dụng thời cơ đoạt lấy tính nhiệm của vua, với sự kiêu hãnh của một tướng quân tiếng tăm lẫy lừng, ông làm sao nuốt trôi cục tức này?
Tiễn Phan Bang ra khỏi cửa xong, Đinh Liệt cầm thiếp mời trong tay xem kỹ từng chữ, tự nhủ lần này nhất định phải về hoàng thành kịp lúc, không thể để Nguyễn Xí một mình độc chiếm tín nhiệm của Hoàng Thượng và Bình Nguyên Vương được! Ông nheo nheo đôi mắt, hướng về phía hoàng thành lẩm bẩm:
- Nguyễn Xí, hãy đợi đấy!
* * * Hết chương 32 ----
Chú thích:
1. (*) Lê Nhựt Đăng: Tên gọi mới của Lê Đắc Hoàng, do Lê Nghi Dân đặt lại lúc quyết định giữ lại Lê Đắc Hoàng bên cạnh làm con tin, buộc Lê Đắc Ninh phải làm việc cho mình.
- Aaa!
Bị cơn đau đánh thức, Lê Tuấn buông tay ra chụp lấy vết thương đang chảy máu. Chàng bóp trán cố chiến đấu với liều xuân dược đang phát tán, quay sang nhìn thì thấy Thu Đào ngồi bên cạnh, bộ dạng quần áo xốc xếch, tóc tai bung xõa với đôi mắt trợn tròn sợ hãi, chàng thì thầm một câu đứt quãng:
- Trẫm.. bị trúng thuốc, xin lỗi!
Nói xong Lê Tuấn đứng phắt dậy lao xuống mặt hồ trước sự bàng hoàng của Thu Đào.
Ngưng Bích Hồ thơ mộng vẫn đứng đấy như một ốc đảo bình yên giữa chố cung đình đầy tranh đoạt. Bánh xe nước giữa hồ cứ quay đều đều đổ từng gáo nước xuống hòn non bộ nghe róc rách.
- Ùm!
Không gian yên tĩnh chợt vang lên tiếng động của một người vừa nhảy ùm xuống hồ, nước bắn lên tung tóe. Lê Tuấn chìm hẳn xuống đáy hồ, chàng không vội ngoi lên mà cố ngâm thật lâu trong dòng nước lạnh ngắt giữa mùa đông. Thu Đào sau phút giây bàng hoàng đang lúng túng nhặt mảnh vải bị xé rách lúc nãy lên che lấy bờ vai nuột nà. Trâm cài tóc bị rút xuống, mái tóc bung xõa ôm gọn tấm lưng, Thu Đào đưa tay lên làm lược vuốt lại cho đỡ rối rồi run rẩy ngồi đợi. Hơn một phút trôi qua vẫn chưa thấy Lê Tuấn nổi lên, nàng hốt hoảng chạy đến bên bờ hồ chỗ lúc nãy Lê Tuấn đã nhảy xuống, một tay vẫn còn ôm trước ngực để giữ cho chiếc áo khoát ngoài đã rách nát khỏi bị tuột, một tay đưa ra khuấy khuấy xuống nước và gọi lớn:
- Lê Tuấn! Lê Tuấn! Chàng đâu rồi?
Lo lắng đến sắp khóc, Thu Đào nhúng một chân xuống nước định nhảy theo tìm Lê Tuấn. Lúc ấy, thình lình một bàn tay từ dưới đáy hồ rẽ nước chụp lấy chân Thu Đào hất mạnh lên bờ làm nàng mất thăng bằng ngã ngửa ra đất. Nửa thân trên của Lê Tuấn xuất hiện trên mặt nước, chàng đứng bám vào một hòn đá gần bờ mà thở hồng hộc để lấy lại sức. Thu Đào sau cú ngã bất ngờ cũng đang lồm cồm ngồi dậy. Lê Tuấn nhìn nàng ngồi co ro đến tội nghiệp, nhưng bản thân bị trúng xuân dược nên không dám đến gần Thu Đào nữa, chàng bặm môi cố đứng ngâm mình trong nước lạnh thêm chút nữa để dập tắt ngọn lửa đang thiêu đốt thân thể mình. Mặt chàng tái nhợt đi vì lạnh, khóe môi rướm máu do lúc nguy cấp đã bị Thu Đào cắn vào để chống trả. Bả vai bên phải của chàng cũng đang chảy máu vì bị trâm cài tóc của Thu Đào đâm, vết thương khá sâu làm máu thấm ra lần áo ngoài, lại bị ngâm vào nước lạnh nên vô cùng đau nhức.
