Chương 14
Ernest Hemingway
30/10/2016
Điều kinh khủng nhất
tôi còn nhớ về cái mùa đông tuyết lở ấy là hình ảnh một người đàn ông
được đào lên. Ông ngồi xổm, hai tay vòng trước mặt che lấy đầu như chúng tôi đã được dạy, để có không khí mà thở khi bị tuyết đổ lên người. Đó
là một cơn lở tuyết khổng lồ và phải mất rất nhiều thời gian để đào bới
từng người, và ông được tìm thấy sau cùng. Ông chỉ vừa mới chết, cổ bị
lột ra lộ cả bó gân và xương bên trong. Ông đã quay đầu ngọ nguậy hết
bên này sang bên kia để chống lại áp lực của tuyết. Trong đợt tuyết lở
này, chắc hẳn có sự trộn lẫn giữa tuyết cũ vón cục với loại tuyết mới
nhẹ nên dễ bị trượt. Chúng tôi không biết ông cố tình làm thế hay do ông không kiểm soát được đầu óc nữa. Linh mục địa phương từ chối an táng
ông tại nghĩa trang, vì không có chứng cứ nào cho thấy ông là một người
Công giáo.
Trong thời gian sống ở Schruns, chúng tôi thường làm một chuyến đi xa lên thung lũng đến nhà trọ, và ngủ ở đấy trước khi thực hiện cuộc leo lên Madlener-Haus. Đó là một căn nhà trọ cũ tuyệt đẹp, chúng tôi ngồi uống rượu trong căn phòng tường ốp thứ gỗ mượt như lụa, bóng lên theo năm tháng. Bàn và ghế cũng thế. Chúng tôi nằm sát bên nhau trên cái giường lớn, đắp lớp chăn lông chim, cửa sổ mở toang và bên ngoài những ngôi sao thật sáng thật gần. Sớm dậy sau khi ăn điểm tâm, chúng tôi chất đồ nặng trĩu cùng thanh trượt trên vai và lên đường, bắt đầu leo trong bóng đêm với những vì sao rất gần rất sáng. Những người khuân vác dùng thanh trượt ngắn và mang đồ nặng. Chúng tôi thi với nhau xem trong chúng tôi ai có thể leo với đồ đạc nặng nhất, nhưng không ai có thể địch được với những người khuân vác ấy, những nông dân ủ rũ, to bè, chỉ dùng thổ ngữ Montafon, leo đều bước như những con ngựa tải đồ và khi đến đỉnh, nơi câu lạc bộ Alps dựng nhà trên một thềm đá bên con sông băng phủ tuyết, họ đặt hành lí tựa vào bức tường đá, đòi tiền cao hơn giá thỏa thuận ban đầu và khi đã đạt được sự thỏa hiệp, họ phóng xuống núi trên những thanh trượt ngắn trông như những chú lùn, rồi mất dạng.
Trong những người bạn chúng tôi trượt tuyết cùng, có một cô gái người Đức. Cô là một tay trượt tuyết núi cừ khôi, nhỏ người, thân hình tuyệt đẹp, mang chiếc ba lô nặng ngang với chiếc ba lô tôi đang mang còn có thể đeo nó đi xa hơn tôi nữa.
“Những người khuân vác ấy lúc nào cũng nhìn ta như thể ước lượng rồi sẽ khiêng xác ta xuống núi vậy,” cô nói. “Họ đưa ra giá leo núi nhưng tôi chưa từng thấy ai sau đó không vòi thêm tiền.”
Trong mùa đông ở Schruns, tôi nuôi râu để chống ánh nắng mặt trời thiêu đốt mặt khi ở trên tuyết cao và cũng không màng đến chuyện cắt tóc. Một buổi chiều nọ, khi trượt tuyết xuống theo những lối mòn, Herr Lent bảo tôi rằng những nông dân mà tôi băng qua trên đường ở Schruns gọi tôi là “Kito da đen”. Ông nói một vài người khi đến uống rượu ở Weinstube còn gọi tôi là “Kito-nghiện-rượu-da-đen”. Nhưng với những nông dân ở tận miệt trên Montafon nơi chúng tôi thuê người khuân vác để leo lên Madlener-Haus, tất cả chúng tôi là những con quỷ ngoại quốc cứ tìm cách leo lên những ngọn núi cao trong khi con người ta rất nên giữ những khoảng cách với chúng. Còn việc chúng tôi khởi hành sớm trước khi ngày rạng để vượt qua những nơi tuyết lở nhằm tránh cái lúc mặt trời khiến chúng trở nên nguy hiểm, thì chẳng hay ho gì. Điều đó chỉ cho thấy chúng tôi quỷ quyệt đúng như tất cả bọn quỷ ngoại quốc mà thôi.
