Chương 26: Chương 26: Phong thủy luân chuyển (2)
PTQDung
11/10/2018
.
Quyển I: Khởi nghĩa Hồng Bàng
Chương 26: Phong thủy luân chuyển (2)
Trận chiến đầu tiên không thành, quân Chiêm không thể đánh tan quân làng Bàng vì công sự của quân làng Bàng quá có lợi cho họ. Tuy vậy, sĩ khí xuống thấp khiến quân làng Bàng khó có thể đẩy quân Chiêm lui khỏi chiến hào. Lớp chiến hào đầu tiên coi như mất về tay quân Chiêm. Hai bên công phòng chiến ở đoạn đường đi giữa lớp chiến hào thứ nhất và thứ hai hết sức quyết liệt.
Nhằm đánh tan ý chí chiến đấu của đạo quân làng Bàng, quân Chiêm ngày đêm cho bắc loa kêu hàng, hứa hẹn đủ thứ. Nhưng cũng chính vì thế mà bị phản đòn. Hoàng Mạnh Hưng nói rất đơn giản với binh sĩ thế này:
-Nếu trong tay bọn ta không có gươm giáo, thì chúng nó chẳng mất công hứa hẹn gì cả, mà sẽ tự xông vào cướp đó! Cả cái huyện Hồng này bọn mi chưa thấy hay sao?
Trông người mà nghĩ đến ta, quân sĩ không ai ngu, nên càng cầm chặt kiếm. Kiếm còn trong tay thì mình là người, nó nói mình nghe cũng được, không nghe cũng được. Bỏ kiếm xuống thì mình là lợn, nó cho sống tới lúc nào thì biết lúc ấy, khi nó mổ ra để ăn thì không có sức mà cự.
Nhân lúc tinh thần binh sĩ lên cao, Hoàng Mạnh Hưng cho quân đánh mạnh ra ngoài, quyết đánh một trận thật hay, đánh cho quân Chiêm khiếp vía. Không giữ thế thủ nữa, quân của Hoàng Mạnh Hưng tung hết chiêu. Trước tiên cho voi chiến đi trước mở đường, đánh vào những chỗ đông bộ binh của địch, tập trung quân tại vài tuyến hào chính. Quân Chiêm cũng không vừa, liền cho voi đánh thọc sâu vào các tuyến hào còn lại. Tiếc thay, lần này người Chiêm không biết suy tính kỹ, hoặc nói cho đúng thì họ thua trước kiến thức của một kẻ xuyên việt.
Hoàng Anh Kiệt coi tượng binh như những cỗ xe tăng, mà xe tăng còn có hỏa lực mạnh, tượng binh chỉ có mỗi cung tên và những cây giáo dài do những chiến binh trên mình voi dùng để đánh. Trong cuộc Chiến Tranh Biên Giới Phia Bắc giữa Việt Nam và Trung Quốc, quân dân biên giới đã chờ cho lực lượng tăng của Trung Quốc đi vào những đoạn đường hẹp, hai bên là vách đá, xe tăng chỉ có thể đi theo hàng dọc. Khi đó, quân và dân Việt Nam thực hiện việc đánh vào lực lượng xe tăng của Trung Quốc và tiêu diệt được rất nhiều chỉ với những vũ khí chống tăng như B40 và B41. Trước tiên là đánh vào đầu và cuối đoàn xe, làm khu giữa coi như chết cứng. Lúc đó thì quân hai bên sườn đánh xuống, xe tăng lẫn bộ binh Trung Quốc gần như phải chịu trận. Kinh nghiệm này được Kiệt chia sẻ và tự thân đi dạy cho Hoàng Mạnh Hưng, cốt để đề phòng việc bị đánh như vậy và tập cho tượng binh khả năng đối phó.
