Hồi Ức Kẻ Sát Nhân

Chương 3

Amelie Nothomb

07/11/2016

Ông chụp lấy một trong những chiếc cốc có chân cỡ lớn bằng kim loại, rót vào đó một lượng vừa phải kem ca cao, tiếp đến là rượu cognac. Rồi ông liếc sang nhà báo với vẻ ranh mãnh.

- Và bây giờ, cậu sẽ được biết bí mật tuyệt kỹ. Hạng người tầm thường sẽ dành một phần ba cuối cùng cho kem tươi. Tôi thấy thế hơi vô duyên, nên tôi thay chỗ kem tươi này bằng một lượng tương đương… (ông vớ lấy một món đồ hộp)sữa đặc có đường (nói rồi liền trút sữa đặc có đường vào ly).

- Nhưng như thế sẽ ngấy lắm! Nhà báo kêu lên, đồng thời cũng làm tình thế của mình thêm trầm trọng.

- Năm nay, mùa đông còn dịu đấy. Khi trời rét đậm, tôi còn tô điểm thêm mónalexandra của mình bằng mẩu bơ to cỡ quả hồ đào.

- Ngài nói gì kia?

- Vâng. Sữa đặc có đường thì ít béo hơn là kem tươi, vậy nên phải bù vào.Quả thực, tuy giờ đã là 15 tháng Giêng, nhưng về lý thuyết mà nói, tôi vẫn có quyền thêm vào thứ bơ này, nhưng để làm được điều ấy tôi phải di chuyển vào bếp và phải để cậu lại một mình, như thế sẽ không phải phép cho lắm. Vậy nên tôi bỏ qua món bơ.

- Xin ngài cứ tự nhiên, đừng bận lòng đến tôi.

- Không, kệ chứ. Để chào mừng bức tối hậu thư hết hạn vào tối nay, tôi sẽ nhịn món bơ.

- Ngài cảm thấy mình có liên quan đến cuộc khủng hoảng vùng Vịnh ư?

- Đến mức không thêm bơ vào món alexandra của mình.

- Ngài vẫn theo dõi tin tức trên truyền hình?

- Giữa hai chương trình quảng cáo, tôi vẫn phải chịu đựng vài mục tin tức.

- Ngài nghĩ thế nào về cuộc khủng hoảng vùng Vịnh?

- Không gì hết.

- Nhưng còn gì nữa chứ?

- Không gì hết.

- Ngài thờ ơ với chuyện đó?

- Không hề. Nhưng cái mà tôi có thể nghĩ được về chuyện đó chẳng có ý nghĩa nào hết. Không nên hỏi ý kiến của một người béo phì mắc thêm chứng bại liệt về cuộc khủng hoảng này. Tôi không phải người quảng đại, cũng không phải người theo chủ nghĩa hòa bình, không phải nhân viên trạm xăng và càng không phải người Irak. Ngược lại, nếu cậu hỏi tôi về alexandra, tôi sẽ đưa ra câu trả lời xuất sắc.

Để kết thúc mạch cảm hứng bay bổng này, tiểu thuyết gia đưa chiếc ly lớn lên miệng và nuốt vài hớp với vẻ thòm thèm.

- Tại sao ngài lại dùng chiếc ly kim loại này?

- Tôi không thích sự trong suốt.Đó cũng là một trong những lý do giải thích tại sao tôi lại béo đến thế: tôi không thích người ta nhìn xuyên qua mình.

- Nhân tiện nói về chuyện này,ngài Tach, tôi muốn đặt ra với ngài câu hỏi mà tất cả các phóng viên đều muốn hỏi nhưng không ai dám.

- Tôi nặng bao nhiêu ấy à?

- Không, về các thứ ngài ăn.Chúng tôi biết rằng những thứ đó chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong cuộc sống của ngài. Nghệ thuật ẩm thực và hệ quả tất nhiên của nó, sự tiêu hóa, là tâm điểm của một số tiểu thuyết của ngài mới ra mắt thời gian gần đây như Khoa biện giải về chứng khó tiêu, tác phẩm mà cá nhân tôi cho rằng chứa đựng nội dung cô đọng về những thành kiến siêu hình của ngài.

