Chương 11: Thuyết phục đầu tư
PTQDung
07/08/2020
Quyển I: Khởi nghĩa Hồng Bàng
Chương 11: Thuyết phục đầu tư
- Cháu cho rằng việc sử dụng cơ cấu ròng rọc chỉ thích hợp khi ta ít dùng thôi, chứ dùng nhiều như cháu thì nhanh hao dây lắm. Cháu đã làm thử một cơ cấu, chú xem có làm được không.
- Cơ cấu à, để chú xem nào!- Nghe ông cháu nói, Đinh hơi ngạc nhiên, nên cùng cháu ra xem. Không có giấy vẽ nên Kiệt dùng đất sét nặn hình thù cơ bản, sau đó cho hơ qua lửa cho khô và cứng để dễ nhìn. Kết cấu mà Kiệt đưa ra là kết cấu trục vít bánh vít.
- Chú tuy là thợ mộc, nhưng tay nghề không cao, vì ngày xưa nhà mình nghèo, chú đi học nghề lại không có tiền của biếu xén nên chỉ được dạy cái cơ sở, cái tinh túy không được truyền. – Hoàng Văn Đinh suy tư rất lâu, cuối cùng cũng không dám nhận lời làm thứ này.
- Vậy làng mình có ai có thể làm nổi không?
- Có, đó là tay thợ cả ngày xưa học cùng chú, hắn là con trai của thầy chú, tài lắm, lại được cha truyền dạy hết kỹ thuật. Nhưng chú chỉ sợ mày mà tìm hắn thì không đủ tiền đâu. Hơn nữa chú thấy mày làm mấy cài ròng rọc kia là được rồi. Để chú mày về làm cho nó nhẵn nhụi đi là ổn.
- Vâng! Đành thế đã ạ.
Hoàng Anh Kiệt đang cùng chú mình là Hoàng Văn Đinh bàn cách cải thiện máy bơm thì Linh tới. Nghe việc bá hộ Đào muốn cùng mình làm ăn, Kiệt không ngạc nhiên lắm, cậu ngạc nhiên là về phương thức làm việc và thời gian ra quyết định của ông ta.
- Bố tôi nhất định phải lấy bằng được quyền sử dụng cái máy bơm cậu chế tạo ra đó!- Hai đứa cùng đi được một lúc thì Linh đột nhiên quay sang nói một câu như vậy, xong cắm mặt đi thẳng, không ngó ngàng gì tới Kiệt nữa.
Nghe Linh nói, Kiệt cũng hơi ngạc nhiên, vì không hiểu sao cô lại làm lộ bí mật thương nghiệp, nhưng rồi cậu mừng thầm, vì giờ đây cậu đã biết được yêu cầu thấp nhất mà bá hộ Đào mong muốn là gì, trong khi bá hộ Đào chắc chắn không biết chút gì về cậu. Biết địch biết ta, trăm trận không thua.
- Cháu chào ông bá hộ ạ!- Vừa vào trong nhà bá hộ Đào, Kiệt đã lên tiếng chào trước, thái độ lễ phép vô cùng.
- Hoàng Anh Kiệt đấy hả? Vào đây uống chén nước đi.
- Dạ, cháu xin.
- Giờ đang làm gì rồi.
- Dạ thưa ông, cháu đang cùng chú cháu cải tiến cái máy, sai sót nhiều quá nên sợ hỏng sớm mất thôi. Bao công sức đổ vào mà…- Kiệt than thở bao nhiêu là nhiều, khiến bá hộ Đào cũng hơi chợn khi nghĩ tới việc đầu tư vào cái máy bơm. Nhưng ông ta cũng không vội từ bỏ, vinh quang nào mà chả có mất mát đau thương.
- Thế tức là cái máy bơm mà cháu chế là đồ vứt đi à? Ta thấy nó cũng hay mà.
- Không, ông bá hộ hiểu nhầm ý cháu rồi. Sao lại là đồ vứt đi được. Ông chắc cũng thấy khả năng của nó rồi chứ. Nước cứ bơm vù vù lên ruộng, chả nhọc công tốn sức ai, gió nhẹ cũng tốt, gió lớn cũng hay, mạnh quá thì cho dừng lại, thế không phải quá tốt ư.
- Tốt lắm chứ, thế nhưng sao cháu vẫn than vãn thế.
- Ông bá hộ không biết rồi, nếu như chỉ chạy một ngày hai ngày, cái máy cháu chạy dư sức, nhưng đến ngày thứ ba thứ tư thì nhiều chuyện rồi: dây thừng bị mòn, ròng rọc cũng báo lỗi, các chỗ nối thì như muốn long ra vậy…Mà việc bơm nước phải hàng ngày, đều như vắt chanh, thế không lẽ cứ phải chế mãi mấy cái đó sao. Tiếc cho một cái máy tốt.
- Nếu cái máy dễ hỏng như thế thì còn có gì mà tiếc chứ!
- Chỉ tiếc là chú cháu không phải thợ mộc giỏi, mà bố mẹ cháu lại không chịu chi tiền để cháu đi mua gỗ tốt. Nếu hai chỗ này được giải quyết thì cái máy nhất định thành công.
- Ồ, cháu mắc mớ ở hai chỗ này thôi sao.
- Ông bá hộ không biết đấy thôi, khi cháu làm ra cái máy này, là tự làm, dùng toàn những đồ dễ kiếm, gỗ thì cũ, khó đẽo, cái chắc thì nặng, cái nhẹ thì hay mối mọt, thành ra nhiều chi tiết máy không đẽo chuẩn chỉ. Cái thứ hai là tay nghề, tay nghề cháu kém đã đành rồi, nhưng tay nghề chú cháu cũng không quá tốt, nhiều lúc cần chú ấy làm cho chút việc thôi cũng thật sự khó khăn.
- Vậy thì tiếc quá nhỉ. Thực ra ta cũng đang định hỏi mua cháu cái máy bơm, tiếc là nghe cháu nói, ta thấy hình như không nên mua rồi.
Nghe bá hộ Đào nói vậy, Kiệt đột nhiên đờ người ra, cười ngượng nghịu vô cùng. Cậu ta ngọ ngoạy người, gãi đầu gãi tai một hồi rồi đột nhiên vỗ tay vào đùi một cái thật mạnh.
- Ông bá hộ chớ vội thất vọng về cái máy, cháu vẫn có thể cải tiến nó. Cháu tin là với tiền bạc và khả năng của ông bá hộ, việc kiếm được gỗ tốt và thợ giỏi để làm ra cái máy khác tốt hơn. Cháu tin rằng chỉ cần không quá 40 đồng, trong đó 30 đồng vật liệu, 10 đồng tiền thuê thợ cũng đủ làm một cái máy tốt lắm.
- 40 đồng, thế thì không được rồi. Nhóc có biết rằng một năm ta thuê người tưới tiêu đồng ruộng cũng chỉ mất có 20 đồng thôi.
- Ông bá hộ tính thế là sai lầm quá rồi. Nếu ông bá hộ bỏ ra số tiền này, thì không phải chỉ dùng được một năm thôi đâu, vì máy này cháu sẽ làm tốt, chạy được nhiều năm, vậy là lãi to lắm. Ruộng nhà ông bá hộ tập trung được thành những mảng lớn, nên chỉ cần 4 cái máy là tha hồ tưới tiêu. Hơn nữa, tuy rằng thuê thợ làm một cái máy 10 đồng, nhưng chả lẽ làm 4 cái máy lại không thể tính ít đi chút nào. Còn tiền vật liệu, chả lẽ ông bá hộ không có mối quen, có gỗ tốt mà giá lại phải chăng. Khi máy đã dùng được 1 vài năm, tất nhiên vốn liếng coi như hòa, sau này dùng sẽ thành có lãi đấy.
Nghe Kiệt nói, Bá hộ Đào cũng nghiềm ngẫm ra được ít lâu. Tuy nhiên, ông ta cũng không tỏ ra quá hứng thú. Thời gian thu hồi vốn liếng là vài năm, quả thực quá dài.
- Ông bá hộ có phải đang lo nghĩ chuyện tiền thu hồi khó khăn phải không? Vậy ông bá hộ có thể cho thuê cái máy với những nhà có ruộng xung quanh cơ mà. Có một cái máy thuận tiện như thế, chỉ cần ông thu tiền ít một chút, nhất định sẽ nhiều người chịu dùng. Mà dân làng mình ai chả có ruộng, nếu họ có thể dùng quanh năm suốt tháng, ông chả mấy mà có thể thu hồi tiền bạc.
- Nói vậy là ta phải bỏ tiền ra xây cho dân làng dùng chung hay sao?
- Ông bá hộ nghĩ sai rồi. Thứ nhất, cái máy bơm làm ra trước tiên là để bơm nước cho ruộng nhà ông dùng, chỉ khi rảnh rỗi, nhà ông dùng xong thì nhà khác mới đến lượt. Mà kể cả vậy cũng cần phải trả tiền thuê. Thứ hai, máy bơm có khả năng bơm nước rất khỏe, tiết kiệm thời gian và sức người, như thế việc đồng áng của ông bá hộ sẽ càng ngày càng thông thuận, vụ mùa bội thu, ông bá hộ chả thu được gấp mấy lần tiền bỏ ra ấy chứ. Và thứ ba, quan trọng nhất, là nếu ông bá hộ chịu xây dựng thê mấy cái máy, rồi kêu gọi mọi người trong làng cùng chung tay, ông bá hộ góp của, mọi người góp công, thì chẳng phải rút ngắn được thời gian làm, tiết kiệm tiền thuê người dựng máy mà người trong làng ai cũng thấy ông bá hộ là người tài giỏi. Vậy là ông bá hộ chẳng phải vừa có tiếng, vừa có miếng hay sao.
- Vừa có tiếng vừa có miếng ư?- Bá hộ Đào cười to trước cái sự so sánh hết sức đời thường mà chuẩn xác này. Những lợi ích Kiệt trình bày đã khiến ông ta thực sự động lòng, thậm chí ông ta còn nghĩ tới xa hơn cả Kiệt.
Bây lâu nay, bá hộ Đào vẫn muốn mở rộng thêm quy mô ruộng đất của mình, thế nhưng làng Bàng này nhiều đồi núi, đất tuy có màu mỡ nhưng khó đưa nước lên, nên có muốn làm ruộng bậc thang cũng không thể. Nhưng nay đã có cái bơm máy này, việc đưa nước lên sẽ nhanh hơn, thì ruộng bậc thang sẽ không còn khó làm như trước.
Chỉ cần tính sơ qua một chút, với những ngọn đồi ở quanh làng, nếu tất cả trở thành ruộng bậc thang, thì cũng phải lên tới cả trăm mẫu ruộng. Khi đó có mà cày mỏi cả tay.
- Tính vậy thì cũng rất khá, vừa lòng ta, vậy thì việc làm máy móc bao giờ có thể bắt tay vào đây.
- Thưa ông bá hộ, cháu nghĩ ông cũng cần chuẩn bị ít nhiều, nhất là nguồn gỗ, tuyển thợ, và họp với dân trong làng.
- Họp với dân làng làm gì?
- Thưa ông bá hộ, ông thử nghĩ xem, nếu ông định xây một vài cái bơm, và ở chỗ đó gần với ruộng của vài người khác, thì có người sẽ muốn dùng chung, có người sẽ không muốn khi phải trả tiền. Thế thì ông nên họp làng, tìm hiểu xem ai muốn dùng chung máy bơm, ai không muốn dùng chung, rồi lập danh sách, tìm địa thế thích hợp để lắp máy, rồi thỏa thuận giá cả,... Thà rằng ông làm mấy thứ này từ đầu, lập văn tự rõ ràng, để cho sau này đỡ có người nói này nói kia, mất lòng trước được lòng sau, có phải không ạ.
- Ừ! Mày nói thế là hợp với ý ta. Được, vậy để ta hai ngày, rồi chú mày tới đây, chỉ bảo đám thợ ta thuê.
-
- Vâng! Vậy giá cả thì sao hả ông?
- Giá cả ông sẽ nói chuyện với đám thợ...
- Ông bá hộ hiểu nhầm ý cháu rồi. Ý cháu là tiền công của cháu cơ.
- Tiền công của mày ấy hả, tao quên! Già rồi, lẫn đấy! Thế này nhé, một ngày năm hào, được chưa!
- Dạ, cháu nghĩ không nên tính công theo ngày, mà nên tính theo hiệu quả công việc, vì những ngày đầu cháu còn phải nói cho mấy ông thợ rõ ý đồ của cháu, làm mẫu mấy thứ cho họ,... nên làm thế thì hại cho ông bá hộ thôi. Vậy cháu tính thế này, mỗi cái máy ông cần, cháu lấy 5 đồng, trả khi nhận máy xong. Tiền trao cháo múc, ông thấy sao.
- 5 đồng thì cao quá, mày bắt chẹt ông hả?
- Ông nghĩ xem, cháu đem hết tâm huyết ra dạy thợ, coi như là mất toi cái máy, đợt sau ông bá hộ muốn máy thì cần gì cháu nữa, nên đợt này coi như ông cho cháu kiếm tí bù lỗ được không.
- Thôi được rồi, mày nói thế thì ông biết thế đã. Nhưng mà nhớ làm cho tốt đấy.
- Vâng, cháu cảm ơn ông nhiều.
Chương 11: Thuyết phục đầu tư
- Cháu cho rằng việc sử dụng cơ cấu ròng rọc chỉ thích hợp khi ta ít dùng thôi, chứ dùng nhiều như cháu thì nhanh hao dây lắm. Cháu đã làm thử một cơ cấu, chú xem có làm được không.
- Cơ cấu à, để chú xem nào!- Nghe ông cháu nói, Đinh hơi ngạc nhiên, nên cùng cháu ra xem. Không có giấy vẽ nên Kiệt dùng đất sét nặn hình thù cơ bản, sau đó cho hơ qua lửa cho khô và cứng để dễ nhìn. Kết cấu mà Kiệt đưa ra là kết cấu trục vít bánh vít.
- Chú tuy là thợ mộc, nhưng tay nghề không cao, vì ngày xưa nhà mình nghèo, chú đi học nghề lại không có tiền của biếu xén nên chỉ được dạy cái cơ sở, cái tinh túy không được truyền. – Hoàng Văn Đinh suy tư rất lâu, cuối cùng cũng không dám nhận lời làm thứ này.
- Vậy làng mình có ai có thể làm nổi không?
- Có, đó là tay thợ cả ngày xưa học cùng chú, hắn là con trai của thầy chú, tài lắm, lại được cha truyền dạy hết kỹ thuật. Nhưng chú chỉ sợ mày mà tìm hắn thì không đủ tiền đâu. Hơn nữa chú thấy mày làm mấy cài ròng rọc kia là được rồi. Để chú mày về làm cho nó nhẵn nhụi đi là ổn.
- Vâng! Đành thế đã ạ.
Hoàng Anh Kiệt đang cùng chú mình là Hoàng Văn Đinh bàn cách cải thiện máy bơm thì Linh tới. Nghe việc bá hộ Đào muốn cùng mình làm ăn, Kiệt không ngạc nhiên lắm, cậu ngạc nhiên là về phương thức làm việc và thời gian ra quyết định của ông ta.
- Bố tôi nhất định phải lấy bằng được quyền sử dụng cái máy bơm cậu chế tạo ra đó!- Hai đứa cùng đi được một lúc thì Linh đột nhiên quay sang nói một câu như vậy, xong cắm mặt đi thẳng, không ngó ngàng gì tới Kiệt nữa.
Nghe Linh nói, Kiệt cũng hơi ngạc nhiên, vì không hiểu sao cô lại làm lộ bí mật thương nghiệp, nhưng rồi cậu mừng thầm, vì giờ đây cậu đã biết được yêu cầu thấp nhất mà bá hộ Đào mong muốn là gì, trong khi bá hộ Đào chắc chắn không biết chút gì về cậu. Biết địch biết ta, trăm trận không thua.
- Cháu chào ông bá hộ ạ!- Vừa vào trong nhà bá hộ Đào, Kiệt đã lên tiếng chào trước, thái độ lễ phép vô cùng.
- Hoàng Anh Kiệt đấy hả? Vào đây uống chén nước đi.
- Dạ, cháu xin.
- Giờ đang làm gì rồi.
- Dạ thưa ông, cháu đang cùng chú cháu cải tiến cái máy, sai sót nhiều quá nên sợ hỏng sớm mất thôi. Bao công sức đổ vào mà…- Kiệt than thở bao nhiêu là nhiều, khiến bá hộ Đào cũng hơi chợn khi nghĩ tới việc đầu tư vào cái máy bơm. Nhưng ông ta cũng không vội từ bỏ, vinh quang nào mà chả có mất mát đau thương.
- Thế tức là cái máy bơm mà cháu chế là đồ vứt đi à? Ta thấy nó cũng hay mà.
- Không, ông bá hộ hiểu nhầm ý cháu rồi. Sao lại là đồ vứt đi được. Ông chắc cũng thấy khả năng của nó rồi chứ. Nước cứ bơm vù vù lên ruộng, chả nhọc công tốn sức ai, gió nhẹ cũng tốt, gió lớn cũng hay, mạnh quá thì cho dừng lại, thế không phải quá tốt ư.
- Tốt lắm chứ, thế nhưng sao cháu vẫn than vãn thế.
- Ông bá hộ không biết rồi, nếu như chỉ chạy một ngày hai ngày, cái máy cháu chạy dư sức, nhưng đến ngày thứ ba thứ tư thì nhiều chuyện rồi: dây thừng bị mòn, ròng rọc cũng báo lỗi, các chỗ nối thì như muốn long ra vậy…Mà việc bơm nước phải hàng ngày, đều như vắt chanh, thế không lẽ cứ phải chế mãi mấy cái đó sao. Tiếc cho một cái máy tốt.
- Nếu cái máy dễ hỏng như thế thì còn có gì mà tiếc chứ!
- Chỉ tiếc là chú cháu không phải thợ mộc giỏi, mà bố mẹ cháu lại không chịu chi tiền để cháu đi mua gỗ tốt. Nếu hai chỗ này được giải quyết thì cái máy nhất định thành công.
- Ồ, cháu mắc mớ ở hai chỗ này thôi sao.
- Ông bá hộ không biết đấy thôi, khi cháu làm ra cái máy này, là tự làm, dùng toàn những đồ dễ kiếm, gỗ thì cũ, khó đẽo, cái chắc thì nặng, cái nhẹ thì hay mối mọt, thành ra nhiều chi tiết máy không đẽo chuẩn chỉ. Cái thứ hai là tay nghề, tay nghề cháu kém đã đành rồi, nhưng tay nghề chú cháu cũng không quá tốt, nhiều lúc cần chú ấy làm cho chút việc thôi cũng thật sự khó khăn.
- Vậy thì tiếc quá nhỉ. Thực ra ta cũng đang định hỏi mua cháu cái máy bơm, tiếc là nghe cháu nói, ta thấy hình như không nên mua rồi.
Nghe bá hộ Đào nói vậy, Kiệt đột nhiên đờ người ra, cười ngượng nghịu vô cùng. Cậu ta ngọ ngoạy người, gãi đầu gãi tai một hồi rồi đột nhiên vỗ tay vào đùi một cái thật mạnh.
- Ông bá hộ chớ vội thất vọng về cái máy, cháu vẫn có thể cải tiến nó. Cháu tin là với tiền bạc và khả năng của ông bá hộ, việc kiếm được gỗ tốt và thợ giỏi để làm ra cái máy khác tốt hơn. Cháu tin rằng chỉ cần không quá 40 đồng, trong đó 30 đồng vật liệu, 10 đồng tiền thuê thợ cũng đủ làm một cái máy tốt lắm.
- 40 đồng, thế thì không được rồi. Nhóc có biết rằng một năm ta thuê người tưới tiêu đồng ruộng cũng chỉ mất có 20 đồng thôi.
- Ông bá hộ tính thế là sai lầm quá rồi. Nếu ông bá hộ bỏ ra số tiền này, thì không phải chỉ dùng được một năm thôi đâu, vì máy này cháu sẽ làm tốt, chạy được nhiều năm, vậy là lãi to lắm. Ruộng nhà ông bá hộ tập trung được thành những mảng lớn, nên chỉ cần 4 cái máy là tha hồ tưới tiêu. Hơn nữa, tuy rằng thuê thợ làm một cái máy 10 đồng, nhưng chả lẽ làm 4 cái máy lại không thể tính ít đi chút nào. Còn tiền vật liệu, chả lẽ ông bá hộ không có mối quen, có gỗ tốt mà giá lại phải chăng. Khi máy đã dùng được 1 vài năm, tất nhiên vốn liếng coi như hòa, sau này dùng sẽ thành có lãi đấy.
Nghe Kiệt nói, Bá hộ Đào cũng nghiềm ngẫm ra được ít lâu. Tuy nhiên, ông ta cũng không tỏ ra quá hứng thú. Thời gian thu hồi vốn liếng là vài năm, quả thực quá dài.
- Ông bá hộ có phải đang lo nghĩ chuyện tiền thu hồi khó khăn phải không? Vậy ông bá hộ có thể cho thuê cái máy với những nhà có ruộng xung quanh cơ mà. Có một cái máy thuận tiện như thế, chỉ cần ông thu tiền ít một chút, nhất định sẽ nhiều người chịu dùng. Mà dân làng mình ai chả có ruộng, nếu họ có thể dùng quanh năm suốt tháng, ông chả mấy mà có thể thu hồi tiền bạc.
- Nói vậy là ta phải bỏ tiền ra xây cho dân làng dùng chung hay sao?
- Ông bá hộ nghĩ sai rồi. Thứ nhất, cái máy bơm làm ra trước tiên là để bơm nước cho ruộng nhà ông dùng, chỉ khi rảnh rỗi, nhà ông dùng xong thì nhà khác mới đến lượt. Mà kể cả vậy cũng cần phải trả tiền thuê. Thứ hai, máy bơm có khả năng bơm nước rất khỏe, tiết kiệm thời gian và sức người, như thế việc đồng áng của ông bá hộ sẽ càng ngày càng thông thuận, vụ mùa bội thu, ông bá hộ chả thu được gấp mấy lần tiền bỏ ra ấy chứ. Và thứ ba, quan trọng nhất, là nếu ông bá hộ chịu xây dựng thê mấy cái máy, rồi kêu gọi mọi người trong làng cùng chung tay, ông bá hộ góp của, mọi người góp công, thì chẳng phải rút ngắn được thời gian làm, tiết kiệm tiền thuê người dựng máy mà người trong làng ai cũng thấy ông bá hộ là người tài giỏi. Vậy là ông bá hộ chẳng phải vừa có tiếng, vừa có miếng hay sao.
- Vừa có tiếng vừa có miếng ư?- Bá hộ Đào cười to trước cái sự so sánh hết sức đời thường mà chuẩn xác này. Những lợi ích Kiệt trình bày đã khiến ông ta thực sự động lòng, thậm chí ông ta còn nghĩ tới xa hơn cả Kiệt.
Bây lâu nay, bá hộ Đào vẫn muốn mở rộng thêm quy mô ruộng đất của mình, thế nhưng làng Bàng này nhiều đồi núi, đất tuy có màu mỡ nhưng khó đưa nước lên, nên có muốn làm ruộng bậc thang cũng không thể. Nhưng nay đã có cái bơm máy này, việc đưa nước lên sẽ nhanh hơn, thì ruộng bậc thang sẽ không còn khó làm như trước.
Chỉ cần tính sơ qua một chút, với những ngọn đồi ở quanh làng, nếu tất cả trở thành ruộng bậc thang, thì cũng phải lên tới cả trăm mẫu ruộng. Khi đó có mà cày mỏi cả tay.
- Tính vậy thì cũng rất khá, vừa lòng ta, vậy thì việc làm máy móc bao giờ có thể bắt tay vào đây.
- Thưa ông bá hộ, cháu nghĩ ông cũng cần chuẩn bị ít nhiều, nhất là nguồn gỗ, tuyển thợ, và họp với dân trong làng.
- Họp với dân làng làm gì?
- Thưa ông bá hộ, ông thử nghĩ xem, nếu ông định xây một vài cái bơm, và ở chỗ đó gần với ruộng của vài người khác, thì có người sẽ muốn dùng chung, có người sẽ không muốn khi phải trả tiền. Thế thì ông nên họp làng, tìm hiểu xem ai muốn dùng chung máy bơm, ai không muốn dùng chung, rồi lập danh sách, tìm địa thế thích hợp để lắp máy, rồi thỏa thuận giá cả,... Thà rằng ông làm mấy thứ này từ đầu, lập văn tự rõ ràng, để cho sau này đỡ có người nói này nói kia, mất lòng trước được lòng sau, có phải không ạ.
- Ừ! Mày nói thế là hợp với ý ta. Được, vậy để ta hai ngày, rồi chú mày tới đây, chỉ bảo đám thợ ta thuê.
-
- Vâng! Vậy giá cả thì sao hả ông?
- Giá cả ông sẽ nói chuyện với đám thợ...
- Ông bá hộ hiểu nhầm ý cháu rồi. Ý cháu là tiền công của cháu cơ.
- Tiền công của mày ấy hả, tao quên! Già rồi, lẫn đấy! Thế này nhé, một ngày năm hào, được chưa!
- Dạ, cháu nghĩ không nên tính công theo ngày, mà nên tính theo hiệu quả công việc, vì những ngày đầu cháu còn phải nói cho mấy ông thợ rõ ý đồ của cháu, làm mẫu mấy thứ cho họ,... nên làm thế thì hại cho ông bá hộ thôi. Vậy cháu tính thế này, mỗi cái máy ông cần, cháu lấy 5 đồng, trả khi nhận máy xong. Tiền trao cháo múc, ông thấy sao.
- 5 đồng thì cao quá, mày bắt chẹt ông hả?
- Ông nghĩ xem, cháu đem hết tâm huyết ra dạy thợ, coi như là mất toi cái máy, đợt sau ông bá hộ muốn máy thì cần gì cháu nữa, nên đợt này coi như ông cho cháu kiếm tí bù lỗ được không.
- Thôi được rồi, mày nói thế thì ông biết thế đã. Nhưng mà nhớ làm cho tốt đấy.
- Vâng, cháu cảm ơn ông nhiều.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.