Quyển 3 - Chương 2: Quyển 3 - Chương 2
Kagome027
24/02/2023
Sáng hôm sau, tia nắng nhỏ rời đồng hoa cải, nàng dạo quanh ngắm cảnh mà tâm tư vẫn vương vấn một ánh nhìn. Cái ánh nhìn thoáng qua bỏ lại dư âm mãi không tan, ánh nhìn trong đêm lạnh khiến trái tim ai đó như bùng cháy, ánh nhìn xa lạ cứ muốn kéo hồn người về gần bên nhau. Khi niềm vương vấn dâng trào chẳng thể dập tắt được, tiên nữ liền lấy bút nghiên mài mực vẽ đôi mắt đêm qua. Lạ thay, dù tài năng mỹ thuật chẳng phải tầm thường nhưng ánh mắt sâu thăm thẳm ấy, nàng dùng bao nhiêu giấy mực cũng không lột tả nổi.
Đường Lệ biết Linh Miêu tộc vốn là loài mèo rừng tu luyện thành tiên, vạn vạn năm vẫn giữ đôi mắt sáng nhìn xuyên đêm của giống mèo rừng hoang dã, nên cũng dễ dàng đoán được thần tộc này có đôi mắt sáng thế nào, tuy nhiên khi tận mắt diện kiến thực quá ngỡ ngàng. Cái vẻ hoang dại, rực sáng tựa như đôi mắt của linh miêu đầu đàn làm ánh sáng cho đàn mèo rừng giữa đêm trường, lại ẩn chứa nỗi niềm uất ức, cô độc nào đấy, hệt hai vì sao đẹp nhất bầu trời mà lẻ loi một mình giữa đêm, nét đẹp cao xa xen lẫn u sầu, ngang trái, khiến người vẽ khó lòng truyền tải được cái hồn lên mặt giấy.
Mải mê với nét bút đến tận hoàng hôn, tia nắng nhỏ chợt nghe dường có tiếng lạo xạo nho nhỏ phía sau bụi cây, thể như bản thân đang bị rình mò, theo dõi. Thế nhưng lúc quay lại chỉ thấy vài cơn gió đang trêu đùa mấy nhành lá, ngọn cỏ, Đường Lệ liền nhún vai thờ ơ, cho rằng mình đa nghi nên nghe nhầm.
Hai tuần lễ liền, ngồi bên căn chòi dựng tạm bên bờ sông Lam, tiên nữ cố họa ánh nhìn hớp hồn người trong bất lực, cứ vẽ rồi ngắm nghía ngược xuôi, rốt cuộc chỉ đành vò nát vứt đi. Lắm phen Đường Lệ còn ray rứt tự hỏi nhẽ nào khả năng hội họa bao năm trau dồi vẫn còn chưa đủ, tại sao muôn ngàn phong cảnh sơn thủy hữu tình, bao nhiêu bức chân dung sống động khiến chúng tiên hữu trầm trồ ngưỡng mộ nàng đều từng vẽ lên rồi, ấy vậy sao hôm nay chỉ một đôi mắt lại họa hoài chả xong. Từng đường nét cứng đờ đến vô cảm làm tiên nữ phải chùng tay buông bút, đôi mắt ấy ẩn chứa điều chi mà tận nửa tháng trời ròng rã bao bút mực đều hóa phí hoài.
Nàng nhớ đôi mắt đó sâu thẳm hun hút, tạo cảm giác xa cách tựa chẳng muốn ai bước vào. Ánh sáng rực rỡ tỏa ra nơi đáy mắt nhưng tự đâu có quầng tối bao phủ một màu đau thương, tưởng chừng kẻ ấy trải qua điều gì đó kinh khủng lắm nên cặp mắt mới phảng phất nhiều ưu tư đến thế, cái ưu tư muộn phiền Đường Lệ không có cách nào diễn đạt được bằng màu vẽ. Điểm này nàng cũng chẳng lạ lùng chi, đôi lúc muốn vẽ ai đó không chỉ đơn thuần nhìn dung mạo bên ngoài mà còn phải hiểu cả nội tâm, cả uẩn khúc, đắng cay kìm nén. Khổ nỗi, người nàng gặp đêm ấy chỉ trong tích tắc, việc hiểu nội tâm chắc khó hơn lấp biển vá trời.
Đang định bỏ bút xuống, bỗng có âm thanh kỳ quái từ những rặng cây làm Đường Lệ hơi giật mình. Âm thanh giống dạo trước đã nghe, giờ chịu khó để ý mới nhận ra đấy vốn chẳng phải tiếng gió lay nhành cây, rõ ràng thứ gì hay ai đó đang âm thầm quan sát nàng. Hình như thứ đấy sau hai tuần đã quyết định áp sát hơn.
- Ai? - Nàng hỏi lớn.
Từ bụi rậm, bóng đen vụt chạy rất nhanh, thoáng làm rung rinh cây lá rồi mất dạng.
- Có gì cứ ra đây! Đừng sợ! Ta không hại ngươi đâu. - Nàng nói tiếp.
Trên cành cây cao vút, bóng đen lao xuống, chộp vài tờ giấy nàng để lung tung trên đất. Trong chốc lát, bóng đen phóng lên cây, hóa thành một người mặt áo bào màu đỏ, đung đưa hai tai mèo trên đầu, mắt chăm chú nhìn những bức phác họa.
- Sao ngươi lấy đồ của ta... ngươi... - Đường Lệ đang ngập ngừng nói thì người ngồi trên cây hạ mấy tờ giấy xuống, lộ ra gương mặt anh tuấn cùng đôi mắt đẹp đến xao lòng - đôi mắt đêm định mệnh.
Dưới ánh hoàng hôn, đôi mắt đó trong vắt đến hồ thu còn thua xa, hun hút tới đại dương chưa sánh bằng,... những đường nét ấy thì bao nhiêu mực mới vẽ được đây.
Người trên cây chợt chăm chăm Đường Lệ không rời mắt, lúc sau lại phóng đi không câu giải thích. Thấy thế tiên nữ nhanh chóng đuổi theo nhưng trời về chiều mờ mịt, rừng cây chằng chịt, thêm bản thân chẳng giỏi võ nghệ, mấy chốc tia nắng nhỏ đã mất dấu kẻ ấy, phải đành bỏ cuộc.
Những ngày tiếp theo, Đường Lệ càng linh cảm rõ có người theo rình rập mình, chỉ cần thoáng xoay lưng đi thanh âm rào rạt của cây cối lại trỗi dậy, thi thoảng còn thấy cả bóng người in mờ trên đất. Tiếc thay kẻ ấy thân thủ quá nhanh, vừa lướt bóng qua đã vụt mất, tiên nữ chỉ kịp ngẩng đầu lên, bóng hình ấy liền tan biến theo gió ngàn. Đương nhiên sau mỗi phen bóng dáng bí ẩn tìm tới, những bức tranh cũng liên tục biến mất. Đường Lệ dần lờ mờ đoán ra sự tình kỳ lạ đều do linh miêu đêm trước làm.
Qua thêm vài hôm, khi bình minh ló dạng khỏi đường chân trời, tia nắng nhỏ cũng vừa tỉnh dậy sau giấc ngủ dài, và thứ đập vào mắt đôi mắt còn mờ đục không gì khác hơn tấm tranh đầu tiên bị linh miêu cướp đi, nhưng bức vẽ đã được chỉnh sửa rất nhiều. Nếu lần trước nàng cố thế nào cặp mắt trong tranh vẫn cứng đờ, thì lần này, trên mặt giấy đã xuất hiện một đôi mắt đẹp đến chấn động tâm can. Từ nét mày đến ánh nhìn đều thăm thẳm, câu hút hồn người, y hệt ánh mắt mê hồn đêm nao Đường Lệ mục sở thị. Đây đúng là hình ảnh nàng tận cùng khát khao khi đặt bút vẽ. Thật chẳng ngờ đến phương nam bao lần Đường Lệ không nhận ra chốn đây có một kỳ tài hội họa đang ẩn thân.
Cứ mấy tháng liền, những bức tranh bị trộm được gửi trả về, dần dà Đường Lệ dường như đang có người đấu họa cùng, nàng cứ vẽ, người bí ẩn kia lại thêm khi vài nét, khi vài cảnh sắc, vài nhân vật... Đối thủ giấu mặt luôn tìm thấy muôn vàn sắc thái ẩn giấu trong ý tranh mà Đường Lệ chưa đủ sức thể hiện, là hắn vẽ hay đang nói hộ tâm tư nàng.
Có bức tranh nàng vẽ dòng sông Lam lấp lánh lúc hoàng hôn, vẽ khi sóng lòng cuộn trào đầy những suy nghĩ mơ hồ, nhưng nước sông lại đang yên ả trôi xuôi một dòng, nàng đành phải vẽ cho giống thật. Thế mà chẳng biết sao kẻ kia nhìn được tâm tư nàng qua nét vẽ, hắn thêm vào những gợn sóng nhỏ, những cơn gió đung đưa thổi rạp cỏ ven sông. Chẳng cần thay đổi khung cảnh bình yên quá nhiều vẫn gợi nỗi niềm xôn xao, người đó hiểu nàng cần gì. Đến bức vẽ khác họa cảnh bình minh trên đồi, giống bao cảnh mặt trời mọc khác, hình ảnh nắng mặt trời trong tranh Đường Lệ cũng ấm áp gọi muôn chim thức giấc, gọi hoa lá bung cánh đón ngày mới. Ai ngờ người kia nhìn ra nàng vẽ khi lòng chìm trong cô đơn, hắn thêm vào một cánh chim bay ngược hướng đồng loại. Con chim bơ vơ không biết về đâu, cánh chim trời lẻ loi y hệt Đường Lệ, chẳng biết mình thuộc về nơi nào, chỉ biết bản thân lạc loài. Nhìn thêm mấy chục bức tranh khác, tiên nữ chẳng ngờ nổi lần đầu trong đời có kẻ đoán được nàng nghĩ gì qua từng nét vẽ. Tuy nhiên, người này là ai?
Muốn tìm đến tận cùng bí ẩn, Đường Lệ sực nhớ tới vài thứ sư huynh hay bảo mình mang theo để phòng thân, một trong số đó là loại bột phát sáng vào đêm. Giờ đây thứ bột ấy sẽ giúp tiên nữ tìm đến chỗ mèo rừng bí ẩn. Nàng chờ đến chừng hoàng hôn rồi rắc bột huỳnh quang gần những bức tranh, quả nhiên cách này phát huy tác dụng. Đến đêm khi tranh biến mất, dưới đất lập tức xuất hiện muôn vàn dấu bột rơi lả tả chạy thẳng vào rừng, bám lên cả những cành cây, tảng đá, tựa con đường đang phát sáng đưa lối cho Đường Lệ đến chốn họa sư ẩn thân. Tia nắng nhỏ cứ chạy theo dấu phát sáng, đi xa thật xa, băng qua không biết bao dặm đường rừng mịt mờ cùng dốc đá khúc khuỷu. Đi xuyên rừng thẳm tới tận nửa đêm, cuối cùng vết bột chỉ lối cho Đường Lệ đến trước một cửa hang động lớn. Quanh hang toàn cỏ cây, rong rêu um tùm, bên ngoài ảm đạm rợn người bởi không gian tối mịt, chỉ riêng trong hang là le lói tí ánh sáng. Nhìn khoảng không tăm tối rồi nhìn lại về hướng sáng trong hang, chần chừ một lát nàng dồn hết can đảm, cẩn trọng bước vào.
Sau mỗi bước đi, ánh sáng càng thêm rực rỡ, từ đốm sáng lập lòe đã dần hóa vầng sáng hệt mặt trời thức giấc giữa đêm. Chính nhờ quầng sáng lạ lùng, hang động thoạt trông vắng vẻ mà không hề u tối. Nguồn sáng soi rọi cả hang vốn đến từ trùng trùng nấm sáng, rễ cây phát sáng, hoa cũng phát sáng mọc tựa vào vách đá cằn cỗi. Nơi Đường Lệ dừng chân chính là chốn sáng nhất hang, sáng hơn cả ban ngày, sáng đến ngỡ có thể ngồi vẽ tranh được. Và quả thực có kẻ tận dụng thạch động này để vẽ tranh, cách tiên nữ chưa tới mười bước, một linh miêu đang say sưa hý hoáy vẽ tranh đến chẳng hay biết người khác đang đến gần. Rải rác quanh người ấy, tranh bày rất nhiều, có tranh của Đường Lệ, có cả tranh hắn tự vẽ, bức nào đường nét cũng điêu luyện, thần thái tựa ẩn chứa ngàn linh hồn. Tranh như tự thân có sức sống, cảnh vật tưởng chực chờ bước ra khỏi mặt giấy bất kỳ lúc nào.
- Thần bút! Quả là thần bút! - Đường Lệ không kìm nổi, nức nở khen.
Linh miêu nghe tiếng động, liền xoay người chộp lấy thanh đao bên cạnh.
- Đừng sợ! Ta không hại anh đâu? - Nàng vội trấn an người ta.
- Hóa ra là cô! Ta đâu cần sợ cô. Đến đây có việc gì?
- Ta muốn đến xem mặt người đấu họa với mình lâu nay thôi.
- Chỉ thế thôi?
- Đâu chỉ thế! Kỳ tài như anh sao lại ẩn thân chốn này, hay chúng ta kết bạn, cùng bàn về hội họa đi.
- Ta không muốn. - Linh miêu lạnh lùng trả lời.
Đường Lệ chợt nhận ra nam nhân này còn kỳ lạ hơn mình suy đoán, thường những người có tài rất thích tìm người cùng chí hướng, rồi kết giao, thỏa thích bàn luận, chia sẻ sở thích, duy hắn hoàn toàn trái ngược. Chợt nghĩ biết đâu có chuyện khó khăn mới khiến hắn ta khép lòng, nàng liền nhanh trí dùng cách khác thử xem liệu hắn có thực thích vẽ tranh cùng mình chăng.
- Thế thì thôi, xem như hôm nay ta cáo từ anh, ngày mai ta sẽ rời khỏi đây, nên không đấu họa cùng anh được nữa đâu. - Đường Lệ vờ dò hỏi ý tứ linh miêu.
- Sao lại đi? - Linh miêu nghe đến đây vội tò mò hỏi.
- Ta đi tìm bằng hữu trao đổi hội họa, anh không đồng ý thì ta đi nơi khác tìm. - Đường Lệ nói rồi đi ra cửa hang, chẳng ngoái nhìn.
Tưởng đâu chỉ nói suông, nào ngờ chiều hôm sau, tiên nữ thật gom góp hết bút mực, giấy vẽ vào tay nải, như thể không còn gì lưu luyến vùng đất này. Đúng lúc đang ra vẻ chuẩn bị rời đi, Đường Lệ lại thấy thấp thoáng một bóng dáng áo đỏ nhẹ nhàng đến gần.
- Đi thật à? Sau này không đấu họa cùng ta nữa sao? - Hắn ta hỏi trước.
- Anh đâu muốn ra mặt gặp ta, cứ đấu họa lén lút thế ta thấy chán lắm.
- Thế... nếu ta ra mặt cùng cô vẽ tranh thì sao? - Linh miêu ngập ngừng gợi ý.
- Thật ư? Nếu thế dĩ nhiên ta sẽ ở lại.
- Nhưng vẽ tranh thôi, không kết bạn gì hết, cũng đừng hỏi bất cứ điều gì về ta.
Đường Lệ chợt che miệng cười thầm bởi câu nói của linh miêu. Nàng chẳng hiểu cớ sao con mèo rừng này sợ kết giao đến thế, tuy vậy ít ra tia nắng nhỏ đã có thêm người bạn mới - người bạn cùng chung sở thích.
Thời gian lướt nhanh, theo những nét vẽ, bức họa lần lượt ra đời, linh miêu dần dà mở lòng, cư xử thoải mái hơn rất nhiều. Từng chiều tà dương ngã bóng, hắn đều tìm bên Đường Lệ trò chuyện, bàn về mỹ thuật. Tia nắng nhỏ kể về các anh chị, về tháng ngày rong ruổi vui chơi, ngày ở Y viện, về những bằng hữu gặp được dọc đường phiêu lãng, kể đến quên cả kẻ cạnh mình vẫn chưa hẳn là bằng hữu đáng tin.
Được kể nhiều chuyện hay điều lạ, linh miêu thích thú lắm nhưng khi Đường Lệ hỏi ngược về bằng hữu của linh miêu, hắn chỉ lặng lẽ lắc đầu bảo rằng mình không có bằng hữu nào, từ nhỏ đến lớn chỉ lẻ bóng cô độc suốt đường đời gian truân. Câu trả lời khiến nàng tiên nữ của nắng thoáng chút ngạc nhiên, vì làm gì có ai sống trên đời lại không có tri kỷ, bạn bè. Lúc nàng hỏi kỹ hơn, linh miêu chỉ ngậm ngùi đáp từ sau một lần bị phản bội, bàng hoàng nhìn thế gian sụp đổ, đã không còn muốn tin vào hai chữ bằng hữu.
Bù lại cho tính cách hơi quái đản, hắn mang tài năng khá đặc biệt không những thích hội họa mà còn đạt đến cảnh giới hiếm thấy, làm Đường Lệ thấy ít nhiều bỏ qua chút kỳ quái nơi hắn ta. Hai người ngày qua ngày, tháng nối tháng, trò chuyện, bàn về tranh quả rất tâm đầu ý hợp, không khác nào đôi tri kỷ. Nàng thỉnh thoảng vẽ tranh theo kiểu khác biệt, những chi tiết tô vẽ chăm chút chưa hẳn là đối tượng chính trong tranh, linh hồn bức tranh đôi khi nằm ở góc khuất nào đó chỉ thâm tâm nàng hiểu. Thế mà nay có thêm một người hiểu.
Ngày nọ tia nắng nhỏ mang khoe một bức tranh vẽ hồ nước với bằng hữu. Hồ lung linh điểm xuyết nắng sớm dịu dàng, lác đác vài cánh hoa rơi, xa xa dãy núi chuyển hồng dưới ánh ban mai. Hắn chẳng ngớt lời khen Đường Lệ vẽ đẹp lắm nhưng rồi bất chợt chỉ tay vào một điểm trên tranh.
- Cần vẽ con hươu ở góc đây rõ hơn chút, dù gì vẫn là trọng tâm bức tranh, đâu phải cứ loại tranh này là vẽ mờ nhạt đối tượng chính.
Nghe người ta nhắc nhở đúng chỗ con hươu trong tranh, tia nắng nhỏ liền thảng thốt trong chốc lát bởi đấy chính là hàm ý nàng gửi gắm qua nét mực.
Khi nàng hỏi tới, mèo rừng bảo.
- Ta nhìn tranh cô vẽ đủ lâu để hiểu ý tứ, bề ngoài một vẻ bên trong lại vẻ khác. Nhiều lúc nhìn nét vẽ, phối màu, ta biết cô có khi vẽ cảnh ngỡ vui nhưng lòng lại buồn, rồi những hình ảnh trong bức họa đôi phen ngỡ lạc loài mà thực chất đó là nhân vật chính trong tranh. Cô vẽ đẹp thế hẳn tay nghề hẳn phải luyện tập lâu năm thì đâu có việc không biết trình bày bố cục tranh, trừ phi đây mới chính thứ cô chú trọng. Con hươu đực này đang ẩn chứa bí mật đúng chứ, dù cô vẽ chỉ mập mờ nhưng ta nhìn ra được kẻ ấy đang giấu mặt mình đi, nếu không có việc gì khuất tất sao lại giấu bản thân.
- Nhưng anh nhận ra đây là hươu đực bằng cách nào? Đầu hươu đâu có sừng. - Đường Lệ tròn mắt hỏi.
- Dễ thôi! Hươu cái cổ cao và thanh hơn, còn con hươu này cổ to ngắn thì làm sao là giống cái được.
Đường Lệ thẹn thùng cười rồi mới kể.
- Con hươu ấy là sư huynh ta, cảnh này ta vẽ từ chuyện thời còn nhỏ khi mọi người trêu chọc ném sư huynh xuống sông. Nước khá cạn nên anh ta trèo lên được nhưng đều đáng nói lúc bước lên, bất thần mắt anh ấy hướng về phía nơi bụi cây rồi hoảng hốt che mặt quay đi. Sau đó suốt cả chặn đường về nhà, anh ta luôn ngoái lại nhìn phía sau dẫu chẳng ai thấy gì bất thường. Từ dạo ấy, ta thực linh cảm sư huynh mình đang che giấu gì đó, cứ bí bí ẩn ẩn, để ý kỹ còn thấy lời nói lẫn hành động nơi anh ta còn vài phen mâu thuẫn, cứ như thể đang cố giấu đi một phần bản chất hay một phần quá khứ nào đó.
Lời tiên nữ nói chuyện xa xăm mà thể như đang xoáy vào ngay tâm tư sâu kín nơi linh miêu. Hắn hiểu cảm giác của con hươu trong tranh, cái cảm giác phải ẩn đi một phần bản chất vì nhiều điều chẳng hay ho, vì sợ bị người khác ghê tởm. Hắn nghiến răng nhìn Đường Lệ rồi hỏi chẳng khác quát mắng nàng.
- Cô cố tình thăm dò ta đúng không? Ta đã nói đừng tìm hiểu gì về ta rồi mà.
Bị la mắng vô lý, Đường Lệ sững sờ nghĩ lẽ nào linh miêu này đa nghi đến vậy sao, nàng vẽ bức tranh chỉ để xem thử cảm nhận nơi hắn chứ nào đâu dụng ý sâu xa. Ban đầu khi hắn nói về nhân vật chính trong tranh, lòng nàng đã mừng thầm nhưng cái câu hỏi đầy nghi hoặc vừa rồi chẳng khác bồi cho niềm vui chớm nở một nhát chém chí mạng. Tiên nữ thực chẳng đoán nổi linh miêu tại sao luôn sợ người khác thấu hiểu mình, do quá khứ hắn xấu xa hay hắn từng gặp điều chi kinh hoàng tới mức luôn luôn đề phòng cao độ, ngay cả với một thiếu nữ chân yếu tay mềm. Khó khăn lắm nàng mới tìm được kẻ hiểu tranh mình vẽ, ai ngờ lại là kẻ kỳ quặc đến cực đoan. Cũng chính thái độ nóng nảy tới độ hung hăng ấy đã khiến tia nắng nhỏ buồn đến mấy ngày chẳng màng đụng tới cọ vẽ nữa, mặc luôn giấy mực chỏng chơ trong xó. Bao cảnh đẹp nên thơ phiêu bồng dưới nắng hoàng hôn đều bị người thẫn thờ ngó lơ, bởi khi lòng sầu muộn thì đâu ai đủ tâm trạng họa tranh. Từng chiều vàng trôi, không còn tiên nữ xinh đẹp thảo nét bút gom cảnh vào khung vẽ, chỉ có tiếng thở dài chán nản thả trôi theo gió trời.
Có lẽ linh miêu thầm thấy mình quá đáng nên đã lấy bức tranh hồ nước chỉnh sửa lại đôi chút để dỗ dành Đường Lệ. Hắn vẽ thêm cho con hươu trong tranh chút sống động, điểm thêm dăm vạt nắng, vài cành lá quanh đối tượng chính... Sửa xong, tranh quả đẹp hơn trông thấy nhưng tiên nữ dường như vẫn chưa bớt giận, vẫn hoài lặng im, đôi mắt ánh lên niềm u uẩn pha lẫn giận hờn vu vơ. Rốt cuộc, không còn cách chi khác, hắn đành về lục tìm tặng nàng một bức tranh thật đẹp, với hy vọng người ta nhận tranh rồi sẽ chịu nguôi ngoai.
Cách tặng tranh thực thành công ngoài mong đợi, còn đang buồn việc hôm trước, giờ vừa nhìn thấy bức tranh linh miêu mang tới, gương mặt Đường Lệ trong khoảnh khắc như bừng tỉnh. Đôi mắt trân trân ngỡ ngàng tựa thứ mèo rừng tặng chả phải tranh mà là báu vật thế gian. Bàn tay nàng rụt rè từng ngón chạm vào tranh nhưng không dám chạm hẳn vào. Ắt do phần quá đỗi ngạc nhiên trước bức tranh quý giá, phần sợ vụng về làm hỏng mất tranh. Đây chẳng phải là tranh nữa, là nghệ thuật của kỳ công. Bức tranh gỗ ba màu: nâu, đen, đỏ son mà không hề đơn điệu, trái lại còn độc đáo khắc họa được hình ảnh cả vùng trung du núi rừng mênh mông. Nàng thì thầm nói trong miệng.
- Sơn mài, là tranh sơn mài.
- Đúng! Là tranh sơn mài. Loại tranh ta thích nhất trên đời. - Linh miêu cũng xác nhận nàng nói đúng.
Đường Lệ biết Linh Miêu tộc vốn là loài mèo rừng tu luyện thành tiên, vạn vạn năm vẫn giữ đôi mắt sáng nhìn xuyên đêm của giống mèo rừng hoang dã, nên cũng dễ dàng đoán được thần tộc này có đôi mắt sáng thế nào, tuy nhiên khi tận mắt diện kiến thực quá ngỡ ngàng. Cái vẻ hoang dại, rực sáng tựa như đôi mắt của linh miêu đầu đàn làm ánh sáng cho đàn mèo rừng giữa đêm trường, lại ẩn chứa nỗi niềm uất ức, cô độc nào đấy, hệt hai vì sao đẹp nhất bầu trời mà lẻ loi một mình giữa đêm, nét đẹp cao xa xen lẫn u sầu, ngang trái, khiến người vẽ khó lòng truyền tải được cái hồn lên mặt giấy.
Mải mê với nét bút đến tận hoàng hôn, tia nắng nhỏ chợt nghe dường có tiếng lạo xạo nho nhỏ phía sau bụi cây, thể như bản thân đang bị rình mò, theo dõi. Thế nhưng lúc quay lại chỉ thấy vài cơn gió đang trêu đùa mấy nhành lá, ngọn cỏ, Đường Lệ liền nhún vai thờ ơ, cho rằng mình đa nghi nên nghe nhầm.
Hai tuần lễ liền, ngồi bên căn chòi dựng tạm bên bờ sông Lam, tiên nữ cố họa ánh nhìn hớp hồn người trong bất lực, cứ vẽ rồi ngắm nghía ngược xuôi, rốt cuộc chỉ đành vò nát vứt đi. Lắm phen Đường Lệ còn ray rứt tự hỏi nhẽ nào khả năng hội họa bao năm trau dồi vẫn còn chưa đủ, tại sao muôn ngàn phong cảnh sơn thủy hữu tình, bao nhiêu bức chân dung sống động khiến chúng tiên hữu trầm trồ ngưỡng mộ nàng đều từng vẽ lên rồi, ấy vậy sao hôm nay chỉ một đôi mắt lại họa hoài chả xong. Từng đường nét cứng đờ đến vô cảm làm tiên nữ phải chùng tay buông bút, đôi mắt ấy ẩn chứa điều chi mà tận nửa tháng trời ròng rã bao bút mực đều hóa phí hoài.
Nàng nhớ đôi mắt đó sâu thẳm hun hút, tạo cảm giác xa cách tựa chẳng muốn ai bước vào. Ánh sáng rực rỡ tỏa ra nơi đáy mắt nhưng tự đâu có quầng tối bao phủ một màu đau thương, tưởng chừng kẻ ấy trải qua điều gì đó kinh khủng lắm nên cặp mắt mới phảng phất nhiều ưu tư đến thế, cái ưu tư muộn phiền Đường Lệ không có cách nào diễn đạt được bằng màu vẽ. Điểm này nàng cũng chẳng lạ lùng chi, đôi lúc muốn vẽ ai đó không chỉ đơn thuần nhìn dung mạo bên ngoài mà còn phải hiểu cả nội tâm, cả uẩn khúc, đắng cay kìm nén. Khổ nỗi, người nàng gặp đêm ấy chỉ trong tích tắc, việc hiểu nội tâm chắc khó hơn lấp biển vá trời.
Đang định bỏ bút xuống, bỗng có âm thanh kỳ quái từ những rặng cây làm Đường Lệ hơi giật mình. Âm thanh giống dạo trước đã nghe, giờ chịu khó để ý mới nhận ra đấy vốn chẳng phải tiếng gió lay nhành cây, rõ ràng thứ gì hay ai đó đang âm thầm quan sát nàng. Hình như thứ đấy sau hai tuần đã quyết định áp sát hơn.
- Ai? - Nàng hỏi lớn.
Từ bụi rậm, bóng đen vụt chạy rất nhanh, thoáng làm rung rinh cây lá rồi mất dạng.
- Có gì cứ ra đây! Đừng sợ! Ta không hại ngươi đâu. - Nàng nói tiếp.
Trên cành cây cao vút, bóng đen lao xuống, chộp vài tờ giấy nàng để lung tung trên đất. Trong chốc lát, bóng đen phóng lên cây, hóa thành một người mặt áo bào màu đỏ, đung đưa hai tai mèo trên đầu, mắt chăm chú nhìn những bức phác họa.
- Sao ngươi lấy đồ của ta... ngươi... - Đường Lệ đang ngập ngừng nói thì người ngồi trên cây hạ mấy tờ giấy xuống, lộ ra gương mặt anh tuấn cùng đôi mắt đẹp đến xao lòng - đôi mắt đêm định mệnh.
Dưới ánh hoàng hôn, đôi mắt đó trong vắt đến hồ thu còn thua xa, hun hút tới đại dương chưa sánh bằng,... những đường nét ấy thì bao nhiêu mực mới vẽ được đây.
Người trên cây chợt chăm chăm Đường Lệ không rời mắt, lúc sau lại phóng đi không câu giải thích. Thấy thế tiên nữ nhanh chóng đuổi theo nhưng trời về chiều mờ mịt, rừng cây chằng chịt, thêm bản thân chẳng giỏi võ nghệ, mấy chốc tia nắng nhỏ đã mất dấu kẻ ấy, phải đành bỏ cuộc.
Những ngày tiếp theo, Đường Lệ càng linh cảm rõ có người theo rình rập mình, chỉ cần thoáng xoay lưng đi thanh âm rào rạt của cây cối lại trỗi dậy, thi thoảng còn thấy cả bóng người in mờ trên đất. Tiếc thay kẻ ấy thân thủ quá nhanh, vừa lướt bóng qua đã vụt mất, tiên nữ chỉ kịp ngẩng đầu lên, bóng hình ấy liền tan biến theo gió ngàn. Đương nhiên sau mỗi phen bóng dáng bí ẩn tìm tới, những bức tranh cũng liên tục biến mất. Đường Lệ dần lờ mờ đoán ra sự tình kỳ lạ đều do linh miêu đêm trước làm.
Qua thêm vài hôm, khi bình minh ló dạng khỏi đường chân trời, tia nắng nhỏ cũng vừa tỉnh dậy sau giấc ngủ dài, và thứ đập vào mắt đôi mắt còn mờ đục không gì khác hơn tấm tranh đầu tiên bị linh miêu cướp đi, nhưng bức vẽ đã được chỉnh sửa rất nhiều. Nếu lần trước nàng cố thế nào cặp mắt trong tranh vẫn cứng đờ, thì lần này, trên mặt giấy đã xuất hiện một đôi mắt đẹp đến chấn động tâm can. Từ nét mày đến ánh nhìn đều thăm thẳm, câu hút hồn người, y hệt ánh mắt mê hồn đêm nao Đường Lệ mục sở thị. Đây đúng là hình ảnh nàng tận cùng khát khao khi đặt bút vẽ. Thật chẳng ngờ đến phương nam bao lần Đường Lệ không nhận ra chốn đây có một kỳ tài hội họa đang ẩn thân.
Cứ mấy tháng liền, những bức tranh bị trộm được gửi trả về, dần dà Đường Lệ dường như đang có người đấu họa cùng, nàng cứ vẽ, người bí ẩn kia lại thêm khi vài nét, khi vài cảnh sắc, vài nhân vật... Đối thủ giấu mặt luôn tìm thấy muôn vàn sắc thái ẩn giấu trong ý tranh mà Đường Lệ chưa đủ sức thể hiện, là hắn vẽ hay đang nói hộ tâm tư nàng.
Có bức tranh nàng vẽ dòng sông Lam lấp lánh lúc hoàng hôn, vẽ khi sóng lòng cuộn trào đầy những suy nghĩ mơ hồ, nhưng nước sông lại đang yên ả trôi xuôi một dòng, nàng đành phải vẽ cho giống thật. Thế mà chẳng biết sao kẻ kia nhìn được tâm tư nàng qua nét vẽ, hắn thêm vào những gợn sóng nhỏ, những cơn gió đung đưa thổi rạp cỏ ven sông. Chẳng cần thay đổi khung cảnh bình yên quá nhiều vẫn gợi nỗi niềm xôn xao, người đó hiểu nàng cần gì. Đến bức vẽ khác họa cảnh bình minh trên đồi, giống bao cảnh mặt trời mọc khác, hình ảnh nắng mặt trời trong tranh Đường Lệ cũng ấm áp gọi muôn chim thức giấc, gọi hoa lá bung cánh đón ngày mới. Ai ngờ người kia nhìn ra nàng vẽ khi lòng chìm trong cô đơn, hắn thêm vào một cánh chim bay ngược hướng đồng loại. Con chim bơ vơ không biết về đâu, cánh chim trời lẻ loi y hệt Đường Lệ, chẳng biết mình thuộc về nơi nào, chỉ biết bản thân lạc loài. Nhìn thêm mấy chục bức tranh khác, tiên nữ chẳng ngờ nổi lần đầu trong đời có kẻ đoán được nàng nghĩ gì qua từng nét vẽ. Tuy nhiên, người này là ai?
Muốn tìm đến tận cùng bí ẩn, Đường Lệ sực nhớ tới vài thứ sư huynh hay bảo mình mang theo để phòng thân, một trong số đó là loại bột phát sáng vào đêm. Giờ đây thứ bột ấy sẽ giúp tiên nữ tìm đến chỗ mèo rừng bí ẩn. Nàng chờ đến chừng hoàng hôn rồi rắc bột huỳnh quang gần những bức tranh, quả nhiên cách này phát huy tác dụng. Đến đêm khi tranh biến mất, dưới đất lập tức xuất hiện muôn vàn dấu bột rơi lả tả chạy thẳng vào rừng, bám lên cả những cành cây, tảng đá, tựa con đường đang phát sáng đưa lối cho Đường Lệ đến chốn họa sư ẩn thân. Tia nắng nhỏ cứ chạy theo dấu phát sáng, đi xa thật xa, băng qua không biết bao dặm đường rừng mịt mờ cùng dốc đá khúc khuỷu. Đi xuyên rừng thẳm tới tận nửa đêm, cuối cùng vết bột chỉ lối cho Đường Lệ đến trước một cửa hang động lớn. Quanh hang toàn cỏ cây, rong rêu um tùm, bên ngoài ảm đạm rợn người bởi không gian tối mịt, chỉ riêng trong hang là le lói tí ánh sáng. Nhìn khoảng không tăm tối rồi nhìn lại về hướng sáng trong hang, chần chừ một lát nàng dồn hết can đảm, cẩn trọng bước vào.
Sau mỗi bước đi, ánh sáng càng thêm rực rỡ, từ đốm sáng lập lòe đã dần hóa vầng sáng hệt mặt trời thức giấc giữa đêm. Chính nhờ quầng sáng lạ lùng, hang động thoạt trông vắng vẻ mà không hề u tối. Nguồn sáng soi rọi cả hang vốn đến từ trùng trùng nấm sáng, rễ cây phát sáng, hoa cũng phát sáng mọc tựa vào vách đá cằn cỗi. Nơi Đường Lệ dừng chân chính là chốn sáng nhất hang, sáng hơn cả ban ngày, sáng đến ngỡ có thể ngồi vẽ tranh được. Và quả thực có kẻ tận dụng thạch động này để vẽ tranh, cách tiên nữ chưa tới mười bước, một linh miêu đang say sưa hý hoáy vẽ tranh đến chẳng hay biết người khác đang đến gần. Rải rác quanh người ấy, tranh bày rất nhiều, có tranh của Đường Lệ, có cả tranh hắn tự vẽ, bức nào đường nét cũng điêu luyện, thần thái tựa ẩn chứa ngàn linh hồn. Tranh như tự thân có sức sống, cảnh vật tưởng chực chờ bước ra khỏi mặt giấy bất kỳ lúc nào.
- Thần bút! Quả là thần bút! - Đường Lệ không kìm nổi, nức nở khen.
Linh miêu nghe tiếng động, liền xoay người chộp lấy thanh đao bên cạnh.
- Đừng sợ! Ta không hại anh đâu? - Nàng vội trấn an người ta.
- Hóa ra là cô! Ta đâu cần sợ cô. Đến đây có việc gì?
- Ta muốn đến xem mặt người đấu họa với mình lâu nay thôi.
- Chỉ thế thôi?
- Đâu chỉ thế! Kỳ tài như anh sao lại ẩn thân chốn này, hay chúng ta kết bạn, cùng bàn về hội họa đi.
- Ta không muốn. - Linh miêu lạnh lùng trả lời.
Đường Lệ chợt nhận ra nam nhân này còn kỳ lạ hơn mình suy đoán, thường những người có tài rất thích tìm người cùng chí hướng, rồi kết giao, thỏa thích bàn luận, chia sẻ sở thích, duy hắn hoàn toàn trái ngược. Chợt nghĩ biết đâu có chuyện khó khăn mới khiến hắn ta khép lòng, nàng liền nhanh trí dùng cách khác thử xem liệu hắn có thực thích vẽ tranh cùng mình chăng.
- Thế thì thôi, xem như hôm nay ta cáo từ anh, ngày mai ta sẽ rời khỏi đây, nên không đấu họa cùng anh được nữa đâu. - Đường Lệ vờ dò hỏi ý tứ linh miêu.
- Sao lại đi? - Linh miêu nghe đến đây vội tò mò hỏi.
- Ta đi tìm bằng hữu trao đổi hội họa, anh không đồng ý thì ta đi nơi khác tìm. - Đường Lệ nói rồi đi ra cửa hang, chẳng ngoái nhìn.
Tưởng đâu chỉ nói suông, nào ngờ chiều hôm sau, tiên nữ thật gom góp hết bút mực, giấy vẽ vào tay nải, như thể không còn gì lưu luyến vùng đất này. Đúng lúc đang ra vẻ chuẩn bị rời đi, Đường Lệ lại thấy thấp thoáng một bóng dáng áo đỏ nhẹ nhàng đến gần.
- Đi thật à? Sau này không đấu họa cùng ta nữa sao? - Hắn ta hỏi trước.
- Anh đâu muốn ra mặt gặp ta, cứ đấu họa lén lút thế ta thấy chán lắm.
- Thế... nếu ta ra mặt cùng cô vẽ tranh thì sao? - Linh miêu ngập ngừng gợi ý.
- Thật ư? Nếu thế dĩ nhiên ta sẽ ở lại.
- Nhưng vẽ tranh thôi, không kết bạn gì hết, cũng đừng hỏi bất cứ điều gì về ta.
Đường Lệ chợt che miệng cười thầm bởi câu nói của linh miêu. Nàng chẳng hiểu cớ sao con mèo rừng này sợ kết giao đến thế, tuy vậy ít ra tia nắng nhỏ đã có thêm người bạn mới - người bạn cùng chung sở thích.
Thời gian lướt nhanh, theo những nét vẽ, bức họa lần lượt ra đời, linh miêu dần dà mở lòng, cư xử thoải mái hơn rất nhiều. Từng chiều tà dương ngã bóng, hắn đều tìm bên Đường Lệ trò chuyện, bàn về mỹ thuật. Tia nắng nhỏ kể về các anh chị, về tháng ngày rong ruổi vui chơi, ngày ở Y viện, về những bằng hữu gặp được dọc đường phiêu lãng, kể đến quên cả kẻ cạnh mình vẫn chưa hẳn là bằng hữu đáng tin.
Được kể nhiều chuyện hay điều lạ, linh miêu thích thú lắm nhưng khi Đường Lệ hỏi ngược về bằng hữu của linh miêu, hắn chỉ lặng lẽ lắc đầu bảo rằng mình không có bằng hữu nào, từ nhỏ đến lớn chỉ lẻ bóng cô độc suốt đường đời gian truân. Câu trả lời khiến nàng tiên nữ của nắng thoáng chút ngạc nhiên, vì làm gì có ai sống trên đời lại không có tri kỷ, bạn bè. Lúc nàng hỏi kỹ hơn, linh miêu chỉ ngậm ngùi đáp từ sau một lần bị phản bội, bàng hoàng nhìn thế gian sụp đổ, đã không còn muốn tin vào hai chữ bằng hữu.
Bù lại cho tính cách hơi quái đản, hắn mang tài năng khá đặc biệt không những thích hội họa mà còn đạt đến cảnh giới hiếm thấy, làm Đường Lệ thấy ít nhiều bỏ qua chút kỳ quái nơi hắn ta. Hai người ngày qua ngày, tháng nối tháng, trò chuyện, bàn về tranh quả rất tâm đầu ý hợp, không khác nào đôi tri kỷ. Nàng thỉnh thoảng vẽ tranh theo kiểu khác biệt, những chi tiết tô vẽ chăm chút chưa hẳn là đối tượng chính trong tranh, linh hồn bức tranh đôi khi nằm ở góc khuất nào đó chỉ thâm tâm nàng hiểu. Thế mà nay có thêm một người hiểu.
Ngày nọ tia nắng nhỏ mang khoe một bức tranh vẽ hồ nước với bằng hữu. Hồ lung linh điểm xuyết nắng sớm dịu dàng, lác đác vài cánh hoa rơi, xa xa dãy núi chuyển hồng dưới ánh ban mai. Hắn chẳng ngớt lời khen Đường Lệ vẽ đẹp lắm nhưng rồi bất chợt chỉ tay vào một điểm trên tranh.
- Cần vẽ con hươu ở góc đây rõ hơn chút, dù gì vẫn là trọng tâm bức tranh, đâu phải cứ loại tranh này là vẽ mờ nhạt đối tượng chính.
Nghe người ta nhắc nhở đúng chỗ con hươu trong tranh, tia nắng nhỏ liền thảng thốt trong chốc lát bởi đấy chính là hàm ý nàng gửi gắm qua nét mực.
Khi nàng hỏi tới, mèo rừng bảo.
- Ta nhìn tranh cô vẽ đủ lâu để hiểu ý tứ, bề ngoài một vẻ bên trong lại vẻ khác. Nhiều lúc nhìn nét vẽ, phối màu, ta biết cô có khi vẽ cảnh ngỡ vui nhưng lòng lại buồn, rồi những hình ảnh trong bức họa đôi phen ngỡ lạc loài mà thực chất đó là nhân vật chính trong tranh. Cô vẽ đẹp thế hẳn tay nghề hẳn phải luyện tập lâu năm thì đâu có việc không biết trình bày bố cục tranh, trừ phi đây mới chính thứ cô chú trọng. Con hươu đực này đang ẩn chứa bí mật đúng chứ, dù cô vẽ chỉ mập mờ nhưng ta nhìn ra được kẻ ấy đang giấu mặt mình đi, nếu không có việc gì khuất tất sao lại giấu bản thân.
- Nhưng anh nhận ra đây là hươu đực bằng cách nào? Đầu hươu đâu có sừng. - Đường Lệ tròn mắt hỏi.
- Dễ thôi! Hươu cái cổ cao và thanh hơn, còn con hươu này cổ to ngắn thì làm sao là giống cái được.
Đường Lệ thẹn thùng cười rồi mới kể.
- Con hươu ấy là sư huynh ta, cảnh này ta vẽ từ chuyện thời còn nhỏ khi mọi người trêu chọc ném sư huynh xuống sông. Nước khá cạn nên anh ta trèo lên được nhưng đều đáng nói lúc bước lên, bất thần mắt anh ấy hướng về phía nơi bụi cây rồi hoảng hốt che mặt quay đi. Sau đó suốt cả chặn đường về nhà, anh ta luôn ngoái lại nhìn phía sau dẫu chẳng ai thấy gì bất thường. Từ dạo ấy, ta thực linh cảm sư huynh mình đang che giấu gì đó, cứ bí bí ẩn ẩn, để ý kỹ còn thấy lời nói lẫn hành động nơi anh ta còn vài phen mâu thuẫn, cứ như thể đang cố giấu đi một phần bản chất hay một phần quá khứ nào đó.
Lời tiên nữ nói chuyện xa xăm mà thể như đang xoáy vào ngay tâm tư sâu kín nơi linh miêu. Hắn hiểu cảm giác của con hươu trong tranh, cái cảm giác phải ẩn đi một phần bản chất vì nhiều điều chẳng hay ho, vì sợ bị người khác ghê tởm. Hắn nghiến răng nhìn Đường Lệ rồi hỏi chẳng khác quát mắng nàng.
- Cô cố tình thăm dò ta đúng không? Ta đã nói đừng tìm hiểu gì về ta rồi mà.
Bị la mắng vô lý, Đường Lệ sững sờ nghĩ lẽ nào linh miêu này đa nghi đến vậy sao, nàng vẽ bức tranh chỉ để xem thử cảm nhận nơi hắn chứ nào đâu dụng ý sâu xa. Ban đầu khi hắn nói về nhân vật chính trong tranh, lòng nàng đã mừng thầm nhưng cái câu hỏi đầy nghi hoặc vừa rồi chẳng khác bồi cho niềm vui chớm nở một nhát chém chí mạng. Tiên nữ thực chẳng đoán nổi linh miêu tại sao luôn sợ người khác thấu hiểu mình, do quá khứ hắn xấu xa hay hắn từng gặp điều chi kinh hoàng tới mức luôn luôn đề phòng cao độ, ngay cả với một thiếu nữ chân yếu tay mềm. Khó khăn lắm nàng mới tìm được kẻ hiểu tranh mình vẽ, ai ngờ lại là kẻ kỳ quặc đến cực đoan. Cũng chính thái độ nóng nảy tới độ hung hăng ấy đã khiến tia nắng nhỏ buồn đến mấy ngày chẳng màng đụng tới cọ vẽ nữa, mặc luôn giấy mực chỏng chơ trong xó. Bao cảnh đẹp nên thơ phiêu bồng dưới nắng hoàng hôn đều bị người thẫn thờ ngó lơ, bởi khi lòng sầu muộn thì đâu ai đủ tâm trạng họa tranh. Từng chiều vàng trôi, không còn tiên nữ xinh đẹp thảo nét bút gom cảnh vào khung vẽ, chỉ có tiếng thở dài chán nản thả trôi theo gió trời.
Có lẽ linh miêu thầm thấy mình quá đáng nên đã lấy bức tranh hồ nước chỉnh sửa lại đôi chút để dỗ dành Đường Lệ. Hắn vẽ thêm cho con hươu trong tranh chút sống động, điểm thêm dăm vạt nắng, vài cành lá quanh đối tượng chính... Sửa xong, tranh quả đẹp hơn trông thấy nhưng tiên nữ dường như vẫn chưa bớt giận, vẫn hoài lặng im, đôi mắt ánh lên niềm u uẩn pha lẫn giận hờn vu vơ. Rốt cuộc, không còn cách chi khác, hắn đành về lục tìm tặng nàng một bức tranh thật đẹp, với hy vọng người ta nhận tranh rồi sẽ chịu nguôi ngoai.
Cách tặng tranh thực thành công ngoài mong đợi, còn đang buồn việc hôm trước, giờ vừa nhìn thấy bức tranh linh miêu mang tới, gương mặt Đường Lệ trong khoảnh khắc như bừng tỉnh. Đôi mắt trân trân ngỡ ngàng tựa thứ mèo rừng tặng chả phải tranh mà là báu vật thế gian. Bàn tay nàng rụt rè từng ngón chạm vào tranh nhưng không dám chạm hẳn vào. Ắt do phần quá đỗi ngạc nhiên trước bức tranh quý giá, phần sợ vụng về làm hỏng mất tranh. Đây chẳng phải là tranh nữa, là nghệ thuật của kỳ công. Bức tranh gỗ ba màu: nâu, đen, đỏ son mà không hề đơn điệu, trái lại còn độc đáo khắc họa được hình ảnh cả vùng trung du núi rừng mênh mông. Nàng thì thầm nói trong miệng.
- Sơn mài, là tranh sơn mài.
- Đúng! Là tranh sơn mài. Loại tranh ta thích nhất trên đời. - Linh miêu cũng xác nhận nàng nói đúng.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.