Chương 69: Giở lối khôn vặt, mượn gươm giết người Biết gặp hạn đen, nuốt vàng thoát kiếp
Tào Tuyết Cần
11/08/2015
Chị Hai nghe thấy nói thế, cảm tạ không ngớt, đành phải theo Phượng Thư đi. Vưu Thị tất nhiên cũng phải theo. Phượng Thư cười nói:
- Chị đừng nói gì, để tôi nói cho.
Vưu Thị đáp:
- Đúng thế. Nếu có điều gì không phải, tôi cứ đổ cả cho thím là xong.
Mọi người kéo nhau đến nhà Giả mẫu. Giả mẫu đương nói chuyện với bọn chị em cho đỡ buồn, chợt trông thấy Phượng Thư đưa đến một thiếu phụ tuyệt đẹp, liền chăm chú nhìn nói:
- Con cái nhà ai thế? Trông cũng đáng thương!
Phượng Thư đi lên cười nói:
- Bà nhìn kỹ xem có đẹp hay không?
Nói xong liền dắt chị Hai đến nói:
- Đây là bà đấy, lạy đi.
Chị Hai quỳ xuống lạy. Phượng Thư lại trỏ các chị em bảo:
- Đây là cô này, đây là chị này. Chờ chào mẹ đã, trở về em sẽ chào các cô.
Chị Hai nghe thấy nói thế, đành phải giả vờ, bắt đầu chào hỏi từng người, rồi cúi đầu đứng ở bên cạnh.
Giả mẫu ngắm đi ngắm lại, ngửa mặt lên nghĩ rồi cười hỏi:
- Hình như ta đã gặp cháu này ở đâu rồi, trông mặt quen quá!
Phượng Thư vội cười nói:
- Xin bà đừng nói đến chuyện ấy vội, hãy cứ xem có đẹp hơn cháu không?
Giả mẫu vội đeo kính vào rồi bảo Uyên Ương, Hổ Phách:
- Dắt nó lại đây để ta xem da dẻ thế nào.
Mọi người đều mím môi cười, dẫn chị Hai đến. Giả mẫu nhìn kỹ một lượt, lại bảo Hổ Phách:
- Cầm tay nó lên cho ta xem.
Giả mẫu xem xong, bỏ kính xuống, cười nói:
- Được cả mọi vẻ. Ta xem nó còn đẹp hơn cháu đấy.
Phượng Thư nghe xong cười, rồi quỳ xuống đem những lời đã đặt sẵn bên nhà Vưu Thị, kể hết đầu đuôi một lượt: "Dù sao cũng xin bà mở rộng từ bi, hãy cho dì ấy về, một năm nữa sẽ làm lễ thành hôn".
Giả mẫu nói:
- Có gì mà không được! Cháu đã tử tế như thế, tốt lắm. Nhưng phải giữ đúng một năm.
Phượng Thư nghe nói, gục đầu tạ rồi đứng dậy, lại xin với Giả mẫu:
- Cho hai đứa hầu gái cùng dẫn dì ấy đi chào các mẹ và nói là ý định của bà đấy!
Giả mẫu nhận lời, cho hai người dẫn đi, đến chào Hình phu nhân. Còn Vương phu nhân thì mấy lần nghe tiếng tăm Phượng Thư không tốt, rất lấy làm lo lắng; nay thấy chị ta đối xử như thế, lẽ nào lại không bằng lòng. Từ đó chị Hai được mở mày mở mặt, dọn đến ở buồng riêng.
Một mặt Phượng Thư sai người đi xui ngầm Trương Hoa cứ bảo nó đòi vợ về: "Bên này ngoài các món đền bồi ra, lại còn cho thêm tiền để làm ăn sinh sống nữa." Trương Hoa vốn không có gan đi kiện người nhà họ Giả. Giả Dung lại sai người đi đối chất. Người ấy nói:
- Trương Hoa trước đã thoái hôn rồi. Chúng tôi nguyên là chỗ bà con, có đón cô ấy về nhà cho ở thật, nhưng không hề lấy ép làm vợ. Chỉ vì Trương Hoa nợ tiền chúng tôi, đòi mãi không trả, nên mới vu khống cho chú chúng tôi.
Quan đô sát vốn có dây mơ rễ má với họ Vương, họ Giả, vả chăng đã ăn tiền rồi, nên bảo Trương Hoa là đứa vô lại, vì cùng túng mà vu vạ đi kiện, bèn không nhận đơn, đánh cho nó một trận rồi đuổi ra. Khánh Nhi ở ngoài chạy chọt cho Trương Hoa nên nó không bị đánh đau. Sau lại xui Trương Hoa:
- Việc hôn nhân này là do nhà anh định trước. Anh cứ đòi vợ cho được, thế nào quan cũng xử trả lại anh.
Trương Hoa lại đi kiện. Về phần Vương Tín, lại ngầm đưa tin cho quan đô sát. Quan đô sát liền phê:
- Việc Trương Hoa nợ tiền nhà họ Giả, đúng hạn phải đem trả đủ; còn việc hôn nhân khi nào có thể lo được thì cho cưới về.
Lại đòi bố Trương Hoa đến, phê chuẩn trước công đường, Khánh Nhi đã nói trước cho bố Trương Hoa biết, nên ông ta mừng quá, vừa được người, vừa được của, liền đến nhà họ Giả đòi lại chị Hai.
Phượng Thư hoảng hốt đến trình Giả mẫu: việc xảy thế này, đều do chị Trân xử sự không được phân minh. Người ta chưa dứt khoát thoái hôn, nên đã đi kiện. Nay quan lại xử như thế!
Giả mẫu nghe nói liền gọi Vưu Thị đến bảo:
- Chị làm việc không cẩn thận, em chị đã hứa gả cho người ta từ lúc còn ở trong bụng, chưa thoái hôn xong, để người ta đi kiện, thế là thế nào?
Vưu Thị nghe vậy nói:
- Nó đã nhận tiền rồi, sao lại bảo chưa dứt khoát thoái hôn?
Phượng Thư đứng cạnh nói:
- Trương Hoa cung rằng, nó không thấy tiền đâu và cũng không thấy người nào cả. Bố hắn lại nói: "Bà thông gia có đến nói việc thoái hôn một lần, nhưng nó chưa nhận lời; sau người thông gia chết rồi, các người đón ngay cô ấy về làm vợ hai". Việc ấy không có ai đối chứng, thành ra nó muốn nói gì thì nói. May mà cậu Hai còn đi vắng, chưa làm lễ thành hôn, cũng không can hệ gì, chỉ có điều là đã đưa người ta đến đây, lại để cho về, coi sao tiện. Như thế chẳng mất thể diện hay sao?
Giả mẫu nói:
- Chưa làm lễ thành hôn, lại vô cớ lấy ép gái có chồng, tiếng tăm không được tốt, chi bằng cho nó về đi. Tìm đâu mà không được người đẹp.
Chị Hai nghe nói, lại trình Giả mẫu:
- Quả là ngày nọ, tháng nọ, năm nọ mẹ cháu đã cho nó hai mươi lạng bạc để thoái hôn cho xong. Nó vì kiết quá đi kiện, rồi lại chối phắt đi, chứ chị cháu không làm sai bao giờ.
Giả mẫu nói:
- Khó dây với hạng người điêu toa. Đã thế thì chị Phượng đi mà thu xếp lấy.
Phượng Thư nghe nói, không biết làm thế nào, đành phải ra về, sai người đi tìm Giả Dung. Giả Dung đã thừa biết ý Phượng Thư rồi. Nếu để Trương Hoa được đón vợ về thì còn ra thể thống gì nữa? Hắn liền trình Giả Trân, ngầm sai người đi bảo Trương Hoa:
- Nay anh đã được nhiều tiền, cần gì phải đòi người nữa? Nếu anh cứ một mực khăng khăng làm cho các ông ấy giận lên, bày ra chuyện gì thì anh sẽ chết không có chỗ chôn! Anh đã có tiền, về nhà làm gì mà không tìm được một người đẹp? Nếu anh về, sẽ thưởng thêm cho anh tiền ăn đường.
Trương Hoa nghe xong, trong bụng nghĩ: "Như vậy cũng tốt". Hắn bàn với bố xong, tính tất cả được độ một trăm lạng, hôm sau hai bố con dậy từ trống canh năm, đi về nguyên quán.
Giả Dung hỏi ra, biết đã thăm dò đích xác rồi, liền sang trình Giả mẫu và Phượng Thư:
- Bố con Trương Hoa đi kiện gian, bây giờ sợ tội, đã trốn đi rồi. Quan phủ biết rõ như vậy, nên cũng không truy xét nữa, thế là xong việc.
Phượng Thư nghe nói nghĩ bụng: "Mình cứ bắt Trương Hoa đón dì Hai đi, khi Giả Liễn về, sẽ quẳng thêm ít tiền giữ dì Hai lại, thế nào Trương Hoa cũng bằng lòng, vậy thì hãy để dì Hai cùng bầu bạn với mình, lại được ổn thỏa hơn, sau này ta sẽ liệu cách. Nhưng không biết Trương Hoa đi đâu, nếu nó lại đem việc này nói với người khác, hoặc là sau này nó tìm được đầu mối, sẽ đi kiện lại, như thế chẳng hóa ra tự mình hại mình hay sao? Lẽ ra ta không nên đưa dao cho người cầm đằng chuôi mới phải". Phượng Thư hối hận mãi. Sau nghĩ ra một kế, ngầm bảo Lai Vượng sai người đi tìm Trương Hoa, hoặc vu cho nó làm giặc, đi trình quan để trị tội; hoặc sai người ám sát nó, như thế là nhổ cỏ nhổ tận rễ, mới bảo toàn được thanh danh của mình.
