Chương 6
Amelie Nothomb
07/11/2016
- Tôi có phải đặt câu hỏi của mình theo một cách khác không?
- Cậu đang coi tôi là một kẻ ngu si hay sao? Cậu đang chơi trò gì vậy? Bà hầu tước xinh đẹp, đôi mắt tuyệt đẹp của bà khiến tôi phải chết vì tình,v.v..., thế chứ gì?
- Ngài bình tĩnh đi, tôi chỉ cố gắng làm việc của mình thôi.
- Thì tôi cũng vậy, tôi cũng đang làm việc của mình.
- Thế ra với ngài, công việc chủ yếu của nhà văn là không trả lời các câu hỏi sao?
- Chính thế.
- Còn Sartre thì sao?
- Sartre thì sao kia?
- Thì đấy là một người luôn trả lời các câu hỏi, không phải thế sao?
- Thế thì sao nào?
- Điều đó mâu thuẫn với định nghĩa của ngài.
- Không một tẹo nào: ngược lại thì có, điều đó xác nhận định nghĩa của tôi.
- Ngài muốn nói Sartre không phải là nhà văn?
- Cậu không biết điều đó sao?
- Nhưng nói cho cùng thì ông ấy viết rất hay đấy chứ.
- Một số phóng viên cũng viết rất hay vậy. Nhưng chỉ có một ngòi bút tốt thì chưa đủ để trở thành nhà văn.
- Không phải thế chứ? Vậy thì cần gì khác nữa?
- Nhiều thứ. Trước tiên cần phải có những cái bìu. Và những cái bìu mà tôi nhắc đến ở đây vượt lên trên giới tính; bằng chứng là một vài phụ nữ cũng có thứ đó. Ồ, rất ít thôi, nhưng vẫn có những người phụ nữ như vậy: tôi đang nghĩ tới Patricia Highsmith 1.
- Thật ngạc nhiên, rằng một nhà văn lớn như ngài lại yêu thích các tác phẩm của Patricia Highsmith.
- Tại sao? Chuyện đó chẳng có gì đáng ngạc nhiên hết. Dù có vẻ như không,thì đó vẫn cứ là một người hẳn phải căm ghét loài người ngang ngửa tôi, và đặc biệt căm ghét phụ nữ. Tôi cảm thấy cô ấy viết không nhằm mục đích được chào đón trong những salon văn học.
-
Thế còn Sartre, ông ấy viết nhằm mục đích được chào đón trong các salon văn học sao?
- Tất nhiên là thế. Tôi chưa bao giờ gặp người này nhưng tôi có thể hiểu ông ta yêu thích các salon văn học đến thế nào, chỉ qua việc đọc những gì ông ta viết ra.
- Khó mà tin được, với một người theo phái tả như ông ấy.
- Theo phái tả thì đã sao? Cậu nghĩ những người cánh tả không ưa các salon văn học ư? Tôi thì ngược lại, tin rằng họ ưa các salon này hơn bất kỳ ai khác.Vả chăng chuyện đó cũng hết sức bình thường: giả sử nếu cả đời tôi là công nhân, dường như tôi lại càng mơ ước được thường xuyên lui tới các salon văn học.
- Ngài đang đơn giản hóa tình huống quá mức rồi: không phải ai theo cánh tả cũng là công nhân. Một số người theo cánh tả xuất thân từ những dòng họ danh giá.
- Thật hả? Vậy thì những người đó không có lý do bào chữa rồi.
- Ngài sẽ là một người chống cộng sơ đẳng sao, ngài Tach?
- Cậu sẽ là kẻ xuất tinh sớm ư, ngài phóng viên?
- Nhưng rốt cuộc thì hai chuyện đó đâu có gì liên quan.
- Tôi cũng nhất trí như vậy. Vậy thì hãy quay trở lại với những cái bìu của chúng ta. Đó là bộ phận quan trọng nhất của nhà văn. Không có chúng, một nhà văn sẽ đem ngòi bút của mình phục vụ cho dã tâm. Để dẫn cho cậu một thí dụ, hãy thuê lấy một nhà văn bất kỳ có ngòi bút trác tuyệt, hãy đưa ra chủ đề cần viết.Với cặp bìu chắc nịch, tác phẩm được giao lại sẽ là Chết chịu 2.Không có những cái bìu, cái được nộp ra sẽ là Buồn nôn 3.
- Ngài không thấy rằng ngài đang đơn giản hóa chút ít hay sao?
- Cậu là nhà báo mà lại nói với tôi thế sao? Trong khi tôi đang cố gắng,với bản tính lành hiền quá sức tử tế của mình, theo cùng trình độ của cậu!
- Tôi đâu có yêu cầu ngài nhiều đến thế. Điều mà tôi muốn, đó là một định nghĩa có phương pháp và chính xác về cái mà ngài gọi là "bìu".
- Tại sao? Đừng nói với tôi là cậu đang cố gắng thảo ra một cuốn sách mỏng nhằm quảng bá về tôi!
- Đâu có! Tôi chỉ muốn có một sự trao đổi minh bạch dù chỉ là đôi chút với ngài.
- Ừ, chính là điều tôi đã sợ.
- Thôi nào, ngài Tach, hãy đơn giản hóa nhiệm vụ giúp tôi, chỉ một lần này thôi.
- Cậu nên biết rằng tôi rất sợ những sự đơn giản hóa, anh bạn trẻ ạ; huống hồ cậu đang đòi hỏi tôi phải đơn giản hóa bản thân mình, đừng mong tôi nhiệt tình với chuyện đó.
- Nhưng coi nào, tôi đâu có yêu cầu ngài đơn giản hóa bản thân! Tôi chỉ yêu cầu ở ngài một định nghĩa nhỏ xíu về cái mà ngài gọi là "bìu".
- Thôi được, thôi được, đừng có khóc thút thít đấy. Nhưng các cậu làm sao vậy, cậu và cả những phóng viên khác nữa? Các cậu rặt là một đám nhạy cảm quá mức.
- Tôi đang nghe ngài nói đây.
- Vậy thì đây, những cái bìu là khả năng phản kháng của một cá nhân đối với dã tâm vây bọc xung quanh. Khoa học đấy chứ hả?
- Ngài nói tiếp đi.
- Tôi cũng muốn nói để cậu biết rằng hầu như không ai có được những cái bìu đó. Còn tỷ lệ những người có cùng lúc một ngòi bút tốt và những cái bìu đó là cực nhỏ. Đó là lý do tại sao có ít nhà văn đến thế trên thế gian này. Huống chi còn cần đến những phẩm chất khác nữa.
- Những phẩm chất nào vậy?
- Phải có một cái dương vật.
- Sau những cái bìu là đến dương vật: logic đây. Định nghĩa về dương vật?
- Dương vật, đó là năng lực sáng tạo. Rất hiếm người có khả năng sáng tạo thực sự. Phần đông bằng lòng với việc sao chép các bậc tiền bối với ít nhiều tài cán - các bậc tiền bối trong phần lớn trường hợp lại là những kẻ đạo văn khác. Đôi khi xảy ra trường hợp một ngòi bút tốt được phú cho một cái dương vật nhưng không có cặp bìu: Victor Hugo chẳng hạn.
- Thế còn ngài?
- Tôi có thể có một bộ mặt của hoạn quan thật đấy, nhưng tôi có một cái dương vật to bự chảng.
- Còn Céline?
- À, Céline có tất: ngòi bút thiên tài, cặp bìu to vật, dương vật to đoành,và vân vân.
- Vân vân ấy à? Còn cần cái gì nữa? Một lỗ hậu môn chăng?
- Nhất định không! Độc giả mới cần đến lỗ hậu môn, chứ không phải nhà văn.Không, cái còn cần ở đây nữa, đó là cặp môi.
- Nếu được phép, tôi xin hỏi môi ở đây là môi gì vậy?
- Trời đất, cậu thật thối tha! Tôi nói với cậu về cặp môi dùng để khép miệng lại ấy, hiểu chưa? Đồ dơ dáy!
- Được rồi. Định nghĩa về cặp môi?
- Cặp môi có hai vai trò. Trước hết, nó biến lời nói thành một hành động khêu gợi. Cậu đã bao giờ hình dung ra lời nói sẽ như thế nào nếu không có cặp môi chưa? Đó sẽ là một cái gì đó lạt lẽo một cách ngu xuẩn, khô khan không chút sắc thái, giống như những lời thốt ra từ miệng một viên mõ tòa. Nhưng vai trò thứ hai còn quan trọng hơn nhiều: cặp môi dùng để khép cái miệng lại khi gặp điều không nên nói. Bàn tay cũng có cặp môi của riêng nó, cặp môi sẽ ngăn nó viết ra những điều không nên viết. Chuyện đó là hết sức cần thiết. Những nhà văn được nhồi đầy tài năng, bìu và dương vật mà vẫn làm hỏng tác phẩm của họ chỉ vì trót nói những điều không nên nói.
