Hồng Phai Xanh Thắm

Chương 37: Không tranh giành

Quan Tâm Tắc Loạn

02/07/2015

Thịnh lão phu nhân lần đầu làm mai đã trúng điềm lành. Khang phu nhân tận mắt gặp mặt Trường Ngô. Bác gái cả họ Vương cả đời đã chịu đựng đủ cái loại thư sinh bất tài tự phụ háo sắc chẳng làm nên trò trống gì, vừa thấy Trường Ngô một lần đã vô cùng yêu thích. Chỉ thấy cậu ta chân dài vai rộng, phong thái hiên ngang, đối nhân nhiệt tình rộng lượng, tuy không trắng trẻo tuấn tú nhưng cũng trung hậu nhiệt huyết như mặt trời. Vừa vào cuối xuân, Khang gia liền đồng ý hôn sự này, ngẫm thấy nam nữ hai bên tuổi đều không còn nhỏ, hai nhà nhất trí nhanh chóng tiến hành hôn sự.

Bên này gió êm bể lặng, Dư gia bên kia lại vô cùng thảm thiết. Dư các lão dầu đã về hưu nhiều năm nay, nhưng trong kinh vẫn còn những mối giao thiệp, mặc kệ lời ngon tiếng ngọt của quận chúa Bình Ninh, trải qua mấy phen điều tra, tình hình đúng là chẳng lấy gì làm khả quan. Thật là ứng với câu nói xui xẻo của Mặc Lan, cậu hai phủ Ninh Viễn hầu quả là một nhân vật “càn gở”.

Ngang ngược từ thuở nhỏ không nói tới, lại còn động chút là phi ngựa giữa phố phường sinh sự, thường cùng đám phá gia chi tử cưỡi ngựa xem hoa. Lớn thêm chút nữa còn dám dây dưa với bọn hạ lưu giang hồ, ngủ với hoa nằm với liễu, bao nuôi con hát. Cố gia khó khăn lắm mới lo được cho hắn một mối hôn sự, ai biết được cậu hai này lại không bằng lòng đòi từ hôn. Vợ chồng lão hầu gia không đồng ý, hắn ta làm trò ngay trước tiệc rượu mời khách của nhà kia, hai mắt trừng trừng, giễu cợt chế nhạo nhà người ta một trận, khiến nhà kia giận gần chết. Hôn sự cứ thế mà nhỡ nhàng. Về sau này hễ là nhà nào có chút thể diện trong kinh cũng đều không dám gả con gái cho hắn. Cố gia vô cùng nôn nóng mới chìa móng vuốt ra khỏi kinh thành.

Minh Lan chau mày nhìn ra ngoài cửa sổ, Yên Nhiên không có người kể khổ, liền trung bình cứ ba đến năm ngày lại mời Minh Lan qua phủ một lần, nói về tin tức Dư các lão nghe ngóng được cùng với tâm tình của bản thân, mấy tin tức này cứ như phim bộ éo le. Tin mới nhất là, tên kia hình như còn có “mối tình cắt tay áo” [‘], cùng với mấy vương tôn công tử nổi tiếng thích nam sắc trong kinh qua lại thân mật, chơi bời kết bạn chốn tiểu quan[‘]!

[‘]Mối tình đoạn tay áo hay còn gọi là đoạn tụ chi phích, kể về Hán Ai Đế Lưu Hân trót đem lòng yêu một người thanh niên tuấn tú tên là Đổng Hiền. Có một lần ngủ trưa, Đổng Hiền gối lên cánh tay áo của Ai Đế mà ngủ. Ai Đế muốn quay người nhưng cũng không muốn làm tỉnh giấc của Đổng Hiền nên lấy kiếm cắt đứt cánh tay áo của mình. Thế nên người đời sau mới gọi mối tình của Ai Đế và Đổng Hiền là mối tình “cắt áo”, nay gọi là “gay” ấy các thím : )).

[‘] Tiểu quan quán là nhà chứa nam.

