Chương 155: Đấu tranh
PTQDung
08/02/2021
Hoàng Anh Minh đã có một vườn rau lớn đủ cho cả Học Phủ, nhưng cậu
cho rằng đây chỉ là bắt đầu, thứ cần làm vẫn rất nhiều vì mục tiêu Minh
hướng tới là một cuộc cách mạng nông nghiệp rồi cả công nghiệp như làng
Hồng Bàng.
- Cách mạng nông nghiệp là cái gì cơ chứ? Chúng ta là Học Phủ chứ không phải là Khuyến Nông Sứ hay Đồn Điền Sứ đâu.
- Thưa thầy Tín, con muốn chúng ta làm nông nghiệp tốt là vì muốn thu hút thêm học trò cho Học Phủ mà thôi. Nói đơn giản thì dân trên này không muốn đi học vì thời gian đi học với họ là lãng phí, họ không có những nguồn nông sản ổn định để mà ăn. Nếu ta cho họ thấy rằng mình có thể giúp họ có một nguồn nông sản ổn định, thì tự khắc họ sẽ tìm tới đây xin học.
- Vậy thì anh coi việc học chẳng qua chỉ là trao đổi hay sao?
- Thưa thầy, điều ấy có gì là sai cơ chứ? Ai đi học chẳng là để mong có thể đổi đời chứ. Từ xưa tới nay, vật chất quyết định tinh thần, nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ.
- Nếu chỉ mải mê làm lụng để thỏa cái thân, thì học còn ý nghĩa gì nữa?
- Thưa thầy, nếu bụng không có cơm, chết đói bên vệ đường, thì chữ có nhiều tới mấy cũng không nói với ai cho được.
- Khổng Phu Tử bảy ngày không biết vị thịt, vẫn có thể nói chuyện âm nhạc. Kẻ sĩ phải không vì bần tiện mà mất ý chí đâu.
- Bảy ngày không biết vị thịt chứ có phải bảy ngày không ăn cơm đâu thầy. Hơn nữa, chẳng phải Nho giáo luôn công khai trọng nông khinh thương hay sao? Sao vậy? Vì nông nghiệp trực tiếp làm ra lương thực, làm no bụng người ta, còn thương mại trong mắt người ta là nghề ăn bám, chỉ biết lấy đi không biết thêm vào. Vậy thì việc phố biến nông học thêm nữa để mà tạo thêm cơm gạo cho mọi người, để người người được ăn nó, có gì sai với Nho giáo.
- Khổng Phu Tử không chỉ đề cao nông, mà còn nói tới sĩ. Nếu không tu dưỡng đạo đức, lương thực có nhiều cũng chỉ làm khổ người mà thôi. Cậu có thấy sử sách nói việc các hoàng tử tranh ngôi báu, cha con hãm hại nhau không? Nhà đế vương tiền muôn bạc vạn mà vẫn còn đánh nhau sống mái, vậy những người dã man này, nếu chỉ trao cho họ phương pháp tạo thêm nhiều lương thực, vậy có gì đảm bảo họ sẽ không gây chuyện với nhau. Bộ lạc lớn có được nhiều lương thực, tất rảnh tay mà đánh các bộ lạc nhỏ, nô dịch người khác. Cậu có nghĩ tới những việc này không?
- Học trò hiểu điều thầy lo lắng, nên mới nói với thầy và mọi người. Bởi con thấy chúng ta là những người nên làm việc này đầu tiên. Chúng ta là kẻ sĩ, là người có tu dưỡng, có thể kiềm chế bản thân trước lợi nhuận. Thầy nói rồi mà, kẻ sĩ chúng ta: bần tiện bất năng di, phú quý bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất.
- Hừ! So với việc làm mấy thứ này, tu dưỡng đạo đức cá nhân, học tập thánh hiền tạo phúc cho dân chẳng phải là quan trọng nhất ư? Phú quý có được từ mấy việc tay chân này có là gì nếu so với những vinh hoa phú quý có được khi làm quan lại.
