Hung Trạch Bút Kí - Tâm Trạch Liệp Nhân
Chương 92: Trong rừng
Nhị Thập Tam
17/07/2024
Tôi khá bất ngờ khi biết rằng Bạch Khai còn ngón nghề này nữa, nhưng chưa đợi tôi hết ngạc nhiên, đầu ngón tay tôi đã dần trở nên tê dại, chẳng mấy chốc sẽ lan ra cả cánh tay mất. Có thể tôi không đến mức chết cóng, nhưng chắc chắn sẽ bị thương vì lạnh. Hơn nữa vết thương cắt da cắt thịt do cái rét gây ra kinh khủng hơn tưởng tượng rất nhiều, thậm chí có người đã phải cắt bỏ tay chân vì nguyên nhân này.
Tôi cố sức nói với Bạch Khai, tôi lạnh quá.
Bạch Khai hiểu ngay, anh chờ tôi một chút, tôi nghĩ cách cứu anh.
Dứt lời, Bạch Khai lại huýt thêm một tiếng, đám thi thể kia quay về bên chúng tôi. Bạch Khai nhanh nhẹn cởi hết quần áo của bọn họ xuống, sau đó bảo tôi yên tâm mặc vào, không có độc đâu.
Tuy tôi hơi khó chịu, nhưng tính mạng của mình vẫn quan trọng hơn. Quần áo được may cùng kiểu dáng, không ngờ chất lượng rất tốt, song vẫn không quá dày. Tôi vội vã mặc thêm đồ vào, cả cơ thể ấm hơn một chút, nhưng lại khiến hành động của tôi không được linh hoạt như trước nữa.
Chúng tôi dùng xác chết để chắn gió rồi ngồi nghỉ trong chốc lát, sau khi khỏe hơn tôi mới hỏi Bạch Khai, anh học cản thi kiểu gì vậy?
Bạch Khai cảm thấy khát nước nên bốc tuyết bỏ vào mồm, đáp, tôi bảo là tự học anh có tin không? Đi tiếp thôi, chúng ta không thể để bọn họ kéo dài khoảng cách nữa.
Hai chúng tôi nhờ đám xác chết khỏa thân đi trước dẫn đường, khung cảnh còn ấn tượng hơn cả tôi nghĩ. Nếu trong rừng thật sự có con yêu quái nào, e rằng tụi nó cũng bị chúng tôi dọa chết khiếp mất rồi.
Chẳng biết quãng đường còn xa chừng nào, tôi và Bạch Khai luôn miệng tán dóc với nhau. Một là để giết thời gian, hai là để dời đi sự chú ý khỏi cái lạnh.
Bạch Khai kể đơn giản cho tôi nghe về cản thi. Y nói rằng cản thi đã có từ xa xưa, ban đầu cách thức của nó ở đâu cũng giống nhau, chỉ là đưa thi thể về an táng tại quê hương. Người Trung Quốc rất chú trọng đến chuyện lá rụng về cội, họ cho rằng những người xa xứ đến khi chết vẫn phải về lại quê nhà. Dù cho không kịp trở về trước khi nhắm mắt xuôi tay, thi thể cũng phải được đưa về chôn cất. Đây cũng chính là luân hồi.
Thêm vào đó, những vong hồn chết nơi đất khách quê người đều mong muốn được quay về đầu thai. Mặc dù chỉ là vong hồn, nhưng đoạn đường ấy cũng gian nan hiểm trở không kém người sống, số vong hồn có thể trở về được vô cùng ít ỏi. Vì thế mọi người thường chọn cách đơn giản là đưa thi thể quay về, cách này sẽ đảm bảo hơn.
Ngoài ra theo tập tục của nhiều địa phương, nếu người thân qua đời không được chôn cất ở phần mộ tổ tiên hoặc lăng mộ gia tộc thì sẽ gây bất lợi cho gia đình. Nói tóm lại, cho dù là nguyên nhân nào, thi thể nhất định phải được đưa về nhà. Điều kiện vận chuyển vào thời xưa rất lạc hậu, kể cả các gia đình giàu có cũng phải mất ít nhất một tháng đi xe ngựa mới có thể đến nơi, còn những nhà nghèo thì dùng chiếu bọc lấy thi thể rồi khiêng về. Vậy nên nghề cản thi mới ra đời.