Trời đất ơi, làm một cán bộ viên chức ngành pháp luật, Minh Lan hiểu rất rõ, thế giới hiện thực thật ra không hề YY chút nào. Tên rác rưởi chính là tên rác rưởi, làm gì có nhiều ẩn tình hay nhiều thể loại lãng tử cải tà quy chính như vậy. hơn nữa trai cong chính là trai cong, làm sao lại dễ dàng bẻ thẳng thế được, vợ nhà thơ quân bất kiến[‘] trứ danh người Nhật Mishima Yukio[‘] cuộc sống chẳng phải cũng bi thảm đấy thôi, bà ấy ôm mộng uốn thẳng ngài Mishima, kết quả thì thế nào? Con cái cũng đã sinh được hai đứa, ngài Mishima vẫn cứ là trai cong vang dội non sông, rạng danh quốc tế.

[‘]Quân bất kiến lấy từ bài:

Tương tiến tửu – Lý Bạch

Quân bất kiến,

Hoàng hà chi thủy

Thiên thượng lai,

bôn lưu đáo hải bất phục hồi.

Hựu bất kiến,

Cao đường minh kính,

bi bạch phát,

triêu như thanh ty mộ thành tuyết.

Dịch thơ

Tương tiến tửu

(Mời nâng ly)

Anh không thấy:

Nước sông Hoàng Hà chảy từ trên trời xuống



Chảy ra đến biển không quay trở lại nữa

Anh không thấy:

Ở tấm gương sáng treo trên nhà cao, bi thương soi tóc bạc

Sáng còn xanh mượt chiều tối đã thành trắng như tuyết .

Bài thơ “Tương tiến tửu” hoàn toàn bộc lộ sự tự do và cái chân của cuộc sống.

[‘]Mishima Yukio (三島 由紀夫; phiên âm: Tam Đảo Do Kỷ Phu), tên thật Hiraoka Kimitake (平岡 公威; phiên âm: Bình Cương Công Uy) (14 tháng 1, 1925 – 25 tháng 11, 1970) là một nhà văn và nhà biên kịch Nhật Bản, nổi tiếng với các tác phẩm như Kim Các Tự (Kinkakuji 1956), bộ bốn tác phẩm “豐饒の海” (Hōjō no Umi, Biển cả muôn màu, 1965-70). Ông là một người đồng tính luyến ái, cái chết của ông vừa có ý nghĩa hi sinh vì Tổ quốc như 1 samurai nhưng cũng có liên quan đến tình cảm đồng tính của mình. Đọc thêm về Mishima Yukio ở đây: http://maivang.nld.com.vn/van-ng ... -mishima-135247.htm

Đời trước nàng từng đọc có vài bộ tiểu thuyết đam mỹ, hai nhân vật nam yêu đương lâm li oanh liệt. Nhân vật nữ hầu như chỉ đóng vai trò bia đỡ đạn. Diệp Công thích rồng[‘], các cô gái mê mẩn đọc thuyết đam mỹ mấy ai nguyện lấy GAY làm chồng đây?

[‘]Tích Diệp Công rất thích rồng, đồ vật trong nhà đều khắc, vẽ hình rồng. Rồng thật biết được, đến thò đầu vào cửa sổ. Diệp Công nhìn thấy sợ hãi vắt giò lên cổ bỏ chạy. Ví với trên danh nghĩa thì yêu thích nhưng thực tế lại không như vậy.

Minh Lan không đồng ý, nghĩ hẳn là Yên Nhiên cũng chẳng thích việc này.

Một ngày này, Minh Lan lại được mời đến phủ Dư một bận, ôm lấy Yên Nhiên hai mắt đỏ hoe đang khóc nấc lên từng hồi. Dư các lão và dư đại nhân vừa thư từ tranh cãi vô cùng kịch liệt, Dư các lão đòi hủy hôn, Dư đại nhân lại không chịu, còn nói hôn sự của con gái phải tuân theo lời cha mẹ, ngụ ý chính là đây không phải phận sự của ngài! Dư các lão nói giỏi lắm, hôn sự của con cái do cha mẹ làm chủ phải không, vậy để ông gửi một phong hưu thư [‘]không đề, nói con dâu hỗn hào bất hiếu, bắt con trai ký tên bỏ nàng ta nhé!

[‘] Thư ly hôn thời xưa hay là thư bỏ vợ.

