Chương 5: Chơi cõi ảo, mười hai thoa chỉ đường mê Uống rượu tiên, mộng lầu hồng diễn thành khúc
Tào Tuyết Cần
11/08/2015
Ngày xuân uể oải lịm trong chăn,
Như dắt nàng tiên lánh cõi trần.
Vào hào hoa tư ai đấy nhỉ,
Phong lưu gây lấy nợ vào thân.
Việc mẹ con họ Tiết đến ở phủ Vinh hãy tạm ngưng. Nay nói Lâm Đại Ngọc từ khi đến phủ Vinh, được Giả mẫu thương yêu muôn phần, ăn ở đi đứng, nhất nhất đều như Bảo Ngọc, ngay Nghênh Xuân, Thám Xuân, Tích Xuân cũng không bằng.
Bảo Ngọc và Đại Ngọc thì thân nhau hơn hẳn mọi người; ngày cùng chơi chung, tối cùng ngủ chung, rất là hòa thuận, thân mật như keo sơn, không hề xích mích nhau điều gì. Nay bất thình lình có Tiết Bảo Thoa đến, tuy không lớn tuổi hơn mấy, nhưng phẩm cách đứng đắn, phong tư lộng lẫy, ai cũng cho là hơn Đại Ngọc. Bảo Thoa lại cư xử khoát đạt, tùy phận theo thời; không giống như Đại Ngọc có tính kiêu kỳ tự phụ, chẳng chịu kém ai, cho nên rất được lòng người dưới. Ngay bọn a hoàn cũng thích gần Bảo Thoa. Vì thế Đại Ngọc cũng hơi ấm ức khó chịu, nhưng Bảo Thoa thì thản nhiên như không.
Bảo Ngọc còn trẻ con, tính lại vụng về, ngang trái, coi anh chị em ai cũng như ai, không hề phân biệt thân sơ xa gần. Bấy nay Bảo Ngọc, Đại Ngọc ở trong buồng Giả mẫu, quen biết hơn và tất nhiên cũng thân mật hơn. Đã thân mật hơn thì dễ xảy ra những chuyện hiểu lầm nhau không thể tránh được. Có một hôm, không biết vì việc gì, hai người trò chuyện không hợp nhau, Đại Ngọc bực bội vào buồng khóc một mình. Bảo Ngọc hối hận đã nói sỗ sàng, liền lại làm thân, Đại Ngọc mới dần dần nguôi giận.
Nhân dịp vườn bên phủ Vinh hoa mai nở rộ, vợ Giả Trân là vưu thị bày tiệc, rồi sai vợ chồng Giả Dung sang tận nơi mời Giả mẫu, Hình phu nhân, Vương phu nhân sang thưởng hoa.
Giả mẫu và mọi người ăn cơm sáng xong, sang vườn Hội phương ngắm cảnh. Trước còn uống trà, sau mới uống rượu. Đây chỉ là tiệc rượu riêng trong hai phủ Ninh và phủ Vinh thôi, không có sự gì lạ đáng chép cả.
Một lúc sau, Bảo Ngọc mệt, muốn về nghỉ trưa. Giả mẫu định sai người đưa về nghỉ một chốc rồi sẽ đến. Vợ Giả Dung là họ Tần, vội cười nói:
- Ở đây đã dọn một gian buồng để chú Bảo nghỉ rồi, xin cụ yên lòng, cứ giao chú ấy cho cháu là được.
Rồi bảo vú già và a hoàn của Bảo Ngọc: "Các bà các chị mời chú Bảo đi theo tôi".
Giả mẫu biết Tần thị rất chu tất, vì chị ta là người mềm mại, dịu dàng, cư xử lại hòa nhã khéo léo rất được vừa ý trong đám chắt dâu. Thấy Tần thị dẫn Bảo Ngọc đi nghỉ, Giả mẫu mới yên tâm.
Khi Tần thị dẫn mọi người đến buồng trong; Bảo Ngọc ngửng đầu trông, thấy trên treo bức vẽ "Nhiên lê đồ" 2. Bức vẽ rất đẹp, nhưng không biết của ai, trong bụng Bảo Ngọc không thích. Lại có một câu đôi câu đối:
Thế sự tinh thông đều là học vấn,
Nhân tình lịch duyệt mới gọi văn chương.
Đọc xong xuôi câu đối, Bảo Ngọc nhìn nhà cửa rất đẹp, đồ bài trí rất trang hoàng, nhưng nhất định không chịu ở, liền nói:
- Mau ra ngay, mau ra ngay!
Tần thị cười nói:
- Chỗ này không vừa ý thì chú đi đâu bây giờ. Nếu không, chú đến nghỉ ở buồng tôi vậy.
Bảo Ngọc gật đầu mỉm cười, một bà già nói:
- Có lẽ nào chú lại đến ngủ ở buồng cháu dâu?
Tần thị cười nói:
- Ôi dào! Không sợ chú ấy phật ý. Chú ấy đã lớn đâu mà phải e dè? Chị không thấy tháng trước em tôi đến đây chơi à? Tuy nó bằng tuổi chú Bảo, nhưng để hai người đứng với nhau có lẽ nó còn cao hơn kia.
Bảo Ngọc hỏi:
- Tại làm sao tôi chưa được gặp? Đi gọi lại đây tôi xem.
Mọi người cười nói:
- Ờ xa hai ba mươi dặm, gọi ngay thế nào được. Sau này cũng có ngày gặp nhau.
Đến buồng Tần thị, Bảo Ngọc vừa mới bước chân vào, đã thoảng có mùi thơm say sưa. Khi ấy mắt Bảo Ngọc dính lại, người nhủn ra, nói ngay:
- Mùi thơm thích nhỉ.
Trong buồng, trên tường treo bức họa "Hải đường xuân thụy" 3 của Đường Bá Hổ vẽ, hai bên có đôi câu đối của học sĩ Tần Thái Hư đời Tống:
Lờ mờ giấc mộng hơi xuân lạnh,
Ngào ngạt mùi hương rượu khá nồng.
Trên án bày một cái gương quý của Vũ Tắc Thiên 4 đời Đường. Một bên bày cái mâm vàng mà Triệu Phi Yến 5 đã đứng lên múa, trên mâm để quả dưa mà An Lộc Sơn 6 đã ném vào vú Dương Qúy Phị Đằng trước kê một cái giường báu của công chúa Thọ Xương 7 nằm ở điện Hàm Chương, mắc cái màn liên châu của Công chúa Đồng Xương 8 dệt ra.
Bảo Ngọc thấy vậy cười nói:
- Ở đây tốt! Ở đây tốt!
Tần thị cười:
- Cái buồng của tôi dù thần tiên cũng có thể ở được.
Nói xong, Tần Thị tự tay mở cái khăn lụa mà chính tay Tây Thi đã giặt, và đặt sẵn cái gối Uyên Ương của Hồng Nương đã ôm khi xưa. Thấy Bảo Ngọc ngủ yên, bọn bà già rủ nhau đi ra ngoài, chỉ để Tập Nhân, Mỹ Nhân, Tình Văn, Xạ Nguyệt, bốn người ở lại túc trực. Tần thị gọi mấy a hoàn nhỏ ra ngồi ngoài thềm, đừng cho mèo chó đến cắn nhau.
Bảo Ngọc vừa nhắm mắt đã bàng hoàng ngủ saỵ Tưởng như Tần thị còn đứng trước mặt mình. Bảo Ngọc lững thững theo Tần Thị đi đến một chỗ lan can sơn đỏ, thềm xây bằng ngọc, cây xanh ngắt, suối trong veo, không có một tí dấu vết bụi trần. Bảo Ngọc ở trong giấc mộng rất vui sướng, nghĩ bụng: "Chỗ này thú lắm, ước gì ta được ở đây suốt đời, dù mất cả nhà cũng vui lòng hơn là bị cha mẹ và thầy học kèm thúc!" Đương lúc nghĩ vơ vẩn, nghe thấy sau núi có người hát:
Mộng đẹp, mây tan mộng,
Hoa bay, nước cuốn hoa.
Nhắn bảo bạn nhi nữ,
Buồn hão chuốc chi mà?
Bảo Ngọc nghe rõ đó là tiếng hát của người con gái. Tiếng hát chưa dứt đã thấy một mỹ nhân ở đằng xa đi lại, thướt tha lững thững, không giống người trần tí nào. Có bài phú tả chân sau này:
Vừa qua rừng liễu, đã tới buồng hoa,
Chỗ đang đi, chim trên cành, tiếng kêu xào xạc,
Khi sắp đến, bước quanh thềm, bóng lượn thướt tha.
Ve vẩy tay tiên, xạ lan ngào ngạt,
Phất phơ tà áo, hoàn bội gần xa.
Mặt hoa đào, làn tóc mây xanh ngắt,
Môi anh đào, răng hạt lựu hương pha.
Tuyết múa, gió quay, lưng ong mềm mại,
Mặt tươi, da bóng, châu thúy chói lòa.
Thấp thoáng trong hoa, như mừng như giận.
Nhởn nhơ mặt nước, khi bổng, khi là.
Mày liễu cau cau, muốn nói mà còn e lệ,
Gót sen chầm chậm, muốn dừng mà vẫn dạo qua.
Phẩm chất đáng khen, giá trong ngọc sáng.
Áo quần rất đẹp, lộng lẫy văn hoa,
Kể dung mạo, hương lồng ngọc giát,
Ví phong tư, rồng cuốn, phượng sa.
Trắng như hoa mai tuyết phủ,
Sạch như bông huệ sương pha.
Nhàn tĩnh như cỗi thông mọc trong không cốc,
Diễm lệ như mây ráng soi dưới trùng ba.
Văn vẻ như rồng bơi trong đầm uốn khúc,
Quang thái như trăng dọi trên sông Ngân hà.
Tây Thi đáng thẹn, Vuông Tường kém xa.
Lạ thay đến tự phương nào? Sinh ở đâu ta?
Thật vậy, chốn Dao trì khó bề sánh kịp, nơi tử phủ dễ kiếm đâu ra.
Hỏi người nào đấy? quả bậc tiên nga.
Bảo Ngọc trông thấy đây là một tiên cô, mừng rơ vội lại chào, cười nói:
- Tiên cô ở đâu đến đây, bây giờ định đi đâu? Tôi không biết chỗ này là chỗ nào, nhờ tiên cô dẫn tôi đi.
Tiên cô cười nói:
- Ta là vị tiên ở Thái hư ảo cảnh 9, động Khiển Hương, núi Phóng Xuân 10, thuộc trời Ly hận, bể Quán sầu, phàm những việc nợ trăng, tình gió, gái giận, trai si ở cõi trần đều thuộc ta cai quản. Nhân gần đây có bọn phong lưu oan nghiệt tụ tập ở nơi này nên ta đến thăm dò cơ hội gieo rắc mọi nỗi tương tự Nay gặp anh cũng không phải là ngẫu nhiên. Chỗ ta ở c ũng gần, không có vật gì, chỉ có ly trà tiên, tự tay hái lấy, h ũ rượu ngon, tự tay nấu lấy, vài cô múa hát, tập rèn đã lâu, và mười hai khúc Hồng lâu mộng mới phổ vào cung đàn. Anh có muốn theo ta đi chơi không?
Bảo Ngọc nghe xong, sung sướng nhảy lên, quên bẵng Tần thị không biết ở đâu, liền theo ngay tiên cô đến một nơi. Chợt trông thấy một tòa nhà phía trước, trên biển đề bốn chữ to: "Thái hư ảo cảnh", hai bên có đôi câu đối:
Giả bảo là chân, chân cũng giả,
Không làm ra có, có rồi không.
