Hỗn Tại Tam Quốc Làm Quân Phiệt

Quyển 2 - Chương 362: Cuộc chiến Xích Bích

Tịch Mịch Kiếm Khách

16/03/2013

Hạ Khẩu, đại trại thuỷ quân Đông Ngô.

Chu Du đang triệu tập tướng lĩnh quân Ngô nghị sự, bất chợt có một tên tiểu giáo bước vào bẩm báo: "Đại đô đốc, Thừa tướng nước Sở là Gia Cát Lượng cùng Đại tướng quân Trương Liêu, Phiêu Kỵ tướng quân Trương Cáp, Đô đốc thuỷ quân Sái Mạo ở bên ngoài trướng cầu kiến".

"Hả?" Chu Du ngạc nhiên rồi hắn vui vẻ hỏi: "Gia Cát Lượng sao?"

Đại tướng Thái Sử Từ hỏi: "Gia Cát Lượng tới để làm gì?"

Tổ Lang nói: "Không phải là tới đòi quyền chỉ huy liên quân chứ? Hừ, quân Ngô chúng ta tới trợ giúp nước Sở giết quân lương chứ không phải tới là nô tài của nước Sở. Muốn quân Ngô chúng ta nghe lệnh của Thừa tướng nước Sở, không có cửa đâu".

"Ha ha ha" Chu Du phá lên cười nói: "Tổ Lang tướng quân quá lo lắng. Lần này Gia Cát Lượng tới đây nếu không phải vì đòi quyền chỉ huy liên quân thì chỉ e là sẽ giao quyền chỉ huy thuỷ, bộ đại quân nước Sở cho bản Đại đô đốc".

"Thật vậy sao?" Tổ Lang nghi ngờ nói: "Mạt tướng không tin".

Chu Du mỉm cười nói: "Tướng quân có dám đánh cuộc không?"

Tổ Lang lớn tiếng nói: "Có gì mà không dám?"

"Được" Chu Du đứng dậy, hắn cao giọng nói: "Truyền lệnh cho mời Gia Cát Lượng, Thừa tướng nước Sở vào trướng".

Tên tiểu giáo lĩnh mệnh đi ra, bất chợt bên ngoài trướng vang lên tiếng bước chân hỗn độn, Gia Cát Lượng dẫn đầu một nhóm người ung dung bước vào. Chu Du cười to một tiếng, hắn chắp tay thi lễ nói: "Ai nha nha, Gia Cát Thừa tướng đại giá quang lâm, bản Đại đô đốc vì có việc quân không thể nghênh đón từ xa. Thất lễ, thất lễ".

Gai Cát Lượng cũng chắp tay vái chào, hắn mỉm cười nói: "Đại đô đốc chê cười, xin thứ lỗi quấy nhiễu".

"Thừa tướng khách khí" Chu Du khoát tay nói: "Mời ngồi. Chư vị tướng quân, mười ngồi".

Ngay lập tức có tên thân binh mang án tới đặt bên tay trái Chu Du. Gia Cát Lượng cũng không từ chối, hắn cùng Trương Liêu, Trương Cáp, Sái Mạo ngồi xuống. Lúc này Chu Du mới vui vẻ nói: "Thừa tướng, ba vị tướng quân, lần này Mã đồ phu tuyên bố hắn muốn cùng chủ ta và Sở hoàng đánh một trận Xích Bích. Có thể nói là rất cuồng vọng. Chủ ta đã lệnh bản Đại đô đốc thống lĩnh ba quân tới Hạ Khẩu nghe lệnh. Vinh nhục của cá nhân chỉ là chuyện nhỏ, sự tồn vong của hai nước Ngô, Sở mới là trọng đại. Vì để liên thủ hai nước kháng cường địch, bản Đại đô đốc quyết ý để toàn bộ đại quân Đông Ngô nghe theo hiệu lệnh của Thừa tướng. Thừa tướng không thể không chấp nhận".

Gia Cát Lượng vui vẻ gật đầu, hắn lặng lẽ nghiêng đầu liếc nhìn Trương Liêu, Trương Cáp.

Trương Liêu, Trương Cáp không khỏi xấu hổ. Trước khi tới Hạ Khẩu, hai người vẫn vì chuyện đại quân thuỷ, bộ nước Sở phải nghe lệnh của Đại đô đốc Đông Ngô mà hậm hực. Hai người tuyệt đối không ngờ Đại đô đốc Đông Ngô vì lấy đại cục làm trọng đã chủ động để quân Đông Ngô nghe lệnh của Thừa tướng nước Sở. Với trí tuệ đó, sự độ lượng đó là người khác phải vô cùng thán phục.