- Những lời này thốt ra từ miệng ngài khiến tôi phải ngạc nhiên: ngài đâu có lối tự phê phán bản thân.
- Ai nói với cậu về việc tự phê phán bản thân? Những điều không nên nói không nhất thiết là những điều bẩn thỉu, ngược lại thì có. Phải luôn kể những sự thô bỉ tự bản thân: chuyện đó lành mạnh, vui vẻ, có lợi cho sức khỏe. Không,những điều không nên nói thuộc về một trật tự khác - và cậu đừng mong tôi giải thích để cậu hiểu chuyện đó, bởi lẽ đó chính xác là những điều không nên nói.
- Thì tôi đã tiến bộ nhiều rồi đấy thôi.
- Ban nãy tôi đã chẳng cảnh báo cậu rồi sao, rằng công việc của tôi chính là ở chỗ không trả lời các câu hỏi đấy là gì? Hãy chuyển nghề khác thôi, anh bạn thân mến.
- Không trả lời các câu hỏi, đó cũng là một phần trong vai trò của cặp môi,không phải vậy sao?
- Không chỉ riêng cặp môi, những cái bìu cũng vậy. Phải có những cái bìu để không trả lời một số câu hỏi.
- Ngòi bút, bìu, dương vật, môi, tất cả đó sao?
- Không, còn cần cái tai và bàn tay nữa.
- Tai để nghe ấy à?
- Tất nhiên là thế rồi. Cậu tài thật đấy, anh bạn trẻ. Thực ra, tai là hộp cộng hưởng của cặp môi. Đó là cái loa lắp bên trong. Flaubert nhất định rất hay làm duyên làm dáng với cái loa này của mình, nhưng ông ta thực lòng tưởng rằng người ta sẽ tin ông ta hay sao? Ông ta biết điều này, rằng la hét những từ ngữ cũng chẳng ích gì: những từ ngữ tự mình có thể kêu lên. Chỉ cần tự mình lắng nghe chúng thôi.
- Thế còn bàn tay?
- Bàn tay là để hưởng thụ. Điều ấy quan trọng quá đi chứ. Nếu một nhà văn không hưởng thụ, vậy thì người ấy nên dừng lại ngay lập tức. Viết mà không hưởng thụ, làm thế thật đồi bại. Bản thân việc viết lách đã hàm chứa trong nó tất cả những mầm mống của thói đồi bại. Lý do biện bạch duy nhất của nhà văn,đó là sự hưởng thụ của ông ta. Một nhà văn không hưởng thụ, sẽ là điều gì đó cũng đáng ghê tởm như một thằng đểu cưỡng bức một bé gái mà thậm chí không đạt đến khoái cảm, cưỡng bức chỉ để cưỡng bức, để làm một điều ác vô căn cớ.
- Không nên so sánh như vậy. Việc viết lách không độc hại đến thế.
- Cậu không biết những điều mình đang nói đâu. Hẳn nhiên, vì chưa đọc tôi nên cậu không thể biết được. Việc viết lách thối tha mọi nhẽ: hãy nghĩ đến những cây gỗ to phải đốn ngã để làm ra giấy, đến những địa điểm cần phải tìm ra để trữ sách, đến tiền dùng để in chúng, đến tiền các độc giả tiềm năng phải bỏ ra, đến nỗi buồn phiền mà những kẻ bắt hạnh này gặp phải khi đọc sách, đến ý thức tồi tàn của những kẻ khốn nạn bỏ tiền ra mua sách, và sẽ không có can đảm để đọc, đến sự buồn rầu của những tên ngốc tử tế đọc sách mà không hiểu nổi, sau rốt và nhất là đến vẻ hợm hĩnh toát lên từ những cuộc trao đổi sẽ diễn ra tiếp sau sự đọc hay sự không đọc của họ. Mà tôi chẳng muốn kể thêm nữa đâu! Thế nên đừng nói với tôi rằng viết lách không độc hại.
- Nhưng rốt cuộc, ngài không thể loại trừ đến 100% khả năng gặp được một hay hai độc giả thực sự hiểu ngài, dẫu điều đó chỉ xảy ra từng lúc. Mối hòa hợp dù ngắn ngủi nhưng sâu sắc với một vài cá nhân này không đủ để biến việc viết lách thành một hành động tốt lành hay sao?
- Cậu nói nhảm nhí gì vậy! Tôi không biết những cá nhân này có tồn tại hay không, nhưng nếu tồn tại, thì chính họ sẽ bị các tác phẩm của tôi làm hại nhiều nhất. Cậu nghĩ tôi nói những gì trong những cuốn sách của mình? Có lẽ cậu hình dung tôi nói về lòng nhân từ của con người và niềm hạnh phúc được sống? Cậu lôi quái đâu ra cái ý nghĩ rằng hiểu tôi sẽ mang lại hạnh phúc vậy? Ngược lại thì có!
- Mối hòa hợp, ngay cả trong nỗi tuyệt vọng, không phải sẽ khiến con người ta dễ chịu sao?
- Cậu thấy dễ chịu ư, khi biết rằng cậu cũng tuyệt vọng y như người láng giềng của mình? Tôi thì thấy buồn hơn.
- Nếu vậy thì viết để làm gì chứ?Tại sao lại phải tìm cách chia sẻ?
- Coi chừng, chớ nên lẫn lộn:viết không phải là tìm cách chia sẻ. Cậu hỏi tôi tại sao lại viết sách, và tôi trả lời cậu hết sức nghiêm túc và hết sức tách bạch thế này: để hưởng thụ. Nói cách khác, nếu không có niềm vui thích, nên dừng ngay việc viết lách thì hơn.Viết lách đem lại cho tôi vui thú: à mà đúng ra là đem lại cho tôi vui thú đến chết đi được. Đừng hỏi tôi tại sao, tôi không có bất cứ ý niệm nào về chuyện này. Vả chăng, tất cả những luận thuyết từng muốn lý giải niềm vui thú lại mỗi lúc một đuối lý hơn. Ngày nọ, một người đàn ông hết sức đứng đắn đã nói với tôi rằng nếu ta làm tình mà đạt đến cực khoái, đó là vì ta đang tạo ra cuộc sống.Cậu thấy không? Làm như có thể đạt tới niềm vui thú nào đó khi tạo ra một thứ ảm đạm và tệ hại như cuộc sống vậy! Thế rồi, điều đó giả định rằng khi dùng thuốc tránh thai, phụ nữ không đạt cực khoái nữa, bởi lẽ họ đâu còn tạo ra cuộc sống. Nhưng gã này tin vào luận thuyết của mình! Tóm lại, chớ yêu cầu tôi giải thích cho cậu về niềm vui thú viết lách này: nó là chuyện có thật, vậy thôi.
- Bàn tay giữ vai trò gì trong chuyện này?
- Bàn tay là trung tâm của niềm vui thú viết lách. Nó không phải là bộ phận duy nhất được hưởng điều đó: việc viết lách cũng cho bụng, bộ phận sinh dục, trán và hàm cùng được tận hưởng niềm vui thú ấy. Nhưng niềm vui thú đặc biệt tập trung tại bàn tay đang viết. Đó là một chuyện rất khó giải thích: khi nó sáng tạo ra cái nó cần phải sáng tạo, bàn tay run lên vì vui sướng, nó trở thành một bộ phận thần tình. Biết bao lần trong lúc viết, tôi gặp phải cái cảm giác kỳ lạ rằng chính bàn tay tôi đang nắm quyền chỉ huy, rằng tự nó lướt trên trang giấy không cần hỏi đến ý kiến của não bộ. Ồ, tôi biết hẳn không một nhà giải phẫu nào có thể chấp nhận một hiện tượng tương tự, thế mà đó lại là điều tôi cảm nhận được rất thường xuyên. Bàn tay cảm thấy sự khoái lạc đến thế, dĩ nhiên sẽ có những nét giống với khoái lạc của con ngựa đang lồng lên, của tên tù nhân vượt ngục. Ngoài ra, còn cần ghi nhận thêm một điều nữa: dù có viết lách hay thủ dâm thì người ta cũng sử dụng cùng một công cụ là đôi bàn tay, chuyện này không phải khiến ta bối rối sao?
- Để khâu một cái cúc áo hay gãi mũi thì người ta cũng sử dụng bàn tay đấy thôi.
- Cậu mới tầm thường làm sao! Vả lại điều ấy thì chứng minh được gì nào? Những cách sử dụng tầm thường đâu cómâu thuẫn với những cách sử dụng cao quý.
--- ------ ------ ------ -------
1 Mortà crédit: tác phẩm của Louis- Ferdinand Céline (1894- 1961).
2 La Nausée: tác phẩm của Jean- Paul Sartre (1905- 1980).
3 Tiểu thuyết gia người Mỹ (1921- 1995), chuyên thể loại tâm lý học ly kỳ, tiêu biểu là"Strangers on a train".
- Cậu đang coi tôi là một kẻ ngu si hay sao? Cậu đang chơi trò gì vậy? Bà hầu tước xinh đẹp, đôi mắt tuyệt đẹp của bà khiến tôi phải chết vì tình,v.v..., thế chứ gì?
- Ngài bình tĩnh đi, tôi chỉ cố gắng làm việc của mình thôi.
- Thì tôi cũng vậy, tôi cũng đang làm việc của mình.
- Thế ra với ngài, công việc chủ yếu của nhà văn là không trả lời các câu hỏi sao?
- Chính thế.
- Còn Sartre thì sao?
- Sartre thì sao kia?
- Thì đấy là một người luôn trả lời các câu hỏi, không phải thế sao?
- Thế thì sao nào?
- Điều đó mâu thuẫn với định nghĩa của ngài.
- Không một tẹo nào: ngược lại thì có, điều đó xác nhận định nghĩa của tôi.
- Ngài muốn nói Sartre không phải là nhà văn?
- Cậu không biết điều đó sao?
- Nhưng nói cho cùng thì ông ấy viết rất hay đấy chứ.
- Một số phóng viên cũng viết rất hay vậy. Nhưng chỉ có một ngòi bút tốt thì chưa đủ để trở thành nhà văn.
- Không phải thế chứ? Vậy thì cần gì khác nữa?
- Nhiều thứ. Trước tiên cần phải có những cái bìu. Và những cái bìu mà tôi nhắc đến ở đây vượt lên trên giới tính; bằng chứng là một vài phụ nữ cũng có thứ đó. Ồ, rất ít thôi, nhưng vẫn có những người phụ nữ như vậy: tôi đang nghĩ tới Patricia Highsmith 1.
- Thật ngạc nhiên, rằng một nhà văn lớn như ngài lại yêu thích các tác phẩm của Patricia Highsmith.
- Tại sao? Chuyện đó chẳng có gì đáng ngạc nhiên hết. Dù có vẻ như không,thì đó vẫn cứ là một người hẳn phải căm ghét loài người ngang ngửa tôi, và đặc biệt căm ghét phụ nữ. Tôi cảm thấy cô ấy viết không nhằm mục đích được chào đón trong những salon văn học.
-
Thế còn Sartre, ông ấy viết nhằm mục đích được chào đón trong các salon văn học sao?
- Tất nhiên là thế. Tôi chưa bao giờ gặp người này nhưng tôi có thể hiểu ông ta yêu thích các salon văn học đến thế nào, chỉ qua việc đọc những gì ông ta viết ra.
- Khó mà tin được, với một người theo phái tả như ông ấy.
- Theo phái tả thì đã sao? Cậu nghĩ những người cánh tả không ưa các salon văn học ư? Tôi thì ngược lại, tin rằng họ ưa các salon này hơn bất kỳ ai khác.Vả chăng chuyện đó cũng hết sức bình thường: giả sử nếu cả đời tôi là công nhân, dường như tôi lại càng mơ ước được thường xuyên lui tới các salon văn học.
- Ngài đang đơn giản hóa tình huống quá mức rồi: không phải ai theo cánh tả cũng là công nhân. Một số người theo cánh tả xuất thân từ những dòng họ danh giá.
- Thật hả? Vậy thì những người đó không có lý do bào chữa rồi.
- Ngài sẽ là một người chống cộng sơ đẳng sao, ngài Tach?
- Cậu sẽ là kẻ xuất tinh sớm ư, ngài phóng viên?
- Nhưng rốt cuộc thì hai chuyện đó đâu có gì liên quan.
- Tôi cũng nhất trí như vậy. Vậy thì hãy quay trở lại với những cái bìu của chúng ta. Đó là bộ phận quan trọng nhất của nhà văn. Không có chúng, một nhà văn sẽ đem ngòi bút của mình phục vụ cho dã tâm. Để dẫn cho cậu một thí dụ, hãy thuê lấy một nhà văn bất kỳ có ngòi bút trác tuyệt, hãy đưa ra chủ đề cần viết.Với cặp bìu chắc nịch, tác phẩm được giao lại sẽ là Chết chịu 2.Không có những cái bìu, cái được nộp ra sẽ là Buồn nôn 3.
- Ngài không thấy rằng ngài đang đơn giản hóa chút ít hay sao?
- Cậu là nhà báo mà lại nói với tôi thế sao? Trong khi tôi đang cố gắng,với bản tính lành hiền quá sức tử tế của mình, theo cùng trình độ của cậu!
- Tôi đâu có yêu cầu ngài nhiều đến thế. Điều mà tôi muốn, đó là một định nghĩa có phương pháp và chính xác về cái mà ngài gọi là "bìu".
- Tại sao? Đừng nói với tôi là cậu đang cố gắng thảo ra một cuốn sách mỏng nhằm quảng bá về tôi!
- Đâu có! Tôi chỉ muốn có một sự trao đổi minh bạch dù chỉ là đôi chút với ngài.
- Ừ, chính là điều tôi đã sợ.
- Thôi nào, ngài Tach, hãy đơn giản hóa nhiệm vụ giúp tôi, chỉ một lần này thôi.
- Cậu nên biết rằng tôi rất sợ những sự đơn giản hóa, anh bạn trẻ ạ; huống hồ cậu đang đòi hỏi tôi phải đơn giản hóa bản thân mình, đừng mong tôi nhiệt tình với chuyện đó.
- Nhưng coi nào, tôi đâu có yêu cầu ngài đơn giản hóa bản thân! Tôi chỉ yêu cầu ở ngài một định nghĩa nhỏ xíu về cái mà ngài gọi là "bìu".
- Thôi được, thôi được, đừng có khóc thút thít đấy. Nhưng các cậu làm sao vậy, cậu và cả những phóng viên khác nữa? Các cậu rặt là một đám nhạy cảm quá mức.
- Tôi đang nghe ngài nói đây.
- Vậy thì đây, những cái bìu là khả năng phản kháng của một cá nhân đối với dã tâm vây bọc xung quanh. Khoa học đấy chứ hả?
- Ngài nói tiếp đi.
- Tôi cũng muốn nói để cậu biết rằng hầu như không ai có được những cái bìu đó. Còn tỷ lệ những người có cùng lúc một ngòi bút tốt và những cái bìu đó là cực nhỏ. Đó là lý do tại sao có ít nhà văn đến thế trên thế gian này. Huống chi còn cần đến những phẩm chất khác nữa.
- Những phẩm chất nào vậy?
- Phải có một cái dương vật.
- Sau những cái bìu là đến dương vật: logic đây. Định nghĩa về dương vật?
- Dương vật, đó là năng lực sáng tạo. Rất hiếm người có khả năng sáng tạo thực sự. Phần đông bằng lòng với việc sao chép các bậc tiền bối với ít nhiều tài cán - các bậc tiền bối trong phần lớn trường hợp lại là những kẻ đạo văn khác. Đôi khi xảy ra trường hợp một ngòi bút tốt được phú cho một cái dương vật nhưng không có cặp bìu: Victor Hugo chẳng hạn.
- Thế còn ngài?
- Tôi có thể có một bộ mặt của hoạn quan thật đấy, nhưng tôi có một cái dương vật to bự chảng.
- Còn Céline?
- À, Céline có tất: ngòi bút thiên tài, cặp bìu to vật, dương vật to đoành,và vân vân.
- Vân vân ấy à? Còn cần cái gì nữa? Một lỗ hậu môn chăng?
- Nhất định không! Độc giả mới cần đến lỗ hậu môn, chứ không phải nhà văn.Không, cái còn cần ở đây nữa, đó là cặp môi.
- Nếu được phép, tôi xin hỏi môi ở đây là môi gì vậy?
- Trời đất, cậu thật thối tha! Tôi nói với cậu về cặp môi dùng để khép miệng lại ấy, hiểu chưa? Đồ dơ dáy!
- Được rồi. Định nghĩa về cặp môi?
- Cặp môi có hai vai trò. Trước hết, nó biến lời nói thành một hành động khêu gợi. Cậu đã bao giờ hình dung ra lời nói sẽ như thế nào nếu không có cặp môi chưa? Đó sẽ là một cái gì đó lạt lẽo một cách ngu xuẩn, khô khan không chút sắc thái, giống như những lời thốt ra từ miệng một viên mõ tòa. Nhưng vai trò thứ hai còn quan trọng hơn nhiều: cặp môi dùng để khép cái miệng lại khi gặp điều không nên nói. Bàn tay cũng có cặp môi của riêng nó, cặp môi sẽ ngăn nó viết ra những điều không nên viết. Chuyện đó là hết sức cần thiết. Những nhà văn được nhồi đầy tài năng, bìu và dương vật mà vẫn làm hỏng tác phẩm của họ chỉ vì trót nói những điều không nên nói.
- Những lời này thốt ra từ miệng ngài khiến tôi phải ngạc nhiên: ngài đâu có lối tự phê phán bản thân.
- Ai nói với cậu về việc tự phê phán bản thân? Những điều không nên nói không nhất thiết là những điều bẩn thỉu, ngược lại thì có. Phải luôn kể những sự thô bỉ tự bản thân: chuyện đó lành mạnh, vui vẻ, có lợi cho sức khỏe. Không,những điều không nên nói thuộc về một trật tự khác - và cậu đừng mong tôi giải thích để cậu hiểu chuyện đó, bởi lẽ đó chính xác là những điều không nên nói.
- Thì tôi đã tiến bộ nhiều rồi đấy thôi.
- Ban nãy tôi đã chẳng cảnh báo cậu rồi sao, rằng công việc của tôi chính là ở chỗ không trả lời các câu hỏi đấy là gì? Hãy chuyển nghề khác thôi, anh bạn thân mến.
- Không trả lời các câu hỏi, đó cũng là một phần trong vai trò của cặp môi,không phải vậy sao?
- Không chỉ riêng cặp môi, những cái bìu cũng vậy. Phải có những cái bìu để không trả lời một số câu hỏi.
- Ngòi bút, bìu, dương vật, môi, tất cả đó sao?
- Không, còn cần cái tai và bàn tay nữa.
- Tai để nghe ấy à?
- Tất nhiên là thế rồi. Cậu tài thật đấy, anh bạn trẻ. Thực ra, tai là hộp cộng hưởng của cặp môi. Đó là cái loa lắp bên trong. Flaubert nhất định rất hay làm duyên làm dáng với cái loa này của mình, nhưng ông ta thực lòng tưởng rằng người ta sẽ tin ông ta hay sao? Ông ta biết điều này, rằng la hét những từ ngữ cũng chẳng ích gì: những từ ngữ tự mình có thể kêu lên. Chỉ cần tự mình lắng nghe chúng thôi.
- Thế còn bàn tay?
- Bàn tay là để hưởng thụ. Điều ấy quan trọng quá đi chứ. Nếu một nhà văn không hưởng thụ, vậy thì người ấy nên dừng lại ngay lập tức. Viết mà không hưởng thụ, làm thế thật đồi bại. Bản thân việc viết lách đã hàm chứa trong nó tất cả những mầm mống của thói đồi bại. Lý do biện bạch duy nhất của nhà văn,đó là sự hưởng thụ của ông ta. Một nhà văn không hưởng thụ, sẽ là điều gì đó cũng đáng ghê tởm như một thằng đểu cưỡng bức một bé gái mà thậm chí không đạt đến khoái cảm, cưỡng bức chỉ để cưỡng bức, để làm một điều ác vô căn cớ.
- Không nên so sánh như vậy. Việc viết lách không độc hại đến thế.
- Cậu không biết những điều mình đang nói đâu. Hẳn nhiên, vì chưa đọc tôi nên cậu không thể biết được. Việc viết lách thối tha mọi nhẽ: hãy nghĩ đến những cây gỗ to phải đốn ngã để làm ra giấy, đến những địa điểm cần phải tìm ra để trữ sách, đến tiền dùng để in chúng, đến tiền các độc giả tiềm năng phải bỏ ra, đến nỗi buồn phiền mà những kẻ bắt hạnh này gặp phải khi đọc sách, đến ý thức tồi tàn của những kẻ khốn nạn bỏ tiền ra mua sách, và sẽ không có can đảm để đọc, đến sự buồn rầu của những tên ngốc tử tế đọc sách mà không hiểu nổi, sau rốt và nhất là đến vẻ hợm hĩnh toát lên từ những cuộc trao đổi sẽ diễn ra tiếp sau sự đọc hay sự không đọc của họ. Mà tôi chẳng muốn kể thêm nữa đâu! Thế nên đừng nói với tôi rằng viết lách không độc hại.
- Nhưng rốt cuộc, ngài không thể loại trừ đến 100% khả năng gặp được một hay hai độc giả thực sự hiểu ngài, dẫu điều đó chỉ xảy ra từng lúc. Mối hòa hợp dù ngắn ngủi nhưng sâu sắc với một vài cá nhân này không đủ để biến việc viết lách thành một hành động tốt lành hay sao?
- Cậu nói nhảm nhí gì vậy! Tôi không biết những cá nhân này có tồn tại hay không, nhưng nếu tồn tại, thì chính họ sẽ bị các tác phẩm của tôi làm hại nhiều nhất. Cậu nghĩ tôi nói những gì trong những cuốn sách của mình? Có lẽ cậu hình dung tôi nói về lòng nhân từ của con người và niềm hạnh phúc được sống? Cậu lôi quái đâu ra cái ý nghĩ rằng hiểu tôi sẽ mang lại hạnh phúc vậy? Ngược lại thì có!
- Mối hòa hợp, ngay cả trong nỗi tuyệt vọng, không phải sẽ khiến con người ta dễ chịu sao?
- Cậu thấy dễ chịu ư, khi biết rằng cậu cũng tuyệt vọng y như người láng giềng của mình? Tôi thì thấy buồn hơn.
- Nếu vậy thì viết để làm gì chứ?Tại sao lại phải tìm cách chia sẻ?
- Coi chừng, chớ nên lẫn lộn:viết không phải là tìm cách chia sẻ. Cậu hỏi tôi tại sao lại viết sách, và tôi trả lời cậu hết sức nghiêm túc và hết sức tách bạch thế này: để hưởng thụ. Nói cách khác, nếu không có niềm vui thích, nên dừng ngay việc viết lách thì hơn.Viết lách đem lại cho tôi vui thú: à mà đúng ra là đem lại cho tôi vui thú đến chết đi được. Đừng hỏi tôi tại sao, tôi không có bất cứ ý niệm nào về chuyện này. Vả chăng, tất cả những luận thuyết từng muốn lý giải niềm vui thú lại mỗi lúc một đuối lý hơn. Ngày nọ, một người đàn ông hết sức đứng đắn đã nói với tôi rằng nếu ta làm tình mà đạt đến cực khoái, đó là vì ta đang tạo ra cuộc sống.Cậu thấy không? Làm như có thể đạt tới niềm vui thú nào đó khi tạo ra một thứ ảm đạm và tệ hại như cuộc sống vậy! Thế rồi, điều đó giả định rằng khi dùng thuốc tránh thai, phụ nữ không đạt cực khoái nữa, bởi lẽ họ đâu còn tạo ra cuộc sống. Nhưng gã này tin vào luận thuyết của mình! Tóm lại, chớ yêu cầu tôi giải thích cho cậu về niềm vui thú viết lách này: nó là chuyện có thật, vậy thôi.
- Bàn tay giữ vai trò gì trong chuyện này?
- Bàn tay là trung tâm của niềm vui thú viết lách. Nó không phải là bộ phận duy nhất được hưởng điều đó: việc viết lách cũng cho bụng, bộ phận sinh dục, trán và hàm cùng được tận hưởng niềm vui thú ấy. Nhưng niềm vui thú đặc biệt tập trung tại bàn tay đang viết. Đó là một chuyện rất khó giải thích: khi nó sáng tạo ra cái nó cần phải sáng tạo, bàn tay run lên vì vui sướng, nó trở thành một bộ phận thần tình. Biết bao lần trong lúc viết, tôi gặp phải cái cảm giác kỳ lạ rằng chính bàn tay tôi đang nắm quyền chỉ huy, rằng tự nó lướt trên trang giấy không cần hỏi đến ý kiến của não bộ. Ồ, tôi biết hẳn không một nhà giải phẫu nào có thể chấp nhận một hiện tượng tương tự, thế mà đó lại là điều tôi cảm nhận được rất thường xuyên. Bàn tay cảm thấy sự khoái lạc đến thế, dĩ nhiên sẽ có những nét giống với khoái lạc của con ngựa đang lồng lên, của tên tù nhân vượt ngục. Ngoài ra, còn cần ghi nhận thêm một điều nữa: dù có viết lách hay thủ dâm thì người ta cũng sử dụng cùng một công cụ là đôi bàn tay, chuyện này không phải khiến ta bối rối sao?
- Để khâu một cái cúc áo hay gãi mũi thì người ta cũng sử dụng bàn tay đấy thôi.
- Cậu mới tầm thường làm sao! Vả lại điều ấy thì chứng minh được gì nào? Những cách sử dụng tầm thường đâu cómâu thuẫn với những cách sử dụng cao quý.
--- ------ ------ ------ -------
1 Mortà crédit: tác phẩm của Louis- Ferdinand Céline (1894- 1961).
2 La Nausée: tác phẩm của Jean- Paul Sartre (1905- 1980).
3 Tiểu thuyết gia người Mỹ (1921- 1995), chuyên thể loại tâm lý học ly kỳ, tiêu biểu là"Strangers on a train".
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.