Bên kia mẹ kế Dư khóc lóc đòi dẫn con gái về nhà đẻ, bên này Dư lão phu nhân khóc cầu hai cha con ngừng bắn. Yên Nhiên là nguồn lửa, làm sao không đau lòng khổ sở, nói thẳng: “Em Minh Lan, chị đúng là bất hiếu, hại gia đình không yên, cứ gả béng đi cho rồi!”

Minh Lan ra sức động viên nàng: “Kiên trì đến cùng nhất định sẽ thằng lợi! Chị có sai chỗ nào đâu, đều do mẹ kế chị xúi giục, vùi một đóa hoa tươi vào vũng bùn, bọn họ muốn trèo cao, sao không bắt em gái khác mẹ của chị kết hôn ấy? Nó chỉ kém chị có hai tuổi, cũng có thể gả đi rồi, thế mà lại chỉ đẩy chị ra phía trước, cái này không phải hại người thì là cái gì?!”

Yên Nhiên nhiều ngày nay khóc đến rộc cả người, thân thể suy nhược: “Ông nội lớn tuổi, không chịu nổi giày vò, bệnh nằm trên giường đã nhiều ngày nay, nếu mà vạn nhất …”

Minh Lan thở dài: “Ôi, còn giận gì nữa? Cha chị cũng chẳng phải lừa chủ phản quốc, chẳng qua chuyện kết thân lại bị người ta huyễn hoặc đến mức hồ đồ. Nhân sinh cõi đời này không tránh khỏi một số khiếm khuyết, em còn ăn vụng đồ cúng tại phật đường của bà nội bị đánh vào tay nữa là, qua được điểm mấu chốt này, máu mủ cha con chẳng nhẽ còn gây thù kết oán sao? Chị cũng thật là, bây giờ dù náo loạn ầm ĩ, nhưng chị cũng phải gả cho người thật tốt, qua dăm mười năm, cuộc sống đẹp đẽ như ý, trở về dẫn theo chồng con, mang thêm vàng bạc tiền của, gà vịt thịt cá về nhà mẹ đẻ, lẽ nào cha chị còn không nhận chị?”

Yên Nhiên vẫn đầm đìa nước mắt xì một cái, trong lòng vô cùng mong mỏi: “Thật thế sao?”

Minh Lan ra sức vỗ vai Yên Nhiên: “Yên tâm! Ông nội giờ làm thủ phụ[‘], sóng to gió lớn đều đã trải qua, sao phải lo lật thuyền trong cống? Khụ khụ, không phải nói cha chị là cái cống đâu nha! Chị cũng phải lên tinh thần đi thôi, phải đứng trước giường chăm sóc ông nội cho thật tốt, đừng có trưng bộ mặt khóc lóc ra nữa, phải tươi cười vào! Còn việc này nhé, một là chưa dạm ngõ hai chưa đưa sính lễ, không tính là từ hôn!”

[‘] một trong tứ phụ, quan giúp đỡ sát sườn vua.

Thật ra như Minh Lan thấy, việc này rất có khả năng thành công. Dư các lão giận dữ như vậy, chắc hẳn Dư đại nhân ở kinh thành nơi đó cũng không dám trái lời. Có phong hưu thư ép xuống, Dư phu nhân cũng không dám hành động thiếu suy nghĩ, bằng không đã sớm tiền trảm hậu tấu định hôn sự rồi, khi đó lại từ hôn thì rõ phiền toái! Nghe Minh Lan phân tích, Yên Nhiên cuối cùng cũng tạm buông lòng.

Chuyện này cứ căng thẳng như vậy, Minh Lan khác nào ngọn đèn sáng trong đêm tối của Yên Nhiên. Cứ mỗi khi nàng do dự lung lay thì lại cho mời Minh Lan đến, nói một hai chuyện vui an ủi bèn tạm gác lo âu lại. Với tư cách chốn thân thiết nơi khuê phòng, Minh Lan không thể nào thoái thác, thường xuyên qua lại, Dư các lão và lão phu nhân, thậm chí cả chú hai thím hai nhà họ Dư cũng đều khen Minh Lan không dứt lời, cứ khen nàng nhân hậu mãi thôi.

