Chương 31: Cảng Thuận
PTQDung
07/08/2020
Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt
Chương 31: Cảng Thuận
Đi vào huyện trị huyện Sơn Hải mà không thăm cảng Thuận thì thực là phí công, bởi cảng Thuận chính là lý do mà trung tâm huyện Sơn Hải được thành lập. Trước đây huyện Sơn Hải thực ra là một phần của một huyện lớn hơn là huyện Từ Thành, song rồi người ta phát hiện ra cảng Thuận. Với mực nước vừa đủ sâu và diện tích rộng, những con thuyền tầm trung có thể tiến gần bờ và thuyền lớn thì cũng tiền vào một chút để thả hàng xuống thuyền nhỏ hơn đem vào cảng, nên thông thương mới diễn ra được. Nhờ thông thương được, người bắt đầu đổ về đây, người đông mới có kinh tế, dần dần mới lập ra trung tâm dân cư mới. Từ những điều này, huyện Sơn Hải được thành lập, với huyện trị nằm ở ngay cạnh cảng Thuận.
Đường đi từ phố huyện tới cảng là hai con đường riêng rẽ, một con đường rộng rãi, thoáng và phẳng, chắc là được tu sửa thường xuyên để phục vụ vận tải hàng hóa còn đường kia thì nhỏ hẹp, hơi bẩn và thường có vãi cái ổ gà ổ chuột trên đường. Cũng không khó hiểu, con đường vận tải hàng hóa lớn mà càng tốt thì khả năng vận tải càng cao, con đường phát tài của nhiều người cũng lớn, nên họ chấp nhận chi ra. Ngược lại ở con đường nhỏ đi chợ thì do mua bán chỉ với số lượng ít, lại chỉ là cá nhân đi lại, nên không cần quá cầu toàn, mà người mua bán đi lại thay đổi luôn, nên không đáng để đầu tư, và không ai chịu đầu tư. Đây chính là sức mạnh đáng sợ đến từ đồng tiền và lòng tham của con người vậy.
Từ chợ đi ra cảng đường hơi xấu, nhưng được cái gần và tiện. Thậm chí đi thế này cũng có cái thú của nó, không có người qua lại cập rập như ở đường lớn, ai cũng có thể nói cười trò chuyện, nhờ thế mà cũng nghe được nhiều cái hay ho. Nhìn cảnh này, Kiệt tặc lưỡi nghĩ rằng giá có ai mang trà ra đây bán thì quả thực lời to. Một quán trà đá nho nhỏ, ít bánh đa hoặc kẹo rẻ thôi, nhưng lượng khách đông thì phải biết. Đi chợ thì ai lại tiếc mấy xu mấy hào uống cốc trà đá ăn cái kẹo cho đỡ khát và đỡ buồn mồm. À quên mất, thời này chưa có trà đá nhỉ.
Đi từ chợ ra tới tận cảng thì cả bọn cũng thấm mệt, phần vì đi nhiều, phần thì đã trưa rồi. Lúc này, Kiệt càng nghĩ càng thèm một cốc trà đá. Uống tạm hớp nước từ bình nước mang sẵn xong rồi, cả bọn đi tiếp vào cảng.
Đã là giữa trưa, các hoạt động bốc xếp hàng lên xuống đã gần xong hết, các tàu đánh cá cũng đã bán hết cá cần bán rồi, nên hơi vắng vẻ. Ngoại trừ một số thủy thủ trên tàu đang múc nước lên để cọ rửa cho bớt mùi cá tanh, thì số còn lại đều đang nghỉ ngơi, chuẩn bị đi mua vài món đồ về làm quà.
Cũng có vài người đã đi tới những quán nhậu ở bên cạnh bến cảng để ăn những món ăn trên đất liền mà bấy lâu trên biển họ không thể có được. Nào là tiết canh lòng lợn, nào rượu, nào là thịt các loại. Ăn uống chán chê, họ đi kiếm một chỗ ngả lưng đúng nghĩa: một nhà trọ hoặc một cái kỹ viện nào đó để tìm chỗ nghỉ và hơi phụ nữ mà họ thiếu bây lâu khi lênh đênh trên biển.