Có nghề ắt sẽ có người nghiên cứu tìm hiểu, vì thế lại càng có thêm nhiều người hành nghề. Kỹ xảo và phương thức cản thi đã được phát triển ngày càng hoàn thiện, sau đó phân ra nhiều phe phái, nhưng bây giờ rất nhiều trong số đó đã không còn cách nào chứng thực được nữa. Thời gian dài trôi qua, sự cạnh tranh giữa các phe phái và trong nội bộ, cũng như sự sụp đổ tự nhiên của nó, tất cả những gì mà Bạch Khai có thể kể cũng chỉ còn lại như vậy. Đến thời kỳ cận đại, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nghề cản thi dần biến mất, bây giờ cho dù bạn có đuổi thi thể chạy nhanh đến đâu thì vẫn thua ô tô bốn bánh thôi. Đây chính là quy luật tất yếu của lịch sử.
Tuy nhiên, trong dân gian thi thoảng vẫn xuất hiện lời đồn về cản thi. Phần lớn đều do những kẻ cố tình lừa bịp, đặc biệt là sau giải phóng, nhiều nhân viên tình báo hoặc tội phạm buôn lậu ma túy súng đạn, nói chung là những người không thể để lộ thân phận thật, bọn họ thường xuyên lợi dụng nghề cản thi để ngụy trang. Dân chúng hay nảy sinh tâm lý sợ hãi đối với cản thi, gặp là tránh, vì vậy nghề này có thể che giấu được tai mắt người khác. Một nguyên nhân nữa, đa số người trong nghề đều lên đường vào ban đêm, có cờ hiệu cản thi, lúc đi đêm sẽ yên tâm hơn, ít nhất không lo bị bọn sơn tặc và thổ phỉ cướp bóc.
Trước kia Bạch Khai từng nghe sư phụ kể lại một câu chuyện có thật, đó là nước ta đã triệt phá một vụ bắt cóc và buôn bán phụ nữ gây chấn động. Tên tội phạm đã dùng cờ hiệu cản thi, bịt kín miệng và trùm một tấm vải đen lên đầu nạn nhân, dọc đường đi không một ai phát hiện ra. Nếu không nhờ một người phụ nữ trong số đó đến kỳ kinh nguyệt, đảm bảo chuyện này đã trót lọt rồi.
Còn những người thật sự hành nghề cản thi, thông thường vẫn hay làm cho có hình thức. Lãnh thổ nước ta rộng lớn, tập tục ở các nơi không giống nhau, thậm chí mỗi một thôn xóm lại có một tập tục khác nhau. Ví dụ như ở địa phương đó có tập tục, những người sinh vào ngày nhất định và chết vào ngày nhất định thì không thể dùng quan tài để khiêng thi thể ra khỏi thôn, người ta bảo là sẽ dẫn dụ thứ gì đó vào thôn. Nhưng thi thể thì vẫn cần được chôn cất, bất đắc dĩ mới phải gọi người cản thi tới giải quyết.
Ngoài ra có nơi còn dùng cản thi trong việc kết âm hôn. Âm hôn nghĩa là để một người chết kết hôn với một người sống, hoặc là hai người sống kết hôn với nhau. Tuy không được thừa nhận về mặt pháp lý, nhưng nhiều khu vực vẫn còn giữ lại hủ tục này. Nghe đồn những người còn trẻ sợ mình chết yểu trong khi chưa lập gia đình, có thể sẽ không cam lòng mà quay về làm loạn. Có vài nơi kết âm hôn khá đơn giản, chỉ cần chôn cất hai thi thể chung một chỗ là được, nhưng lại có nơi cần phải đi qua các con phố, dạo một vòng quanh từ đường tổ tiên hoặc đi một vòng trong thôn, bấy giờ mới coi như được gia tộc chấp nhận, kết âm hôn thành công.