- Chính xác. Tôi vẫn xem siêu hình như phương thức diễn đạt ưu việt của sự chuyển hóa. Trong cùng một trật tự ý niệm, bởi lẽ chuyển hóa được chia thành đồng hóa và dị hóa, nên tôi phân siêu hình học thành đồng siêu hình và dị siêu hình. Không nên xem đó như hành vi hướng tới chế độ lưỡng hợp mà là hai pha bắt buộc và, điều bất tiện hơn cả là chúng xảy ra đồng thời từ một quá trình tư duy bị gán cho tính chất dung tục.

- Cũng không nên nhìn nhận đó nhưsự ám chỉ về Jarry 1 và về pataphysique?

- Không, anh bạn. Tôi là một người cầm bút nghiêm túc, lão già trả lời, giọng lạnh lùng, trước khi tu thêm một hơi alexandra.

- Vậy thì, ngài Tach, nếu không phiền, ngài có thể phác thảo những chặng tiêu hóa thường ngày của chính ngài được không?

Bầu không khí yên lặng trang nghiêm bao trùm, trong khoảng thời gian đó, tiểu thuyết gia dường như đang ngẫm nghĩ. Rồi ông cất giọng hết sức trịnh trọng, như thể đang tiết lộ một bí mật giáo điều:

- Buổi sáng, tôi thức dậy vào quãng 8 giờ. Trước tiên, tôi vào nhà vệ sinh tháo sạch những gì có trong ruột và bọng đái. Cậu có muốn nghe chi tiết không?

- Không, tôi nghĩ thế là đủ rồi.

- Càng hay, bởi vì đó là một chặng hẳn là không thể thiếu trong quá trình tiêu hóa, nhưng hoàn toàn ghê tởm,về chuyện này thì cậu có thể tin tôi.

- Ngài nói sao thì tôi biết vậy.

- Thật may cho những ai không cần phải nhìn tận mắt mới tin. Sau khi đã rắc bột tan, tôi mặc quần áo.

- Lúc nào ngài cũng mặc cái áo choàng trong nhà này?

- Đúng vậy, trừ khi tôi ra ngoài mua sắm.

- Khuyết tật của ngài không cản trở những hoạt động này của ngài chứ?

- Tôi đã có thời gian để quen với nó. Tiếp đến, tôi điều khiển xe lăn vào bếp và chuẩn bị bữa điểm tâm. Trước đây, khi tôi dành cả ngày để viết văn, tôi không nấu ăn, tôi ăn những đồ ăn tráng miệng, như món lòng lạnh...

- Món lòng lạnh vào buổi sáng ư?

- Tôi hiểu sự ngạc nhiên của cậu.Phải thú thật với cậu là vào quãng thời gian đó, viết mới là mối bận tâm chính của tôi. Nhưng giờ thì đối với tôi, ăn lòng lạnh vào buổi sáng mới thật tởm làm sao. Từ hai chục năm nay, tôi đã hình thành thói quen rán vàng chúng lên trong vòng nửa tiếng đồng hồ với mỡ ngỗng.



- Lòng chiên mỡ ngỗng vào bữa điểm tâm ư?

- Món đó tuyệt ngon.

- Cùng với cái gì, một lyalexandra chăng?

- Không, không bao giờ uống alexandra trong bữa ăn. Vào thời tôi còn viết văn, tôi dùng một tách cà phê đặc. Bây giờ, tôi thích một ly sữa nóng đánh thêm lòng đỏ trứng gà hơn. Tiếp đó, tôi ra ngoài mua hàng và dành cả buổi sáng để tự tay chuẩn bị kỹ lưỡng những món tinh túy cho bữa trưa: óc tẩm bột rán, bầu dục hầm...

- Những món tráng miệng cầu kỳ?

- Hiếm khi lắm. Tôi chỉ uống những thức uống có đường, vậy nên tôi không thèm đồ tráng miệng cho lắm. Vảlại, giữa các bữa, thỉnh thoảng tôi có nhấm nháp kẹo caramel. Ngày còn trẻ, tôi vẫn thích kẹo caramel Ê- cốt, đặc biệt là loại cứng. Than ôi, khi đã có tuổi,tôi đành bằng lòng với những viên caramel mềm, kể ra vẫn tuyệt vời như thường.Tôi dám chắc là không gì có thể thay thế được cảm giác ngập ngụa đầy khoái lạc kèm theo sự tê liệt của hai hàm khi ta nhai những viên kẹo caramel Anh quốc...Nhớ ghi lại điều tôi vừa nói nhé, tôi thấy nó nghe có vẻ hay đấy.

- Chẳng để làm gì cả, tất cả được ghi âm lại hết.

- Sao kia? Nhưng như thế thì bất lịch sự quá! Vậy tôi thậm chí không thể nói những điều ngu ngốc hay sao?

- Ngài không bao giờ nói những điều ngu ngốc cả, ngài Tach.

- Miệng lưỡi cậu dẻo quẹo không khác gì một tên nịnh thần, anh bạn ạ.

- Tôi không dám nhận thế, xin hãy tiếp tục trình tự khổ hình của ngài.

- Trình tự khổ hình của tôi ấy à?Từ dùng hay đấy nhỉ. Cậu không xoáy cái cụm đó trong một tiểu thuyết nào đó của tôi đấy chứ?

- Không, là do tôi tự nghĩ ra.

- Chuyện đó khiến tôi ngạc nhiên đấy. Nghe như của Prétextat Tach vậy. Đã có thời tôi thuộc lòng từng tác phẩm của mình... Chao ôi, trí nhớ cũng phải già đi, phải vậy không? Chứ không phải động mạch già đi, như những tên ngốc vẫnnói. Để xem nào, "trình tự khổ hình", tôi đã viết nó ở đoạn nào nhỉ?

- Ngài Tach, dẫu ngài có từng viết ra những từ này đi chăng nữa, tôi không phải là không có công khi nói ra, vì lẽ... Nhà báo dừng lại nửa chừng, cắn môi.

-... Vì lẽ cậu chưa bao giờ đọc những thứ tôi viết ra, phải thế không? Cám ơn, anh bạn trẻ, đó là tất cả những gì tôi muốn biết. Cậu là ai mà dám to ganđến vậy? Tôi mà tạo ra một cụm từ tầm thường, mỹ ký như "trình tự khổ hìn " ấy à? Đó là trình độ của một kẻ tập tọng thần học hạng xoàng như cậu. Tóm lại, tôi nhẹ cả người khi nhận thấy rằng thế giới văn chương đã không thay đổi: chiến thắng rực rỡ vẫn luôn thuộc về những kẻ làm ra vẻ đã đọc Ai đó. Chỉ có điều,vào thời cậu, cậu không còn tài cán gì nữa: ngày nay có những cuốn sách mỏng dính cho phép ngay đến bọn mù chữ cũng có thể bàn về những tác giả lớn với tất cả những vẻ bề ngoài của một thứ văn hóa tầm trung. Vả chăng trong trường hợp này thì cậu đã nhầm: cái được tôi xem là công trạng chính là sự đã không đọc tác phẩm của tôi. Tôi sẽ cực kỳ ngưỡng mộ một phóng viên dám tìm đến tôi để phỏng vấn mà thậm chí bất cần biết tôi là ai, và không thèm giấu diếm sự bất tri ấy. Nhưng không biết gì về tôi ngoài những loại sữa lắc- rồi- uống đã tách nước - "Hãy cho thêm nước và bạn sẽ có một ly sữa lắc- rồi- uống sẵn dùng", - còn có thể hình dung ra điều gì tầm thường hơn thế cơ chứ?

- Xin hãy hiểu cho. Hôm nay là 15 và tin tức về căn bệnh ung thư của ngài đến với công chúng vào mùng 10. Ngài đã cho ra mắt công chúng hai mươi hai cuốn tiểu thuyết dày cộp, không thể đọc hết chúng trong một khoảng thời gian ngắn đến vậy, nhất là vào thời kỳ đầy biến động này, khi mà chúng ta rình đợi từng tin tức nhỏ nhất từ Trung Đông.

- Cuộc khủng hoảng vùng Vịnh thú vị hơn xác chết của tôi nhiều, về điểm này thì tôi nhất trí với cậu. Nhưng thời gian để học gạo những tập sách mỏng dính tóm tắt những tác phẩm của tôi, cậu nên dành để đọc, dù chỉ mười trang của một trong số hai mươi hai cuốn tiểu thuyết của tôi thì hơn.

- Tôi sẽ thú thật với ngài điều nàỵ.

- Không ích gì đâu, tôi hiểu mà: cậu đã thử và phải bỏ cuộc trước khi đến trang thứ mười, thế chứ gì? Tôi đãđoán được điều đó ngay khi nhìn thấy cậu. Tôi nhận ra ngay lập tức những người đã đọc tiểu thuyết của tôi: điều đó hiển hiện trên gương mặt họ. Cậu thì không có vẻ gì là bị đè nén, cũng không phóng khoáng, không béo, cũng chẳng gầy, cũng không xuất thần nhập định: cậu có vẻ hoàn toàn lành mạnh. Vậy là cậu cũng không đọc tôi nhiều hơn anh bạn đồng nghiệp của cậu ngày hôm qua. Kể ra, đó là lý dotại sao, thấy kệ mọi chuyện, tôi vẫn có chút thiện cảm với cậu. Tôi càng dành cho cậu nhiều thiện cảm hơn vì cậu đã bỏ dở khi chưa đọc đến trang thứ mười:điều đó cho thấy một cá tính mạnh mà tôi không bao giờ có được. Vả lại, ý định thú nhận - dù là thừa thãi - càng mang lại vinh hiển cho cậu. Quả thật, tôi đã có ác cảm với cậu nếu, thực sự đã đọc tôi mà cậu lại có vẻ bề ngoài giống như tôi đang nhìn thấy đây. Mà thôi, đừng có sử dụng cái lối điều kiện nực cười ấynữa. Chúng ta đang nói đến sự tiêu hóa của tôi, nếu tôi nhớ không nhầm.

- Đúng vậy. Chính xác hơn là đến những viên kẹo caramel.

- Thế nào nhỉ, xong bữa trưa, tôi thẳng tiến vào phòng hút thuốc. Đó là một trong những đỉnh điểm của ngày. Tôi chỉ nhận lời tiếp cánh nhà báo các cậu đến phỏng vấn vào buổi sáng bởi vì buổi chiều, tôi thường hút thuốc đến năm giờ.

- Tại sao lại đến năm giờ chiều?

- Thì vào lúc năm giờ, cái cô hộ lý ngớ ngẩn tin rằng việc tắm rửa cho tôi từ đầu đến chân là việc có ích sẽ mò đến: lại thêm một ý tưởng của Gravelin. Tắm táp hàng ngày, cậu thấy chưa?Vanitas vanita- tum sed omnia vanitas 2. Thế nên tôi trả thù trong chừng mực có thể, tôi thu xếp sao cho mình xông mùi hôi nhất có thể để khiến cô ả ngây thơ đó phải khó chịu, tôi nhồi vào bữa trưa của mình hàng nhánh tỏi, để tạo ra những biến chứng của hệ tuần hoàn, và rồi tôi hút thuốc như một gã người Thổ cho tới khi cô ả thợ giặt của tôi đột nhập.

Anh ta cười khẩy.

- Đừng nói ngài hút nhiều như thế chỉ nhăm mục đích duy nhất là khiến cô nàng bất hạnh ấy phải ngạt thở đấy nhé?

- Thế cũng đủ là một lý do, nhưng sự thật là tôi mê xì gà. Nếu tôi không chọn hút vào giờ đó, thì không có gì là ám muội trong hoạt động này cả - tôi dùng từ hoạt động, vì với tôi, hút thuốc là một mối quan tâm toàn phần, trong quãng thời gian đó, tôi không chấp nhận một cuộc thăm viếng nào, một hoạt động ngoài lề nào khác.

- Như thế rất thú vị, ngài Tachạ, nhưng đừng làm chúng ta chệch hướng: những điếu xì gà của ngài không liên quan gì đến chuyện tiêu hóa.

- Cậu nghĩ thế à? Tôi không chắc lắm đâu. Đành vậy, nếu chuyện ấy không khiến cậu quan tâm… Thế còn việc tắm rửa của tôi, chuyện ấy có lôi cuốn cậu chăng?

- Không, trừ phi ngài ăn xà phòng hoặc uống nước súc miệng.

- Cậu có biết là cô ả đĩ thõa đó lột trần tôi ra, kỳ cọ những ngấn thịt nung núc của tôi, dùng vòi sen xối nước vào mông tôi không? Tôi chắc chắn là việc ấy khiến cô ả hết sức thích thú, được ướp mắm muối một kẻ béo ị không phòng vệ, trần truồng và mày râu nhẵn nhụi. Tấtcả những ả hộ lý đó đều mắc chứng ám ảnh. Chính vì lẽ đó mà các ả chọn cái nghề bẩn thỉu này.

- Ngài Tach, tôi tin rằng chúng ta đang lạc đề lần nữa…

- Tôi không đồng ý. Cái tình tiết thường nhật này đồi bại tới mức khiến cho tiêu hóa của tôi bị rối loạn. Nên nhớ! Tôi đơn độc và trần như nhộng trong nước, nhục nhã, béo đến dị dạng trước cái sinh vật mặc quần áo đó, kẻ mỗi ngày lại lột trần tôi ra với vẻ mặt đạo đức giả chuyên nghiệp hòng che đậy việc quần lót của cô ả đang ướt sũng, nếu như ả chó cái đó có mặc quần lót, và khi trở lại bệnh viện, tôi chắc chắn rằng cô ả sẽ kể chi tiết cho mấy cô bạn gái nghe - giặt những đồ đĩ thõ a - có lẽ các ả còn…

- Tôi xin ngài đấy, ngài Tach!

- Thế đấy, anh bạn thân mến,chuyện này sẽ dạy cho cậu biết cách thu âm lời nói của tôi. Nếu ghi chép như một nhà báo chính trực, cậu có thể kiểm duyệt những điều tục tằn đến cùng tuổi tác mà tôi đang huyên thuyên với cậu đây. Trái lại, với cái máy ghi âm, không có cách nào để phân loại những lời vàng ngọc và những lời lẽ tục tĩu tôi thố

tra.

- Và sau khi cô hộ lý đi khỏi?

- Đã đến đoạn sau rồi hả? Cậu làm việc nhanh nhảu quá nhỉ. Tắm xong thì đã hơn 6 giờ tối. Ả điếm đó tròng vào người tôi bộ pijama, như những em bé được người ta tắm rửa rồi bọc trong chiếc quần đóng bỉm trước khi cho bú bình lần cuối. Lúc đó, tôi cảm thấy mình giống trẻ con đến nỗi tôi bắt đầu chơi.

- Ngài chơi ấy à? Chơi gì kia?

- Bất cứ trò gì. Tôi đua trên chiếc xe lăn của mình, tôi tổ chức một cuộc lượn xuôi theo mốc như trong môn trượt tuyết, tôi chơi phóng tiêu - hãy nhìn lên tường mà xem, phía sau cậu ấy,cậu sẽ thấy những vết lỗ chỗ - hoặc là, tuyệt đỉnh vui thú, tôi xé những trang



dở ẹc trong những tác phẩm kinh điển.

- Sao kia?

- Đúng vậy, tôi làm công việc thanh lọc. Cuốn Nàng công chúa xứ Clèves chẳng hạn: đó là một tiểu thuyết tuyệt hay nhưng nhiều đoạn quá dông dài. Tôi đoán là cậu còn chưa đọc cuốn đó, vậy tôi khuyên cậu nên đọc bản do tôi rút gọn: một kiệt tác, một thứ tinh hoa.

- Ngài Tach, ngài sẽ nói sao nếu trong vòng ba thế kỷ nữa, người ta xé bỏ từ tác phẩm của ngài những trang bị cho là thừa?

- Tôi thách cậu tìm ra, dù chỉ một trang thừa trong sách tôi viết đấy.

- Madame de La Fayette cũng có thể nhắn nhủ ngài một câu tương tự.

- Cậu không định so sánh tôi với ả thợ may đó chứ?

- Nhưng xét cho cùng, ngài Tachạ...

- Cậu có muốn biết giấc mơ thầm kín của tôi không? Một sự thiêu hủy. Một sự thiêu hủy đẹp đẽ toàn bộ các tácphẩm của tôi! Điều đó làm cậu ngạc nhiên chứ, phải không nào?

- Quả vậy. Thế còn sau những trò tiêu khiển này?

- Trời ạ, cậu bị chuyện ăn uống ám ảnh quá mức rồi! Ngay khi tôi đổi chủ đề, cậu liền buộc tôi phải quay lại với chuyện đó.

- Chuyện ăn uống không hề ám ảnh tôi, nhưng chúng ta đã bắt đầu nói về chủ đề này, vậy thì phải nói cho có đầu có đuôi chứ.