- Chà, nhiều thú vui thật đó, thế còn anh!- Kiệt hỏi lại người thanh niên đang ngồi cọ thuyền. Anh ta là người đã chia sẻ đống thông tin đó cho Kiệt sau khi cậu mời anh ta uống nước cho đỡ khát. Và nói chuyện với anh ta để qua bớt sự nhàm chán khi phải làm việc một mình.
- Anh mày không có tiền để làm mấy thứ đó.
- Thế anh làm việc gì trên này mà lương thấp vậy
- Anh mày cũng nhận lương như mọi người, nhưng trừ vào nợ gần hết rồi. Chứ chú nghĩ tại sao anh mày lại lên thuyền.
Ông anh này cũng trải lòng nhanh lắm, thời này có trò giải trí gì đâu, nhất là với kẻ không có tiền, thành ra mọi người coi trò chuyện là một hình thứ giải trí dễ đạt được. Anh này tên Vũ Lê, con nhà nông, sau gia đình mất ruộng vì mất mùa hai năm liên tục, cho nên phải đi làm thuê nhiều. Về sau bố ốm, anh đành phải đi theo nghiệp thuyền chài này để có tiền chữa bệnh cho ông ấy. Vì cần gấp tiền, Lê vay tiền trước rồi chấp nhận trả nợ bằng lương.
Đi biến đánh cá thì lúc được lúc không, nên lãi vay tiền chủ thuyền không dám lấy cắt cổ, chỉ cắt lưng thôi. Ít nhất phải đi 5 vụ mới coi như hết nợ, nhưng đấy là nếu không lấy tiền ăn uống, thành ra sau 7 vụ thì mới được tính là hết nợ nần. Giờ đây nếu đi tiếp thì có lẽ sẽ thu nhập kha khá đấy, nhưng Lê sợ đi biển lắm rồi. Nào là bão biển, nào là không được tắm táp thường xuyên, nào là công việc nặng nhọc, nhưng đáng sợ nhất là
- Không có rau xanh, ăn toàn cá, người ta dễ làm mấy trò dị hợm lắm.
- Thế ư?- Bọn nhóc nhìn nhau, còn Kiệt thì phải nín cười khi nghĩ tới điều mà ông anh này đang nói tới, không biết ass ông có còn nguyên không
Đáng lẽ buổi nói chuyện sẽ còn kéo dài hơn, nhưng chủ thuyền đã về, và nạt Lê về việc cho chúng nó lên thuyền chơi. Cả bọn vội giải tán nhanh chóng. Kiệt thì hẹn anh bạn mới quen kia về buổi gặp mặt gần nhất. Thú thực là có rất nhiều điều Kiệt muốn biết thêm về cuộc sống trên biển nữa.
Cuộc trò chuyện với người thủy thủ trẻ đã khiến buổi chiều tới nhanh hơn dự kiến, đám nhóc bắt đầu hành trình quay về nhà. Lần này, do muốn thử trải nghiệm, bọn nó chuyển sang đi đường lớn chuyên để vận tải hàng hóa. Đúng như dự đoán, con đường này đi lại thực dễ dàng. Hơn nữa, bên đường có đủ các nhà kho để chất hàng hóa vào đó cất tạm, hoặc một vài nhà trọ để ăn uống, nghỉ ngơi và tận hưởng vài loại hình dịch vụ cần thiết.
Khác với lúc đi, lần này trên đường hầu như chả có gì để ngắm trừ mấy cái biển hiệu treo trên các nhà trọ. Cả bọn cũng mệt đứt hơi sau một ngày dài đi lại khắp nơi, thành ra cũng chả còn nói năng gì được nữa. Đến khi trời tối thì bọn nó về tới nhà của mình. Chẳng nói chẳng rằng, cả bọn nằm thở và nhịn đói đi ngủ luôn. Đúng là mệt không tả nổi.
Những ngày sau đó bọn nó không còn dám đi như ngày đầu, mà quy hoạch đi mỗi ngày một vài chỗ, tìm hiểu cái chỗ hay dở của từng khu, rồi nhìn xem những mặt hàng nào bán cháy hàng thì hỏi thăm cẩn thận. Đặc biệt là bọn nó cố dậy thật sớm đi ra khu cảng để xem, có điều vì vụ cá đã kết thúc, nên các thuyền bè hầu hết đều neo đậu lại chứ không ra vào tấp nập như đúng hôm bọn nó tới nữa. Giờ có thuyền bè ra vào thì cũng chỉ là cỡ trung để chở một vài món hàng như lúa gạo mà thôi. Thủy thủ các thuyền cá thì do hết vụ, họ cũng đã về gần hết, chỉ còn lèo tèo các chủ thuyền và người họ mướn để trông coi thuyền bè.
Còn ở chợ, trong mấy hôm mà các thủy thủ mới từ thuyền xuống, sẵn tiền rủng rỉnh trong tay, họ mua sắm rất ác liệt, thậm chí có nơi hàng trong khi chưa kịp chất lên kệ bán, tạo nên cảnh tượng thiếu hàng, trông không khác gì cảnh tượng khi chen chúc mua hàng hồi dịch Corona. Đã vậy tiểu thương còn thừa cơ lên giá, không chỉ giá hàng, mà giá nghỉ trọ cũng không rẻ, khiến những người thủy thủ chịu thiệt. Với những người có tiền còn đỡ, ai mà như anh Lê thì mới khổ. Tiền trong túi ít ỏi, nên nếu đợi đến khi giá hạ thì không biết một hay hai ngày nữa, mà muốn đợi phải có chỗ nghỉ ngơi chứ. Ở biển không sao, về đất liền ăn tí gió độc thì chết mất ngáp, nên không ai dám màn trời chiếu đất. Chủ thuyền cũng không chịu thuê họ trông thuyền- chắc cũng làm ăn với bọn nhà trọ. Thế là phải cắn răng mà mua cho sớm mà còn về.
- Sao không ai dám cho họ ở nhờ tiệm vậy!- Tuần hỏi dò- Tiệm ta còn nhiều chỗ, nếu như thu tiền họ ít đi chắc họ cũng chịu.
- Không ai dám làm thế đâu cậu chủ. Bọn chủ nhà trọ này dữ lắm, đã có lần một nhà nọ làm thế, hôm sau bị bọn nó phục kích đánh nhừ xương.
- Nghiêm trọng thế ư?- Tuần ngạc nhiên
- Đụng vào túi tiền của người ta mà lại.- Mấy người gia nhân đáp lại
- Vì tiền mà tổn hại người ta, đúng là thương nhân mới làm được.- Lộc tặc lưỡi
- Mày nói gì, thế bọn địa chủ bọn mày cướp đất khiến người ta phải đi làm ăn xa xứ thì giỏi lắm phỏng.
- Mày nói cái gì?
- Không nghe chuyện ông Lê kể à. Đó là do mấy tay địa chủ làm đó à, chứ thương nhân làm gì làm được vậy.
- Hai bên thôi gây nhau đi.- Linh can thiệp- Lộc, chị biết em muốn chọc thằng Tuần vì thằng Bắc xúi em, nhưng giờ mình đang ở ngoài làng, có gì cũng phải nương tựa lẫn nhau.
- Vâng!
Nhìn hai họ gây sự với nhau, Kiệt và Minh nhìn nhau ngán ngẩm. Đúng là bọn trẻ con. Hai đứa “người nhớn” này thì ngồi nói chuyện với nhau về ý định của mình với vùng trung tâm huyện Sơn Hải và cảng Thuận.
- Anh nghĩ sao về đề nghị của em!- Kiệt hỏi. Trước khi lên huyện Kiệt đã nói với Minh việc cậu muốn Minh lên huyện học tập Nho học. Học chữ ở làng hay học chữ với mẹ cậu tuy cũng tốt không kém học trên huyện, nhưng như thế không có cách tạo con đường tìm kiếm công danh thi cử. Chỉ có lên huyện học trong những trường học có thầy giáo có tí danh thì mới có cơ hội làm điều này.
- Đất này thực lắm thị phi!- Minh than
- Sao thấy anh thích cái lớp học ở đây lắm cơ mà.
- Lớp thì cũng tốt, nhưng mà môi trường sống ở đây không tốt. Đã thế mức sống ở nơi nay cao quá, dù nhà ta có giàu như họ Đào hay họ Đỗ cũng phải dè sẻn mới sống được ở trên đây. Mà việc học thì tiền giấy mực đã tốn một khoản kha khá chứ chẳng chơi. Anh thấy học trò ở đây cũng phải tiền của nhiều mới được sách tốt học tập đó.
- Vì thế nên chúng ta mới cần phải nhìn thẳng vào vấn đề, đó là mình phải cố mà kiếm tiền cho anh ăn học. Nhà mình khó đủ bề không chỉ vì nghèo, mà còn vì hèn, không công danh hay tiền tài ai muốn bắt nạt cũng được à. Chẳng lẽ anh không thấy rằng chỉ có lên đây học thì anh mới có cơ hội sao. Công danh thời này rất quan trọng, nhà ta có em làm kinh tế, giàu lên là chuyện sớm muộn, nhưng nếu khi nhà ta đã giàu mà chỉ là hàng trọc phú, thì e là tai họa sớm muộn cũng tới thôi. Không lo mối nguy xa ắt có cái hại gần, anh học tốt hơn em, mà kinh tế nhà mình thiếu em thì không được.
Minh thở dài, coi như chấp nhận số phận.
- Nhưng anh không bỏ chú đâu. Vào ngày nghỉ anh nhất định về làng dạy chú những sách mà chú chưa đọc- Minh nói
- Em tin, nhưng mà nói việc này sớm quá đó, nhà mình lúc này chắc chả có tiền cho anh tới đây ngay lúc này. Nên sớm quay về thực tế đi.
- Biết rồi.
Chương 31: Cảng Thuận
Đi vào huyện trị huyện Sơn Hải mà không thăm cảng Thuận thì thực là phí công, bởi cảng Thuận chính là lý do mà trung tâm huyện Sơn Hải được thành lập. Trước đây huyện Sơn Hải thực ra là một phần của một huyện lớn hơn là huyện Từ Thành, song rồi người ta phát hiện ra cảng Thuận. Với mực nước vừa đủ sâu và diện tích rộng, những con thuyền tầm trung có thể tiến gần bờ và thuyền lớn thì cũng tiền vào một chút để thả hàng xuống thuyền nhỏ hơn đem vào cảng, nên thông thương mới diễn ra được. Nhờ thông thương được, người bắt đầu đổ về đây, người đông mới có kinh tế, dần dần mới lập ra trung tâm dân cư mới. Từ những điều này, huyện Sơn Hải được thành lập, với huyện trị nằm ở ngay cạnh cảng Thuận.
Đường đi từ phố huyện tới cảng là hai con đường riêng rẽ, một con đường rộng rãi, thoáng và phẳng, chắc là được tu sửa thường xuyên để phục vụ vận tải hàng hóa còn đường kia thì nhỏ hẹp, hơi bẩn và thường có vãi cái ổ gà ổ chuột trên đường. Cũng không khó hiểu, con đường vận tải hàng hóa lớn mà càng tốt thì khả năng vận tải càng cao, con đường phát tài của nhiều người cũng lớn, nên họ chấp nhận chi ra. Ngược lại ở con đường nhỏ đi chợ thì do mua bán chỉ với số lượng ít, lại chỉ là cá nhân đi lại, nên không cần quá cầu toàn, mà người mua bán đi lại thay đổi luôn, nên không đáng để đầu tư, và không ai chịu đầu tư. Đây chính là sức mạnh đáng sợ đến từ đồng tiền và lòng tham của con người vậy.
Từ chợ đi ra cảng đường hơi xấu, nhưng được cái gần và tiện. Thậm chí đi thế này cũng có cái thú của nó, không có người qua lại cập rập như ở đường lớn, ai cũng có thể nói cười trò chuyện, nhờ thế mà cũng nghe được nhiều cái hay ho. Nhìn cảnh này, Kiệt tặc lưỡi nghĩ rằng giá có ai mang trà ra đây bán thì quả thực lời to. Một quán trà đá nho nhỏ, ít bánh đa hoặc kẹo rẻ thôi, nhưng lượng khách đông thì phải biết. Đi chợ thì ai lại tiếc mấy xu mấy hào uống cốc trà đá ăn cái kẹo cho đỡ khát và đỡ buồn mồm. À quên mất, thời này chưa có trà đá nhỉ.
Đi từ chợ ra tới tận cảng thì cả bọn cũng thấm mệt, phần vì đi nhiều, phần thì đã trưa rồi. Lúc này, Kiệt càng nghĩ càng thèm một cốc trà đá. Uống tạm hớp nước từ bình nước mang sẵn xong rồi, cả bọn đi tiếp vào cảng.
Đã là giữa trưa, các hoạt động bốc xếp hàng lên xuống đã gần xong hết, các tàu đánh cá cũng đã bán hết cá cần bán rồi, nên hơi vắng vẻ. Ngoại trừ một số thủy thủ trên tàu đang múc nước lên để cọ rửa cho bớt mùi cá tanh, thì số còn lại đều đang nghỉ ngơi, chuẩn bị đi mua vài món đồ về làm quà.
Cũng có vài người đã đi tới những quán nhậu ở bên cạnh bến cảng để ăn những món ăn trên đất liền mà bấy lâu trên biển họ không thể có được. Nào là tiết canh lòng lợn, nào rượu, nào là thịt các loại. Ăn uống chán chê, họ đi kiếm một chỗ ngả lưng đúng nghĩa: một nhà trọ hoặc một cái kỹ viện nào đó để tìm chỗ nghỉ và hơi phụ nữ mà họ thiếu bây lâu khi lênh đênh trên biển.
- Chà, nhiều thú vui thật đó, thế còn anh!- Kiệt hỏi lại người thanh niên đang ngồi cọ thuyền. Anh ta là người đã chia sẻ đống thông tin đó cho Kiệt sau khi cậu mời anh ta uống nước cho đỡ khát. Và nói chuyện với anh ta để qua bớt sự nhàm chán khi phải làm việc một mình.
- Anh mày không có tiền để làm mấy thứ đó.
- Thế anh làm việc gì trên này mà lương thấp vậy
- Anh mày cũng nhận lương như mọi người, nhưng trừ vào nợ gần hết rồi. Chứ chú nghĩ tại sao anh mày lại lên thuyền.
Ông anh này cũng trải lòng nhanh lắm, thời này có trò giải trí gì đâu, nhất là với kẻ không có tiền, thành ra mọi người coi trò chuyện là một hình thứ giải trí dễ đạt được. Anh này tên Vũ Lê, con nhà nông, sau gia đình mất ruộng vì mất mùa hai năm liên tục, cho nên phải đi làm thuê nhiều. Về sau bố ốm, anh đành phải đi theo nghiệp thuyền chài này để có tiền chữa bệnh cho ông ấy. Vì cần gấp tiền, Lê vay tiền trước rồi chấp nhận trả nợ bằng lương.
Đi biến đánh cá thì lúc được lúc không, nên lãi vay tiền chủ thuyền không dám lấy cắt cổ, chỉ cắt lưng thôi. Ít nhất phải đi 5 vụ mới coi như hết nợ, nhưng đấy là nếu không lấy tiền ăn uống, thành ra sau 7 vụ thì mới được tính là hết nợ nần. Giờ đây nếu đi tiếp thì có lẽ sẽ thu nhập kha khá đấy, nhưng Lê sợ đi biển lắm rồi. Nào là bão biển, nào là không được tắm táp thường xuyên, nào là công việc nặng nhọc, nhưng đáng sợ nhất là
- Không có rau xanh, ăn toàn cá, người ta dễ làm mấy trò dị hợm lắm.
- Thế ư?- Bọn nhóc nhìn nhau, còn Kiệt thì phải nín cười khi nghĩ tới điều mà ông anh này đang nói tới, không biết ass ông có còn nguyên không
Đáng lẽ buổi nói chuyện sẽ còn kéo dài hơn, nhưng chủ thuyền đã về, và nạt Lê về việc cho chúng nó lên thuyền chơi. Cả bọn vội giải tán nhanh chóng. Kiệt thì hẹn anh bạn mới quen kia về buổi gặp mặt gần nhất. Thú thực là có rất nhiều điều Kiệt muốn biết thêm về cuộc sống trên biển nữa.
Cuộc trò chuyện với người thủy thủ trẻ đã khiến buổi chiều tới nhanh hơn dự kiến, đám nhóc bắt đầu hành trình quay về nhà. Lần này, do muốn thử trải nghiệm, bọn nó chuyển sang đi đường lớn chuyên để vận tải hàng hóa. Đúng như dự đoán, con đường này đi lại thực dễ dàng. Hơn nữa, bên đường có đủ các nhà kho để chất hàng hóa vào đó cất tạm, hoặc một vài nhà trọ để ăn uống, nghỉ ngơi và tận hưởng vài loại hình dịch vụ cần thiết.
Khác với lúc đi, lần này trên đường hầu như chả có gì để ngắm trừ mấy cái biển hiệu treo trên các nhà trọ. Cả bọn cũng mệt đứt hơi sau một ngày dài đi lại khắp nơi, thành ra cũng chả còn nói năng gì được nữa. Đến khi trời tối thì bọn nó về tới nhà của mình. Chẳng nói chẳng rằng, cả bọn nằm thở và nhịn đói đi ngủ luôn. Đúng là mệt không tả nổi.
Những ngày sau đó bọn nó không còn dám đi như ngày đầu, mà quy hoạch đi mỗi ngày một vài chỗ, tìm hiểu cái chỗ hay dở của từng khu, rồi nhìn xem những mặt hàng nào bán cháy hàng thì hỏi thăm cẩn thận. Đặc biệt là bọn nó cố dậy thật sớm đi ra khu cảng để xem, có điều vì vụ cá đã kết thúc, nên các thuyền bè hầu hết đều neo đậu lại chứ không ra vào tấp nập như đúng hôm bọn nó tới nữa. Giờ có thuyền bè ra vào thì cũng chỉ là cỡ trung để chở một vài món hàng như lúa gạo mà thôi. Thủy thủ các thuyền cá thì do hết vụ, họ cũng đã về gần hết, chỉ còn lèo tèo các chủ thuyền và người họ mướn để trông coi thuyền bè.
Còn ở chợ, trong mấy hôm mà các thủy thủ mới từ thuyền xuống, sẵn tiền rủng rỉnh trong tay, họ mua sắm rất ác liệt, thậm chí có nơi hàng trong khi chưa kịp chất lên kệ bán, tạo nên cảnh tượng thiếu hàng, trông không khác gì cảnh tượng khi chen chúc mua hàng hồi dịch Corona. Đã vậy tiểu thương còn thừa cơ lên giá, không chỉ giá hàng, mà giá nghỉ trọ cũng không rẻ, khiến những người thủy thủ chịu thiệt. Với những người có tiền còn đỡ, ai mà như anh Lê thì mới khổ. Tiền trong túi ít ỏi, nên nếu đợi đến khi giá hạ thì không biết một hay hai ngày nữa, mà muốn đợi phải có chỗ nghỉ ngơi chứ. Ở biển không sao, về đất liền ăn tí gió độc thì chết mất ngáp, nên không ai dám màn trời chiếu đất. Chủ thuyền cũng không chịu thuê họ trông thuyền- chắc cũng làm ăn với bọn nhà trọ. Thế là phải cắn răng mà mua cho sớm mà còn về.
- Sao không ai dám cho họ ở nhờ tiệm vậy!- Tuần hỏi dò- Tiệm ta còn nhiều chỗ, nếu như thu tiền họ ít đi chắc họ cũng chịu.
- Không ai dám làm thế đâu cậu chủ. Bọn chủ nhà trọ này dữ lắm, đã có lần một nhà nọ làm thế, hôm sau bị bọn nó phục kích đánh nhừ xương.
- Nghiêm trọng thế ư?- Tuần ngạc nhiên
- Đụng vào túi tiền của người ta mà lại.- Mấy người gia nhân đáp lại
- Vì tiền mà tổn hại người ta, đúng là thương nhân mới làm được.- Lộc tặc lưỡi
- Mày nói gì, thế bọn địa chủ bọn mày cướp đất khiến người ta phải đi làm ăn xa xứ thì giỏi lắm phỏng.
- Mày nói cái gì?
- Không nghe chuyện ông Lê kể à. Đó là do mấy tay địa chủ làm đó à, chứ thương nhân làm gì làm được vậy.
- Hai bên thôi gây nhau đi.- Linh can thiệp- Lộc, chị biết em muốn chọc thằng Tuần vì thằng Bắc xúi em, nhưng giờ mình đang ở ngoài làng, có gì cũng phải nương tựa lẫn nhau.
- Vâng!
Nhìn hai họ gây sự với nhau, Kiệt và Minh nhìn nhau ngán ngẩm. Đúng là bọn trẻ con. Hai đứa “người nhớn” này thì ngồi nói chuyện với nhau về ý định của mình với vùng trung tâm huyện Sơn Hải và cảng Thuận.
- Anh nghĩ sao về đề nghị của em!- Kiệt hỏi. Trước khi lên huyện Kiệt đã nói với Minh việc cậu muốn Minh lên huyện học tập Nho học. Học chữ ở làng hay học chữ với mẹ cậu tuy cũng tốt không kém học trên huyện, nhưng như thế không có cách tạo con đường tìm kiếm công danh thi cử. Chỉ có lên huyện học trong những trường học có thầy giáo có tí danh thì mới có cơ hội làm điều này.
- Đất này thực lắm thị phi!- Minh than
- Sao thấy anh thích cái lớp học ở đây lắm cơ mà.
- Lớp thì cũng tốt, nhưng mà môi trường sống ở đây không tốt. Đã thế mức sống ở nơi nay cao quá, dù nhà ta có giàu như họ Đào hay họ Đỗ cũng phải dè sẻn mới sống được ở trên đây. Mà việc học thì tiền giấy mực đã tốn một khoản kha khá chứ chẳng chơi. Anh thấy học trò ở đây cũng phải tiền của nhiều mới được sách tốt học tập đó.
- Vì thế nên chúng ta mới cần phải nhìn thẳng vào vấn đề, đó là mình phải cố mà kiếm tiền cho anh ăn học. Nhà mình khó đủ bề không chỉ vì nghèo, mà còn vì hèn, không công danh hay tiền tài ai muốn bắt nạt cũng được à. Chẳng lẽ anh không thấy rằng chỉ có lên đây học thì anh mới có cơ hội sao. Công danh thời này rất quan trọng, nhà ta có em làm kinh tế, giàu lên là chuyện sớm muộn, nhưng nếu khi nhà ta đã giàu mà chỉ là hàng trọc phú, thì e là tai họa sớm muộn cũng tới thôi. Không lo mối nguy xa ắt có cái hại gần, anh học tốt hơn em, mà kinh tế nhà mình thiếu em thì không được.
Minh thở dài, coi như chấp nhận số phận.
- Nhưng anh không bỏ chú đâu. Vào ngày nghỉ anh nhất định về làng dạy chú những sách mà chú chưa đọc- Minh nói
- Em tin, nhưng mà nói việc này sớm quá đó, nhà mình lúc này chắc chả có tiền cho anh tới đây ngay lúc này. Nên sớm quay về thực tế đi.
- Biết rồi.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.