Bộ dạng thảm hại của chàng làm Thu Đào bật khóc, nàng bò đến bên cạnh định kéo Lê Tuấn lên nhưng bị chàng ngăn cản:
- Đừng lại đây! Nước lạnh lắm! Trẫm không sao!
- Ta.. ta xin lỗi! Ta không cố ý! – Thu Đào nói trong tiếng nấc nghẹn.
- Trẫm biết! Ở yên đấy! Đừng đến gần Trẫm!
Nói xong Lê Tuấn hít một hơi sâu rồi nhắm mắt bặm môi tiếp tục chịu trận dưới hồ. Thu Đào chỉ còn biết sụt sùi khóc và ngồi yên chờ đợi.
Đêm mỗi lúc một khuya, sương dày và gió lạnh.
Tiếng róc rách giữa hồ vẫn đều đều hòa cùng bản hòa tấu của côn trùng giữa đêm tĩnh mịch.
Khi cảm thấy hoàn toàn tỉnh táo Lê Tuấn mới bước lên bờ. Thu Đào nhìn thấy chàng có động tĩnh thì rất vui mừng nhưng vẫn lùi về sau hai ba bước để phòng thủ, mắt dán chặt vào chàng quan sát nhất cử nhất động. Lê Tuấn toàn thân ướt sũng đi nhanh ra đình hóng mát giữa hồ, chàng giật lấy tấm khăn trãi bàn mang đến choàng lên cho Thu Đào rồi nhìn nàng bằng đôi mắt dịu dàng xen lẫn nỗi áy náy:
- Nàng có bị thương ở đâu không? Trẫm.. Trẫm cũng không cố ý..
Thu Đào biết biểu hiện hôm nay của chàng chắc chắn là có duyên cớ khác, nàng chẳng những không giận mà còn òa khóc xoa tay lên vết thương trên bả vai của Lê Tuấn.
Đưa tay lau giọt nước mắt trên má Thu Đào, Lê Tuấn kéo tấm khăn trãi bàn lại trùm kín hai vai cho nàng. Chàng dùng năm ngón tay luồn vào chân tóc nàng rồi kéo trượt xuống tận vai để vuốt lại cho đỡ rối, chỉ một lúc sau búi tóc xinh xắn đã được Lê Tuấn tự tay vấn tạm lên giữa đỉnh đầu cho Thu Đào. Trâm bạc xỏ ngang hờ hững, tóc mai lòa xòa trước trán được chàng vén gọn sang hai bên thái dương, đoạn nói:
- Về thôi!
* * *
Quảng Hằng Các hôm nay là một ngày náo nhiệt, người trên kẻ dưới tất bật chuẩn bị phòng ở cho Thu Đào trong những ngày bị cấm túc, và còn cả một sủng thiếp của mới của Bình Nguyên Vương nữa, tú nữ Nguyễn Kim Ngọc.
Đêm đã khuya nhưng các cung nhân chỗ của Kim Ngọc vẫn chưa được nghỉ ngơi, căn phòng của nàng vẫn sáng đèn, chốc chốc lại có người bưng trà rót nước, châm than sưởi ấm cho nàng. Lê Hạo không tiện vào tận giường thăm hỏi nhưng chàng vẫn ngồi bên ngoài, nhìn chiếc bóng mờ mờ của Kim Ngọc qua bức bình phông thêu hoa cúc.
Buổi chiều sau khi uống thang thuốc dưỡng ngoại thương an thần, Kim Ngọc đã thiếp đi trong cơn đau ê ẩm ở sau lưng do thọ trượng hình. Mặc dù được Đào Biểu dặn dò nên người lính thi hành hình phạt đã nhẹ tay phần nào, nhưng da thịt mềm mại của Kim Ngọc quả thật không kham nổi ba trượng to như thế, mông đùi sưng tấy lên không thể nằm ngửa được nên khó khăn lắm nàng mới chợp mắt được.
Dần dần tỉnh lại sau giấc ngủ chóng vánh, Kim Ngọc lờ mờ nhận ra mình đang ở một căn phòng rộng rãi và tươm tất hơn rất nhiều, chăn ấm nệm êm, cung nhân hầu hạ có đến bốn người đang quây quần bên cạnh. Chớp mắt vài cái, Kim Ngọc trở mình định ngồi dậy và lên tiếng:
- Muộn rồi, làm ơn đưa ta về phòng!