Hai người bắt đầu lý luận với nhau, càng nói càng hăng. Vi Công Tín bào vệ nguyên tắc rằng người đọc sách nên tập trung tu dưỡng đạo đức, đọc kinh sách, chứ không dính vào tục vụ. Kẻ sĩ đi làm tục vụ, một mặt thì mất thời gian, thời gian đó để rèn luyện đạo đức là quan trọng, mặt khác khi khi tiếp xúc với tiền tài sẽ dần nảy sinh lòng tham, làm điều xấu. Minh mong rằng kẻ sĩ có thể tham gia sản xuất, coi việc làm ra tiền tài là một cơ hội học tập. Những kẻ không trực tiếp làm ra tài sản, không vất vả mưu sinh rốt cục làm sau hiểu được sự khó nhọc của việc kiếm tiền, chúng vung tiền dễ ợt. Với cả nếu Vi Công Tín lo về sự tha hóa khi gặp tiền tài, thì càng phải làm, vì tiền nhỏ mà tha hóa còn dễ chữa, đùng cái gặp tiền lớn, tha hóa thì hậu quả chẳng phải nghiêm trọng hơn sao.
Cuộc tranh luận của hai người chia Học Phủ ra làm hai. Toàn thể Thái Học Sinh đều chọn theo phe của Vi Công Tín vì muốn chống lại tham vọng mở rộng khu vườn thành một ruộng lúa, với họ làm thế là vắt kiệt sức mọi người thêm mất. Rau xanh có thể giúp phòng bệnh, lại khó có sẵn, thôi thì đành phải làm, nhưng lương thực thì có sẵn mà, ai dại đi làm thêm, thêm thì có hơn gì cơ chứ. Ngược lại, những học trò dân tộc thì ủng hộ Minh, họ mong Minh có thể dạy họ việc trồng được cây lúa để có gạo ăn. Nhiều học trò còn định bỏ học để tập trung học cách làm nông, nhưng Minh không đồng ý, cậu cũng chung ý với Vi Công Tín, rằng nếu kỹ thuật không được kiểm soát bởi đạo đức, cuối cùng nó sẽ gây đại họa. Cậu thấy rất rõ kỹ thuật ở làng Hồng Bàng có thể kiếm lời thế nào, nếu không có một tư tưởng vững vàng thì con người sẽ sa đọa, gây hại cho mình cùng với mọi người.
Do tư tưởng này của Minh, mọi hoạt động bình thường của Học Phủ không bị ảnh hưởng nhiều lắm. Đám học trò người man vẫn phải đi học bình thường với các Thái Học Sinh khác, thậm chí nếu chúng dám chểnh mảng việc học các lớp này, Minh sẽ phạt không cho chúng tiếp xúc một vài kiến thức nông nghiệp khác. Những hành động mang tính xoa dịu mâu thuẫn của Minh là cơ hội tốt để Vi Thúy Liên có thể giúp cậu. Số là thấy hai người căng thẳng, Vi Thúy Liên rất lo lắng, nhờ Dương Ánh Hồng nghĩ cách điều hòa mâu thuẫn. Dương Ánh Hồng nghĩ một hồi, liền bảo Liên hãy mới Minh tới nhà ăn cơm, rồi để hai người đó nói chuyện với nhau.
- Chị không thấy họ cãi nhau ỏm tỏi lên sao?
- Đó là tranh luận, không phải cãi nhau. Và cuộc tranh luận đó là cuộc tranh luận không có trọng tài, không có người điều đình, với lý lẽ của những người cứng đầu cứng cổ thế, thì sẽ đánh tới lưỡng bại câu thương mới xong. Nhưng một khi hai người đó đã vào bàn ăn bữa cơm mà em nấu, dù gì cũng sẽ phải kiềm chế chút ít để tránh làm em khó xử. Em hãy nắm lấy cơ hội đó, đứng ra mà điều đình cuộc nói chuyện, khiến hai bên trao đổi mọi chuyện trong hòa bình.
- Cha à, hay là mai mình mời Hoàng Anh Minh qua đây ăn bữa cơm nhé!- Hôm đó, vừa về nhà, Vi Thúy Liên liền áp dụng ngay điều Dương Ánh Hồng chỉ dạy.
- Có việc gì mà phải mời cơm với nước.
- Cha quên rồi sao, Học Phủ bị nguy khốn vì bệnh tật, nhờ Minh có chuẩn bị vườn rau mà cả Học Phủ yên ổn, cha là người đứng đầu, về tình về lý đều nên có sự khen ngợi cậu ấy chứ.
- Hắn là một thành viên của Học Phủ, dùng sức giúp Học Phủ cũng là bổn phận!
- Con đâu nói cha phải cảm ơn sự trợ giúp, con nói rằng cha nên khen ngợi việc cậu ấy có thể lo xa.
- Hừ, nữ nhi hướng ngoại!- Vi Công Tín vẫn ca thán. Con gái ông dù nói gì chăng nữa, cũng có ý bắt ông phải ăn bữa cơm này. Mà trong bữa cơm này, dù ông và Minh có nói chuyện về vấn đề cả hai tranh luận, ắt cao trào cũng giảm đi
- Cha nói rằng quân tử kết giao vì đức và tài, nay Minh có hai thứ đó, cũng đáng để kết giao mà!- Vi Thúy Liên mặt đỏ bừng bừng
Thấy con gái là quyết tâm tới vậy, Vi Công Tín không còn cách nào khác, đành đồng ý. Minh nghe về bữa cơm, cũng không từ chối. Khi Minh cùng Vi Công Tín tranh chấp trên Học Phủ, cậu có vài lý lẽ không tiện nói chỗ đông người, giờ ăn bữa cơm riêng, nói ra tiện hơn. Dù sao, Vi Công Tín là người đứng đầu Học Phủ này, thuyết phục được ông là tốt nhất.
Ba người đều coi bữa cơm là để chuẩn bị một cuộc tranh luận cấp độ nhỏ và riêng tư, nhưng trong bữa cơm lại là một sự im lặng, Liên là con gái, không tiện vừa ăn vừa nói, Minh và Vi Công Tín thì rất nho nhã, cho rằng bản thân có khả năng chiến thắng, nếu ra tay trước lấy tiên cơ thì thật bất lịch sự, nên cứ chờ người kia nói trước. Tới tận lúc cả hai ăn xong, uống trà, cũng chưa biết nên mở lời thế nào.
- Minh à, trà ngon chứ!
- Nước chè rất thơm, ngọt ở đáy họng!- Minh khen thật lòng- Dù là con gái út mà cơm nấu ngon, chè pha giỏi, ngài Tín là một người cha rất giỏi.
- Ờ, cái này là do mẹ con bé dạy dỗ cẩn thận vô cùng, chứ ta thì...- Vi Công Tín nói tới đây thì lại tự trào, bản thân ông ta bao năm qua làm gì được đâu cơ chứ. Cứ đến một địa phương làm quan một thời gian là lại bị đổi chức, chuyển đi nới khác. Thời này đường xá khó khăn, vận tải không thông, một lần dọn nhà không khác phá sản bao nhiêu. Với thành tích 15 năm 4 lần chuyển chức, chuyển nhà, thì khác gì 5 năm phá sản một lần, sao theo cho lại.
- Thực ra chuyện của thầy con cũng nghe qua, con thấy rằng thầy vẫn còn rất may mắn. Nếu như thầy không phải dòng dõi thổ ty, có lẽ thầy đã thảm hơn thế này rất nhiều.
Minh kể về Viên Đỉnh Lập đã khốn đốn thế nào khi lão cố gắng giữ vững khí tiết của bản thân. Rồi cậu kể về việc làm của bản thân mình bây lâu và những khoản tiền làng Hồng Bàng phải dùng để giúp đỡ những tham vọng của cậu ta. Ba câu chuyện người thật việc thật trên có điểm chung là người đọc sách Bách Việt khi cố gắng làm theo điều đúng, đều sẽ bị đào thải khỏi xã hội. Nhưng 3 người này, không có chung kết cục, vì họ có cơ sở kinh tế khác biệt. Viên Đỉnh Lập kết cục suýt nữa thê thảm nhất vì kinh tế kém nhất, sau đó là Minh và Vi Công Tín, vì họ có chỗ dựa.
- Khổng Phu Tử nói rồi: Hình bất thượng đại phu, lễ bất hạ thứ dân. Thứ dân không nên với tới “lễ” vì “lễ” rất tốn kém, dây vào sẽ là táng gia bại sản. Chúng ta muốn phổ biến “lễ”, thì cũng phải làm cho người ta đủ sức mà tiếp thu “lễ” vậy.
- Có những kiến thức này, kẻ sĩ có thể: nghèo có thể lo thân mình, giàu sang thì giúp thiên hạ. ( trích từ câu” Cùng tắc độc thiện kỳ thân, đạt tắc kiêm tể thiên hạ)
- Có thể tự lo thân mình, không còn bị cái ăn cái mặc cản trở, người ta có thể suy nghĩ thoáng ra, không coi việc phải làm quan là con đường duy nhất, không phải gò bó mình trong cái khuôn khổ sai trái.
Hoàn toàn không cần sự hỗ trợ trực tiếp nào từ Vi Thúy Liên nữa, Minh liên tục dùng các lý lẽ và dẫn chứng không được phép công khai nói để thuyết phục Vi Công Tín. Cuộc trò chuyện diễn ra tới khuya, Vi Công Tín không cho Minh câu trả lời chắc chắn ngay được, vì ông ta vẫn có đôi chút suy nghĩ cổ hủ một chút. Minh không thúc ép nữa, Vi Công Tín đã không bác bỏ ngay mà chịu suy nghĩ thì đã là đổi thay rồi. Thời gian là thứ cần thiết.
Sự chuyển đổi tư tưởng của Vi Công Tín sau bữa cơm Vi Thúy Liên tổ chức là không thể dấu diếm, các Thái Học Sinh khác bất mãn, nghĩ rằng Minh dựa vào người đàn bà mà được việc, rồi đây cậu ta còn bày trò gì nữa. Để tránh Minh lộng hành, họ thấy phải chặn ngay từ đầu, từ lúc này. Nghĩ làm làm, đám Thái Học Sinh cùng nhau liên hợp tác sức ép lên Vi Công Tín, để ông phải tính lại, ngăn không cho Minh tiếp tục làm mấy việc vớ vẩn thế nữa.
Vi Công Tín là kẻ ưu mềm không ưu cứng, càng bị ép thì càng chống lại. Trước đây Đại Hoa muốn ép ông phải làm theo ý chúng, làm một quan tay sai, ông nhất định không chịu khuất dù phải di chuyển khắp lãnh thổ Nam Giao Đô Ty trong 15 năm qua, ông ta cũng một lòng son sắt. Minh nêu ra ý kiến, không cậy vào các học trò man di để ép thi hành, chỉ cố tự chứng minh, hoàn toàn rất cẩn trọng, Vi Công Tín không ghét nên Vi Thúy Liên mới có cơ hội nói đỡ, chứ nếu Minh cứ thử dùng đám học trò kia ép người xem, Vi Công Tín lại chẳng đập cậu ta ra bã ngay. Đám Thái Học Sinh kia dùng số đông chèn ép, tưởng thế là hay, ai dè phản tác dụng, khiến Vi Công Tín liên tưởng cảnh tượng mình bị các quan chèn ép, hay câu chuyện Minh và Viên Đỉnh Lập bị cô lập ở Học Phủ An Lạc mà Minh kể. Từ đây, Vi Công Tín quay ngoắt sang ủng hộ Minh, thậm chí còn tự mình tới các lớp học của Minh để nghe giảng.
- Ba người đi trên đường, ắt có người là thầy ta!
- Cách mạng nông nghiệp là cái gì cơ chứ? Chúng ta là Học Phủ chứ không phải là Khuyến Nông Sứ hay Đồn Điền Sứ đâu.
- Thưa thầy Tín, con muốn chúng ta làm nông nghiệp tốt là vì muốn thu hút thêm học trò cho Học Phủ mà thôi. Nói đơn giản thì dân trên này không muốn đi học vì thời gian đi học với họ là lãng phí, họ không có những nguồn nông sản ổn định để mà ăn. Nếu ta cho họ thấy rằng mình có thể giúp họ có một nguồn nông sản ổn định, thì tự khắc họ sẽ tìm tới đây xin học.
- Vậy thì anh coi việc học chẳng qua chỉ là trao đổi hay sao?
- Thưa thầy, điều ấy có gì là sai cơ chứ? Ai đi học chẳng là để mong có thể đổi đời chứ. Từ xưa tới nay, vật chất quyết định tinh thần, nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ.
- Nếu chỉ mải mê làm lụng để thỏa cái thân, thì học còn ý nghĩa gì nữa?
- Thưa thầy, nếu bụng không có cơm, chết đói bên vệ đường, thì chữ có nhiều tới mấy cũng không nói với ai cho được.
- Khổng Phu Tử bảy ngày không biết vị thịt, vẫn có thể nói chuyện âm nhạc. Kẻ sĩ phải không vì bần tiện mà mất ý chí đâu.
- Bảy ngày không biết vị thịt chứ có phải bảy ngày không ăn cơm đâu thầy. Hơn nữa, chẳng phải Nho giáo luôn công khai trọng nông khinh thương hay sao? Sao vậy? Vì nông nghiệp trực tiếp làm ra lương thực, làm no bụng người ta, còn thương mại trong mắt người ta là nghề ăn bám, chỉ biết lấy đi không biết thêm vào. Vậy thì việc phố biến nông học thêm nữa để mà tạo thêm cơm gạo cho mọi người, để người người được ăn nó, có gì sai với Nho giáo.
- Khổng Phu Tử không chỉ đề cao nông, mà còn nói tới sĩ. Nếu không tu dưỡng đạo đức, lương thực có nhiều cũng chỉ làm khổ người mà thôi. Cậu có thấy sử sách nói việc các hoàng tử tranh ngôi báu, cha con hãm hại nhau không? Nhà đế vương tiền muôn bạc vạn mà vẫn còn đánh nhau sống mái, vậy những người dã man này, nếu chỉ trao cho họ phương pháp tạo thêm nhiều lương thực, vậy có gì đảm bảo họ sẽ không gây chuyện với nhau. Bộ lạc lớn có được nhiều lương thực, tất rảnh tay mà đánh các bộ lạc nhỏ, nô dịch người khác. Cậu có nghĩ tới những việc này không?
- Học trò hiểu điều thầy lo lắng, nên mới nói với thầy và mọi người. Bởi con thấy chúng ta là những người nên làm việc này đầu tiên. Chúng ta là kẻ sĩ, là người có tu dưỡng, có thể kiềm chế bản thân trước lợi nhuận. Thầy nói rồi mà, kẻ sĩ chúng ta: bần tiện bất năng di, phú quý bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất.
- Hừ! So với việc làm mấy thứ này, tu dưỡng đạo đức cá nhân, học tập thánh hiền tạo phúc cho dân chẳng phải là quan trọng nhất ư? Phú quý có được từ mấy việc tay chân này có là gì nếu so với những vinh hoa phú quý có được khi làm quan lại.
Hai người bắt đầu lý luận với nhau, càng nói càng hăng. Vi Công Tín bào vệ nguyên tắc rằng người đọc sách nên tập trung tu dưỡng đạo đức, đọc kinh sách, chứ không dính vào tục vụ. Kẻ sĩ đi làm tục vụ, một mặt thì mất thời gian, thời gian đó để rèn luyện đạo đức là quan trọng, mặt khác khi khi tiếp xúc với tiền tài sẽ dần nảy sinh lòng tham, làm điều xấu. Minh mong rằng kẻ sĩ có thể tham gia sản xuất, coi việc làm ra tiền tài là một cơ hội học tập. Những kẻ không trực tiếp làm ra tài sản, không vất vả mưu sinh rốt cục làm sau hiểu được sự khó nhọc của việc kiếm tiền, chúng vung tiền dễ ợt. Với cả nếu Vi Công Tín lo về sự tha hóa khi gặp tiền tài, thì càng phải làm, vì tiền nhỏ mà tha hóa còn dễ chữa, đùng cái gặp tiền lớn, tha hóa thì hậu quả chẳng phải nghiêm trọng hơn sao.
Cuộc tranh luận của hai người chia Học Phủ ra làm hai. Toàn thể Thái Học Sinh đều chọn theo phe của Vi Công Tín vì muốn chống lại tham vọng mở rộng khu vườn thành một ruộng lúa, với họ làm thế là vắt kiệt sức mọi người thêm mất. Rau xanh có thể giúp phòng bệnh, lại khó có sẵn, thôi thì đành phải làm, nhưng lương thực thì có sẵn mà, ai dại đi làm thêm, thêm thì có hơn gì cơ chứ. Ngược lại, những học trò dân tộc thì ủng hộ Minh, họ mong Minh có thể dạy họ việc trồng được cây lúa để có gạo ăn. Nhiều học trò còn định bỏ học để tập trung học cách làm nông, nhưng Minh không đồng ý, cậu cũng chung ý với Vi Công Tín, rằng nếu kỹ thuật không được kiểm soát bởi đạo đức, cuối cùng nó sẽ gây đại họa. Cậu thấy rất rõ kỹ thuật ở làng Hồng Bàng có thể kiếm lời thế nào, nếu không có một tư tưởng vững vàng thì con người sẽ sa đọa, gây hại cho mình cùng với mọi người.
Do tư tưởng này của Minh, mọi hoạt động bình thường của Học Phủ không bị ảnh hưởng nhiều lắm. Đám học trò người man vẫn phải đi học bình thường với các Thái Học Sinh khác, thậm chí nếu chúng dám chểnh mảng việc học các lớp này, Minh sẽ phạt không cho chúng tiếp xúc một vài kiến thức nông nghiệp khác. Những hành động mang tính xoa dịu mâu thuẫn của Minh là cơ hội tốt để Vi Thúy Liên có thể giúp cậu. Số là thấy hai người căng thẳng, Vi Thúy Liên rất lo lắng, nhờ Dương Ánh Hồng nghĩ cách điều hòa mâu thuẫn. Dương Ánh Hồng nghĩ một hồi, liền bảo Liên hãy mới Minh tới nhà ăn cơm, rồi để hai người đó nói chuyện với nhau.
- Chị không thấy họ cãi nhau ỏm tỏi lên sao?
- Đó là tranh luận, không phải cãi nhau. Và cuộc tranh luận đó là cuộc tranh luận không có trọng tài, không có người điều đình, với lý lẽ của những người cứng đầu cứng cổ thế, thì sẽ đánh tới lưỡng bại câu thương mới xong. Nhưng một khi hai người đó đã vào bàn ăn bữa cơm mà em nấu, dù gì cũng sẽ phải kiềm chế chút ít để tránh làm em khó xử. Em hãy nắm lấy cơ hội đó, đứng ra mà điều đình cuộc nói chuyện, khiến hai bên trao đổi mọi chuyện trong hòa bình.