Cản thi được dùng trong rất nhiều trường hợp, nhưng nói thẳng ra thì nó cũng không còn công dụng nào quá quan trọng. Cái nghề này còn không đủ để lấp đầy bụng chứ đừng nói đến chuyện kiếm tiền, thành thử ra chẳng còn ai muốn làm nữa. Nhiều người cản thi đã đổi nghề, có thể kiếm cơm bằng những ngón nghề có liên quan đến huyền học, không thì đi làm nghề khác hoặc về làm nông.
Thậm chí đến nay vẫn còn vài kẻ kiên trì với công việc cản thi, nhưng cũng chẳng còn đơn thuần là cản thi nữa, mà có thể hợp tác với người trong nghề để làm những phi vụ lớn.
Cản thi ngày càng xuống dốc là chuyện không thể ngăn được. Từ những phe phái như phái Xưng Sương, trước khi cản thi phải thực hiện trong phòng tối, người ngoài không được phép nhìn; đến phái Đam Tử, trước khi cản thi phải để cho thi thể bước qua các thanh đòn gánh có độ cao khác nhau, nghe bảo là để kiểm tra hung tính. Sau đó cản thi dần chia ra hai phái Nam Bắc dựa theo phương hướng. Phương Nam thiên về truyền thống, vẫn đi theo con đường cũ. Phương Bắc hiện đại hơn, sử dụng khá nhiều đạo cụ mới mẻ.
Song những việc đó cũng đã là chuyện từ rất lâu về trước, bây giờ khắp cả nước còn chẳng mấy người hành nghề cản thi, càng khỏi phân chia Nam Bắc làm gì nữa.
Bạch Khai nói rất nhiều, tôi cũng lắng nghe vô cùng chăm chú. Quả thật câu chuyện thú vị và mới lạ đã khiến tôi quên bẵng đi cái rét lạnh buốt óc, sau khi đi được một đoạn thì cơ thể tôi cũng ấm ấp hơn, mặc dù chưa hẳn là thoải mái nhưng ít nhất tôi vẫn có thể kiên trì chịu đựng được.
Đi được vài tiếng, tôi mới phát hiện dường như chúng tôi càng lúc càng cách xa ngôi nhà băng trong rừng.
Tôi hỏi Bạch Khai, bọn họ dẫn chúng ta đến đâu vậy? Không phải tới ngôi nhà băng à?
Đưa chúng ta đi tìm Tần Nhất Hằng đó, để tôi nói cho anh nghe, sợi chỉ đen được xuyên qua bả vai là một chỉnh thể, có nó sẽ đảm bảo hơn. Hiện tại tôi cũng không có lựa chọn nào khác, tôi không chắc nó vẫn còn an toàn sau một thời gian dài. Trước tiên phải tìm được Tần Nhất Hằng đã. Bạch Khai phả hơi ấm vào tay rồi chà xát, nói, đừng khinh thường đám thi thể này, cái mũi của tụi nó còn nhạy hơn chúng ta đấy. Chắc chắn Tần Nhất Hằng ở hướng này, không chệch đi đâu được.
Tôi gật đầu, xem ra lần này chúng tôi đi đúng hướng rồi, quả nhiên Tần Nhất Hằng có bí mật gì đó ở đây. Tôi đoán có thể mình sắp tìm được một căn nhà băng khác, lẽ nào trong rừng có rất nhiều căn nhà như vậy sao?
Tôi hỏi Bạch Khai, anh có kế hoạch gì không? Tôi nên nhập cuộc hay là đứng xem thôi?
Bạch Khai ngẫm nghĩ đôi chút, đột nhiên hỏi lại tôi, Tiểu Khuyết à, tôi hỏi anh một câu nhé. Anh đừng nghĩ nhiều, chỉ là một câu hỏi đơn thuần thôi.
Tôi nói, thế anh cứ xoắn xuýt mãi làm mẹ gì? Vay tiền hả? Không!
Không phải vay tiền. Bạch Khai bỗng nghiêm túc hẳn, tôi hỏi anh, nếu giữa tôi và Tần Nhất Hằng cần có một người phải chìm xuống Âm Hà, vậy anh sẽ chọn ai?
Tôi cảm thấy có gì đó hơi kỳ lạ, bèn trả lời, chỉ là câu hỏi đơn thuần thôi hả? Vậy chọn anh đi, dù sao anh cũng sống đủ lâu rồi.
Ok ok, chọn tôi cũng được. Bạch Khai không tức giận mà hỏi tiếp, thế nếu giữa anh và Tần Nhất Hằng cần có một người phải chìm xuống Âm Hà thì sao? Anh sẽ chọn ai?
Tôi cố sức nói với Bạch Khai, tôi lạnh quá.
Bạch Khai hiểu ngay, anh chờ tôi một chút, tôi nghĩ cách cứu anh.
Dứt lời, Bạch Khai lại huýt thêm một tiếng, đám thi thể kia quay về bên chúng tôi. Bạch Khai nhanh nhẹn cởi hết quần áo của bọn họ xuống, sau đó bảo tôi yên tâm mặc vào, không có độc đâu.
Tuy tôi hơi khó chịu, nhưng tính mạng của mình vẫn quan trọng hơn. Quần áo được may cùng kiểu dáng, không ngờ chất lượng rất tốt, song vẫn không quá dày. Tôi vội vã mặc thêm đồ vào, cả cơ thể ấm hơn một chút, nhưng lại khiến hành động của tôi không được linh hoạt như trước nữa.
Chúng tôi dùng xác chết để chắn gió rồi ngồi nghỉ trong chốc lát, sau khi khỏe hơn tôi mới hỏi Bạch Khai, anh học cản thi kiểu gì vậy?
Bạch Khai cảm thấy khát nước nên bốc tuyết bỏ vào mồm, đáp, tôi bảo là tự học anh có tin không? Đi tiếp thôi, chúng ta không thể để bọn họ kéo dài khoảng cách nữa.
Hai chúng tôi nhờ đám xác chết khỏa thân đi trước dẫn đường, khung cảnh còn ấn tượng hơn cả tôi nghĩ. Nếu trong rừng thật sự có con yêu quái nào, e rằng tụi nó cũng bị chúng tôi dọa chết khiếp mất rồi.
Chẳng biết quãng đường còn xa chừng nào, tôi và Bạch Khai luôn miệng tán dóc với nhau. Một là để giết thời gian, hai là để dời đi sự chú ý khỏi cái lạnh.
Bạch Khai kể đơn giản cho tôi nghe về cản thi. Y nói rằng cản thi đã có từ xa xưa, ban đầu cách thức của nó ở đâu cũng giống nhau, chỉ là đưa thi thể về an táng tại quê hương. Người Trung Quốc rất chú trọng đến chuyện lá rụng về cội, họ cho rằng những người xa xứ đến khi chết vẫn phải về lại quê nhà. Dù cho không kịp trở về trước khi nhắm mắt xuôi tay, thi thể cũng phải được đưa về chôn cất. Đây cũng chính là luân hồi.
Thêm vào đó, những vong hồn chết nơi đất khách quê người đều mong muốn được quay về đầu thai. Mặc dù chỉ là vong hồn, nhưng đoạn đường ấy cũng gian nan hiểm trở không kém người sống, số vong hồn có thể trở về được vô cùng ít ỏi. Vì thế mọi người thường chọn cách đơn giản là đưa thi thể quay về, cách này sẽ đảm bảo hơn.
Ngoài ra theo tập tục của nhiều địa phương, nếu người thân qua đời không được chôn cất ở phần mộ tổ tiên hoặc lăng mộ gia tộc thì sẽ gây bất lợi cho gia đình. Nói tóm lại, cho dù là nguyên nhân nào, thi thể nhất định phải được đưa về nhà. Điều kiện vận chuyển vào thời xưa rất lạc hậu, kể cả các gia đình giàu có cũng phải mất ít nhất một tháng đi xe ngựa mới có thể đến nơi, còn những nhà nghèo thì dùng chiếu bọc lấy thi thể rồi khiêng về. Vậy nên nghề cản thi mới ra đời.
Có nghề ắt sẽ có người nghiên cứu tìm hiểu, vì thế lại càng có thêm nhiều người hành nghề. Kỹ xảo và phương thức cản thi đã được phát triển ngày càng hoàn thiện, sau đó phân ra nhiều phe phái, nhưng bây giờ rất nhiều trong số đó đã không còn cách nào chứng thực được nữa. Thời gian dài trôi qua, sự cạnh tranh giữa các phe phái và trong nội bộ, cũng như sự sụp đổ tự nhiên của nó, tất cả những gì mà Bạch Khai có thể kể cũng chỉ còn lại như vậy. Đến thời kỳ cận đại, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nghề cản thi dần biến mất, bây giờ cho dù bạn có đuổi thi thể chạy nhanh đến đâu thì vẫn thua ô tô bốn bánh thôi. Đây chính là quy luật tất yếu của lịch sử.
Tuy nhiên, trong dân gian thi thoảng vẫn xuất hiện lời đồn về cản thi. Phần lớn đều do những kẻ cố tình lừa bịp, đặc biệt là sau giải phóng, nhiều nhân viên tình báo hoặc tội phạm buôn lậu ma túy súng đạn, nói chung là những người không thể để lộ thân phận thật, bọn họ thường xuyên lợi dụng nghề cản thi để ngụy trang. Dân chúng hay nảy sinh tâm lý sợ hãi đối với cản thi, gặp là tránh, vì vậy nghề này có thể che giấu được tai mắt người khác. Một nguyên nhân nữa, đa số người trong nghề đều lên đường vào ban đêm, có cờ hiệu cản thi, lúc đi đêm sẽ yên tâm hơn, ít nhất không lo bị bọn sơn tặc và thổ phỉ cướp bóc.
Trước kia Bạch Khai từng nghe sư phụ kể lại một câu chuyện có thật, đó là nước ta đã triệt phá một vụ bắt cóc và buôn bán phụ nữ gây chấn động. Tên tội phạm đã dùng cờ hiệu cản thi, bịt kín miệng và trùm một tấm vải đen lên đầu nạn nhân, dọc đường đi không một ai phát hiện ra. Nếu không nhờ một người phụ nữ trong số đó đến kỳ kinh nguyệt, đảm bảo chuyện này đã trót lọt rồi.
Còn những người thật sự hành nghề cản thi, thông thường vẫn hay làm cho có hình thức. Lãnh thổ nước ta rộng lớn, tập tục ở các nơi không giống nhau, thậm chí mỗi một thôn xóm lại có một tập tục khác nhau. Ví dụ như ở địa phương đó có tập tục, những người sinh vào ngày nhất định và chết vào ngày nhất định thì không thể dùng quan tài để khiêng thi thể ra khỏi thôn, người ta bảo là sẽ dẫn dụ thứ gì đó vào thôn. Nhưng thi thể thì vẫn cần được chôn cất, bất đắc dĩ mới phải gọi người cản thi tới giải quyết.
Ngoài ra có nơi còn dùng cản thi trong việc kết âm hôn. Âm hôn nghĩa là để một người chết kết hôn với một người sống, hoặc là hai người sống kết hôn với nhau. Tuy không được thừa nhận về mặt pháp lý, nhưng nhiều khu vực vẫn còn giữ lại hủ tục này. Nghe đồn những người còn trẻ sợ mình chết yểu trong khi chưa lập gia đình, có thể sẽ không cam lòng mà quay về làm loạn. Có vài nơi kết âm hôn khá đơn giản, chỉ cần chôn cất hai thi thể chung một chỗ là được, nhưng lại có nơi cần phải đi qua các con phố, dạo một vòng quanh từ đường tổ tiên hoặc đi một vòng trong thôn, bấy giờ mới coi như được gia tộc chấp nhận, kết âm hôn thành công.
Cản thi được dùng trong rất nhiều trường hợp, nhưng nói thẳng ra thì nó cũng không còn công dụng nào quá quan trọng. Cái nghề này còn không đủ để lấp đầy bụng chứ đừng nói đến chuyện kiếm tiền, thành thử ra chẳng còn ai muốn làm nữa. Nhiều người cản thi đã đổi nghề, có thể kiếm cơm bằng những ngón nghề có liên quan đến huyền học, không thì đi làm nghề khác hoặc về làm nông.
Thậm chí đến nay vẫn còn vài kẻ kiên trì với công việc cản thi, nhưng cũng chẳng còn đơn thuần là cản thi nữa, mà có thể hợp tác với người trong nghề để làm những phi vụ lớn.
Cản thi ngày càng xuống dốc là chuyện không thể ngăn được. Từ những phe phái như phái Xưng Sương, trước khi cản thi phải thực hiện trong phòng tối, người ngoài không được phép nhìn; đến phái Đam Tử, trước khi cản thi phải để cho thi thể bước qua các thanh đòn gánh có độ cao khác nhau, nghe bảo là để kiểm tra hung tính. Sau đó cản thi dần chia ra hai phái Nam Bắc dựa theo phương hướng. Phương Nam thiên về truyền thống, vẫn đi theo con đường cũ. Phương Bắc hiện đại hơn, sử dụng khá nhiều đạo cụ mới mẻ.
Song những việc đó cũng đã là chuyện từ rất lâu về trước, bây giờ khắp cả nước còn chẳng mấy người hành nghề cản thi, càng khỏi phân chia Nam Bắc làm gì nữa.
Bạch Khai nói rất nhiều, tôi cũng lắng nghe vô cùng chăm chú. Quả thật câu chuyện thú vị và mới lạ đã khiến tôi quên bẵng đi cái rét lạnh buốt óc, sau khi đi được một đoạn thì cơ thể tôi cũng ấm ấp hơn, mặc dù chưa hẳn là thoải mái nhưng ít nhất tôi vẫn có thể kiên trì chịu đựng được.
Đi được vài tiếng, tôi mới phát hiện dường như chúng tôi càng lúc càng cách xa ngôi nhà băng trong rừng.
Tôi hỏi Bạch Khai, bọn họ dẫn chúng ta đến đâu vậy? Không phải tới ngôi nhà băng à?
Đưa chúng ta đi tìm Tần Nhất Hằng đó, để tôi nói cho anh nghe, sợi chỉ đen được xuyên qua bả vai là một chỉnh thể, có nó sẽ đảm bảo hơn. Hiện tại tôi cũng không có lựa chọn nào khác, tôi không chắc nó vẫn còn an toàn sau một thời gian dài. Trước tiên phải tìm được Tần Nhất Hằng đã. Bạch Khai phả hơi ấm vào tay rồi chà xát, nói, đừng khinh thường đám thi thể này, cái mũi của tụi nó còn nhạy hơn chúng ta đấy. Chắc chắn Tần Nhất Hằng ở hướng này, không chệch đi đâu được.
Tôi gật đầu, xem ra lần này chúng tôi đi đúng hướng rồi, quả nhiên Tần Nhất Hằng có bí mật gì đó ở đây. Tôi đoán có thể mình sắp tìm được một căn nhà băng khác, lẽ nào trong rừng có rất nhiều căn nhà như vậy sao?
Tôi hỏi Bạch Khai, anh có kế hoạch gì không? Tôi nên nhập cuộc hay là đứng xem thôi?
Bạch Khai ngẫm nghĩ đôi chút, đột nhiên hỏi lại tôi, Tiểu Khuyết à, tôi hỏi anh một câu nhé. Anh đừng nghĩ nhiều, chỉ là một câu hỏi đơn thuần thôi.
Tôi nói, thế anh cứ xoắn xuýt mãi làm mẹ gì? Vay tiền hả? Không!
Không phải vay tiền. Bạch Khai bỗng nghiêm túc hẳn, tôi hỏi anh, nếu giữa tôi và Tần Nhất Hằng cần có một người phải chìm xuống Âm Hà, vậy anh sẽ chọn ai?
Tôi cảm thấy có gì đó hơi kỳ lạ, bèn trả lời, chỉ là câu hỏi đơn thuần thôi hả? Vậy chọn anh đi, dù sao anh cũng sống đủ lâu rồi.
Ok ok, chọn tôi cũng được. Bạch Khai không tức giận mà hỏi tiếp, thế nếu giữa anh và Tần Nhất Hằng cần có một người phải chìm xuống Âm Hà thì sao? Anh sẽ chọn ai?
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.