Chẳng biết có phải khổ tận cam lai hay không, mà qua vài ngày tình hình bắt đầu khởi sắc. Có người nói cậu hai nhà họ Cố cực kỳ thành ý tự mình bái phỏng Dư đại nhân, ngay trước mặt cầu thân. Lão hầu gia viết một phong thư cầu thân khẩn thiết. Dư các lão và lão phu nhân xem xong thì thấy hơi dao động, dầu sao cũng là con cháu dòng dõi quý tộc, nếu bản thân chịu hối cải, chưa chắc đã không phải mối hôn sự tốt.

Yên Nhiên tính tình dịu dàng, nghe ông bà nói vậy thì cũng động lòng. Minh Lan trề môi, không nói gì.

Bò có được dắt đến Bắc Kinh thì vẫn cứ là Bò[‘], quanh năm dự thính ghi chép ở toàn án, Minh Lan rất tín nhiệm một câu nói của lão ma men Cổ Long: Nữ nhân có thể vì nam nhân mà thay đổi, nhưng nam nhân lại không thể vì nữ nhân mà thay đổi, chẳng qua là giả vờ một thời gian ngắn mà thôi.



[‘] Bò có được dắt đến Bắc Kinh thì vẫn cứ là Bò xuất phát từ Phúc Kiến vào đời Thanh, Bắc Kinh được ví như trung tâm văn minh cao nhất, cũng là biểu tượng cho tinh hoa Hán tộc. Đây là nói mỉa những người ngu dốt (tộc Mãn), học văn hóa Hoa Hạ, đi thi ứng quan nhưng bản chất vẫn là phường ngu dốt.

Thịnh Hoành định hôn sự của Trường Bách sang đầu năm sau. Đến lúc đó sẽ tiến hành hôn lễ tại kinh thành, để cuối năm nhậm chức luôn thể. Cuối hạ, phủ Thịnh lại bắt đầu kiểm kê tôi tớ, tài sản, một số ruộng đất, thôn trang đã mua trước kia cần bán thì đem bán, một số người hầu bản địa mua về trước đây cần thả thì thả người. Minh Lan cũng bắt đầu một mình nói chuyện với đám nha hoàn ở Mộ Thương trai, hỏi bọn họ có muốn đi theo hay không.

Con cái người hầu trong phủ thì không nói, mua về từ bên ngoài chỉ có Tiểu Đào, Nhược Mi và ba đứa hầu nhỏ khác. Thịnh gia đối đãi với người khoan hậu, Minh Lan lại là người tốt tính, bọn nha hoàn cũng không muốn rời xa, hỏi chừng mười một đứa con gái, chỉ có hai đứa là phải theo cha mẹ lưu lại.

Sau đó Minh Lan bắt đầu kiểm kê tài sản của mình. Kỳ thực nàng không có tiền riêng, thường ngày Thịnh lão phu nhân tuy cho nhiều tiền tiêu vặt, nhưng lót tay cho đám nha hoàn hầu già không ít. Chẳng qua là mười mấy lượng bạc, Minh Lan dựa theo vật giá bấy giờ mà cẩn thận tính toán, ước chừng đủ cho một nhà nông dân bảy miệng ăn dùng trong hai, ba năm, nhìn thì không ít, nhưng ở nhà quan thì lại chẳng làm được mấy việc. Có điều mấy năm nay nàng cũng tích được kha khá vàng bạc châu báu trang sức, đồ trang trí. Anh Trường Bách tặng cho không ít tranh chữ, sách vở, tính ra giá trị không nhỏ. Minh Lan dứt khoát đóng một quyển sổ, tự mình phân loại đồ đạc rồi ghi chép lại, phác lại từng món đồ rồi nhập vào sổ sách.

Năm ngoái, trước khi nàng dọn vào Mộ Thương trai, Thịnh lão phu nhân bèn từ nhà cũ ở Kim Lăng lấy ra một bộ tráp trang sức tặng nàng. Cả bộ có chin tráp, tráp lớn nhất phải đến một thước, gồm chín tầng cùng với mười chín ô lộ ra và mười tám ô chìm. Tráp bé nhất chỉ lớn bằng bàn tay, vậy mà mở ra cũng có tới chín ô, tráp lồng vào tráp, từng ô cũng có thể tháo rời, tất cả đều đóng bằng gỗ mun khắc hoa hải đường khảm trai ánh đen kim loại, phối với chín thanh to nhỏ khác nhau lồng vào khóa song ngư cỡ đại cùng với mười tám thanh khóa bán ngư cỡ nhỏ leng keng.