Nghe giọng nàng, Lê Hạo tuy không bước vào nhưng đã đứng dậy hướng mắt về phía giường nằm của Kim Ngọc nói:
- Kim Ngọc tiểu thư, nàng đã tỉnh! Vết thương còn đau không?
Nhận ra tiếng nói của Lê Hạo, Kim Ngọc vội nhìn lại bản thân một lượt rồi cảm thấy xấu hổ vì đang bị thương ở mông, nàng khẽ nhăn mặt vì thẹn, dùng chăn che kín người như sợ bị chàng nhìn thấy điệu bộ xấu xí của mình, rồi trả lời:
- Thiếp không sao! Xin chàng hãy mau trở về đi, trời đã khuya rồi! Thiếp tự về phòng được!
Nhận ra Kim Ngọc đang xấu hổ vì bị thương ở mông, không muốn gặp mặt mình, Lê Hạo khẽ cười một cái rồi nói:
- Nàng không cần đi đâu cả, từ nay cứ ở gian phòng này một mình, bốn cung nữ này bổn vương ban cho nàng!
Kim Ngọc nge xong liền ngước mắt lên nhìn, bốn cung nữ mặt hoa da phấn đồng loạt nhìn nàng cười gật đầu xác nhận. Quá hạnh phúc vì được ý trung nhân quan tâm nhưng không thể chạy đến trước mặt đích thân tạ ơn chàng, Kim Ngọc đáp lễ với giọng tiếc rẻ:
- Đa tạ Bình Nguyên Vương, khi khỏe lại thiếp sẽ đích thân đến đáp lễ cho chàng!
- Không cần đa lễ như thế! – Lê Hạo dịu dàng nói vọng vào.
Thu xếp ổn thõa cho Kim Ngọc xong, nỗi áy náy trong lòng đã vơi bớt, Lê Hạo bèn cáo biệt ra về.
Bước ra khỏi phòng của Kim Ngọc, Lê Hạo thong dong dạo bước trên còn đường đầy hoa cỏ của Quảng Hằng Các. Đêm nay sương dày, chàng đi được vài bước đã cảm thấy hơi lạnh hòa với hương hoa cỏ phủ kín khắp thân thể. Khẽ kéo chiếc áo khoát lại để che kín ngực, chàng chợt nhớ đến Thu Đào, không biết giờ này nàng đã được yên ổn nghỉ ngơi hay chưa, mười đầu ngón tay có còn sưng đau hay không, hôm nay bị Lê Tuấn phạt chép cung quy không biết nàng có hiểu ý của vua không hay lại vì thế mà tổn thương đau buồn. Chứng kiến sự việc hôm nay, Lê Hạo cũng hiểu Thu Đào bị hãm hại để tranh sủng, nhưng điều làm chàng hơi thất vọng là người đứng ra bảo vệ Thu Đào không phải là muội muội ruột thịt Thu Hằng, mà lại là cô nương ngốc Kim Ngọc chỉ một lần thọ ơn mà đã xả thân cứu nguy cho Thu Đào rồi. Cũng như Lê Tuấn, Lê Hạo cũng chọn cách từ đây phải đối xử tốt với Thu Hằng một chút, nhưng mục đích chính là để bảo vệ cho Kim Ngọc khỏi lòng ghen ghét của Thu Hằng.
Mãi nghĩ ngợi, chẳng biết thế nào mà bước chân Lê Hạo đã dừng lại trước gia kiều, bước sang bên kia chính là nơi của Thu Đào đang ở.
Trăng soi bóng chàng nghiêng nghiêng trên mặt đất, mắt đăm đăm nhìn về phía xa, nửa muốn bước đến, nửa muốn rời đi. Quan tâm lo lắng chính là gián tiếp làm hại, lạnh lùng xa cách mới bảo vệ được cho người mình thương yêu thương, ông trời quả thật biết cách trêu người. Chàng nhếch mép cười cay đắng, chấp tay sau lưng ngẩng đầu lên trời như than như trách.
- Rắc.. rắc!