Tại thời điểm hiện tại, sau khi nhận thấy tượng binh của đối phương đông hơn, chiến hào của mình thì lại chỉ đủ chỗ cho một voi tiến lên, Hoàng Mạnh Hưng quyết định thực hiện bài học này. Có điều lần này người phục kích sẽ là ông ta. Nhằm buộc quân Chiêm phải tiến vào theo đúng kịch bản, Hoàng Mạnh Hưng cho quân đánh mạnh, đặc biệt là để tượng binh đánh thọc mạnh ra ngoài, tựa như chuẩn bị hất toàn bộ quân Chiêm ra khỏi chiến hào. NHận thấy tượng binh của Hưng đã xuất kích hết, các tướng Chiêm đang có mặt tại đó lập tức thúc tượng binh xuất kích. Đoàn tượng binh nhanh chóng đi sâu vào chiến hào đối thủ, cứ nhắm chỗ nào có nhiều bộ binh nhất mà đi tới phá đội hình.
Đến khi tượng binh đã vào được đến được lớp chiến hào thứ hai, tại những chỗ có tượng binh Chiêm, quân của Hưng nhất tề đốt lửa. Hóa ra ngay trước những chỗ từ giao thông hào vào chiến hào chính, đều được đào một hố đựng đầy dầu hỏa, hễ tượng binh thọc được vào tới đó là đốt. Lửa cháy quá dữ làm voi không dám đi tiếp, quân Chiêm kẹt lại hết ở giao thông hào. Chúng toan leo khỏi hào để nhảy thẳng vào khu chiến hào còn cách đó chưa đầy 2 m, thì bị quân làng Bàng chiếm mất tiên cơ. Do là bên chủ động, lửa vừa đốt là quân làng Bàng đã nhảy khỏi chiến hào, chạy băng băng trên đất bắt, vừa đến gần giao thông hào đang tập trung quân Chiêm, họ ném mạnh những ngọn lao trên tay xuống, gây thương vong và phá vỡ đội hình giặc,trước khi nhảy xuống cận chiến. Quân đội hai bên lập tức đánh sáp lá cà. Lúc này không còn ưu thế tượng binh dọn đường, do hai bên đã đánh xáp lá cà, xạ thủ quân Chiêm không dám bắn, quân làng Bàng có thế chủ động hơn đã đánh quân Chiêm rối loạn. Thậm chí quân Chiêm chết vì dồn ép nhau và voi chiến hoảng loạn tìm cách xoat người giẫm chết nhiều hơn là bị quân làng Bàng giết.
Tình huống xoay chuyển quá nhanh, buộc lòng các tướng Chiêm phải chấp nhận bỏ lại các lực lượng đang bị đánh, cấp tốc rút quân, bỏ lại lớp chiến hào thứ nhất vừa mất công chiếm được chưa đầy một tuần với thương vong lớn.
Thất bại này làm quân làng Bàng thêm phấn chấn, tạm quên đi việc Hoàng Anh Kiệt rất có thể đã bị hại. Quân Chiêm cũng buộc phải từ bỏ phương án lạc quan: nhất cổ tác khí, chuyển sang phương án tập kích hậu phương, lấy công bù tội.
Ngay ngày hôm sau, quân Chiêm phát động thế bao vây, dựng lều trại xung quanh công sự của quân làng Bàng. Những ngày ban đầu, quân Chiêm còn đông, nhưng cứ mỗi tối, họ rút đi một tí, và dùng các phép nghi binh để Hoàng Mạnh Hưng không biết. Tổng số quân rút đi để thực hiện đòn tập hậu lên tới 3000 người, chỉ còn hơn 2000 lính ở lại nghi binh. Đích thân Masa đã ngày đêm ra thị sát trận tiền, binh sĩ Chiêm cũng chia thành từng tốp, đi lại trong lều trống, thắp đèn,… khiến quân Chiêm trông vẫn đông như cũ.
Tuy nhiên, trái ngược hoàn toàn với sự suy tính từ trước của Chu Xuân Đạo và Masa, thay vì án binh bất động chịu trận, Hoàng Mạnh Hưng là một viên tướng có tố chất cực tốt. Ở cái tuổi 25, sinh ra trước Kiệt 12 năm, Hưng đã được ông nội mình- tức là ông cố của Kiệt kể về kinh nghiệm chiến trường, đã thế tiếp xúc nhiều với ông cháu vốn là dân xuyên việt, có nhiều cơ hội tiếp xúc với sử sách, nên tầm hiểu biết của Hưng không hề hạn hẹp. Chính vì thế, việc quân của Masa chuyển sang thế bao vây và những hành động tung hỏa mù tuy rất cẩn thận, vẫn có vài sơ hở cơ bản.
Điều thứ nhất, là thế công của bên quân Chiêm đã đình lại quá lâu sau một trận đánh lớn, điều này chỉ có thể xảy ra trong trường hợp thiệt hại đã quá nặng, nên không đủ quân đánh tới. Nhưng nếu thiệt hại nặng, thì tại sao chúng còn cố bao vây quân của ông? Hoặc là chúng muốn có quân tiếp viện, hoặc chúng sẽ cho quân lẻn ra sau đánh huyện Hồng. Trường hợp nào cũng phải đánh.
Nếu chúng đang đợi viện quân, thì đánh trước, phá sào huyệt của chúng là để chặn trước thế mạnh của chúng, không cho chúng có bàn đạp để đánh ta sau khi có tiếp viện. Còn nếu chúng đã cho quân vòng ra sau, binh lực tại đây ắt yếu mỏng hơn quân ta, một trận là có thể phá được.
Suy tính như thế và nhanh chóng hội ý với các Chỉ Huy cấp dưới, Hoàng Mạnh Hưng quyết định đánh ngay. Đêm mồng một tháng Sáu năm Bính Tuất, quân làng Bàng phản công. Hoàng Mạnh Hưng chơi dốc vốn, trừ kị binh để ở phía sau đề phòng, còn lại quân đội bất kể tượng binh hay bộ binh đều nhằm thẳng hướng trại chính của quân Chiêm.
Có thể nói thiên thời, địa lợi và nhân hòa đã hội tụ hết vào lúc này: Quân Chiêm sau nhiều ngày đóng giả nhiều quân, tập trận đe dọa đã hết sức mệt mỏi, mà vào đêm mồng 1, trăng không có khiến quân canh gác và không thể phát hiện được quân làng Bàng tiếp cận. Quan trọng nhất là, quân Chiêm đang ở thế bao vây, 2000 quân phải dàn trải ra trên một địa hình rất rộng. Thế là khi quân làng Bàng đánh trại chính, thì ở thế hoàn toàn áp đảo.
Quân Chiêm ở trại chính cự không nổi, cho dù chính Masa ra trận tiền đôn đốc cũng không khá hơn. Nhìn tình hình hỗn loạn và thế trận, Hoàng Mạnh Hưng quả quyết đánh mạnh vì rõ ràng quân Chiêm ở đây không còn nhiều, cùng lắm chỉ h đến 3000, tức là ngang kèo. Mà quân chúng lại phân tán ở các trại khác trong khi quân ta chỉ có ở đây.
Do thiếu thông tin không biết quân địch còn lại ít, hơn nữa cũng để dứt điểm nhanh trận chiến, lấy đầu Masa trước khi địch kịp tập trung, Hoàng Mạnh Hưng lệnh cho kị binh đánh ngay. Sức mạnh áp đảo đến từ kị binh đã giúp chiến trường kết thúc nhanh. Quân Chiêm không chống nổi, kể cả là tượng binh cũng bị dọa cho chạy loạn lên trong trại, quân Chiêm bị dẫm đạp rất nhiều. Masa đích thân cưỡi voi đến trước trận để đánh nhau, quân làng Bàng liền dùng tên bắn lên như mưa, tên quản tượng sợ quá nhảy xuống chạy, Masa đứng ở trên bắn tên, ném lao khiến quân làng Bàng chết mấy mống. Nhưng quân Chiêm đã chạy hết, nên Masa bị quân làng Bàng bao vậy. Hoàng Mạnh Hưng ra lệnh bắt sống, nhưng khi các Chỉ Huy cấp dưới kêu gọi thì Masa cho voi ủi tới để dẫm, thế là họ cho quân ném lao vào con voi. Masa còn tránh được chút ít, nhưng con voi ông ta đang ngồi thì không, nó lồng lên, hất chủ xuống và giẫm đạp lên ông ta. Đến khi giữ được nó lại để lôi tướng địch ra thì ông ta đã nát bét như tương.
Trận đánh kết thúc lúc sáng sớm, quân Chiêm chết hơn 400 người, bị bắt sống hết, kể cả thủy quân, vì họ đến cứu trại, bỏ thuyền lại, khi quay người chạy kị binh đã đuổi kịp và bắt sống được hết.
Quyển I: Khởi nghĩa Hồng Bàng
Chương 26: Phong thủy luân chuyển (2)
Trận chiến đầu tiên không thành, quân Chiêm không thể đánh tan quân làng Bàng vì công sự của quân làng Bàng quá có lợi cho họ. Tuy vậy, sĩ khí xuống thấp khiến quân làng Bàng khó có thể đẩy quân Chiêm lui khỏi chiến hào. Lớp chiến hào đầu tiên coi như mất về tay quân Chiêm. Hai bên công phòng chiến ở đoạn đường đi giữa lớp chiến hào thứ nhất và thứ hai hết sức quyết liệt.
Nhằm đánh tan ý chí chiến đấu của đạo quân làng Bàng, quân Chiêm ngày đêm cho bắc loa kêu hàng, hứa hẹn đủ thứ. Nhưng cũng chính vì thế mà bị phản đòn. Hoàng Mạnh Hưng nói rất đơn giản với binh sĩ thế này:
-Nếu trong tay bọn ta không có gươm giáo, thì chúng nó chẳng mất công hứa hẹn gì cả, mà sẽ tự xông vào cướp đó! Cả cái huyện Hồng này bọn mi chưa thấy hay sao?
Trông người mà nghĩ đến ta, quân sĩ không ai ngu, nên càng cầm chặt kiếm. Kiếm còn trong tay thì mình là người, nó nói mình nghe cũng được, không nghe cũng được. Bỏ kiếm xuống thì mình là lợn, nó cho sống tới lúc nào thì biết lúc ấy, khi nó mổ ra để ăn thì không có sức mà cự.
Nhân lúc tinh thần binh sĩ lên cao, Hoàng Mạnh Hưng cho quân đánh mạnh ra ngoài, quyết đánh một trận thật hay, đánh cho quân Chiêm khiếp vía. Không giữ thế thủ nữa, quân của Hoàng Mạnh Hưng tung hết chiêu. Trước tiên cho voi chiến đi trước mở đường, đánh vào những chỗ đông bộ binh của địch, tập trung quân tại vài tuyến hào chính. Quân Chiêm cũng không vừa, liền cho voi đánh thọc sâu vào các tuyến hào còn lại. Tiếc thay, lần này người Chiêm không biết suy tính kỹ, hoặc nói cho đúng thì họ thua trước kiến thức của một kẻ xuyên việt.
Hoàng Anh Kiệt coi tượng binh như những cỗ xe tăng, mà xe tăng còn có hỏa lực mạnh, tượng binh chỉ có mỗi cung tên và những cây giáo dài do những chiến binh trên mình voi dùng để đánh. Trong cuộc Chiến Tranh Biên Giới Phia Bắc giữa Việt Nam và Trung Quốc, quân dân biên giới đã chờ cho lực lượng tăng của Trung Quốc đi vào những đoạn đường hẹp, hai bên là vách đá, xe tăng chỉ có thể đi theo hàng dọc. Khi đó, quân và dân Việt Nam thực hiện việc đánh vào lực lượng xe tăng của Trung Quốc và tiêu diệt được rất nhiều chỉ với những vũ khí chống tăng như B40 và B41. Trước tiên là đánh vào đầu và cuối đoàn xe, làm khu giữa coi như chết cứng. Lúc đó thì quân hai bên sườn đánh xuống, xe tăng lẫn bộ binh Trung Quốc gần như phải chịu trận. Kinh nghiệm này được Kiệt chia sẻ và tự thân đi dạy cho Hoàng Mạnh Hưng, cốt để đề phòng việc bị đánh như vậy và tập cho tượng binh khả năng đối phó.
Tại thời điểm hiện tại, sau khi nhận thấy tượng binh của đối phương đông hơn, chiến hào của mình thì lại chỉ đủ chỗ cho một voi tiến lên, Hoàng Mạnh Hưng quyết định thực hiện bài học này. Có điều lần này người phục kích sẽ là ông ta. Nhằm buộc quân Chiêm phải tiến vào theo đúng kịch bản, Hoàng Mạnh Hưng cho quân đánh mạnh, đặc biệt là để tượng binh đánh thọc mạnh ra ngoài, tựa như chuẩn bị hất toàn bộ quân Chiêm ra khỏi chiến hào. NHận thấy tượng binh của Hưng đã xuất kích hết, các tướng Chiêm đang có mặt tại đó lập tức thúc tượng binh xuất kích. Đoàn tượng binh nhanh chóng đi sâu vào chiến hào đối thủ, cứ nhắm chỗ nào có nhiều bộ binh nhất mà đi tới phá đội hình.
Đến khi tượng binh đã vào được đến được lớp chiến hào thứ hai, tại những chỗ có tượng binh Chiêm, quân của Hưng nhất tề đốt lửa. Hóa ra ngay trước những chỗ từ giao thông hào vào chiến hào chính, đều được đào một hố đựng đầy dầu hỏa, hễ tượng binh thọc được vào tới đó là đốt. Lửa cháy quá dữ làm voi không dám đi tiếp, quân Chiêm kẹt lại hết ở giao thông hào. Chúng toan leo khỏi hào để nhảy thẳng vào khu chiến hào còn cách đó chưa đầy 2 m, thì bị quân làng Bàng chiếm mất tiên cơ. Do là bên chủ động, lửa vừa đốt là quân làng Bàng đã nhảy khỏi chiến hào, chạy băng băng trên đất bắt, vừa đến gần giao thông hào đang tập trung quân Chiêm, họ ném mạnh những ngọn lao trên tay xuống, gây thương vong và phá vỡ đội hình giặc,trước khi nhảy xuống cận chiến. Quân đội hai bên lập tức đánh sáp lá cà. Lúc này không còn ưu thế tượng binh dọn đường, do hai bên đã đánh xáp lá cà, xạ thủ quân Chiêm không dám bắn, quân làng Bàng có thế chủ động hơn đã đánh quân Chiêm rối loạn. Thậm chí quân Chiêm chết vì dồn ép nhau và voi chiến hoảng loạn tìm cách xoat người giẫm chết nhiều hơn là bị quân làng Bàng giết.
Tình huống xoay chuyển quá nhanh, buộc lòng các tướng Chiêm phải chấp nhận bỏ lại các lực lượng đang bị đánh, cấp tốc rút quân, bỏ lại lớp chiến hào thứ nhất vừa mất công chiếm được chưa đầy một tuần với thương vong lớn.
Thất bại này làm quân làng Bàng thêm phấn chấn, tạm quên đi việc Hoàng Anh Kiệt rất có thể đã bị hại. Quân Chiêm cũng buộc phải từ bỏ phương án lạc quan: nhất cổ tác khí, chuyển sang phương án tập kích hậu phương, lấy công bù tội.
Ngay ngày hôm sau, quân Chiêm phát động thế bao vây, dựng lều trại xung quanh công sự của quân làng Bàng. Những ngày ban đầu, quân Chiêm còn đông, nhưng cứ mỗi tối, họ rút đi một tí, và dùng các phép nghi binh để Hoàng Mạnh Hưng không biết. Tổng số quân rút đi để thực hiện đòn tập hậu lên tới 3000 người, chỉ còn hơn 2000 lính ở lại nghi binh. Đích thân Masa đã ngày đêm ra thị sát trận tiền, binh sĩ Chiêm cũng chia thành từng tốp, đi lại trong lều trống, thắp đèn,… khiến quân Chiêm trông vẫn đông như cũ.
Tuy nhiên, trái ngược hoàn toàn với sự suy tính từ trước của Chu Xuân Đạo và Masa, thay vì án binh bất động chịu trận, Hoàng Mạnh Hưng là một viên tướng có tố chất cực tốt. Ở cái tuổi 25, sinh ra trước Kiệt 12 năm, Hưng đã được ông nội mình- tức là ông cố của Kiệt kể về kinh nghiệm chiến trường, đã thế tiếp xúc nhiều với ông cháu vốn là dân xuyên việt, có nhiều cơ hội tiếp xúc với sử sách, nên tầm hiểu biết của Hưng không hề hạn hẹp. Chính vì thế, việc quân của Masa chuyển sang thế bao vây và những hành động tung hỏa mù tuy rất cẩn thận, vẫn có vài sơ hở cơ bản.
Điều thứ nhất, là thế công của bên quân Chiêm đã đình lại quá lâu sau một trận đánh lớn, điều này chỉ có thể xảy ra trong trường hợp thiệt hại đã quá nặng, nên không đủ quân đánh tới. Nhưng nếu thiệt hại nặng, thì tại sao chúng còn cố bao vây quân của ông? Hoặc là chúng muốn có quân tiếp viện, hoặc chúng sẽ cho quân lẻn ra sau đánh huyện Hồng. Trường hợp nào cũng phải đánh.
Nếu chúng đang đợi viện quân, thì đánh trước, phá sào huyệt của chúng là để chặn trước thế mạnh của chúng, không cho chúng có bàn đạp để đánh ta sau khi có tiếp viện. Còn nếu chúng đã cho quân vòng ra sau, binh lực tại đây ắt yếu mỏng hơn quân ta, một trận là có thể phá được.
Suy tính như thế và nhanh chóng hội ý với các Chỉ Huy cấp dưới, Hoàng Mạnh Hưng quyết định đánh ngay. Đêm mồng một tháng Sáu năm Bính Tuất, quân làng Bàng phản công. Hoàng Mạnh Hưng chơi dốc vốn, trừ kị binh để ở phía sau đề phòng, còn lại quân đội bất kể tượng binh hay bộ binh đều nhằm thẳng hướng trại chính của quân Chiêm.
Có thể nói thiên thời, địa lợi và nhân hòa đã hội tụ hết vào lúc này: Quân Chiêm sau nhiều ngày đóng giả nhiều quân, tập trận đe dọa đã hết sức mệt mỏi, mà vào đêm mồng 1, trăng không có khiến quân canh gác và không thể phát hiện được quân làng Bàng tiếp cận. Quan trọng nhất là, quân Chiêm đang ở thế bao vây, 2000 quân phải dàn trải ra trên một địa hình rất rộng. Thế là khi quân làng Bàng đánh trại chính, thì ở thế hoàn toàn áp đảo.
Quân Chiêm ở trại chính cự không nổi, cho dù chính Masa ra trận tiền đôn đốc cũng không khá hơn. Nhìn tình hình hỗn loạn và thế trận, Hoàng Mạnh Hưng quả quyết đánh mạnh vì rõ ràng quân Chiêm ở đây không còn nhiều, cùng lắm chỉ h đến 3000, tức là ngang kèo. Mà quân chúng lại phân tán ở các trại khác trong khi quân ta chỉ có ở đây.
Do thiếu thông tin không biết quân địch còn lại ít, hơn nữa cũng để dứt điểm nhanh trận chiến, lấy đầu Masa trước khi địch kịp tập trung, Hoàng Mạnh Hưng lệnh cho kị binh đánh ngay. Sức mạnh áp đảo đến từ kị binh đã giúp chiến trường kết thúc nhanh. Quân Chiêm không chống nổi, kể cả là tượng binh cũng bị dọa cho chạy loạn lên trong trại, quân Chiêm bị dẫm đạp rất nhiều. Masa đích thân cưỡi voi đến trước trận để đánh nhau, quân làng Bàng liền dùng tên bắn lên như mưa, tên quản tượng sợ quá nhảy xuống chạy, Masa đứng ở trên bắn tên, ném lao khiến quân làng Bàng chết mấy mống. Nhưng quân Chiêm đã chạy hết, nên Masa bị quân làng Bàng bao vậy. Hoàng Mạnh Hưng ra lệnh bắt sống, nhưng khi các Chỉ Huy cấp dưới kêu gọi thì Masa cho voi ủi tới để dẫm, thế là họ cho quân ném lao vào con voi. Masa còn tránh được chút ít, nhưng con voi ông ta đang ngồi thì không, nó lồng lên, hất chủ xuống và giẫm đạp lên ông ta. Đến khi giữ được nó lại để lôi tướng địch ra thì ông ta đã nát bét như tương.
Trận đánh kết thúc lúc sáng sớm, quân Chiêm chết hơn 400 người, bị bắt sống hết, kể cả thủy quân, vì họ đến cứu trại, bỏ thuyền lại, khi quay người chạy kị binh đã đuổi kịp và bắt sống được hết.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.