Đi qua tòa nhà đến một cửa cung, trên treo biển có bốn chữ lớn: "Nghiệt hải tình thiên" 11 và đôi câu đối:
Đất rộng, trời cao, khôn gỡ nổi mối tình kim cổ,
Trai si, gái oán, khó đền xong món nợ gió trăng.
Bảo Ngọc xem xong nghĩ bụng: "À ra thế đấy. Nhưng thế nào là "tình kim cổ" và "nợ gió trăng"? Ta phải hiểu rõ câu này mới được". Bảo Ngọc vừa mới nghĩ thế, ngờ đâu con ma tình đã lấn sâu vào tận cao hoang 12. Cậu ta theo tiên cô vào đến cửa thứ hai, thấy hai tòa bên cạnh đều có hoành phi câu đối, không tài nào xem hết được, chỉ thấy mấy chỗ đề những chữ: "Si tình ti", "kết oán ti", "Triêu đề ti", "Dạ Oán ti", "Xuân cảm ti", "Thu bi ti". Bảo Ngọc hỏi tiên cô:
- Xin phiền tiên cô dẫn tôi vào xem trong các ti có được không?
Tiên cô nói:
- Trong các ti chứa toàn sổ sách của tất cả con gái trong thiên hạ từ trước và sau này, anh người trần mắt thịt không thể biết được.
Bảo Ngọc khi nào chịu thôi, cứ khẩn khoản nài xin mấy lần. Tiên cô mới bảo:
- Thôi được, vào đây mà xem.
Bảo Ngọc thích lắm, vừa ngẩng đầu nhìn, thấy một ti có biển đề ba chữ: "Bạc mệnh ti" hai bên có câu đối:
Xuân hận, thu sầu mình chuốc lấy,
Mặt hoa da phấn đẹp vì ai?
Bảo Ngọc xem xong, trong lòng than thở. Đi vào trong cửa thấy mười mấy cái tủ lớn đều niêm phong cẩn thận, trên tờ niêm phong đều có đề tên các tỉnh. Bảo Ngọc chỉ chăm chú nhìn xem có tờ niêm phong nào đề tên tỉnh mình, chứ không để ý đến các tỉnh khác, chợt thấy Có một cái tủ đề: "Kim Lăng thập nhị thoa chính sách". Bảo Ngọc hỏi:
- Sao lại gọi là "Kim Lăng thập nhị thoa chính sách"?
Tiên cô nói:
- Tức là quyển sổ ghi mười hai người con gái đứng đầu trong tỉnh anh, cho nên gọi là chính sách.
Bảo Ngọc nói:
- Người ta thường nói Kim Lăng rộng lắm, làm sao chỉ có mười hai người? Ngay trong nhà chúng tôi, trên dưới cũng đã có hàng mấy trăm người rồi!
Tiên cô mỉm cười nói:
- Con gái trong tỉnh anh rất nhiều, nhưng đây chỉ biên những người nào cần biên thôi. Hai tủ để hai bên là hạng thứ nhì. Những hạng tầm thường thì không cần biên vào.
Bảo Ngọc lại xem đến cái tủ đề: "Kim Lăng thập nhị thoa chính sách", rồi lại có một tủ nữa đề: "Kim Lăng thạp nhị thoa hựu phó sách". Bảo Ngọc giơ tay mở tủ, rút một quyển trong "hựu phó sách" ra xem. Vừa mở ra, thấy một bức vẽ, trên bìa không phải là nhân vật, cũng không phải là sơn thủy, chẳng qua màu mực lờ mờ. Trên giấy đầy những mây đen mù đục mà thôi. Sau có mấy hàng chữ:
Trăng trong khó gặp, mây đẹp dễ tan,
Lòng sao cao quý, phận lại đê hèn.
Tinh khôn, đài các tổ người ghen,
Chịu tiếng ong ve thành tổn thọ,
Đa tình công tử Luống than phiền.
Bảo Ngọc xem xong, không hiểu, lại thấy mặt sau vẽ một khóm hoa tươi, một cái giường trải chiếu rách, có đề mấy câu:
Nhũn nhặn thuận hòa uổng cả,
Lan thơm, quế ngát, thừa thôi.
Khen cho ưu linh 13 phúc tốt,
Ngờ đâu công tử duyên ôi!
Bảo Ngọc xem xong lại càng không hiểu, cất quyển sổ ấy vào tủ và mở tủ đựng "phó sách", lấy một quyển ra xem, thấy trang đầu có vẽ một cành hoa quế, mé dưới có cái ao, nước cạn, bùn khô, cây sen héo, ngó sen tàn. Mặt sau có đề thơ:
Sen thơm liền gốc nở chùm hoa,
Gặp gỡ đường đời thật xót xa.
Từ lúc cây trong hai chỗ đất 14.
Hương hồn trở lại chốn quê nhà.
Bảo Ngọc xem xong cũng không hiểu. Lại lấy một quyển ở trong tủ "chính sách" ra xem, thấy trang đầu vẽ hai cây khô, trên cây treo một cái đai ngọc; dưới đất có một đống tuyết, trong tuyết có cái trâm vàng. Có bốn câu thơ:
Than ôi có đức dừng thoi,
Thương ôi cô gái có tài vịnh bông.
Ai treo đai ngọc giữa rừng 15,
Trâm vàng ai đã vùi trong tuyết dày?
Bảo Ngọc vẫn không hiểu, muốn hỏi cho ra, nhưng biết rằng tiên cô chẳng chịu tiết lộ cơ trời, muốn cất sổ đi, nhưng lại tiếc, liền giở xem những trang sau, thì thấy vẽ một cái cung, trên cung treo một quả phật thủ. Có đề bài thơ:
Sau tuổi hai mươi đã trải đời,
Kìa hoa lựu nở cửa cung soi.
Ba xuân nào được bằng xuân mới,
Thỏ gặp hùm kia giấc mộng xuôi 16.
Mặt sau lại vẽ hai người thả diều, một vùng bể lớn, một cái thuyền lớn, trong thuyền có một cô gái bưng mặt khóc. Sau bức họa có bốn câu:
Chí cao tài giỏi có ai bì,
Gặp lúc nhà suy, vận cũng suy,
Nhớ tiếc thanh xuân ra bến khóc.
Gió đông nghìn dặm mộng xa đi.
Mặt sau vẽ mấy đám mây bay, một dòng nước chảy, có đề mấy câu:
Giàu sang cũng thế thôi.
Từ bé mẹ cha bỏ đi rồi.
Nhìn bóng chiều ngậm ngùi,
Sông Tương nước chảy mây Sở trôi.
Mặt sau thấy vẽ một viên ngọc quý, vất ở đống bùn. Có mấy câu đoán:
Muốn sạch mà không sạch.
Rằng không chửa hẳn không.
Thương thay mình vàng ngọc,
Bùn lầy sa vào trong.
Mặt sau lại vẽ một con lang dữ, đuổi bắt một mỹ nữ, định ăn thịt. Dưới có câu:.
Rõ ràng giống sói Trung Sơn,
Gặp khi đắc ý ngông cuồng lắm thay.
Làm cho hoa liễu thân này,
Hoàng lương giấc mộng mới đầy một năm.
Mặt sau lại vẽ một tòa miếu cổ, trong có một mỹ nhân ngồi xem kinh, có mấy câu phán:
Biết rõ ba xuân cảnh chóng già,
Thời trang đổi lấy áo cà sa.
Thương thay con gái nhà khuê các,
Một ngọn đèn xanh cạnh phật bà.
Mặt sau vẽ một núi băng, trên có một con phượng mái. Có mấy câu phán:
Chim phượng kìa sao đến lỗi thời,
Người đều yêu mến bực cao tài,
Một theo hai lệnh, ba thôi cả, 17
Nhìn lại Kim Lăng luống ngậm ngùi.
Mặt sau vẽ một cái nhà trong vùng thôn quê vắng vẻ, có một mỹ nhân dệt cửi. Có mấy câu phán:
Vận suy đừng kể rằng sang,
Nhà suy chớ kể họ hàng gần xa.
Tình cờ cứu giúp người ta,
Khéo sao Lưu thị lại là ân nhân.
Sau bài thơ vẽ một chậu lan, bên cạnh có một mỹ nhân đội mũ phượng, đeo cái khoác vai màu ráng trời, và có mấy câu phán:
Gặp xuân đào lý quả muôn vàn,
Rốt cuộc sao bằng một chậu lan.
Nước sạch, băng trong ghen ghét hão,
Tiếng tăm còn để lại nhân gian.
Lại có một tòa lầu cao, trên có một mỹ nhân treo cổ tự tử. Có mấy câu phán:
Trời tình, bể tình là mộng ảo,
Mà tội dâm kia cũng bởi tình.
Đầu têu nào phải "Vinh" hư hỏng,
Mở lối khơi nguồn, thực tại "Ninh".
Bảo Ngọc còn muốn xem nữa. Tiên cô biết Bảo Ngọc tư chất thông minh, tính tình mẫn tuệ, sợ lộ thiên cơ, bèn gấp sổ lại, cười bảo:
- Hãy đi theo ta vào xem phong cảnh, sao lại ở đây đoán vơ vẩn làm gì?
Bảo Ngọc mơ màng, bất giác buông quyển sổ ra, theo tiên cô đi về đằng sau. Thấy cột vẽ, xà chạm, rèm châu, màn thêu hoa tiên, cỏ lạ, hoa thơm ngào ngạt, thực là cảnh tuyệt đẹp, đúng như câu:
Cửa sổ sáng lay, vàng giải đất,
Sóng quỳnh tuyết chiếu, ngọc làm nhà.
Bảo Ngọc đương mải miết xem, chợt tiên cô gọi:
- Chị em đâu, đi ra đón quý khách!
Tiếng gọi chưa dứt, đã thấy mấy cô tiên ở trong buồng, tà sen phất phới, áo lông thướt tha, tươi như hoa xuân, đẹp như trăng thu, chạy ra. Trông thấy Bảo Ngọc, các nàng tiên đều trách Cảnh ảo tiên cô:
- Chúng em không biết là "quý khách" nào, vội vàng ra đón. Chị đã bảo ngày này, giờ này sẽ có linh hồn em Giáng Châu đến ngoạn cảnh, chúng em chờ mãi, sao bây giờ lại dẫn cái của ô trọc đến đây làm bẩn cả nơi nữ nhi thanh tịnh này?
Bảo Ngọc nghe nói, giật mình, cảm thấy mình dơ bẩn đáng thẹn, muốn lùi ra. Tiên cô vội nắm lại và quay về các nàng tiên nói:
- Các em không biết đầu đuôi việc này. Nguyên hôm nay ta định đến phủ Vinh đón Giáng Châu. Khi đi qua phủ Ninh, gặp linh hồn hai ông Ninh công, Vinh công nói với ta rằng: "Nhà chúng tôi từ đầu quốc triều, đời đời công danh phú quý đã trăm năm naỵ Bây giờ số vận đã hết, không thể kéo lại được nữa. Con cháu chúng tôi tuy nhiều, nhưng chẳng có đứa nào nối nghiệp. Chỉ có cháu đích tôn là Bảo Ngọc, có chút thông minh đĩnh ngộ, may ra có thể thành đạt được, nhưng vì tính nó ngang trái kỳ quặc, sợ không ai dìu dắt vào đường chính. May gặp tiên cô đến đây, xin nhờ lấy những việc tình dục thanh sắc răn bảo bệnh si ngoan của nó, họa chăng nó có thể thoát vòng mê muội, đi vào đường chính, thì rất may cho anh em chúng tôi". Vì hai ông ký thác như thế nên ta có lòng từ bi dắt nó đến đây. Trước hết cho nó xem thật kỹ những quyển sổ ghi số mệnh chung thân của ba hạng con gái nhà nó, nhưng nó vẫn chưa tỉnh ngộ, nên ta lại dẫn đến đây để trải hết những cái ảo cảnh ăn ngon, hát hay, sắc đẹp, họa may nó có tỉnh ngộ chăng.