Cả bộ tráp tuy hơi cũ, nhưng chất gỗ vẫn còn sáng bóng trơn mượt, đồng vàng đồng bạc cũng được đánh cho sáng loáng như mới. Minh Lan thấy đồ cổ tinh xảo thì cười không khép miệng, là đồ thượng phẩm năm đó do mấy vị sư phụ ở Thiên Công phường đang kỳ hưng thịnh ngày đêm gấp rút làm trong một tháng – đây chính là một trong những món hồi môn năm xưa của lão phu nhân đó!

Đồ này vừa được đưa vào Mộ Thương trai, Như Lan thì không ý kiến gì. Vương cũng có hồi môn quý nên không lấy làm hiếm lạ, có điều cũng ganh ghét nói vài câu, nhìn Minh Lan bằng con mắt khinh người mấy ngày mà thôi. Thế nhưng Mặc Lan lại dường như đui mù ngay tại chỗ, hận không thể ăn tươi Minh Lan, quay về liền khóc lóc với dì Lâm một trận. Dì Lâm lại quay sang Thịnh Hoành khóc lóc trận nữa.

Thịnh Hoành chắp hai tay mà than: Đồ cưới của lão phu nhân, bà thích cho ai thì cho, ông ta còn có biện pháp nào đây? Nói khó nghe một chút, lão phu nhân vào cửa Thịnh gia không hề có con trai ruột, giả dụ sau khi lão phu nhân qua đời, phủ Dũng Nghị hầu có tới đòi lại phần hổi môn, ông ta cũng chẳng tiện mà xen vào.

Dì Lâm rút kinh nghiệm xương máu, ngã ở đâu thì đứng lên tại đó, định tới Thọ An đường thỉnh an, lại bị Phòng ma ma chặn ở bên ngoài. Dì Lâm quỳ gối ở cửa khóc lóc cầu xin, khiến tất cả mọi người trong phủ đều đến xem. Thịnh lão phu nhân liền lừ khừ ngã bệnh nằm trên giường, đại phu bắt mạch xong chỉ phán hai câu: Nỗi lòng tích tụ, mạch không thông.

Nói huỵch ra chính là, trong lòng cụ không thoải mái! Thịnh Hoành tới lôi dì Lâm đi.

Minh Lan ban đầu vô cùng áy náy, cảm thấy mình đã chọc vào dì Lâm, không ngờ Thịnh lão phu nhân lại tỏ vẻ không lấy gì làm bất ngờ mà nói: “Đây cũng không phải lần đầu, mỗi lúc nó muốn cái này cái nọ tốt từ chỗ bà đều sẽ tới đây gây ầm ĩ!”

Minh Lan rất tò mò, vội hỏi chuyện gì đã xảy ra?

Thịnh lão phu nhân trái lại không hề giấu giếm, nói trắng ra: “… Năm ấy chuyện của nó lộ ra, phu nhân muốn đuổi nó ra khỏi cửa, lão gia che chở không đồng ý, nói nếu không đưa qua cửa liền lập thành ngoại thất. Phu nhân không chịu uống trà nó dâng, nó lại chạy đến trước mặt bà khóc lóc, quỳ trên mặt đất hơn mấy canh giờ không đứng dậy, chỉ cầu bà tác thành cho nó một lòng say mê, cả ngày lẫn đêm khóc lóc, nói nếu bà mà không đồng ý, nó chỉ có thể dập đầu tự tử. Bà thật sự rất mệt mỏi, bèn cho mọi người lui ra, tự mình hỏi nó một câu “vì sao nhất định phải làm lẽ của lão gia”. Nó cắn răng nói ngưỡng mộ nhân phẩm tài năng của lão gia! Hừ, nó mà nói thẳng ra, chính là vì thuở nhỏ sợ nghèo sợ khổ, tham hư vinh phú quý thì bà trái lại còn nuốt cục tức này xuống. Thế nhưng nó hết lần này tới lần khác giả vờ cái gì mà tình nghĩa chân thành tha thiết! Chẳng qua là nó chú ý danh tiếng trước kia của bà, cho nên mọi chuyện cứ vin vào hai chữ chân tình! Hừ, nó thì biết cái gì gọi là chân tình chứ? Chân tình chính là… Chân tình chính là…”

“Chân tình chính là, giàu sang không thể cám dỗ, nghèo khó không thể chuyển lay, quyền uy không thể khuất phục!” Minh Lan tiếp lời.