Gai Cát Lượng nghiêm mặt, hắn nghiêm nghị nói: "Đại đô đốc, Lượng có một câu".

Chu Du cũng nghiêm nghị nói: "Xin mời".

Gia Cát Lượng nói: "Đại đô đốc dụng binh thiên hạ không ai bằng, ngay cả Mã đồ phu cũng tự nhận không bằng. Mặc dù nước Sở của ta không thiếu Đại tướng anh dũng, cũng không thiếu chí sĩ trí mưu nhưng nếu nói về khả năng cầm quân thì không có ai sánh bằng Đại đô đốc. Chính vì lý do đó ta quyết ý để đại quân thủy bộ nước Sở nghe lệnh sai khiến của Đại đô đốc. Ở đây ta có bội kiếm của Sở hoàng. Nếu tướng sĩ quân Sở nào dám trái lệnh, không theo lệnh của Đại đô đốc, chém ngay lập tức".

Nói xong, Gia Cát Lượng khẽ phất tay, ngay lập tức Trương Liêu tự mình dâng lên bội kiếm của Tào Chân. Đây chính là Thanh Hồng kiếm, báu vật gia truyền của Tào gia.

Gia Cát Lượng nói xong, tướng lĩnh Đông Ngô trong trướng nhất thời biến sắc. Tất cả tròn mắt nhìn Chu Du, nhất là Tổ Lang nhìn như suýt chút nữa rơi cả cằm. Gia Cát Lượng này bị làm sao vậy?

Hắn thật sự muốn đại quân thuỷ bộ của nước Sở nghe lệnh của Đại đô đốc nước Ngô sao?

Chu Du vội vàng chắp tay hướng về phía tây, hắn nghiêm nghị nói: "Sở hoàng ưu ái. Du vô cùng cảm kích nhưng Du thực không dám nhận trách nhiệm này. Trong khi đó quân Ngô quả thực chỉ tới nước Sở trợ chiến. Nước Sở là chủ, nước Ngô là khách. Du há có thể đảo chủ thành khách sao? Kinh xin Thừa tướng trả lại bội kiếm cho Sở hoàng, cũng xin chuyển lời tới Sở hoàng: quân Ngô lần này tới nước Sở chính là vì sự sinh tử tồn vong của hai nước Ngô, Sở mà ra sức. Tuyệt đối sẽ không có chuyện bảo toàn thực lực mà bàng quan".

Ánh mắt của tướng lĩnh quân Ngô trong trướng lập tức chuyển sang nhìn Gia Cát Lượng.

Gia Cát Lượng trầm giọng nói: "Nếu như Đại đô đốc nhẫn tâm nhìn đại quân nước Sở bị quân Lương tiêu diệt, Lượng tôi xin trả lại kiếm này cho chủ mình".

Không nghi ngờ gì nữa những lời này của Gia Cát Lượng rất nặng nề. Nếu Chu Du ngươi không nhận kiếm này đó chính là ngươi thấy chết mà không cứu, cố ý để quân Sở tự sinh tự diệt. Lời nói đã tới mức độ này đương nhiên Chu Du không thể chối từ, huốn chi bản thân Chu Du cũng không có ý chối từ. Tất cả mọi người đều biết nếu phóng tầm mắt tìm khắp Kinh, Dương, ngoại trừ Chu Du hắn ra còn có ai có thể đảm đương trách nhiệm này?

Những lời nói lúc trước chỉ là giả dối, nhưng đó chính là bày trò.

Trương Liêu, Trương Cáp, Sái Mạo rời khỏi chỗ ngồi, quỳ xuống trước án Chu Du, cực kỳ thành khẩn nói: "Mỗ tình nguyện nghe Đại đô đốc sai khiến. Nếu có bất kỳ hành động nào sai trái, xin nguyện chịu xử theo quân pháp".

"Nếu Du vẫn còn khăng khăn không nhận lại bị coi là làm kiêu" Chu Du nghiêm mặt nói: "Cũng được. Đã như vậy bản Đại đô đốc không khách khí".

Ba tướng Trương Liêu, Trương Cáp, Sái Mạo đứng dậy, ôm quyền nói: "Nguyện nghe theo hiệu lệnh của Đại đô đốc".