Lai Vượng vâng lời đi ra, về nhà nghĩ kỹ: "Người ta đã bỏ đi là xong rồi, việc gì phải làm to chuyện. Mệnh người rất quan hệ, không phải chuyện đạ Mình hãy nói dối mợ ấy, rồi sau sẽ liệu." Lai Vượng lánh mặt đi mấy ngày rồi về trình Phượng Thư:
- Khi Trương Hoa trốn đi, có mang một số tiền trong mình, đến hôm thứ ba, tới địa giới Kinh Khẩu, vào trống canh năm, đã bị kẻ cướp đón đường đánh chết. Bố nó sợ quá cũng chết trong nhà trọ. Ở đấy người ta đã khám xác và cho chôn rồi.
Phượng Thư không tin, nói:
- Nếu mày nói dối, ta cho người dò xét ra sẽ vặn răng mày!
Sau đó các chuyện bỏ qua không ai để ý đến nữa. Phượng Thư và chị Hai ăn ở với nhau rất tử tế, hơn hẳn chị em ruột thịt.
Một hôm, Giả Liễn xong việc trở về, đến ngay buồng chị Hai, thấy trong nhà vắng ngắt, cửa đóng then cài, chỉ có một bà già ở đấy canh cửa.
Giả Liễn hỏi duyên cớ, bà già kể lại đầu đuôi. Giả Liễn cứ giậm chân ở trên bàn đạp ngựa, rồi đành phải về hầu Giả Xá và Hình phu nhân, trình rõ những việc đã làm. Giả Xá vô cùng sung sướng, khen con làm được việc, thưởng cho hắn một trăm lạng bạc, và cho một con a hoàn 17 tuổi tên là Thu Đồng làm nàng hầu. Giả Liễn tạ Ơn nhận lấy, vui mừng khôn xiết, rồi lại đi chào Giả mẫu và các người trong nhà. Về đến nhà, trông thấy Phượng Thư, Giả Liễn có vẻ thẹn. Ngờ đâu nét mặt Phượng Thư không như mọi ngày, cùng với chị Hai ra chào, kể lể hàn huyên. Giả Liễn lại nói đến việc Thu Đồng, trên mặt hiện ra vẻ khoe khoang tự đắc.
Phượng Thư sai hai người đàn bà ngồi xe sang bên Giả Xá đón Thu Đồng về. Một cái gai chưa nhổ được, bỗng dưng lại thêm cái gai nữa, Phượng Thư đành phải im hơi lặng tiếng, bề ngoài ra dáng vui vẻ để che giấu nỗi lòng. Một mặt sai người dọn rượu tẩy trần; một mặt dẫn Thu Đồng đến chào Giả mẫu và Vương phu nhân. Trong bụng Giả Liễn cũng lấy làm lạ.
Thường khi ở nhà, Phượng Thư đối đãi với chị Hai bề ngoài không còn điều gì đáng trách, nhưng trong bụng lại khác hẳn. Khi vắng người, Phượng Thư thường nói với chị Hai:
- Tiếng tăm em không lấy gì làm tốt, chính cụ và các bà cũng đều biết cả. Người ta bảo, khi em còn là con gái ở nhà cũng không được đứng đắn, thường đi lại thậm thụt với anh rể. Chẳng ai màng đến, mà cũng rước về. Sao không bỏ nó đi, tìm người khác có hơn không? Chị nghe thấy những câu ấy, không biết bực đến đâu. Muốn xem ai nói, nhưng không dò ra được. Cứ mãi thế này thì trước mặt bọn hầu hạ, mình biết ăn nói ra làm sao? Chị đây thực là chỉ mang lấy việc rắc rối vào mình.
Phượng Thư cứ nói đi nói lại mãi, rồi tức giận đâm ốm, cơm cũng chẳng buồn ăn. Trừ Bình Nhi ra, các a hoàn, bà già không ai là không tiếng ra tiếng vào, nói bóng nói gió, ngấm ngầm chê bai về việc này.
Thu Đồng tự cho mình là do Giả Xá cho Giả Liễn, không ai hơn cả. Nó không coi Phượng Thư và Bình Nhi ra gì, thì đâu lại chịu chị Hai, nên cứ mở miệng là nói: "Con người đĩ trước cưới sau; chẳng thằng nào vời đến mới lần vào đây". Phượng Thư thấy thế, ngấm ngầm vui sướng. Chị Hai nghe thấy, vừa hổ thẹn vừa bực. Từ khi giả ốm, Phượng Thư không ăn cơm với chị Hai nữa, hàng ngày sai người đem cơm vào buồng cho chị Hai ăn riêng. Đồ ăn đều là thứ không thể nuốt được. Bình Nhi thấy thế không đành lòng, tự mình bỏ tiền ra mua thêm thức ăn cho chị Hai. Cũng có lúc Bình Nhi nói dối là rủ chị Hai vào trong vườn chơi, rồi vào bếp bảo làm canh, làm bánh cho chị ta ăn. Biết vậy nhưng không ai dám trình lại Phượng Thư, chỉ có Thu Đồng bắt gặp, về ton hót ngay với Phượng Thư:
- Tiếng tăm của mợ đều bị con Bình bôi nhọ cả rồi. Cơm và thức ăn ngon như thế, nó bỏ không thèm ăn, lại sang bên vườn ăn vụng.
Phượng Thư nghe nói, mắng Bình Nhi:
- Người ta nuôi mèo để bắt chuột, mình thì nuôi mèo để bắt gà.
Bình Nhi không dám cãi lại, đành phải xa chị Hai, trong bụng rất căm giận Thu Đồng.
Chị em ở trong vườn như bọn Lý Hoàn, Thám Xuân, Tích Xuân đều cho Phượng Thư là có lòng tốt, chỉ có Bảo Ngọc, Đại Ngọc một số người lại lo thay cho chị Hai. Tuy họ không dám nói ra, nhưng trong lòng đều thương xót và thỉnh thoảng lại thăm nom chị tạ Khi vắng người, gợi đến chuyện ấy, chị Hai lại nước mắt giàn giụa, nhưng không dám oán trách Phượng Thư, vì ngoài mặt Phượng Thư không tỏ nỗi gì là độc ác cả.
Giả Liễn về nhà, thấy Phượng Thư tử tế, nên cũng không để ý đến. Vả chăng ngày thường thấy Giả Xá có rất nhiều nàng hầu vợ lẽ, hắn vẫn có bụng không tốt, nhưng chưa dám động chạm đến. Bọn Thu Đồng ngày thường rất căm ghét Giả Xá già yếu mê mẩn, tham nhiều nuốt không trôi, bỗng dưng giữ bọn họ lại để làm gì? Vì vậy ngoài mấy đứa biết lễ nghĩa, liêm sỉ ra, còn thì đều đùa bỡn với bọn nhỏ bên ngoài, thậm chí có người đưa mày liếc mắt với Giả Liễn, ngấm ngầm hò hẹn, chỉ vì sợ Oai Giả Xá, chưa dám làm thôi. Thu Đồng đã có ý với Giả Liễn từ lâu, nhưng chưa gặp dịp nào. Nay duyên trời khéo xe, Giả Xá lại đem Thu Đồng thưởng cho hắn. Hai người thật là củi khô gặp lửa, như keo với sơn, vui cùng người mới luôn trong mấy ngày, rời nhau sao được? Giả Liễn dần dần lạnh nhạt chị Hai, chỉ còn biết có một mình Thu Đồng thôi.
Phượng Thư tuy giận Thu Đồng, nhưng lại mừng là sẽ mượn tay nó để trừ bỏ chị Hai đi, dùng cách "mượn dao giết người", "ngồi trên núi xem hổ đánh nhau", chờ Thu Đồng giết được chị Hai rồi, sau này mình sẽ giết Thu Đồng. Ý đã định thế, khi vắng người, Phượng Thư thường khuyên bảo riêng Thu Đồng:
- Em còn trẻ tuổi chưa biết gì. Dì ấy hiện là mợ Hai, là người yêu nhất của cậu Hai đấy. Ta còn phải nể dì ấy ít nhiều, thế mà em lại dám kình địch với dì ấy, chẳng hóa ra em tự tìm lấy cái chết à?
Thu Đồng nghe vậy tức quá, ngày nào cũng chửi mắng ầm ĩ và nói:
- Mợ là người nhu nhược hiền lành quá! Em thì không thể thế được! Oai phong ngày thường của mợ đã mất hết rồi à? Mợ thì khoan hồng đại lượng chứ em không thể để cái gai trước mắt được. Em phải sửa cho con đĩ ấy một phen, nó mới biết tay!
Phượng Thư ở trong nhà chỉ giả vờ không dám ra tiếng. Chị Hai tức quá, cứ khóc lóc ở trong huống, cơm chẳng buồn ăn, cũng không dám mách Giả Liễn. Hôm sau Giả mẫu thấy mắt chị Hai sưng húp lên, có hỏi chị Hai cũng không dám nói.