“Ha ha, lời của Thánh Mạnh, thế mà lại bị con trích dẫn vào đây, không sợ thầy giáo cho ăn thước à!” Lão phu nhân trong lòng khen lớn, nhưng giả vờ giận đánh vài cái vào lòng bàn tay Minh Lan.

“Rồi sao nữa ạ?” Hai mắt Minh Lanh lấp lánh hỏi.

“Bà thấy chán ghét, bèn tìm lão gia tới nói chuyện trước mặt. Bà chấp nhận bọn họ nhưng từ này về sau sẽ không nhìn mặt nó nữa. Nó nếu bằng lòng, bà liền làm chủ đón nó vào cửa nhưng sau này không được lai vãng đến trước mặt bà! Nó lúc đầu khóc sướt mướt, giả bộ tình cảm khó mà song toàn, giả mù sa mưa được vài ngày thì ỡm ỡm ờ ờ, bà bắt ép phu nhân phải cho nó qua cửa.”

Minh Lan không nói lời nào. Lão phu nhân thở dài, nói: “Lời nó nói không có nửa phần thật lòng. Vừa vào cửa vài năm, nó không phải chưa từng tới chỗ bà, khóc cũng đã khóc đủ, xin cũng đã xin đủ, quỳ xuống, dập đầu không nhận tiền, muốn bà tha thứ cho nó vì tấm chân tình, muốn bà thứ lỗi nó đã vô tâm … Bà liền trực tiếp tìm cha con nói chuyện, bảo nó mà còn đến giày vò bà nữa, bà sẽ dọn ra ngoài sống một mình. Cha con lúc này mới ra lệnh tử cấm không cho nó qua đây!”

Minh lan nghe hồi lâu, thở dài thườn thượt. Từ rất lâu rồi nàng cảm nhận được tình cảm mãnh liệt đang âm ỉ cháy từ vẻ ngoài đạm như nước của lão phu nhân. Bà cũng là một nữ tử kiêu ngạo yêu hận mãnh liệt, kiểu người này thường có thể tổn thường người khác tuyệt đối nhưng cũng dễ dàng tự làm tổn thương mình.

Liên hệ với chuyện trước đây Mặc Lan lấy lòng bà, Minh Lan dần phát hiện lão phu nhân có tính rất lạ. Nếu người không đòi hỏi bà, bà lại nguyện ý cho. Ngược lại là người trăm phương nghìn kế tính toán với bà, bà sống chết cũng sẽ không cho, nghĩ đến đây Minh Lan lại thầm thấy may mắn.

Minh Lan năm đó, tiền đồ xán lạn tươi đẹp lại bị lũ quét vùi lấp, sau khi đầu thai tình cảnh lại vô cùng tồi tệ. bởi vậy nàng trở thành cực kỳ bi quan. Từ khi vào Thọ An đường, nàng chưa từng mở miệng đòi bất cứ đồ gì, nhận định đối với hoàn cảnh của Thịnh lão phu nhân là rất bi đát. Nàng thấy Thọ An đường không giống chỗ Vương thị thường bày la liệt điểm tâm, thậm chí còn tiết kiệm tiền tiêu vặt mua đồ đến ăn cùng lão phu nhân, khiến lão phu nhân dở khóc dở cười một phen.

Dì Lâm và Mặc Lan cái gì cũng không sai, thủ đoạn tâm kế cộng thêm tâm tư mạnh dạn, thế nhưng lại luôn luôn không biết lão thái thái mong muốn, chính là “Không tranh giành.”

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện trọng sinh
truyện ngôn tình

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện bách hợp

Nhận xét của độc giả về truyện Hồng Phai Xanh Thắm

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook