Chương 46: Nguyễn Chiêu Nhiên
Dạ Ngọc Minh Anh
02/06/2023
Ly Thanh tỉnh dậy thấy mình đang ngồi trong một chiếc xe ngựa. Cô nhìn xuống dưới, phát hiện bên hông đeo một túi hương mùi bạc hà. Ly Thanh giơ đôi tay lên, thấy da mình ngăm nâu, mịn màng, khác hẳn với đôi tay trắng và đầy các vết sẹo trước đây. Ly Thanh chợt thấy đầu ong ong và đau nhức, rất nhiều ký ức xa lạ hiện trong đầu cô. Ngay sau đó, cô nhận ra có ai đó đang ở trong cơ thể mình. Ly Thanh cảm thấy toàn thân đang rởn gai ốc, đôi bàn tay đột nhiên run rẩy. Hình ảnh trước mắt Ly Thanh hoa lên, cô mệt mỏi dựa vào thành xe rồi thiếp đi.
Đến lúc tỉnh lại, Ly Thanh thấy mình đang ngồi soi trước gương. Cô giật mình khi nhìn thấy trong gương là một khuông mặt xa lạ. Sau đó, môi Ly Thanh tự cử động: "Ngươi là ai?"
Ly Thanh ngẩn người một hồi, cô đoán mình đang ở trong một ảo ảnh nào đó. Đang lúc suy nghĩ, cổ họng cô lại phát ra âm thanh: "Ngươi là ai?"
Ly Thanh không vội đáp. Cô xâu chuỗi lại các hình ảnh xuất hiện trong lúc ngủ, rồi dè dặt hỏi: "Cô là con gái của Lễ Bộ Thượng Thư? Nguyễn Chiêu Nhiên?"
"Đúng vậy. Còn ngươi là ai?"
Ly Thanh trầm ngâm, sắp xếp lại những mảnh vụn ký ức trong đầu, phân vân liệu bản thân có phải đang ở trong ảo ảnh do huyền thuật tạo nên.
Nguyễn Chiêu Nhiên là con một tỳ thiếp của Lễ Bộ Thượng Thư Nguyễn Văn Thành, nên sự tồn tại của Chiêu Nhiên không được quá coi trọng ở trong nhà. Lúc nhỏ, quốc gia xảy ra chiến tranh, gia đình cô vì chạy nạn mà ly tán. Cô cùng mẹ lang bạt khắp nơi. Vì để kiếm sống, cô từng làm người hầu cho không ít gia đình. Trong số đó phải kể đến nhà phú hộ Bạc Liêu, cô lúc đầu làm người hầu riêng của con gái phú hộ, tên là Bạc Chỉ. Bạc Chỉ là người con duy nhất của phú hộ Bạc Liêu nên Bạc Chỉ thích gì, muốn làm gì, cha cô ta đều đồng ý.
Bao ngày tháng lang bạt làm người hầu cho kẻ khác, Chiêu Nhiên từng gặp không ít những phận đời con gái lâm vào cảnh khốn đốn: chồng đánh vợ đến gãy chân, anh trai đánh em gái không thương tiếc còn cha mẹ đứng nhìn, người con gái bị gả bán mà không ai thương xót, duy có Bạc Chỉ là ngoại lệ. Chỉ cần Bạc Chỉ lên tiếng, mọi điều cô ta muốn đều được thực hiện.
Chiêu Nhiên đã từng rất ghen tỵ. Cô từng nhiều đêm trằn trọc cảm thấy ấm ức cho số phận của chính mình. Sau đó, Bạc Chỉ để cô làm thư đồng của mình, Chiêu Nhiên tuy không thích Bạc Chỉ nhưng vẫn ngoan ngoãn nghe lời cô ta. Dần dần, Chiêu Nhiêu ở bên Bạc Chỉ cùng ăn, cùng học, cùng ngủ, cảm giác ghen tức ngày nào dần biến thành ngưỡng mộ. Chiêu Nhiên nhận ra Bạc Chỉ là một người con gái thẳng thắn, dám nghĩ dám làm. Đặc biệt, Bạc Chỉ thích nghe những câu chuyện Chiêu Nhiên từng trải qua vào mỗi tối trước khi đi ngủ. Rồi không viết từ lúc nào, Chiêu Nhiên cảm thấy Bạc Chỉ là ánh trăng đẹp đẽ mà cô có may mắn được gặp gỡ.
Sau ba năm ở nhà phú hộ Bạc Liêu, chiến tranh kết thúc, Chiêu Nhiên cùng mẹ rời đi. Cũng từ ngày ly biệt đó, Chiêu Nhiên thường nhớ tới Bạc Chỉ như một con cá ngưỡng vọng cánh chim trên bầu trời. Cô không còn quá chú ý đến suy nghĩ của người khác nữa. Cô luôn hy vọng một ngày nào đó mình sẽ giống như Bạc Chỉ, được tự do làm điều mình muốn. Sau đó, cô cùng mẹ trở về Lư Châu, đoàn tụ cùng cha cô là Lễ Bộ Thượng Thư.
Cách đây không lâu, vì cảm thấy cuộc sống trong nhà quá ngột ngạt nên Chiêu Nhiên xin phép ra ngoài ở một thời gian. Cô đến sống nhờ nhà dì ở quê. Bỗng một hôm, cô bắt gặp một người con trai bị thương nặng nằm trên đất. Nhìn quần áo người này mặc được làm bằng chất liệu vải cao cấp, ngọc mang bên người cũng vô cùng tinh xảo, Chiêu Nhiên liền đoán người này có thân phận không tầm thường.
Nguyễn Chiêu Nhiên không muốn phiền phức nên cô không định cứu, nhưng bỏ mặc một người nằm chết cô lại không đành. Cô gọi người con trai đó mãi nhưng hắn không tỉnh. Không dám báo với dì, Ly Thanh lén đem hắn vào nhà kho của nhà dì, rồi ra ngoài mua một bộ đồ nam cho hắn.
Vì từ nhỏ không được người nhà coi trọng, cha cô trọng nam khinh nữ, không coi trọng con gái chỉ yêu quý con trai, nên cô không có mấy thiện cảm với các anh trai mình. Sau này, lang bạt khắp nơi, chứng kiến nhiều chuyện, Chiêu Nhiên dần không có cảm giác gì khi gặp nam nhân nào nữa, thậm chí cô còn chút ác cảm. Do đó, sau khi đấu tranh tinh thần kịch liệt, Chiêu Nhiên mới quyết định cứu người này. Cũng chính vì vậy mà khi xem xét các vết thương xong, Chiêu Nhiên cũng không vì mình là thân phận nữ mà ngần ngại thay đồ cho hắn, bởi đối với cô mà nói người này là nữ hay nam đều không mấy khác biệt.
Chiêu Nhiên vốn chỉ thay trang phục bên ngoài của anh ta, còn quần áo bên trong cô không hề động đến. Sau đó, cô đem trang phục của hắn tạm thời giấu đi, rồi nhân lúc vợ chồng dì ra ngoài ruộng chưa về, liền đi tìm thầy lang đến chữa bệnh. Sau khi lau mặt cho anh ta, ngắm nhìn gương mặt sáng sủa, khôi ngô của người này, Chiêu Nhiên có chút xao động, lòng dâng lên một cảm giác yêu thích khó tả.
Qua được hai ngày, đến ngày thứ ba thì chuyện Chiêu Nhiên giấu đàn ông lạ bị phát hiện. Vợ chồng dì lo sợ tai tiếng, định đuổi hắn đi thì Chiêu Nhiên cầu xin họ chờ cho hắn tỉnh lại rồi hẵng đuổi. Vợ chồng dì vốn không đồng ý nhưng thấy Chiêu Nhiên tha thiết cầu xin nên mủi lòng nên tạm thời chấp nhận.
Đến ngày thứ tư, người con trai kia tỉnh lại, hắn nói với Chiêu Nhiên rằng hắn tên là Nhẫn. Chiêu Nhiên có hỏi vài lần về xuất thân của hắn, để cô cho người đưa về. Mãi sau hắn mới kể rằng gia đình hắn là thương buôn. Trong một lần cả nhà chuyển đi nơi khác, giữa đường gặp phải cướp, trong lúc chạy trốn, hắn và gia đình bị lạc nhau nên giờ hắn không có nơi để về. Chiêu Nhiên đoán Nhẫn nói dối nhưng vẫn giả vờ tin. Có lẽ vì có cảm tình với vẻ bề ngoài của Nhẫn, nên cô nhiều lần chủ động bắt chuyện với anh ta.
Ngày thứ năm, vợ chồng dì vào nhà kho kiểm tra, Chiêu Nhiên đành đem Nhẫn ra khỏi nhà, dù cơ thể anh ta vẫn còn yếu. Nhẫn cảm thấy khó chịu nhưng cũng không làm gì cả. Chiêu Nhiên dẫn anh ta đến ngôi nhà hoang cách đó không quá xa. Từ lúc bước chân khỏi nhà dì Chiêu Nhiên đến khi tới ngôi nhà hoang, Nhẫn không hề nói chuyện với Chiêu Nhiên lấy một câu. Ngày hôm đó, Chiêu Nhiên để lại nước, bánh và tiền cho Nhẫn rồi rời đi.
Ba ngày liên tiếp sau đó, Chiêu Nhiên thường mang thuốc và đồ dùng đến cho Nhẫn. Cô hay ngồi chăm sóc Nhẫn đến khi chiều tối mới về nhà dì. Đến ngày thứ tư, Chiêu Nhiên vừa về đã thấy dì dẫn quan binh đến nhà, rồi bảo cô dẫn mọi người đến chỗ của Nhẫn. Đồng thời, dì của Chiêu Nhiên giơ ra trước mặt cô một cáo thị tìm người của quan phủ.
Chiêu Nhiên ngẫm nghĩ Nhẫn có thể là nhân vật không tầm thường, sau khi bị thương nếu có thể đến quan phủ nhờ giúp đỡ thì hắn đã làm rồi. Nếu Nhẫn đúng là nhân vật bị triều đình truy nã, như vậy những ngày cô chăm sóc cho Nhẫn sẽ khiến cả cô và nhà dì bị vạ lây. Hơn nữa, Chiêu Nhiên thực sự không muốn Nhẫn gặp nguy hiểm.
Sau đó, Chiêu Nhiên giả vờ đồng ý, rồi bảo dì ở nhà, còn mình dẫn quan binh đến chỗ Nhẫn. Cô dẫn quan binh đến chỗ của một kẻ ăn mày, chỉ vào gã và nói: "Đây chính là người vài hôm trước tôi thấy đói quá nên cho chút cơm."
Mấy tên quan binh nhìn qua liền biết không phải, nhăn mặt khó chịu, mắng: "Lũ dân đen các ngươi dám lừa quan phủ à?"
"Nhà dân nữ không có dư dả. Dì của dân nữ thường quên quên nhớ nhớ, mắt cũng không còn nhìn rõ như lúc trước. Mong các vị quan gia thông cảm."
Vừa nói, Chiêu Nhiên liền lấy tất cả số đồng tiền lẻ mình có đặt vào tay quan binh. Quan binh nghe lời giải thích của Chiêu Nhiên, cho rằng dì của cô tham tiền thưởng nên nhắm mắt làm bừa. Nhìn thấy Chiêu Nhiên ứng xử lễ độ, mấy tên quan binh tung tung nắm tiền đồng trên tay rồi rời đi.
Trở về, dì của Chiêu Nhiên đã chạy ra hỏi: "Thế nào? Được thưởng không?"
Chiêu Nhiên lắc đầu nói dối, bảo không tìm thấy. Người dì cả giận không tin, nghĩ rằng cô nói dối dì để một mình nhận hết đám tiền thưởng. Sáng hôm sau, người dì đuổi khéo cô về nhà cha mẹ.
Chiêu Nhiên không dám đi gặp Nhẫn vì sợ nhỡ mình bị theo dõi, nên cô đã xin dì cho ở thêm vài ngày. Người dì chỉ cho phép Chiêu Nhiên ở thêm một ngày. Tối đó, bữa cơm tối không có phần của cô, cô chỉ đành ra ngoài quán ăn.
Ngày hôm sau, Chiêu Nhiên đến một quán trọ ở, để cẩn thận tránh bị theo dõi nên cô không đến chỗ Nhẫn. Suốt đêm đó, Chiêu Nhiên trằn trọc không ngủ được. Cô thường xuyên nhớ đến dáng vẻ của Nhẫn lúc cô thay đồ cho y. Cô thường nhớ đến những lời của y lúc hai người trò chuyện. Đây là lần đầu tiên cô thực sự muốn làm quen với một người con trai. Đến hôm sau, lúc trời còn tờ mờ sáng, Chiêu Nhiên đi tìm Nhẫn, nhưng lúc đến nơi Nhẫn đã rời đi.
Khi con người ta thật lòng muốn đối tốt với ai đó, cho dù bản thân họ không nhận được gì cả, họ vẫn sẽ làm. Chiêu Nhiên đối với Nhẫn chính là như vậy. Ba ngày liên tiếp sau đó cô đều ở lại quán trọ, ngày nào cũng qua chỗ nhà hoang nhưng Nhẫn không một lần quay lại. Cuối cùng, Chiêu Nhiên trở về nhà mình, cha cô định sắp xếp cho cô một mối hôn sự nhưng cô lại dùng cách tuyệt thực để từ chối hôn sự này.
Mười ngày sau đó, có quân lính mang vàng bạc đến nhà của Lễ Bộ Thượng Thư, nói Chiêu Nhiên có công cứu Thập Nhất hoàng tử nên được ban thưởng. Chiêu Nhiên nghe xong thì kinh ngạc vô cùng. Sau đó, cô vừa vui vừa mừng vì đây là lần đầu tiên cô tự mình kiếm được nhiều tiền đến vậy. Nhưng bản thân Chiêu Nhiên cũng không thoải mái được bao lâu, vì lúc nhận thưởng, cô nhìn trước ngó sau cũng không thấy Thập Nhất hoàng tử đâu.
Sau sự việc này, cha Chiêu Nhiên không vội ép cô lấy chồng nữa. Mẹ cô thấy cô cứu được hoàng tử, lại nhận được thưởng nên cũng nhìn cô bằng con mắt khác. Những thê thiếp khác của cha cô tuy cảm thấy ghen tỵ nhưng cũng chỉ biểu thị qua ánh mắt chứ không hề động đến cô. truyện đam mỹ
Được biết bảy ngày sau trong cung đình tổ chức lễ hội đèn Quảng Chiếu, Chiêu Nhiên vì muốn gặp Thập Nhất hoàng tử mà quyết định lặn lội đến "Miếu Ông Tơ - Bà Nguyệt" cầu duyên. Nhưng cô không ngờ rằng, trên đường trở về, cơ thể của cô lại bị Ly Thanh nhập vào.
Trước đây, Ly Thanh luôn cảm thấy các tiểu thư con nhà quan rất sướng, họ từ nhỏ đã có người hầu kẻ hạ, lớn lên được gả cho các công tử nhà môn đăng hộ đối. Nhưng giờ cô lại cảm thấy họ thật đáng thương, đa phần thời gian họ đều ở trong nhà, chịu số phận trọng nam khinh nữ ngay chính từ những người thân của mình, đến cả quyền được chọn người mình yêu cũng không có. Nếu Chiêu Nhiên có may mắn được ra ngoài thì chị cô là Nguyễn Chi Ngân, con vợ cả, lại gần như chỉ ở trong nhà, mỗi lần ra ngoài đều phải có mẫu thân đi cùng.
Trong lúc Ly Thanh đang cảm thán nhớ đến câu nói "mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh" thì âm thanh của Chiêu Nhiên lại vang lên bên tai: "Còn cô là ai?"
"Tôi là Kim Yến, bị kẻ thù giết chết. Lúc tỉnh lại đã thấy mình ở đây."
"Haiz....đi miếu cầu, không ngờ lại gặp chuyện thế này. Nếu đã có duyên, hai ta ở cùng nhau cũng được."
"Cô không ngại sao?"
"Tôi chỉ thiếu bạn thôi."
Từ ngày có thêm linh hồn của Ly Thanh, cơ thể của Nguyễn Chiêu Nhiên thường xuyên mệt mỏi. Mỗi tối Ly Thanh và Chiêu Nhiên lại cảm thấy đau đớn, giống khoảnh khắc lúc Ly Thanh bị thanh kiếm đâm xuyên qua người, máu chảy trên tuyết, sinh lực cạn kiệt. Những lúc như vậy, trong nhà Lại Bộ Thượng Thư lại có vài người hầu thức dậy, chăm sóc cho Chiêu Nhiên. Ban đầu, Nguyễn Văn Thành cho thầy lang đến khám bệnh nhưng bất cứ ai khám cho Chiêu Nhiêu đều nói cơ thể của cô chỉ hơi suy nhược.
Một đêm, Chiêu Nhiên giật mình tỉnh dậy giữa đêm, cô ấy nói với Ly Thanh: "Cô bị đâm chết sao?"
"Phải."
"Tôi vừa mơ thấy cô định giết một người, sau đó thuộc hạ của hắn đâm chết cô."
Chiêu Nhiên chờ nghe Ly Thanh nói tiếp nhưng chờ mãi không thấy Ly Thanh đáp lại. Sau đó, Chiêu Nhiên lại nói: "Nếu cô đã nhập vào tôi thì cơn đau này sẽ giống như là bệnh của người thường. Chờ đến sáng, chúng ta sẽ ra ngoài mua thuốc. Dù sao tôi cũng không muốn ở trong nhà quá lâu."
Sáng sớm, Chiêu Nhiên ăn xong rồi tới hiệu thuốc. Trên đường đi, cô gặp một ông cụ già râu tóc bạc phơ, tay chống gậy, lưng còng. Cứ đi được vài bước, ông cụ lại dừng lại đấm lưng. Đi được một đoạn, Chiêu Nhiên cảm thấy ông cụ đi cùng hướng với mình, muốn tới đỡ ông. Nhưng rồi, Ly Thanh nghĩ mình không quen biết ông cụ, nếu dừng lại thì cảm thấy có chút kỳ kỳ nên cô vẫn đi tiếp. Vừa đi Chiêu Nhiên vừa nghĩ: "Ông cụ có thể tự đi được, xung quanh lại có nhiều người như vậy sẽ có người đến dìu ông cụ thôi."
Chiêu Nhiêu đi đằng trước ông cụ nhưng bước chân lại chậm dần. Đi được một quãng, ông cụ vẫn chỉ có một mình đi trên đường.
"Nếu cô muốn thì làm đi."
Ly Thanh bất ngờ lên tiếng. Chiêu Nhiên chần chừ một chút rồi quay người chạy đến dìu ông cụ. Sau đó, cô được biết ông cụ cũng đang định đến tiệm thuốc Lãn Ông nên cả hai cùng nhau đi đến đó.
Lúc đến nơi, Chiêu Nhiên nghe thấy tiếng thét thảm thiết từ tiệm vọng ra. Cô bước vào trong quán thấy một thầy lang đang cầm chân một người đàn ông. Người bệnh nhân này gầy guộc và đen đúa, ông ta vừa ôm chân vừa kêu thét. Chiêu Nhiên chưa từng nhìn thấy cảnh này liền có chút bàng hoàng. Đúng lúc này, Ly Thanh nói nhỏ: "Chỉ là nắn chân thôi."
Chiêu Nhiên nhìn sang chỗ khác, cô thấy một người đàn bà cơ thể đầy đặn, bụng hơi phình ra, da xanh, mặt tím tái, hai mắt thâm quầng như người thiếu ngủ, tay đang giơ ra cho thầy lang bắt mạch. Đang đứng nhìn, đột nhiên Chiêu Nhiên ngửi thấy một mùi thôi thối, ngai ngái, một cô bé ở trước mặt cô đang đứng nôn.
Chiêu Nhiên lập tức thấy bụng nhộn nhạo, cô chạy ra bên ngoài tiệm thuốc hít thở. Chờ đến khi bình tâm lại, cô đứng ở bên ngoài, do dự một lúc rồi bước vào trong. Chiêu Nhiên bước được hai bước thì một cái cáng được khiêng ra ngoài, bên trên có người nằm được phủ khăn trắng lên. Lúc này, chân Chiêu Nhiên run run không bước nổi nữa thì Ly Thanh nói với cô: "Ngủ đi."
Ngay sau đó, Ly Thanh kiểm soát cơ thể của Chiêu Nhiên, ung dung bước vào tiệm thuốc, cô tìm một khu vực có ít bệnh nhân bị thương nặng rồi ra đó ngồi chờ. Chờ đến khi được bắt mạch, thầy thuốc nói cô bị suy nhược cơ thể, kê cho cô một ít đơn thuốc để tẩm bổ.
Ly Thanh nghe vậy liền nói thêm: "Dân nữ gần đây tâm tình không tốt, thường ăn không ngon ngủ không yên, thường bị mất ngủ, ban đêm bụng thường bị đau."
Thầy thuốc nghe vậy, cẩn thận bắt mạch lại cho Ly Thanh rồi nói: "Nên thường xuyên ngủ sớm, không được thức khuya, hạn chế suy nghĩ nhiều. Tinh thần cô nương không tốt, dẫn đến suy nhược cơ thể. Bệnh tích lâu ngày khiến cô nương thường xuyên bị đau bụng. Để lão phu kê thêm vài thang thuốc giảm đau, nhớ uống mỗi ngày đừng bỏ dở."
Ly Thanh cảm ơn thầy lang rồi đi đến chỗ bốc thuốc.
Đêm hôm đó, sau khi uống thuốc xong, Chiêu Nhiên cứ ngồi lì trước bàn trang điểm.
Ly Thanh hỏi: "Sao vậy?"
"Trước đây tôi từng cảm thấy mình sống rất thừa thãi. Cha không thương, mẹ không yêu, nên trong lòng oán trách họ trọng nam khinh nữ, cũng chán ghét đàn ông. Mãi tôi mới có thể yêu một người, thì người đó lại dùng vàng bạc để trả hết quá khứ với tôi."
"..."
"Hôm nay, lúc đến tiệm thuốc, tôi lại muốn sống thật tốt, thật tốt, phải sống vô cùng tốt. Cha mẹ không thương tôi nhiều như các anh chị nhưng tôi lại được tùy ý hơn họ. Giờ ngẫm lại, tôi cũng may mắn đấy chứ. Tôi không phải chịu cảnh lam lũ, nghèo túng đến nỗi muốn nắn xương cũng phải tự mình đến tiệm thuốc. Tuy tình yêu của tôi không được đáp lại nhưng ít nhất tôi đã từng vì yêu một người mà cố gắng làm mọi thứ vì người đó. Còn oán trách gì chứ? Tôi của ngày hôm qua đã không còn nữa rồi."
Chiêu Nhiên cười nhàn nhạt, chầm chậm chải tóc. Cô ngắm nhìn mình trong gương một cách chăm chú.
Những ngày sau đó, Chiêu Nhiên chăm chỉ uống thuốc. Cơ thể của cô không còn bị suy nhược nhiều như lúc trước, cơn đau mỗi đêm cũng giảm đi nhiều.
Đến lúc tỉnh lại, Ly Thanh thấy mình đang ngồi soi trước gương. Cô giật mình khi nhìn thấy trong gương là một khuông mặt xa lạ. Sau đó, môi Ly Thanh tự cử động: "Ngươi là ai?"
Ly Thanh ngẩn người một hồi, cô đoán mình đang ở trong một ảo ảnh nào đó. Đang lúc suy nghĩ, cổ họng cô lại phát ra âm thanh: "Ngươi là ai?"
Ly Thanh không vội đáp. Cô xâu chuỗi lại các hình ảnh xuất hiện trong lúc ngủ, rồi dè dặt hỏi: "Cô là con gái của Lễ Bộ Thượng Thư? Nguyễn Chiêu Nhiên?"
"Đúng vậy. Còn ngươi là ai?"
Ly Thanh trầm ngâm, sắp xếp lại những mảnh vụn ký ức trong đầu, phân vân liệu bản thân có phải đang ở trong ảo ảnh do huyền thuật tạo nên.
Nguyễn Chiêu Nhiên là con một tỳ thiếp của Lễ Bộ Thượng Thư Nguyễn Văn Thành, nên sự tồn tại của Chiêu Nhiên không được quá coi trọng ở trong nhà. Lúc nhỏ, quốc gia xảy ra chiến tranh, gia đình cô vì chạy nạn mà ly tán. Cô cùng mẹ lang bạt khắp nơi. Vì để kiếm sống, cô từng làm người hầu cho không ít gia đình. Trong số đó phải kể đến nhà phú hộ Bạc Liêu, cô lúc đầu làm người hầu riêng của con gái phú hộ, tên là Bạc Chỉ. Bạc Chỉ là người con duy nhất của phú hộ Bạc Liêu nên Bạc Chỉ thích gì, muốn làm gì, cha cô ta đều đồng ý.
Bao ngày tháng lang bạt làm người hầu cho kẻ khác, Chiêu Nhiên từng gặp không ít những phận đời con gái lâm vào cảnh khốn đốn: chồng đánh vợ đến gãy chân, anh trai đánh em gái không thương tiếc còn cha mẹ đứng nhìn, người con gái bị gả bán mà không ai thương xót, duy có Bạc Chỉ là ngoại lệ. Chỉ cần Bạc Chỉ lên tiếng, mọi điều cô ta muốn đều được thực hiện.
Chiêu Nhiên đã từng rất ghen tỵ. Cô từng nhiều đêm trằn trọc cảm thấy ấm ức cho số phận của chính mình. Sau đó, Bạc Chỉ để cô làm thư đồng của mình, Chiêu Nhiên tuy không thích Bạc Chỉ nhưng vẫn ngoan ngoãn nghe lời cô ta. Dần dần, Chiêu Nhiêu ở bên Bạc Chỉ cùng ăn, cùng học, cùng ngủ, cảm giác ghen tức ngày nào dần biến thành ngưỡng mộ. Chiêu Nhiên nhận ra Bạc Chỉ là một người con gái thẳng thắn, dám nghĩ dám làm. Đặc biệt, Bạc Chỉ thích nghe những câu chuyện Chiêu Nhiên từng trải qua vào mỗi tối trước khi đi ngủ. Rồi không viết từ lúc nào, Chiêu Nhiên cảm thấy Bạc Chỉ là ánh trăng đẹp đẽ mà cô có may mắn được gặp gỡ.
Sau ba năm ở nhà phú hộ Bạc Liêu, chiến tranh kết thúc, Chiêu Nhiên cùng mẹ rời đi. Cũng từ ngày ly biệt đó, Chiêu Nhiên thường nhớ tới Bạc Chỉ như một con cá ngưỡng vọng cánh chim trên bầu trời. Cô không còn quá chú ý đến suy nghĩ của người khác nữa. Cô luôn hy vọng một ngày nào đó mình sẽ giống như Bạc Chỉ, được tự do làm điều mình muốn. Sau đó, cô cùng mẹ trở về Lư Châu, đoàn tụ cùng cha cô là Lễ Bộ Thượng Thư.
Cách đây không lâu, vì cảm thấy cuộc sống trong nhà quá ngột ngạt nên Chiêu Nhiên xin phép ra ngoài ở một thời gian. Cô đến sống nhờ nhà dì ở quê. Bỗng một hôm, cô bắt gặp một người con trai bị thương nặng nằm trên đất. Nhìn quần áo người này mặc được làm bằng chất liệu vải cao cấp, ngọc mang bên người cũng vô cùng tinh xảo, Chiêu Nhiên liền đoán người này có thân phận không tầm thường.
Nguyễn Chiêu Nhiên không muốn phiền phức nên cô không định cứu, nhưng bỏ mặc một người nằm chết cô lại không đành. Cô gọi người con trai đó mãi nhưng hắn không tỉnh. Không dám báo với dì, Ly Thanh lén đem hắn vào nhà kho của nhà dì, rồi ra ngoài mua một bộ đồ nam cho hắn.
Vì từ nhỏ không được người nhà coi trọng, cha cô trọng nam khinh nữ, không coi trọng con gái chỉ yêu quý con trai, nên cô không có mấy thiện cảm với các anh trai mình. Sau này, lang bạt khắp nơi, chứng kiến nhiều chuyện, Chiêu Nhiên dần không có cảm giác gì khi gặp nam nhân nào nữa, thậm chí cô còn chút ác cảm. Do đó, sau khi đấu tranh tinh thần kịch liệt, Chiêu Nhiên mới quyết định cứu người này. Cũng chính vì vậy mà khi xem xét các vết thương xong, Chiêu Nhiên cũng không vì mình là thân phận nữ mà ngần ngại thay đồ cho hắn, bởi đối với cô mà nói người này là nữ hay nam đều không mấy khác biệt.
Chiêu Nhiên vốn chỉ thay trang phục bên ngoài của anh ta, còn quần áo bên trong cô không hề động đến. Sau đó, cô đem trang phục của hắn tạm thời giấu đi, rồi nhân lúc vợ chồng dì ra ngoài ruộng chưa về, liền đi tìm thầy lang đến chữa bệnh. Sau khi lau mặt cho anh ta, ngắm nhìn gương mặt sáng sủa, khôi ngô của người này, Chiêu Nhiên có chút xao động, lòng dâng lên một cảm giác yêu thích khó tả.
Qua được hai ngày, đến ngày thứ ba thì chuyện Chiêu Nhiên giấu đàn ông lạ bị phát hiện. Vợ chồng dì lo sợ tai tiếng, định đuổi hắn đi thì Chiêu Nhiên cầu xin họ chờ cho hắn tỉnh lại rồi hẵng đuổi. Vợ chồng dì vốn không đồng ý nhưng thấy Chiêu Nhiên tha thiết cầu xin nên mủi lòng nên tạm thời chấp nhận.
Đến ngày thứ tư, người con trai kia tỉnh lại, hắn nói với Chiêu Nhiên rằng hắn tên là Nhẫn. Chiêu Nhiên có hỏi vài lần về xuất thân của hắn, để cô cho người đưa về. Mãi sau hắn mới kể rằng gia đình hắn là thương buôn. Trong một lần cả nhà chuyển đi nơi khác, giữa đường gặp phải cướp, trong lúc chạy trốn, hắn và gia đình bị lạc nhau nên giờ hắn không có nơi để về. Chiêu Nhiên đoán Nhẫn nói dối nhưng vẫn giả vờ tin. Có lẽ vì có cảm tình với vẻ bề ngoài của Nhẫn, nên cô nhiều lần chủ động bắt chuyện với anh ta.
Ngày thứ năm, vợ chồng dì vào nhà kho kiểm tra, Chiêu Nhiên đành đem Nhẫn ra khỏi nhà, dù cơ thể anh ta vẫn còn yếu. Nhẫn cảm thấy khó chịu nhưng cũng không làm gì cả. Chiêu Nhiên dẫn anh ta đến ngôi nhà hoang cách đó không quá xa. Từ lúc bước chân khỏi nhà dì Chiêu Nhiên đến khi tới ngôi nhà hoang, Nhẫn không hề nói chuyện với Chiêu Nhiên lấy một câu. Ngày hôm đó, Chiêu Nhiên để lại nước, bánh và tiền cho Nhẫn rồi rời đi.
Ba ngày liên tiếp sau đó, Chiêu Nhiên thường mang thuốc và đồ dùng đến cho Nhẫn. Cô hay ngồi chăm sóc Nhẫn đến khi chiều tối mới về nhà dì. Đến ngày thứ tư, Chiêu Nhiên vừa về đã thấy dì dẫn quan binh đến nhà, rồi bảo cô dẫn mọi người đến chỗ của Nhẫn. Đồng thời, dì của Chiêu Nhiên giơ ra trước mặt cô một cáo thị tìm người của quan phủ.
Chiêu Nhiên ngẫm nghĩ Nhẫn có thể là nhân vật không tầm thường, sau khi bị thương nếu có thể đến quan phủ nhờ giúp đỡ thì hắn đã làm rồi. Nếu Nhẫn đúng là nhân vật bị triều đình truy nã, như vậy những ngày cô chăm sóc cho Nhẫn sẽ khiến cả cô và nhà dì bị vạ lây. Hơn nữa, Chiêu Nhiên thực sự không muốn Nhẫn gặp nguy hiểm.
Sau đó, Chiêu Nhiên giả vờ đồng ý, rồi bảo dì ở nhà, còn mình dẫn quan binh đến chỗ Nhẫn. Cô dẫn quan binh đến chỗ của một kẻ ăn mày, chỉ vào gã và nói: "Đây chính là người vài hôm trước tôi thấy đói quá nên cho chút cơm."
Mấy tên quan binh nhìn qua liền biết không phải, nhăn mặt khó chịu, mắng: "Lũ dân đen các ngươi dám lừa quan phủ à?"
"Nhà dân nữ không có dư dả. Dì của dân nữ thường quên quên nhớ nhớ, mắt cũng không còn nhìn rõ như lúc trước. Mong các vị quan gia thông cảm."
Vừa nói, Chiêu Nhiên liền lấy tất cả số đồng tiền lẻ mình có đặt vào tay quan binh. Quan binh nghe lời giải thích của Chiêu Nhiên, cho rằng dì của cô tham tiền thưởng nên nhắm mắt làm bừa. Nhìn thấy Chiêu Nhiên ứng xử lễ độ, mấy tên quan binh tung tung nắm tiền đồng trên tay rồi rời đi.
Trở về, dì của Chiêu Nhiên đã chạy ra hỏi: "Thế nào? Được thưởng không?"
Chiêu Nhiên lắc đầu nói dối, bảo không tìm thấy. Người dì cả giận không tin, nghĩ rằng cô nói dối dì để một mình nhận hết đám tiền thưởng. Sáng hôm sau, người dì đuổi khéo cô về nhà cha mẹ.
Chiêu Nhiên không dám đi gặp Nhẫn vì sợ nhỡ mình bị theo dõi, nên cô đã xin dì cho ở thêm vài ngày. Người dì chỉ cho phép Chiêu Nhiên ở thêm một ngày. Tối đó, bữa cơm tối không có phần của cô, cô chỉ đành ra ngoài quán ăn.
Ngày hôm sau, Chiêu Nhiên đến một quán trọ ở, để cẩn thận tránh bị theo dõi nên cô không đến chỗ Nhẫn. Suốt đêm đó, Chiêu Nhiên trằn trọc không ngủ được. Cô thường xuyên nhớ đến dáng vẻ của Nhẫn lúc cô thay đồ cho y. Cô thường nhớ đến những lời của y lúc hai người trò chuyện. Đây là lần đầu tiên cô thực sự muốn làm quen với một người con trai. Đến hôm sau, lúc trời còn tờ mờ sáng, Chiêu Nhiên đi tìm Nhẫn, nhưng lúc đến nơi Nhẫn đã rời đi.
Khi con người ta thật lòng muốn đối tốt với ai đó, cho dù bản thân họ không nhận được gì cả, họ vẫn sẽ làm. Chiêu Nhiên đối với Nhẫn chính là như vậy. Ba ngày liên tiếp sau đó cô đều ở lại quán trọ, ngày nào cũng qua chỗ nhà hoang nhưng Nhẫn không một lần quay lại. Cuối cùng, Chiêu Nhiên trở về nhà mình, cha cô định sắp xếp cho cô một mối hôn sự nhưng cô lại dùng cách tuyệt thực để từ chối hôn sự này.
Mười ngày sau đó, có quân lính mang vàng bạc đến nhà của Lễ Bộ Thượng Thư, nói Chiêu Nhiên có công cứu Thập Nhất hoàng tử nên được ban thưởng. Chiêu Nhiên nghe xong thì kinh ngạc vô cùng. Sau đó, cô vừa vui vừa mừng vì đây là lần đầu tiên cô tự mình kiếm được nhiều tiền đến vậy. Nhưng bản thân Chiêu Nhiên cũng không thoải mái được bao lâu, vì lúc nhận thưởng, cô nhìn trước ngó sau cũng không thấy Thập Nhất hoàng tử đâu.
Sau sự việc này, cha Chiêu Nhiên không vội ép cô lấy chồng nữa. Mẹ cô thấy cô cứu được hoàng tử, lại nhận được thưởng nên cũng nhìn cô bằng con mắt khác. Những thê thiếp khác của cha cô tuy cảm thấy ghen tỵ nhưng cũng chỉ biểu thị qua ánh mắt chứ không hề động đến cô. truyện đam mỹ
Được biết bảy ngày sau trong cung đình tổ chức lễ hội đèn Quảng Chiếu, Chiêu Nhiên vì muốn gặp Thập Nhất hoàng tử mà quyết định lặn lội đến "Miếu Ông Tơ - Bà Nguyệt" cầu duyên. Nhưng cô không ngờ rằng, trên đường trở về, cơ thể của cô lại bị Ly Thanh nhập vào.
Trước đây, Ly Thanh luôn cảm thấy các tiểu thư con nhà quan rất sướng, họ từ nhỏ đã có người hầu kẻ hạ, lớn lên được gả cho các công tử nhà môn đăng hộ đối. Nhưng giờ cô lại cảm thấy họ thật đáng thương, đa phần thời gian họ đều ở trong nhà, chịu số phận trọng nam khinh nữ ngay chính từ những người thân của mình, đến cả quyền được chọn người mình yêu cũng không có. Nếu Chiêu Nhiên có may mắn được ra ngoài thì chị cô là Nguyễn Chi Ngân, con vợ cả, lại gần như chỉ ở trong nhà, mỗi lần ra ngoài đều phải có mẫu thân đi cùng.
Trong lúc Ly Thanh đang cảm thán nhớ đến câu nói "mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh" thì âm thanh của Chiêu Nhiên lại vang lên bên tai: "Còn cô là ai?"
"Tôi là Kim Yến, bị kẻ thù giết chết. Lúc tỉnh lại đã thấy mình ở đây."
"Haiz....đi miếu cầu, không ngờ lại gặp chuyện thế này. Nếu đã có duyên, hai ta ở cùng nhau cũng được."
"Cô không ngại sao?"
"Tôi chỉ thiếu bạn thôi."
Từ ngày có thêm linh hồn của Ly Thanh, cơ thể của Nguyễn Chiêu Nhiên thường xuyên mệt mỏi. Mỗi tối Ly Thanh và Chiêu Nhiên lại cảm thấy đau đớn, giống khoảnh khắc lúc Ly Thanh bị thanh kiếm đâm xuyên qua người, máu chảy trên tuyết, sinh lực cạn kiệt. Những lúc như vậy, trong nhà Lại Bộ Thượng Thư lại có vài người hầu thức dậy, chăm sóc cho Chiêu Nhiên. Ban đầu, Nguyễn Văn Thành cho thầy lang đến khám bệnh nhưng bất cứ ai khám cho Chiêu Nhiêu đều nói cơ thể của cô chỉ hơi suy nhược.
Một đêm, Chiêu Nhiên giật mình tỉnh dậy giữa đêm, cô ấy nói với Ly Thanh: "Cô bị đâm chết sao?"
"Phải."
"Tôi vừa mơ thấy cô định giết một người, sau đó thuộc hạ của hắn đâm chết cô."
Chiêu Nhiên chờ nghe Ly Thanh nói tiếp nhưng chờ mãi không thấy Ly Thanh đáp lại. Sau đó, Chiêu Nhiên lại nói: "Nếu cô đã nhập vào tôi thì cơn đau này sẽ giống như là bệnh của người thường. Chờ đến sáng, chúng ta sẽ ra ngoài mua thuốc. Dù sao tôi cũng không muốn ở trong nhà quá lâu."
Sáng sớm, Chiêu Nhiên ăn xong rồi tới hiệu thuốc. Trên đường đi, cô gặp một ông cụ già râu tóc bạc phơ, tay chống gậy, lưng còng. Cứ đi được vài bước, ông cụ lại dừng lại đấm lưng. Đi được một đoạn, Chiêu Nhiên cảm thấy ông cụ đi cùng hướng với mình, muốn tới đỡ ông. Nhưng rồi, Ly Thanh nghĩ mình không quen biết ông cụ, nếu dừng lại thì cảm thấy có chút kỳ kỳ nên cô vẫn đi tiếp. Vừa đi Chiêu Nhiên vừa nghĩ: "Ông cụ có thể tự đi được, xung quanh lại có nhiều người như vậy sẽ có người đến dìu ông cụ thôi."
Chiêu Nhiêu đi đằng trước ông cụ nhưng bước chân lại chậm dần. Đi được một quãng, ông cụ vẫn chỉ có một mình đi trên đường.
"Nếu cô muốn thì làm đi."
Ly Thanh bất ngờ lên tiếng. Chiêu Nhiên chần chừ một chút rồi quay người chạy đến dìu ông cụ. Sau đó, cô được biết ông cụ cũng đang định đến tiệm thuốc Lãn Ông nên cả hai cùng nhau đi đến đó.
Lúc đến nơi, Chiêu Nhiên nghe thấy tiếng thét thảm thiết từ tiệm vọng ra. Cô bước vào trong quán thấy một thầy lang đang cầm chân một người đàn ông. Người bệnh nhân này gầy guộc và đen đúa, ông ta vừa ôm chân vừa kêu thét. Chiêu Nhiên chưa từng nhìn thấy cảnh này liền có chút bàng hoàng. Đúng lúc này, Ly Thanh nói nhỏ: "Chỉ là nắn chân thôi."
Chiêu Nhiên nhìn sang chỗ khác, cô thấy một người đàn bà cơ thể đầy đặn, bụng hơi phình ra, da xanh, mặt tím tái, hai mắt thâm quầng như người thiếu ngủ, tay đang giơ ra cho thầy lang bắt mạch. Đang đứng nhìn, đột nhiên Chiêu Nhiên ngửi thấy một mùi thôi thối, ngai ngái, một cô bé ở trước mặt cô đang đứng nôn.
Chiêu Nhiên lập tức thấy bụng nhộn nhạo, cô chạy ra bên ngoài tiệm thuốc hít thở. Chờ đến khi bình tâm lại, cô đứng ở bên ngoài, do dự một lúc rồi bước vào trong. Chiêu Nhiên bước được hai bước thì một cái cáng được khiêng ra ngoài, bên trên có người nằm được phủ khăn trắng lên. Lúc này, chân Chiêu Nhiên run run không bước nổi nữa thì Ly Thanh nói với cô: "Ngủ đi."
Ngay sau đó, Ly Thanh kiểm soát cơ thể của Chiêu Nhiên, ung dung bước vào tiệm thuốc, cô tìm một khu vực có ít bệnh nhân bị thương nặng rồi ra đó ngồi chờ. Chờ đến khi được bắt mạch, thầy thuốc nói cô bị suy nhược cơ thể, kê cho cô một ít đơn thuốc để tẩm bổ.
Ly Thanh nghe vậy liền nói thêm: "Dân nữ gần đây tâm tình không tốt, thường ăn không ngon ngủ không yên, thường bị mất ngủ, ban đêm bụng thường bị đau."
Thầy thuốc nghe vậy, cẩn thận bắt mạch lại cho Ly Thanh rồi nói: "Nên thường xuyên ngủ sớm, không được thức khuya, hạn chế suy nghĩ nhiều. Tinh thần cô nương không tốt, dẫn đến suy nhược cơ thể. Bệnh tích lâu ngày khiến cô nương thường xuyên bị đau bụng. Để lão phu kê thêm vài thang thuốc giảm đau, nhớ uống mỗi ngày đừng bỏ dở."
Ly Thanh cảm ơn thầy lang rồi đi đến chỗ bốc thuốc.
Đêm hôm đó, sau khi uống thuốc xong, Chiêu Nhiên cứ ngồi lì trước bàn trang điểm.
Ly Thanh hỏi: "Sao vậy?"
"Trước đây tôi từng cảm thấy mình sống rất thừa thãi. Cha không thương, mẹ không yêu, nên trong lòng oán trách họ trọng nam khinh nữ, cũng chán ghét đàn ông. Mãi tôi mới có thể yêu một người, thì người đó lại dùng vàng bạc để trả hết quá khứ với tôi."
"..."
"Hôm nay, lúc đến tiệm thuốc, tôi lại muốn sống thật tốt, thật tốt, phải sống vô cùng tốt. Cha mẹ không thương tôi nhiều như các anh chị nhưng tôi lại được tùy ý hơn họ. Giờ ngẫm lại, tôi cũng may mắn đấy chứ. Tôi không phải chịu cảnh lam lũ, nghèo túng đến nỗi muốn nắn xương cũng phải tự mình đến tiệm thuốc. Tuy tình yêu của tôi không được đáp lại nhưng ít nhất tôi đã từng vì yêu một người mà cố gắng làm mọi thứ vì người đó. Còn oán trách gì chứ? Tôi của ngày hôm qua đã không còn nữa rồi."
Chiêu Nhiên cười nhàn nhạt, chầm chậm chải tóc. Cô ngắm nhìn mình trong gương một cách chăm chú.
Những ngày sau đó, Chiêu Nhiên chăm chỉ uống thuốc. Cơ thể của cô không còn bị suy nhược nhiều như lúc trước, cơn đau mỗi đêm cũng giảm đi nhiều.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.