Tiếng bước chân giẫm phải một cành cây khô phát ra nơi góc tường thu hút sự chú ý của Lê Hạo, chàng nheo mắt nhìn về phía con đường nhỏ thông ra hậu viện. Dưới ánh trăng mờ, hai cái bóng trắng dần dần xuất hiện trước mắt, Lê Hạo lên vừa tiến đến vừa lớn tiếng hỏi:
- Ai!
Nghe tiếng hô của Lê Hạo, Lê Tuấn quay sang nhìn bộ dạng tả tơi của Thu Đào rồi khẽ nhíu mày không vừa lòng, chàng tháo nốt lần áo khoát ngoài ra, giật lấy chiếc khăn trãi bàn Thu Đào đang quấn trên người trước sự hoang mang của nàng, Thu Đào thấy lại bị chàng "lột quần áo" liền hốt hoảng "
- Lại lên cơn nữa à?
Lê Tuấn giằng lấy tấm khăn rồi mặc áo khoát ngoài cho Thu Đào dù chiếc áo đang ước sũng, chàng vừa cột dây áo cho kín kẽ vừa giải thích:
- Nàng định mặc chiếc áo tả tơi như thế này đứng trước mặt đàn ông sao?
- Vậy từ nãy đến giờ chàng không phải đàn ông sao? – Thu Đào khó chịu vì bị bắt mặc áo ướt nên cong môi lên bắt bẻ.
Lê Tuấn nghiến răng cốc đầu nàng một cái rồi nghiêm nghị nói:
- Trẫm vẫn chưa tính sổ việc nàng tùy tiện cho người khác vào tẩm điện đấy nhé, chỉ một mình Trẫm mới có quyền nhìn thấy bộ dạng này của nàng, hiểu chưa!
- Sao chàng gia trưởng quá vậy, ta còn mặc cả áo hai dây đi bar nữa kìa, có chết ai đâu?
Thu Đào bực bội lẩm bẩm một tràng toàn là từ ngữ hiện đại khiến Lê Tuấn chau mày cố hiểu được ý nghĩa của câu nói:
- Nàng nói gì Trẫm nghe không hiểu?
Lúc này, Lê Hạo đã chạy đến chỗ của hai người đang đứng, Lê Tuấn dùng một tay đẩy Thu Đào ra đứng nép sau lưng mình rồi quay mặt lại đáp:
- Là Trẫm!
Nhận ra Lê Tuấn, Lê Hạo vội hành lễ rồi chăm chăm nhìn Thu Đào đang đứng sau lưng. Ba người ngượng ngùng im lặng, cứ thế đứng như trời trồng một lúc rất lâu.
Lê Tuấn quần áo ướt sũng và xộc xệch, vài sợi tóc rối bời bết nước rủ xuống trên vầng trán. Thu Đào đứng phía sau lưng lại đang mặc áo của Lê Tuấn, chiếc áo rộng thùng thình che khắp thân thể như đang cố giấu diếm lần y phục không lành lặn bên trong. Tình huống này bất cứ ai rơi vào đều phải nghĩ mình đang chen ngang việc tế nhị của một cặp đôi. Lê Hạo tim nhói đau, trong lồng ngực như có thứ gì đó chực chờ trào ra nhưng bị chàng kiềm lại, rồi dồn xuống thành nắm đấm giấu sau lưng. Bình tâm trở lại, Lê Hạo khẽ cúi đầu tránh nhìn thẳng vào hai người nói:
- Thần đệ thất lễ!
Thu Đào biết mình bị hiểu lầm, nàng thẹn thùng lắm nhưng mọi lời giải thích lúc này đều là dư thừa. Bởi nàng thân là thê tử tương lai của Lê Tuấn ai ai cũng biết, có gì đâu mà phải giải thích?
Thu Đào mặt đỏ gay khẽ liếc mắt lên trộm nhìn biểu cảm của Lê Hạo thì vừa hay bắt gặp ánh mắt chàng đang xoáy trên gương mặt mình. Nàng vội nhìn sang Lê Tuấn rồi đảo mắt đến chỗ vết thương trên bả vai đang chảy máu, đoạn nói với Lê Hạo:
- Hoàng Thượng đã bị thương, chàng hãy mau đưa người về băng bó đi!
Nói xong Thu Đào liền bỏ chạy một mạch về phía gia kiều, bóng dáng nàng nhúng nhảy dưới ánh trăng, càng lúc càng bé xíu lại trong đáy mắt Lê Tuấn. Mãi khi bóng nàng đã khuất hẳn, Lê Tuấn mới quay sang nhìn Lê Hạo với ánh mắt pha lẫn chút ngờ vực, chàng phe phẩy ống tay áo cho bớt ướt một chút rồi hỏi bằng một giọng điệu chất vấn chứ không ôn tồn hòa nhã như thường ngày:
- Đệ đến tìm nàng đúng không?