Tôi nhớ mùi thông, nhớ lúc ngủ trên những tấm chiếu đan bằng lá sồi trong lều những người thợ xẻ, và nhớ những lần trượt băng qua rừng theo lối chạy của chồn thỏ. Trong miền núi cao, trên mức các rừng cây, tôi nhớ mình đã đuổi theo một con chồn cho đến khi bắt gặp nó đứng đấy, chân phải đưa lên cao rồi đi từng bước thận trọng, rồi bất thình lình bổ nhào, và từ trong tuyết bùng lên một đám lùm xùm hỗn loạn trắng tinh của một con gà gô trắng, rồi chú gà bay mất qua chỏm núi.
Tôi nhớ tất cả các loại tuyết mà gió tạo ra, và sự lừa lọc khó lường của chúng khi ta đang trên thanh trượt. Rồi khi ta ở trong túp lều Alps trên cao, những trận bão tuyết tạo ra một thế giới khác lạ đến nỗi ta phải xác định lộ trình cẩn thận như thể chưa từng biết đến nơi này. Phải, chưa từng biết vì mọi thứ đều khác hẳn. Cuối cùng khi mùa xuân quay về, những sông băng vĩ đại bắt đầu chảy, êm ả và thẳng tắp, thẳng tắp mãi nếu chân vẫn giữ thẳng được như thế, mắt cá chân khóa chắc và trượt chậm rãi, ta nghiêng người theo tốc độ, trôi miên man trong tiếng lạo xạo yên ả của bông tuyết khô giòn. Lúc ấy còn tuyệt hơn cả khi bay lên hay bất cứ gì khác, và chúng ta tự tạo ra điều đó bằng khả năng của mình với những cuộc leo núi dài dặc, ba lô nặng trĩu trên lưng. Chúng ta không thể bỏ tiền mua chuyến đi hay mua vé để có mặt trên đỉnh. Đó là giây phút mà chúng ta đã làm trong suốt mùa đông để có được, và mọi mùa đông được sinh ra là để cho ta biến phút giây ấy thành hiện thực.
Trong năm cuối cùng ở trên miền núi cao, những người mới đến can thiệp sâu vào đời sống chúng tôi và mọi thứ không bao giờ còn được trở lại như trước nữa. Mùa đông tuyết lở này nếu đem so với mùa đông ác mộng sau đó, cái mùa đông mang bộ mặt vui vẻ tưng bừng nhất xưa nay, hay so với mùa hè thảm họa tiếp theo, thì chỉ như một mùa đông hạnh phúc yên bình của ta khi còn là trẻ nhỏ. Đấy là năm mà những người giàu bắt đầu xuất hiện.
Những người có tiền thuê một loại cá mồi làm tay dẫn đường, có khi hơi điếc, có khi hơi mù, nhưng y luôn tỏa ra mùi lịch sự nhã nhặn và ngập ngừng trước họ. Tay cá mồi sẽ nói chuyện với cái giọng kiểu: “Vâng, tôi không biết. Không, dĩ nhiên là không rồi. Nhưng tôi thích họ. Tôi thích cả hai người bọn họ. Vâng, lạy Chúa, Hem; tôi thích họ thật mà. Tôi biết anh muốn nói gì nhưng tôi thực sự thích họ và bà ấy có gì đó thật tuyệt.” (Y sẽ nói tên bà ta và phát âm cái tên ấy thật điệu đàng.) “Không đâu, Hem, đừng ngớ ngẩn thế, đừng khó chịu thế. Anh sẽ thích (gọi tên thân mật khi còn bé) một khi biết ông ta. Tôi thích cả hai người ấy, thật sự đấy.”