Nói đoạn, tiên cô dắt Bảo Ngọc vào trong nhà. Một mùi thơm mê hồn không biết là thứ gì. Bảo Ngọc không nhịn được, phải hỏi. Tiên cô cười nhạt:
- Mùi hương này dưới trần không có, anh làm sao biết được. Đây là tinh hoa của cỏ lạ mới mọc ở những nơi danh sơn thắng cảnh, lại hợp chế với dầu các cây quý gọi là "Quần hương tủy" 18.
Bảo Ngọc nghe rất ham thích. Bấy giờ mọi người vào chỗ ngồi, tiểu hoàn dâng trà, Bảo Ngọc thấy hương thanh vị thơm, không phải là trà thường, liền hỏi trà gì, tiên cô nói:
- Trà này lấy ở Động Khiển Hương núi Phóng Xuân, pha bằng nước móc đọng ở trên hoa lá cõi tiên, gọi là "Thiên hồng nhất quật" 19.
Nghe xong, Bảo Ngọc gật đầu khen. Nhìn vào trong buồng thì thấy đàn ngọc, đỉnh báu, tranh cổ, thơ mới, không thiếu thứ gì. Dưới cửa sổ lại có mấy bản đàn, có hộp nữ trang hoen phấn. Trên vách có treo câu đối:
Đất u vi lính tú.
Trời "vô khả nài hạ" 20.
Bảo Ngọc xem xong lại hỏi tên các nàng tiên, thì một là Si Mộng tiên cô, một là Chung Tình đại sĩ, một là Dẫn Sầu kim nữ, một là Độ hận bồ đề, mỗi người một đạo hiệu, không ai giống ai. Một chốc tiểu hoàn đến dọn bản đặt ghế bày tiệc. Chính là:
Chén hổ phách, cốc pha lê,
Bên này rượu ngọc, bên kia rượu quỳnh.
Bảo Ngọc thấy rượu thơm ngọt khác thường, lại hỏi. Tiên cô nói:
- Rượu này cất bằng nhụy trăm thứ hoa, nước muôn thứ cây thêm vào tủy con lân, sữa con phượng, vì thế gọi là rượu "Vạn diễm đồng bôi" 21.
Bảo Ngọc tấm tắc khen mãi. Khi uống rượu, có mười hai vũ nữ lên hỏi diễn khúc gì. Tiên cô nói:
- Diễn mười hai khúc Hồng Lâu Mộng mới đặt ra.
Vũ nữ vâng lời, liền lần gầy phím đàn, nhẹ gõ dịp phách. Vừa mới hát câu "Mịt mùng khi mới mở toang", tiên cô bảo Bảo Ngọc:
- Khúc này không phải như khúc dưới trần thường hát, phải có vai học trò, vai nữ, vai hề, vai lão, lại có chín cung giọng nam và giọng bắc. Ở đây thì hoặc đề vịnh một người, hoặc cảm hoài một việc, ngẫu nhiên thành một khúc, phổ vào âm nhạc ngay. Nếu không phải là người trong cuộc thì không hiểu được cái hay của nó. Khúc hát này chắc anh chưa hiểu rõ lắm. Nếu không xem vở trước, thì khi nghe cũng là vô vị thôi.
Nói xong, lại bảo tiểu hoàn đưa vở "Hồng lâu mộng" cho Bảo Ngọc. Bảo Ngọc cầm lấy, mắt xem vở, tai nghe hát, có những bài sau này:
Khúc một: GIÁO ĐẦU HỒNG LÂU MỘNG.
Mịt mùng khi mới mở toang,
Giống tình ai đã chịu mang vào mình.
Chỉ vì tình lại gặp tình,
Gió trăng nồng đượm không đành xa nhau.
Khi vắng vẻ, lúc buồn rầu,
Thua trời nên dãi nỗi sầu thơ ngây.
Mộng hồng lâu diễn khúc này.
Thương vàng tiếc ngọc tỏ bày nỗi riêng.
Khúc hai: CHUNG THÂN NGỘ (lỡ nhau suốt đời).
Ai rằng vàng ngọc duyên ưa,
Ta quên cây, đá, thề xưa được nào.
Trơ trơ người tuyết trên cao,
Ngoài đời, đường vắng khuây sao được nàng.
Cuộc đời ngán nỗi tang thương,
Đẹp không toàn đẹp, lời càng đúng thay.
Dù cho án đặt ngang mày,
Cuối cùng vẫn thấy lòng này băn khoăn.
Khúc ba: UỔNG NGƯNG MI (Hoài công biết nhau).
Một bên hoa nở vườn tiên,
Một bên ngọc đẹp không hoen ố màu.
Bảo rằng chả có duyên đâu,
Thì sao lại được gặp nhau kiếp này?
Bảo rằng sẵn có duyên may,
Thì sao lại đổi thay lời nguyền?
Một bên ngầm ngấm than phiền,
Một bên đeo đẳng hão huyền uổng công.
Một bên trăng dọi trên sông,
Một bên hoa nở bóng lồng trong gương,
Mắt này có mấy giọt sương,
Mà dòng chảy suốt năm trường, được chăng?
Bảo Ngọc nghe xong, thấy liên miên, viển vông, chưa có gì hay, nhưng âm điệu réo rắt làm cho hồn phách say mệ Vì vậy chẳng hỏi đầu đuôi, chẳng cần lai lịch, chỉ nghe để giải buồn thôi. Lại có những khúc hát tiếp:
Khúc bốn: HẬN VÔ THƯỜNG (Bực tức cuộc thay đổi)
Đương vui chợt đã buồn ngay,
Trố nhìn mọi việc thôi rày bỏ qua.
Hồn thơm dằng dặc bay xa,
Non cao trời rộng đây là quê hương.
Tìm nơi báo mộng gia nương,
Suối vàng con đã lỡ đường thần hôn.
Mau mau lùi bước là hơn.
Khúc năm: PHÂN CỐT NHỤC (Cốt nhục phân ly)
Đường xa mưa gió một chèo,
Cửa nhà, ruột thịt thôi đều bỏ qua.
Con đành lỗi với mẹ cha,
Khóc thương chỉ thiệt thân già đấy thôi.
Cùng thông số đã định rồi,
Hợp tan âu cũng duyên trời chi đây,
Phân chia hai ngả từ nay,
Dám mong giữ được ngày ngày bình yên,
Con đi xin chớ lo phiền.
Khúc sáu: LẠC TRUNG BI (Buồn trong cảnh vui)
Mồ côi từ lúc lọt lòng,
Dù nơi khuê các, chớ hòng ai thương,
Anh hào được tính hiên ngang
Tình riêng nhi nữ chưa vương vít lòng.
Thân này trăng sáng gió trong,
Chàng tiên mong được sánh cùng lứa đôi.
Những mong trời đất lâu dài.
Bõ khi trẻ dại gặp thời gian nan.
Ngờ đâu nước cạn mây tan,
Tương giang 22 lạnh ngắt, Cao đường vắng tanh.
Trần hoàn may rủi đã đành,
Việc gì khóc quẩn lo quanh bận lòng.
Khúc bảy: THẾ NAN DUNG (Đời không ưa)
Lan ví chất, tiên ví tài,
Chỉ hiềm cô tịch, tình trời bẩm sinh.
Cho là ăn thịt 23 hôi tanh,
Lụa the, là lượt, coi khinh không thèm.
Biết đâu cao quá. đời ghen,
Biết đâu sạch quá, đời khen da mà.
Đàn xanh, đền cổ, ngườí già,
Uổng công trang điểm, xuân đà kém xuân.
Ngán cho cái kiếp phong trần,
Sau này cũng lại xấu dần mãi đi.
Ngọc kia bùn trát đen sì,
Vương tôn công tử còn gì là duyên.
Khúc tám: HỈ OAN GIA (Gặp oan gia không đáng mừng lại mừng)
Người đâu hung ác lạ lùng,
Khác nào giống sói ở vùng Trung San.
Bấy lâu tình ái quên tràn,
Kiêu dâm chỉ việc mê man tháng ngày,
Cửa hầu bồ liễu thơ ngây,
Thân ngàn vàng nỡ đọa đày cho đang,
Một năm duyên đã bẽ bàng,
Hồn thơm phách đẹp, suối vàng xa chơi.
Khúc chín: HƯ HOA NGỘ (Biết tuổi hoa là không thật)
Cảnh xuân nhìn đã rõ rồi,
Liễu xanh, đào thắm hãy ngồi xem sao.
Thiều hoa đuổi sạch đi nào,
Tìm nơi nhã đạm thanh cao khác đời.
Kể chi đào nở trên trời,
Kể chi nhị hạnh lựng mùi trong mây.
Rốt cùng nào có ai hay,
Tiết thu đâu đã kéo ngay đến rồi.
Xóm Dương than khóc tiếng người,
Rừng phong văng tiếng ma ngồi ngâm nga.
Lại còn cảnh khác bày ra,
Ngút trời cỏ héo che qua nấm mồ.
Đó là biến đổi lắm trò,
Trước nghèo, sau có, chăm lo suốt đời.
Dày vò hoa cũng thế thôi,
Xuân mời hoa đến, thu mời hoa đi.
Tử sinh lẽ ấy đem suy,
Dù ai muốn trốn, trốn chi được mà.
Phương tây có cõi Bà Sa,
Nghe đồn có quả tên là Trường sinh.
Khúc mười: THÔNG MINH LỤY (Mắc lụy thông minh)
Việc đời tính rất thông minh,
Còn mình, mình tính phận mình vẫn sai,
Sống lần ruột đã nát rồi,
Chết mang tiếng hão là người tinh ranh,
Trước kia giàu có khang ninh,
Đến sau cơ nghiệp tan tành khắp nơi.
Uổng công áy náy nửa đời,
Khác gì một giấc mộng dài thâu canh.
Ầm ầm như sắp đổ đình,
Chập chờn như ngọn đèn xanh cạn dầu,
Vừa vui vẻ đã âu sầu,
Đời người biến đổi biết đâu mà lường.
Khúc mười một: LƯU DƯ KHÁNH (Phúc thừa sót lại)
May sao gặp được ân nhân,
Là nhờ dư phúc nương thân đó mà.
Âm công vun lấy phúc nhà.
Hết lòng cứu giúp người ta khi nghèo.
Anh gian, cậu ác chớ theo,
Nhãng tình máu mủ, chỉ yêu bạc tiền.
Có trời báo ứng ở trên.
Khúc mười hai: VÃN THIỀU HOA (Cảnh xuân về cuối)
Còn gì ân ái trong gương,
Còn gì giấc mộng trên đường công danh.
Cảnh thiều hoa đi sao nhanh,
Chăn uyên màn gấm thôi đành bỏ qua.
Mũ châu, áo phượng thướt tha,
Chống làm sao nổi vận nhà bấp bênh.
Già, nghèo khó chịu đã đành,
Cũng nên tích đức để dành về sau.
Ngông nghênh trâm ngọc trên đầu,
Ấn vàng trước ngực muôn màu sáng trưng.
Uy quyền lộc vị lẫy lừng,
Suối vàng buồn thảm đường chừng gần thôi.
Xưa nay khanh tướng còn ai,
Họa còn tiếng hão cho đời ngợi khen.
Khúc mười ba: HẢO SỰ CHUNG (Việc hay đến lúc hết)
Xuân đi hương vẫn còn rơi,
Nguyệt hoa gây vạ suy đồi vì ai?
Nhà suy bởi tại Kính rồi,
Nhà tan trước hết tội thời tại Ninh.
Gây nên oan trái vì tình.
Khúc mười bốn: PHI ĐIỂU CÁC ĐẦU LÂM (Chim bay về rừng)
Quan thì cơ nghiệp suy tàn,
Giàu thì vàng bạc cũng tan hết rồi.
Có ơn chết để trốn đời,
Rành rành báo ứng những ai phụ lòng.
Mạng đền mạng, đã trả xong,
Lệ đền lệ, đã ròng rong tuôn rơi.
Oan oan đừng lấy làm chơi.
Hợp tan đã trốn được trời hay chưa?
Gian nan là bởi kiếp xưa,
Giá mà phú quý là nhờ vận may,
Khôn thì vào cửa "Không" này,
Dại thì tính mệnh có ngày mất toi.
Như chim khi đã hết mồi,
Bay về rừng, thẳm đậu nơi yên lành.
Hát xong, tiên nữ lại hát những bài phụ, Thấy Bảo Ngọc không lấy làm thích lắm, tiên cô thở dài:
- Anh ngốc này vẫn chưa tỉnh ngộ.
Bảo Ngọc thấy mình bàng hoàng hoảng hốt, vội bảo ca nữ đừng hát nữa, và kêu say, xin đi nằm. Tiên cô truyền bảo dọn bàn tiệc đi, đưa Bảo Ngọc vào một buồng thêu thơm thọ Trong đó trang hoàng nhiều đồ xưa nay chưa từng thấy. Đáng sợ nhất là có một nàng tiên ngồi đấy, tươi đẹp nhu mì, giống hệt Bảo Thoa, dịu dàng phong lưu lại như Đại Ngọc. Bảo Ngọc chưa biết thế nào, chợt nghe tiên cô nói:
- Dưới trần bao nhiêu nhà phú quý, những nơi gió trăng trước cửa sổ, khói mây trong buồng thêu, đều bị bọn trai hư gái hỏng làm nhơ bẩn. Đáng giận hơn nữa là xưa nay những bọn con nhà khinh bạc hay biện bạch rằng "hiếu sắc mà không dâm" lại bảo "tình mà không dâm", đó chỉ là những lời để che lấp thói xấu mà thôi. Biết đâu "hiếu sắc tức là dâm". "Biết tình lại càng dâm". Vì thế, cuộc gặp gỡ ở Vu Sơn, chuyện vui thú về mây mưa, đều do chuộng sắc ham tình mà gây nên. Ta ưa anh, vì anh là một người dâm nhất thiên hạ xưa nay.
Bảo Ngọc nghe xong, sợ hãi, vội vàng nói:
- Tiên cô lầm rồi. Tôi vì lười học, cha mẹ thường mắng luôn, đâu còn dám phạm đến chữ "dâm". Vả tôi còn bé, chẳng biết "dâm" là thế nào?
Tiên cô nói:
- Không phải thế đâu. Dâm dù một lẽ, nhưng ý thì khác nhau. Những kẻ hiếu dâm trên đời chẳng qua là ưa sắc đẹp, thích múa hát, đùa bỡn không chán, "mây mưa" bừa bãi không chừng, chỉ sợ thiên hạ không đủ mỹ nữ để cung thú vui chốc lát cho mình, đó là những hạng ngu xuẩn, chỉ biết thú vui bề ngoài thôi. Như anh, khi mới sinh ra đã mang một mối si tình, chúng ta gọi thế là "ý dâm". Hai chữ "ý dâm" chỉ có thể hiểu ngầm trong lòng, chứ không thể nói ra miệng được. Riêng anh thì xứng với hai chữ này. Ở trong khuê các, anh có thể là bạn tốt đấy, nhưng khi ra đời thì vẫn mang tiếng là người vớ vẩn, quái gở sẽ bị trăm miệng cười giễu, muôn mắt lườm nguýt. Nay ta đã gặp hai cụ Vinh công, Ninh công nhà anh tha thiết ký thác, ta không nỡ để cho anh là người làm vẻ vang cho bọn khuê các mà lại bị đời ruồng bỏ. Vì thế, ta dắt anh đến đây, cho uống rượu ngon, thưởng trà tiên, nghe hát hay, lại gả cho anh một cô gái tên là Kiêm Mỹ, tên chữ là Khả Khanh. Đêm nay được giờ tốt, nên thành thân ngay. Chẳng qua để cho anh nhận biết ảo cảnh cõi tiên còn thế, huống chi là dưới trần. Từ giờ trở đi, chú ý vào đạo Khổng, Mạnh, dấn mình vào con đường giúp đời, giúp nước mới được.
Nói xong tiên cô tham dạy cách "mây mưa", rồi đẩy Bảo Ngọc vào buồng, khép cửa lại.
Bảo Ngọc mơ mơ màng màng, theo lời tiên cô dạy, làm những việc như vợ chồng ân ái với nhau. Đến hôm sau thì ân tình đằm thắm, trò chuyện nỉ non, cùng Khả Khanh bịn rịn không rời nhau một bước. Nhân lúc hai người dắt tay đi chơi, đến một chỗ gai góc đầy đường, hùm sói hàng đản, trước mặt lại có một cái suối nước đen, không có cầu sang. Đương lúc dùng dằng, chợt thấy Cảnh ảo tiên cô từ phía sau gọi:
- Đừng đi nữa, quay về ngay.
Bảo Ngọc vội đứng dừng lại hỏi:
- Đây là chỗ nào?.
Tiên cô nói:
- Đây là bến mê, sâu hàng vạn trượng, rộng hàng muôn dặm, không có thuyền đi qua, chỉ có một cái mảng gỗ, Mộc Cư Sĩ bẻ lái, Hôi Thị Giả đẩy sào, chở không lấy tiền, ai có đạo duyên mới sang được. Nay anh ngẫu nghiên đến đây, nếu không may ngã xuống đó thì thực phụ những lời dặn bảo ân cần của ta!
Nói chưa dứt lời thì nghe thấy ở trong bến Mê có tiếng ầm ầm như sấm, có nhiều quỷ dạ xoa dưới bể nhô lên định lôi Bảo Ngọc, làm Bảo Ngọc sợ hãi, mồ hôi toát ra như mưa, kêu thất thanh: "Khả Khanh, cứu tôi với!" Bọn Tập Nhân và a hoàn vội vàng chạy đến ôm Bảo Ngọc và nói:
- Cậu Bảo đừng sợ, chúng tôi ở đây cả.
Tần thị đương ở ngoài buồng dặn dò đám a hoàn nhỏ coi giữ đừng cho mèo chó cắn nhau; chợt nghe Bảo Ngọc nằm mê gọi tên tục mình, trong bụng đâm buồn bực: "Ở đây chẳng ai biết tên mình cả, sao trong chiêm bao, Bảo Ngọc lại biết mà gọi ra. Thực là:
Một hồi mộng kín chờ ai đấy?
Nghìn thuở tình ngây một tớ thôi.
--- ------ ------ ------ -------
1 Hồi này có hai điểm nên chú ý.
a) Tổng quát tất cả những nhân vật và những sự việc quan hệ mật thiết tới Bảo Ngọc và gia đình họ Giả. Kim lăng thập nhị thoa chính sách phó sách, hựu phó sách và mười hai bài ca Hồng lâu mộng, có thể gọi là những câu sấ m, hoặc là lá số tiền định. Theo những việc ở các hồi sau chúng ta có thể đoán: thí dụ bài một: Tinh Văn bị đuổi về nhà rồi chết, bài hai: Tập Nhân về sau lấy Tưởng Ngọc Hàm là một chàng hát tuồng bài ba, Hương Lăng tức Anh Liên con Chân Sĩ ẩn lấy Tiết Bàn đẻ con rồi chết, bài tư: Bảo Ngọc yêu Đại Ngọc. Bảo Thoa lại lay Bảo Ngọc, rồi Bảo Ngọc bỏ Bảo Thoa đi tụ Bài năm: Nguyên Xuân lấy vua, không được lâu rồi chết. Còn những bài khác hoặc nói về Đại Ngọc chết non hoặc nói về Diệu Ngọc bị kẻ cướp bắt đi, hoặc nói về Nghênh Xuân lấy phải chồng bất lương, hoặc nói về Tích Xuân chán đời đi tu… Đọc các hồi sau sẽ đoán ra được, kể ra cũng hoang đường thật. Tác giả cố ý bài trí dàn ra một cảnh mộng để xây dựng nội dung cuốn truyện đó mà thôi.
b) Nói nhiều về tinh như Triệu đề, Mộ khốc, Xuân cảm, Thu bi... Lại nói đến cả chữ "dâm" có thể ngờ là "dâm thư", nhưng suy nghĩ hai chữ "cảnh ảo". (cảnh là cảnh tỉnh, ảo là mộng ảo) tác giả có ngụ ý khuyên răn, không nên lấy từ hại ý mà chê là tục.
2 Bức tranh vẽ người đốt gậy cỏ lệ Lưu Hướng đời Tây Hán đến đọc sách ở gác Thạch Cừ, có một vị tiên chống gậy cỏ lê đến đốt đầu gậy làm đèn cho Lưu Hướng đọc. Về sau dùng điển nãy chỉ người chăm học, đọc sách cả đêm.
3 Hải đường ngủ đêm xuân.
4 Vợ Đường Cao Tông. Khi Cao Tông chết, bà ta tự xưng là Tắc Thiên hoàng đế.
5 Vợ Hán Thánh Đế, người rất nhẹ, có thể đứng trên cái mâm mà múa.
6 An Lộc Sun, người đời Đường, tư thông với Dương Qúy Phi.
7 Cũng gọi là Thọ Dương Công chúa, con gái vua Tống Vũ Đế.
8 Chưa tường.
9 Thái hư: hư không, không có thật, ảo cảnh: cõi huyền ảo.
10 Phóng xuân: thả cho mùa xuân được tự do.
11 Nghiệt hải: bể oan nghiệt, tình thiên: trời ái tình.
12 Cao hoang: hai cái nguyệt ở trong người, châm cứu không hết, thường
dùng để chỉ cái bệnh không chữa được.
13 Con hát.
14 Đây là kiểu đố chữ. Cây tức là mộc, đất tức là thổ. Mộc ở bên hai chữ
thổ là chữ quê.
15 Ngọc tức là Bảo Ngọc. Rừng tức Lâm Đại Ngọc.
16 Thỏ tức là Mão, hùm tức là Dần. Theo chuyện, Nguyên Xuân chết vào cuối năm Dần, đầu năm Mão.
17 Đây là một câu sấm ngữ theo tức chữ tòng. "lệnh" tức chữ lệnh. "Thôi" tức chữ hưu. Ý nói: Lúc đầu nói gì cũng nghe, sau sai khiến được người, cuối cùng bị người bỏ.
18 Tinh tủy của các thứ hoa thơm.
19 Một cái hang, chứa hàng nghìn màu hoa đỏ.
20 Một thành ngữ có ý nói: đành chịu với định mệnh.
21 Muôn sắc đẹp cùng chuốc chén.
22 Tên một con sông ở Hồ Nam, chỗ Nga Hoàng và Nữ Anh ngồi khóc vua Thuấn. Về sau dùng điều này tả nỗi trai gái tương tư.
23 Chỉ những người làm quan ăn lương.
Như dắt nàng tiên lánh cõi trần.
Vào hào hoa tư ai đấy nhỉ,
Phong lưu gây lấy nợ vào thân.
Việc mẹ con họ Tiết đến ở phủ Vinh hãy tạm ngưng. Nay nói Lâm Đại Ngọc từ khi đến phủ Vinh, được Giả mẫu thương yêu muôn phần, ăn ở đi đứng, nhất nhất đều như Bảo Ngọc, ngay Nghênh Xuân, Thám Xuân, Tích Xuân cũng không bằng.
Bảo Ngọc và Đại Ngọc thì thân nhau hơn hẳn mọi người; ngày cùng chơi chung, tối cùng ngủ chung, rất là hòa thuận, thân mật như keo sơn, không hề xích mích nhau điều gì. Nay bất thình lình có Tiết Bảo Thoa đến, tuy không lớn tuổi hơn mấy, nhưng phẩm cách đứng đắn, phong tư lộng lẫy, ai cũng cho là hơn Đại Ngọc. Bảo Thoa lại cư xử khoát đạt, tùy phận theo thời; không giống như Đại Ngọc có tính kiêu kỳ tự phụ, chẳng chịu kém ai, cho nên rất được lòng người dưới. Ngay bọn a hoàn cũng thích gần Bảo Thoa. Vì thế Đại Ngọc cũng hơi ấm ức khó chịu, nhưng Bảo Thoa thì thản nhiên như không.
Bảo Ngọc còn trẻ con, tính lại vụng về, ngang trái, coi anh chị em ai cũng như ai, không hề phân biệt thân sơ xa gần. Bấy nay Bảo Ngọc, Đại Ngọc ở trong buồng Giả mẫu, quen biết hơn và tất nhiên cũng thân mật hơn. Đã thân mật hơn thì dễ xảy ra những chuyện hiểu lầm nhau không thể tránh được. Có một hôm, không biết vì việc gì, hai người trò chuyện không hợp nhau, Đại Ngọc bực bội vào buồng khóc một mình. Bảo Ngọc hối hận đã nói sỗ sàng, liền lại làm thân, Đại Ngọc mới dần dần nguôi giận.
Nhân dịp vườn bên phủ Vinh hoa mai nở rộ, vợ Giả Trân là vưu thị bày tiệc, rồi sai vợ chồng Giả Dung sang tận nơi mời Giả mẫu, Hình phu nhân, Vương phu nhân sang thưởng hoa.
Giả mẫu và mọi người ăn cơm sáng xong, sang vườn Hội phương ngắm cảnh. Trước còn uống trà, sau mới uống rượu. Đây chỉ là tiệc rượu riêng trong hai phủ Ninh và phủ Vinh thôi, không có sự gì lạ đáng chép cả.
Một lúc sau, Bảo Ngọc mệt, muốn về nghỉ trưa. Giả mẫu định sai người đưa về nghỉ một chốc rồi sẽ đến. Vợ Giả Dung là họ Tần, vội cười nói:
- Ở đây đã dọn một gian buồng để chú Bảo nghỉ rồi, xin cụ yên lòng, cứ giao chú ấy cho cháu là được.
Rồi bảo vú già và a hoàn của Bảo Ngọc: "Các bà các chị mời chú Bảo đi theo tôi".
Giả mẫu biết Tần thị rất chu tất, vì chị ta là người mềm mại, dịu dàng, cư xử lại hòa nhã khéo léo rất được vừa ý trong đám chắt dâu. Thấy Tần thị dẫn Bảo Ngọc đi nghỉ, Giả mẫu mới yên tâm.
Khi Tần thị dẫn mọi người đến buồng trong; Bảo Ngọc ngửng đầu trông, thấy trên treo bức vẽ "Nhiên lê đồ" 2. Bức vẽ rất đẹp, nhưng không biết của ai, trong bụng Bảo Ngọc không thích. Lại có một câu đôi câu đối:
Thế sự tinh thông đều là học vấn,
Nhân tình lịch duyệt mới gọi văn chương.
Đọc xong xuôi câu đối, Bảo Ngọc nhìn nhà cửa rất đẹp, đồ bài trí rất trang hoàng, nhưng nhất định không chịu ở, liền nói:
- Mau ra ngay, mau ra ngay!
Tần thị cười nói:
- Chỗ này không vừa ý thì chú đi đâu bây giờ. Nếu không, chú đến nghỉ ở buồng tôi vậy.
Bảo Ngọc gật đầu mỉm cười, một bà già nói:
- Có lẽ nào chú lại đến ngủ ở buồng cháu dâu?
Tần thị cười nói:
- Ôi dào! Không sợ chú ấy phật ý. Chú ấy đã lớn đâu mà phải e dè? Chị không thấy tháng trước em tôi đến đây chơi à? Tuy nó bằng tuổi chú Bảo, nhưng để hai người đứng với nhau có lẽ nó còn cao hơn kia.
Bảo Ngọc hỏi:
- Tại làm sao tôi chưa được gặp? Đi gọi lại đây tôi xem.
Mọi người cười nói:
- Ờ xa hai ba mươi dặm, gọi ngay thế nào được. Sau này cũng có ngày gặp nhau.
Đến buồng Tần thị, Bảo Ngọc vừa mới bước chân vào, đã thoảng có mùi thơm say sưa. Khi ấy mắt Bảo Ngọc dính lại, người nhủn ra, nói ngay:
- Mùi thơm thích nhỉ.
Trong buồng, trên tường treo bức họa "Hải đường xuân thụy" 3 của Đường Bá Hổ vẽ, hai bên có đôi câu đối của học sĩ Tần Thái Hư đời Tống:
Lờ mờ giấc mộng hơi xuân lạnh,
Ngào ngạt mùi hương rượu khá nồng.
Trên án bày một cái gương quý của Vũ Tắc Thiên 4 đời Đường. Một bên bày cái mâm vàng mà Triệu Phi Yến 5 đã đứng lên múa, trên mâm để quả dưa mà An Lộc Sơn 6 đã ném vào vú Dương Qúy Phị Đằng trước kê một cái giường báu của công chúa Thọ Xương 7 nằm ở điện Hàm Chương, mắc cái màn liên châu của Công chúa Đồng Xương 8 dệt ra.
Bảo Ngọc thấy vậy cười nói:
- Ở đây tốt! Ở đây tốt!
Tần thị cười:
- Cái buồng của tôi dù thần tiên cũng có thể ở được.
Nói xong, Tần Thị tự tay mở cái khăn lụa mà chính tay Tây Thi đã giặt, và đặt sẵn cái gối Uyên Ương của Hồng Nương đã ôm khi xưa. Thấy Bảo Ngọc ngủ yên, bọn bà già rủ nhau đi ra ngoài, chỉ để Tập Nhân, Mỹ Nhân, Tình Văn, Xạ Nguyệt, bốn người ở lại túc trực. Tần thị gọi mấy a hoàn nhỏ ra ngồi ngoài thềm, đừng cho mèo chó đến cắn nhau.
Bảo Ngọc vừa nhắm mắt đã bàng hoàng ngủ saỵ Tưởng như Tần thị còn đứng trước mặt mình. Bảo Ngọc lững thững theo Tần Thị đi đến một chỗ lan can sơn đỏ, thềm xây bằng ngọc, cây xanh ngắt, suối trong veo, không có một tí dấu vết bụi trần. Bảo Ngọc ở trong giấc mộng rất vui sướng, nghĩ bụng: "Chỗ này thú lắm, ước gì ta được ở đây suốt đời, dù mất cả nhà cũng vui lòng hơn là bị cha mẹ và thầy học kèm thúc!" Đương lúc nghĩ vơ vẩn, nghe thấy sau núi có người hát:
Mộng đẹp, mây tan mộng,
Hoa bay, nước cuốn hoa.
Nhắn bảo bạn nhi nữ,
Buồn hão chuốc chi mà?
Bảo Ngọc nghe rõ đó là tiếng hát của người con gái. Tiếng hát chưa dứt đã thấy một mỹ nhân ở đằng xa đi lại, thướt tha lững thững, không giống người trần tí nào. Có bài phú tả chân sau này:
Vừa qua rừng liễu, đã tới buồng hoa,
Chỗ đang đi, chim trên cành, tiếng kêu xào xạc,
Khi sắp đến, bước quanh thềm, bóng lượn thướt tha.
Ve vẩy tay tiên, xạ lan ngào ngạt,
Phất phơ tà áo, hoàn bội gần xa.
Mặt hoa đào, làn tóc mây xanh ngắt,
Môi anh đào, răng hạt lựu hương pha.
Tuyết múa, gió quay, lưng ong mềm mại,
Mặt tươi, da bóng, châu thúy chói lòa.
Thấp thoáng trong hoa, như mừng như giận.
Nhởn nhơ mặt nước, khi bổng, khi là.
Mày liễu cau cau, muốn nói mà còn e lệ,
Gót sen chầm chậm, muốn dừng mà vẫn dạo qua.
Phẩm chất đáng khen, giá trong ngọc sáng.
Áo quần rất đẹp, lộng lẫy văn hoa,
Kể dung mạo, hương lồng ngọc giát,
Ví phong tư, rồng cuốn, phượng sa.
Trắng như hoa mai tuyết phủ,
Sạch như bông huệ sương pha.
Nhàn tĩnh như cỗi thông mọc trong không cốc,
Diễm lệ như mây ráng soi dưới trùng ba.
Văn vẻ như rồng bơi trong đầm uốn khúc,
Quang thái như trăng dọi trên sông Ngân hà.
Tây Thi đáng thẹn, Vuông Tường kém xa.
Lạ thay đến tự phương nào? Sinh ở đâu ta?
Thật vậy, chốn Dao trì khó bề sánh kịp, nơi tử phủ dễ kiếm đâu ra.
Hỏi người nào đấy? quả bậc tiên nga.
Bảo Ngọc trông thấy đây là một tiên cô, mừng rơ vội lại chào, cười nói:
- Tiên cô ở đâu đến đây, bây giờ định đi đâu? Tôi không biết chỗ này là chỗ nào, nhờ tiên cô dẫn tôi đi.
Tiên cô cười nói:
- Ta là vị tiên ở Thái hư ảo cảnh 9, động Khiển Hương, núi Phóng Xuân 10, thuộc trời Ly hận, bể Quán sầu, phàm những việc nợ trăng, tình gió, gái giận, trai si ở cõi trần đều thuộc ta cai quản. Nhân gần đây có bọn phong lưu oan nghiệt tụ tập ở nơi này nên ta đến thăm dò cơ hội gieo rắc mọi nỗi tương tự Nay gặp anh cũng không phải là ngẫu nhiên. Chỗ ta ở c ũng gần, không có vật gì, chỉ có ly trà tiên, tự tay hái lấy, h ũ rượu ngon, tự tay nấu lấy, vài cô múa hát, tập rèn đã lâu, và mười hai khúc Hồng lâu mộng mới phổ vào cung đàn. Anh có muốn theo ta đi chơi không?
Bảo Ngọc nghe xong, sung sướng nhảy lên, quên bẵng Tần thị không biết ở đâu, liền theo ngay tiên cô đến một nơi. Chợt trông thấy một tòa nhà phía trước, trên biển đề bốn chữ to: "Thái hư ảo cảnh", hai bên có đôi câu đối:
Giả bảo là chân, chân cũng giả,
Không làm ra có, có rồi không.
Đi qua tòa nhà đến một cửa cung, trên treo biển có bốn chữ lớn: "Nghiệt hải tình thiên" 11 và đôi câu đối:
Đất rộng, trời cao, khôn gỡ nổi mối tình kim cổ,
Trai si, gái oán, khó đền xong món nợ gió trăng.
Bảo Ngọc xem xong nghĩ bụng: "À ra thế đấy. Nhưng thế nào là "tình kim cổ" và "nợ gió trăng"? Ta phải hiểu rõ câu này mới được". Bảo Ngọc vừa mới nghĩ thế, ngờ đâu con ma tình đã lấn sâu vào tận cao hoang 12. Cậu ta theo tiên cô vào đến cửa thứ hai, thấy hai tòa bên cạnh đều có hoành phi câu đối, không tài nào xem hết được, chỉ thấy mấy chỗ đề những chữ: "Si tình ti", "kết oán ti", "Triêu đề ti", "Dạ Oán ti", "Xuân cảm ti", "Thu bi ti". Bảo Ngọc hỏi tiên cô:
- Xin phiền tiên cô dẫn tôi vào xem trong các ti có được không?
Tiên cô nói:
- Trong các ti chứa toàn sổ sách của tất cả con gái trong thiên hạ từ trước và sau này, anh người trần mắt thịt không thể biết được.
Bảo Ngọc khi nào chịu thôi, cứ khẩn khoản nài xin mấy lần. Tiên cô mới bảo:
- Thôi được, vào đây mà xem.
Bảo Ngọc thích lắm, vừa ngẩng đầu nhìn, thấy một ti có biển đề ba chữ: "Bạc mệnh ti" hai bên có câu đối:
Xuân hận, thu sầu mình chuốc lấy,
Mặt hoa da phấn đẹp vì ai?
Bảo Ngọc xem xong, trong lòng than thở. Đi vào trong cửa thấy mười mấy cái tủ lớn đều niêm phong cẩn thận, trên tờ niêm phong đều có đề tên các tỉnh. Bảo Ngọc chỉ chăm chú nhìn xem có tờ niêm phong nào đề tên tỉnh mình, chứ không để ý đến các tỉnh khác, chợt thấy Có một cái tủ đề: "Kim Lăng thập nhị thoa chính sách". Bảo Ngọc hỏi:
- Sao lại gọi là "Kim Lăng thập nhị thoa chính sách"?
Tiên cô nói:
- Tức là quyển sổ ghi mười hai người con gái đứng đầu trong tỉnh anh, cho nên gọi là chính sách.
Bảo Ngọc nói:
- Người ta thường nói Kim Lăng rộng lắm, làm sao chỉ có mười hai người? Ngay trong nhà chúng tôi, trên dưới cũng đã có hàng mấy trăm người rồi!
Tiên cô mỉm cười nói:
- Con gái trong tỉnh anh rất nhiều, nhưng đây chỉ biên những người nào cần biên thôi. Hai tủ để hai bên là hạng thứ nhì. Những hạng tầm thường thì không cần biên vào.
Bảo Ngọc lại xem đến cái tủ đề: "Kim Lăng thập nhị thoa chính sách", rồi lại có một tủ nữa đề: "Kim Lăng thạp nhị thoa hựu phó sách". Bảo Ngọc giơ tay mở tủ, rút một quyển trong "hựu phó sách" ra xem. Vừa mở ra, thấy một bức vẽ, trên bìa không phải là nhân vật, cũng không phải là sơn thủy, chẳng qua màu mực lờ mờ. Trên giấy đầy những mây đen mù đục mà thôi. Sau có mấy hàng chữ:
Trăng trong khó gặp, mây đẹp dễ tan,
Lòng sao cao quý, phận lại đê hèn.
Tinh khôn, đài các tổ người ghen,
Chịu tiếng ong ve thành tổn thọ,
Đa tình công tử Luống than phiền.
Bảo Ngọc xem xong, không hiểu, lại thấy mặt sau vẽ một khóm hoa tươi, một cái giường trải chiếu rách, có đề mấy câu:
Nhũn nhặn thuận hòa uổng cả,
Lan thơm, quế ngát, thừa thôi.
Khen cho ưu linh 13 phúc tốt,
Ngờ đâu công tử duyên ôi!
Bảo Ngọc xem xong lại càng không hiểu, cất quyển sổ ấy vào tủ và mở tủ đựng "phó sách", lấy một quyển ra xem, thấy trang đầu có vẽ một cành hoa quế, mé dưới có cái ao, nước cạn, bùn khô, cây sen héo, ngó sen tàn. Mặt sau có đề thơ:
Sen thơm liền gốc nở chùm hoa,
Gặp gỡ đường đời thật xót xa.
Từ lúc cây trong hai chỗ đất 14.
Hương hồn trở lại chốn quê nhà.
Bảo Ngọc xem xong cũng không hiểu. Lại lấy một quyển ở trong tủ "chính sách" ra xem, thấy trang đầu vẽ hai cây khô, trên cây treo một cái đai ngọc; dưới đất có một đống tuyết, trong tuyết có cái trâm vàng. Có bốn câu thơ:
Than ôi có đức dừng thoi,
Thương ôi cô gái có tài vịnh bông.
Ai treo đai ngọc giữa rừng 15,
Trâm vàng ai đã vùi trong tuyết dày?
Bảo Ngọc vẫn không hiểu, muốn hỏi cho ra, nhưng biết rằng tiên cô chẳng chịu tiết lộ cơ trời, muốn cất sổ đi, nhưng lại tiếc, liền giở xem những trang sau, thì thấy vẽ một cái cung, trên cung treo một quả phật thủ. Có đề bài thơ:
Sau tuổi hai mươi đã trải đời,
Kìa hoa lựu nở cửa cung soi.
Ba xuân nào được bằng xuân mới,
Thỏ gặp hùm kia giấc mộng xuôi 16.
Mặt sau lại vẽ hai người thả diều, một vùng bể lớn, một cái thuyền lớn, trong thuyền có một cô gái bưng mặt khóc. Sau bức họa có bốn câu:
Chí cao tài giỏi có ai bì,
Gặp lúc nhà suy, vận cũng suy,
Nhớ tiếc thanh xuân ra bến khóc.
Gió đông nghìn dặm mộng xa đi.
Mặt sau vẽ mấy đám mây bay, một dòng nước chảy, có đề mấy câu:
Giàu sang cũng thế thôi.
Từ bé mẹ cha bỏ đi rồi.
Nhìn bóng chiều ngậm ngùi,
Sông Tương nước chảy mây Sở trôi.
Mặt sau thấy vẽ một viên ngọc quý, vất ở đống bùn. Có mấy câu đoán:
Muốn sạch mà không sạch.
Rằng không chửa hẳn không.
Thương thay mình vàng ngọc,
Bùn lầy sa vào trong.
Mặt sau lại vẽ một con lang dữ, đuổi bắt một mỹ nữ, định ăn thịt. Dưới có câu:.
Rõ ràng giống sói Trung Sơn,
Gặp khi đắc ý ngông cuồng lắm thay.
Làm cho hoa liễu thân này,
Hoàng lương giấc mộng mới đầy một năm.
Mặt sau lại vẽ một tòa miếu cổ, trong có một mỹ nhân ngồi xem kinh, có mấy câu phán:
Biết rõ ba xuân cảnh chóng già,
Thời trang đổi lấy áo cà sa.
Thương thay con gái nhà khuê các,
Một ngọn đèn xanh cạnh phật bà.
Mặt sau vẽ một núi băng, trên có một con phượng mái. Có mấy câu phán:
Chim phượng kìa sao đến lỗi thời,
Người đều yêu mến bực cao tài,
Một theo hai lệnh, ba thôi cả, 17
Nhìn lại Kim Lăng luống ngậm ngùi.
Mặt sau vẽ một cái nhà trong vùng thôn quê vắng vẻ, có một mỹ nhân dệt cửi. Có mấy câu phán:
Vận suy đừng kể rằng sang,
Nhà suy chớ kể họ hàng gần xa.
Tình cờ cứu giúp người ta,
Khéo sao Lưu thị lại là ân nhân.
Sau bài thơ vẽ một chậu lan, bên cạnh có một mỹ nhân đội mũ phượng, đeo cái khoác vai màu ráng trời, và có mấy câu phán:
Gặp xuân đào lý quả muôn vàn,
Rốt cuộc sao bằng một chậu lan.
Nước sạch, băng trong ghen ghét hão,
Tiếng tăm còn để lại nhân gian.
Lại có một tòa lầu cao, trên có một mỹ nhân treo cổ tự tử. Có mấy câu phán:
Trời tình, bể tình là mộng ảo,
Mà tội dâm kia cũng bởi tình.
Đầu têu nào phải "Vinh" hư hỏng,
Mở lối khơi nguồn, thực tại "Ninh".
Bảo Ngọc còn muốn xem nữa. Tiên cô biết Bảo Ngọc tư chất thông minh, tính tình mẫn tuệ, sợ lộ thiên cơ, bèn gấp sổ lại, cười bảo:
- Hãy đi theo ta vào xem phong cảnh, sao lại ở đây đoán vơ vẩn làm gì?
Bảo Ngọc mơ màng, bất giác buông quyển sổ ra, theo tiên cô đi về đằng sau. Thấy cột vẽ, xà chạm, rèm châu, màn thêu hoa tiên, cỏ lạ, hoa thơm ngào ngạt, thực là cảnh tuyệt đẹp, đúng như câu:
Cửa sổ sáng lay, vàng giải đất,
Sóng quỳnh tuyết chiếu, ngọc làm nhà.
Bảo Ngọc đương mải miết xem, chợt tiên cô gọi:
- Chị em đâu, đi ra đón quý khách!
Tiếng gọi chưa dứt, đã thấy mấy cô tiên ở trong buồng, tà sen phất phới, áo lông thướt tha, tươi như hoa xuân, đẹp như trăng thu, chạy ra. Trông thấy Bảo Ngọc, các nàng tiên đều trách Cảnh ảo tiên cô:
- Chúng em không biết là "quý khách" nào, vội vàng ra đón. Chị đã bảo ngày này, giờ này sẽ có linh hồn em Giáng Châu đến ngoạn cảnh, chúng em chờ mãi, sao bây giờ lại dẫn cái của ô trọc đến đây làm bẩn cả nơi nữ nhi thanh tịnh này?
Bảo Ngọc nghe nói, giật mình, cảm thấy mình dơ bẩn đáng thẹn, muốn lùi ra. Tiên cô vội nắm lại và quay về các nàng tiên nói:
- Các em không biết đầu đuôi việc này. Nguyên hôm nay ta định đến phủ Vinh đón Giáng Châu. Khi đi qua phủ Ninh, gặp linh hồn hai ông Ninh công, Vinh công nói với ta rằng: "Nhà chúng tôi từ đầu quốc triều, đời đời công danh phú quý đã trăm năm naỵ Bây giờ số vận đã hết, không thể kéo lại được nữa. Con cháu chúng tôi tuy nhiều, nhưng chẳng có đứa nào nối nghiệp. Chỉ có cháu đích tôn là Bảo Ngọc, có chút thông minh đĩnh ngộ, may ra có thể thành đạt được, nhưng vì tính nó ngang trái kỳ quặc, sợ không ai dìu dắt vào đường chính. May gặp tiên cô đến đây, xin nhờ lấy những việc tình dục thanh sắc răn bảo bệnh si ngoan của nó, họa chăng nó có thể thoát vòng mê muội, đi vào đường chính, thì rất may cho anh em chúng tôi". Vì hai ông ký thác như thế nên ta có lòng từ bi dắt nó đến đây. Trước hết cho nó xem thật kỹ những quyển sổ ghi số mệnh chung thân của ba hạng con gái nhà nó, nhưng nó vẫn chưa tỉnh ngộ, nên ta lại dẫn đến đây để trải hết những cái ảo cảnh ăn ngon, hát hay, sắc đẹp, họa may nó có tỉnh ngộ chăng.
Nói đoạn, tiên cô dắt Bảo Ngọc vào trong nhà. Một mùi thơm mê hồn không biết là thứ gì. Bảo Ngọc không nhịn được, phải hỏi. Tiên cô cười nhạt:
- Mùi hương này dưới trần không có, anh làm sao biết được. Đây là tinh hoa của cỏ lạ mới mọc ở những nơi danh sơn thắng cảnh, lại hợp chế với dầu các cây quý gọi là "Quần hương tủy" 18.
Bảo Ngọc nghe rất ham thích. Bấy giờ mọi người vào chỗ ngồi, tiểu hoàn dâng trà, Bảo Ngọc thấy hương thanh vị thơm, không phải là trà thường, liền hỏi trà gì, tiên cô nói:
- Trà này lấy ở Động Khiển Hương núi Phóng Xuân, pha bằng nước móc đọng ở trên hoa lá cõi tiên, gọi là "Thiên hồng nhất quật" 19.
Nghe xong, Bảo Ngọc gật đầu khen. Nhìn vào trong buồng thì thấy đàn ngọc, đỉnh báu, tranh cổ, thơ mới, không thiếu thứ gì. Dưới cửa sổ lại có mấy bản đàn, có hộp nữ trang hoen phấn. Trên vách có treo câu đối:
Đất u vi lính tú.
Trời "vô khả nài hạ" 20.
Bảo Ngọc xem xong lại hỏi tên các nàng tiên, thì một là Si Mộng tiên cô, một là Chung Tình đại sĩ, một là Dẫn Sầu kim nữ, một là Độ hận bồ đề, mỗi người một đạo hiệu, không ai giống ai. Một chốc tiểu hoàn đến dọn bản đặt ghế bày tiệc. Chính là:
Chén hổ phách, cốc pha lê,
Bên này rượu ngọc, bên kia rượu quỳnh.
Bảo Ngọc thấy rượu thơm ngọt khác thường, lại hỏi. Tiên cô nói:
- Rượu này cất bằng nhụy trăm thứ hoa, nước muôn thứ cây thêm vào tủy con lân, sữa con phượng, vì thế gọi là rượu "Vạn diễm đồng bôi" 21.
Bảo Ngọc tấm tắc khen mãi. Khi uống rượu, có mười hai vũ nữ lên hỏi diễn khúc gì. Tiên cô nói:
- Diễn mười hai khúc Hồng Lâu Mộng mới đặt ra.
Vũ nữ vâng lời, liền lần gầy phím đàn, nhẹ gõ dịp phách. Vừa mới hát câu "Mịt mùng khi mới mở toang", tiên cô bảo Bảo Ngọc:
- Khúc này không phải như khúc dưới trần thường hát, phải có vai học trò, vai nữ, vai hề, vai lão, lại có chín cung giọng nam và giọng bắc. Ở đây thì hoặc đề vịnh một người, hoặc cảm hoài một việc, ngẫu nhiên thành một khúc, phổ vào âm nhạc ngay. Nếu không phải là người trong cuộc thì không hiểu được cái hay của nó. Khúc hát này chắc anh chưa hiểu rõ lắm. Nếu không xem vở trước, thì khi nghe cũng là vô vị thôi.
Nói xong, lại bảo tiểu hoàn đưa vở "Hồng lâu mộng" cho Bảo Ngọc. Bảo Ngọc cầm lấy, mắt xem vở, tai nghe hát, có những bài sau này:
Khúc một: GIÁO ĐẦU HỒNG LÂU MỘNG.
Mịt mùng khi mới mở toang,
Giống tình ai đã chịu mang vào mình.
Chỉ vì tình lại gặp tình,
Gió trăng nồng đượm không đành xa nhau.
Khi vắng vẻ, lúc buồn rầu,
Thua trời nên dãi nỗi sầu thơ ngây.
Mộng hồng lâu diễn khúc này.
Thương vàng tiếc ngọc tỏ bày nỗi riêng.
Khúc hai: CHUNG THÂN NGỘ (lỡ nhau suốt đời).
Ai rằng vàng ngọc duyên ưa,
Ta quên cây, đá, thề xưa được nào.
Trơ trơ người tuyết trên cao,
Ngoài đời, đường vắng khuây sao được nàng.
Cuộc đời ngán nỗi tang thương,
Đẹp không toàn đẹp, lời càng đúng thay.
Dù cho án đặt ngang mày,
Cuối cùng vẫn thấy lòng này băn khoăn.
Khúc ba: UỔNG NGƯNG MI (Hoài công biết nhau).
Một bên hoa nở vườn tiên,
Một bên ngọc đẹp không hoen ố màu.
Bảo rằng chả có duyên đâu,
Thì sao lại được gặp nhau kiếp này?
Bảo rằng sẵn có duyên may,
Thì sao lại đổi thay lời nguyền?
Một bên ngầm ngấm than phiền,
Một bên đeo đẳng hão huyền uổng công.
Một bên trăng dọi trên sông,
Một bên hoa nở bóng lồng trong gương,
Mắt này có mấy giọt sương,
Mà dòng chảy suốt năm trường, được chăng?
Bảo Ngọc nghe xong, thấy liên miên, viển vông, chưa có gì hay, nhưng âm điệu réo rắt làm cho hồn phách say mệ Vì vậy chẳng hỏi đầu đuôi, chẳng cần lai lịch, chỉ nghe để giải buồn thôi. Lại có những khúc hát tiếp:
Khúc bốn: HẬN VÔ THƯỜNG (Bực tức cuộc thay đổi)
Đương vui chợt đã buồn ngay,
Trố nhìn mọi việc thôi rày bỏ qua.
Hồn thơm dằng dặc bay xa,
Non cao trời rộng đây là quê hương.
Tìm nơi báo mộng gia nương,
Suối vàng con đã lỡ đường thần hôn.
Mau mau lùi bước là hơn.
Khúc năm: PHÂN CỐT NHỤC (Cốt nhục phân ly)
Đường xa mưa gió một chèo,
Cửa nhà, ruột thịt thôi đều bỏ qua.
Con đành lỗi với mẹ cha,
Khóc thương chỉ thiệt thân già đấy thôi.
Cùng thông số đã định rồi,
Hợp tan âu cũng duyên trời chi đây,
Phân chia hai ngả từ nay,
Dám mong giữ được ngày ngày bình yên,
Con đi xin chớ lo phiền.
Khúc sáu: LẠC TRUNG BI (Buồn trong cảnh vui)
Mồ côi từ lúc lọt lòng,
Dù nơi khuê các, chớ hòng ai thương,
Anh hào được tính hiên ngang
Tình riêng nhi nữ chưa vương vít lòng.
Thân này trăng sáng gió trong,
Chàng tiên mong được sánh cùng lứa đôi.
Những mong trời đất lâu dài.
Bõ khi trẻ dại gặp thời gian nan.
Ngờ đâu nước cạn mây tan,
Tương giang 22 lạnh ngắt, Cao đường vắng tanh.
Trần hoàn may rủi đã đành,
Việc gì khóc quẩn lo quanh bận lòng.
Khúc bảy: THẾ NAN DUNG (Đời không ưa)
Lan ví chất, tiên ví tài,
Chỉ hiềm cô tịch, tình trời bẩm sinh.
Cho là ăn thịt 23 hôi tanh,
Lụa the, là lượt, coi khinh không thèm.
Biết đâu cao quá. đời ghen,
Biết đâu sạch quá, đời khen da mà.
Đàn xanh, đền cổ, ngườí già,
Uổng công trang điểm, xuân đà kém xuân.
Ngán cho cái kiếp phong trần,
Sau này cũng lại xấu dần mãi đi.
Ngọc kia bùn trát đen sì,
Vương tôn công tử còn gì là duyên.
Khúc tám: HỈ OAN GIA (Gặp oan gia không đáng mừng lại mừng)
Người đâu hung ác lạ lùng,
Khác nào giống sói ở vùng Trung San.
Bấy lâu tình ái quên tràn,
Kiêu dâm chỉ việc mê man tháng ngày,
Cửa hầu bồ liễu thơ ngây,
Thân ngàn vàng nỡ đọa đày cho đang,
Một năm duyên đã bẽ bàng,
Hồn thơm phách đẹp, suối vàng xa chơi.
Khúc chín: HƯ HOA NGỘ (Biết tuổi hoa là không thật)
Cảnh xuân nhìn đã rõ rồi,
Liễu xanh, đào thắm hãy ngồi xem sao.
Thiều hoa đuổi sạch đi nào,
Tìm nơi nhã đạm thanh cao khác đời.
Kể chi đào nở trên trời,
Kể chi nhị hạnh lựng mùi trong mây.
Rốt cùng nào có ai hay,
Tiết thu đâu đã kéo ngay đến rồi.
Xóm Dương than khóc tiếng người,
Rừng phong văng tiếng ma ngồi ngâm nga.
Lại còn cảnh khác bày ra,
Ngút trời cỏ héo che qua nấm mồ.
Đó là biến đổi lắm trò,
Trước nghèo, sau có, chăm lo suốt đời.
Dày vò hoa cũng thế thôi,
Xuân mời hoa đến, thu mời hoa đi.
Tử sinh lẽ ấy đem suy,
Dù ai muốn trốn, trốn chi được mà.
Phương tây có cõi Bà Sa,
Nghe đồn có quả tên là Trường sinh.
Khúc mười: THÔNG MINH LỤY (Mắc lụy thông minh)
Việc đời tính rất thông minh,
Còn mình, mình tính phận mình vẫn sai,
Sống lần ruột đã nát rồi,
Chết mang tiếng hão là người tinh ranh,
Trước kia giàu có khang ninh,
Đến sau cơ nghiệp tan tành khắp nơi.
Uổng công áy náy nửa đời,
Khác gì một giấc mộng dài thâu canh.
Ầm ầm như sắp đổ đình,
Chập chờn như ngọn đèn xanh cạn dầu,
Vừa vui vẻ đã âu sầu,
Đời người biến đổi biết đâu mà lường.
Khúc mười một: LƯU DƯ KHÁNH (Phúc thừa sót lại)
May sao gặp được ân nhân,
Là nhờ dư phúc nương thân đó mà.
Âm công vun lấy phúc nhà.
Hết lòng cứu giúp người ta khi nghèo.
Anh gian, cậu ác chớ theo,
Nhãng tình máu mủ, chỉ yêu bạc tiền.
Có trời báo ứng ở trên.
Khúc mười hai: VÃN THIỀU HOA (Cảnh xuân về cuối)
Còn gì ân ái trong gương,
Còn gì giấc mộng trên đường công danh.
Cảnh thiều hoa đi sao nhanh,
Chăn uyên màn gấm thôi đành bỏ qua.
Mũ châu, áo phượng thướt tha,
Chống làm sao nổi vận nhà bấp bênh.
Già, nghèo khó chịu đã đành,
Cũng nên tích đức để dành về sau.
Ngông nghênh trâm ngọc trên đầu,
Ấn vàng trước ngực muôn màu sáng trưng.
Uy quyền lộc vị lẫy lừng,
Suối vàng buồn thảm đường chừng gần thôi.
Xưa nay khanh tướng còn ai,
Họa còn tiếng hão cho đời ngợi khen.
Khúc mười ba: HẢO SỰ CHUNG (Việc hay đến lúc hết)
Xuân đi hương vẫn còn rơi,
Nguyệt hoa gây vạ suy đồi vì ai?
Nhà suy bởi tại Kính rồi,
Nhà tan trước hết tội thời tại Ninh.
Gây nên oan trái vì tình.
Khúc mười bốn: PHI ĐIỂU CÁC ĐẦU LÂM (Chim bay về rừng)
Quan thì cơ nghiệp suy tàn,
Giàu thì vàng bạc cũng tan hết rồi.
Có ơn chết để trốn đời,
Rành rành báo ứng những ai phụ lòng.
Mạng đền mạng, đã trả xong,
Lệ đền lệ, đã ròng rong tuôn rơi.
Oan oan đừng lấy làm chơi.
Hợp tan đã trốn được trời hay chưa?
Gian nan là bởi kiếp xưa,
Giá mà phú quý là nhờ vận may,
Khôn thì vào cửa "Không" này,
Dại thì tính mệnh có ngày mất toi.
Như chim khi đã hết mồi,
Bay về rừng, thẳm đậu nơi yên lành.
Hát xong, tiên nữ lại hát những bài phụ, Thấy Bảo Ngọc không lấy làm thích lắm, tiên cô thở dài:
- Anh ngốc này vẫn chưa tỉnh ngộ.
Bảo Ngọc thấy mình bàng hoàng hoảng hốt, vội bảo ca nữ đừng hát nữa, và kêu say, xin đi nằm. Tiên cô truyền bảo dọn bàn tiệc đi, đưa Bảo Ngọc vào một buồng thêu thơm thọ Trong đó trang hoàng nhiều đồ xưa nay chưa từng thấy. Đáng sợ nhất là có một nàng tiên ngồi đấy, tươi đẹp nhu mì, giống hệt Bảo Thoa, dịu dàng phong lưu lại như Đại Ngọc. Bảo Ngọc chưa biết thế nào, chợt nghe tiên cô nói:
- Dưới trần bao nhiêu nhà phú quý, những nơi gió trăng trước cửa sổ, khói mây trong buồng thêu, đều bị bọn trai hư gái hỏng làm nhơ bẩn. Đáng giận hơn nữa là xưa nay những bọn con nhà khinh bạc hay biện bạch rằng "hiếu sắc mà không dâm" lại bảo "tình mà không dâm", đó chỉ là những lời để che lấp thói xấu mà thôi. Biết đâu "hiếu sắc tức là dâm". "Biết tình lại càng dâm". Vì thế, cuộc gặp gỡ ở Vu Sơn, chuyện vui thú về mây mưa, đều do chuộng sắc ham tình mà gây nên. Ta ưa anh, vì anh là một người dâm nhất thiên hạ xưa nay.
Bảo Ngọc nghe xong, sợ hãi, vội vàng nói:
- Tiên cô lầm rồi. Tôi vì lười học, cha mẹ thường mắng luôn, đâu còn dám phạm đến chữ "dâm". Vả tôi còn bé, chẳng biết "dâm" là thế nào?
Tiên cô nói:
- Không phải thế đâu. Dâm dù một lẽ, nhưng ý thì khác nhau. Những kẻ hiếu dâm trên đời chẳng qua là ưa sắc đẹp, thích múa hát, đùa bỡn không chán, "mây mưa" bừa bãi không chừng, chỉ sợ thiên hạ không đủ mỹ nữ để cung thú vui chốc lát cho mình, đó là những hạng ngu xuẩn, chỉ biết thú vui bề ngoài thôi. Như anh, khi mới sinh ra đã mang một mối si tình, chúng ta gọi thế là "ý dâm". Hai chữ "ý dâm" chỉ có thể hiểu ngầm trong lòng, chứ không thể nói ra miệng được. Riêng anh thì xứng với hai chữ này. Ở trong khuê các, anh có thể là bạn tốt đấy, nhưng khi ra đời thì vẫn mang tiếng là người vớ vẩn, quái gở sẽ bị trăm miệng cười giễu, muôn mắt lườm nguýt. Nay ta đã gặp hai cụ Vinh công, Ninh công nhà anh tha thiết ký thác, ta không nỡ để cho anh là người làm vẻ vang cho bọn khuê các mà lại bị đời ruồng bỏ. Vì thế, ta dắt anh đến đây, cho uống rượu ngon, thưởng trà tiên, nghe hát hay, lại gả cho anh một cô gái tên là Kiêm Mỹ, tên chữ là Khả Khanh. Đêm nay được giờ tốt, nên thành thân ngay. Chẳng qua để cho anh nhận biết ảo cảnh cõi tiên còn thế, huống chi là dưới trần. Từ giờ trở đi, chú ý vào đạo Khổng, Mạnh, dấn mình vào con đường giúp đời, giúp nước mới được.
Nói xong tiên cô tham dạy cách "mây mưa", rồi đẩy Bảo Ngọc vào buồng, khép cửa lại.
Bảo Ngọc mơ mơ màng màng, theo lời tiên cô dạy, làm những việc như vợ chồng ân ái với nhau. Đến hôm sau thì ân tình đằm thắm, trò chuyện nỉ non, cùng Khả Khanh bịn rịn không rời nhau một bước. Nhân lúc hai người dắt tay đi chơi, đến một chỗ gai góc đầy đường, hùm sói hàng đản, trước mặt lại có một cái suối nước đen, không có cầu sang. Đương lúc dùng dằng, chợt thấy Cảnh ảo tiên cô từ phía sau gọi:
- Đừng đi nữa, quay về ngay.
Bảo Ngọc vội đứng dừng lại hỏi:
- Đây là chỗ nào?.
Tiên cô nói:
- Đây là bến mê, sâu hàng vạn trượng, rộng hàng muôn dặm, không có thuyền đi qua, chỉ có một cái mảng gỗ, Mộc Cư Sĩ bẻ lái, Hôi Thị Giả đẩy sào, chở không lấy tiền, ai có đạo duyên mới sang được. Nay anh ngẫu nghiên đến đây, nếu không may ngã xuống đó thì thực phụ những lời dặn bảo ân cần của ta!
Nói chưa dứt lời thì nghe thấy ở trong bến Mê có tiếng ầm ầm như sấm, có nhiều quỷ dạ xoa dưới bể nhô lên định lôi Bảo Ngọc, làm Bảo Ngọc sợ hãi, mồ hôi toát ra như mưa, kêu thất thanh: "Khả Khanh, cứu tôi với!" Bọn Tập Nhân và a hoàn vội vàng chạy đến ôm Bảo Ngọc và nói:
- Cậu Bảo đừng sợ, chúng tôi ở đây cả.
Tần thị đương ở ngoài buồng dặn dò đám a hoàn nhỏ coi giữ đừng cho mèo chó cắn nhau; chợt nghe Bảo Ngọc nằm mê gọi tên tục mình, trong bụng đâm buồn bực: "Ở đây chẳng ai biết tên mình cả, sao trong chiêm bao, Bảo Ngọc lại biết mà gọi ra. Thực là:
Một hồi mộng kín chờ ai đấy?
Nghìn thuở tình ngây một tớ thôi.
--- ------ ------ ------ -------
1 Hồi này có hai điểm nên chú ý.
a) Tổng quát tất cả những nhân vật và những sự việc quan hệ mật thiết tới Bảo Ngọc và gia đình họ Giả. Kim lăng thập nhị thoa chính sách phó sách, hựu phó sách và mười hai bài ca Hồng lâu mộng, có thể gọi là những câu sấ m, hoặc là lá số tiền định. Theo những việc ở các hồi sau chúng ta có thể đoán: thí dụ bài một: Tinh Văn bị đuổi về nhà rồi chết, bài hai: Tập Nhân về sau lấy Tưởng Ngọc Hàm là một chàng hát tuồng bài ba, Hương Lăng tức Anh Liên con Chân Sĩ ẩn lấy Tiết Bàn đẻ con rồi chết, bài tư: Bảo Ngọc yêu Đại Ngọc. Bảo Thoa lại lay Bảo Ngọc, rồi Bảo Ngọc bỏ Bảo Thoa đi tụ Bài năm: Nguyên Xuân lấy vua, không được lâu rồi chết. Còn những bài khác hoặc nói về Đại Ngọc chết non hoặc nói về Diệu Ngọc bị kẻ cướp bắt đi, hoặc nói về Nghênh Xuân lấy phải chồng bất lương, hoặc nói về Tích Xuân chán đời đi tu… Đọc các hồi sau sẽ đoán ra được, kể ra cũng hoang đường thật. Tác giả cố ý bài trí dàn ra một cảnh mộng để xây dựng nội dung cuốn truyện đó mà thôi.
b) Nói nhiều về tinh như Triệu đề, Mộ khốc, Xuân cảm, Thu bi... Lại nói đến cả chữ "dâm" có thể ngờ là "dâm thư", nhưng suy nghĩ hai chữ "cảnh ảo". (cảnh là cảnh tỉnh, ảo là mộng ảo) tác giả có ngụ ý khuyên răn, không nên lấy từ hại ý mà chê là tục.
2 Bức tranh vẽ người đốt gậy cỏ lệ Lưu Hướng đời Tây Hán đến đọc sách ở gác Thạch Cừ, có một vị tiên chống gậy cỏ lê đến đốt đầu gậy làm đèn cho Lưu Hướng đọc. Về sau dùng điển nãy chỉ người chăm học, đọc sách cả đêm.
3 Hải đường ngủ đêm xuân.
4 Vợ Đường Cao Tông. Khi Cao Tông chết, bà ta tự xưng là Tắc Thiên hoàng đế.
5 Vợ Hán Thánh Đế, người rất nhẹ, có thể đứng trên cái mâm mà múa.
6 An Lộc Sun, người đời Đường, tư thông với Dương Qúy Phi.
7 Cũng gọi là Thọ Dương Công chúa, con gái vua Tống Vũ Đế.
8 Chưa tường.
9 Thái hư: hư không, không có thật, ảo cảnh: cõi huyền ảo.
10 Phóng xuân: thả cho mùa xuân được tự do.
11 Nghiệt hải: bể oan nghiệt, tình thiên: trời ái tình.
12 Cao hoang: hai cái nguyệt ở trong người, châm cứu không hết, thường
dùng để chỉ cái bệnh không chữa được.
13 Con hát.
14 Đây là kiểu đố chữ. Cây tức là mộc, đất tức là thổ. Mộc ở bên hai chữ
thổ là chữ quê.
15 Ngọc tức là Bảo Ngọc. Rừng tức Lâm Đại Ngọc.
16 Thỏ tức là Mão, hùm tức là Dần. Theo chuyện, Nguyên Xuân chết vào cuối năm Dần, đầu năm Mão.
17 Đây là một câu sấm ngữ theo tức chữ tòng. "lệnh" tức chữ lệnh. "Thôi" tức chữ hưu. Ý nói: Lúc đầu nói gì cũng nghe, sau sai khiến được người, cuối cùng bị người bỏ.
18 Tinh tủy của các thứ hoa thơm.
19 Một cái hang, chứa hàng nghìn màu hoa đỏ.
20 Một thành ngữ có ý nói: đành chịu với định mệnh.
21 Muôn sắc đẹp cùng chuốc chén.
22 Tên một con sông ở Hồ Nam, chỗ Nga Hoàng và Nữ Anh ngồi khóc vua Thuấn. Về sau dùng điều này tả nỗi trai gái tương tư.
23 Chỉ những người làm quan ăn lương.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.