Chu Du gật đầu, hắn cao giọng nói: "Trương Cáp nghe lệnh".

Trương Cáp tiến lên đáp: "Có mạt tướng".

Chu Du nói: "Phái binh, không tiếc công sức xây dựng phong hoả đài ở bờ nam Trường Giang, giám sát nhất cử nhất động của quân Lương bên bờ bên kia".

"Tuân lệnh".

"Sái Mạo nghe lệnh'.

"Có mạt tướng'.

"Phái thuỷ quân tinh nhuệ ngày đêm tuần tra Trường Giang. Hơn nữa giám sát chặt chẽ đại trại thuỷ quân ở cảng Ô Lâm, có bất kỳ động tĩnh nào phải lập tức báo ngay".

"Tuân lệnh".

"Trương Liêu nghe lệnh".

"Có mạt tướng".



"Hãy lập tức thống lĩnh quân chủ lực tới Xích Bích hội quân với quân chủ lực Đông Ngô, chờ nghe lệnh của bản Đại đô đốc".

"Tuân lệnh".

Sau khi phân phái xong, Chu Du mới chắp tay hướng Gia Cát Lượng, hắn thành thực nói: "Gia Cát Thừa tướng, nói về quản lý nội chính, người đương thời không ai sánh bằng Thừa tướng vì vậy việc lương thảo, quân nhu của liên quân xin phiền người điều hành".

Gia Cát Lượng chắp tay đáp lễ nói: "Lượng thân mang trọng trách, không dám chối từ".

Chu Du lại nhìn Bộ Chất, Chủ bạ trong quân nói: "Bộ Chất đại nhân, hãy bàn giao cho Gia Cát Thừa tướng chuyện lương thảo trong liên quân".

"Tuân mệnh" Bộ Chất khom người vái chào, hắn nhìn Gia Cát Lượng nói: "Thừa tướng đại nhân, xin mời theo hạ quan".

( Việc bày mưu tính kế của quân Lương và liên minh của quân Ngô, Sở diễn ra đồng thời với nhau )

Mã Dược đang ngồi đọc sách thì bất chợt Điển Vi vén màn trướng bước vào, hắn lo lắng nói: "Bệ hạ, Giả Hủ đại nhân ngã bệnh".

"Hả?"Mã Dược kinh hãi, hắn thất thanh hỏi: "Văn Hoà hắn làm sao?"

Điển Vi khẽ nói: "Nghe lang trung nói, Giả Hủ đại nhân tuổi già sức yếu, vất vả ngày đêm. Hơn nữa lại không quen thuộc thuỷ thổ nên ngã bệnh, còn nghe nói Giả Hủ đại nhân đã ngã bệnh từ trước đó'.

"Đi" Mã Dược đứng dậy, hắn nhìn Điển Vi nói: "Mau đi xem một chút".

Được Điển Vi hộ tống, Mã Dược nóng lòng chạy tới quân trường của Giả Hủ. Hắn vẫn chưa bước vào trướng đã nghe thấy tiếng ho khan từ bên trong vọng ra liên hồi. Mã Dược vô cùng lo lắng khi nghe thấy cơn ho đó. Hắn cảm thấy lòng mình nặng nề. Những năm gần đây bản thân hắn và những người bạn vong niên tuổi tác ngày một cao, căn bản không còn cách nào chống đỡ với địch nhân thời gian xâm lấn.

Quản Hợi, Liêu Hoá chết trận từ nhiều năm trước. Quách Đồ cũng chết sớm lúc tráng niên. Bùi Nguyên Thiệu, Thư Thụ người trước người sau chết bệnh. Chẳng lẽ lần này tới lượt Giả Hủ sao? Nếu như Giả Hủ chết đi, những bằng hữu năm xưa còn lại những ai? Hình như chỉ còn mỗi một mình Chu Thương. Nghĩ tới đó, Mã Dược thực sự không dám nghĩ tiếp, hắn vội vàng khom người bước vào trướng.

Trong trướng một ánh lửa hồng chập chờn, âm u, ảm đạm trong gió, dường như có thể tắt bất kỳ lúc nào.

Giả Hủ mệt mỏi ngồi dựa trên giường êm. Người hầu đang cẩn thận từng ly từng tí nâng bát thuốc, múc từng thìa đổ vào miệng Giả Hủ. Nghe thấy tiếng bước chân, Giả Hủ vội vàng nghiêng người nhìn, thấy Mã Dược bước vào hắn định nhỏm người ngồi dậy, không ngờ mắt hắn tối sầm lại, hắn té ngã xuống giường. Một cơn đau bất ngờ dội lên trong ngực, ngay sau đó là tới một cơn ho dữ dội như muốn tắt thở.

"Văn Hoà" Mã Dược vội vàng bước tới trước mặt Giả Hủ và la lên: "Văn Hoà, người không cần ngồi dậy. Trẫm đã nói rồi: trong thiên hạ bất kỳ kẻ nào nhìn thấy Trẫm cũng phải thi lễ. Duy chỉ có Văn Hoà ngươi là không cần phải hành lễ".

"Khụ, khụ" Giả Hủ gắng sức ho khan hai tiếng rốt cuộc cơn ho cũng chấm dứt. Sau khi ngồi nghỉ một hồi lâu hắn mới uể oải nói: "Bệ ha, sao người lại tới đây?"

Mã Dược lo lắng nói: "Ngươi đã bệnh như thế này, Trẫm lại không biết. Đây chính là lỗi của Trẫm'.

"Bệ ha" Giả Hủ nhẹ nhàng cầm hai tay Mã Dược, hắn thở dốc nói: "Thần chỉ là cảm nhiễm phong hàn, chỉ uống mấy thang thuốc là khỏi. Thật sự không có gì đáng ngại".

Mã Dược quay đầu nhìn Điển Vi nói: "Điển Vi".

Điển Vi ôm quyền nói: "Có thần".

Mã Dược nói: "Hãy cấp tốc cho đòi Thái y tới".

"Tuân chỉ".

Điển Vi lĩnh mệnh rời đi. Chỉ trong khoảng thời gian chưa uống hết chung trà, Điển Vi đã dẫn ba tên Thái y tới trướng ghh. Mã Dược âm trầm liếc nhìn ba tên Thái y một cái rồi hắn trầm giọng nói: "Hãy dùng dược tốt nhất. Hãy nghĩ tất cả mọi biện pháp trị lành bệnh cho Tể tướng đại nhân. Nếu như các ngươi muốn dùng loại dược nào trong quân không có, các ngươi cứ nói với Trẫm, Trẫm sẽ phái người đi tìm. Nhưng nếu như các ngươi không trị hết bệnh của Tể tướng đại nhân. Trẫm sẽ chu di cửu tộc nhà các ngươi, chôn cùng với Tể tướng đại nhân".

Nói xong Mã Dược phất tay áo bỏ đi để lại ba tên Thái y sắc mặt tái nhợt đứng nhìn nhau.

Giả Hủ nhìn theo bóng lưng Mã Dược rời khỏi trướng, trong lòng hắn vừa cảm động vừa lo lắng. Hắn có rất nhiều tâm tình muốn nói ra nhưng cuối cùng lại biến thành một tiếng thở dài hư không. Nhân sinh trong thiên hạ cũng giống như tiệc tàn. Hủ năm nay đã sáu mươi tư tuổi, coi như là trường thọ. Thiên hạ sắp thống nhất. Võ đài của Giả Hủ cũng sắp tới lúc hạ. Bệ hạ, Giả Hủ cũng đã không uổng phí cuộc đời này.

Kể từ khi Tào Chân ban cho Chu Du kiếm Thanh Hồng, đặt đại quân thuỷ bộ nước Sở dưới quyền điều khiển của Chu Du, Chu Du đã di chuyển đại bản doanh của liên quân từ Hạ Khẩu về Xích Bích. Gần tám vạn thuỷ quân, hơn một vạn chiến thuyền lớn nhỏ tụ tập cùng nhau, quang cảnh vô cùng hùng tráng, trên bờ lại có hơn mười vạn quân bộ binh Ngô, Sở đóng trại tập trung với nhau, kéo dai liên tục hơn mười dặm, cảnh tượng càng hùng vĩ.

Trung quân đại trướng. Chu Du đang triệu tập chư tướng nghị sự.

Bất chợt có một tên tiểu giáo bước vào trướng bẩm báo: "Đại đô đốc, quân Lương lập ba toà đại doanh ở Xích Thuỷ Than, Hắc Tùng Lâm, Bạch Thạch Đà, chúng còn dựng cầu phao ngay ở đó".

"Hả?" Chu Du nghiêm giọng hỏi: "Quân Lương đang đốn gỗ dựng cầu phao ư?"