Thu Đồng giở khôn giở khéo khẽ ton hót với Giả mẫu và Vương phu nhân:
- Chị ấy chỉ muốn giở chứng chết, tự dưng vô cớ lại cứ khóc lóc thở than, rủa ngầm mợ Hai và cháu chóng chết để một mình ăn ở với cậu Hai.
Giả mẫu thấy vậy nói:
- Người đẹp thì hay ghen tuông. Cháu Phượng đối đãi với nó cũng tốt, nó lại còn tranh giành ghen ngược, thật là quân hèn hạ!
Giả mẫu dần dần cũng không ưa chị Hai. Mọi người thấy thế lại càng khinh rẻ thêm, làm chị Hai sống dở chết dở. May nhờ có Bình Nhi, khi vắng Phượng Thư, thường tìm cách khuyên giải.
Chị Hai vốn người "vóc hoa da tuyết", chịu sao nổi những sự giày vò! Nên chỉ trong vòng một tháng trời, đã ngấm ngầm thành bệnh, chân tay rời rạc, ăn uống kém dần, ngày một gầy mòn. Ban đêm hễ chợp mắt lại thấy em gái mình tay cầm thanh gươm "Uyên Ương" đứng trước mặt nói: "Chị Ơi! Chị suốt đời ngây thơ yếu đuối, rút cục bị thiệt đến thân! Chị không nên tin lời đường mật của con mụ ghen tuông cay nghiệt ấy, ngoài mặt nó làm ra vẻ hiền lành, trong bụng thì chứa đầy gian ác. Nó nhất định làm cho chị chết mới chịu thôi. Em còn sống, không khi nào em cho chị đến đây. Dù chị có đến cũng không để cho nó làm như thế. Đó cũng là số trời đã định, vì kiếp trước chị là người dâm đãng, làm cho nhà người ta mất cả luân thường đạo lý, nên mới bị quả báo vậy. Chị nghe lời em, cầm cái gươm này giết chết con mụ ấy đi rồi cùng đến trước nơi Cảnh ảo, tùy lượng trên xét xử cho mình. Nếu không thế, chị sẽ uổng mạng, chẳng có ai thương đâu!"
Chị Hai khóc nói:
- Em ơi! Đời chị đã mất hết nhân phẩm rồi, bị quả báo thế này là lẽ tất nhiên, lại còn đi giết người để gây ra oan nghiệp nữa làm gì?
Chị Ba nghe thấy nói thế, thở dài rồi đi.
Chị Hai giật mình tỉnh dậy, hóa ra chiêm bao. Chờ khi Giả Liễn đến thăm, nhân lúc vắng người, chị Hai khóc lóc nói với Giả Liễn:
- Bệnh em không thể khỏi được! Em về đây nửa năm đã có mang trong bụng, không biết là trai hay gái. May mà trời thương, sinh đẻ ra được thì khá; nếu không, thân em còn không sống nổi, huống chi đứa bé.
Giả Liễn cũng khóc nói:
- Em cứ yên tâm, để anh mời thầy thuốc đến chữa.
Nói xong đi ra mời thầy thuốc ngay.
Ngờ đâu lúc đó Vương thái y đi theo quan quân để sau này con cái được tập ấm. Bọn hầu đi mời thái y Hồ Quân Vinh. Sau khi xem mạch, thái y bảo là kinh nguyệt không đều, phải uống đại bổ.
Giả Liễn nói:
- Đã tắt kinh ba tháng rồi, lại thường nôn ọe, sợ là có thai.
Hà Quân Vinh nghe nói, lại bảo bà già cầm tay chị Hai đưa ra xem lại một lúc, nói:
- Nếu có thai, cái mạch 1 phải chạy mạnh. Nhưng mộc thịnh thì sinh hỏa, kinh nguyệt không đều, cũng do can mộc gây ra. Tôi xin cả gan mời mợ nhà ngỏ mặt ra để xem khí sắc rồi mới dám cho thuốc.
Giả Liễn không làm sao được, phải mở màn bảo chị Hai ngó mặt ra. Hồ Quân Vinh vừa trông thấy, hồn phách đã bay lên trời, còn bụng dạ nào phân biệt được khí sắc nữa. Một lúc bỏ màn xuống, Giả Liễn mời hắn ra ngoài hỏi là bệnh gì. Hồ thái y nói:
- Không phải có mang mà là ứ huyết không thông. Bây giờ chỉ cần cho uống thuốc thông kinh hạ ứ.
Nói xong kê đơn rồi về.
Giả Liễn sai người đưa tiền xem mạch và bảo đi lấy thuốc về sắc cho chị Hai uống. Vào khoảng nửa đêm, chị Hai đau bụng dữ, sẩy mất một cái thai đã thành hình con trai. Máu ra nhiều quá, chị Hai mê man bất tỉnh. Giả Liễn nghe vậy mắng Hồ Quân vinh ầm ĩ. Một mặt sai người đi tìm thầy thuốc khác đến chữa, một mặt cho đi tìm Hồ Quân Vinh. Nhưng lão ta nghe thấy thế, đã cuốn gói trốn đi rồi.
Khi ấy thầy thuốc đến nói:
- Khí huyết vốn đã suy nhược, chắc là từ khi thụ thai đến giờ, người bị nhiều lo nghĩ, uất kết bên trong. Thầy thuốc trước dùng nhầm thuốc công phạt, bây giờ nguyên khí mười phần đã hư mất tám, chín rồi, khó mà chữa khỏi ngay được. Cần phải dùng cả hai thứ thuốc viên và thuốc chén, lại không nên nghe những điều nhảm nhí vớ vẩn, may ra mới khỏi được.
Nói xong đi ra, kê một đơn thuốc chén và một đơn thuốc viên điều nguyên tán uất, rồi về.
Giả Liễn vội hỏi người nào đã mời thầy thuốc họ Hồ. Tra ra, hắn đánh đứa kia một trận gần chết.
Phượng Thư còn sốt ruột hơn Giả Liễn nhiều, nói:
- Chúng ta hiếm hoi, vất vả mãi mới được một đứa, lại gặp phải hạng lang băm thế này!
Rồi đi thắp hương lễ trời đất, miệng khấn: "Tôi xin ốm thay để cho dì Hai mạnh khỏe, sau lại có mang sinh được đứa con trai, thì tôi nguyện suốt đời ăn chay niệm phật!"
Giả Liễn và mọi người thấy thế ai cũng khen ngợi.
Giả Liễn cùng Thu Đồng ở một nơi. Phượng Thư sai người nấu canh nấu cháo đưa đến cho chị Hai ăn. Phượng Thư lại mắng Bình Nhi hết phúc "Cũng như ta vậy. Ta vì ốm luôn, chứ chị thì béo trục, béo tròn, cũng chẳng thấy gì. Bây giờ dì Hai như vậy, đều tại chúng ta vô phúc, hay dì ấy có bị xung khắc gì chăng?" Rồi lại sai người đi xem bói. Người kia về trình:
- Số này bị người đàn bà cầm tinh con thỏ trêu.
Cả nhà tính ra chỉ có một Thu Đồng là cầm tinh con thỏ thôi, nên bảo nó là xung khắc với dì Hai.
Thấy Giả Liễn mời thầy chạy chữa, lại đánh người chửi chó, hết lòng trông nom chị Hai, Thu Đồng đã ghen tức đầy ruột, nay lại nghe nói nó xung khắc với dì Hai. Phượng Thư lại khuyên bảo nó:
- Em hãy tạm lánh đi nơi khác mấy tháng rồi sẽ về.
Thu Đồng tức quá khóc mắng ầm lên:
- Cái đồ rạc roài, thối mồm thối miệng ấy đáng kể gì. Em với nó như "nước giếng với nước sông", không động gì đến nhau, sao lại bảo là xung khắc? Ở ngoài thì như con sáo ấy, ai gặp cũng được. Thế mà vào đây, lại xung khắc với ngươi này người nọ. Em còn muốn hỏi nó, đứa con ấy ở đâu mà rả Chẳng qua nó chỉ lừa dối được cậu Hai là người cả nghe thôi! Dù quả có con chăng nữa, cũng chưa chắc là con họ Trương hay con họ Vương! Mợ cứ quý cái giống con hoang ấy, chứ em thì chẳng thèm. Ai mà không biết đẻ? Một năm, nửa năm đẻ một đứa, lại chẳng có một tí lang chạ nào nữa kia.
Mọi người đều muốn cười, lại không dám cười.
Vừa lúc Hình phu nhân đến hỏi thăm, Thu Đồng liền mách:
- Cậu Hai và mợ Hai định đuổi con đi, con không có chỗ nương thân, xin bà thương cho.
Hình phu nhân nghe thấy nói thế, liền trách móc Phượng Thư một trận, rồi mắng Giả Liễn:
- Quân không biết điều! Dù nó thế nào cũng là người của bố mày cho, nay vì một đứa ở ngoài đến mà đuổi nó đi, thì mày không còn coi bố ra gì nữa. Mày muốn đuổi nó đi, chi bằng đem nó trả lại bố mày.
Nói xong hầm hầm đi về.
Thu Đồng lại càng đắc ý, chạy đến dưới cửa sổ mắng ầm lên. Chị Hai nghe thấy càng buồn. Đến tối, Giả Liễn về nghỉ ở buồng Thu Đồng. Phượng Thư cũng đã ngủ rồi, Bình Nhi lẻn đến buồng chị Hai an ủi.
