Chương 21: Sinh con
Lộc Bát Kim
02/01/2023
Edit: Nananiwe
Khi Trương đại phu tới thì thấy Thích Tinh đang ôm lấy phu nhân mình trấn an, tuy rằng không biết rốt cuộc là ai trấn an ai, nhưng thấy đại phu tới, Thích Tinh như dây cung đang kéo chặt cũng chậm rãi buông lỏng, dù vẫn căng như không còn chặt như vậy nữa.
Cùng theo tới còn có bốn năm bà đỡ. Từ khi Bách Ấu Vũ mang thai tháng thứ năm, Thích gia đã tìm bà đỡ có kinh nghiệm nhất hoàng thành tới, chính là để ngừa vạn nhất.
Không ngờ thật sự có ngày cần dùng tới.
Đầu tiên là Trương đại phu tới bắt mạch, bà đỡ cẩn thận cởi quần Bách Ấu Vũ ra, dò xét vào bên trong. Thời điểm mấu chốt không ai để ý đến có xấu hổ hay không, Thích Tinh ở bên cạnh bị nha hoàn tới hỗ trợ đuổi cũng không đi.
Nha hoàn chỉ dám đuổi hắn đi một lần. Thích thiếu gia trong phủ uy nghiêm có thừa, thấy đuổi không đi cũng mặc kệ hắn,
Bà đỡ kinh nghiệm phong phúm thăm dò xong coi như bình tĩnh nói: "May là vẫn chưa mở tới một ngón tay, thai vị cũng chưa thay đổi, nhưng mà phải đẩy thai ra ngoài nhanh một chút. Thiếu phu nhân, ngài cố sức thả lỏng, tục ngữ thường nói "Bảy sống tám không sống"*, ngài chỉ cần sinh con là được rồi."
Trương đại phu cũng rút tay về: "Thiếu phu nhân, mạch tượng của ngài coi như ổn định, những bà đỡ này đều là bà đỡ số một số hai của hoàng thành, không cần lo lắng quá."
Trên trán Bách Ấu Vũ đã có một tầng mồ hôi, bỗng nhiên cơn đau bụng sinh lại ập tới, y thở gấp, gật đầu.
Trương đại phu quay đầu lại, ý bảo Thích Tinh ra nói chuyện.
Sau khi hai người đứng sau bình phong, Trương đại phu thở dài nói: "Thích thiếu gia, đứa bé này không đủ tháng, chưa nói là sinh ra sẽ khó giữ, cho dù có thể giữ thì chỉ sợ sau này cũng sẽ gầy yếu nhiều bệnh, ngài phải chuẩn bị trước."
Thích Tinh nói: "Ta hiểu rồi, nếu có gì ngoài ý muốn, mong rằng các vị cố gắng bảo vệ thê tử của ta, ngày sau nhất định sẽ báo đáp ngàn vàng."
Trương đại phu giao thiệp với nhà quyền quý đã lâu, gặp rất nhiều người nói phải giữ đứa bé, lại cực kỳ hiếm có người chồng nào chịu cúi đầu xin đại phu giữ thê tử hay tiểu thiếp.
Ông không khỏi cảm khái: "Thiếu phu nhân thật có phúc."
Bách Ấu Vũ lần đầu mang thai, hơn nữa nước ối bị vỡ sớm, ngày thường đã vô cùng gian nan. Ban đầu là đau bụng sinh, cơn đau tới y sẽ hít vào thật sâu, sau đó dường như bé con trong bụng cũng biết y mệt, dừng lại nghỉ ngơi một lát.
Ban đầu thì thời gian nghỉ ngơi nhiều, sau đó nghỉ ngơi bao lâu thì sẽ đau bấy lâu. Y đau từ sáng sớm tới buổi trưa, bà đỡ nói y phải giữ sức, y liền cắn miệng không kêu đau, vài lần muốn khóc cũng nhịn lại.
Thích Tinh từ đầu đến cuối đều ở bên cạnh Bách Ấu Vũ, nắm chặt tay y không buông.
Trong sự tra tấn không có điểm cuối này, dường như mấy lần Bách Ấu Vũ mơ hồ nghe thấy có người đến khuyên Thích Tinh, hình như là chuyện triều định. Nhưng Thích Tinh chẳng chuyển biến gì, rất có khí thế phật tới giết phật.
Bách Ấu Vũ cũng làm bộ không nghe thấy, lặng lẽ nắm lấy tay Thích Tinh.