Vương Sán, người quen thuộc địa hình Kinh Châu vội vàng nói: "Xích Thuỷ Than, Hắc Tùng Lâm, Bạch Thạch Đà ở trong vùng Giang Lăng và Ô Lâm, khoảng cách ba nơi đó cách nhau chừng một trăm dặm. Tại sao quân Lương không tập trung binh lực một chỗ dựng cầu phao mà lại chia binh ra hành động? Chẳng phải đây là cơ hội cho quân ta tấn công sao?"

"Ừ" Chu Du gật đầu, hắn lại hỏi tên tiểu giáo: "Có xò xét xem mỗi đại doanh có bao nhiêu binh lính quân Lương trú đóng không?

Tên tiểu giáo nói: "Mỗi đại doanh đều có tổng cộng mười vạn binh mã".

"Cái gì? Mười vạn binh mã?" Lữ Mông thất vọng nói: "Nếu như mỗi đại doanh chỉ có mười vạn quân trú đóng, quân ta sẽ không thể hành động khinh xuất được'.

Vương Sán phụ hoạ: "Lữ Mông tướng quân lo lắng rất đúng. Nếu như mỗi đại doanh của quân Lương trú đóng, quân ta rất khó có thể trong khoảng thời gian rất ngắn tiêu diệt chúng, trong khi đó quân thiết kỵ Tây Lương chỉ cần một khoảng thời gian ngắn có thể tới cứu viện. Nếu như quân ta đánh lén không thành, lại bị quân Lương ứng phó kịp thời, hậu quả không thể tưởng tượng nổi".

Sái Mạo nói: "Nhưng như vậy cũng không thể để quân Lương tự do bắc cầu phao. Mỗ cho rằng phải phái thuỷ quân tới quấy nhiễu, ngăn cản quân Lương bắc cầu phao".

"Báo…" Sái Mạo chưa nói xong, lại có một tên tiểu giáo thở hổn hển chạy vào, hắn quỳ xuống đất bẩm báo: "Đại đô đốc, Hán Dương cấp báo".

"Hả?" Chu Du trầm giọng nói: "Mau nói".

Tên tiểu giáo thở dốc nói: "Quân Lương đang ngang nhiên xây dựng thêm thuỷ trại Hán Dương".

"Xây dựng thêm thuỷ trại Hán Dương?" Chu Du càu mày nói: "Mã đồ phu muốn làm gì vậy? Đối với quy mô thuỷ quân Kinh Châu của Cam Ninh mà nói, đại trại cảng Ô Lâm hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu, chúng hoàn toàn không cần phải xây dựng thêm đại trại ở Hán Dương".



Tên tiểu giáo nói: "Đại đô đốc, còn có tình huống rất khả nghi".

Chu Du hỏi: "Tình hình như thế nào?"

Tên tiểu giáo nói: "Để có thể chống đỡ được tiễn tháp cùng hàng rào ( tường rào thuỷ trại và lục trại rất khác nhau. Tường rào thuỷ trại có khe hở rất lớn, chỉ có tác dụng ngăn cản chiến thuyền tiến vào nên nước vẫn có thể lưu thông ), các cọc gỗ đóng xuống lòng xông kéo dài hơn hai trăm bộ. Hơn nữa quân Lương vẫn không ngừng đóng cọc tiến về phía trước. Xem dáng điệu này chỉ e là quân Lương sẽ xây dựng thuỷ trại tiến ra tới giữa sông".

"Cái gì? Chúng xây dựng thuỷ trại tiến ra tới giữa sông sao? Nghe vậy Từ Thịnh cười to nói: "Mã đồ phu đúng là đồ ngu ngốc, hắn lại muốn xây dựng thuỷ trại ra tới giữa lòng sông. Ha ha ha".

"Kỳ quái, đúng là kỳ quái" Sái Mạo hoang mang nói: "Cam Ninh chính là lão đại Cẩm Phàm tặc hoành hành Trường Giang nhiều năm, không có lý do gì hắn không hiểu mùa hè ở Trường Giang có hồng thuỷ. Chẳng lẽ Cam Ninh cho rằng thuỷ trại chắc chắn của quân Lương có thể chống đỡ được với sức nước của hồng thuỷ sao? Điều này là không thể tưởng tượng nổi, lẽ ra Cam Ninh không nên phạm phải sai lầm này mới phải".