- Mợ cố mà điều dưỡng, đừng đếm xỉa gì đến giống súc sinh ấy!
Chị Hai kéo Bình Nhi khóc lóc:
- Chị Ơi, từ ngày em về đây, nhờ có chị săn sóc giúp đỡ. Chị vì em mà chịu biết bao tai tiếng. Nếu em trốn thoát nơi này, em xin báo đền ơn chị, chỉ sợ em không thoát ra khỏi, thì xin hẹn đến kiếp sau.
Bình Nhi cũng không cầm nổi nước mất, nói:
- Nghĩ lại thực em đã giết chị. Em vốn một lòng chân thật, xưa nay không hề giấu giếm người ta điều gì. Khi nghe thấy tin chị Ở bên ngoài, em liền đem chuyện mách người ta, ngờ đâu lại xảy ra cơ sự này.
- Chị nói lầm rồi. Dù chị không mách, người ta cũng dò ra. Có điều là chị nói trước đấy thôi. Vả lại em cũng muốn về đây mới ra thể thống, chứ có liên quan gì đến chị.
Hai người khóc lóc một lúc, Bình Nhi lại dặn dò mấy câu, đến đêm khuya mới về ngủ.
Chị Hai nghĩ bụng: "Bệnh nặng thế này, đã không có gì tẩm bồ, lại còn phải chịu đau thương, mình chắc không thể sống được. Vả chăng cái thai đã ra rồi, không còn gì đáng áy náy, thì việc gì phải chịu khổ mãi thế này, chi bằng chết đi còn rảnh rang hơn! Nghe người nói, nuốt vàng sống có thể chết được, còn nhẹ nhàng hơn là thắt cổ." Nghĩ xong chị Hai cố gượng dậy, mở hòm ra, lấy một cục vàng, không biết nặng bao nhiêu. Khóc một lúc, nghe bên ngoài trời đã sắp đến trống canh năm, chị Hai nghiến răng lại, bỏ vàng vào miệng nuốt, bị nghẹn mấy lần mới nuốt được. Sau đó chị vội ăn mặc trang sức chỉnh tề rồi lên nằm thẳng trên giường, không ai hay biết gì cả.
Đến sớm hôm sau, không thấy chị Hai gọi, bọn a hoàn, bà già cứ đi rửa mặt chải đầu. Phượng Thư và Thu Đồng đều đi lên nhà trên. Bình Nhi không đành dạ, bảo bọn ạ hoàn:
- Các cô chỉ thích người nào đánh chửi cho mới chịu làm, còn người ốm nằm đó thì lờ đi không biết thương hại! Chị ấy tuy hiền lành nhưng các cô cũng nên giữ lề thói một chút, không được lộng quá. Thực là "giậu đổ bìm leo!"
A hoàn nghe vậy, vội đẩy cửa buồng vào xem, thấy chị Hai ăn mặc chỉnh tề, đã chết ở trên giường. Sợ quá, họ kêu ầm lên. Bình Nhi vào xem, không cầm lòng được, khóc òa lên. Ngày thường mọi người sợ Phượng Thư thật, nhưng nghĩ đến chị Hai là người hiền lành, biết thương kẻ dưới, bây giờ chết đi, ai mà chẳng đau lòng rơi lệ? Có điều tránh không để cho Phượng Thư trông thấy.
Lúc đó cả nhà đều biết. Giả Liễn đi vào, ôm xác chị Hai khóc mãi. Phượng Thư cũng giả vờ khóc:
- Tệ quá em ơi! Nỡ nào em bỏ chị mà đi thế này? Thực là phụ lòng tốt của chị!
Vưu Thị và Giả Dung cũng đến khóc một lúc rồi an ủi Giả Liễn. Giả Liễn trình Vương phu nhân xin quàn ở viện Lê Hương năm ngày rồi rước về chùa Thiết Hạm. Vương phu nhân bằng lòng, Giả Liễn sai người đến viện Lê Hương dọn dẹp nhà giữa để quàn linh. Giả Liễn sợ rước linh theo cửa sau không tiện, bèn cho đục tường giữa viện Lê Hương, mở một cửa lớn thông ra ngoài đường. Hai bên căng màn, lập đàn cúng lễ. Rồi lấy chăn gấm nệm đoạn giải lên giường đặt chị Hai vào đó, lấy chăn đơn phủ lên trên. Tám người hầu đàn ông, tám người đàn bà đi theo ven tường khênh đến viện Lê Hương. Khi ấy đã mời thầy cúng đến. Mở chăn ra, thấy nét mặt chị Hai vẫn tươi tỉnh như khi sống, Giả Liễn lại ôm lấy xác chị khóc rống lên:
- Em ơi! Em chết một cách mờ ám, đều là tự ta đã chôn em!
Giả Dung chạy lại khuyên:
- Chú hãy buông ra. Thật là dì cháu hết phúc!
Nói xong, hắn chỉ về phía tường vườn Đại Quan, Giả Liễn hiểu ý, khẽ giậm chân nói:
- Ta quên mất, sau này nhất định sẽ ra, ta sẽ báo thù cho cháu.
Thầy cúng vào trình:
- Mợ chết vào giờ mão hôm nay, ngày thứ năm không thể đưa được. Phải là ngày thứ ba hoặc ngày thứ bảy. Giờ dần ngày mai khâm liệm là tốt.
Giả Liễn nói:
- Ba ngày nhất định không được, cứ phải để bảy ngày, vì chú và anh tôi còn đi vắng, tang nhỏ không dám để lâu. Khi đưa ra ngoài, hãy để năm tuần thất, lập đàn tụng kinh. Sang năm mới đưa về nam chôn cất.
Thầy cúng vâng lời, viết xong cái bảng tang rồi đi ra.
Bảo Ngọc sang khóc một lúc. Người trong họ cũng đều đến. Giả Liễn vội đi tìm Phượng Thư để lấy tiền lo việc tang.
Phượng Thư thấy khênh chị Hai đi rồi, vờ nói ốm: "Cụ và bà Hai nói tôi đang ốm, phải kiêng không đi được", vì thế cũng không đến chịu tang.
Chị ta chỉ đi ra vườn Đại Quan, vòng quanh các núi, đến dưới tường phía bắc, ra ngoài nghe ngóng một lúc rồi quay về trình lại Giả mẫu thế này thế nọ. Giả mẫu nói:
- Nghe nó nói nhảm làm gì! Con cái nhà ai chết về bệnh lao mà không thiêu đỉ Lại còn bày ra đình đám chôn cất này nọ. Đã là vợ Hai thì cũng là tình nghĩa vợ chồng, để dăm bảy ngày rồi đưa đi, hoặc đốt hoặc chôn trên bãi tha ma cho xong việc.
Phượng Thư cười:
- Bà nói phải đấy, nhưng cháu không dám khuyên cậu ấy!
Lúc đó a hoàn đến mời Phượng Thư về, nói:
- Cậu Hai ở nhà đương chờ mợ lấy tiền đấy!
Phượng Thư đành phải về, hỏi Giả Liễn:
- Lấy tiền gì? Dạo này trong nhà túng thiếu, cậu không biết à? Số lương của chúng ta cứ tháng này tiêu lân sang tháng khác, hụt dần mãi đi. Hôm nọ tôi phải cầm cái vòng vàng được ba trăm lạng bạc đem tiêu. Cậu mê rồi ư? Đến nay chỉ còn có vài ba mươi lạng thôi, nếu cậu cần thì lấy đi.
Nói xong, sai Bình Nhi mang ra đưa cho Giả Liễn, rồi nói đổ là Giả mẫu còn muốn hỏi gì, lại ra đi ngaỵ Giả Liễn tức quá không nói được câu nào, đành phải mở rương hòm của chị Hai để lấy tiền riêng của mình. Nhưng khi mở ra thì không còn tý gì, chỉ trơ lại một ít trâm gãy, hoa nát, và mấy bộ quần áo lụa rung rúc, đều là đồ dùng hàng ngày của chị Hai. Giả Liễn lại thấy đau lòng khóc rống lên, đành lấy cái bọc, gói tất cả lại, không sai bọn người hầu, tự mình đem đi đốt lấy.
Bình Nhi vừa thương tâm vừa buồn cười, vội lấy trộm một bọc hai trăm lạng bạc vụn, khẽ đưa cho Giả Liễn, nói:
- Cậu không nên nói hở ra mới được. Nếu cậu muốn khóc, đi ra ngoài kia khóc mấy chẳng được, lại đến đây khóc trêu ngươi người ta à?
Giả Liễn nói:
- Em nói phải đấy.
Nhận tiền xong, rồi đưa cái khăn thắt lưng cho Bình Nhi, nói:
- Đây là của nó thường đeo trong người, em giữ lấy cho anh để làm kỷ niệm!
Bình Nhi cầm lấy cất đi.
Giả Liễn nhận tiền rồi bảo đi mua ván đóng áo quan suốt đêm rồi sai mấy người chia nhau ngồi coi linh cữu. Đến đêm, Giả Liễn cũng không đi đâu, chỉ nằm bên cạnh áo quan. Quàn đúng bảy ngày. Nghĩ đến tình chị Hai, hắn không dám bày biện linh đình, chỉ mời mấy vị sư và thầy cúng đến siêu độ vong linh.
Bỗng thấy Giả mẫu cho người gọi sang.
1 Danh từ đông y.
- Chị đừng nói gì, để tôi nói cho.
Vưu Thị đáp:
- Đúng thế. Nếu có điều gì không phải, tôi cứ đổ cả cho thím là xong.
Mọi người kéo nhau đến nhà Giả mẫu. Giả mẫu đương nói chuyện với bọn chị em cho đỡ buồn, chợt trông thấy Phượng Thư đưa đến một thiếu phụ tuyệt đẹp, liền chăm chú nhìn nói:
- Con cái nhà ai thế? Trông cũng đáng thương!
Phượng Thư đi lên cười nói:
- Bà nhìn kỹ xem có đẹp hay không?
Nói xong liền dắt chị Hai đến nói:
- Đây là bà đấy, lạy đi.
Chị Hai quỳ xuống lạy. Phượng Thư lại trỏ các chị em bảo:
- Đây là cô này, đây là chị này. Chờ chào mẹ đã, trở về em sẽ chào các cô.
Chị Hai nghe thấy nói thế, đành phải giả vờ, bắt đầu chào hỏi từng người, rồi cúi đầu đứng ở bên cạnh.
Giả mẫu ngắm đi ngắm lại, ngửa mặt lên nghĩ rồi cười hỏi:
- Hình như ta đã gặp cháu này ở đâu rồi, trông mặt quen quá!
Phượng Thư vội cười nói:
- Xin bà đừng nói đến chuyện ấy vội, hãy cứ xem có đẹp hơn cháu không?
Giả mẫu vội đeo kính vào rồi bảo Uyên Ương, Hổ Phách:
- Dắt nó lại đây để ta xem da dẻ thế nào.
Mọi người đều mím môi cười, dẫn chị Hai đến. Giả mẫu nhìn kỹ một lượt, lại bảo Hổ Phách:
- Cầm tay nó lên cho ta xem.
Giả mẫu xem xong, bỏ kính xuống, cười nói:
- Được cả mọi vẻ. Ta xem nó còn đẹp hơn cháu đấy.
Phượng Thư nghe xong cười, rồi quỳ xuống đem những lời đã đặt sẵn bên nhà Vưu Thị, kể hết đầu đuôi một lượt: "Dù sao cũng xin bà mở rộng từ bi, hãy cho dì ấy về, một năm nữa sẽ làm lễ thành hôn".
Giả mẫu nói:
- Có gì mà không được! Cháu đã tử tế như thế, tốt lắm. Nhưng phải giữ đúng một năm.
Phượng Thư nghe nói, gục đầu tạ rồi đứng dậy, lại xin với Giả mẫu:
- Cho hai đứa hầu gái cùng dẫn dì ấy đi chào các mẹ và nói là ý định của bà đấy!
Giả mẫu nhận lời, cho hai người dẫn đi, đến chào Hình phu nhân. Còn Vương phu nhân thì mấy lần nghe tiếng tăm Phượng Thư không tốt, rất lấy làm lo lắng; nay thấy chị ta đối xử như thế, lẽ nào lại không bằng lòng. Từ đó chị Hai được mở mày mở mặt, dọn đến ở buồng riêng.
Một mặt Phượng Thư sai người đi xui ngầm Trương Hoa cứ bảo nó đòi vợ về: "Bên này ngoài các món đền bồi ra, lại còn cho thêm tiền để làm ăn sinh sống nữa." Trương Hoa vốn không có gan đi kiện người nhà họ Giả. Giả Dung lại sai người đi đối chất. Người ấy nói:
- Trương Hoa trước đã thoái hôn rồi. Chúng tôi nguyên là chỗ bà con, có đón cô ấy về nhà cho ở thật, nhưng không hề lấy ép làm vợ. Chỉ vì Trương Hoa nợ tiền chúng tôi, đòi mãi không trả, nên mới vu khống cho chú chúng tôi.
Quan đô sát vốn có dây mơ rễ má với họ Vương, họ Giả, vả chăng đã ăn tiền rồi, nên bảo Trương Hoa là đứa vô lại, vì cùng túng mà vu vạ đi kiện, bèn không nhận đơn, đánh cho nó một trận rồi đuổi ra. Khánh Nhi ở ngoài chạy chọt cho Trương Hoa nên nó không bị đánh đau. Sau lại xui Trương Hoa:
- Việc hôn nhân này là do nhà anh định trước. Anh cứ đòi vợ cho được, thế nào quan cũng xử trả lại anh.
Trương Hoa lại đi kiện. Về phần Vương Tín, lại ngầm đưa tin cho quan đô sát. Quan đô sát liền phê:
- Việc Trương Hoa nợ tiền nhà họ Giả, đúng hạn phải đem trả đủ; còn việc hôn nhân khi nào có thể lo được thì cho cưới về.
Lại đòi bố Trương Hoa đến, phê chuẩn trước công đường, Khánh Nhi đã nói trước cho bố Trương Hoa biết, nên ông ta mừng quá, vừa được người, vừa được của, liền đến nhà họ Giả đòi lại chị Hai.
Phượng Thư hoảng hốt đến trình Giả mẫu: việc xảy thế này, đều do chị Trân xử sự không được phân minh. Người ta chưa dứt khoát thoái hôn, nên đã đi kiện. Nay quan lại xử như thế!
Giả mẫu nghe nói liền gọi Vưu Thị đến bảo:
- Chị làm việc không cẩn thận, em chị đã hứa gả cho người ta từ lúc còn ở trong bụng, chưa thoái hôn xong, để người ta đi kiện, thế là thế nào?
Vưu Thị nghe vậy nói:
- Nó đã nhận tiền rồi, sao lại bảo chưa dứt khoát thoái hôn?
Phượng Thư đứng cạnh nói:
- Trương Hoa cung rằng, nó không thấy tiền đâu và cũng không thấy người nào cả. Bố hắn lại nói: "Bà thông gia có đến nói việc thoái hôn một lần, nhưng nó chưa nhận lời; sau người thông gia chết rồi, các người đón ngay cô ấy về làm vợ hai". Việc ấy không có ai đối chứng, thành ra nó muốn nói gì thì nói. May mà cậu Hai còn đi vắng, chưa làm lễ thành hôn, cũng không can hệ gì, chỉ có điều là đã đưa người ta đến đây, lại để cho về, coi sao tiện. Như thế chẳng mất thể diện hay sao?
Giả mẫu nói:
- Chưa làm lễ thành hôn, lại vô cớ lấy ép gái có chồng, tiếng tăm không được tốt, chi bằng cho nó về đi. Tìm đâu mà không được người đẹp.
Chị Hai nghe nói, lại trình Giả mẫu:
- Quả là ngày nọ, tháng nọ, năm nọ mẹ cháu đã cho nó hai mươi lạng bạc để thoái hôn cho xong. Nó vì kiết quá đi kiện, rồi lại chối phắt đi, chứ chị cháu không làm sai bao giờ.
Giả mẫu nói:
- Khó dây với hạng người điêu toa. Đã thế thì chị Phượng đi mà thu xếp lấy.
Phượng Thư nghe nói, không biết làm thế nào, đành phải ra về, sai người đi tìm Giả Dung. Giả Dung đã thừa biết ý Phượng Thư rồi. Nếu để Trương Hoa được đón vợ về thì còn ra thể thống gì nữa? Hắn liền trình Giả Trân, ngầm sai người đi bảo Trương Hoa:
- Nay anh đã được nhiều tiền, cần gì phải đòi người nữa? Nếu anh cứ một mực khăng khăng làm cho các ông ấy giận lên, bày ra chuyện gì thì anh sẽ chết không có chỗ chôn! Anh đã có tiền, về nhà làm gì mà không tìm được một người đẹp? Nếu anh về, sẽ thưởng thêm cho anh tiền ăn đường.
Trương Hoa nghe xong, trong bụng nghĩ: "Như vậy cũng tốt". Hắn bàn với bố xong, tính tất cả được độ một trăm lạng, hôm sau hai bố con dậy từ trống canh năm, đi về nguyên quán.
Giả Dung hỏi ra, biết đã thăm dò đích xác rồi, liền sang trình Giả mẫu và Phượng Thư:
- Bố con Trương Hoa đi kiện gian, bây giờ sợ tội, đã trốn đi rồi. Quan phủ biết rõ như vậy, nên cũng không truy xét nữa, thế là xong việc.
Phượng Thư nghe nói nghĩ bụng: "Mình cứ bắt Trương Hoa đón dì Hai đi, khi Giả Liễn về, sẽ quẳng thêm ít tiền giữ dì Hai lại, thế nào Trương Hoa cũng bằng lòng, vậy thì hãy để dì Hai cùng bầu bạn với mình, lại được ổn thỏa hơn, sau này ta sẽ liệu cách. Nhưng không biết Trương Hoa đi đâu, nếu nó lại đem việc này nói với người khác, hoặc là sau này nó tìm được đầu mối, sẽ đi kiện lại, như thế chẳng hóa ra tự mình hại mình hay sao? Lẽ ra ta không nên đưa dao cho người cầm đằng chuôi mới phải". Phượng Thư hối hận mãi. Sau nghĩ ra một kế, ngầm bảo Lai Vượng sai người đi tìm Trương Hoa, hoặc vu cho nó làm giặc, đi trình quan để trị tội; hoặc sai người ám sát nó, như thế là nhổ cỏ nhổ tận rễ, mới bảo toàn được thanh danh của mình.
Lai Vượng vâng lời đi ra, về nhà nghĩ kỹ: "Người ta đã bỏ đi là xong rồi, việc gì phải làm to chuyện. Mệnh người rất quan hệ, không phải chuyện đạ Mình hãy nói dối mợ ấy, rồi sau sẽ liệu." Lai Vượng lánh mặt đi mấy ngày rồi về trình Phượng Thư:
- Khi Trương Hoa trốn đi, có mang một số tiền trong mình, đến hôm thứ ba, tới địa giới Kinh Khẩu, vào trống canh năm, đã bị kẻ cướp đón đường đánh chết. Bố nó sợ quá cũng chết trong nhà trọ. Ở đấy người ta đã khám xác và cho chôn rồi.
Phượng Thư không tin, nói:
- Nếu mày nói dối, ta cho người dò xét ra sẽ vặn răng mày!
Sau đó các chuyện bỏ qua không ai để ý đến nữa. Phượng Thư và chị Hai ăn ở với nhau rất tử tế, hơn hẳn chị em ruột thịt.
Một hôm, Giả Liễn xong việc trở về, đến ngay buồng chị Hai, thấy trong nhà vắng ngắt, cửa đóng then cài, chỉ có một bà già ở đấy canh cửa.
Giả Liễn hỏi duyên cớ, bà già kể lại đầu đuôi. Giả Liễn cứ giậm chân ở trên bàn đạp ngựa, rồi đành phải về hầu Giả Xá và Hình phu nhân, trình rõ những việc đã làm. Giả Xá vô cùng sung sướng, khen con làm được việc, thưởng cho hắn một trăm lạng bạc, và cho một con a hoàn 17 tuổi tên là Thu Đồng làm nàng hầu. Giả Liễn tạ Ơn nhận lấy, vui mừng khôn xiết, rồi lại đi chào Giả mẫu và các người trong nhà. Về đến nhà, trông thấy Phượng Thư, Giả Liễn có vẻ thẹn. Ngờ đâu nét mặt Phượng Thư không như mọi ngày, cùng với chị Hai ra chào, kể lể hàn huyên. Giả Liễn lại nói đến việc Thu Đồng, trên mặt hiện ra vẻ khoe khoang tự đắc.
Phượng Thư sai hai người đàn bà ngồi xe sang bên Giả Xá đón Thu Đồng về. Một cái gai chưa nhổ được, bỗng dưng lại thêm cái gai nữa, Phượng Thư đành phải im hơi lặng tiếng, bề ngoài ra dáng vui vẻ để che giấu nỗi lòng. Một mặt sai người dọn rượu tẩy trần; một mặt dẫn Thu Đồng đến chào Giả mẫu và Vương phu nhân. Trong bụng Giả Liễn cũng lấy làm lạ.
Thường khi ở nhà, Phượng Thư đối đãi với chị Hai bề ngoài không còn điều gì đáng trách, nhưng trong bụng lại khác hẳn. Khi vắng người, Phượng Thư thường nói với chị Hai:
- Tiếng tăm em không lấy gì làm tốt, chính cụ và các bà cũng đều biết cả. Người ta bảo, khi em còn là con gái ở nhà cũng không được đứng đắn, thường đi lại thậm thụt với anh rể. Chẳng ai màng đến, mà cũng rước về. Sao không bỏ nó đi, tìm người khác có hơn không? Chị nghe thấy những câu ấy, không biết bực đến đâu. Muốn xem ai nói, nhưng không dò ra được. Cứ mãi thế này thì trước mặt bọn hầu hạ, mình biết ăn nói ra làm sao? Chị đây thực là chỉ mang lấy việc rắc rối vào mình.
Phượng Thư cứ nói đi nói lại mãi, rồi tức giận đâm ốm, cơm cũng chẳng buồn ăn. Trừ Bình Nhi ra, các a hoàn, bà già không ai là không tiếng ra tiếng vào, nói bóng nói gió, ngấm ngầm chê bai về việc này.
Thu Đồng tự cho mình là do Giả Xá cho Giả Liễn, không ai hơn cả. Nó không coi Phượng Thư và Bình Nhi ra gì, thì đâu lại chịu chị Hai, nên cứ mở miệng là nói: "Con người đĩ trước cưới sau; chẳng thằng nào vời đến mới lần vào đây". Phượng Thư thấy thế, ngấm ngầm vui sướng. Chị Hai nghe thấy, vừa hổ thẹn vừa bực. Từ khi giả ốm, Phượng Thư không ăn cơm với chị Hai nữa, hàng ngày sai người đem cơm vào buồng cho chị Hai ăn riêng. Đồ ăn đều là thứ không thể nuốt được. Bình Nhi thấy thế không đành lòng, tự mình bỏ tiền ra mua thêm thức ăn cho chị Hai. Cũng có lúc Bình Nhi nói dối là rủ chị Hai vào trong vườn chơi, rồi vào bếp bảo làm canh, làm bánh cho chị ta ăn. Biết vậy nhưng không ai dám trình lại Phượng Thư, chỉ có Thu Đồng bắt gặp, về ton hót ngay với Phượng Thư:
- Tiếng tăm của mợ đều bị con Bình bôi nhọ cả rồi. Cơm và thức ăn ngon như thế, nó bỏ không thèm ăn, lại sang bên vườn ăn vụng.
Phượng Thư nghe nói, mắng Bình Nhi:
- Người ta nuôi mèo để bắt chuột, mình thì nuôi mèo để bắt gà.
Bình Nhi không dám cãi lại, đành phải xa chị Hai, trong bụng rất căm giận Thu Đồng.
Chị em ở trong vườn như bọn Lý Hoàn, Thám Xuân, Tích Xuân đều cho Phượng Thư là có lòng tốt, chỉ có Bảo Ngọc, Đại Ngọc một số người lại lo thay cho chị Hai. Tuy họ không dám nói ra, nhưng trong lòng đều thương xót và thỉnh thoảng lại thăm nom chị tạ Khi vắng người, gợi đến chuyện ấy, chị Hai lại nước mắt giàn giụa, nhưng không dám oán trách Phượng Thư, vì ngoài mặt Phượng Thư không tỏ nỗi gì là độc ác cả.
Giả Liễn về nhà, thấy Phượng Thư tử tế, nên cũng không để ý đến. Vả chăng ngày thường thấy Giả Xá có rất nhiều nàng hầu vợ lẽ, hắn vẫn có bụng không tốt, nhưng chưa dám động chạm đến. Bọn Thu Đồng ngày thường rất căm ghét Giả Xá già yếu mê mẩn, tham nhiều nuốt không trôi, bỗng dưng giữ bọn họ lại để làm gì? Vì vậy ngoài mấy đứa biết lễ nghĩa, liêm sỉ ra, còn thì đều đùa bỡn với bọn nhỏ bên ngoài, thậm chí có người đưa mày liếc mắt với Giả Liễn, ngấm ngầm hò hẹn, chỉ vì sợ Oai Giả Xá, chưa dám làm thôi. Thu Đồng đã có ý với Giả Liễn từ lâu, nhưng chưa gặp dịp nào. Nay duyên trời khéo xe, Giả Xá lại đem Thu Đồng thưởng cho hắn. Hai người thật là củi khô gặp lửa, như keo với sơn, vui cùng người mới luôn trong mấy ngày, rời nhau sao được? Giả Liễn dần dần lạnh nhạt chị Hai, chỉ còn biết có một mình Thu Đồng thôi.
Phượng Thư tuy giận Thu Đồng, nhưng lại mừng là sẽ mượn tay nó để trừ bỏ chị Hai đi, dùng cách "mượn dao giết người", "ngồi trên núi xem hổ đánh nhau", chờ Thu Đồng giết được chị Hai rồi, sau này mình sẽ giết Thu Đồng. Ý đã định thế, khi vắng người, Phượng Thư thường khuyên bảo riêng Thu Đồng:
- Em còn trẻ tuổi chưa biết gì. Dì ấy hiện là mợ Hai, là người yêu nhất của cậu Hai đấy. Ta còn phải nể dì ấy ít nhiều, thế mà em lại dám kình địch với dì ấy, chẳng hóa ra em tự tìm lấy cái chết à?
Thu Đồng nghe vậy tức quá, ngày nào cũng chửi mắng ầm ĩ và nói:
- Mợ là người nhu nhược hiền lành quá! Em thì không thể thế được! Oai phong ngày thường của mợ đã mất hết rồi à? Mợ thì khoan hồng đại lượng chứ em không thể để cái gai trước mắt được. Em phải sửa cho con đĩ ấy một phen, nó mới biết tay!
Phượng Thư ở trong nhà chỉ giả vờ không dám ra tiếng. Chị Hai tức quá, cứ khóc lóc ở trong huống, cơm chẳng buồn ăn, cũng không dám mách Giả Liễn. Hôm sau Giả mẫu thấy mắt chị Hai sưng húp lên, có hỏi chị Hai cũng không dám nói.
Thu Đồng giở khôn giở khéo khẽ ton hót với Giả mẫu và Vương phu nhân:
- Chị ấy chỉ muốn giở chứng chết, tự dưng vô cớ lại cứ khóc lóc thở than, rủa ngầm mợ Hai và cháu chóng chết để một mình ăn ở với cậu Hai.
Giả mẫu thấy vậy nói:
- Người đẹp thì hay ghen tuông. Cháu Phượng đối đãi với nó cũng tốt, nó lại còn tranh giành ghen ngược, thật là quân hèn hạ!
Giả mẫu dần dần cũng không ưa chị Hai. Mọi người thấy thế lại càng khinh rẻ thêm, làm chị Hai sống dở chết dở. May nhờ có Bình Nhi, khi vắng Phượng Thư, thường tìm cách khuyên giải.
Chị Hai vốn người "vóc hoa da tuyết", chịu sao nổi những sự giày vò! Nên chỉ trong vòng một tháng trời, đã ngấm ngầm thành bệnh, chân tay rời rạc, ăn uống kém dần, ngày một gầy mòn. Ban đêm hễ chợp mắt lại thấy em gái mình tay cầm thanh gươm "Uyên Ương" đứng trước mặt nói: "Chị Ơi! Chị suốt đời ngây thơ yếu đuối, rút cục bị thiệt đến thân! Chị không nên tin lời đường mật của con mụ ghen tuông cay nghiệt ấy, ngoài mặt nó làm ra vẻ hiền lành, trong bụng thì chứa đầy gian ác. Nó nhất định làm cho chị chết mới chịu thôi. Em còn sống, không khi nào em cho chị đến đây. Dù chị có đến cũng không để cho nó làm như thế. Đó cũng là số trời đã định, vì kiếp trước chị là người dâm đãng, làm cho nhà người ta mất cả luân thường đạo lý, nên mới bị quả báo vậy. Chị nghe lời em, cầm cái gươm này giết chết con mụ ấy đi rồi cùng đến trước nơi Cảnh ảo, tùy lượng trên xét xử cho mình. Nếu không thế, chị sẽ uổng mạng, chẳng có ai thương đâu!"
Chị Hai khóc nói:
- Em ơi! Đời chị đã mất hết nhân phẩm rồi, bị quả báo thế này là lẽ tất nhiên, lại còn đi giết người để gây ra oan nghiệp nữa làm gì?
Chị Ba nghe thấy nói thế, thở dài rồi đi.
Chị Hai giật mình tỉnh dậy, hóa ra chiêm bao. Chờ khi Giả Liễn đến thăm, nhân lúc vắng người, chị Hai khóc lóc nói với Giả Liễn:
- Bệnh em không thể khỏi được! Em về đây nửa năm đã có mang trong bụng, không biết là trai hay gái. May mà trời thương, sinh đẻ ra được thì khá; nếu không, thân em còn không sống nổi, huống chi đứa bé.
Giả Liễn cũng khóc nói:
- Em cứ yên tâm, để anh mời thầy thuốc đến chữa.
Nói xong đi ra mời thầy thuốc ngay.
Ngờ đâu lúc đó Vương thái y đi theo quan quân để sau này con cái được tập ấm. Bọn hầu đi mời thái y Hồ Quân Vinh. Sau khi xem mạch, thái y bảo là kinh nguyệt không đều, phải uống đại bổ.
Giả Liễn nói:
- Đã tắt kinh ba tháng rồi, lại thường nôn ọe, sợ là có thai.
Hà Quân Vinh nghe nói, lại bảo bà già cầm tay chị Hai đưa ra xem lại một lúc, nói:
- Nếu có thai, cái mạch 1 phải chạy mạnh. Nhưng mộc thịnh thì sinh hỏa, kinh nguyệt không đều, cũng do can mộc gây ra. Tôi xin cả gan mời mợ nhà ngỏ mặt ra để xem khí sắc rồi mới dám cho thuốc.
Giả Liễn không làm sao được, phải mở màn bảo chị Hai ngó mặt ra. Hồ Quân Vinh vừa trông thấy, hồn phách đã bay lên trời, còn bụng dạ nào phân biệt được khí sắc nữa. Một lúc bỏ màn xuống, Giả Liễn mời hắn ra ngoài hỏi là bệnh gì. Hồ thái y nói:
- Không phải có mang mà là ứ huyết không thông. Bây giờ chỉ cần cho uống thuốc thông kinh hạ ứ.
Nói xong kê đơn rồi về.
Giả Liễn sai người đưa tiền xem mạch và bảo đi lấy thuốc về sắc cho chị Hai uống. Vào khoảng nửa đêm, chị Hai đau bụng dữ, sẩy mất một cái thai đã thành hình con trai. Máu ra nhiều quá, chị Hai mê man bất tỉnh. Giả Liễn nghe vậy mắng Hồ Quân vinh ầm ĩ. Một mặt sai người đi tìm thầy thuốc khác đến chữa, một mặt cho đi tìm Hồ Quân Vinh. Nhưng lão ta nghe thấy thế, đã cuốn gói trốn đi rồi.
Khi ấy thầy thuốc đến nói:
- Khí huyết vốn đã suy nhược, chắc là từ khi thụ thai đến giờ, người bị nhiều lo nghĩ, uất kết bên trong. Thầy thuốc trước dùng nhầm thuốc công phạt, bây giờ nguyên khí mười phần đã hư mất tám, chín rồi, khó mà chữa khỏi ngay được. Cần phải dùng cả hai thứ thuốc viên và thuốc chén, lại không nên nghe những điều nhảm nhí vớ vẩn, may ra mới khỏi được.
Nói xong đi ra, kê một đơn thuốc chén và một đơn thuốc viên điều nguyên tán uất, rồi về.
Giả Liễn vội hỏi người nào đã mời thầy thuốc họ Hồ. Tra ra, hắn đánh đứa kia một trận gần chết.
Phượng Thư còn sốt ruột hơn Giả Liễn nhiều, nói:
- Chúng ta hiếm hoi, vất vả mãi mới được một đứa, lại gặp phải hạng lang băm thế này!
Rồi đi thắp hương lễ trời đất, miệng khấn: "Tôi xin ốm thay để cho dì Hai mạnh khỏe, sau lại có mang sinh được đứa con trai, thì tôi nguyện suốt đời ăn chay niệm phật!"
Giả Liễn và mọi người thấy thế ai cũng khen ngợi.
Giả Liễn cùng Thu Đồng ở một nơi. Phượng Thư sai người nấu canh nấu cháo đưa đến cho chị Hai ăn. Phượng Thư lại mắng Bình Nhi hết phúc "Cũng như ta vậy. Ta vì ốm luôn, chứ chị thì béo trục, béo tròn, cũng chẳng thấy gì. Bây giờ dì Hai như vậy, đều tại chúng ta vô phúc, hay dì ấy có bị xung khắc gì chăng?" Rồi lại sai người đi xem bói. Người kia về trình:
- Số này bị người đàn bà cầm tinh con thỏ trêu.
Cả nhà tính ra chỉ có một Thu Đồng là cầm tinh con thỏ thôi, nên bảo nó là xung khắc với dì Hai.
Thấy Giả Liễn mời thầy chạy chữa, lại đánh người chửi chó, hết lòng trông nom chị Hai, Thu Đồng đã ghen tức đầy ruột, nay lại nghe nói nó xung khắc với dì Hai. Phượng Thư lại khuyên bảo nó:
- Em hãy tạm lánh đi nơi khác mấy tháng rồi sẽ về.
Thu Đồng tức quá khóc mắng ầm lên:
- Cái đồ rạc roài, thối mồm thối miệng ấy đáng kể gì. Em với nó như "nước giếng với nước sông", không động gì đến nhau, sao lại bảo là xung khắc? Ở ngoài thì như con sáo ấy, ai gặp cũng được. Thế mà vào đây, lại xung khắc với ngươi này người nọ. Em còn muốn hỏi nó, đứa con ấy ở đâu mà rả Chẳng qua nó chỉ lừa dối được cậu Hai là người cả nghe thôi! Dù quả có con chăng nữa, cũng chưa chắc là con họ Trương hay con họ Vương! Mợ cứ quý cái giống con hoang ấy, chứ em thì chẳng thèm. Ai mà không biết đẻ? Một năm, nửa năm đẻ một đứa, lại chẳng có một tí lang chạ nào nữa kia.
Mọi người đều muốn cười, lại không dám cười.
Vừa lúc Hình phu nhân đến hỏi thăm, Thu Đồng liền mách:
- Cậu Hai và mợ Hai định đuổi con đi, con không có chỗ nương thân, xin bà thương cho.
Hình phu nhân nghe thấy nói thế, liền trách móc Phượng Thư một trận, rồi mắng Giả Liễn:
- Quân không biết điều! Dù nó thế nào cũng là người của bố mày cho, nay vì một đứa ở ngoài đến mà đuổi nó đi, thì mày không còn coi bố ra gì nữa. Mày muốn đuổi nó đi, chi bằng đem nó trả lại bố mày.
Nói xong hầm hầm đi về.
Thu Đồng lại càng đắc ý, chạy đến dưới cửa sổ mắng ầm lên. Chị Hai nghe thấy càng buồn. Đến tối, Giả Liễn về nghỉ ở buồng Thu Đồng. Phượng Thư cũng đã ngủ rồi, Bình Nhi lẻn đến buồng chị Hai an ủi.
- Mợ cố mà điều dưỡng, đừng đếm xỉa gì đến giống súc sinh ấy!
Chị Hai kéo Bình Nhi khóc lóc:
- Chị Ơi, từ ngày em về đây, nhờ có chị săn sóc giúp đỡ. Chị vì em mà chịu biết bao tai tiếng. Nếu em trốn thoát nơi này, em xin báo đền ơn chị, chỉ sợ em không thoát ra khỏi, thì xin hẹn đến kiếp sau.
Bình Nhi cũng không cầm nổi nước mất, nói:
- Nghĩ lại thực em đã giết chị. Em vốn một lòng chân thật, xưa nay không hề giấu giếm người ta điều gì. Khi nghe thấy tin chị Ở bên ngoài, em liền đem chuyện mách người ta, ngờ đâu lại xảy ra cơ sự này.
- Chị nói lầm rồi. Dù chị không mách, người ta cũng dò ra. Có điều là chị nói trước đấy thôi. Vả lại em cũng muốn về đây mới ra thể thống, chứ có liên quan gì đến chị.
Hai người khóc lóc một lúc, Bình Nhi lại dặn dò mấy câu, đến đêm khuya mới về ngủ.
Chị Hai nghĩ bụng: "Bệnh nặng thế này, đã không có gì tẩm bồ, lại còn phải chịu đau thương, mình chắc không thể sống được. Vả chăng cái thai đã ra rồi, không còn gì đáng áy náy, thì việc gì phải chịu khổ mãi thế này, chi bằng chết đi còn rảnh rang hơn! Nghe người nói, nuốt vàng sống có thể chết được, còn nhẹ nhàng hơn là thắt cổ." Nghĩ xong chị Hai cố gượng dậy, mở hòm ra, lấy một cục vàng, không biết nặng bao nhiêu. Khóc một lúc, nghe bên ngoài trời đã sắp đến trống canh năm, chị Hai nghiến răng lại, bỏ vàng vào miệng nuốt, bị nghẹn mấy lần mới nuốt được. Sau đó chị vội ăn mặc trang sức chỉnh tề rồi lên nằm thẳng trên giường, không ai hay biết gì cả.
Đến sớm hôm sau, không thấy chị Hai gọi, bọn a hoàn, bà già cứ đi rửa mặt chải đầu. Phượng Thư và Thu Đồng đều đi lên nhà trên. Bình Nhi không đành dạ, bảo bọn ạ hoàn:
- Các cô chỉ thích người nào đánh chửi cho mới chịu làm, còn người ốm nằm đó thì lờ đi không biết thương hại! Chị ấy tuy hiền lành nhưng các cô cũng nên giữ lề thói một chút, không được lộng quá. Thực là "giậu đổ bìm leo!"
A hoàn nghe vậy, vội đẩy cửa buồng vào xem, thấy chị Hai ăn mặc chỉnh tề, đã chết ở trên giường. Sợ quá, họ kêu ầm lên. Bình Nhi vào xem, không cầm lòng được, khóc òa lên. Ngày thường mọi người sợ Phượng Thư thật, nhưng nghĩ đến chị Hai là người hiền lành, biết thương kẻ dưới, bây giờ chết đi, ai mà chẳng đau lòng rơi lệ? Có điều tránh không để cho Phượng Thư trông thấy.
Lúc đó cả nhà đều biết. Giả Liễn đi vào, ôm xác chị Hai khóc mãi. Phượng Thư cũng giả vờ khóc:
- Tệ quá em ơi! Nỡ nào em bỏ chị mà đi thế này? Thực là phụ lòng tốt của chị!
Vưu Thị và Giả Dung cũng đến khóc một lúc rồi an ủi Giả Liễn. Giả Liễn trình Vương phu nhân xin quàn ở viện Lê Hương năm ngày rồi rước về chùa Thiết Hạm. Vương phu nhân bằng lòng, Giả Liễn sai người đến viện Lê Hương dọn dẹp nhà giữa để quàn linh. Giả Liễn sợ rước linh theo cửa sau không tiện, bèn cho đục tường giữa viện Lê Hương, mở một cửa lớn thông ra ngoài đường. Hai bên căng màn, lập đàn cúng lễ. Rồi lấy chăn gấm nệm đoạn giải lên giường đặt chị Hai vào đó, lấy chăn đơn phủ lên trên. Tám người hầu đàn ông, tám người đàn bà đi theo ven tường khênh đến viện Lê Hương. Khi ấy đã mời thầy cúng đến. Mở chăn ra, thấy nét mặt chị Hai vẫn tươi tỉnh như khi sống, Giả Liễn lại ôm lấy xác chị khóc rống lên:
- Em ơi! Em chết một cách mờ ám, đều là tự ta đã chôn em!
Giả Dung chạy lại khuyên:
- Chú hãy buông ra. Thật là dì cháu hết phúc!
Nói xong, hắn chỉ về phía tường vườn Đại Quan, Giả Liễn hiểu ý, khẽ giậm chân nói:
- Ta quên mất, sau này nhất định sẽ ra, ta sẽ báo thù cho cháu.
Thầy cúng vào trình:
- Mợ chết vào giờ mão hôm nay, ngày thứ năm không thể đưa được. Phải là ngày thứ ba hoặc ngày thứ bảy. Giờ dần ngày mai khâm liệm là tốt.
Giả Liễn nói:
- Ba ngày nhất định không được, cứ phải để bảy ngày, vì chú và anh tôi còn đi vắng, tang nhỏ không dám để lâu. Khi đưa ra ngoài, hãy để năm tuần thất, lập đàn tụng kinh. Sang năm mới đưa về nam chôn cất.
Thầy cúng vâng lời, viết xong cái bảng tang rồi đi ra.
Bảo Ngọc sang khóc một lúc. Người trong họ cũng đều đến. Giả Liễn vội đi tìm Phượng Thư để lấy tiền lo việc tang.
Phượng Thư thấy khênh chị Hai đi rồi, vờ nói ốm: "Cụ và bà Hai nói tôi đang ốm, phải kiêng không đi được", vì thế cũng không đến chịu tang.
Chị ta chỉ đi ra vườn Đại Quan, vòng quanh các núi, đến dưới tường phía bắc, ra ngoài nghe ngóng một lúc rồi quay về trình lại Giả mẫu thế này thế nọ. Giả mẫu nói:
- Nghe nó nói nhảm làm gì! Con cái nhà ai chết về bệnh lao mà không thiêu đỉ Lại còn bày ra đình đám chôn cất này nọ. Đã là vợ Hai thì cũng là tình nghĩa vợ chồng, để dăm bảy ngày rồi đưa đi, hoặc đốt hoặc chôn trên bãi tha ma cho xong việc.
Phượng Thư cười:
- Bà nói phải đấy, nhưng cháu không dám khuyên cậu ấy!
Lúc đó a hoàn đến mời Phượng Thư về, nói:
- Cậu Hai ở nhà đương chờ mợ lấy tiền đấy!
Phượng Thư đành phải về, hỏi Giả Liễn:
- Lấy tiền gì? Dạo này trong nhà túng thiếu, cậu không biết à? Số lương của chúng ta cứ tháng này tiêu lân sang tháng khác, hụt dần mãi đi. Hôm nọ tôi phải cầm cái vòng vàng được ba trăm lạng bạc đem tiêu. Cậu mê rồi ư? Đến nay chỉ còn có vài ba mươi lạng thôi, nếu cậu cần thì lấy đi.
Nói xong, sai Bình Nhi mang ra đưa cho Giả Liễn, rồi nói đổ là Giả mẫu còn muốn hỏi gì, lại ra đi ngaỵ Giả Liễn tức quá không nói được câu nào, đành phải mở rương hòm của chị Hai để lấy tiền riêng của mình. Nhưng khi mở ra thì không còn tý gì, chỉ trơ lại một ít trâm gãy, hoa nát, và mấy bộ quần áo lụa rung rúc, đều là đồ dùng hàng ngày của chị Hai. Giả Liễn lại thấy đau lòng khóc rống lên, đành lấy cái bọc, gói tất cả lại, không sai bọn người hầu, tự mình đem đi đốt lấy.
Bình Nhi vừa thương tâm vừa buồn cười, vội lấy trộm một bọc hai trăm lạng bạc vụn, khẽ đưa cho Giả Liễn, nói:
- Cậu không nên nói hở ra mới được. Nếu cậu muốn khóc, đi ra ngoài kia khóc mấy chẳng được, lại đến đây khóc trêu ngươi người ta à?
Giả Liễn nói:
- Em nói phải đấy.
Nhận tiền xong, rồi đưa cái khăn thắt lưng cho Bình Nhi, nói:
- Đây là của nó thường đeo trong người, em giữ lấy cho anh để làm kỷ niệm!
Bình Nhi cầm lấy cất đi.
Giả Liễn nhận tiền rồi bảo đi mua ván đóng áo quan suốt đêm rồi sai mấy người chia nhau ngồi coi linh cữu. Đến đêm, Giả Liễn cũng không đi đâu, chỉ nằm bên cạnh áo quan. Quàn đúng bảy ngày. Nghĩ đến tình chị Hai, hắn không dám bày biện linh đình, chỉ mời mấy vị sư và thầy cúng đến siêu độ vong linh.
Bỗng thấy Giả mẫu cho người gọi sang.
1 Danh từ đông y.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.