Và thế là bọn nhà giàu đến và mãi mãi không bao giờ còn như trước được nữa. Tay cá mồi rồi cũng đi. Y luôn đi đâu đó, hoặc đến từ đâu đó, nhưng không bao giờ ở loanh quanh lâu. Y chơi trò chơi chính trị hoặc kịch cọt giống hệt như cách y vào ra các vùng đất và cuộc đời những con người ở cái thời y còn trẻ. Không ai chạm đến y được và những người giàu cũng không thể khống chế được y. Không gì có thể chạm đến được y mà chỉ có những người tin y mới bị bắt và thiệt thân. Y sớm có được sự đào tạo đặc thù để thành một tên lưu manh với sự đam mê ngầm về tiền bạc mà y vẫn luôn phủ nhận. Cuối cùng, y trở nên giàu có, và dần dần, cùng với mỗi đô la kiếm được, y lại nhích thêm gần hơn về phía cánh hữu một khoảng bằng chiều ngang của mỗi tờ giấy bạc.
Bọn nhà giàu này yêu quý và tin tưởng y bởi y nhút nhát, khôi hài, nước đôi, sinh ra đã là như thế, và bởi vì y là một tay cá mồi không phạm sai lầm.
Khi hai người đang yêu nhau, đang hạnh phúc và vui vẻ và một trong hai đều làm được việc, họ sẽ thu hút những người khác như bầy chim di cư trong đêm bị hút về ngọn đèn hiệu mạnh mẽ. Nếu hai con người ấy vững chắc như ngọn đèn kia thì họ sẽ chẳng tổn hại gì, có chăng chính là lũ chim. Những người hấp dẫn người khác bằng hạnh phúc và sự sinh động của mình thường là những người thiếu kinh nghiệm. Không phải lúc nào họ cũng biết thế nào là chừng mực và rút lui. Không phải lúc nào họ cũng biết về người tốt, người hấp dẫn, người duyên dáng, người dễ gây thiện cảm, người tốt bụng, người giàu biết cảm thông, những người không có tính xấu và những người biến mỗi ngày thành một ngày hội, với những kẻ đi qua đâu là hút hết chất dinh dưỡng chúng cần, để lại mọi thứ chết héo còn hơn cả rễ của bất kì loại cỏ nào mà ngựa Attila chướng bụng thải ra.
Bọn nhà giàu đến đây nhờ sự hướng dẫn của tay cá mồi. Một năm trước chúng không hề xuất hiện. Lúc ấy chẳng có gì chắc chắn cả. Công việc vẫn tốt, hạnh phúc vẫn đầy dâng nhưng không có quyển tiểu thuyết nào được viết, nên họ không biết chắc điều gì. Không ai đi hoang phí thời gian và sự hấp dẫn của mình vào thứ mình không chắc. Sao phải làm thế chứ? Picasso rất chắc chắn về mình và đương nhiên ông đã như thế từ trước khi họ biết đến tranh ông. Họ còn biết rất rõ về một họa sĩ khác. Nhiều người khác nữa. Nhưng năm nay họ rất tự tin và tay cá mồi xuất hiện trở lại hứa rằng sẽ không để mọi người có cảm giác bọn kia như những người lạ và rằng tôi sẽ không phải khó chịu. Tay cá mồi này dĩ nhiên là bạn của chúng tôi rồi.
Những ngày ấy, tôi tin tay cá mồi như tin Lịch Tàu Chạy Hiệu Chỉnh Của Văn Phòng Đường Thủy Khu Vực Địa Trung Hải, có cái bảng biểu trên tờ Brown’s Nautical Almanac. Sự lịch thiệp của bọn nhà giàu này khiến tôi cả tin và ngốc nghếch như một con chó săn chim lúc nào cũng chỉ chực cong đuôi chạy theo bất kì gã nào mang súng, hay như một con lợn được huấn luyện trong rạp xiếc rốt cuộc tìm thấy được người yêu thương mình và đánh giá đúng con người mình. Việc mỗi ngày lại giống như một ngày hội ấy với tôi là một khám phá kì diệu. Thậm chí tôi còn đọc to một phần quyển tiểu thuyết tôi đang chữa, và đấy là điều tệ hại nhất một tay viết văn có thể phạm phải, nó nguy hiểm chẳng kém gì việc trượt trên sông băng mà không buộc dây khi tuyết mùa đông rơi chưa đủ dày để phủ những đường băng nứt.
Khi bọn họ bảo. “Tuyệt đấy, Ernest. Thật sự rất tuyệt. Anh không biết nó tuyệt đến thế nào đâu,” tôi ve vẩy đuôi hài lòng và lao vào khái niệm hội hè của đời sống để tìm cách ngoạm tha về cái khúc cây ngon lành hấp dẫn ấy, thay vì nghĩ, “Bọn lai căng này mà thích thì truyện của mình hẳn có gì không ổn đây.” Lẽ ra đó là một điều mà tôi nên nghĩ đến nếu là một người viết chuyên nghiệp và mặc dù, nếu là một người viết chuyên nghiệp, tôi đã không bao giờ đọc cho họ nghe.
Trước khi bọn nhà giàu này đến, chúng tôi đã bị bọn nhà giàu khác thâm nhập theo lối cổ xưa nhất. Đó là lúc một phụ nữ trẻ chưa chồng tạm trở thành bạn thân nhất của một phụ nữ đang có chồng, dọn đến sống với hai vợ chồng ấy, và rồi do không biết, do ngây thơ, đã không ngần ngại xếp đặt kế hoạch để lấy người chồng. Khi người chồng là một nhà văn và làm cái công việc quá sức vất vả không còn có thời gian, và trong phần lớn của ngày anh không còn là người bạn đồng hành hay đồng sàng lí tưởng của vợ nữa, thì sự xếp đặt ấy đã phát huy tác dụng cho đến lúc anh ta hiểu ra mọi chuyện thì đã quá muộn. Khi xong việc, người chồng được hai người phụ nữ hấp dẫn quấn quýt xung quanh. Trong đó một người vừa mới vừa lạ, và nếu gặp rủi, anh ta yêu cả hai người.
Và rồi thay vì bọn họ chỉ có hai người và một đứa trẻ, thì nay họ có ba người. Thoạt đầu việc này đầy phấn khích và vui vẻ, và cứ tiếp diễn như thế trong một thời gian. Tất cả những gì thật sự xấu xa đều bắt đầu từ sự ngây thơ, và thế là hết ngày này sang ngày khác, anh ta tận hưởng những gì đang có mà không hề lo lắng. Anh nói dối và anh ghét như thế. Và điều đó hủy hoại anh, mỗi ngày một nguy hiểm hơn. Nhưng anh vẫn sống lay lắt từng ngày như trong chiến tranh.
[Chúc bạn đọc sách vui vẻ tại . . com - gác nhỏ cho người yêu sách. ]
Đến lúc tôi cần phải rời Schruns đi New York để sắp xếp lại việc với nhà xuất bản. Sau khi giải quyết công việc ở New York xong và quay về Paris, lẽ ra tôi phải lấy chuyến tàu đầu tiên từ Gare de I’Est để về Áo. Nhưng khi ấy, cô gái mà tôi say đắm đang ở Paris, và tôi đã không đáp chuyến tàu đầu tiên, cũng không phải chuyến thứ hai hay thứ ba.
Khi tàu đi qua đống gỗ vào ga và nhìn thấy vợ đang đứng đợi bên đường ra, tôi ước gì mình được chết trước khi phải yêu ai khác ngoài nàng. Nàng mỉm cười, mặt trời tỏa sáng trên khuôn mặt yêu kiều ngăm ngăm vì tuyết và nắng, thân hình nàng tuyệt mĩ, mái tóc đỏ rực rỡ trong nắng qua mùa đông đã dài ra một cách vụng về thật xinh, và ông con Mr. Bumby đứng bên nàng, tóc vàng hoe, lùn tịt chắc lẳn, đôi má mùa đông trông giống như một thằng nhóc Vorarlberg thứ thiệt.
“Ôi, Tatie,” nàng kêu lên khi tôi ôm nàng trong vòng tay, “anh đã về và chuyến đi thật thành công. Em yêu anh, hai mẹ con em nhớ anh biết bao.”
Tôi yêu nàng và tôi không yêu ai khác, và chúng tôi có một khoảng thời gian kì diệu tuyệt vời khi ở riêng cùng nhau. Tôi làm việc được và chúng tôi đã có những chuyến đi tuyệt vời, tôi nghĩ chúng tôi sẽ không thể bị tổn thương nữa, và đã không có gì xảy ra cho đến khi chúng tôi rời vùng núi cuối mùa xuân để quay về Paris, nơi một chuyện khác bắt đầu.
Đó là đoạn kết của phần đầu ở Paris. Paris không bao giờ giống như trước nữa mặc dù nó vẫn luôn là Paris và bạn thay đổi khi nó thay đổi. Chúng tôi không bao giờ quay lại Vorarlberg và những người giàu cũng thế.
Không bao giờ có kết thúc với Paris và kỉ niệm của mỗi người, những ai từng sống trong thành phố này, không ai giống ai. Chúng ta luôn quay lại đó cho dù chúng ta có là ai, hay thành phố có đổi thay thế nào đi nữa, và dù có những khó khăn hay thuận lợi, thành phố vẫn trong tầm tay. Paris luôn xứng đáng với điều đó và ta được nhận đầy đủ cho những gì ta dâng tặng nó. Nhưng Paris đây là của thuở ban đầu, khi chúng tôi còn rất nghèo và hạnh phúc.
Trong thời gian sống ở Schruns, chúng tôi thường làm một chuyến đi xa lên thung lũng đến nhà trọ, và ngủ ở đấy trước khi thực hiện cuộc leo lên Madlener-Haus. Đó là một căn nhà trọ cũ tuyệt đẹp, chúng tôi ngồi uống rượu trong căn phòng tường ốp thứ gỗ mượt như lụa, bóng lên theo năm tháng. Bàn và ghế cũng thế. Chúng tôi nằm sát bên nhau trên cái giường lớn, đắp lớp chăn lông chim, cửa sổ mở toang và bên ngoài những ngôi sao thật sáng thật gần. Sớm dậy sau khi ăn điểm tâm, chúng tôi chất đồ nặng trĩu cùng thanh trượt trên vai và lên đường, bắt đầu leo trong bóng đêm với những vì sao rất gần rất sáng. Những người khuân vác dùng thanh trượt ngắn và mang đồ nặng. Chúng tôi thi với nhau xem trong chúng tôi ai có thể leo với đồ đạc nặng nhất, nhưng không ai có thể địch được với những người khuân vác ấy, những nông dân ủ rũ, to bè, chỉ dùng thổ ngữ Montafon, leo đều bước như những con ngựa tải đồ và khi đến đỉnh, nơi câu lạc bộ Alps dựng nhà trên một thềm đá bên con sông băng phủ tuyết, họ đặt hành lí tựa vào bức tường đá, đòi tiền cao hơn giá thỏa thuận ban đầu và khi đã đạt được sự thỏa hiệp, họ phóng xuống núi trên những thanh trượt ngắn trông như những chú lùn, rồi mất dạng.
Trong những người bạn chúng tôi trượt tuyết cùng, có một cô gái người Đức. Cô là một tay trượt tuyết núi cừ khôi, nhỏ người, thân hình tuyệt đẹp, mang chiếc ba lô nặng ngang với chiếc ba lô tôi đang mang còn có thể đeo nó đi xa hơn tôi nữa.
“Những người khuân vác ấy lúc nào cũng nhìn ta như thể ước lượng rồi sẽ khiêng xác ta xuống núi vậy,” cô nói. “Họ đưa ra giá leo núi nhưng tôi chưa từng thấy ai sau đó không vòi thêm tiền.”
Trong mùa đông ở Schruns, tôi nuôi râu để chống ánh nắng mặt trời thiêu đốt mặt khi ở trên tuyết cao và cũng không màng đến chuyện cắt tóc. Một buổi chiều nọ, khi trượt tuyết xuống theo những lối mòn, Herr Lent bảo tôi rằng những nông dân mà tôi băng qua trên đường ở Schruns gọi tôi là “Kito da đen”. Ông nói một vài người khi đến uống rượu ở Weinstube còn gọi tôi là “Kito-nghiện-rượu-da-đen”. Nhưng với những nông dân ở tận miệt trên Montafon nơi chúng tôi thuê người khuân vác để leo lên Madlener-Haus, tất cả chúng tôi là những con quỷ ngoại quốc cứ tìm cách leo lên những ngọn núi cao trong khi con người ta rất nên giữ những khoảng cách với chúng. Còn việc chúng tôi khởi hành sớm trước khi ngày rạng để vượt qua những nơi tuyết lở nhằm tránh cái lúc mặt trời khiến chúng trở nên nguy hiểm, thì chẳng hay ho gì. Điều đó chỉ cho thấy chúng tôi quỷ quyệt đúng như tất cả bọn quỷ ngoại quốc mà thôi.
Tôi nhớ mùi thông, nhớ lúc ngủ trên những tấm chiếu đan bằng lá sồi trong lều những người thợ xẻ, và nhớ những lần trượt băng qua rừng theo lối chạy của chồn thỏ. Trong miền núi cao, trên mức các rừng cây, tôi nhớ mình đã đuổi theo một con chồn cho đến khi bắt gặp nó đứng đấy, chân phải đưa lên cao rồi đi từng bước thận trọng, rồi bất thình lình bổ nhào, và từ trong tuyết bùng lên một đám lùm xùm hỗn loạn trắng tinh của một con gà gô trắng, rồi chú gà bay mất qua chỏm núi.
Tôi nhớ tất cả các loại tuyết mà gió tạo ra, và sự lừa lọc khó lường của chúng khi ta đang trên thanh trượt. Rồi khi ta ở trong túp lều Alps trên cao, những trận bão tuyết tạo ra một thế giới khác lạ đến nỗi ta phải xác định lộ trình cẩn thận như thể chưa từng biết đến nơi này. Phải, chưa từng biết vì mọi thứ đều khác hẳn. Cuối cùng khi mùa xuân quay về, những sông băng vĩ đại bắt đầu chảy, êm ả và thẳng tắp, thẳng tắp mãi nếu chân vẫn giữ thẳng được như thế, mắt cá chân khóa chắc và trượt chậm rãi, ta nghiêng người theo tốc độ, trôi miên man trong tiếng lạo xạo yên ả của bông tuyết khô giòn. Lúc ấy còn tuyệt hơn cả khi bay lên hay bất cứ gì khác, và chúng ta tự tạo ra điều đó bằng khả năng của mình với những cuộc leo núi dài dặc, ba lô nặng trĩu trên lưng. Chúng ta không thể bỏ tiền mua chuyến đi hay mua vé để có mặt trên đỉnh. Đó là giây phút mà chúng ta đã làm trong suốt mùa đông để có được, và mọi mùa đông được sinh ra là để cho ta biến phút giây ấy thành hiện thực.
Trong năm cuối cùng ở trên miền núi cao, những người mới đến can thiệp sâu vào đời sống chúng tôi và mọi thứ không bao giờ còn được trở lại như trước nữa. Mùa đông tuyết lở này nếu đem so với mùa đông ác mộng sau đó, cái mùa đông mang bộ mặt vui vẻ tưng bừng nhất xưa nay, hay so với mùa hè thảm họa tiếp theo, thì chỉ như một mùa đông hạnh phúc yên bình của ta khi còn là trẻ nhỏ. Đấy là năm mà những người giàu bắt đầu xuất hiện.
Những người có tiền thuê một loại cá mồi làm tay dẫn đường, có khi hơi điếc, có khi hơi mù, nhưng y luôn tỏa ra mùi lịch sự nhã nhặn và ngập ngừng trước họ. Tay cá mồi sẽ nói chuyện với cái giọng kiểu: “Vâng, tôi không biết. Không, dĩ nhiên là không rồi. Nhưng tôi thích họ. Tôi thích cả hai người bọn họ. Vâng, lạy Chúa, Hem; tôi thích họ thật mà. Tôi biết anh muốn nói gì nhưng tôi thực sự thích họ và bà ấy có gì đó thật tuyệt.” (Y sẽ nói tên bà ta và phát âm cái tên ấy thật điệu đàng.) “Không đâu, Hem, đừng ngớ ngẩn thế, đừng khó chịu thế. Anh sẽ thích (gọi tên thân mật khi còn bé) một khi biết ông ta. Tôi thích cả hai người ấy, thật sự đấy.”
Và thế là bọn nhà giàu đến và mãi mãi không bao giờ còn như trước được nữa. Tay cá mồi rồi cũng đi. Y luôn đi đâu đó, hoặc đến từ đâu đó, nhưng không bao giờ ở loanh quanh lâu. Y chơi trò chơi chính trị hoặc kịch cọt giống hệt như cách y vào ra các vùng đất và cuộc đời những con người ở cái thời y còn trẻ. Không ai chạm đến y được và những người giàu cũng không thể khống chế được y. Không gì có thể chạm đến được y mà chỉ có những người tin y mới bị bắt và thiệt thân. Y sớm có được sự đào tạo đặc thù để thành một tên lưu manh với sự đam mê ngầm về tiền bạc mà y vẫn luôn phủ nhận. Cuối cùng, y trở nên giàu có, và dần dần, cùng với mỗi đô la kiếm được, y lại nhích thêm gần hơn về phía cánh hữu một khoảng bằng chiều ngang của mỗi tờ giấy bạc.
Bọn nhà giàu này yêu quý và tin tưởng y bởi y nhút nhát, khôi hài, nước đôi, sinh ra đã là như thế, và bởi vì y là một tay cá mồi không phạm sai lầm.
Khi hai người đang yêu nhau, đang hạnh phúc và vui vẻ và một trong hai đều làm được việc, họ sẽ thu hút những người khác như bầy chim di cư trong đêm bị hút về ngọn đèn hiệu mạnh mẽ. Nếu hai con người ấy vững chắc như ngọn đèn kia thì họ sẽ chẳng tổn hại gì, có chăng chính là lũ chim. Những người hấp dẫn người khác bằng hạnh phúc và sự sinh động của mình thường là những người thiếu kinh nghiệm. Không phải lúc nào họ cũng biết thế nào là chừng mực và rút lui. Không phải lúc nào họ cũng biết về người tốt, người hấp dẫn, người duyên dáng, người dễ gây thiện cảm, người tốt bụng, người giàu biết cảm thông, những người không có tính xấu và những người biến mỗi ngày thành một ngày hội, với những kẻ đi qua đâu là hút hết chất dinh dưỡng chúng cần, để lại mọi thứ chết héo còn hơn cả rễ của bất kì loại cỏ nào mà ngựa Attila chướng bụng thải ra.
Bọn nhà giàu đến đây nhờ sự hướng dẫn của tay cá mồi. Một năm trước chúng không hề xuất hiện. Lúc ấy chẳng có gì chắc chắn cả. Công việc vẫn tốt, hạnh phúc vẫn đầy dâng nhưng không có quyển tiểu thuyết nào được viết, nên họ không biết chắc điều gì. Không ai đi hoang phí thời gian và sự hấp dẫn của mình vào thứ mình không chắc. Sao phải làm thế chứ? Picasso rất chắc chắn về mình và đương nhiên ông đã như thế từ trước khi họ biết đến tranh ông. Họ còn biết rất rõ về một họa sĩ khác. Nhiều người khác nữa. Nhưng năm nay họ rất tự tin và tay cá mồi xuất hiện trở lại hứa rằng sẽ không để mọi người có cảm giác bọn kia như những người lạ và rằng tôi sẽ không phải khó chịu. Tay cá mồi này dĩ nhiên là bạn của chúng tôi rồi.
Những ngày ấy, tôi tin tay cá mồi như tin Lịch Tàu Chạy Hiệu Chỉnh Của Văn Phòng Đường Thủy Khu Vực Địa Trung Hải, có cái bảng biểu trên tờ Brown’s Nautical Almanac. Sự lịch thiệp của bọn nhà giàu này khiến tôi cả tin và ngốc nghếch như một con chó săn chim lúc nào cũng chỉ chực cong đuôi chạy theo bất kì gã nào mang súng, hay như một con lợn được huấn luyện trong rạp xiếc rốt cuộc tìm thấy được người yêu thương mình và đánh giá đúng con người mình. Việc mỗi ngày lại giống như một ngày hội ấy với tôi là một khám phá kì diệu. Thậm chí tôi còn đọc to một phần quyển tiểu thuyết tôi đang chữa, và đấy là điều tệ hại nhất một tay viết văn có thể phạm phải, nó nguy hiểm chẳng kém gì việc trượt trên sông băng mà không buộc dây khi tuyết mùa đông rơi chưa đủ dày để phủ những đường băng nứt.
Khi bọn họ bảo. “Tuyệt đấy, Ernest. Thật sự rất tuyệt. Anh không biết nó tuyệt đến thế nào đâu,” tôi ve vẩy đuôi hài lòng và lao vào khái niệm hội hè của đời sống để tìm cách ngoạm tha về cái khúc cây ngon lành hấp dẫn ấy, thay vì nghĩ, “Bọn lai căng này mà thích thì truyện của mình hẳn có gì không ổn đây.” Lẽ ra đó là một điều mà tôi nên nghĩ đến nếu là một người viết chuyên nghiệp và mặc dù, nếu là một người viết chuyên nghiệp, tôi đã không bao giờ đọc cho họ nghe.
Trước khi bọn nhà giàu này đến, chúng tôi đã bị bọn nhà giàu khác thâm nhập theo lối cổ xưa nhất. Đó là lúc một phụ nữ trẻ chưa chồng tạm trở thành bạn thân nhất của một phụ nữ đang có chồng, dọn đến sống với hai vợ chồng ấy, và rồi do không biết, do ngây thơ, đã không ngần ngại xếp đặt kế hoạch để lấy người chồng. Khi người chồng là một nhà văn và làm cái công việc quá sức vất vả không còn có thời gian, và trong phần lớn của ngày anh không còn là người bạn đồng hành hay đồng sàng lí tưởng của vợ nữa, thì sự xếp đặt ấy đã phát huy tác dụng cho đến lúc anh ta hiểu ra mọi chuyện thì đã quá muộn. Khi xong việc, người chồng được hai người phụ nữ hấp dẫn quấn quýt xung quanh. Trong đó một người vừa mới vừa lạ, và nếu gặp rủi, anh ta yêu cả hai người.
Và rồi thay vì bọn họ chỉ có hai người và một đứa trẻ, thì nay họ có ba người. Thoạt đầu việc này đầy phấn khích và vui vẻ, và cứ tiếp diễn như thế trong một thời gian. Tất cả những gì thật sự xấu xa đều bắt đầu từ sự ngây thơ, và thế là hết ngày này sang ngày khác, anh ta tận hưởng những gì đang có mà không hề lo lắng. Anh nói dối và anh ghét như thế. Và điều đó hủy hoại anh, mỗi ngày một nguy hiểm hơn. Nhưng anh vẫn sống lay lắt từng ngày như trong chiến tranh.
[Chúc bạn đọc sách vui vẻ tại . . com - gác nhỏ cho người yêu sách. ]
Đến lúc tôi cần phải rời Schruns đi New York để sắp xếp lại việc với nhà xuất bản. Sau khi giải quyết công việc ở New York xong và quay về Paris, lẽ ra tôi phải lấy chuyến tàu đầu tiên từ Gare de I’Est để về Áo. Nhưng khi ấy, cô gái mà tôi say đắm đang ở Paris, và tôi đã không đáp chuyến tàu đầu tiên, cũng không phải chuyến thứ hai hay thứ ba.
Khi tàu đi qua đống gỗ vào ga và nhìn thấy vợ đang đứng đợi bên đường ra, tôi ước gì mình được chết trước khi phải yêu ai khác ngoài nàng. Nàng mỉm cười, mặt trời tỏa sáng trên khuôn mặt yêu kiều ngăm ngăm vì tuyết và nắng, thân hình nàng tuyệt mĩ, mái tóc đỏ rực rỡ trong nắng qua mùa đông đã dài ra một cách vụng về thật xinh, và ông con Mr. Bumby đứng bên nàng, tóc vàng hoe, lùn tịt chắc lẳn, đôi má mùa đông trông giống như một thằng nhóc Vorarlberg thứ thiệt.
“Ôi, Tatie,” nàng kêu lên khi tôi ôm nàng trong vòng tay, “anh đã về và chuyến đi thật thành công. Em yêu anh, hai mẹ con em nhớ anh biết bao.”
Tôi yêu nàng và tôi không yêu ai khác, và chúng tôi có một khoảng thời gian kì diệu tuyệt vời khi ở riêng cùng nhau. Tôi làm việc được và chúng tôi đã có những chuyến đi tuyệt vời, tôi nghĩ chúng tôi sẽ không thể bị tổn thương nữa, và đã không có gì xảy ra cho đến khi chúng tôi rời vùng núi cuối mùa xuân để quay về Paris, nơi một chuyện khác bắt đầu.
Đó là đoạn kết của phần đầu ở Paris. Paris không bao giờ giống như trước nữa mặc dù nó vẫn luôn là Paris và bạn thay đổi khi nó thay đổi. Chúng tôi không bao giờ quay lại Vorarlberg và những người giàu cũng thế.
Không bao giờ có kết thúc với Paris và kỉ niệm của mỗi người, những ai từng sống trong thành phố này, không ai giống ai. Chúng ta luôn quay lại đó cho dù chúng ta có là ai, hay thành phố có đổi thay thế nào đi nữa, và dù có những khó khăn hay thuận lợi, thành phố vẫn trong tầm tay. Paris luôn xứng đáng với điều đó và ta được nhận đầy đủ cho những gì ta dâng tặng nó. Nhưng Paris đây là của thuở ban đầu, khi chúng tôi còn rất nghèo và hạnh phúc.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.