"Không đâu" thiếu niên Lục Tốn phản đối: "Mã đồ phu không phải phường ngu ngốc, Cam Ninh lại càng không có chuyện không biết hồng thuỷ Trường Giang. Quân Lương làm như vậy, Tốn chỉ e chúng muốn dựng một toà thuỷ trại khổng lồ bắc thông hai bờ nam bắc Trường Giang. Một khi điều này xảy ra, Trường Giang rộng lớn sẽ bị cắt làm hai đoạn. Quân Ngô, Sở đầu đuôi đều gặp khó khăn, không còn cách nào ngăn cản đại quân Tây Lương xuôi nam xuống Kinh Châu".

"Xây dựng một toà thuỷ trại khổng lồ nối hai bờ, bắc nam Trường Giang sao?" Trương Liêu thất thanh nói: "Một công trình khổng lồ như thế hao tốn bao nhiêu thời gian? Chị sợ tới mùa hè sang năm chúng cũng chưa chắc đã dựng thành".

"Điều này cũng khó nói" Lục Tốn trầm giọng nói: "Dù sao quân Lương không phải sẽ kiến tạo một toà thuỷ trại thực sự. Có lẽ chúng chỉ kiến tạo hàng rào thuỷ trại cùng với tiễn tháp ở phía sau để phòng ngự. Nếu như chỉ cần xây dựng hàng rào thuỷ trại cùng với tiễn tháp, khối lượng công trình sẽ giảm bớt đi rất nhiều. Với số lượng nhân lực cùng vật lực của quân Lương, không phải là chúng không có khả năng hoàn thành trước mùa lũ hè sang năm".

Lục Tốn vẫn chưa nói xong, bất chợt bên ngoài trướng vang lên tiếng bước chân nặng nề.

Bóng người loé lên, mãnh tướng thủy quân Đông Ngô là Chu Thái đã bước vào đại trướng, hắn ôm quyền nhìn Chu Du nói: "Đại đô đốc, mạt tướng đã trở về'.

"Chu Thái tướng quân cực khổ rồi" Chu Du vui vẻ nói: "Có dò xét được thực hư thuỷ quân của Cam Ninh không?"

"Đã rò xét rõ ràng" Chu Thái lau nước sông trên mặt nói: "Mạt tướng nhân dịp đêm tối lẻn vào đại trại thuỷ quân Ô Lâm, ẩn núp ở trong nước ba ngày ba đêm ( không nên hiểu lầm. Đây không phải là nín thở trốn trong nước ), cuối cùng đã thăm dò được thực hư thuỷ quân của Cam Ninh. Quả thực tổng cộng binh lực thuỷ quân của Cam Ninh có bảy vạn quân, lâu thuyền khổng lồ có hơn ba trăm chiếc, mông trùng, đấu hạm có hơn năm ngàn chiếc, chiến thuyền nhẹ có hơn một vạn chiếc".

Tướng lĩnh Ngô, Sở trong trướng biến sắc. Rất nhiều người trong số này không ngờ thuỷ quân của Cam Ninh lại có nhiều chiến thuyền tới như vậy.

Chu Du nói: "Còn có tình hình nào nữa không?"

"Có" Chu Thái gật đầu nói: "Khi mạt tướng ẩn núp bên trong trại thì phát hiện có một loại chiến thuyền rất đáng sợ".

Chu Du hỏi: "Chiến thuyền gì?"

Chu Thái nói: "Hình dáng chiến thuyền đó cũng giống như mông trùng, nhưng to lớn hơn rất nhiều, hai bên không có mái chèo nhô ra, nhưng tốc độ di chuyển của chúng nhanh hơn mấy lần mông trùng bình thường. Ở phía đầu chiến thuyền có hai hàng chuỳ đâm sắc bén. Mạt tướng từng tận mắt nhìn thấy chiến thuyền đáng sọ đó dễ dàng đâm xuyên qua mạn thuyền một đấu hạm của quân Lương".

Chu Du ngạc nhiên nói: "Sao thuỷ quân Cam Ninh lại có thể làm ra loại Mông trùng đáng sợ như vậy?"

"Còn nữa" Chu Thái nói tiếp: "Trên lâu thuyền khổng lồ quân Lương có đặt một loại binh khí kỳ quái, nhìn dáng vẻ bên ngoài thì giống như máy bắn đá nhưng hình dáng lớn hơn máy bắn đá rất nhiều, hơn nữa kết cấu cũng cực kỳ phức tạp, không rõ đó là quỷ vật gì. Bởi vì quân Lương canh phòng rất nghiêm ngặt, mạt tướng không dám tiếp cận quá gần nên không thể xem xét cẩn thận".

"Máy bắn đá ư?" chu Du ngạc nhiên nói: "Quân Lương lắp đặt máy bắn đá trên lâu thuyền sao? Tại sao chúng có thể làm điều này?"

"Đúng vậy" Lữ Mông, Lục Tốn cùng chư tướng cũng thấy nghi ngờ: "Trên mặt sông không thể so sánh với trên đất liền. Mặt sông dao động, thân thuyền không đứng yên. Nếu máy bắn đá bắn đá ra ngoài, chưa nói tới việc có thể đả thương chiến thuyền đối phương, cho dù có thể bắn trúng mục tiêu là thuyền đối phương thì nhiều nhất cũng chỉ có thể đập bể một boong thuyền, căn bản là không có cách nào tạo một lỗ thủng ở mạn thuyền vậy thì có thể tạo ra sự uy hiếp gì? Tác chiến trên mặt nước, máy bắn đá chỉ là vũ khí trang trí".

Chu Thái lắc đầu nói: "Điều này mạt tướng cũng không rõ lắm. Máy bắn đá này của quân Lương to lớn hơn máy bắn đá bình thường rất nhiều, có lẽ chúng có thể bắn ra những tảng đá đủ to để đập vỡ mạn thuyền cũng không chừng. À, đúng rồi, quân Lương còn chế tạo chiến thuyền liên hoàn".

"Chế tạo chiến thuyền liên hoàn ư?" Chu du trầm giọng nói: "Xem ra Mã đồ phu lại muốn lặp lại trò cũ. Ha ha ha".

Gia Cát Lượng từ trước tới giờ vẫn chưa lên tiếng cũng mỉm cười nói: "Khi ở Tam Giang khẩu, Mã đồ phu suýt chút nữa bị tiên đế ( Tào Tháo ) bị hoả thiêu chết. Không ngờ sau hơn mười năm, Mã đồ phu lại muốn xử dụng chiến thuyền liên hoàn. Điều này đúng là đã quên vết thương lòng".

Chu Du nói: "Thế nhưng tình hình bây giờ cũng không giống với khi đó. Lúc trước Mã đồ phu hoàn toàn không phòng bị. Hơn nữa khi đó Tào công tấn công từ tây bắc xuống hướng đông nam, hoàn toàn thuận gió. Nhưng bây giờ Mã đồ phu đã có bài học thất bại, tất nhiên hắn sẽ gia tăng phòng bị. Hơn nữa quân Lương từ bờ bắc tấn công sang bờ nam, quân ta ngược lại bị ngược gió. Nếu muốn dùng kế hoả công một lần nữa là hoàn toàn không thể được".

"Vậy cũng chưa chắc" Gia Cát Lượng mỉm cười nói: "Không phải là vào tiết trời chính đông giá rét không có gió đông nam".

"Nếu vậy phải nhờ cậy Thừa tướng Gia Cát mượn gió đông" Chu Du và Gia Cát Lượng nhìn nhau cười to một tiếng. Chu Du nhìn chúng tướng trong trướng nói: "Chư vị, sách lược của Mã đồ phu đã rất rõ ràng. Chúng lập cầu phao ở Xích Thuỷ Than, Hắc Tùng Lâm và Bạch Thạch Đà. Chúng còn kiến tạo thuỷ trại ở Hán Dương chẳng qua là muốn dụ quân ta chia binh ra nhưng mục đích thực sự của chúng chính là để thuỷ quân Kinh Châu của Cam Ninh ở cảng Ô Lâm có cơ hội đánh một đòn quyết định".

Ban đêm, gió sông Trường Giang thổi lành lạnh.

Hội nghị quân sự của liên quân Ngô, Sở trước cuộc chiến đã chấm dứt. Chu Du dẫn Lữ Mông, Lục Tốn đi tới bờ sông. Nhìn sang bờ sông xa xa bên kia chỉ thấy trong đại trại Ô Lâm đuốc rực sáng như ban ngày, âm thanh hỗn loạn.

Lục Tốn nói: "Đại đô đốc, quân Lương ước định ba ngày sau quyết chiến trên mặt sông ở Xích Bích. Xem ra chúng đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng".

"Đại đô đốc" Lữ Mông lo lắng nhìn Chu Du nói: "Trận chiến này chỉ e liên quân lành ít dữ nhiều".