Y có tư tâm, bởi vì sợ hãi nên không muốn để Thích Tinh đi.
Sau đó hình như là mặt trời xuống núi, trong phòng đều là tiếng thở dốc đầy áp lực của Bách Ấu Vũ. Nha hoàn đi đốt nến, trước mắt y sáng hơn một chút, sau đó nghe thấy bà đỡ vui mừng kêu lên: "Đã mở rộng được mười ngón rồi! Thiếu phu nhân, tôi bảo ngài dùng sức thì hãy dùng sức nhé!"
Hai mắt Bách Ấu Vũ bị mồ hôi làm mờ, Thích Tinh xoa xoa cho y, ánh mắt tràn đầy đau lòng: "A Vũ, nghe lời, đừng ngủ."
Bách Ấu Vũ miễn cưỡng mở to mắt, bà đỡ cực kỳ có kinh nghiệm: "Thiếu phu nhân, có thể dùng sức rồi!"
Bách Ấu Vũ nghe thấy lời này không biết lấy sức lực từ đâu ra, nắm chặt bàn tay Thích Tinh muốn đẩy đứa nhỏ đi xuống.
"Dùng sức!"
"Dùng sức!"
"Lại dùng sức!"
Thai đầu sinh rất khó, so với những người đã sinh đứa thứ hai trở đi mà nói thì lần đầu lúc nào cũng dài lâu. Bách Ấu Vũ đau đến chết đi sống lại, cuối cùng đã đau đến chết lặng. Ban đầu cố gắng giữ sức không kêu, sau đó thì muốn kêu cũng chẳng còn sức. Sau khi chút sức lực kia qua đi, y muốn nắm lấy tay Thích Tinh cũng cực kỳ cố sức.
Bởi vì Thích Tinh chưa bao giờ thả tay Bách Ấu Vũ ra, nên Bách Ấu Vũ không biết các đốt ngón tay của hắn đã bị nắm chặt đến mức trật khớp, bởi vì thì sức lực khi sinh con rất lớn, lại không biết khống chế. Nhà người khác chuyện khổ cực thế này đều là nha hoàn chịu, mà với Bách Ấu Vũ thì lại là phu quân của y chịu.
Thích Tinh không rên tiếng nào, cũng không nhúc nhích, chuyện duy nhất chịu làm chính là nhận khăn mặt từ chỗ nha hoàn để lau mặt cho Bách Ấu Vũ.
Hắn giống như một ngọn núi vững chãi ở bên cạnh chống đỡ cho Bách Ấu Vũ, bởi vì núi không đổ cho nên y sẽ có chỗ để dựa vào, bởi vì núi đứng yên nên y chìm trong đau đớn kịch liệt cũng không sụp đổ.
Bách Ấu Vũ vẫn đang quanh quẩn ở Quỷ Môn Quan, biết được nếu mình tiến thêm một bước thì Thích Tinh cũng sẽ nhanh chóng tới.
Vì vậy y không có cô đơn một mình.
Lại thêm mấy hiệp nữa, Bách Ấu Vũ đổ mồ hôi đầm đìa, trước mặt trời đất mù mịt, bên tai cũng có tiếng vù vù. Bà đỡ thấy thế vội nói: "Mau lên! Nha đầu bên kia, mau cho phu nhân uống chút nước đường!"
Thích Tinh vội vàng nhận lấy bát nước đường, đưa tới bên miệng Bách Ấu Vũ.
Nhưng Bách Ấu Vũ đã cạn kiệt sức lực, há miệng cũng đã dùng hết sức. Thích Tinh nhìn đôi môi tái nhợt của y khó kiềm được đau lòng, nhanh chóng hạ quyết định uống nước đường, sốt ruột giữ lấy môi Bách Ấu Vũ rồi đút từng ngụm cho y.
Bách Ấu Vũ suy yếu nuốt xuống.
Đó là một nụ hôn, nhưng cũng không phải là hôn. Thích Tinh cứ vội vội vàng vàng, hắn chỉ hận không thể chịu đựng nỗi đau sống đi chết lại này giúp Bách Ấu Vũ. Nhưng mà tất cả những ý tưởng ấy chẳng qua đều vô căn cứ, sự thật là Bách Ấu Vũ đang hấp hối nằm trước mặt hắn.
Bách Ấu Vũ thường nếm được vị nước đường, y chậm rãi chớp mắt, khóe miệng hơi kéo ra, đối diện với Thích Tinh.
Môi lưỡi bọn họ gắn bó thân thiết như vậy vô số lần, nhưng lần này lại không giống. Trong... trong lòng y đã không còn ý cự tuyệt nào.
Rồi sau đó lại qua một khắc, Bách Ấu Vũ rốt cuộc nghe thấy bà đỡ nói: "Thiếu phu nhân! Đầu đã ra rồi! Ngài dùng sức thêm chút nữa!"
"Dùng sức!"
Bách Ấu Vũ nín thở, thân thể giống như cung tên đang kéo căng, tay nắm chặt Thích Tinh, cuối cùng hô một tiếng to đầy đau đớn: "A! ——"
"Sinh rồi! Sinh rồi! Đứa bé sinh rồi!"
Cả sương phòng đều sôi trào. Có người cầm kéo đến cắt cuống rốn trước, có người ôm lấy đứa bé lau người. Mà Thích Tinh lại không nhìn nó, chỉ lo lắng cho Bách Ấu Vũ, luống cuống tay chân lau mồ hôi giúp y.
Tay hai người nắm chặt một ngày cuối cùng cũng buông lỏng. Mu bàn tay Thích Tinh đã xanh tím nhưng lại dường như chẳng cảm thấy đau, lặng lẽ gọi: "A Vũ? A Vũ? Em đừng ngủ."
Hai mắt Bách Ấu Vũ nửa nhắm lại, thấy đứa bé cả người đỏ au được bà đỡ vỗ lưng, tiếng khóc suy yếu vừa mới vang lên.
Trái tim đang treo lơ lửng của y chậm rãi hạ xuống, hơi thở mỏng manh nói với Thích Tinh: "Tướng công, chàng mau đi hỏi xem, là con trai hay con gái vậy?"
Thích Tinh chưa đứng dậy đã có người bế bé con tới đây: "Chúc mừng thiếu gia, chúc mừng thiếu phu nhân, là một tiểu công tử."
Bách Ấu Vũ khẽ mỉm cười.
Đứa bé nằm giữa hai cha, không quá an phận mà duỗi chân lên. Làn da bé rất trắng, giống như chạm vào một cái sẽ bị rách; tiếng khóc cũng rất yếu, giống như mèo con mới sinh ra vậy. Bách Ấu Vũ chỉ được nhìn vài lần rồi không được thấy nữa.
Y lưu luyến nhìn theo bé con bị bế đi.
Chỉ còn lại vợ chồng hai người đối diện, có một chút lời đến bên miệng rồi lại ngại ngùng không nói ra.
Đang lúc bầu không khí hài hòa thì người ban nãy đến thúc giục Thích Tinh lại tới nữa, có thể nhìn thấy bóng người đó sau bình phong. Nha hoàn truyền lời thay: "Thiếu gia, người bên ngoài nói Nghiêm công tử đã bị Hình bộ giam giữ, nếu không cứu sợ là sẽ không kịp nữa."
Thích Tinh biến sắc, theo bản năng nhìn về phía Bách Ấu Vũ.
Bách Ấu Vũ kéo khóe môi tái nhợt, nâng tay lên, bởi vì không có sức lực mà hơi run rẩy, sờ sờ khuôn mặt Thích Tinh: "Huynh ấy là ca ca từ nhỏ đã lớn lên cùng em, chàng là phu quân mà em phải sống cùng tới khi bạc đầu. Hai người đều phải bình an."
Thích Tinh cầm lấy tay Bách Ấu Vũ, kiên định nói: "A Vũ, ta sẽ không để em sống cùng ta trong sự áy náy với Nghiêm Dục Lâm."
Nói xong đặt tay Bách Ấu Vũ vào trong chăn, dém lại góc chăn giúp y, hôn nhẹ lên mắt y: "Ta đi đây, rất nhanh sẽ trở về với em."
Tác giả có lời muốn nói:
Thế... thế mà tui lại up được tận 2k chữ một ngày, lại còn là về sinh con nữa, thật sự là sống lâu cái gì cũng có thể thấy.
Khác: "Bảy sống tám không sống" ban đầu là cách nói dân gian, là một kinh nghiệm cực kỳ tà môn, không có căn cứ khoa học. Nhưng hiện giờ y học khoa học kỹ thuật phát triển rồi, trẻ sinh tám tháng khỏe hơn trẻ sinh bảy tháng nhiều, nên cũng dễ dàng sống được tiếp.
- ---------
Editor: Má ơi đọc tới "Bảy sống tám không sống" là tui đi search Baidu liền, rồi trên đó nói dài ngoằng. Kết quả dịch hết xong rồi thì tới cuối chương chị tác giả giải thích, tui đã khóc rất là nhiều đó:(( Mọi người đọc giải thích chi tiết bên dưới nha.
* Bảy sống tám không sống (七活八不活): Nghĩa là một đứa bé sinh non bảy tháng thì có thể sống, mà đứa bé sinh non tám tháng thì sẽ không thể sống. Đây là một cách nói lưu truyền khắp dân gian.
Câu nói "Bảy sống tám không sống" chỉ là nguyện vọng tốt đẹp của dân gian xưa, không có cơ sở khoa học. Bảy tháng, dù là 28 tuần theo y học hiện đại hay khoảng 30 tuần theo quan niệm trước đây thì chắc chắn thai nhi không thể nào khỏe mạnh và có khả năng sống tiếp bằng thai nhi 32 tuần đến sau 34 tuần. Thực tế là những thai nhi sinh non ở ≤34 tuần tuổi cần glucocorticoid để thúc đẩy sự trưởng thành của phổi thai nhi, trong khi những thai nhi sinh non ở tuần thứ 34 thì không cần phải thúc đẩy sự trưởng thành của phổi nữa. Chỉ dựa vào điều này thôi là có thể nhìn ra được thai nhi ở tuần nào có khả năng tồn tại cao hơn. Bởi vì sinh mệnh nhỏ bé này sau khi sinh ra, rủi ro đầu tiên mà nó phải đối mặt chính là có thể thở bình thường hay không! (Nguồn tài liệu: 1. "Tạp chí Sản phụ khoa Trung Quốc" tái bản lần thứ ba do Tào Trạch Nghị chủ biên.)
Một số cư dân mạng cho rằng: "Là một bào thai, tới tháng thứ bảy đã bước đầu chuẩn bị các điều kiện để sinh tồn rồi. Nếu người mẹ khi mang thai gặp vấn đề và không thể tiếp tục cung cấp cho sự phát triển của thai nhi, cô ấy sẽ có xu hướng sinh con càng sớm càng tốt để đảm bảo sự sống sót của thai nhi, bảy tháng vừa đúng thời điểm có thể sinh nở. Mà nếu bản thân thai nhi có vấn đề thì sẽ không có xu hướng này. Hầu hết những đứa trẻ sinh vào tháng thứ tám đều có vấn đề khiến chúng không thể tiếp tục phát triển. Vì vậy, xác suất sống sót khi sinh vào tháng thứ tám tương đối thấp." Cách nói này hoàn toàn không có cơ sở khoa học! Nếu bản thân thai nhi có vấn đề thì có thể đình chỉ phát triển và sinh non ở bất kỳ tháng nào, chứ không tập trung hết vào tháng thứ tám.
Muốn hiểu được cách nói "Bảy sống tám không sống" của người xưa thì phải đứng từ góc độ của người xưa để lý giải! Tục ngữ dân gian chủ yếu bắt nguồn từ những quan sát đơn giản, trẻ sinh bảy tháng không có mỡ dưới da, toàn thân đỏ tía, chân tay nhỏ gầy, bề ngoài rất khác trẻ sinh đủ tháng, ngược lại giống như trẻ sơ sinh sáu tháng (không thể sống tiếp được trong thời cổ đại), vừa nhìn đã biết là không thể sống được. Trên thực tế, một số trẻ sinh bảy tháng đã sống sót một cách thần kỳ. Trẻ sinh tám tháng bề ngoài giống trẻ sinh đủ tháng nhưng nhỏ hơn một chút, nhìn qua rất dễ để sống được. Trên thực tế tỷ lệ sống sót của trẻ sinh tám tháng thấp hơn nhiều so với trẻ sinh đủ tháng!
"Bảy sống tám không sống" không phải nghĩa là tỷ lệ sống sót của trẻ sinh bảy tháng cao hơn trẻ sinh tám tháng. Nói ngắn gọn là, "bảy tháng – nhìn qua khó có thể sống, nhưng thực tế là có một số trẻ có thể sống tiếp được; tám không sống – nhìn qua là có thể sống, nhưng thực tế là có một số trẻ không thể sống tiếp được". Trong bệnh viện, những sản phụ có vấn đề không thể sinh đủ tháng thì có thể hoãn đến tám tháng rồi sinh, bác sĩ sẽ không cho họ sinh vào lúc thai nhi mới được bảy tháng, điều này cũng cho thấy trẻ em sinh tám tháng có khả năng sống sót hơn trẻ em sinh bảy tháng.
Khi Trương đại phu tới thì thấy Thích Tinh đang ôm lấy phu nhân mình trấn an, tuy rằng không biết rốt cuộc là ai trấn an ai, nhưng thấy đại phu tới, Thích Tinh như dây cung đang kéo chặt cũng chậm rãi buông lỏng, dù vẫn căng như không còn chặt như vậy nữa.
Cùng theo tới còn có bốn năm bà đỡ. Từ khi Bách Ấu Vũ mang thai tháng thứ năm, Thích gia đã tìm bà đỡ có kinh nghiệm nhất hoàng thành tới, chính là để ngừa vạn nhất.
Không ngờ thật sự có ngày cần dùng tới.
Đầu tiên là Trương đại phu tới bắt mạch, bà đỡ cẩn thận cởi quần Bách Ấu Vũ ra, dò xét vào bên trong. Thời điểm mấu chốt không ai để ý đến có xấu hổ hay không, Thích Tinh ở bên cạnh bị nha hoàn tới hỗ trợ đuổi cũng không đi.
Nha hoàn chỉ dám đuổi hắn đi một lần. Thích thiếu gia trong phủ uy nghiêm có thừa, thấy đuổi không đi cũng mặc kệ hắn,
Bà đỡ kinh nghiệm phong phúm thăm dò xong coi như bình tĩnh nói: "May là vẫn chưa mở tới một ngón tay, thai vị cũng chưa thay đổi, nhưng mà phải đẩy thai ra ngoài nhanh một chút. Thiếu phu nhân, ngài cố sức thả lỏng, tục ngữ thường nói "Bảy sống tám không sống"*, ngài chỉ cần sinh con là được rồi."
Trương đại phu cũng rút tay về: "Thiếu phu nhân, mạch tượng của ngài coi như ổn định, những bà đỡ này đều là bà đỡ số một số hai của hoàng thành, không cần lo lắng quá."
Trên trán Bách Ấu Vũ đã có một tầng mồ hôi, bỗng nhiên cơn đau bụng sinh lại ập tới, y thở gấp, gật đầu.
Trương đại phu quay đầu lại, ý bảo Thích Tinh ra nói chuyện.
Sau khi hai người đứng sau bình phong, Trương đại phu thở dài nói: "Thích thiếu gia, đứa bé này không đủ tháng, chưa nói là sinh ra sẽ khó giữ, cho dù có thể giữ thì chỉ sợ sau này cũng sẽ gầy yếu nhiều bệnh, ngài phải chuẩn bị trước."
Thích Tinh nói: "Ta hiểu rồi, nếu có gì ngoài ý muốn, mong rằng các vị cố gắng bảo vệ thê tử của ta, ngày sau nhất định sẽ báo đáp ngàn vàng."
Trương đại phu giao thiệp với nhà quyền quý đã lâu, gặp rất nhiều người nói phải giữ đứa bé, lại cực kỳ hiếm có người chồng nào chịu cúi đầu xin đại phu giữ thê tử hay tiểu thiếp.
Ông không khỏi cảm khái: "Thiếu phu nhân thật có phúc."
Bách Ấu Vũ lần đầu mang thai, hơn nữa nước ối bị vỡ sớm, ngày thường đã vô cùng gian nan. Ban đầu là đau bụng sinh, cơn đau tới y sẽ hít vào thật sâu, sau đó dường như bé con trong bụng cũng biết y mệt, dừng lại nghỉ ngơi một lát.
Ban đầu thì thời gian nghỉ ngơi nhiều, sau đó nghỉ ngơi bao lâu thì sẽ đau bấy lâu. Y đau từ sáng sớm tới buổi trưa, bà đỡ nói y phải giữ sức, y liền cắn miệng không kêu đau, vài lần muốn khóc cũng nhịn lại.
Thích Tinh từ đầu đến cuối đều ở bên cạnh Bách Ấu Vũ, nắm chặt tay y không buông.
Trong sự tra tấn không có điểm cuối này, dường như mấy lần Bách Ấu Vũ mơ hồ nghe thấy có người đến khuyên Thích Tinh, hình như là chuyện triều định. Nhưng Thích Tinh chẳng chuyển biến gì, rất có khí thế phật tới giết phật.
Bách Ấu Vũ cũng làm bộ không nghe thấy, lặng lẽ nắm lấy tay Thích Tinh.
Y có tư tâm, bởi vì sợ hãi nên không muốn để Thích Tinh đi.
Sau đó hình như là mặt trời xuống núi, trong phòng đều là tiếng thở dốc đầy áp lực của Bách Ấu Vũ. Nha hoàn đi đốt nến, trước mắt y sáng hơn một chút, sau đó nghe thấy bà đỡ vui mừng kêu lên: "Đã mở rộng được mười ngón rồi! Thiếu phu nhân, tôi bảo ngài dùng sức thì hãy dùng sức nhé!"
Hai mắt Bách Ấu Vũ bị mồ hôi làm mờ, Thích Tinh xoa xoa cho y, ánh mắt tràn đầy đau lòng: "A Vũ, nghe lời, đừng ngủ."
Bách Ấu Vũ miễn cưỡng mở to mắt, bà đỡ cực kỳ có kinh nghiệm: "Thiếu phu nhân, có thể dùng sức rồi!"
Bách Ấu Vũ nghe thấy lời này không biết lấy sức lực từ đâu ra, nắm chặt bàn tay Thích Tinh muốn đẩy đứa nhỏ đi xuống.
"Dùng sức!"
"Dùng sức!"
"Lại dùng sức!"
Thai đầu sinh rất khó, so với những người đã sinh đứa thứ hai trở đi mà nói thì lần đầu lúc nào cũng dài lâu. Bách Ấu Vũ đau đến chết đi sống lại, cuối cùng đã đau đến chết lặng. Ban đầu cố gắng giữ sức không kêu, sau đó thì muốn kêu cũng chẳng còn sức. Sau khi chút sức lực kia qua đi, y muốn nắm lấy tay Thích Tinh cũng cực kỳ cố sức.
Bởi vì Thích Tinh chưa bao giờ thả tay Bách Ấu Vũ ra, nên Bách Ấu Vũ không biết các đốt ngón tay của hắn đã bị nắm chặt đến mức trật khớp, bởi vì thì sức lực khi sinh con rất lớn, lại không biết khống chế. Nhà người khác chuyện khổ cực thế này đều là nha hoàn chịu, mà với Bách Ấu Vũ thì lại là phu quân của y chịu.
Thích Tinh không rên tiếng nào, cũng không nhúc nhích, chuyện duy nhất chịu làm chính là nhận khăn mặt từ chỗ nha hoàn để lau mặt cho Bách Ấu Vũ.
Hắn giống như một ngọn núi vững chãi ở bên cạnh chống đỡ cho Bách Ấu Vũ, bởi vì núi không đổ cho nên y sẽ có chỗ để dựa vào, bởi vì núi đứng yên nên y chìm trong đau đớn kịch liệt cũng không sụp đổ.
Bách Ấu Vũ vẫn đang quanh quẩn ở Quỷ Môn Quan, biết được nếu mình tiến thêm một bước thì Thích Tinh cũng sẽ nhanh chóng tới.
Vì vậy y không có cô đơn một mình.
Lại thêm mấy hiệp nữa, Bách Ấu Vũ đổ mồ hôi đầm đìa, trước mặt trời đất mù mịt, bên tai cũng có tiếng vù vù. Bà đỡ thấy thế vội nói: "Mau lên! Nha đầu bên kia, mau cho phu nhân uống chút nước đường!"
Thích Tinh vội vàng nhận lấy bát nước đường, đưa tới bên miệng Bách Ấu Vũ.
Nhưng Bách Ấu Vũ đã cạn kiệt sức lực, há miệng cũng đã dùng hết sức. Thích Tinh nhìn đôi môi tái nhợt của y khó kiềm được đau lòng, nhanh chóng hạ quyết định uống nước đường, sốt ruột giữ lấy môi Bách Ấu Vũ rồi đút từng ngụm cho y.
Bách Ấu Vũ suy yếu nuốt xuống.
Đó là một nụ hôn, nhưng cũng không phải là hôn. Thích Tinh cứ vội vội vàng vàng, hắn chỉ hận không thể chịu đựng nỗi đau sống đi chết lại này giúp Bách Ấu Vũ. Nhưng mà tất cả những ý tưởng ấy chẳng qua đều vô căn cứ, sự thật là Bách Ấu Vũ đang hấp hối nằm trước mặt hắn.
Bách Ấu Vũ thường nếm được vị nước đường, y chậm rãi chớp mắt, khóe miệng hơi kéo ra, đối diện với Thích Tinh.
Môi lưỡi bọn họ gắn bó thân thiết như vậy vô số lần, nhưng lần này lại không giống. Trong... trong lòng y đã không còn ý cự tuyệt nào.
Rồi sau đó lại qua một khắc, Bách Ấu Vũ rốt cuộc nghe thấy bà đỡ nói: "Thiếu phu nhân! Đầu đã ra rồi! Ngài dùng sức thêm chút nữa!"
"Dùng sức!"
Bách Ấu Vũ nín thở, thân thể giống như cung tên đang kéo căng, tay nắm chặt Thích Tinh, cuối cùng hô một tiếng to đầy đau đớn: "A! ——"
"Sinh rồi! Sinh rồi! Đứa bé sinh rồi!"
Cả sương phòng đều sôi trào. Có người cầm kéo đến cắt cuống rốn trước, có người ôm lấy đứa bé lau người. Mà Thích Tinh lại không nhìn nó, chỉ lo lắng cho Bách Ấu Vũ, luống cuống tay chân lau mồ hôi giúp y.
Tay hai người nắm chặt một ngày cuối cùng cũng buông lỏng. Mu bàn tay Thích Tinh đã xanh tím nhưng lại dường như chẳng cảm thấy đau, lặng lẽ gọi: "A Vũ? A Vũ? Em đừng ngủ."
Hai mắt Bách Ấu Vũ nửa nhắm lại, thấy đứa bé cả người đỏ au được bà đỡ vỗ lưng, tiếng khóc suy yếu vừa mới vang lên.
Trái tim đang treo lơ lửng của y chậm rãi hạ xuống, hơi thở mỏng manh nói với Thích Tinh: "Tướng công, chàng mau đi hỏi xem, là con trai hay con gái vậy?"
Thích Tinh chưa đứng dậy đã có người bế bé con tới đây: "Chúc mừng thiếu gia, chúc mừng thiếu phu nhân, là một tiểu công tử."
Bách Ấu Vũ khẽ mỉm cười.
Đứa bé nằm giữa hai cha, không quá an phận mà duỗi chân lên. Làn da bé rất trắng, giống như chạm vào một cái sẽ bị rách; tiếng khóc cũng rất yếu, giống như mèo con mới sinh ra vậy. Bách Ấu Vũ chỉ được nhìn vài lần rồi không được thấy nữa.
Y lưu luyến nhìn theo bé con bị bế đi.
Chỉ còn lại vợ chồng hai người đối diện, có một chút lời đến bên miệng rồi lại ngại ngùng không nói ra.
Đang lúc bầu không khí hài hòa thì người ban nãy đến thúc giục Thích Tinh lại tới nữa, có thể nhìn thấy bóng người đó sau bình phong. Nha hoàn truyền lời thay: "Thiếu gia, người bên ngoài nói Nghiêm công tử đã bị Hình bộ giam giữ, nếu không cứu sợ là sẽ không kịp nữa."
Thích Tinh biến sắc, theo bản năng nhìn về phía Bách Ấu Vũ.
Bách Ấu Vũ kéo khóe môi tái nhợt, nâng tay lên, bởi vì không có sức lực mà hơi run rẩy, sờ sờ khuôn mặt Thích Tinh: "Huynh ấy là ca ca từ nhỏ đã lớn lên cùng em, chàng là phu quân mà em phải sống cùng tới khi bạc đầu. Hai người đều phải bình an."
Thích Tinh cầm lấy tay Bách Ấu Vũ, kiên định nói: "A Vũ, ta sẽ không để em sống cùng ta trong sự áy náy với Nghiêm Dục Lâm."
Nói xong đặt tay Bách Ấu Vũ vào trong chăn, dém lại góc chăn giúp y, hôn nhẹ lên mắt y: "Ta đi đây, rất nhanh sẽ trở về với em."
Tác giả có lời muốn nói:
Thế... thế mà tui lại up được tận 2k chữ một ngày, lại còn là về sinh con nữa, thật sự là sống lâu cái gì cũng có thể thấy.
Khác: "Bảy sống tám không sống" ban đầu là cách nói dân gian, là một kinh nghiệm cực kỳ tà môn, không có căn cứ khoa học. Nhưng hiện giờ y học khoa học kỹ thuật phát triển rồi, trẻ sinh tám tháng khỏe hơn trẻ sinh bảy tháng nhiều, nên cũng dễ dàng sống được tiếp.
- ---------
Editor: Má ơi đọc tới "Bảy sống tám không sống" là tui đi search Baidu liền, rồi trên đó nói dài ngoằng. Kết quả dịch hết xong rồi thì tới cuối chương chị tác giả giải thích, tui đã khóc rất là nhiều đó:(( Mọi người đọc giải thích chi tiết bên dưới nha.
* Bảy sống tám không sống (七活八不活): Nghĩa là một đứa bé sinh non bảy tháng thì có thể sống, mà đứa bé sinh non tám tháng thì sẽ không thể sống. Đây là một cách nói lưu truyền khắp dân gian.
Câu nói "Bảy sống tám không sống" chỉ là nguyện vọng tốt đẹp của dân gian xưa, không có cơ sở khoa học. Bảy tháng, dù là 28 tuần theo y học hiện đại hay khoảng 30 tuần theo quan niệm trước đây thì chắc chắn thai nhi không thể nào khỏe mạnh và có khả năng sống tiếp bằng thai nhi 32 tuần đến sau 34 tuần. Thực tế là những thai nhi sinh non ở ≤34 tuần tuổi cần glucocorticoid để thúc đẩy sự trưởng thành của phổi thai nhi, trong khi những thai nhi sinh non ở tuần thứ 34 thì không cần phải thúc đẩy sự trưởng thành của phổi nữa. Chỉ dựa vào điều này thôi là có thể nhìn ra được thai nhi ở tuần nào có khả năng tồn tại cao hơn. Bởi vì sinh mệnh nhỏ bé này sau khi sinh ra, rủi ro đầu tiên mà nó phải đối mặt chính là có thể thở bình thường hay không! (Nguồn tài liệu: 1. "Tạp chí Sản phụ khoa Trung Quốc" tái bản lần thứ ba do Tào Trạch Nghị chủ biên.)
Một số cư dân mạng cho rằng: "Là một bào thai, tới tháng thứ bảy đã bước đầu chuẩn bị các điều kiện để sinh tồn rồi. Nếu người mẹ khi mang thai gặp vấn đề và không thể tiếp tục cung cấp cho sự phát triển của thai nhi, cô ấy sẽ có xu hướng sinh con càng sớm càng tốt để đảm bảo sự sống sót của thai nhi, bảy tháng vừa đúng thời điểm có thể sinh nở. Mà nếu bản thân thai nhi có vấn đề thì sẽ không có xu hướng này. Hầu hết những đứa trẻ sinh vào tháng thứ tám đều có vấn đề khiến chúng không thể tiếp tục phát triển. Vì vậy, xác suất sống sót khi sinh vào tháng thứ tám tương đối thấp." Cách nói này hoàn toàn không có cơ sở khoa học! Nếu bản thân thai nhi có vấn đề thì có thể đình chỉ phát triển và sinh non ở bất kỳ tháng nào, chứ không tập trung hết vào tháng thứ tám.
Muốn hiểu được cách nói "Bảy sống tám không sống" của người xưa thì phải đứng từ góc độ của người xưa để lý giải! Tục ngữ dân gian chủ yếu bắt nguồn từ những quan sát đơn giản, trẻ sinh bảy tháng không có mỡ dưới da, toàn thân đỏ tía, chân tay nhỏ gầy, bề ngoài rất khác trẻ sinh đủ tháng, ngược lại giống như trẻ sơ sinh sáu tháng (không thể sống tiếp được trong thời cổ đại), vừa nhìn đã biết là không thể sống được. Trên thực tế, một số trẻ sinh bảy tháng đã sống sót một cách thần kỳ. Trẻ sinh tám tháng bề ngoài giống trẻ sinh đủ tháng nhưng nhỏ hơn một chút, nhìn qua rất dễ để sống được. Trên thực tế tỷ lệ sống sót của trẻ sinh tám tháng thấp hơn nhiều so với trẻ sinh đủ tháng!
"Bảy sống tám không sống" không phải nghĩa là tỷ lệ sống sót của trẻ sinh bảy tháng cao hơn trẻ sinh tám tháng. Nói ngắn gọn là, "bảy tháng – nhìn qua khó có thể sống, nhưng thực tế là có một số trẻ có thể sống tiếp được; tám không sống – nhìn qua là có thể sống, nhưng thực tế là có một số trẻ không thể sống tiếp được". Trong bệnh viện, những sản phụ có vấn đề không thể sinh đủ tháng thì có thể hoãn đến tám tháng rồi sinh, bác sĩ sẽ không cho họ sinh vào lúc thai nhi mới được bảy tháng, điều này cũng cho thấy trẻ em sinh tám tháng có khả năng sống sót hơn trẻ em sinh bảy tháng.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.