Ánh mắt Lê Hạo khẽ động, mặt có chút đổi sắc như thể bị bắt quả tang đang làm một việc lén lút, đôi môi khẽ mấp máy nhưng lại thôi, chỉ khẽ cúi đầu thấp một chút để thừa nhận và xin lỗi. Lê Tuấn tuy có chút ghen tuông nhưng chàng biết rõ Lê Hạo là một quân tử đường hoàng lỗi lạc nên thôi không muốn truy cùng đuổi tận, ánh nhìn của chàng dịu xuống một chút ngầm thu lại lời khiển trách, tuy vậy vẫn cố tình nhắc nhở:
- Chuyện bị bắt gặp ở tẩm điện chỉ vừa mới ổn thõa, nàng vẫn đang chịu phạt, Trẫm hi vọng lần sau nếu cần nói chuyện gì hai người nên chọn thời điểm thích hợp.. Tứ đệ! Chuyện trước kia đã là quá khứ, đừng tự dồn mình vào ngõ cụt!
Trước sự độ lượng và khéo léo của Lê Tuấn, Lê Hạo tuy có chút không cam tâm, có chút cố chấp không muốn buông bỏ, nhưng chung quy vẫn là số phận đã định, chàng chẳng thể làm gì khác hơn là lui về hành xử cho đúng với thân phận và địa vị của mình.
- Thần đệ biết lỗi!
Lê Hạo chấp hai tay trước mặt, cung kính nói lời tạ lỗi. Lê Tuấn đưa hai tay đỡ lấy người em thân thiết, rồi chàng nở một nụ cười hiền ra lệnh:
- Đêm nay hãy nghỉ lại chỗ của Trẫm! Lúc nãy sơ ý bị ngã xuống hồ Ngưng Bích nên y phục ướt hết cả, Trẫm đang bị lạnh nên muốn uống tách trà nóng nghe đệ thổi sáo!
Lê Hạo không nói gì, chàng đứng nép sang một bên mời vua đi trước rồi nối gót theo sau. Lê Tuấn chấp tay sau lưng bước lên phía trước, chàng khẽ ngoáy nhìn về phía sau trong phút chốc như định nói gì rồi lại thôi. Lê Hạo cứ thế hộ tống vua về Thừa Càn Cung với cảm xúc vô cùng hỗn tạp. Là yêu, là ghen, là nghĩa đệ huynh, là đạo quân thần, buông bỏ hay níu giữ thật khó lòng chọn lựa!
* * *
Lạng Sơn Vương phủ những ngày cuối năm lạnh lẽo và ảm đạm.
Lê Nghi Dân tâm trạng bực dọc nên phó thác mọi thứ trong phủ cho hai tướng lĩnh Phan Bang và Phạm Đồn, mặt khác cáo bệnh xin không vào chầu đã hơn mười hôm. Suốt ngày Nghi Dân ở lỳ trong phòng chú tâm đọc các loại sách vở, sử ký của người xưa truyền lại, kể cả lịch sử của các triều đại phương Bắc, hắn quên ăn quên ngủ cốt sao tìm cho ra kế sách đuổi đi tên kỳ đà cản mũi Nguyễn Xí, hoặc ít nhất cũng muốn tìm ra những bài học về chính biến mà các triều đại trước đã đúc kết.
Đang mãi vùi đầu vào trang sách thì tiếng bước chân quen thuộc của bà Dương Thị Bí làm Nghi Dân không thể làm lơ, hắn đặt quyển sách xuống đứng lên vái chào mẹ.
- Lam Kinh đã có tin gì chưa? – Dương Thị mở lời hỏi
Lê Nghi Dân thở dài chán nản:
- Lê Đắc Ninh nhanh nhẹn tháo vác nhưng lại sơ suất va chạm với Lý Lăng một lần ở Sử Quán, hơn nữa hắn còn phải ở chỗ Thái Hậu làm nội gián, không thể theo dõi Lý Lăng đến Lam Kinh được. Con đã phái tên vô dụng Lê Nhựt Đăng (*) cùng với hai võ tướng dưới trướng theo dõi Lý Lăng rồi!