"Đúng vậy. Đây cũng là điều lo lắng của mạt tướng" Lục Tốn cũng nói: "Mạt tướng cho rằng quân Lương lập cầu phao ở ba nơi và xây dựng thuỷ trại ởn Hán Dương cũng không phải đơn giản chỉ để dụ quân ta chia binh ra đối phó. Nếu quân ta không để ý tới chúng, quân Lương có thể từ giả biến thành làm thật bắc ba cầu phao qua sông Trường Giang. Một khi như vậy thì Trường Giang hiểm địa tự nhiên đã trở thành con đường bằng phẳng. Cuộc chiến này nhất định không cần phải đánh nữa'.

"Bản Đốc há chẳng biết như vậy sao?" Chu Du bùi ngùi thở dài nói: "Nhưng mà liên quân không thể chia binh".

"Ai!'.

Lữ Mông, Lục Tốn cùng thở dài. Chu Du nói không sai. Thuỷ quân của liên quân Ngô, Sở chỉ hơi chiếm ưu thế so với thuỷ quân quân Lương. Nếu bây giờ phải chia binh ra thì rất có thể liên quân Ngô, Sở sẽ thất bại trong cuộc thuỷ chiến Xích Bích. Nếu như ngay cả thuỷ chiến cũng thua thì liên quân Ngô, Sở dựa vào cái gì để ngăn cản đại quân Lương xuôi nam đây? Chuyện diệt vong của hai nước Ngô, Sở chỉ còn là chuyện trong nay mai.

"Quốc lực nước Lương quá hùng hậu. Thực lực quân Lương quá mạnh. Nếu như không phải Mã đồ phu nóng lòng muốn thành công, chỉ cần Mã đồ phu cam tâm chờ đợi thêm mười năm nữa, đợi khi thuỷ quân của Cam Ninh hoàn toàn áp đảo thuỷ quân hai nước Ngô, Sở mới bắc đầu tiến hành nam chinh, liên quân Ngô, Sở căn bản không có cơ hội chiến thắng" Chu Du chắp tay sau lưng, hắn nhìn ánh đuốc xa xa bên bờ bắc, thở dài nói: "Hiện tại cơ hội duy nhất của liên quân là đánh thắng cuộc thuỷ chiến Xích Bích, tiêu diệt bảy vạn thuỷ quân của Cam Ninh sau đó đốt cháy cầu phao. Tới khi đó thì cho dù có hơn mười vạn đại quân Lương vượt Trường Giang sang bờ nam nhưng chỉ cần lương thảo, đồ quân nhu của quân Lương chưa vượt Trường Giang được, hai nước Ngô, Sở vẫn còn có cơ hội chuyển bại thành thắng".

Lữ Mông trầm giọng nói: "Cam Ninh đã hoành hành sông nước Trường Giang trong nhiều năm, tinh thông thuỷ chiến. Tướng sĩ chiêu mộ lại là tinh tráng Hoài Nam, Kinh Châu tinh thông thuỷ tính, trong đó có rất nhiều giang dương đại đạo hoành hành sông nước. Hơn nữa hiện tại binh lực liên quân chỉ chiếm ưu thế nhỏ nhoi, giao tranh cùng với một đối thủ như vậy, chỉ e rất khó thắng".

Lục Tốn gật đầu nói: "Hơn nữa theo như Chu Thái tướng quân, thuỷ quân của quân Lương còn có mông trùng khổng lồ. Cho dù chúng ta có gió nam đánh hoả công thì chỉ e những hoả thuyền còn chưa tiến tới gần đội thuyền của quân Lương đã bị những chiến thuyền này đánh chìm. Trên lâu thuyền của quân Lương còn lắp đặt cả máy bắn đá. Mạt tướng hiểu Mã đồ phu tuyệt đối không thể nào bắn tên không đích. Những máy bắn đá này có lẽ là thật và không giống với những máy bắn đá mà chúng ta biết".

"Mọi sự do con người" Chu Du bùi ngùi nói: "Một khi xảy ra chiến tranh, tất có thắng có bại. Chỉ cần bản thân đã tận lực thì không còn gì nuối tiếc".

Lữ Mông, Lục Tốn lặng lẽ. Gió sông tháng mười dù không lạnh thấu xương nhưng cả hai đồng thời không khỏi cảm thấy sự giá lạnh. Ngay cả Đại đô đốc cũng mất đi lòng tin chiến thắng vậy liên quân Ngô, Sở còn hy vọng không?

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

Nhận xét của độc giả về truyện Hỗn Tại Tam Quốc Làm Quân Phiệt

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook