Hôm Nay, Vợ Chồng Cậu Ba Bỏ Nhau Chưa?
Chương 15: Cậu tư đánh nhau
Hướng Chiêu Vi
18/05/2022
Người ta thường nói gươm hai lưỡi, miệng trăm hình - gươm đao sắc bén cũng không bằng miệng lưỡi nhân gian.
Chẳng biết đúng sai, ai lời lẽ trôi chảy, ăn to nói lớn chiếm được lòng tin số đông thì đó chính là sự thật.
Thấy mọi người cau mày rầu lo, Trúc chợt hỏi: "Tình hình cô Liễu bây giờ thế nào rồi ạ? Đã cho mời thầy thuốc đến xem hay chưa?"
Bà Kim gật đầu, nói với con dâu: "Đêm qua thầy Phước đã tới xem bệnh rồi đa, nói là cảm lạnh, có thể sẽ sốt nhẹ mà thôi. Ai ngờ sáng nay con Mén chạy tới thưa rằng cô Liễu bệnh nặng trên giường, không gượng dậy nỗi."
Thầy Phước là thầy thuốc giỏi có tiếng trong làng, nhà ai ốm đau bệnh tật đều sẽ mời thầy đến xem.
Trúc nói: "Vẫn nên cho mời thầy Phước đến đây thêm chuyến nữa xem sao má à, nhỡ cô Liễu có mệnh hệ gì, chúng ta khó lòng giải thích với người bên ngoài."
Bà Kim cũng rất tán thành cách làm này, đáp: "Sáng nay má cho người đi đánh tiếng với thầy Phước rồi, nhưng thầy bận chuyện đi xa, cho nên chỉ có cái Duyên đến thay."
Cái tên Duyên này đối với Trúc có hơi lạ tai, cô không khỏi tò mò hỏi: "Duyên là ai vậy má? Cũng là thầy thuốc trong làng mình ư?"
Bà Kim cười, giải thích: "Cái Duyên là họ hàng xa của thầy Phước, thân gái một mình đến đây nương nhờ cũng được hơn năm năm, thầy Phước xem cô như con gái mà nuôi nấng chỉ dạy, tuy không giỏi giang như thầy Phước nhưng xem mấy bệnh lặt vặt thì không thành vấn đề."
Trúc xem như đã hiểu, cũng không hỏi quá nhiều chuyện đời tư của người ta, cô vòng về chuyện chính: "Vậy cô Duyên xem bệnh xong thì nói thế nào hả má?"
Bà Kim thở dài: "Cái Duyên nói cô Liễu bị khí lạnh nhập vào người, chú ý uống thuốc nghỉ ngơi mấy ngày là khoẻ lại ngay." Bà lại nghĩ tới con trai và con dâu khó khăn lắm mới hoà hợp được với nhau, sợ cả hai vì chuyện của cô Liễu lại cãi vã inh ỏi, cho nên chủ động khuyên nhủ: "Vốn định hôm nay để cô ta dọn ra ngoài, ai mà ngờ lại xảy ra chuyện không hay này chứ. Ép một người bệnh tật quấn thân ra ngoài cũng không phải lẽ, má định là chờ thêm mấy ngày nữa, khi nào cô ta hết bệnh thì đưa người ra ngoài."
Bây giờ cũng chỉ có thể làm vậy mà thôi. Trúc cũng không quá so đo vấn đề này, dù sau từ hôm nay ấn tượng và thanh danh của cô Liễu trong mắt mọi người đã hoàn toàn sụp đổ, cô cũng không sợ cô ta tiếp tục dây dưa bám lấy ba Hưởng. Nếu cô ta thật sự muốn một chân đạp hai thuyền ba Hưởng và tư Rìa, sớm hay muộn gì cũng sẽ lật thuyền trong mương, không cần cô nhiều lời, vợ chồng phú ông khẳng định sẽ không bỏ qua chuyện này.
Vì thế Trúc rất sảng khoái nói rằng: "Không sao đâu ạ, chuyện xui rủi đâu ai muốn vậy đâu."
Bà Kim thở phào nhẹ lòng, lại áy náy vì con dâu quá hiểu chuyện, song cũng oán thầm con trai trêu chọc ong bướm mang phiền phức về nhà.
"Má vui vì con có thể suy nghĩ như thế. Mấy ngày này thiệt thòi cho con quá đa."
Trúc mỉm cười đoan trang, dịu giọng nói: "Người một nhà với nhau thì có gì thiệt thòi cơ chứ. Má nói thế khác gì xem con là người ngoài đâu."
"Được rồi được rồi, là má nói sai." Bà Kim vui vẻ cười đùa.
Trúc dỗ dành bà thêm một lúc, chợt nhìn sang chén thuốc trống không trên bàn, vẻ mặt quan tâm hỏi chị chồng: "Chị hai không khoẻ sao, khi nãy em thấy chị uống thuốc mà chưa kịp hỏi thăm."
Cô hai Hoa qua loa trả lời: "Không có gì, chỉ là thuốc bổ thân thể mà thôi, sáng nào cũng phải uống một chén mới có tinh thần làm việc."
Trúc nhạy bén nhìn ra cô hai Hoa không muốn nói thêm tới chuyện này, chỉ cười không hỏi nữa.
Bọn họ lại ngồi nói chuyện với nhau trong chốc lát, bên ngoài một đứa tôi tớ hớt hải chạy vào, quỳ xuống chấp tay thưa: "Dạ bà, cậu tư đánh nhau với người ta ngoài đường, bị ông nhìn thấy, bây giờ ông và hai cậu đang trên đường về đây ạ!"
Bà Kim giật mình đứng lên, hơi cao giọng nói: "Cái gì? Tư Rìa đánh nhau với người ta? Chuyện này là sao, nó có bị thương hay không?"
Trúc cũng ngỡ ngàng không kém.
Đỉnh ghê, chuyện này nối gót chuyện kia, những ngày sống ở đây đúng là không sợ nhàm chán.
Lại nói đến cậu tư Rìa, trời vừa sáng đã ôm lấy chó con chạy đi tránh gió.
Cậu tuy mới mười tám tuổi, nhưng theo những gì đã xảy ra tối qua, cùng với mấy lời ẩn ý mập mờ của cô Liễu thì cậu đã hiểu được phần nào ý đồ của cô.
Đùa gì chứ, đừng nói cô Liễu lớn hơn cậu tám tuổi, cho dù cô mới mười sáu đi nữa cậu cũng không thèm cưới đâu. Phận trai mới lớn đang tuổi ăn tuổi chơi, tự nhiên bắt đi cưới vợ. Chỉ nghĩ thôi đã đổ mồ hôi lạnh ròng ròng.
Vì thế cậu quyết định ôm chó đi trốn, đợi khi nào sóng yên biển lặng thì trở về sau. Tránh cho cô Liễu vì mê đắm nhan sắc của cậu mà làm chuyện gì đó điên rồ.
Một người một chó lê la khắp làng, đến khi bụng đói cồn cào thì tấp vào hàng cháo ven đường ăn sáng.
Người trong làng này có ai không biết cậu tư con nhà phú ông Lê Dư, lập tức nhiệt tình phục vụ, cậu ăn cháo thì tặng không trứng muối ăn kèm, ăn thêm cháo thì cũng không lấy tiền thêm của cậu.
Tư Rìa xoa cái bụng căng tròn, "ợ" một tiếng rõ to, ngồi nghĩ ngơi uống thêm chén nước mát mới đứng dậy trả tiền.
Mà hễ ai gặp vận xui thì tựa như sẽ xui đến tận cùng giới hạn.
Vừa đi được một đoạn, tư Rìa lại chạm mặt một đám bạn học trên đường. Nói là bạn chứ gai mắt nhau ra mặt, con trai tuổi mới lớn làm sao tránh khỏi mấy chuyện bốc đồng, ganh ghét nhau.
Làng Tiền này rộng lớn như thế, cũng đâu chỉ có mỗi một phú ông. Mà đâu phải ai cũng như nhà phú ông Lê Dư khiêm tốn giản dị, được người người yêu mến.
Phú ông nào đó cậy thế hiếp người thì con trai cũng chẳng thuộc dạng ngoan ngoãn gì. Vừa khéo đôi bên đều có con trai ngang ngửa tuổi nhau, khéo cái nữa là còn chung trường chung lớp, bọn con trai tuổi mới lớn không phải dùng thành tích học tập đua nhau, mà là đua xem đứa nào chịu chơi nhất.
Chịu chơi ở đây bao gồm ăn chơi lêu lỏng, vung tiền như rác và giỏi đánh nhau.
Tư Rìa nhìn ba thằng "bạn" vừa thấy mình liền hớn hở như nhặt được vàng mà thầm chửi bậy trong lòng. Vốn hôm nay chỉ định ra ngoài lánh nạn, nào ngờ đâu tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa. Đúng là cái số con rệp, xui xẻo hết mức mà.
Trong số ba người kia, dẫn đầu là một tên con trai đầu đinh cao lớn với làn da hơi ngăm đen. Hắn cố ý đứng chặn đường đi của tư Rìa, hai tay khoanh trước ngực, dùng giọng điệu chẳng coi ai ra gì mà nói: "Ái chà chà, tưởng ai hoá ra lại là bạn học Quý đây mà. Sao hôm nay ló mặt ra đường sớm thế, hay là có chuyện gì rồi nên trốn ra đây tránh gió phải không đa?"
Chẳng biết đúng sai, ai lời lẽ trôi chảy, ăn to nói lớn chiếm được lòng tin số đông thì đó chính là sự thật.
Thấy mọi người cau mày rầu lo, Trúc chợt hỏi: "Tình hình cô Liễu bây giờ thế nào rồi ạ? Đã cho mời thầy thuốc đến xem hay chưa?"
Bà Kim gật đầu, nói với con dâu: "Đêm qua thầy Phước đã tới xem bệnh rồi đa, nói là cảm lạnh, có thể sẽ sốt nhẹ mà thôi. Ai ngờ sáng nay con Mén chạy tới thưa rằng cô Liễu bệnh nặng trên giường, không gượng dậy nỗi."
Thầy Phước là thầy thuốc giỏi có tiếng trong làng, nhà ai ốm đau bệnh tật đều sẽ mời thầy đến xem.
Trúc nói: "Vẫn nên cho mời thầy Phước đến đây thêm chuyến nữa xem sao má à, nhỡ cô Liễu có mệnh hệ gì, chúng ta khó lòng giải thích với người bên ngoài."
Bà Kim cũng rất tán thành cách làm này, đáp: "Sáng nay má cho người đi đánh tiếng với thầy Phước rồi, nhưng thầy bận chuyện đi xa, cho nên chỉ có cái Duyên đến thay."
Cái tên Duyên này đối với Trúc có hơi lạ tai, cô không khỏi tò mò hỏi: "Duyên là ai vậy má? Cũng là thầy thuốc trong làng mình ư?"
Bà Kim cười, giải thích: "Cái Duyên là họ hàng xa của thầy Phước, thân gái một mình đến đây nương nhờ cũng được hơn năm năm, thầy Phước xem cô như con gái mà nuôi nấng chỉ dạy, tuy không giỏi giang như thầy Phước nhưng xem mấy bệnh lặt vặt thì không thành vấn đề."
Trúc xem như đã hiểu, cũng không hỏi quá nhiều chuyện đời tư của người ta, cô vòng về chuyện chính: "Vậy cô Duyên xem bệnh xong thì nói thế nào hả má?"
Bà Kim thở dài: "Cái Duyên nói cô Liễu bị khí lạnh nhập vào người, chú ý uống thuốc nghỉ ngơi mấy ngày là khoẻ lại ngay." Bà lại nghĩ tới con trai và con dâu khó khăn lắm mới hoà hợp được với nhau, sợ cả hai vì chuyện của cô Liễu lại cãi vã inh ỏi, cho nên chủ động khuyên nhủ: "Vốn định hôm nay để cô ta dọn ra ngoài, ai mà ngờ lại xảy ra chuyện không hay này chứ. Ép một người bệnh tật quấn thân ra ngoài cũng không phải lẽ, má định là chờ thêm mấy ngày nữa, khi nào cô ta hết bệnh thì đưa người ra ngoài."
Bây giờ cũng chỉ có thể làm vậy mà thôi. Trúc cũng không quá so đo vấn đề này, dù sau từ hôm nay ấn tượng và thanh danh của cô Liễu trong mắt mọi người đã hoàn toàn sụp đổ, cô cũng không sợ cô ta tiếp tục dây dưa bám lấy ba Hưởng. Nếu cô ta thật sự muốn một chân đạp hai thuyền ba Hưởng và tư Rìa, sớm hay muộn gì cũng sẽ lật thuyền trong mương, không cần cô nhiều lời, vợ chồng phú ông khẳng định sẽ không bỏ qua chuyện này.
Vì thế Trúc rất sảng khoái nói rằng: "Không sao đâu ạ, chuyện xui rủi đâu ai muốn vậy đâu."
Bà Kim thở phào nhẹ lòng, lại áy náy vì con dâu quá hiểu chuyện, song cũng oán thầm con trai trêu chọc ong bướm mang phiền phức về nhà.
"Má vui vì con có thể suy nghĩ như thế. Mấy ngày này thiệt thòi cho con quá đa."
Trúc mỉm cười đoan trang, dịu giọng nói: "Người một nhà với nhau thì có gì thiệt thòi cơ chứ. Má nói thế khác gì xem con là người ngoài đâu."
"Được rồi được rồi, là má nói sai." Bà Kim vui vẻ cười đùa.
Trúc dỗ dành bà thêm một lúc, chợt nhìn sang chén thuốc trống không trên bàn, vẻ mặt quan tâm hỏi chị chồng: "Chị hai không khoẻ sao, khi nãy em thấy chị uống thuốc mà chưa kịp hỏi thăm."
Cô hai Hoa qua loa trả lời: "Không có gì, chỉ là thuốc bổ thân thể mà thôi, sáng nào cũng phải uống một chén mới có tinh thần làm việc."
Trúc nhạy bén nhìn ra cô hai Hoa không muốn nói thêm tới chuyện này, chỉ cười không hỏi nữa.
Bọn họ lại ngồi nói chuyện với nhau trong chốc lát, bên ngoài một đứa tôi tớ hớt hải chạy vào, quỳ xuống chấp tay thưa: "Dạ bà, cậu tư đánh nhau với người ta ngoài đường, bị ông nhìn thấy, bây giờ ông và hai cậu đang trên đường về đây ạ!"
Bà Kim giật mình đứng lên, hơi cao giọng nói: "Cái gì? Tư Rìa đánh nhau với người ta? Chuyện này là sao, nó có bị thương hay không?"
Trúc cũng ngỡ ngàng không kém.
Đỉnh ghê, chuyện này nối gót chuyện kia, những ngày sống ở đây đúng là không sợ nhàm chán.
Lại nói đến cậu tư Rìa, trời vừa sáng đã ôm lấy chó con chạy đi tránh gió.
Cậu tuy mới mười tám tuổi, nhưng theo những gì đã xảy ra tối qua, cùng với mấy lời ẩn ý mập mờ của cô Liễu thì cậu đã hiểu được phần nào ý đồ của cô.
Đùa gì chứ, đừng nói cô Liễu lớn hơn cậu tám tuổi, cho dù cô mới mười sáu đi nữa cậu cũng không thèm cưới đâu. Phận trai mới lớn đang tuổi ăn tuổi chơi, tự nhiên bắt đi cưới vợ. Chỉ nghĩ thôi đã đổ mồ hôi lạnh ròng ròng.
Vì thế cậu quyết định ôm chó đi trốn, đợi khi nào sóng yên biển lặng thì trở về sau. Tránh cho cô Liễu vì mê đắm nhan sắc của cậu mà làm chuyện gì đó điên rồ.
Một người một chó lê la khắp làng, đến khi bụng đói cồn cào thì tấp vào hàng cháo ven đường ăn sáng.
Người trong làng này có ai không biết cậu tư con nhà phú ông Lê Dư, lập tức nhiệt tình phục vụ, cậu ăn cháo thì tặng không trứng muối ăn kèm, ăn thêm cháo thì cũng không lấy tiền thêm của cậu.
Tư Rìa xoa cái bụng căng tròn, "ợ" một tiếng rõ to, ngồi nghĩ ngơi uống thêm chén nước mát mới đứng dậy trả tiền.
Mà hễ ai gặp vận xui thì tựa như sẽ xui đến tận cùng giới hạn.
Vừa đi được một đoạn, tư Rìa lại chạm mặt một đám bạn học trên đường. Nói là bạn chứ gai mắt nhau ra mặt, con trai tuổi mới lớn làm sao tránh khỏi mấy chuyện bốc đồng, ganh ghét nhau.
Làng Tiền này rộng lớn như thế, cũng đâu chỉ có mỗi một phú ông. Mà đâu phải ai cũng như nhà phú ông Lê Dư khiêm tốn giản dị, được người người yêu mến.
Phú ông nào đó cậy thế hiếp người thì con trai cũng chẳng thuộc dạng ngoan ngoãn gì. Vừa khéo đôi bên đều có con trai ngang ngửa tuổi nhau, khéo cái nữa là còn chung trường chung lớp, bọn con trai tuổi mới lớn không phải dùng thành tích học tập đua nhau, mà là đua xem đứa nào chịu chơi nhất.
Chịu chơi ở đây bao gồm ăn chơi lêu lỏng, vung tiền như rác và giỏi đánh nhau.
Tư Rìa nhìn ba thằng "bạn" vừa thấy mình liền hớn hở như nhặt được vàng mà thầm chửi bậy trong lòng. Vốn hôm nay chỉ định ra ngoài lánh nạn, nào ngờ đâu tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa. Đúng là cái số con rệp, xui xẻo hết mức mà.
Trong số ba người kia, dẫn đầu là một tên con trai đầu đinh cao lớn với làn da hơi ngăm đen. Hắn cố ý đứng chặn đường đi của tư Rìa, hai tay khoanh trước ngực, dùng giọng điệu chẳng coi ai ra gì mà nói: "Ái chà chà, tưởng ai hoá ra lại là bạn học Quý đây mà. Sao hôm nay ló mặt ra đường sớm thế, hay là có chuyện gì rồi nên trốn ra đây tránh gió phải không đa?"
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.