Im lặng một lúc, Nghi Dân bỗng bực dọc phất mạnh tay áo rồi ngồi xuống uống một ngụm trà đánh" ực "một tiếng, rồi lại tiếp:
- Tên Lê Nhựt Đăng này đúng là kẻ hèn nhát vô dụng, đã gần mười ngày vẫn chưa thấy tin tức gì, nếu không phải tên khốn kiếp này có thứ tiểu xảo khua môi múa mép thì chắc chắn con đã không giao việc này cho hắn làm. Những tưởng hắn sẽ nhanh nhẹn mau chóng moi được tin tức, nào ngờ..
Lê Nghi Dân bỏ lửng câu nói, giằng tách trà xuống bàn một cái thật mạnh rồi khổ sở bóp trán nhăn nhó.
Dương Thị thấy con trai tỏ vẻ buồn bực nên bước đến gần xoa lên vai hắn, miệng nở nụ cười bí hiểm hệt như ngày bà ta còn là Lệ Phi, lòng dạ vẫn mưu mô xảo quyệt không chút thay đổi.
- Nguyễn Xí hiện là vật cản của con, kẻ địch của hắn sẽ thay con dọn dẹp, có gì mà phải lo lắng?
Lê Nghi Dân nghe qua lời mẹ nói liền ngưng bóp trán, ngẩng đầu nhìn lên đầy ngạc nhiên và tò mò, ánh mắt hắn ánh lên tia hi vọng như kẻ lạc giữa sa mạc tìm thấy ốc đảo xanh mướt.
Vốn rằng, từ thời Lê Thái Tổ, Nguyễn Xí và Đinh Liệt đã là hai vị võ tướng dũng mãnh, có tài lãnh binh đứng đầu trong nghĩa quân Lam Sơn ngày ấy. Hai người họ như cánh tay trái và cánh tay phải phò tá Lê Thái Tổ đánh giặc Minh rồi dựng nước. Xét quyền thế, binh lực, cả hai đều xếp vào hàng trọng thần của triều đình, khó phân định cao thấp. Xưa nay một núi không thể có hai hổ, Nguyễn Xí và Đinh Liệt tuy hết lòng trung thành với vua Lê, nhưng họ trời sinh đã khắt khẩu, ý kiến trái ngược, xưa nay luôn đấu tranh gay gắt không ai chịu ai, nhiều phen khiến Thái Tổ phải đau đầu hòa giải. Đây cũng chính là nguyên nhân Thái Tổ phải tách họ ra xa nhau để giữ yên cục diện, Đinh Liệt trấn giữ biên giới phía Bắc, Nguyễn Xí nhận lệnh xuôi về phía Nam đóng quân, như thế vừa canh giữ ổn thõa hai đầu bờ cõi vừa không cần suốt ngày đau đầu vì phân xử hơn thua giữa hai vị lão tướng.
Lần này, Nghi Dân cố ý cấu kết bọn lục lâm thảo khấu phá bỏ cầu đường để ngán chân Đinh Liệt không để ông ta tiếp ứng cho Lê Tuấn, nào ngờ Lê Tuấn lại nghĩ ra cách triệu tập Nguyễn Xí về hoàng thành trấn giữ, khiến kế hoạch của Nghi Dân đổ vỡ trong phút chốc. Tuy mối nghi hoặc về huyết thống còn đó, nhưng chỉ với lý do này thì không đủ để làm chính biến lật đổ được Lê Tuấn, nay lại thêm binh hùng tướng hậu của Nguyễn Xí trấn giữ hoàng thành, Nghi Dân dẫu có muốn lén hành thích vua rồi dùng thân phận trưởng tử từng là chủ Đông Cung để lên ngôi cũng không được. Tình thế ép buộc, Nghi Dân chỉ đành nuốt hận mà lùi bước.
Với Nghi Dân thì Nguyễn Xí là vật cản đường khó nuốt, nhưng với tâm cơ của Dương Thị, đây vừa hay lại là cơ hội trời ban cho mẹ con bà ta được hưởng cục diện" Trai cò đánh nhau, ngư ông đắc lợi"!
Dương Thị trước khi rời thư phòng của Nghi Dân còn cười một tràng dài đắc ý, bà dặn dò con trai:
- Ngày mai con phải vào chầu rồi đấy, đừng lười biếng nữa! Nhớ phải đích thân nhận việc phát thiếp mời dự cung yến đêm giao thừa cho các đại thần đấy!
* * *
Ngày hai mươi tháng chạp năm 1456.
Biên giới phía Bắc vài năm nay chiến sự đã lắng xuống.
Các tướng sĩ ngày ngày luyện tập trên thao trường cả năm khó tránh mệt mỏi, lại thêm không khí những ngày giáp Tết làm tâm trạng ai nấy đều nôn nao khó tả, chỉ muốn lười biếng vứt bỏ đao kiếm mà an nhàn hưởng một cái Tết thái bình.
Đinh Liệt tướng quân mặc áo giáp oai vệ, thanh kiếm Trấn Quốc được Thái Tổ ngự ban vẫn vắt ở thắt lưng như một huân chương thể hiện chiến tích lừng lẫy của ông thuở còn đánh giặc giữ nước. Ông đi đi lại lại giữa thao trường quan sát các tướng sĩ tập trận, mắt kiên định nghiêm khắc, khí thế ngút trời làm ai nấy nhìn thấy đều phải nể sợ mà không dám lơ là.
- Báo!
Tiếng hô của người lính truyền tin khiến Đinh Liệt tạm dừng việc thị sát, ông bước vào doanh trại rồi cho vời người lính vào để nghe tin. Vừa bước vào lều, Đinh Liệt ngạc nhiên vì thấy có nhiều lễ vật, quà cáp chất đầy một góc, Phan Bang – Tướng lĩnh dưới trướng của Lê Nghi Dân đã ngồi sẵn ở đó, thấy Đinh Liệt bước vào liền đứng lên vái chào hành lễ, đoạn thưa:
- Lạng Sơn Vương sai mạc tướng mang quà Tết và thiếp mời đến cho Đinh tướng quân. Hoàng Thượng mở cung yến đêm giao thừa, đặc biệt mời Đinh tướng quân trở về cùng tham dự.
Đinh Liệt nghe nhắc đến Hoàng Thượng liền nhớ đến việc vừa qua không thể dẫn binh về Thăng Long tiếp ứng, ông có ái ngại đáp:
- Nhờ Phan tráng sĩ chuyển lời thỉnh tội của lão thần đến Hoàng Thượng và Bình Nguyên Vương, vừa rồi lão thần được lệnh về kinh nhưng cầu đường hư hại, lở đất sạt đồi, thần lực bất tòng tâm không thể hoàn thành nhiệm vụ! Chẳng hay, việc nước có vì sự vắng mặt của lão thần mà trở ngại hay không?
Phan Bang nghe xong liền nhếch mép cố giấu nụ cười đắt ý, hắn thầm thán phục mẹ con Dương Thị đoán việc như thần, đoạn y theo kế hoạch mà giở trò khích tướng:
- À! Ngày đó Bình Nguyên Vương tuy có lệnh mời tướng quân về kinh, nhưng không ngờ Hoàng Thượng đã triệu Nguyễn Xí tướng quân về từ trước, hiện Cấm Vệ Quân của nội thành đều là thuộc hạ của Nguyễn tướng quân, Hoàng Thượng rất mực trọng dụng ngài ấy. Hoàng thành mọi việc ổn thõa, Đinh tướng quân cứ yên tâm!
Đinh Liệt nghe xong liền sa sầm nét mặt. Bị kẻ địch nhiều năm lợi dụng thời cơ đoạt lấy tính nhiệm của vua, với sự kiêu hãnh của một tướng quân tiếng tăm lẫy lừng, ông làm sao nuốt trôi cục tức này?
Tiễn Phan Bang ra khỏi cửa xong, Đinh Liệt cầm thiếp mời trong tay xem kỹ từng chữ, tự nhủ lần này nhất định phải về hoàng thành kịp lúc, không thể để Nguyễn Xí một mình độc chiếm tín nhiệm của Hoàng Thượng và Bình Nguyên Vương được! Ông nheo nheo đôi mắt, hướng về phía hoàng thành lẩm bẩm:
- Nguyễn Xí, hãy đợi đấy!
* * * Hết chương 32 ----
Chú thích:
1. (*) Lê Nhựt Đăng: Tên gọi mới của Lê Đắc Hoàng, do Lê Nghi Dân đặt lại lúc quyết định giữ lại Lê Đắc Hoàng bên cạnh làm con tin, buộc Lê Đắc Ninh phải làm việc cho mình.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.