- Chuyện đó lại không ám ảnh cậu sao? Cậu làm tôi thất vọng đấy, anh bạn trẻ ạ. Vậy thì hãy nói về chuyện ănuống, bởi vì chuyện ấy không ám ảnh cậu mà. Khi tôi đã thanh lọc chán rồi, đã phóng tiêu chán rồi, đã lượn xuôi theo mốc chán rồi, đã chơi chán rồi, khi những hoạt động mang tính giáo dục này đã khiến tôi quên hẳn cái cảnh tắm rửa ghê rợn, tôi bật tivi lên, như bọn trẻ con xem những chương trình điên rồ của chúng trước món súp panade hay món mì hình chữ. Quãng thời gian đó hết sức thúvị. Những đoạn phim quảng cáo nối nhau không dứt, nhất là những quảng cáo vềthực phẩm. Tôi bấm điều khiển để xác lập cho mình lớp quảng cáo dài nhất thế giới: với mười sáu kênh truyền hình châu Âu thì hoàn toàn có thể có được nửa giờ đồng hồ quảng cáo liên tục không ngắt quãng, với điều kiện là chuyển kênh một cách thông minh. Đó là một vở nhạc kịch đa ngôn ngữ tuyệt vời: dầu gội đầu Hà Lan, bánh bích quy Ý, bột giặt sinh học Đức, bơ Pháp, v.v… tha hồ thưởng thức. Khi những chương trình trở nên ngớ ngẩn, tôi tắt tivi, bắt đầu có cảm giác thèm ăn nhờ cỡ một trăm đoạn phim quảng cáo vừa xem, tôi bắt tay vào chuẩn bị đồ ăn thức uống cho mình. Cậu hài lòng rồi chứ? Cậu nên nhìn thấy vẻ mặt mình lúc này, khi tôi làm bộ lạc đề lần nữa. Yên tâm đi, cậu sẽ có được mẩu tinđặc biệt của mình. Nhưng buổi tối, tôi ăn khá nhẹ nhàng. Tôi bằng lòng với những món nguội như chả heo, thịt mỡ nấu đông, mỡ lá sống, dầu lấy từ một hộp cá xácđin - cá xácđin thì tôi không ưa lắm, nhưng nó ướp hương cho dầu: tôi vứt sạch cá xácđin, giữ lại nước cốt, tôi uống thứ nước đó nguyên chất. Trời ạ, cậu sao vậy?

- Không có gì. Xin ngài cứ nói tiếp.

- Sắc mặt cậu kém lắm, tôi cam đoan với cậu như vậy. Kèm với những thứ đó, tôi uống một loại nước dùng rất béo đã chuẩn bị từ trước: tôi đun sôi miếng bì lợn, những khúc chân giò, phao câu gà, xương lẫn tủy cùng với một củ cà rốt. Tôi thêm vào đó một muôi mỡ lợn, nhấc củ cà rốt ra rồi để lạnh suốt hai mươi tư giờ. Thực ra, tôi thích uống thứ nước dùng này khi nó đã nguội, khi mỡ đã đóng váng và tạo thành một dạng nắp vung làm cho môi bóng nhẫy. Nhưng cậu đừng lấy làm khó chịu, tôi không lãng phí thứ gì sất, đừng có nghĩ là tôi vứt những thứ thịt tinh túy đó đi nhé. Sau thời gian sôi dài như thế, những thứ thịt này, khi ở dạng chất nhờn, lại có được cái chúng đã mất đi ở dạng nước ép: phao câu gà là một món cao lương mỹ vị, thứ mỡ vàng đã ở dạng cô đặc và bông xốp... Cậu làm sao vậy?

- Tôi... Tôi không rõ. Có lẽ là chứng sợ chỗ kín. Chúng ta không thể mở cửa sổ ra sao?

- Mở cửa sổ, vào ngày 15 tháng Giêng ư? Cậu đừng hòng nghĩ đến chuyện đó. Thứ ôxy đó sẽ giết cậu mất. Không,tôi biết cái cậu cần trong trường hợp này.

- Cho phép tôi ra ngoài một lát.

- Chớ nên làm vậy, hãy ở lại chỗ kín gió. Tôi sẽ pha cho cậu một cốc alexandra theo phong cách của riêng tôi,với bơ nấu chảy.

Vừa nghe những lời này, sắc mặt tái nhợt của nhà báo chuyển sang xanh lét: anh ta chạy vội ra khỏi phòng, người cúi gập, tay che miệng.

Tach lăn xe hét tốc lực đến bên khung cửa sổ trông ra phố và hết sức mãn nguyện được thấy gã khốn khổ quỳ mọp rồi bò rạp ra đất mà nôn.

Người béo phì thì thầm trong cái cổ họng bốn ngấn thịt của mình, bộ dạng vô cùng hớn hở:

- Hạng tầm thường thì làm sao đọ được với Prétextat Tach.

Ngồi khuất sau tấm rèm mỏng, ông có thể tha hồ tận hưởng niềm vui thú được quan sát mà không để ai trông thấy,và ông thấy hai người đàn ông từ quán cà phê phía đối diện lao vụt ra và hấp tấp chạy về phía đồng nghiệp của họ, người vừa nôn thốc nôn tháo và giờ đang bò lăn bò toài ngay trên vỉa hè, cạnh máy ghi âm còn chưa kịp tắt: vậy là chiếc máy đã thu luôn tiếng anh ta nôn mửa.

Nằm thẳng cẳng trên một băng ghế dài của quán rượu, nhà báo cũng đã tạm hồi tỉnh lại. Thi thoảng anh ta lại lặp lại, mắt gườm gườm:

- Đừng ăn nữa... Đừng bao giờ ăn nữa...

Bọn họ cho anh ta uống một chút nước ấm, anh ta dò xét nó với vẻ nghi hoặc. Các đồng nghiệp muốn nghe cuộn băng ghi âm; anh ta ngăn lại:

- Đừng mở ra nghe trước mặt tớ,tớ van các cậu. Bọn họ gọi điện cho vợ của nạn nhân, cô liền lái xe đến đón anh ta; khi anh ta đã đi khỏi, rốt cuộc người ta cũng có thể bật chiếc mấy thu âm lên. Những lời lẽ của nhà văn gây nên sự chán ngấy, những tràng cười và nhiều cảm hứng:

- Lão già này đúng là một mỏ vàng. Đó là từ tôi dùng để gọi một nguyên mẫu.

- Lão ta đê tiện một cách tuyệt diệu.

- Ít ra đây cũng là một kẻ thoát được khỏi hệ tư tưởng ôn hòa.

- Và khỏi hệ tư tưởng tầm thường!

- Ông ta có cách khiến đối thủ phải cứng họng!

- Ông ta quá giỏi. Tôi sẽ không nhận xét như vậy về anh bạn của chúng ta đâu. Cậu ấy thật sự đã mắc vào mọi cái bẫy.

- Tôi không muốn nói xấu người vắng mặt, nhưng sao lại nảy ra ý đặt cho ông ta những câu hỏi về chuyện ăn uống kia chứ! Tôi biết lão già to béo này sẽ không để yên đâu. Khi có được dịp may phỏng vấn một thiên tài như vậy, chớ nên động đến chuyện ăn uống.

Trong thâm tâm, đám phóng viên rất mừng rỡ vì đã không bị đặt vào vị trí của người thứ nhất hay người thứ hai.Tự đáy lòng, họ biết rằng, nếu ở vào vị trí của hai kẻ bất hạnh kia, họ cũng sẽ đề cập đến cùng những chủ đề đó, hẳn rất ngớ ngẩn, nhưng là bắt buộc, và họ vui mừng vì không phải gánh vác công việc bẩn thỉu này nữa: người ta đã nhường lại cho họ vai trò đẹp đẽ và họ sẽ tận dụng cơ hội, điều ấy không ngăn được họ chế giễu những nạn nhân đôi chút.

Vậy nên, vào cái ngày kinh khủng mà cả thế giới run sợ khi nghĩ đến cuộc chiến sắp nổ ra, một lão già béo núc,bại liệt và trong tay không chút vũ khí phòng vệ, đã thành công trong việc xoay chuyển sự chú ý của một nhóm giáo sĩ truyền thông ra khỏi vùng Vịnh. Thậm chí còn có một kẻ trong bọn, vào cái đêm mất ngủ ấy, nhịn đói mà đi nằm và ngủ một giấc nặng nề và mệt mỏi vì những cơn quặn thắt, không mảy may nghĩ tới những kẻ sắp chết.

--- ------ ------ ------ -------

1 Alfred Jarry (1873- 1907), nhà thơ, tiểu thuyết gia kiêm nhà viết kịch người Pháp, người đã sáng tạo ra thuật ngữ "pataphysique",chỉ môn khoa học và giải pháp ảo, gán một cách tượng trưng cho những nét phác thảo đặc tính của các sự vật được miêu tả bởi khả năng tiềm tàng của chúng.

2 Tiếng Latin: Hai lần hão huyền vẫn cứ là hão huyền.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

Ngôn Tình Sắc
Nguyên Tôn

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Hồi Ức Kẻ Sát Nhân

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook