Chương 1:
Bạch Nhật Phi Nha
02/04/2024
Lại một cơn mưa bất chợt.
Sau khi mùa xuân đến, những cơn mưa ở Tuy Bắc cứ nối tiếp nhau rơi xuống không ngớt.
Trên tầng hai của một tòa chung cư cũ kỹ, có tiếng cãi vã phát ra từ phía sau cánh cửa hé mở của căn phòng ở phía Đông.
“Trần Tống, mấy đồng bạc ông kiếm được có đủ để đóng học phí cho con gái ông không? Đến rượu cũng không đổ đầy được cái miệng thối tha đó của ông à?”
“Con mẹ nó, bà nói lại lần nữa xem!”
“Tôi nói tới lần thứ ba thì cũng đều là một câu đó thôi.”
Tiếng tranh cãi gay gắt dừng lại một lúc, sau đó tiếng giày cao gót của người phụ nữ vang lên, đi chưa được vài bước lại bị át đi bởi tiếng chai lọ đập mạnh trên nền đất, người phụ nữ la hét chói tai làm cho dãy đèn cảm biến bằng âm thanh trong hành lang tăm tối được kích hoạt.
Bóng dáng một nữ sinh ngồi trên bậc thang ngẩn người ôm lấy cặp sách chợt hiện ra dưới ánh đèn, người hàng xóm bên cạnh nghe thấy ồn ào nên mở cửa nhìn ra, muốn khuyên nhủ gì đó nhưng lại sợ hãi trước vẻ mặt dữ tợn của người đàn ông, đúng lúc đang vội vàng đóng cửa lại thì bắt gặp được ánh mắt trong veo của cô gái.
Cô mặc bộ đồng phục học sinh mùa xuân, dưới làn váy là một đôi chân dài thẳng tắp, phía trên có vài vết bầm tím, dáng người gầy gò, mái tóc dài buông xõa che mất nửa khuôn mặt, khi bị người khác nhìn cũng không hề chớp mắt, thoạt nhìn không giống một cô gái mười bảy, mười tám tuổi, bởi vì trong ánh mắt tràn đầy sự trưởng thành.
Người hàng xóm có chút không đành lòng, mở cửa rộng hơn một chút, nhẹ giọng như đang gọi con mèo nhỏ: “Miên Miên, vào đây đi.”
Trần Miên cầm cặp sách tạm lánh vào nhà hàng xóm, khi cánh cửa đóng lại, cô chợt nghe thấy tiếng khóc đau đến xé lòng của người phụ nữ.
“Bình thường ở nhà bố cháu có hay đánh cháu không?”
Thím Trương là hàng xóm sống ở đây một mình, bà ấy là người rất nhiệt tình và đôi khi có chút lo chuyện bao đồng. Hồi mới chuyển đến, bà ấy đã gọi báo cảnh sát khi biết người phụ nữ nhà bên bị bạo hành, sau đó cảnh sát có đến đưa người đàn ông kia đi cải tạo, thế nhưng lúc trở về vẫn chứng nào tật nấy.
Người đàn ông ngậm điếu thuốc trong miệng, có lẽ đoán được bà ấy chính là người đã gọi cảnh sát, ông ta cười khinh bỉ liếc nhìn bà như muốn nói: Rảnh rỗi quá nên thích nhúng mũi vào chuyện của người khác sao?
Kẻ bạo hành vẫn kiêu ngạo, người phụ nữ bị đánh cũng chẳng bày tỏ thái độ tốt đẹp gì với bà ấy. Đừng nói là cảm ơn, ngay cả một cái liếc mắt cũng không có, bình thường chạm mặt cũng không bao giờ chào hỏi.
Cả nhà chỉ có một mình cô bé này xem ra còn bình thường, học giỏi lại ngoan ngoãn, mỗi lần trong nhà có chuyện gì cô bé sẽ ngồi ở cầu thang, chờ tình hình bên trong lắng xuống rồi mới lặng lẽ bước vào.
Những người sống cùng tòa nhà đều cảm thấy tội nghiệp cô bé, thường gọi cô bé đến nhà họ để ăn uống gì đó lót dạ.
Chẳng khác gì nuôi dưỡng một con mèo nhỏ lang thang.
Trần Miên lắc đầu, trên tay cầm ly nước ấm thím Trương đưa cho, giọng điệu bình tĩnh như đang thuật lại chuyện của người khác: “Bây giờ ông ấy chỉ đánh dì thôi.”
Thím Trương nhất thời không biết phải nói gì, nếu nói vậy là tốt rồi thì quá tàn nhẫn với người bị đánh, còn khuyên nhủ lại quá dư thừa. Cuối cùng bà ấy chỉ cười hai tiếng, vỗ nhẹ vào bả vai cô bé, lấy từ trong ngăn kéo thanh socola vừa được chủ nhà cho lúc tan làm ra.
Thương hiệu nước ngoài, bao bì tinh xảo.
Thím Trương có một người con trai đang học đại học ở Tuy Bắc, đã qua độ tuổi ăn socola từ lâu.
Cái này vốn dĩ bà ấy định đem cho đứa nhỏ con của người thân, nhưng bây giờ có Trần Miên ở đây, nhìn cô nhóc đáng thương như vậy, bà ấy không đành lòng lấy thanh socola nhét vào tay cô.
Bên ngoài vẫn mưa như trút nước, âm thanh lộp độp không ngừng đập vào cửa sổ.
Trần Miên ngồi ngay ngắn trên ghế sô pha, tay cầm thanh socola, chiếc cặp sách màu trắng sạch sẽ đặt xuống cạnh chân.
Âm thanh ẩu đả truyền đến từ khe cửa cuối cùng cũng dừng lại, đợi thêm một lát nữa, vừa vặn đúng chín giờ tối, có tiếng cửa sắt bị đóng sầm vang lên, tiếp đó là tiếng bước chân nặng nề đi xuống cầu thang.
Lúc này Trần Miên mới cầm lấy cặp sách, chào thím Trương đang ngồi xem ti vi bên cạnh một tiếng rồi đi về nhà.
Trong phòng là một mớ hỗn độn.
Trần Tống bố của cô không còn ở nhà, mẹ kế Tống Ngải đang nằm trên ghế sô pha, đầu tóc rối bù, cổ áo bị xé toạc để lộ nửa vai, trên đôi chân trần chi chít những vết bầm tím.
Trần Miên chỉ liếc nhìn một cái, sau đó mặt không biểu cảm đi về phòng.
“Bố bại hoại nuôi dạy con bại hoại.”
Giọng điệu của Tống Ngải có phần ảm đạm, không còn khí thế tranh cãi và đau đớn gào thét như vừa rồi, âm thanh cuống họng trầm khàn tự giễu.
Đối với chuyện này Trần Miên không có phản ứng gì, trước khi đóng cửa phòng chỉ nói với Tống Ngải một câu: “Nếu dì không cãi vã với ông ấy thì hôm nay sẽ không bị đánh như thế này.”
Sau khi mùa xuân đến, những cơn mưa ở Tuy Bắc cứ nối tiếp nhau rơi xuống không ngớt.
Trên tầng hai của một tòa chung cư cũ kỹ, có tiếng cãi vã phát ra từ phía sau cánh cửa hé mở của căn phòng ở phía Đông.
“Trần Tống, mấy đồng bạc ông kiếm được có đủ để đóng học phí cho con gái ông không? Đến rượu cũng không đổ đầy được cái miệng thối tha đó của ông à?”
“Con mẹ nó, bà nói lại lần nữa xem!”
“Tôi nói tới lần thứ ba thì cũng đều là một câu đó thôi.”
Tiếng tranh cãi gay gắt dừng lại một lúc, sau đó tiếng giày cao gót của người phụ nữ vang lên, đi chưa được vài bước lại bị át đi bởi tiếng chai lọ đập mạnh trên nền đất, người phụ nữ la hét chói tai làm cho dãy đèn cảm biến bằng âm thanh trong hành lang tăm tối được kích hoạt.
Bóng dáng một nữ sinh ngồi trên bậc thang ngẩn người ôm lấy cặp sách chợt hiện ra dưới ánh đèn, người hàng xóm bên cạnh nghe thấy ồn ào nên mở cửa nhìn ra, muốn khuyên nhủ gì đó nhưng lại sợ hãi trước vẻ mặt dữ tợn của người đàn ông, đúng lúc đang vội vàng đóng cửa lại thì bắt gặp được ánh mắt trong veo của cô gái.
Cô mặc bộ đồng phục học sinh mùa xuân, dưới làn váy là một đôi chân dài thẳng tắp, phía trên có vài vết bầm tím, dáng người gầy gò, mái tóc dài buông xõa che mất nửa khuôn mặt, khi bị người khác nhìn cũng không hề chớp mắt, thoạt nhìn không giống một cô gái mười bảy, mười tám tuổi, bởi vì trong ánh mắt tràn đầy sự trưởng thành.
Người hàng xóm có chút không đành lòng, mở cửa rộng hơn một chút, nhẹ giọng như đang gọi con mèo nhỏ: “Miên Miên, vào đây đi.”
Trần Miên cầm cặp sách tạm lánh vào nhà hàng xóm, khi cánh cửa đóng lại, cô chợt nghe thấy tiếng khóc đau đến xé lòng của người phụ nữ.
“Bình thường ở nhà bố cháu có hay đánh cháu không?”
Thím Trương là hàng xóm sống ở đây một mình, bà ấy là người rất nhiệt tình và đôi khi có chút lo chuyện bao đồng. Hồi mới chuyển đến, bà ấy đã gọi báo cảnh sát khi biết người phụ nữ nhà bên bị bạo hành, sau đó cảnh sát có đến đưa người đàn ông kia đi cải tạo, thế nhưng lúc trở về vẫn chứng nào tật nấy.
Người đàn ông ngậm điếu thuốc trong miệng, có lẽ đoán được bà ấy chính là người đã gọi cảnh sát, ông ta cười khinh bỉ liếc nhìn bà như muốn nói: Rảnh rỗi quá nên thích nhúng mũi vào chuyện của người khác sao?
Kẻ bạo hành vẫn kiêu ngạo, người phụ nữ bị đánh cũng chẳng bày tỏ thái độ tốt đẹp gì với bà ấy. Đừng nói là cảm ơn, ngay cả một cái liếc mắt cũng không có, bình thường chạm mặt cũng không bao giờ chào hỏi.
Cả nhà chỉ có một mình cô bé này xem ra còn bình thường, học giỏi lại ngoan ngoãn, mỗi lần trong nhà có chuyện gì cô bé sẽ ngồi ở cầu thang, chờ tình hình bên trong lắng xuống rồi mới lặng lẽ bước vào.
Những người sống cùng tòa nhà đều cảm thấy tội nghiệp cô bé, thường gọi cô bé đến nhà họ để ăn uống gì đó lót dạ.
Chẳng khác gì nuôi dưỡng một con mèo nhỏ lang thang.
Trần Miên lắc đầu, trên tay cầm ly nước ấm thím Trương đưa cho, giọng điệu bình tĩnh như đang thuật lại chuyện của người khác: “Bây giờ ông ấy chỉ đánh dì thôi.”
Thím Trương nhất thời không biết phải nói gì, nếu nói vậy là tốt rồi thì quá tàn nhẫn với người bị đánh, còn khuyên nhủ lại quá dư thừa. Cuối cùng bà ấy chỉ cười hai tiếng, vỗ nhẹ vào bả vai cô bé, lấy từ trong ngăn kéo thanh socola vừa được chủ nhà cho lúc tan làm ra.
Thương hiệu nước ngoài, bao bì tinh xảo.
Thím Trương có một người con trai đang học đại học ở Tuy Bắc, đã qua độ tuổi ăn socola từ lâu.
Cái này vốn dĩ bà ấy định đem cho đứa nhỏ con của người thân, nhưng bây giờ có Trần Miên ở đây, nhìn cô nhóc đáng thương như vậy, bà ấy không đành lòng lấy thanh socola nhét vào tay cô.
Bên ngoài vẫn mưa như trút nước, âm thanh lộp độp không ngừng đập vào cửa sổ.
Trần Miên ngồi ngay ngắn trên ghế sô pha, tay cầm thanh socola, chiếc cặp sách màu trắng sạch sẽ đặt xuống cạnh chân.
Âm thanh ẩu đả truyền đến từ khe cửa cuối cùng cũng dừng lại, đợi thêm một lát nữa, vừa vặn đúng chín giờ tối, có tiếng cửa sắt bị đóng sầm vang lên, tiếp đó là tiếng bước chân nặng nề đi xuống cầu thang.
Lúc này Trần Miên mới cầm lấy cặp sách, chào thím Trương đang ngồi xem ti vi bên cạnh một tiếng rồi đi về nhà.
Trong phòng là một mớ hỗn độn.
Trần Tống bố của cô không còn ở nhà, mẹ kế Tống Ngải đang nằm trên ghế sô pha, đầu tóc rối bù, cổ áo bị xé toạc để lộ nửa vai, trên đôi chân trần chi chít những vết bầm tím.
Trần Miên chỉ liếc nhìn một cái, sau đó mặt không biểu cảm đi về phòng.
“Bố bại hoại nuôi dạy con bại hoại.”
Giọng điệu của Tống Ngải có phần ảm đạm, không còn khí thế tranh cãi và đau đớn gào thét như vừa rồi, âm thanh cuống họng trầm khàn tự giễu.
Đối với chuyện này Trần Miên không có phản ứng gì, trước khi đóng cửa phòng chỉ nói với Tống Ngải một câu: “Nếu dì không cãi vã với ông ấy thì hôm nay sẽ không bị đánh như thế này.”
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.