- Cha à, hay là mai mình mời Hoàng Anh Minh qua đây ăn bữa cơm nhé!- Hôm đó, vừa về nhà, Vi Thúy Liên liền áp dụng ngay điều Dương Ánh Hồng chỉ dạy.
- Có việc gì mà phải mời cơm với nước.
- Cha quên rồi sao, Học Phủ bị nguy khốn vì bệnh tật, nhờ Minh có chuẩn bị vườn rau mà cả Học Phủ yên ổn, cha là người đứng đầu, về tình về lý đều nên có sự khen ngợi cậu ấy chứ.
- Hắn là một thành viên của Học Phủ, dùng sức giúp Học Phủ cũng là bổn phận!
- Con đâu nói cha phải cảm ơn sự trợ giúp, con nói rằng cha nên khen ngợi việc cậu ấy có thể lo xa.
- Hừ, nữ nhi hướng ngoại!- Vi Công Tín vẫn ca thán. Con gái ông dù nói gì chăng nữa, cũng có ý bắt ông phải ăn bữa cơm này. Mà trong bữa cơm này, dù ông và Minh có nói chuyện về vấn đề cả hai tranh luận, ắt cao trào cũng giảm đi
- Cha nói rằng quân tử kết giao vì đức và tài, nay Minh có hai thứ đó, cũng đáng để kết giao mà!- Vi Thúy Liên mặt đỏ bừng bừng
Thấy con gái là quyết tâm tới vậy, Vi Công Tín không còn cách nào khác, đành đồng ý. Minh nghe về bữa cơm, cũng không từ chối. Khi Minh cùng Vi Công Tín tranh chấp trên Học Phủ, cậu có vài lý lẽ không tiện nói chỗ đông người, giờ ăn bữa cơm riêng, nói ra tiện hơn. Dù sao, Vi Công Tín là người đứng đầu Học Phủ này, thuyết phục được ông là tốt nhất.
Ba người đều coi bữa cơm là để chuẩn bị một cuộc tranh luận cấp độ nhỏ và riêng tư, nhưng trong bữa cơm lại là một sự im lặng, Liên là con gái, không tiện vừa ăn vừa nói, Minh và Vi Công Tín thì rất nho nhã, cho rằng bản thân có khả năng chiến thắng, nếu ra tay trước lấy tiên cơ thì thật bất lịch sự, nên cứ chờ người kia nói trước. Tới tận lúc cả hai ăn xong, uống trà, cũng chưa biết nên mở lời thế nào.
- Minh à, trà ngon chứ!
- Nước chè rất thơm, ngọt ở đáy họng!- Minh khen thật lòng- Dù là con gái út mà cơm nấu ngon, chè pha giỏi, ngài Tín là một người cha rất giỏi.
- Ờ, cái này là do mẹ con bé dạy dỗ cẩn thận vô cùng, chứ ta thì...- Vi Công Tín nói tới đây thì lại tự trào, bản thân ông ta bao năm qua làm gì được đâu cơ chứ. Cứ đến một địa phương làm quan một thời gian là lại bị đổi chức, chuyển đi nới khác. Thời này đường xá khó khăn, vận tải không thông, một lần dọn nhà không khác phá sản bao nhiêu. Với thành tích 15 năm 4 lần chuyển chức, chuyển nhà, thì khác gì 5 năm phá sản một lần, sao theo cho lại.
- Thực ra chuyện của thầy con cũng nghe qua, con thấy rằng thầy vẫn còn rất may mắn. Nếu như thầy không phải dòng dõi thổ ty, có lẽ thầy đã thảm hơn thế này rất nhiều.
Minh kể về Viên Đỉnh Lập đã khốn đốn thế nào khi lão cố gắng giữ vững khí tiết của bản thân. Rồi cậu kể về việc làm của bản thân mình bây lâu và những khoản tiền làng Hồng Bàng phải dùng để giúp đỡ những tham vọng của cậu ta. Ba câu chuyện người thật việc thật trên có điểm chung là người đọc sách Bách Việt khi cố gắng làm theo điều đúng, đều sẽ bị đào thải khỏi xã hội. Nhưng 3 người này, không có chung kết cục, vì họ có cơ sở kinh tế khác biệt. Viên Đỉnh Lập kết cục suýt nữa thê thảm nhất vì kinh tế kém nhất, sau đó là Minh và Vi Công Tín, vì họ có chỗ dựa.
- Khổng Phu Tử nói rồi: Hình bất thượng đại phu, lễ bất hạ thứ dân. Thứ dân không nên với tới “lễ” vì “lễ” rất tốn kém, dây vào sẽ là táng gia bại sản. Chúng ta muốn phổ biến “lễ”, thì cũng phải làm cho người ta đủ sức mà tiếp thu “lễ” vậy.
- Có những kiến thức này, kẻ sĩ có thể: nghèo có thể lo thân mình, giàu sang thì giúp thiên hạ. ( trích từ câu” Cùng tắc độc thiện kỳ thân, đạt tắc kiêm tể thiên hạ)
- Có thể tự lo thân mình, không còn bị cái ăn cái mặc cản trở, người ta có thể suy nghĩ thoáng ra, không coi việc phải làm quan là con đường duy nhất, không phải gò bó mình trong cái khuôn khổ sai trái.
Hoàn toàn không cần sự hỗ trợ trực tiếp nào từ Vi Thúy Liên nữa, Minh liên tục dùng các lý lẽ và dẫn chứng không được phép công khai nói để thuyết phục Vi Công Tín. Cuộc trò chuyện diễn ra tới khuya, Vi Công Tín không cho Minh câu trả lời chắc chắn ngay được, vì ông ta vẫn có đôi chút suy nghĩ cổ hủ một chút. Minh không thúc ép nữa, Vi Công Tín đã không bác bỏ ngay mà chịu suy nghĩ thì đã là đổi thay rồi. Thời gian là thứ cần thiết.
Sự chuyển đổi tư tưởng của Vi Công Tín sau bữa cơm Vi Thúy Liên tổ chức là không thể dấu diếm, các Thái Học Sinh khác bất mãn, nghĩ rằng Minh dựa vào người đàn bà mà được việc, rồi đây cậu ta còn bày trò gì nữa. Để tránh Minh lộng hành, họ thấy phải chặn ngay từ đầu, từ lúc này. Nghĩ làm làm, đám Thái Học Sinh cùng nhau liên hợp tác sức ép lên Vi Công Tín, để ông phải tính lại, ngăn không cho Minh tiếp tục làm mấy việc vớ vẩn thế nữa.
Vi Công Tín là kẻ ưu mềm không ưu cứng, càng bị ép thì càng chống lại. Trước đây Đại Hoa muốn ép ông phải làm theo ý chúng, làm một quan tay sai, ông nhất định không chịu khuất dù phải di chuyển khắp lãnh thổ Nam Giao Đô Ty trong 15 năm qua, ông ta cũng một lòng son sắt. Minh nêu ra ý kiến, không cậy vào các học trò man di để ép thi hành, chỉ cố tự chứng minh, hoàn toàn rất cẩn trọng, Vi Công Tín không ghét nên Vi Thúy Liên mới có cơ hội nói đỡ, chứ nếu Minh cứ thử dùng đám học trò kia ép người xem, Vi Công Tín lại chẳng đập cậu ta ra bã ngay. Đám Thái Học Sinh kia dùng số đông chèn ép, tưởng thế là hay, ai dè phản tác dụng, khiến Vi Công Tín liên tưởng cảnh tượng mình bị các quan chèn ép, hay câu chuyện Minh và Viên Đỉnh Lập bị cô lập ở Học Phủ An Lạc mà Minh kể. Từ đây, Vi Công Tín quay ngoắt sang ủng hộ Minh, thậm chí còn tự mình tới các lớp học của Minh để nghe giảng.
- Ba người đi trên đường, ắt có người là thầy ta!
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.